Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 181 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Lấ THU HNG

THU HúT ĐầU TƯ CủA DOANH NGHIệP
VàO LĩNH VựC NÔNG NGHIệP ở TỉNH NGHệ AN

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR
Mó s: 62 31 20 02

Ngi hng dn khoa hc:1. PGS. TS. NGUYN TH NH H
2. TS. H C PHC

H NI - 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................................... 01
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI......

06

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài liên quan
đến đề tài luận án..................................................................................................................................... 06
1.2. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
nông nghiệp ở trong nước.................................................................................................................. 16
1.3. Kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu............................ 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP............................................................................................................. 32



2.1. Khái niệm và sự cần thiết thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực
nông nghiệp.................................................................................................................................................. 32
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp.................................................................... .............................................. 44
2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
và một số bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An............................................................... ............ 62
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2018...................

82

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động đến thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An........................................... 82
3.2. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2011-2018...................................................................................................................... 90
3.3. Đánh giá chung về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông
nghiệp của tỉnh Nghệ An.................................................................................................................... 114
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030....................... 131

4.1. Phương hướng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
của tỉnh Nghệ An đến năm 2030................................................................................................. 131
4.2. Giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của
tỉnh Nghệ An đến năm 2030........................................................................................................... 137
KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................ 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 158
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................................... 169



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

:

Ngân hàng Phát triển châu Á

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

FAO

:

Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTX

:

Hợp tác xã

KH&ĐT

:

Kế hoạch và đầu tư

NN&PTNT :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNPQ

:

Nhà nước pháp quyền

PTBV


:

Phát triển bền vững

PTSX

:

Phương thức sản xuất

OECD

:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNDP


:

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

XTTM

:

Xúc tiến thương mại

WB

:

Ngân hàng Thế giới


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nền kinh tế của nhiều quốc
gia trên thế giới gắn liền với nông nghiệp, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) họ trở nên lệ thuộc ít hơn vào nông nghiệp. Vào những thập

niên đầu thế kỷ XXI, trước những thách thức như đảm bảo an ninh lương thực, ô
nhiễm môi trường, gia tăng dân số… kinh tế nông nghiệp được dự báo là ngành
giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo đó,
nếu không có sự phát triển bền vững của nông nghiệp mà chỉ đơn thuần là sự
tăng trưởng công nghiệp thì sẽ dẫn đến mất cân bằng trong tăng trưởng của nền
kinh tế, điều này dẫn đến kết các vấn đề nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng…
là gánh nặng về mặt xã hội. Nhiều quốc gia đã xem nông nghiệp không đơn
thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị và xã hội mang tính sống còn.
Trong những năm vừa qua, những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng
dụng trong ngành nông nghiệp đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng, hình thành
động lực thúc đẩy tăng trưởng và góp phần giữ gìn ổn định tại nhiều quốc gia. Là
một nước nông nghiệp, giá trị ngành nông nghiệp chiếm khoảng 20% GDP, với
nhiều tiềm năng về nông nghiệp: đất đai, lực lượng lao động đông đảo, vấn đề
thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp luôn được chú trọng trong chính sách kinh
tế - xã hội của Việt Nam. Trong thời gian tới nếu cứ tiếp tục duy trì một nền sản
xuất nông nghiệp nhỏ lẻ dựa vào kinh tế hộ sẽ có những thách thức lớn nhất là
đảm bảo năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản. Điều đó
cũng đồng nghĩa kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Do đó xu
hướng tất yếu trong phát triển nền nông nghiệp ở Việt Nam là phải thu hút đầu tư
của doanh nghiệp để hình thành nền sản xuất hiện đại và hội nhập.
Ở cấp độ địa phương, tỉnh Nghệ An đã dần hình thành môi trường, chính
sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phân


2
tích nguồn lực, các lợi thế so sánh của địa phương. Là vùng chịu nhiều ảnh
hưởng bất lợi của tự nhiên, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dưới tác động của
CNH, phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, để giải quyết
những vấn đề thách thức này đòi hỏi tỉnh Nghệ An phải xây dựng chính sách
phát triển nông nghiệp phù hợp, tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu

tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây là một trong những đột phá quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước hiện nay. Bởi để nông nghiệp phát triển thì việc thu hút đầu tư của doanh
nghiệp để nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; tổ
chức lại sản xuất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu trong xu hướng phát triển của
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Ở Nghệ An nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tếxã hội của tỉnh. Những năm qua Nghệ An cũng đã xây dựng, xúc tiến các chương
trình, dự án về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, đưa sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu đã hình thành nên những vùng chuyên
canh cây lương thực, cây công nghiệp có giá trị cao (ở các huyện Nghĩa Đàn,
Yên Thành, Hưng Nguyên, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ…); cơ cấu kinh tế đã
có những bước chuyển biến theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp của tỉnh Nghệ An hiện nay vẫn chủ yếu phát
triển theo chiều rộng, dựa trên việc khai thác các ưu thế về tài nguyên thiên nhiên
sẵn có và lực lượng lao động dồi dào, trong lúc tình trạng thoái hóa đất đai,
nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm; suy giảm đa dạng sinh học, tình trạng thiếu
vốn để đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh
trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đang thiếu sự bền vững, các
nông sản phẩm đưa ra thị trường giá cả bấp bênh, cạnh tranh thấp. Nguyên nhân
cơ bản là các doanh nghiệp chưa gắn với nông thôn, chưa “mặn mà” đầu tư vào
nông nghiệp. Hiện ở Nghệ An chưa đầy 1% doanh nghiệp đầu tư vào nông


3
nghiệp. Bên cạnh đó sự khắc nghiệt về thời tiết, khí hậu cũng làm cho nông
nghiệp Nghệ An phát triển khó khăn. Để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo
hướng sản xuất lớn, sản xuất hiện đại (nông nghiệp công nghệ cao) thì yêu cầu
đầu tư lớn về vốn, công nghệ, nhân lực, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nhưng các
yêu cầu đó vượt quá khả năng của kinh tế hộ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An cần phải có
bước đột phá để thu hút đầu tư của doanh nghiệp phát triển nông nghiệp để khắc

phục khó khăn, thách thức, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế
nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ những lý do trên, tác giả lựa
chọn chủ đề nghiên cứu “Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp ở cấp tỉnh; trên cơ sở khung lý thuyết, luận án đánh giá
thực trạng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh
Nghệ An, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, và đề xuất các giải pháp nhằm thu
hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực
nông nghiệp để xây dựng khung phân tích cho luận án về vấn đề này.
- Nghiên cứu khảo sát phân tích thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp
trong nông nghiêp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp phát
triển nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận án nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực
nông nghiệp ở cấp tỉnh.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề làm thế nào để thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp và thu hút vốn, khoa học công nghệ,
kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào các ngành sản
xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. Chủ thể thu hút là chính quyền cấp tỉnh.

- Về không gian: Các nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2011 đến năm 2018; đề xuất
phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận:
Để đạt những được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án dựa trên cơ
sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam làm cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Ngoài ra,
đề tài cũng tiếp cận những lý thuyết kinh tế học, chính sách công; kế thừa, tham
khảo các công trình nghiên cứu, số liệu điều tra, tổng kết thực tiễn của các cá nhân,
tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu vấn đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu từ Chương 1 đến Chương 4.
- Khi nghiên cứu các vấn đề lý luận ở chương 2 và thực trạng thu hút đầu
tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở chương 3, nghiên cứu sinh sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học (gạt bỏ những vấn đề không bản chất
chỉ tập trung vào các vấn đề cốt lõi của đề tài luận án) kết hợp với các phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
- Phương pháp thu thập tư liệu, số liệu: thu thập và nghiên cứu các công
trình khoa học đã công bố để trình bày chương 1. Các tư liệu, số liệu thu thập để
hệ thống và xây dựng khung phân tích của luận án ở chương 2. Chương 3 các tư
liệu , số liệu thu thập được xử lý và sử dụng minh chứng cho các phân tích, đánh


5
giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2011 - 2018 và làm cơ sở đề xuất phương hướng giải pháp chương 4.
5. Những đóng góp mới của luận án

- Trên cơ sở hệ thống hoá những cách tiếp cận khác nhau, dưới góc độ kinh
tế chính trị,luận án làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, xu hướng về thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An.
- Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng, luận án chỉ ra những
thành công, hạn chế, nguyên nhân của vấn đề thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp ở
tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp xây dựng,
hoàn thiện hệ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực
nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Nghệ An mà thực tiễn đang đặt ra.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo được sử dụng
vào nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
CBCC trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Kết quả nhiên cứu của luận án cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chính
sách phát triển nông nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ
An hiện nay qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần nâng cao nhận thức của đội
ngũ cán bộ, người dân và doanh nghiệp về đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Nghệ An hiện nay.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục các hộp, biểu bảng và tài liệu
tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 9 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ Ở NƯỚC
NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Những nghiên cứu các vấn đề về đầu tư và chính sách thu hút
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là vấn đề được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; một số công trình nghiên cứu sau:
Reardon, Thomas, Eric Crawford, Valerie Kelley and Bocar Diagana
(1996), Promoting Farm Investment for Sustainable Intensification of African
Agriculture (Thúc đẩy đầu tư trang trại để tăng cường bền vững nông nghiệp
của châu Phi) [103]. Nhóm tác giả nghiên cứu về những nhân tố tác động và ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của hộ vào lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào hai
nhóm nhân tố chính. Thứ nhất, nhóm các nhân tố mang tính động lực (incentive)
thúc đẩy đầu tư; thứ hai, nhóm các nhân tố thuộc về năng lực (capacity) đầu tư.
Theo các tác giả, nhóm động lực thúc đẩy đầu tư gồm: các nhân tố về môi
trường tự nhiên (như: khí hậu, nguồn nước, giống… mang tính đặc thù ở địa
phương có ảnh hưởng, tác động đến động lực đầu tư vì nó có khả năng tạo nên
lợi nhuận hoặc thua lỗ) ; lợi suất đầu tư ròng (lợi nhuận thu được càng cao thì sức
hút đầu tư càng lớn); lợi suất tương đối (lợi suất ngành nông nghiệp cao so với
các ngành khác sẽ sức hút đầu tư hơn); mức độ rủi ro (tuyệt đối và tương đối):
bao gồm những biến động về giá, sản lượng và năng suất, biến động về chính
sách, rủi ro về chính trị,… nếu như rủi ro càng cao thì sẽ làm giảm sút động lực
đầu tư. Ngoài ra, còn có các nhân tố ảnh hưởng khác đến động lực đầu tư như:
KHCN, chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách nông nghiệp của quốc gia, sự
phát triển của cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực.


7
McCulloch (2001), Trade Liberalisation and Poverty (Giải phóng thương
mại và đói nghèo), A Handbook, London: Centre for Economic Policy Research

/Department for International Development [99]. Trong nghiên cứu của mình, tác
giả McCulloch đã chỉ ra, hoạt động của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của hàng
loạt các chính sách. Tác giả đã đưa ra những chính sách chủ yếu:
(1). Chính sách cụ thể có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp:
Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Chính phủ.
(2). Hệ tiêu chuẩn và pháp luật liên quan đến kinh doanh: Bao gồm các quy
chuẩn sản xuất và quy định về quản trị doanh nghiệp.
(4). Hệ thống pháp luật về lao động: Quy định liên quan chặt chẽ đến lao
động như điều kiện lao động, thời gian lao động…
(6). Chính sách về tài chính, tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
(7). Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo nghề: Tác động tới động lực
thu hút doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ phát triển nhân lực.
(8). Các chính sách đổi mới, hỗ trợ phát triển thương mại, mở rộng thị
trường và phát triển công nghệ.
(9). Chính sách môi trường: Các quy định về môi trường và có tác động tới
định hướng đầu tư kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
Conning & Udry (2007), Rural Financial Markets in Developing
Countries (Thị trường tài chính nông thôn ở các nước đang phát triển),
Handbook of Agricultural Economics [93]. Công trình nghiên cứu về vai trò của
chính sách tín dụng đối với đầu tư phát triển nông nghiệp, trong nghiên cứu tác
giả Conning và Udry đã cho rằng thị trường vốn phát triển nông nghiệp có hai
đặc điểm quan trọng là tính phi tập trung và sự can thiệp, bảo hộ của từng quốc
gia. Thị trường vốn phi tập trung và kém phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp là
thách thức đến quá trình vận hành các mô hình lý thuyết tài chính với thị trường
đầy đủ. Do đó, người nông dân và các nhà đầu tư quy mô nhỏ thường lựa chọn


8
quyết định đa dạng hoá các hình thức, lĩnh vực đầu tư để thiểu giảm rủi ro hơn là
chuyên môn hoá trong đầu tư, mặc dù có thể mang lại lợi nhuận thấp hơn.

World Bank (2008), World Development Report 2008: Agriculture for
Development (Báo cáo phát triển thế giới 2008: Nông nghiệp với phát triển),
World Bank, Washington D.C.[108]. Trong công trình này đã nhận định về
những hạn chế của đầu tư công vào nông nghiệp và những khó khăn gặp phải.
Nghiên cứu chỉ ra, những điểm đặc thù trong lĩnh vực vực nông nghiệp và nông
thôn là nơi mà thị trường và nhà nước đều thể hiện sự thất bại khi cạn thiệp. Điều
này thể hiện thông qua các yếu tố như: phí tổn giao dịch cao, hạn chế trong tiếp
cận thông tin; xuất hiện môi trường cạnh tranh không lành mạnh, thiếu vắng thị
trường tín dụng và bảo hiểm… Từ đó WB kết luận: “đây là lĩnh vực đặc trưng và
chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân có mức tài sản thấp, không đồng đều, vốn con
người có khuynh hướng giảm (so với khu vực thành thị), diện tích đất đai ngày
càng bị thu hẹp do dân số tăng thiếu kiểm soát (đặc biệt ở châu Á), nền sản xuất
có tính rủi ro lớn do thiên tai, thiếu thị trường bảo hiểm, nên nông dân dễ bị tổn
thương và bần cùng hoá. Đồng thời, do sự phân tán và manh mún về quy mô sản
xuất, nên hộ nông dân vị yếu thế về cạnh tranh. Những nhân tố trên cho thấy
năng lực tích luỹ thấp, khả năng tạo vốn, tiếp cận vốn khó, nên đầu tư từ nguồn
vốn tự có của khu vực này nhìn chung thấp” [108].
S.Vermeulen và L.Cotula (2010), Making the Most of Agricultural
Investment: A Survey of Business Models that Provide Opportunities for
Smallholders (Tận dụng tối đa đầu tư trong nông nghiệp: Khảo sát các mô hình
kinh doanh mang lại lợi ích cho các hộ nông dân), Publisher: FAO [107]. Các tác
giả đã nghiên cứu phạm vi của các mô hình kinh doanh có tính khả thi để áp
dụng trên thực tế nhằm cấu trúc lại các khoản đầu tư nông nghiệp ở các nước
đang phát triển và chậm phát triển, đưa ra mô hình thay thế cho việc mua lại đất
quy mô lớn như hiện nay. Các chuyên gia cho rằng, bất kỳ sự định hướng nào về


9
đầu tư nông nghiệp cũng hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực có thể
có của việc mua lại đất quy mô lớn, đồng thời thúc đẩy các mô hình đầu tư tối đa

hóa lợi ích cho các hộ nông dân địa phương. Cùng với đó, các tác giả cũng xác
định một loạt cách thức để các nhà đầu tư lớn và các hộ gia đình tại địa phương
hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Một số hình thức được đưa ra trong nghiên
cứu này đó là: hợp đồng canh tác, hợp đồng quản lý, thuê mướn, liên doanh, liên
kết kinh doanh… Các chuyên gia cũng khẳng định, không có mô hình nào là duy
nhất và tối ưu nhất cho mọi địa bàn và trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, mẫu số
chung của mọi mô hình là việc đều phải tính đến quyền sở hữu đất đai, văn hóa,
lịch sử… và nhân khẩu của địa phương. Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã
hội cần quan tâm và sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ hơn nữa để thúc đẩy các mô
hình đầu tư, kinh doanh trong nông nghiệp công bằng hơn, bao gồm cả việc hỗ trợ
các hộ gia đình trong mối quan hệ của họ với chính phủ và các nhà đầu tư.
NEPAD - OECD (2011), Policy framework for investment in agriculture
(Chương trình khuôn khổ chính sách cho đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
(PFIA),the 5th NEPAD - OECD Ministerial Conference on 26 - 27 April 2011,
Dakar, Senegal [101]. Công trình nghiên cứu được xây dựng dưới hình thức đặt
ra và trả lời các câu hỏi trong 10 lĩnh vực của chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh
vực nông nghiệp. Khung chính sách đầu tư trong nông nghiệp được xây dựng
nhằm hỗ trợ các nước thành viên đánh giá và xây dựng các chính sách huy động
đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, đóng góp tối đa cho tăng trưởng kinh tế và phát
triển bền vững. Với đặc điểm nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém,
môi trường đầu tư khó khăn khiến đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp rất ít ỏi.
Để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nghiên cứu cho rằng, những chính sách thu
hút của Nhà nước không nên chỉ là những ưu đãi, hỗ trợ trực tiếp dành cho khu
vực tư, mà phải có sự kết hợp giữa nhiều nhóm chính sách kinh tế khác vĩ mô với
vi mô. Theo đó, khuyến nghị 10 nhóm giải pháp chính sách bao gồm: chính sách


10
đầu tư; hỗ trợ xúc tiến đầu tư; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu
và chuyển giao KH&CN (khoa học công nghệ); chính sách xúc tiến thương mại

(XTTM); chính sách bảo vệ môi trường; chính sách đảm bảo hành vi kinh doanh
có trách nhiệm; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển thị trường vốn; thuế và bảo
hiểm [101].
Nghiên cứu đi vào phân tích 10 vấn đề khung phân tính của chính sách đầu
tư trong nông nghiệp, bao gồm: chính sách đầu tư; xúc tiến và thúc đẩy đầu tư;
phát triển hạ tầng; chính sách thương mại; phát triển ngành tài chính; nguồn nhân
lực; chính sách thuế; quản lý rủi ro; hành vi kinh doanh có trách nhiệm; và sử
dụng bền vững tài nguyên và quản lý môi trường. Mỗi nội dung được giải quyết
việc đặt và trả lời các câu hỏi về 3 đến 5 chủ đề hoặc lĩnh vực liên quan đến các
vấn đề căn bản, cốt lõi nhất của lĩnh vực được nhắc đến. Đáng chú ý, trong phần
“Xúc tiến và thúc đẩy đầu tư”, các tác giả đã đưa ra và trả lời các câu hỏi then
chốt như: Thứ nhất, tổ chức nào chịu trách nhiệm thu hút và thúc đẩy đầu tư?
Chính phủ đã thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA) chưa? Cơ quan này có thúc
đẩy đầu tư vào nông nghiệp, chế biến nông sản và cung cấp dịch vụ đầu tư ở cả
cấp trung ương và địa phương không? Nó có được hỗ trợ đầy đủ về tài chính và
đội ngũ nhân viên để thực hiện nhiệm vụ của mình? Hiệu quả hoạt động có
thường xuyên được kiểm tra, giám sát không? Thứ hai, những biện pháp nào
được áp dụng để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho đầu tư vào nông nghiệp, bao gồm
cả các hộ gia đình nhỏ và tiểu thương? Cụ thể, thủ tục hành chính để thiết lập một
đầu tư mới đã được sắp xếp hợp lý và phù hợp với khả năng của các nhà đầu tư
khác nhau để giảm chi phí dự án chưa? Các biện pháp thu hút và thúc đẩy đầu tư
có nhằm vào các loại nhà đầu tư cụ thể và yếu tố của chuỗi giá trị nông nghiệp
cần đầu tư hay không? Chính phủ có thực hiện phân tích, tổng kết, đánh giá lợi
ích chi phí để đánh giá tác động đầu tư của họ không? Thứ ba, chính phủ có can
thiệp vào các thị trường đầu vào và đầu ra không? Các thị trường có cạnh tranh


11
không? Thứ tư, loại cơ chế đối thoại nào với nhà đầu tư được đặt ra? IPA có thực
hiện bất kỳ vai trò vận động chính trị nào không? Đây là những nghiên cứu khá

tổng quát, khoa học và có giá trị [101].
Erinch Sahan (2012), Private Investment in Agriculture: Why it's essential,
and what's needed (Đầu tư tư nhân trong nông nghiệp: Sự cần thiết và những vấn
đề đặt ra), Oxford, UK: Oxfam GB for Oxfam International, September [95]. Tác
giả đã chỉ ra rằng, đầu tư quy mô lớn vào nông nghiệp là rất cần thiết để nhằm cải
thiện và khắc phục những yếu kém của ngành hiện nay. Trong đó, đầu tư của khu
vực tư nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tăng trưởng
kinh tế toàn diện, môi trường bền vững và giảm nghèo nếu như được quy định
đầy đủ và tuân theo một số nguyên tắc như: tập trung vào thị trường địa phương,
liên kết với các tổ chức sản xuất và tôn trọng quyền tự chủ của các nhà đầu tư,
công nhân và các mô hình có sản xuất quy mô nhỏ, nghĩa là các khoản đầu tư lớn
phải đảm bao duy trì tất cả các quyền lao động của cá nhân và cộng đồng trong xã
hội. Ngoài ra, các chính phủ cần phải có các chính sách đủ mạnh đóng vai trò như
những đòn bẩy đủ sức hút để khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực nông
nghiệp, cũng như tận dụng tối đa khi các khoản đầu tư được thực hiện.
Tác giả ủng hộ việc tích cực tăng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp quy mô
nhỏ và bền vững trong bối cảnh xu hướng tăng tích tụ ruộng đất quy mô lớn thời
gian gần đây ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại vì trong một số trường
hợp, quyền của các nhà sản xuất quy mô nhỏ không được đảm bảo và bình đẳng,
nhất là khi đất đai của họ bị thu hẹp. Từ việc phân tích này, tác giả khẳng định:
khuyến khích đầu tư tư nhân vào nông nghiệp là quan trọng và cần thiết nhưng
điều quan trọng hơn là phải đánh giá và hiểu được những loại đầu tư nào trong
nông nghiệp là cần thiết để thúc đẩy phát triển chứ không phải tất cả, cách thức
quản lý chúng và làm cho chúng trở nên có lợi cho tất cả các bên liên quan như:
doanh nghiệp, nhà nước và nông dân.


12
Saifullah Syed và Masahiro Miyazako (2013), Promoting Investment in
Agriculture for Increased Production and Productivity (Thúc đẩy đầu tư vào nông

nghiệp để tăng năng suất và sản lượng), Publisher: Boston, MA: CABI [104].
Nhóm tác giả khẳng định: đầu tư vào nông nghiệp là một trong những cách hiệu
quả nhất để giảm đói nghèo, góp phần tăng năng suất nông nghiệp và phát triển
bền vững. Việc phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất lương thực, an ninh
lương thực…, và tất cả các nhà đầu tư, các cấp độ đầu tư, các loại hình đầu tư, các
chính sách thu hút đầu tư… cần có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn
nhau để đạt được sự thành công trong việc đầu tư vào nông nghiệp.
Nghiên cứu đã phân tích các vấn đề lớn có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
của doanh nghiệp như: xác định các công cụ để định hướng đầu tư và phân tích
các chính sách mà các nước đang phát triển chọn lựa nhằm thu hút các nhà đầu tư
hướng vào nông nghiệp; đi sâu phân tích đầu tư vào nông nghiệp; trình bày các
mức và xu hướng đầu tư hiện tại trong nông nghiệp ở cấp độ quốc gia và quốc tế;
mô tả các nhà đầu tư khác nhau đầu tư cho việc hình thành vốn ở cấp độ trang
trại và những đóng góp nhất định của họ, bao gồm cả tập trung vào khu vực tư
nhân, khu vực công, các quỹ hỗ trợ phát triển và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Các tác giả đã thảo luận về các yếu tố thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp và sự hình thành vốn nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp để
thúc đẩy đầu tư, tập trung nguồn vốn phát triển các mô hình trang trại, đầu tư của
khu vực công vào nông nghiệp, đầu tư vào ngành công nghiệp nông nghiệp và
FDI. Trọng tâm của công trình này là việc các tác giả tập trung phân tích và nhấn
mạnh vào các giải pháp: thúc đẩy nguồn vốn tiết kiệm từ các hộ gia đình để đầu
tư vào nông nghiệp, thúc đẩy đầu tư công vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo môi
trường thuận lợi cho các nhà đầu tư của khu vực tư nhân tập trung đầu tư cho
nông nghiệp và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các mô hình kinh
doanh nông sản và dịch vụ nông nghiệp [104].


13
1.1.2. Nghiên cứu về kinh nghiệm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp ở một số quốc gia

Borley, Bill; Cotula, Lorenzo; Chan, Man-Kwun (2012), Tipping the
Balance: Policies to shape agricultural investments and markets in favour of
small-scale farmers (Mẹo cân bằng: Chính sách mở rộng đầu tư nông nghiệp và
thị trường có lợi cho những hộ nông dân quy mô nhỏ), Publisher: Oxfam-IIED
[92]. Trong công trình nghiên cứu các tác giả đã nghiên cứu chính sách đầu tư
của doanh nghiệp ở: Guatemala, Nigeria, Tanzania và Philippines về những tác
động đầu tư của doanh nghiệp đối với các hộ nông dân. Nghiên cứu khẳng định:
tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong nông nghiệp là rất cần thiết
nhằm phục vụ các mục tiêu từ giảm nghèo bền vững đến an ninh lương thực,
quản lý tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi khí hậu.
Tuy nhiên, theo báo cáo này, trên toàn thế giới, đang có khoảng 500 triệu
trang trại nhỏ hỗ trợ gần hai tỷ người, chiếm gần 1/3 số toàn cầu. Trong khi đó,
gần đây đang có một làn sóng thu mua đất quy mô lớn và đầu tư thương mại
trong nông nghiệp đã làm dấy lên lo ngại rằng các nhà sản xuất quy mô nhỏ này
đang bị thiệt thòi [92]. Vì vậy, vấn đề này cần có sự vào cuộc của hệ thống chính
sách công nhằm đảm bảo các hoạt động đầu tư thương mại và thị trường nông
nghiệp mang lại lợi ích cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã
có cái nhìn mới về vai trò của chính sách công và quản lý thị trường cấp quốc gia
trong việc hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp bền vững, phát triển một khuôn khổ
để đánh giá vai trò của chính sách đầu tư ở ba cấp độ: ở cấp cơ sở của chính sách
nông nghiệp, ở mức đầu tư trực tiếp và ở cấp độ quản lý thị trường. Báo cáo này
xác định các đòn bẩy chính sách quan trọng để đầu tư thương mại có lợi cho
nông nghiệp quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn. Và nó cho thấy các đòn bẩy chính
sách ảnh hưởng như thế nào đến quản lý thị trường để hạn chế hoặc hỗ trợ chia sẻ
rủi ro một cách bình đẳng.


14
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc FAO (2012),
Trends and impacts of foreign investment in developing country agriculture –

Evidence from case studied (Xu hướng và tác động của đầu tư nước ngoài vào
nông nghiệp ở quốc gia đang phát triển - Bằng chứng từ các nghiên cứu trường
hợp điển hình), Author: FAO [97]. Cùng với đầu tư trong nước thì đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các
nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, FAO đã thực hiện nghiên cứu ở 9 nước
đang phát triển điển hình hiện nay, đặc biệt là đi sâu nghiên cứu các chính sách
thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp và tác động của chúng đối với phát
triển kinh tế ở một số quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia nhận định, mặc dù không có giải pháp tối ưu
nhất cho các khoản đầu tư “win - win”, nhưng có thể đi đến kết luận chung rằng:
các dự án đầu tư nước ngoài nếu kết hợp tốt thế mạnh của nhà đầu tư (vốn, quản
lý và tiếp thị chuyên môn và công nghệ) với nông dân và địa bàn (lao động, đất
đai…) sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn; ngược lại nếu đầu tư theo hướng thu mua
đất quy mô lớn thường ít mang lại lợi ích tích cực cho nông nghiệp và nông thôn,
trường hợp này chủ yếu chỉ là mang lại việc làm cho nông dân với những mô
hình kinh doanh sử dụng nhiều lao động [97].
Kazushi Ohkawa, Bruce F. Johnston, Hiromitsu Kaneda(2015), Agriculture
and Economic Growth: Japan's Experience (Phát triển nông nghiệp và tăng trưởng
kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản), Princeton, N.J: Princeton University Press
[98]. Các bài báo được trình bày tại “Hội nghị Quốc tế về Nông nghiệp và Phát
triển Kinh tế - Một Hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
của Nhật Bản trong 100 năm qua” nhóm tác giả đã phân tích các yếu tố dài hạn
trong đầu tư của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của
Nhật Bản. Cụ thể: các nhà khoa học trên cơ sở phân tích các giai đoạn lịch sử
phát triển của Nhật Bản đã đưa ra những nhận định toàn diện về tăng trưởng dài


15
hạn của Nhật Bản; đề cập đến tăng năng suất và tiến bộ công nghệ; vấn đề dân số
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và lực lượng lao động; các sản phẩm xuất

khẩu chính, các tổ chức tín dụng và tài chính, tận dụng nguồn tiết kiệm từ các hộ
gia đình, tác động của cải cách ruộng đất và các mô hình tiêu thụ thực phẩm gắn
liền với vai trò của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Đo Tat Cuong (2015), Investment and agricultural development in
developing countries: The case of Vietnam (Đầu tư và phát triển nông nghiệp ở
các quốc gia: Trường hợp Việt Nam), Publisher: Xlibris ISBN: 9781514442722,
www.xlibris.com.au [94]. Tác giả đã tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá
khuôn khổ chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Tác giả đã
phân tích các dữ liệu về nông nghiệp Việt Nam (lịch sử và dữ liệu chính sách),
làm rõ các vấn đề xã hội gắn với phát triển nông nghiệp như vốn con người, vốn
xã hội với phát triển nông nghiệp, sức khỏe, học vấn với phát triển nông nghiệp
và đề xuất khuôn khổ chính sách tạo động lực phát triển nông nghiệp.
Seema Bathla; Amaresh Dubey (2017), Investment in Indian Agriculture:
Macro and Micro Evidences (Đầu tư vào nông nghiệp ở Ấn Độ, những bằng
chứng vĩ mô và vi mô), Publisher: Springer Singapore: Singapore [105]. Ấn Độ
là một trong những nước thu được nhiều thành công trong phát triển nông
nghiệp, trong nghiên cứu các tác giả đã trình bày một nghiên cứu khá mới và sâu
rộng về các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp của Ấn Độ như khảo sát giá
cả, đầu tư, các chính sách và đề xuất những thay đổi cần thiết. Nó đã đưa ra các
khung tài chính, thể chế và chính sách phù hợp để giúp duy trì tăng trưởng nông
nghiệp và tăng thu nhập của nông dân. Các tác giả nhận định, một nền kinh tế mà
trong đó, các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh, ngành nông nghiệp
tăng trưởng chậm lại và ngành công nghiệp gần như trì trệ chính là mô hình tăng
trưởng Ấn Độ trong hai thập kỷ qua. Nó dẫn đến sự phân hóa về mọi mặt giữa
thành thị và nông thôn ngày càng trở nên rõ rệt và sâu sắc hơn.


16
Theo quan điểm của các tác giả, do ngành nông nghiệp được đặt ở vị trí ưu
tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nền kinh tế đã dẫn đến việc định

hướng các lĩnh vực đầu tư, trong đó, tăng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp
nhằm mục đích tăng năng suất lao động và hiệu suất sử dụng đất đai. Theo quan
điểm này, cuốn sách đã ghi chép và phân tích các bằng chứng xuyên quốc gia để
thiết lập mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng, tăng trưởng và nghèo đói. Trên cơ
sở đó, các tác giả đã phân tích các bằng chứng vĩ mô về hành vi đầu tư trong
nông nghiệp ở Ấn Độ, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư của khu vực công và tư nhân
trong nông nghiệp cũng như mối quan hệ giữa xây dựng nguồn vốn, phát triển
nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn cung cấp các bằng chứng vi
mô khá toàn diện về cơ cấu vốn, tăng trưởng, cường độ vốn, tác động của vốn cổ
phần đến năng suất lao động và đất đai, ảnh hưởng của KH&CN... Đáng chú ý, ở
chương cuối của cuốn sách, các tác giả đã đưa ra các suy luận cơ bản từ việc
phân tích các bằng chứng vĩ mô và vi mô về đầu tư vào nông nghiệp Ấn Độ.
Theo đó, các con đường và hướng chính sách được bắt nguồn từ việc phân tích
các bằng chứng vĩ mô và vi mô, tập trung vào các chính sách đầu tư công và ưu
tiên thiết lập các chế độ chính sách công để khuyến khích đầu tư tư nhân vào
nông nghiệp [105].
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP VÀO NÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC

Các công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp rất đa
dạng và phong phú, có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Trong khi đó, là một nước nông nghiệp nhưng vấn đề thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp cũng chỉ mới được quan tâm nghiên
cứu một số năm gần đây ở nước ta, đặc biệt kể từ khi thực hiện công cuộc đổi
mới. Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án thể hiện dưới
dạng sách, báo, đề tài, luận văn, luận án, đề án như:


17

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư của doanh
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
Ngô Văn Giang (2004), Một số đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 304) [39].
Tác giả đã đưa ra nhận định: các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt
Nam thường đầu tư các dự án quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng
nhiều thành tựu KH&CN mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó
khăn ở khâu tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn (41,7%), cạnh tranh gay gắt, yếu về tiếp
cận công nghệ hiện đại nên các chủ doanh nghiệp đều có ý thức liên kết với các
cơ sở công nghiệp chế biến cùng tham gia sản xuất. Tác giả đã đề xuất một số
giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: tạo môi
trường pháp lý thống nhất và bình đẳng, thực hiện hiệu quả các chính sách đối
với doanh nghiệp như: chính sách đất đai, tài chính - tín dụng, đầu tư kết cấu hạ
tầng nông thôn, chính sách thị trường, KH&CN. Nghiên cứu đã đề cập đến vai
trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận
lợi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: hướng dẫn,
thực thi tốt chính sách về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông
thôn mới; tạo sự ổn định của thị trường, đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, gian
lận thương mại, hỗ trợ XTTM.
Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005),
Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội [91]. Công trình đã hình thành hệ thống
dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã khảo sát xu hướng đầu tư của doanh nghiệp trong
và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp; từ các phân tích thực trạng, nhóm
nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế về môi trường trong việc thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào nông nghiệp; phân tích các ảnh hưởng và tác động của các


18

chính sách, luật, quy định hiện hành ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp
khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các xu hướng, lĩnh vực đầu tư thu được lợi
nhận được nhiều nhất không phân biệt loại hình doanh nghiệp và khu vực kinh tế.
Theo đó, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhỏ, có xu hướng tăng mạnh
kể từ sau năm 1995, nhưng giảm trong 10 năm tiếp theo. Ở Việt Nam quy mô đầu
tưtừ các doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ (trước những năm
2010) và có xu hướng mở rộng trong những năm gần đây với việc hình thành các
tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, các vùng chuyên canh nông nghiệp
quy mô lớn; đáng chú ý tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp chiếm tỷ
trọng thấp và đang giảm dần, phân bổ nguồn vốn cũng không đồng đều giữa các
địa phương.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của môi trường đầu tư có ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, đối với các doanh
nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thì tiếp cận đất đai, tiếp cận tài chính,
quy định lao động, vận tải, chất lượng nguồn nhân lực là các cản trở chính; trong
khi đó, với các doanh nghiệp nước ngoài, các cản trở chính liên quan tới vận tải,
điện, bất ổn về vĩ mô, tiếp cận đất đai. Để cải thiện môi trường đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, nghiên cứu này đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách cải
thiện về quản lý đầu tư, môi trường hỗ trợ đầu tư, trong đó tập trung vào các vấn
đề như: cần thành lập một cơ quan chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp làm cầu nối
giữa các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đầu tư (hỗ trợ các nhà đầu
tư trong giai đoạn hình thành dự án đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, và giai
đoạn thực hiện đầu tư; tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
hoạch định chính sách đầu tư); nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ lãnh
đạo, quản lý các ngành, địa phương về kinh tế tư nhân, đấu tranh phòng chống
quan liêu, tham nhũng; hình thành danh mục ưu tiên để tập trung vào một số


19

ngành; giảm các rào cản đầu tư bằng cách giảm các chi phí đầu tư, đơn giản hoá
các thủ tục hành chính; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, lao động và đầu
tư; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi;
đào tạo cho đội ngũ lao động nông thôn; hoàn thiện thị trường các nhân tố sản
xuất tạo khả năng tiếp cận các thị trường này dễ dàng, linh hoạt
Vũ Văn Hùng (2018), Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong xây
dựng chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam,Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 266)
[46]. Nghiên cứu của tác giả đã khái quát hệ thống chính sách đất nông nghiệp
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, theo đó hệ thống chính sách đất đai đã có nhiều
bước tiến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp như: Tăng thời hạn
giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp từ 20 năm lên 50 năm; hỗ
trợ tiếp cận tín dụng ngân hàng; hình thành thị trường bất động sản ở nông thôn,
tạo điều kiện tái cơ cấu sản xuất, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. Về giá đất,
đã có quy định rõ nguyên tắc định giá đất theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại
thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất, bỏ việc công bố bảng giá đất vào
ngày 01/01 hàng năm. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những bất cập trong xây
dựng chính sách đất đai theo đó bất cập lớn nhất là quá trình tích tụ đất đai diễn
ra chậm, là rào cản của việc thu hút các doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp. Từ
những bất cập trong hệ thống chính sách đất đai hiện hành, tác giả đưa ra một số
kiến nghị về xác lập quyền tài sản trên đất, hạn mức giao đất nông nghiệp, điều
kiện tập trung ruộng đất, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp [46].
Bộ NN&PTNT (2018), Báo cáo về "Tiềm năng, cơ hội và định hướng giải
pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà
Nội [15]. Trong Báo cáo đã xác định; để thu hút đầu tư của doanh nghiệp, các
chính sách được ban hành và tiếp tục hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày
càng thuận lợi để khai thác tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư nhằm thu hút ngày
càng nhiều nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thônnhư chính sách khuyến


20

khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách ưu đãi về thuế,
tín dụng, đất đai; khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân, gắn
với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và các quy định về đầu tư hợp tác công tư
(PPP) trong nông nghiệp, nông thôn.
Báo cáo đã chỉ ra, Việt Nam là nước có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông
nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái, môi trường đa dạng, người nông dân có kỹ
năng, cần cù chịu khó và giá ngày công lao động tương đối thấp. Đây chính là điều
kiện tiền đề ngành nông nghiệp tạo ra những bước phát triển vượt bậc trong đảm
bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo Báo cáo này, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam đạt mức trung bình
3,5%/năm trong giai đoạn 1986-2017, nhiều mặt hàng có năng suất cao, chi phí
sản xuất thấp, có lợi thế cạnh tranh cao và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường
thế giới. Thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp
nông nghiệp phát triển. Quá trình tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và đô thị
hóa, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước tăng lên rõ rệt đối với
hầu hết các nông sản, từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lúa gạo, rau quả, thịt
lợn đến các sản phẩm có giá trị cao, thị trường tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam
cũng được dự báo tăng trưởng cao nhất so với các nước trong khu vực.
Khảo sát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp, Báo cáo đã chỉ ra, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng lên nhưng
vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng trên 1%) trong tổng số các doanh nghiệp
của cả nước. Nếu tính thêm cả doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và
doanh nghiệp thương mại các mặt hàng lương thực, thực phẩm, số doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 8% trong tổng số doanh
nghiệp cả nước. Bên cạnh đó, có tới trên 95% số doanh nghiệp nông nghiệp có


21

quy mô vừa và nhỏ, trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp
nông nghiệp còn thấp. Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn loay hoay không thể thoát ra được
những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ.Hiệu quả sử dụng lao động của
doanh nghiệp nông nghiệp chưa cao, năng lực liên kết hợp tác và phát triển các
chuỗi giá trị của doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp mới chỉ
chú trọng đến khâu sản xuất, các khâu chế biến và marketing còn kếu kém. Mối
liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân hay các tổ chức đại diện cho nông dân
(hợp tác xã/tổ hợp tác) thiếu bền vững, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm
của các bên với nhau.
Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp, Báo cáo đã nêu định hướng giải pháp
ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, gồm:
- Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; trong đó xác định các ưu tiên phát
triển ngành theo ba trục sản phẩm chính: Các sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản
phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt
điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô
thị trường nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm); hình thành chuỗi giá trị các sản
phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng giá trị xuất khẩu từ 500
triệu USD/năm) và chuỗi giá trị đặc sản địa phương (các sản phẩm đặc thù mang
tính vùng, miền).
- Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào
các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung
trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.Sản xuất, phát triển
giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu
vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn chăn nuôi; đánh bắt, chế biến
thủy sản; sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản. Ứng


22

dụng các thành tựu KH&CN như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới
công nghệ sinh học; đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông phẩm…
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút
mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn [15].
1.2.2. Các công trình tiếp cận dưới góc độ thu hút các nguồn lực đầu tư
của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội [74]. Tác giả đã cung cấp những luận cứ khoa học làm
rõ các vấn đề đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam
như: vị trí, vai trò, yêu cầu, các tiêu chí đánh giá, khảo sát thực trạng và đưa ra
các đề xuất phát triển nông nghiệp Việt Nam. Theo tác giả, thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự
phát triển của nông thôn, là chìa khóa để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Xuân Lan (2007), Chính sách thuế đối với sự phát triển nông
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học
viện Tài chính, Hà Nội [49]. Trong nghiên cứu tác giả đã đưa ra nhận định, thuế
không phải cơ chế duy nhất tác động tới hành vi của doanh nghiệp. Nghiên cứu
đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của thuế và tác động của chính sách thuế trong
thu hút các chủ thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế, bất cập của chính sách thuế và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Dưới
góc độ thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chính sách thuế chưa có nhiều
tác động thúc đẩy trong khi tạo gánh nặng thuế không cần thiết, điều này hạn chế
sự phát triển nền sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, gây ra bất bình
đẳng doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất khác. Để khắc phục các hạn chế trên,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, do nghiên cứu dưới góc
độ và hướng tới mục tiêu khác, tác giả chưa đưa ra giải pháp hoàn thiện chính



×