Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

kỷ yếu hội thảo XÁC ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ CÓ LỢI THẾ TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.95 MB, 274 trang )

ISBN: 978-604-84-4316-0

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA
XÁC ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ CÓ
LỢI THẾ TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 03 năm 2019



BAN TỔ CHỨC
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn
2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
3. PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh
4. PGS.TS. Hoàng Công Gia Khánh
5. PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên
6. PGS.TS. Trịnh Quốc Trung
7. ThS. Nguyễn Đình Hưng

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ĐHĐN
Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG Tp. HCM
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh
tế - ĐHĐN
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh
tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM
Trưởng phòng KH&HTQT – Trường
ĐHKT- ĐHĐN
Trưởng phòng QLKH, Trường Đại học
Kinh tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM
Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính,
Trường Đại học Kinh tế - Luật



Trưởng ban
Đồng Trưởng ban
Phó trưởng ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

BAN NỘI DUNG
1. PGS.TS. Đào Hữu Hòa
2. TS. Lê Tấn Lộc
3. GS.TS. Nguyễn Thị Cành
4. PGS.TS. Nguyễn Chí Hải
5. TS. Nguyễn Thị Thúy Giang
6. PGS.TS. Bùi Quang Bình
7. TS. Ninh Thị Thu Thủy
8. TS. Nguyễn Thị Thủy
9. TS. Lê Bảo
10. TS. Nguyễn Hoàng Dũng
11. ThS. Phạm Mỹ Duyên
12. ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh
tế - ĐHĐN
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh
tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG
Tp. HCM
Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM
Trưởng Khoa Kinh tế đối ngoại, Trường
Đại học Kinh tế - Luật
Giám đốc TT Đào tạo và Bồi dưỡng,
Trường Đại học Kinh tế
Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế
Trưởng Khoa Kinh doanh quốc tế,
Trường Đại học Kinh tế
Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế
Phó Trưởng Khoa Kinh tế đối ngoại,
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM
Phó Trưởng P.QLKH - Trường Đại học
Kinh tế - Luật

Trưởng ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên




MỤC LỤC

Stt Tên bài báo

Tác giả

Trang

1

Đánh giá lợi thế so sánh ngành giày da Việt Nam
trong khu vực ASEAN thông qua chỉ số lợi thế
so sánh hiển thị

TS. Lê Tuấn Lộc, ThS.
Nguyễn Văn Nên

1

2

Đo lường lợi thế cạnh tranh, sản phẩm động lực
(chủ lực) và một số kết quả tính toán cho các sản
phẩm TP HCM

GS.TS. Nguyễn Thị Cành


9

3

Nâng cao lợi thế cho ngành chế biến gỗ xuất
khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế

ThS. Nguyễn Văn Nên

19

4

Phát huy thế mạnh về nông nghiệp xanh và du
lịch sinh thái trong bối cảnh tự do hóa thương

TS Nguyễn Thị Giang

29

mại hiện nay ở Việt Nam
5

Cải cách thể chế tạo động lực cho các ngành có
lợi thế phát triển trong bối cảnh tự do hóa
thương mại

PGS.TS. Phan Đức Dũng


34

6

Từ lợi thế so sánh đến lợi thế cạnh tranh: Nghiên
cứu tổng hợp từ lý thuyết cạnh tranh huỷ diệt
sáng tạo

Trương Trọng Hiếu

45

7

Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn

ThS. Lê Đức Thọ

52

cầu hóa - Thực trạng và giải pháp
8

Cộng đồng kinh tế ASEAN đến và lao động
ngành du lịch ở nước ta trong bối cảnh tự do hóa
thương mại hiện nay

ThS. Nguyễn Tấn Danh

60


9

Tự do hóa thương mại và triển vọng về công
nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Dương Trường Phúc

70


10

Phân tích lợi thế so sánh các ngành sản phẩm

TS. Trần Văn Đức

77

của Việt Nam
11

Phát triển lợi thế của ngành nông nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Phan Thị Thu Hà

87

12


Hiệp định CPTPP cơ hội và thách thức đối với
năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Việt Nam

TS. Trần Thị Thanh Xuân

95

13

Sử dụng ma trận hạch toán xã hội trong việc xác
định ngành kinh tế có lợi thế của VN

TS. Nguyễn Thị Hương

105

14

Toàn cầu hóa kinh tế, xu hướng và thách thức
mới

PGS.TS - Bùi Văn Trịnh,
ThS. Đoàn Tuấn Phong

116

15


Lợi thế so sánh của Việt Nam khi tham gia các
FTA thế hệ mới

ThS.Trần Thị Trang,
ThS. Hoàng Thị Lan

122

Phương
16

Xu hướng tự do hóa thương mại trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

TS. Phạm Thị Bạch Tuyết

129

17

Hiệu quả sử dụng đầu vào trong sản xuất bắp lai
đồng bằng sông Cửu Long: Ứng dụng phương
pháp ước lượng một bước

ThS. Lê Văn Dễ, PGS.TS
Phạm Lê Thông

139

18


Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất
bình đẳng ở Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Mạnh
Toàn, PGS.TS Đào Hữu
Hòa, TS Nguyễn Thị
Hương

150

19

Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở
Việt Nam dưới sự tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0

Nguyễn Duy Tiến, Ths.
Nguyễn Thị Lệ

167

20

Cơ hội từ hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam

PGS.TS. Trần Văn

Quyết, TS. Ngô Thị Mỹ

174


21

So sánh vị thế cạnh tranh xuất khẩu nông nghiệp

Phạm Ngọc Ý

180

của Việt Nam và Thái Lan
22

Ngành ngân hàng – Ngành kinh tế lợi thế trong
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

ThS. Tiêu Thị Thanh Hoa

188

23

Phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo có lợi
thế cạnh tranh ở Việt Nam

TS. Phan Thế Công, ThS.
Phạm Đăng Ninh


196

24

Hàm phản ứng cung NERLOVE của tôm sú ở
đồng bằng sông Cửu Long

ThS. Lê Nhị Bảo Ngọc,
TS. Lê Quang Thông

208

25

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam thời 4.0 – Điển hình
ngành công nghệ thông tin

ThS. Nguyễn Thị Lệ

218

26

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp việt
nam trong điều kiện gia nhập CPTPP

Nguyễn Thị Hường


225

27

Lợi thế của các ngành kinh tế trong bối cảnh tự
do hóa thương mại nhìn từ góc độ các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Anh

238

28

Tác động của tự do thương mại lên quy mô của
nền kinh tế ngầm

Hoàng Hà

245

29

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt

Nguyễn Thị Hường

253

ThS. Nguyễn Thị Diệu

Thanh

259

Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
30

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn
định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp sản
xuất HTD niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam



Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ SO SÁNH NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM
TRONG KHU VỰC ASEAN THÔNG QUA CHỈ SỐ LỢI THẾ SO
SÁNH HIỂN THỊ
TS. Lê Tuấn Lộc, ThS. Nguyễn Văn Nên
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM
,
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện phân tích lợi thế so sánh ngành da giày của Việt Nam và các nước trong khu vực
Asean thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị. Kết quả cho thấy Việt Nam luôn dẫn đầu, chiếm phần lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày của tất cả các nước Asean và có khoảng cách rất xa với các
nước còn lại trong khu vực. Về tổng thể, chỉ có 3 trong số 10 nước Asean có lợi thế so sánh trong ngành da
giày. Tại thị trường Châu Âu, lợi thế so sánh của Việt Nam dẫn đầu cho đến năm 2013 và xếp sau
Campuchia từ năm 2014. Tại thị trường Hoa Kỳ, chỉ số lợi thế so sánh Việt Nam luôn tăng đều qua các năm
và giữ vị trí dẫn đầu trong khu vực. Tại thị trường này, vị trí của Campuchia đã có sự sụt giảm và không thể

cạnh tranh với Việt Nam, chỉ số RCA ngành da giày của Việt Nam đã tăng hơn mười lần so với thị trường
thế giới. Kết quả trên cho thấy, bên cạnh việc tiếp cận các thị trường mới như Hoa Kỳ, Việt Nam cũng cần
chú ý và giữ vững thị phần, vị thế của mình tại thị trường truyền thống Châu Âu, đặc biệt là tận dụng sự mở
của từ FTA với EU, ưu thế mà các nước đang có lợi thế so sánh hơn Việt Nam về ngành da giày trong khu
vực không có được.
Từ khóa: da giày, Việt Nam, lợi thế so sánh, Asean
1. Giới thiệu
Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc
biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền chính trị ổn định, hòa bình. Khi gia nhập WTO,
thuế quan được cắt giảm theo lộ trình và bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản
xuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da. Ngành công nghiệp da giày
Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế
Việt Nam phát triển. Không chỉ tăng trưởng cao về tốc độ, xuất khẩu da giày còn tăng trưởng mạnh tại các
thị trường trọng điểm như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Braxin. Ngành da giày đã có được lợi thế
so sánh nhất định trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam phát huy lợi thế giá rẻ trong lao động
để phát triển ngành da giày theo hướng gia công trong giai đoạn gần đây đã gặp không ít khó khăn khi hội
nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng giá cả lao động tại Việt Nam. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về nhân
công giá rẻ của các nước trong khu vực Asean như Lào và Campuchia. Điều này đặt ra yêu cầu trong việc
xác định cụ thể vị trí, lợi thế so sánh về ngành da giày của Việt Nam trong khu vực Asean, để từ đó có những
điều chỉnh định hướng, chính sách phát triển cần thiết.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Các mô hình xác định lợi thế so sánh của quốc gia ở cấp độ ngành hay sản phẩm thông quan chỉ số lợi
thế so sánh hiển thị đã được phát triển qua các nghiên cứu của Liesner (1958), Balassa (1965), White (1987),
Greenaway và Milner (1993). Nhiều công trình nghiên cứu đã ứng dụng cơ sở lý thuyết và cách thức xác
định chỉ số lợi thế so sánh của các nhà nghiên cứu nêu trên để nghiên cứu lợi thế so sánh của các quốc gia ở
những nhóm ngành hay sản phẩm cụ thể, như là của Amir Mahmood (2004), Amita Batra & Zeba Khan
1


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

(2005), Widgren & Mika (2005), John Weiss (2005), Rukhsana Kalim (2013), Macleans Mzumara, Anna
Chingarande & Roseline Karambakuwa (2012), Lalit Mohan Kathuria (2013), Saiful Islam, Parag Jafar
Siddique (2014)…
Nghiên cứu này sẽ dựa trên công thức tính toán của Balassa (1965) [1] để tính toán chỉ số lợi thế so
sánh hiện thị RCA (Revealed Comparative Advantage) đối với ngành da giày của Việt Nam và các nước
khu vực Asean. RCA lớn hơn 1 cho thấy quốc gia có lợi thế so sánh, RCA càng lớn thì lợi thế so sánh càng
cao và ngược lại. Chỉ số RCA được xác định như sau:

Trong đó:
: Chỉ số lợi thế so sánh của nước i đối với sản phẩm j
: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước i
: Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i
: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của thế giới
: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Bên cạnh đó, mô hình của White (1987) [5] là một sự mở rộng mô hình của Balassa. Phương pháp này
được tính toán dựa trên nguồn cung xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu của một hàng hóa nhất định trong một
quốc gia. Do đó, chỉ số của White phản ảnh được kết quả lợi thế so sánh ròng (trong khi mô hình của Balassa
chỉ đề cập đến phần xuất khẩu). Chỉ số lợi thế so sánh theo mô hình này được tính như sau:

Trong đó:
: Chỉ số lợi thế so sánh của nước i đối với sản phẩm j
,
,

: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm j của nước i
: Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của nước i
: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của thế giới

: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Theo cách tính toán này, nếu RCA1>1 và RCA2>0 thì chứng tỏ cả hai mô hình đều phản ảnh đúng

thực tế và kết quả là quốc gia i có lợi thế so sánh về sản phẩm j. Tuy nhiên, nếu kết quả không giống nhau thì
cả hai mô hình không có tính nhất quán và chưa thể kết luận là sản phẩm j của quốc gia có lợi thế so sánh
hay không. Do đó, nghiên cứu này sẽ dựa trên công thức tính RCA - Balassa, đồng thời sẽ sử dụng công thức
RCA - White kiểm chứng lại kết quả để từ đó có những nhận định, đánh giá phù hợp nhất với thực tế tại Việt
Nam. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ kết quả xuất khẩu các mặc hàng da giày của Việt Nam, tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu da giày của thế giới và tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
2


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
từ nguồn dữ liệu của UN Comtrade. Bộ dữ liệu sẽ được sử dụng để tính toán chỉ số RCA theo công thức của
Balassa và White.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tổng quan về tinh hình xuất khẩu da giày Việt Nam
Về doanh nghiệp sản xuất, với 5128 doanh nghiệp đang hoạt động (số liệu thống kê cuối năm 2017 từ
Lefaso), ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 1 triệu lao động. Ngành da
giày đã mang lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông. Song song với các hoạt động thu hút
khá lớn nguồn nhân lực thì doanh nghiệp còn tạo ra an sinh xã hội... đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Về kim ngạch xuất khẩu, nhiều năm trở lại đây, ngành da giày Việt Nam liên tiếp đạt được những
thành quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Ba năm trở lại đây ngành da giày đã đưa Việt Nam vào trong
top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày. Riêng xuất khẩu vào thị trường châu Âu, da giày Việt
Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Vị thế này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong 5 năm tới.
Về thị trường xuất khẩu, liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Braxin là các đối
tác lớn nhất nhập khẩu giầy dép của Việt Nam. Tổng kim ngạch cộng gộp hàng giày dép xuất sang 5 thị
trường chiếm gần từ 75 -80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước.
Với định hướng phát triển dựa trên quan điểm tham gia vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong
chuỗi giá trị, trong thời gian qua Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh phát triển công nghiệp ngành da giày,
tập trung vào khâu có gia trị gia tăng tiếp theo mà Việt Nam có thể tham gia. Tuy nhiên, điểm yếu của ngành
da giày Việt Nam là không phát triển sản xuất giày dép song song với phát triển công nghiệp hỗ trợ như một
số nước khác. Cùng với đó là sự yếu kém về công nghệ, thiết bị và thiếu nguồn lực tài chính của doanh

nghiệp đã làm cho công nghiệp hỗ trợ da giày Việt Nam không thể cất cánh, từ đó gây khó khăn cho sản xuất
thành phẩm khi mà ngành công nghiệp da giày Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên gia công, nguyên phụ liệu chủ
yếu phải nhập khẩu với gần 60% nguyên liệu.
3.2. Lợi thế so sánh ngành da giày Việt Nam và khu vực Asean trên thị trường thế giới
So với các nước trong khu vực Asean, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam luôn giữ vai
trò thống trị quá các năm và đều tăng trưởng mạnh qua các năm. Riêng năm 2009 có sự sụt giảm do khủng
hoảng toàn cầu nhưng đã có sự tăng trưởng mạnh trở lại vào những năm sau đó. Với kim ngạch xuất khẩu
chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu giày cả khu vực, có thể khẳng định không có một quốc gia nào trong
khu vực có thể cạnh tranh được với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu da giày. Điều này còn một lần nửa
được khẳng định thông qua chỉ số lợi thế so sánh trong ngành da giày.
Chỉ số RCA – Balassa và RCA – White đều cho thấy trong khu vực Asean, chỉ có 3 nước có lợi thế so
sánh cao trong sản xuất và xuất khẩu trong ngành da giày là Việt Nam, Campuchia và Indonesia. Từ gian
đoạn 2010-2013, Việt Nam đều có lợi thế so sánh rất cao và luôn dẫn đầu với khoảng cách xa với các nước
còn lại. Chiến lược thu hút đầu tư FDI và tận dụng nguồn vốn nước ngoài để giải quyết việc làm đúng hướng
đã tạo nên năng lực sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam dẫn đầu trong khu vực.
Bảng 1: Chỉ số lợi thế so sánh ngành da giày các nước Asean trên thị trường thế giới
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015


2016

2017

Campuchia

4,95

6,32

6,00

5,73

12,39

12,45

12,86

13,34

Việt Nam

11,31

11,00

10,31


9,69

9,43

9,46

9,85

10,21

Indonesia

2,48

2,58

2,91

3,10

3,09

3,12

3,16

3,03

Lào


0,98

0,87

1,01

0,81

0,74

0,72

0,69

0,65

Myanmar

1,08

1,92

2,14

1,66

0,72

0,68


0,69

0,62

RCA - Balassa

3


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
RCA - White
Campuchia

4,33

5,55

5,09

4,88

11,28

11,33

11,41

12,58

Việt Nam


10,79

10,54

9,87

9,22

8,95

9,02

9,16

9,98

Indonesia

2,21

2,27

2,59

2,74

2,76

2,82


2,86

2,66

Lào

0,82

0,68

0,40

0,56

0,63

0,61

0,57

0,54

Myanmar

0,83

0,87

1,00


0,79

0,66

0,52

0,52

0,49

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Trade map
Tuy nhiên, dù có kim ngạch xuất khẩu cao tuyệt đối trong khu vực nhưng đến năm 2014, Việt Nam
không thể cạnh tranh với Campuchia về lợi thế so sánh dựa trên chỉ số lợi thế so sánh hiển thị RCA. Kim
ngạch xuất khẩu của Campuchia dù chỉ đứng thứ ba nhưng có xu hướng tăng nhanh hơn Việt Nam. Năm
2014 chứng kiến một sự tăng trưởng đột biến trong kim ngạch xuất khẩu da giày của Campuchia với tốc độ
tăng 230%, trong khi Việt Nam chỉ tăng hơn 22%. Điều này làm cho Campuchia vươn lên dẫn đầu mười
nước Asean về lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu da giày từ giai đoạn 2014-2017.
Hình 1 : Chỉ số RCA – Balassa ngành da giày Việt Nam, Campuchia và Indonesia

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Trade map
Kết quả trên cho thấy, lợi thế so sánh của ngành da giày Việt Nam đã giảm dần trong giai đoạn 2010 –
2014 và có sự tăng nhẹ trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thấp hơn so với giai đoạn trước. Trong khi
đó, Campuhia đã có sự cải thiện rất rõ rệt vị trí của mình trong khu vực. Xu hướng chuyển dịch đầu tư FDI
sang Campuchia của những thương hiệu gia công giày dép lớn vì khả năng cạnh tranh về lao động giá rẻ của
Việt Nam trong thời gian gần đây giảm đã giúp Campuchia có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó,
Việt Nam cần có những chiến lược mới trong phát triển ngành da giày, thay vì tập trung kêu gọi đầu tư vào
các khâu gia công tạo ra giá trị gia tăng kém thì nên chú trọng đến các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong
chuỗi giá trị, mà gần nhất là sản xuất các nguyên phụ liệu cho ngành.
3.3. Lợi thế so sánh ngành da giày Việt Nam và khu vực Asean tại Hoa Kỳ, EU

Tại thị trường EU và Hoa Kỳ, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu khu vực về kim ngạch xuất khẩu da giày.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường này lần lượt chiếm 67% và 78% tổng kim ngạch xuất
khẩu giày dép của Asean.
Bảng 2: Tỷ trọng KNXK da giày Việt Nam trong tổng kim ngạch Asean
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Vào thị trường thế giới

55%

57%

58%


58%

60%

61%

60%

62%

Vào thị trường EU

62%

60%

61%

60%

62%

64%

64%

67%

Vào thị trường Hoa Kỳ


67%

68%

69%

69%

71%

75%

76%

78%

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Trade map
4


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Tại thị trường EU, kết quả phân tích chỉ số RCA – Balassa và RCA – White cho thấy mức độ cạnh
tranh đã gia tăng khi xuất hiện thêm Thái Lan là nước có lợi thế so sánh tại thị trường này. Cùng với xu
hướng của thị trường thế giới, tại thị trường EU, lợi thế so sánh ngành da giày của Việt Nam cũng ở mức rất
cao hơn các nước trong khu vực (ngoại trừ năm 2014 có sự phát triển vượt bậc của Campuchia). Tuy nhiên
lợi thế so sánh của Việt Nam kại có xu hướng giảm, trong khi các nước lại có xu hướng tăng. Áp lực cạnh
tranh sản xuất, xuất khẩu và định hướng phát triển của các nước trong khu vực đã nâng cao dần vị trí cạnh
tranh trong ngành da giày tại thị trường EU trong những năm qua. Đó cũng là thách thức của Việt Nam khi
mà EU là thị trường xuất khẩu da giày truyền thống và quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Bảng 3 : Chỉ số RCA hàng da giày các nước vào thị trường EU

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Việt Nam

25,85

22,94

20,89

18,49

18,13


18,10

17,95

17,71

Camphuchia

18,02

15,46

13,50

11,33

33,36

33,41

33,86

34,52

Indonesia

10,94

11,44


12,56

12,55

11,88

11,91

12,04

12,27

Thái Lan

2,17

2,04

1,40

1,43

1,38

1,36

1,42

1,41


Việt Nam

25,80

22,84

20,79

18,37

18,02

17,98

17,82

17,64

Campuchia

18,00

15,42

13,49

11,25

32,27


32,85

33,14

33,25

Indionesia

10,84

11,34

12,48

12,44

11,77

11,81

11,96

12,07

Thái Lan

2,09

1,97


1,30

1,33

RCA - Balassa

RCA - White

1,23
1,21
1,33
1,31
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Trade map
Đối với thị trường Hoa Kỳ, định hướng phát triển thương mại tự do và đẩy mạnh hợp tác với thị
trường tiêu thụ lớn nhất thế giới của Việt nam đã mang lại kết quả khả quan cho công nghiệp Việt Nam nói
chung và ngành da giày nói riêng. Tại thị trường Hoa Kỳ, bốn nước Việt Nam, Campuchia, Indonesia và
Thái Lan tiếp tục là nhưng nước có chỉ số lợi thế so sánh lớn hơn 1 trong chỉ số RCA – Balassa và RCA White. Về số liệu tuyệt đối, chỉ số lợi thế cạnh tranh da giày của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ luôn lớn
hơn 100, nghĩa là chúng ta có lợi thế so sánh rất lớn tại thị trường này. Trong khu vực Asean, Việt Nam luôn
giữ vai trò quán quân và tăng đều lợi thế so sánh qua các năm, kể cả sự phát triển vượt bậc của Campuchia
vào năm 2014.
Bảng 4: Chỉ số RCA hàng da giày các nước Asean vào thị trường Hoa Kỳ
Năm

2010

2011

2012

2013


2014

2015

2016

2017

RCA - Balassa Mỹ
Việt Nam

114,51

130,07

132,58

126,23

130,27

132,42

134,17

134,86

Camphuchia


9,83

14,26

15,33

19,96

62,56

70,25

72,36

76,38

Indonesia

45,6

50,24

69,26

74,39

75,32

76,12


77,91

77,96

Thái Lan

6,96

6,72

5,23

4,81

4,76

4,55

4,56

4,13

RCA - White Mỹ
Việt Nam

113,5

129,04

131,87


125,24

129,07

129,42

133,72

133,81

Campuchia

9,5

14,26

15,33

19,95

62,53

68,85

71,12

75,69

Indionesia


45,56

50,13

69,15

74,3

75,2

75,89

76,11

76,07

5


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Thái Lan

6,95

6,71

5,22

4,79


4,74

4,51

4,50

4,06

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Trade map
3.4. Đánh giá vị trí cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam trong Asean từ chỉ số RCA
Dựa trên chỉ số lợi thế so sánh hiển thị RCA – Balassa và được kiểm chứng lại bởi chỉ số RCA White, có thể khẳng định Việt Nam đang có vị trí cạnh tranh rất lớn tại khu vực Asean trong ngành da giày.
Thứ nhất, về kim ngạch xuất khẩu da giày, Việt Nam luôn dẫn đầu, chiếm phần lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu ngành của tất cả các nước Asean và có khoảng cách rất xa với các nước còn lại trong khu
vực trên phạm vi toàn thế giới hoặc những thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU.
Thứ hai, về chỉ số lợi thế so sánh RCA trên phương diện toàn thế giới, chỉ có 3 trong số 10 nước
Asean có lợi thế so sánh. Trong đó, da giày Việt Nam có lợi thế so sánh dẫn đầu các nước đến năm 2013 và
luôn giữ khoảng cách khoảng 2,5 lần so với Campuchia và 3 lần so với Indonesia. Tuy nhiên, từ sau năm
2014, lợi thế so sánh của Việt Nam đã có đã xếp sau Campuchia do khả năng cạnh tranh về nguồn lao động
giá rẻ tại Campuchia đã hút hút mạnh mẽ nhà đầu tư.
Thứ ba, về chỉ số lợi thế so sánh RCA xét tại thị trường EU, xuất hiện thêm Thái Lan là nước có lợi
thế so sánh. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của Thái Lan là không đáng kể do mức lợi thế so sánh thấp. Tại
thị trường Châu Âu, lợi thế so sánh của Việt Nam dẫn đầu khu vực cho đến năm 2013 và xếp sau Campuchia
từ năm 2014.
Thứ tư, về chỉ số lợi thế so sánh RCA xét tại thị trường Hoa Kỳ, mặc dù xuất hiện thêm Thái Lan là có
lợi thế so sánh nhưng mức độ cạnh tranh cũng không đáng kể với chỉ số RCA rất thấp. Tại thị trường Hoa
Kỳ, Việt Nam vẫn giữ vai trò thống trị và tăng trưởng dều đặn về kim ngạch và lợi thế so sánh tại thị trường
tiêu thụ lớn nhất thế giới này.
4. Kết luận và gợi ý chính sách
Đối với ngành hàng da giày, lợi thế so sánh của Việt Nam luôn ở mức rất cao và chỉ có 3 nước trong

Asean có lợi thế trong lĩnh vực này. Tại thị trường thế giới, Mỹ, EU thì Việt Nam luôn dẫn đầu khu vực về
lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu da giày (ngoại trừ sự vươn lên của Campuchia từ năm 2014,
nhưng vẫn xếp sau Việt Nam tại thị trường Mỹ). Da giày là một ngành công nghiệp truyền thống của Việt
Nam và chủ yếu tập trung vào khâu gia công cho thế giới, thu về giá trị gia tăng không cao. Với sự nổi lên
của một số quốc gia trong khu vực với lợi thế nhân công giá rẻ (đặc biệt là Campuchia) thì từng bước phát
triển ngành da giày thành ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tự đứng vững trên thị trường thế giới mà
không phụ thuộc vào gia công là hướng đi phù hợp cho Việt Nam. Theo đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ
cho ngành da giày là bước đầu tiên và cần triển khai mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam. Điều
này là bởi: một là, chúng ta chưa có những thương hiệu mạnh và các nhà phân phối trực tiếp trên thị trường
thế giới nên chưa thể tiếp cận vào khâu này trong chuỗi giá trị; hai là, nguồn cung nguyên phụ liệu nội địa rất
hạn chế nên Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào gia công và vì gia công nên chưa thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
phát triển, điều này tạo nên một vòng lẩn quẩn trong quá trình phát triển; ba là, các nước có lợi thế so sánh
với Việt Nam trong ngành da giày là Campuchia, Indonesia không tham gia vào hiệp định CPTPP, chưa ký
FTA với EU nên Việt Nam có thể được hưởng miễn giảm thuế vào các thị trường này và tăng vị trí cạnh
tranh trong khu vực khi mà nguồn nguyên phụ liệu trong nước được đảm bảo để đáp ứng yêu cầu về xuất xứ
hàng hóa. Theo đó, các vấn đề mà Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới là:
Thứ nhất, về quy hoạch, quỹ đất, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp, xây dựng các khu, cụm công
nghiệp (KCCN) tập trung dành riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành da giày hoặc dành
riêng một phân khu trong KCCN tập trung cho yêu cầu này. Chính việc tập trung theo yếu tố “địa lý” này
hình thành nên cụm liên kết ngành hay cụm ngành da giày, mà ở đó có đầy đủ các cơ sở sản xuất phụ liệu,
linh kiện; các sàn giao dịch nguyên phụ liệu; các trung tâm kiểm định chất lượng; các trung tâm đào tạo nhân
lực; các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết kế mẫu mốt... Trong đó, cần ưu tiên ở 3 lĩnh
6


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
vực: sản xuất phụ liệu, linh kiện, thiết kế phát triển sản phẩm và kiểm định chứng nhận sản phẩm. Việc tập
trung đầu tư vào 3 lĩnh vực trên để gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm giày dép, da thuộc,
chủ động cân đối nguyên phụ liệu trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và chủ động về xuất xứ sản phẩm thông
qua việc nội địa hóa sản phẩm ở mức độ cao.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động pháp phát triển thị trường, kết nối cung cầu, tăng cường công tác xúc
tiến thương mại thông qua chương trình xúc tiến thương mại, cũng như chương trình xúc tiến thương mại
quốc gia, để giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật) và phát triển thị trường mới
(Trung Đông, Châu Phi), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến
người tiêu dùng trong cả nước và nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội sản xuất – kinh doanh sản
phẩm da giày.
Thứ ba, phát triển khoa học công nghệ đặc thù cho ngành da giày, thành lập trung tâm đổi mới và
phát triển KHCN ngành da giày để trợ giúp doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua nghiên cứu, đào tạo, thiết kế sản phẩm. Trung tâm đổi mới và phát triển KHCN sẽ tham
mưu xây dựng hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện, hệ thống tiêu chuẩn phù hợp để hỗ trợ các
doanh nghiệp trên cơ sở xem xét đến các tiêu chuẩn quy định Việt Nam, quy định quốc tế cũng như các tiêu
chuẩn sẵn có của các tập đoàn đa quốc gia. Cần xúc tiến thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành da giày. Trung tâm này không chỉ làm cầu nối giữa Chính quyền với doanh nghiệp, mà còn giữa các
doanh nghiệp với nhau, xúc tiến liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn; kết nối
các nhà cung cấp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài…, đặc biệt là với các doanh nghiệp FDI. Qua
đó, các doanh nghiệp da giày Việt Nam có thể học hỏi công nghệ da giày của thế giới, khắc phục tình trạng
các doanh nghiệp vừa và nhỏ không học hỏi hay không nhận được chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn đa
quốc gia, các doanh nghiệp FDI (mà nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam sản xuất theo phương thức gia
công xuất khẩu).
Thứ tư, hình thành cụm ngành da giày các vùng trọng điểm, trên các địa bàn trọng điểm phát triển
khu vực phía Nam, miền Trung và phía Bắc phải xây dựng được cụm ngành da giày về lâu dài. Trong đó,
yếu tố tập trung về “địa lý” là cần thiết để giúp nganh da giày phát triển có hiệu suất, từ đó tăng năng lực
cạnh tranh của ngành. Các nội dung cần thực hiện để xây dựng cụm ngành da giày là: (i) Thu hút doanh
nghiệp chủ đạo giữ vai trò là các doanh nghiệp dẫn dắt ngành để tạo tác động lan tỏa; (ii) phân tích thị trường
và năng lực cạnh tranh để tập trung vào các sản phẩm định hướng, trên các phân khúc như: giày thể thao,
giày vải; giày da nam, nữ các loại; giày thời trang cao cấp; giày y tế và một số giày đặc chủng. ; (iii) xây
dựng khu, cụm công nghiệp tập trung là nơi được chọn để xây dựng mô hình cụm liên kết ngành da giày tại
các vùng; (iv) Thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ và liên quan dựa trên các tiêu chí cụ thể để lựa chọn các
doanh nghiệp tham gia cung cấp linh phụ kiện, nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp toàn cầu, doanh
nghiệp FDI, doanh nghiệp định hướng xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bela Balassa, Marcus Noland (1989), “Revealed Comparative Advantage in Japan and The United
States”, Journal of International economic Integration 4-2 Autumn 1989, 8-22. ejei.org/upload/1w100053.pdf
[2] Greenaway, D. and C. Milner (1993), “Trade and Industrial Policy in Developing Countries: A
Manual of Policy Analysis”, The Macmillan Press, esp. Part IV Evaluating Comparative Advantage,
181-208
[3] John Weiss (2005), “Export Growth and Industrial Policy: Lessons from the East Asian Miracle
experience”, ADB Institute Discussion Paper, No. 26
[4] Khalid riaz and Hans G. P. Jansen (2012), “Spatial patterns of revealed comparative advantage of
Pakistan’s agricultural exports”, Pakistan Economic and Social Review, Volume 50, No. 2 (Winter
7


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
2012), pp. 97-120
[5] Nawaz Ahmad, Rukhsana Kalim (2013), “Changing Revealed Comparative Advantage of Textile and
Clothing Sector of Pakistan: Pre and Post Quota Analysis”, Pakistan Journal of Commerce and Social
Sciences, Vol. 7 (3), 520-544.
[6] UtkuUtkuluand and Dilek Seymen, “Revealed Comparative Advantage and Competitiveness: Evidence
for Turkey vis-à-visthe EU/15”, Dokuz Eylül University, Economics Department, İzmir.
[7] Vollrath, T.L. (1991). “A Theoretical Evaluation of Alternative Trade Intensity Measure of Revealed
Comparative Advantage”, Weltwirtschaftliches Archiv, 130, 265-79.

8


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

ĐO LƯỜNG LỢI THẾ CẠNH TRANH, SẢN PHẨM ĐỘNG LỰC
(CHỦ LỰC) VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHO CÁC SẢN

PHẨM TP.HCM
GS.TS. Nguyễn Thị Cành
Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu nêu các tiêu chí đo lường sản phẩm cạnh tranh hay sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản
phẩm chủ lực theo cách phương pháp, quan điểm khác nhau và áp dụng tính toán cho một số sản phẩm tại
TP.HCM. Kết quả cho thấy, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cũng là những sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu
cao, và có thể là các sản phẩm động lực có độ lan tỏa lôi kéo và thúc đẩy sản phẩm ngành khác phát triển.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sản phẩm được bảo hộ cao (thuế nhập khẩu cao), lợi thế cạnh tranh sẽ
thấp và ngược lại.
Từ khóa: Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm chủ lực,
1. Cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và sản phẩm chủ lực
Lợi thế so sánh có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nhà kinh tế. Adam Smith là người đầu tiên đưa ra
khái niệm lợi thế tuyệt đối, qua đó một quốc gia xuất khẩu một mặt hàng nếu nước đó sản xuất được mặt
hàng này với chi phí thấp. David Ricardo sửa lại khái niệm này và đưa ra khái niệm lợi thế so sánh, ông nhận
ra rằng những áp lực thị trường sẽ phân bố nguồn lực sản xuất trong một nước vào những ngành có năng lực
sản xuất tương đối cao nhất. Lý thuyết lợi thế so sánh của Heckscher và Ohlin dựa vào khái niệm rằng tất cả
quốc gia đều có công nghệ tương tự nhưng khác biệt về dự sẵn có cái gọi là nhân tố sản xuất ví dụ như lao
động, đất đai, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Lý thuyết lợi thế so sánh dựa trên nhân tố sản xuất và những
khác biệt về chi phí nhân tố đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ cấu thương mại ở nhiều
ngành công nghiệp.
Theo Michael Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được biểu hiện dưới hai dạng cơ bản sau. Thứ nhất, nếu
hai sản phẩm cùng chủng loại và có chất lượng ngang nhau thì sản phẩm nào có chi phí sản xuất và giá thành
thấp hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Thứ hai, một sản phẩm có tính đặc thù, độc đáo riêng biệt (về
mẫu mã, tính năng độc đáo hay giá trị sử dụng…) mà không sản phẩm cùng chủng loại nào khác có được,
cho dù giá cả có cao hơn các sản phẩm khác thì nó vẫn có một lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các sản
phẩm cùng chủng loại.
Ngành sản phẩm chủ lực theo chúng tôi là những ngành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và những
ngành có khả năng lôi kéo thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Sản phẩm chủ lực là sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh trên bình diện quốc gia và quốc tế, là sản phẩm có tỷ trọng giá trị sản lượng cao trong ngành

và có tỷ trọng xuất khẩu cao, và có thể là các sản phẩm động lực.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong các giai đoạn phát triển phải thể hiện định hướng được
các ngành kinh tế chủ lực, và sản phẩm chủ lực. Sản phẩm được coi là chủ lực, theo chúng tôi có thể phải
đạt được một số các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, phải là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng xuất khẩu cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu trong các năm gần đây hoặc đối với ngành mới phải có tỷ trọng tiềm năng lớn trong tổng
kim ngạch xuất trong tương lai. Điều này lý giải rằng những sản phẩm có vị trí cao trong xuất khẩu là những
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
9


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Thứ hai, là sản phẩm xuất khẩu và có đóng góp tỷ trọng cao trong GDP hay trong giá trị gia tăng
(GAV) của ngành hoặc trong chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành, và của toàn bộ khu vực ngành hay nền kinh tế.
Ngoài các ngành kinh tế chủ lực, còn có các ngành kinh tế động lực. Ngành kinh tế động lực ở đây
được hiểu là những ngành sản phẩm có mối quan hệ liên ngành thúc đẩy hay lôi kéo các ngành khác phát
triển, chẳng hạn các ngành thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội như hàng không, cảng biển, giao thông nói
chung, một số ngành công nghiệp chế biến cung cấp đầu vào và sử dụng đầu ra của các ngành khác …
Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh được coi là sản phẩm chủ lực thường phải đạt đa số các tiêu chí sau
đây:
Thứ nhất, phải là những sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong các
năm gần đây hoặc có tỷ trọng tiềm năng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong tương lai, (có khả năng
cạnh tranh quốc tế).
Thứ hai, là sản phẩm xuất khẩu và có đóng góp tỷ trọng cao trong GDP hoặc trong chỉ tiêu giá trị sản
xuất của một quốc gia.
Thứ ba, là sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu cao trong sản phẩm xuất khẩu của vùng và của cả nước.
Thứ tư, là sản phẩm tuy có tỷ trọng GDP hoặc giá trị sản xuất (GTSX) nhỏ nhưng sản xuất chủ yếu là
phục vụ xuất khẩu, tức có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu cao.
Thứ năm, một số tiêu chí được xem xét thêm đó là mối quan hệ đầu vào-đầu ra, như đầu tư vốn, thu
hút lao động để gia tăng giá trị sản xuất hoặc xuất khẩu. Chi phí thấp so với sản phẩm cùng loại, có thương

hiệu, có thị trường trong nước và quốc tế kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các tiêu chí này thể hiện ngành
hàng sản xuất có hiệu quả hay không, có thể đảm bảo điều kiện phát triển lâu dài và bền vững.
2. Các phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh và khả năng cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm
Muốn nhận biết được sản phẩm nào có lợi thế cạnh tranh –là một trong những tiêu chí quan trọng
của ngành sản phẩm chủ lực cần phải đo lường lợi thế cạnh tranh và khả năng cạnh tranh. Ở cấp độ sản
phẩm, một số nhà kinh tế đã đưa ra các chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh qua các hệ số lợi thế so sánh
trông thấy, hệ số bảo hộ hiệu dụng và hệ số chi phí nguồn lực trong nước được trình bày dưới đây.
Hệ số lợi thế so sánh trơng thấy (Revealed Comparative Advantage - RCA)
Hệ số lợi thế so snh trơng thấy RCA (do nhà kinh tế học Balassa đề xuất vào năm 1965) được tính theo
cơng thức sau:

RCA1 =

X ij
X wj

 X ij
:

j

(1)

 X wj
j

Trong đó:
i là nước i, w là tòan thế giới, với j là sản phẩm j, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu.
Trong công thức 1, nếu tỉ trọng xuất khẩu của nước i so với thế giới về mặt hàng j (là


X ij
X wj

) mà lớn hơn tỉ

 X ij
trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i so với tổng xuất khẩu của tòan thế giới (là

j



X wj

), tức hệ số RCA1

j

lớn hơn 1, thì nước i được cho là có lợi thế so sánh về sản phẩm j. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ lợi thế so sánh
của sản phẩm j càng cao. Nếu RCA1 mà nhỏ hơn 1 thì nước i được cho là không có lợi thế so sánh về sản phẩm j.
Ví dụ, giả sử tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia ABC chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tòan
thế giới, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ABC chiếm 3% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
10


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
tòan thế giới và kim ngạch xuất khẩu thép của ABC chiếm 1% kim ngạch xuất khẩu thép tòan thế giới. Hệ số lợi
thế so sánh trông thấy đối với hàng dệt may của quốc gia ABC là 3%/2% = 1,5>1, còn đối với thép là
1%/3% = 0,5<1. Vậy, quốc gia ABC có lợi thế so sánh về hàng dệt may và không có lợi thế so sánh về sản
phẩm thép.

Công thức 2 dưới đây có tính đến yếu tố này, tức là vừa có xuất khẩu và nhập khẩu trong cùng một ngành
sản phẩm. Hệ số RCA2 có gía trị từ -1 (hòan tòan không có lợi thế so sánh) đến +1 (có lợi thế so sánh rõ rệt). Nếu
hệ số RCA2 có giá trị lớn hơn 0 thì nước i có lợi thế so sánh ở sản phẩm j, còn nếu hệ số RCA2 có giá trị nhỏ hơn
0 thì nước i có bất lợi thế so sánh ở sản phẩm j. Giá trị RCA2 gần bằng không là tình trạng không rõ ràng.
RCA2 = (Xj - Mj)/( Xj + Mj)

(2)

Trong đó,
Xj là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j và Mj là kim ngạch nhập khẩu sản phẩm j của một quốc gia.
Các hệ số RCA trong công thức 1 và 2 ở trên có thể dùng để đánh giá lợi thế so sánh của các ngành sản
phẩm khác nhau cho một nước và đồng thời có thể dùng để so sánh giữa các nước với nhau. Một hệ số RCA2 có
giá trị lớn hơn 0 thì nước chủ nhà so với nước i có lợi thế so sánh ở sản phẩm j, còn nếu hệ số RCA2 có giá trị nhỏ
hơn 0 thì nước chủ nhà so với nước i không có lợi thế so sánh ở sản phẩm j.
Hệ số Bảo Hộ Hiệu Dụng (Effective Rate of Protection- ERP)
Thuế nhập khẩu là thuế gián thu đánh vào hàng nhập khẩu. Mục đích đánh thuế có thể là để tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất trong nước, hoặc chỉ đơn thuần là thực hiện chính sách phân biệt đối xử
với các đối tác thương mại khác nhau. Dù với lý do gì đi nữa, thì việc đánh thuế nhập khẩu sẽ làm gia tăng giá cả
của mặt hàng đó trong nước với một lượng bằng mức thuế. Điều này sẽ làm gia tăng sản lượng sản xuất trong
nước bởi vì giá cả tăng lên sẽ làm lợi nhuận tăng lên. Mức thuế suất ghi trong biểu thuế nhập khẩu còn gọi là mức
bảo hộ danh nghĩa. Tác động của bảo hộ danh nghĩa lên sản lượng sản xuất trong nước còn tùy thuộc vào thuế
nhập khẩu đánh vào đầu vào sản xuất của hàng hóa đó. Nếu thuế đầu vào này cao thì nó sẽ làm giảm bớt tác động
gia tăng sản lượng của bảo hộ danh nghĩa, và như vậy, mức bảo hộ thực tế đối với hàng hóa đó là thấp hơn so với
mức bảo hộ danh nghĩa cho thấy. Hệ số bảo hộ hiệu dụng là hệ số đo lường mức độ bảo hộ thật của quá trình sản
xuất, chứ không chỉ có sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất như hệ số bảo hộ danh nghĩa.
Hệ số bảo hộ hiệu dụng của một sản phẩm là chênh lệch giữa giá trị gia tăng tính theo giá trong nước của
ngành sản phẩm đó và giá trị gia tăng tính theo giá thế giới rồi chia cho giá trị gia tăng tính theo giá thế giới.
Ngành j sử dụng các đầu vào i, kết hợp với các nhân tố sản xuất (vốn, lao động), tạo ra giá trị sản xuất và
giá trị gia tăng của ngành sản phẩm j. Mức bảo hộ hiệu dụng ej làm tăng trị giá gia tăng trong nước, và được định
nghĩa là:

ej = (V*j - Vj)/Vj = V*j/ Vj - 1

(3)

Trong đó:
Vj là trị giá gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới (tức là trong trường hợp không có bất cứ loại thuế
nhập khẩu nào đối với i và j), V*j là trị giá gia tăng tính theo giá trong nước (tức là mức giá đó bao gồm thuế nhập
khẩu).
Việc tính giá trị gia tăng tính theo giá trong nước (V*j) và giá thế giới (Vj) của các ngành sản phẩm phải
được dựa vào Bảng cân đối liên ngành (I/O). Hiện nay, chúng ta có Bảng I/O của cả nước năm 1996, 2000…2012
(do Tổng cục Thống kê thực hiện) và Bảng I/O của TP.HCM năm 2000, 2007, 2012 (do Viện Kinh tế / Viện
Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Cục Thống Kê TP.HCM thực hiện).
Vj và V*j được tính như sau:
n

Vj = GTSXj (1 -



aij)

(4)

i 1

11


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
n


V*j = GTSXj {(1+tj) -



[aij(1+ti)]}

(5)

i 1

Trong đó:
GTSXj là giá trị sản xuất của ngành sản phẩm j tính theo giá trong nước; tj là mức thuế nhập khẩu danh
nghĩa của j (thuế quan đầu ra); ti là mức thuế nhập khẩu danh nghĩa của các đầu vào i (thuế quan đầu vào), và aij là
hệ số chi phí trực tiếp của đầu vào i trong sản xuất sản phẩm j.
Như vậy:
n

ej = {(1+tj) -



n

[aij(1+ti)]}/ (1 -

i 1

n


ej = (tj -


i 1



aij) - 1

i 1

n

aijti)/(1 -



aij)

(6)

i 1

Trong đó:
n



n


aij là tổng tất cả hệ số chi phí trực tiếp của đầu vào (1,…,n) trong sản xuất sản phẩm j và

i 1



aijti là

i 1

trung bình có trọng số của thuế nhập khẩu danh nghĩa của tất cả các đầu vào (1,…,n) với trọng số là hệ số chi phí
trực tiếp tương ứng.
Công thức 6 cho thấy rằng khi các điều kiện khác không đổi thì:
Hệ số bảo hộ hiệu dụng sẽ cao hơn khi mức thuế quan đầu ra tj cao hơn.
Hệ số bảo hộ hiệu dụng sẽ cao hơn khi mức thuế quan đầu vào ti thấp hơn.
Hệ số bảo hộ hiệu dụng sẽ cao hơn khi hệ số aij cao hơn.
Về mặt lý thuyết thì hệ số bảo hộ hiệu dụng có thể âm, có thể dương và có thể bằng không. Hệ số bảo hộ
hiệu dụng thường âm đối với những ngành công nghiệp có thế mạnh xuất khẩu bởi vì khi đó thuế nhập khẩu đối
với ngành sản phẩm đó bằng không, trong khi đó đầu vào sản xuất lại phải chịu thuế nhập khẩu. Vì vậy những
ngành có mức bảo hộ hiệu dụng âm mà vẫn tồn tại và phát triển được là những ngành có lợi thế cạnh tranh cao
trên thị trường thế giới.
Hệ số Chi Phí Nguồn Lực Trong Nước (Domestic Resource Cost - DRC)
Có hai phương pháp tính chi phí nguồn lực trong nước. Nội dung của phương pháp thứ nhất tính hệ số chi
phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource Cost - DRC) của một sản phẩm (hay ngành sản phẩm) là tính chi
phí sản xuất theo giá trị của các đầu vào trung gian ở mức giá thế giới và các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội.
Ý nghĩa của hệ số DRC là nó phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hóa nào
đó.
Thuế quan và các rào cản phi thuế quan làm tăng giá của các đầu vào trung gian, làm cho chí phí sản xuất
đối với từng nhà sản xuất riêng rẽ khác với chi phí sản xuất chung mà xã hội phải gánh chịu. Do đó, việc loại bỏ
các ảnh hưởng của thuế quan và phi thuế quan là nhằm để ước lượng chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc

sản xuất ra háng hóa đó. Trong các nghiên cứu ứng dụng, việc định lượng các ảnh hưởng của phi thuế quan
thường rất khó khăn, nên việc định lượng chỉ dừng lại với các ảnh hưởng thuế quan.
Chi phí cơ hội của một nhân tố sản xuất được định nghĩa là thu nhập của nhân tố đó khi tham gia vào một
hoạt động sản xuất thay thế khác gần nhất. Chi phí cơ hội của vốn thường bằng lãi suất trên thị trường.
Đối với các nước nông nghiệp, đông dân, thường các nhà kinh tế tính chi phí cơ hội cho các công nhân
công nghiệp ở những ngành phổ thông, không đòi hỏi chuyên môn cao là bằng thu nhập của lao động trong nông
nghiệp, hoặc cao hơn mức thu nhập này một ít.
Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) là tỉ lệ giữa chi phí các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội so
với trị giá gia tăng theo giá quốc tế. Nếu hệ số DRC nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là cần một lượng nguồn lực trong
12


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
nước nhỏ hơn 1 để tạo ra được 1 đồng trị giá gia tăng theo giá quốc tế. Trong trường hợp đó thì sản phẩm hay
ngành sản phẩm trên là có lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, nếu hệ số DRC lớn hơn 1 thì có nghĩa là cần một lượng
nguồn lực trong nước lớn hơn 1 để tạo ra được 1 đồng trị giá gia tăng theo giá quốc tế, và như vậy là không cò lợi
thế cạnh tranh.
Công thức tính DRC như sau:
DRCj = (DCj)/IVAj

(7)

Trong đó:
DCj là chi phí trong nước cho các nhn tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sản xuất ra sản phẩm j, IVAj là trị
giá gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới.
Hệ số DRC càng cao có nghĩa là càng tốn nhiều các nhân tố sản xuất trong nước để tạo ra 1 đồng trị giá gia
tăng theo giá thế giới, nên không hiệu quả.
Giả sử thị trường các nhân tố sản xuất là cạnh tranh hòan hảo và không có các hàng hóa phi khả thương,
khi đó chi phí các nhân tố sản xuất hiện tại bằng với chi phí cơ hội của chúng, tức là DCj bằng VAj, trong đó VAj
là trị giá gia tăng trong nước. Khi đó công thức 7 trở thành:

DRCj = (DCj)/IVAj = (VAj)/IVAj
Từ công thức 6 tính hệ số bảo hộ hiệu dụng, chúng ta có:
ej = (VAj - IVAj)/IVAj = (VAj)/IVAj -1 = DRCj -1
Như vậy:
DRCj = ej + 1

(8)

Hay:
n

DRCj = {(1+tj) -



n

[aij(1+ti)]}/ (1 -

i 1



aij)

(9)

i 1

Do đó, nếu tính được hệ số bảo hộ hiệu dụng, ta có thể suy ra hệ số chi phí nguồn lực trong nước tương ứng

và ngược lại.
Phương pháp thứ hai tính Chi Phí Nguồn Lực Trong Nước (DRC) như sau: Về cơ bản, phương pháp
này tính chi phí cơ hội trong việc sản xuất hàng hóa cụ thể ở giá biên giới của cả đầu vào, đặc biệt là đầu vào
nhập khẩu và/hoặc khả thương, và đầu ra. Phương pháp này cho thấy cần sử dụng bao nhiêu nguồn lực trong
nước, về mặt giá trị, để thu được hay tiết kiệm được một đơn vị ngoại tệ. Một sự so sánh giữa hệ số DRC
tính được và một hệ số thích hợp về tỷ giá hối đóai có thể cho chúng ta biết được rằng một quốc gia có được
lợi về mặt kinh tế hay không trong việc sản xuất hàng hóa.
DRC đo lường tổng chi phí nguồn lực trong nước cần thiết cần có trong một hoạt động để thu được
(hay tiết kiệm) một đơn vị ngoại tệ:
m

DRC j 

F sjV s  E j

s
1

(10)

U j M j Rj

Trong đó:
DRCj = chi phí nguồn lực trong nước cần có trong hoạt động j;
Fsj = số lượng đầu vào thứ s sử dụng trong hoạt động j;
Vs = chi phí cơ hội của đầu vào s;
Ej = ngoại tác của hoạt động j;
Uj = tổng giá trị của hoạt động j tính ở mức giá biên giới và tính bằng ngoại tệ;

13



Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Mj = tổng giá trị của tất cả đầu vào nhập khẩu và/hoặc khả thương tính ở mức giá CIF (C: chi phí; I:
bảo hiểm; F: vận tải) và tính bằng ngoại tệ;
Rj = tổng chi phí cơ hội của tất cả các nhân tố thu được ngoại tệ tính bằng ngoại tệ
Tử số của phương trình trên là tổng chi phí nguồn lực trong nước được sử dụng trong hoạt động j tính
bằng nội tệ, và mẫu số là tổng ngoại tệ thu được (hay tiết kiệm được) từ cùng hoạt động đó. Vì vậy, thương
số là tỷ giá hối đóai ngụ ý tạo ra từ việc thực hiện hoạt động j.
Do vậy, nếu giá mờ của tỷ giá hối đóai được ký hiệu là V, thì chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:
1. Nếu DRCj = V, thì hoạt động j ở điểm cân bằng;
2. Nếu DRCj < V, thì hoạt động j có lợi thế so sánh;
3. Nếu DRCj > V, thì hoạt động j không có lợi thế so sánh.
Hệ Số Chi Phí Nguồn Lực Trong Nước (DRCC) được định nghĩa bằng DRC chia cho giá mờ (shadow
price) của ngoại hối V:

DRCC j 

DRC j
V

(11)

Chúng ta cũng có thể rút ra các kết luận sau:
1. Nếu DRCCj = 1, hoạt động j là cân bằng;
2. Nếu DRCCj < 1, hoạt động j có lợi thế so sánh;
3. Nếu DRCCj > 1, hoạt động j không có lợi thế so sánh.
Ngòai các phương pháp nêu trên, thường trong phân tích tính cạnh tranh có liên quan đến sự tăng (giảm)
của chi phí đầu vào ảnh hưởng đến tăng (giảm) chi phí chung cũng như tác động của nó đến tăng (giảm) sản
lượng sản xuất.

Hệ số lan toả của các ngành sản phẩm qua Bảng I/O đo lường sản phẩm động lực
Các ngành sản phẩm chủ lực đôi khi cũng thể hiện là những ngành sản phẩm động lực. Những ngành
sản phẩm động lực là những ngành có hệ số lan tỏa cao lôi kéo hay thúc đẩy các ngành khác phát triển được
tính theo bảng I/O qua hệ số liên kết ngược (backward linkages) và liên kết xuôi (forward linkages). Trong
nền kinh tế, sự thay đổi cấu trúc của các ngành có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Một số ngành phụ thuộc
nhiều vào các ngành khác trong khi đó một số ngành khác chỉ phụ thuộc vào một số ít ngành còn lại. Kết quả
là sự thay đổi của một số ngành nào đó sẽ có ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế hơn những ngành khác.
Các phân tích I/O thường dựa trên các liên kết ngược (backward linkages) và liên kết xuôi (forward
linkages) coi đó là các công cụ đo lường mối liên hệ của một ngành với các ngành khác, với vai trò một
ngành sử dụng đầu vào hay một ngành cung cấp đầu vào.
Liên kết ngược (Backward linkages)
Liên kết ngược dùng để đo mức độ quan trọng của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm
vật chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ nền kinh tế. Liên kết ngược được xác định bằng tỷ lệ của tổng các
phần tử theo cột của ma trận Leontief so mức trung bình của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tỷ lệ này gọi là hệ số
lan tỏa (Index of the power of dispersion) và được xác định như sau:
BLi = ∑ rij (Cộng theo cột của ma trận nghịch đảo Leontief- ( IA ) -1) )
Hệ số lan tỏa (liên kết ngược) = n.BLi/ ∑BLi
Trong đó: rij là các phần tử của ma trận Leontief
n là số ngành trong mô hình
Tỷ lệ này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa là liên kết ngược của ngành đó càng lớn, khi ngành đó phát
triển sẽ kéo theo sự tăng trưởng của toàn bộ các ngành cung ứng sản phẩm vật chất và dịch vụ của toàn bộ hệ
thống.
14


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Liên kết xuôi (Forward linkages)
Liên kết xuôi hàm ý mức độ quan trọng của một ngành như là nguồn cung cấp sản phẩm vật chất và
dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế. Mối liên kết này được xem như độ nhậy của nền kinh tế và được đo lường
bằng tổng các phần tử theo hàng của ma trận nghịch đảo Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ

thống sản xuất. Hệ số liên kết xuôi của một ngành được tính như sau:
FLi = ∑ rij (Cộng theo hàng của ma trận nghịch đảo Leontief)
Hệ số độ nhậy (liên kết xuôi) =
Trong đó: rij là các phần tử của một ma trận Leontief
n là số ngành trong mô hình
Tỷ lệ này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết xuôi của ngành đó càng lớn, càng thể hiện sự cần
thiết của ngành đó đối với các ngành còn lại.
Một số quốc gia đã ứng dụng bảng I/O để lựa chọn ngành kinh tế được ưu tiên đầu tư, các ngành này
sẽ phát triển trong trung hạn và đóng vai trò ngành kinh tế động lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy
việc tái cấu trúc các ngành kinh tế, bên cạnh xem xét tỷ trọng của các ngành trong GDP; vai trò của ngành
đối với lao động, việc làm, an sinh xã hội, đối với vấn đề môi trường….Các nhà hoạch định chính sách kinh
tế có thể dựa vào hệ số lan tỏa và độ nhậy kinh tế như một tham khảo quan trọng trong việc chọn ngành kinh
tế trọng điểm. Quan điểm của các nhà kinh tế học A.Hirschman và Ramusse cho rằng: “Ngành kinh tế trọng
điểm là những ngành kinh tế có khả năng là động lực thúc đẩy đến sự phát triển của các ngành khác và quá
trình phát triển bền vững của quốc gia trong những khoảng thời gian xác định”.
3. Một số kết quả tính toán lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực của TP.HCM
Lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm TP.HCM theo Hệ số Bảo Hộ
Hiệu Dụng (Effective Rate of Protection- ERP) và Hệ số Chi Phí Nguồn Lực Trong Nước (Domestic
Resource Cost - DRC) (trước thời điểm AFTA 2003 và sau 2003) được phản ánh qua các bảng dưới đây.
Dữ liệu sử dụng: Để tính ERP (ej) theo công thức 6 ở Mục 2 cần các thông tin về giá trị sản xuất của
ngành sản phẩm j tính theo giá trong nước; tj mức thuế nhập khẩu danh nghĩa của j (thuế quan đầu ra); ti là
mức thuế nhập khẩu danh nghĩa của các đầu vào i (thuế quan đầu vào), và aij là hệ số chi phí trực tiếp của
đầu vào i trong sản xuất sản phẩm j. Các sản phẩm mà chúng tôi chọn khảo sát tính toán gồm gạo, mì ăn liền,
tôm đông lạnh và dầu thực vật. Năm 2002 với sự tài trợ của Quỹ Châu Á (Mỹ), chúng tôi đã tiến hành khảo
sát chi phí đầu vào của các sản phẩm này, từ đó xác định thuế nhập khẩu đầu vào có trung bình trọng số chi
phí các đầu vào. Dựa vào số liệu khảo sát sẽ biết được các loại chi phí đầu vào, qua đó tính hệ số chi phí trực
tiếp aij. Dựa vào số liệu khảo sát cùng số liệu thống kê sẽ tính được giá trị sản xuất của ngành sản phẩm. Từ
khi TP.HCM có bảng I-O năm 2007, 2012 có thể dựa vào bảng I-O để tính hệ số chi phí trực tiếp aij và giá trị
sản xuất cho các năm sau này. Kết quả tính toán lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp
thực phẩm TP.HCM thông qua Hệ số Bảo Hộ Hiệu Dụng (Effective Rate of Protection- ERP) và Hệ số Chi

Phí Nguồn Lực Trong Nước (Domestic Resource Cost - DRC) cho các giai đoạn được thể hiện qua các bảng
3.1-3.3. Để tính hệ số lan tỏa các các ngành sản phẩm, nghiên cứu sử dụng các bảng I/O năm 2007 và năm
2012 của TP.HCM.
Kết quả tính toán:
Kết quả tính toán bảng 3.1. cho thấy, các hệ số ERP và DRC tính được đều quá cao (đồng nghĩa với
sản phẩm nghiên cứu không có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh). Nguyên nhân là do các sản phẩm này
trước năm 2003 được bảo hộ quá mức cần thiết (biểu hiện qua các mức thuế nhập khẩu danh nghĩa đều rất
cao, từ 35% đến 50% (chỉ trừ gạo 10%).
Bảng 3.1: ERP và DRC của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trước năm 2003
15


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Sản phẩm

ERP=(tj - aijti)/( DRC= ERP + Thuế NK đầu Thuế nhập khẩu Kết luận
1
vào ti
đầu ra tj
1 - aij)

1. Gạo

0,100

1,100

10,0%

10,0%


Không
LTCT

2. Mì ăn liền

1,744

2,744

19,5%

50,0%

Không
LTCT

3. Tôm đông 2,969
lạnh

3,969

13,6%

41,7%

Không
LTCT

3,772


4,772

11,4%

35,0%

Không
LTCT

4. Dầu thực vật

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra năm 2002 và bảng thuế suất thuế nhập khẩu
Việt Nam đã gia nhập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và thực hiện Hiệp định Thuế
quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) vào năm 2003, khi đó thuế nhập khẩu của các sản phẩm trên đều
phải hạ xuống đến mức từ 0 - 5%. Kết quả tính ERP và DRC khi thuế suất nhập khẩu thay đổi theo CEPT
được thể hiện trong bảng 3.2. Theo đó khi thuế suất nhập khẩu giảm xuống dưới 5% thì các sản phẩm

nghiên cứu đều có lợi thế so sánh.
Bảng 3.2: ERP và DRC của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm sau năm 2003 (Theo CEPT
thì ERP=0, DRC=1)
Sản phẩm

ERP=(tj - aijti)/( DRC= ERP + Thuế NK đầu Thuế nhập khẩu Kết luận
1
vào ti
đầu ra tj
1 - aij)

1. Gạo


0,000

1,000

5,0%

4,4%

Có LTCT

2. Mì ăn liền

0,000

1,000

4,1%

3,3%

Có LTCT

3. Tôm đông lạnh

0,000

1,000

2,6%


2,3%

Có LTCT

4. Dầu thực vật

0,000

1,000

4,6%

4,3%

Có LTCT

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra năm 2002 và bảng thuế suất thuế nhập khẩu thay đổi sau năm 2003
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất 2/4 mặt hàng nhập khẩu đầu ra giảm bằng không, thuế
suất của 2/4 mặt hàng nhập khẩu đầu ra bằng 5% dù thuế suất nhập khẩu đầu vào không giảm so với CEPT,
vì vậy kết quả tính ERP và DRC trong bảng 3.3 cũng khác so với kết quả bảng 3.2
Bảng 3.3: ERP và DRC của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm sau khi gia nhập WTO khi
thuế đầu vào bình quân trọng số từ 0 đến 5% và thuế đầu ra bằng 0 hoặc 5%
Sản phẩm

ERP=(tj - aijti)/( DRC= ERP Thuế NK đầu Thuế nhập khẩu Kết luận
+1
vào ti
đầu ra tj
1 - aij)


1. Gạo

-0,392

0,608

5,0%

0%

Có LTCT

2. Mì ăn liền

0,087

1,087

4,1%

5%

Kg LTCT

3. Tôm đông lạnh

-0,233

0,767


2,6%

0%

Có LTCT

4. Dầu thực vật

0,112

1,112

4,6%

5%

Kg LTCT

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, bảng I-O 2007 và bảng thuế suất thuế nhập khẩu năm 2007
Bảng 3.3 cho thấy, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải gỡ bỏ hàng rào bảo hộ, giảm thuế nhập khẩu đối
hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình, hai mặt hàng ít bảo hộ là gạo và tôm đông lạnh có lợi thế cạnh tranh cao
16


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
(DRC<1). Đối với mì ăn liền và đầu thực vật, do phần nguyên vật liệu chính của hai sản phẩm này chủ yếu
phải nhập khẩu, và mức thuế nhập khẩu đầu ra còn cao (5%) nên lợi thế cạnh tranh không cao.
Hệ số lan tỏa. Sử dụng bảng I/O 2007 đại diện cho cấu trúc kinh tế của TP.HCM trong giai đoan
2006 – 2010 và bảng I/O 2012 đai diện cho giai đoạn 2011 – 2015 để tính hệ số lan tỏa cho các ngành,

nhóm ngành sản phẩm tại TP.HCM. Kết quả cho thất, một số ngành có sự thay đổi khá nhiều về mức độ lan
tỏa (hệ số liên kết ngược BL). Biểu đồ 1 mô tả xếp hạng các ngành sản phẩm của TP.HCM theo hệ số lan
tỏa (BL) từ Bảng I-O năm 2007 và Bảng I-O năm 2012.
Theo biểu đồ 1, những ngành có hệ số lan tỏa cao cho cả hai giai đoạn là những ngành xuất khẩu cao
của TP.HCM, và cũng có lợi thế cạnh tranh cao khi đã vượt qua các giai đoạn tự do hóa thương mại, mở cửa
thị trường. Theo nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015, có bốn nhóm
ngành sản phẩm mà TP.HCM xây dựng thành bốn nhành trọng yếu chủ lực là (1) Công nghệ thông tin, điện
tử; (2) Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, nhựa, cao su; (3) Chế biến lương thực, thực phẩm; (4) Cơ khí chế
tạo. Trong đó ba nhóm sản phẩm đầu đều có tỷ trọng xuất khẩu cao (chiếm từ 15%-19% tổng kim ngạch xuất
khẩu của TP.HCM), đồng thời có hệ số lan tỏa cao nhất trong các ngành kinh tế của TP. HCM.
Tách riêng từng sản phẩm, trong giai đoạn tự do hóa thương mại, thuế nhập khẩu giảm và bằng không
nhiều sản phẩm trong bốn nhóm ngành trọng yếu nêu trên cũng có hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC
<1).
Ngoài ra, một số ngành công nghiệp truyền thống tuy không phải là trọng yếu nhưng lại có tỷ trọng
xuất khẩu cao và hệ số lan tỏa cao bao gồm dệt may, giày gia, chế biến đồ gỗ, giấy (tỷ trọng xuất khẩu chiếm
từ 17% đến 25% già trị xuất khẩu cùng ngành của cả nước). Lý do TP.HCM không xếp các nhóm ngành này
vào công nghiệp trọng yếu, chủ lực là vì, các ngành này là những ngành thâm dụng lao động, gây ô nhiễm
môi trường cao, trong khi TP.HCM có định hướng xây dựng thành trung tâm dịch vụ, và phát triển các
ngành công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Biểu đồ 1 : Xếp hạng các ngành của TP.HCM theo hệ số lan tỏa tính toán từ Bảng I-O năm 2007 và
Bảng I-O năm 2012
0.547

Tài chính-Tín dụng
Quản lý Nhà nước, ANQP

0.598

SX phân phối điện, nước


0.603

Giáo dục-đào tạo

0.609
0.659

Kinh doanh bất động sản,tv

0.717

Thương nghiệp
Công nghiệp khai thác

0.85

Hoạt động khoa học

0.86

Vận tải, kho bãi

0.916

Các ngành dịch vụ khác

0.932

Nông lâm nghiệp, thuỷ sản


1.036

Các ngành công nghiệp khác

1.037

Năm 2012

1.079

Khách sạn, nhà hàng
Giày da

1.101

SX giường, tủ, bàn ghế, SP từ gỗ

1.107

Năm 2007

Sx sp từ chất khoáng phi kim loại

1.155

Dệt may

1.161

Xây dựng


1.166

Cơ khí chế tạo

1.217

In

1.27

Chế biến lương thực, thực phẩm

1.323

Giấy

1.324
1.34

Hóa chất-Cao su-Nhựa

1.393

Điện tử-công nghệ thông tin

0

0.2


0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ bảng I/O 2007 và bảng I/O 2012
17


×