Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học hành vị nâng cao nhận thức, tình cảm của các bạn học sinh qua việc tìm hiểu cuộc đời, vai trò lãnh đạo của đại tướng võ nguyên giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.45 KB, 15 trang )

BÁO CÁO TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. Lí do chọn dự án
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức
chính trị cho thế hệ trẻ là chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT,
Ngành GD&ĐT; tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống;
giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng nói chung
và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng.
Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên là "Nơi khởi nguồn của giáo dục dân tộc,
nơi đào tạo cán bộ chất lượng cao là người dân tộc thiểu số cho tỉnh Điện
Biên”. Mỗi năm, trường chúng em đón nhận các bạn học sinh thuộc từ 15 đến
18 dân tộc trong đó có trên 95% là người dân tộc thiểu số như Thái, H’Mông,
Lào,.... và một số dân tộc rất ít người như Cống, Si La, La Hủ… Chúng em cư
trú ở nhiều huyện, nhiều xã miền núi và biên giới; điều kiện kinh tế, xã hội hạn
chế nên nhận thức của một số bạn chưa thật sâu sắc về lòng yêu nước, chưa
lường hết các thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nên rất dễ bị mua
chuộc lôi kéo gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của địa
phương nói riêng và đất nước nói chung.
Là người dân tộc thiểu số, chúng em còn rụt rè, tự ti, chưa có nhiều điều
kiện để tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn học sinh cịn vơ cảm, thiếu trách
nhiệm khi tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc và lịch sử tại địa phương; chưa
có ý thức trân trọng, tơn vinh những anh hùng đã cống hiến, hi sinh vì Tổ quốc.
Việc đọc các tư liệu chưa được thẩm định, tràn lan trên các trang mạng xã hội,
thậm chí là những nội dung xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật… sẽ dẫn tới tư
tưởng lệch lạc, méo mó và có thể có những hành động sai lầm, nguy hại.
Một số thế lực phản động đã thần thánh hóa Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
cho rằng đó là "thánh trời", là "siêu nhân"; một số lại tuyên truyền rằng, có
được chiến thắng lịch sử hào hùng tại Điện Biên phần lớn là do "may mắn" chứ
công lao của Đại tướng không nhiều..... Thậm chí, các thế lực phản động cịn có
những thơng tin xuyên tạc, bôi nhọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng được ưu ái,


thăng quân hàm Đại tướng nhưng chưa qua bất cứ một trường lớp quân sự nào là
không chấp nhận được... Khi tiếp nhận những thông tin như vậy, nếu khơng có
kiến thức, những hiểu biết về cuộc đời và chiến công của Đại tướng, hẳn một số
bạn học sinh sẽ có những nhìn nhận, đánh giá thiếu chính xác, thậm chí sai lệch,
nguy hại đến hình ảnh, danh tiếng của vị Đại tướng lừng danh này.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng em lựa chọn dự án để nghiên cứu là:
“Nâng cao nhận thức, tình cảm của các bạn học sinh dân tộc thiểu số
trường PT DTNT tỉnh Điện Biên qua việc tìm hiểu cuộc đời, vai trò lãnh đạo
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ”
1


B. Câu hỏi nghiên cứu; Vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học
1. Câu hỏi nghiên cứu
Việc tổ chức các hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm sáng tạo về cuộc đời, vai
trò lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ có
nâng cao nhận thức, có tác động đến tình cảm và có làm thay đổi hành động của
các bạn học sinh là người dân tộc thiểu số trong việc thể hiện lịng u nước
khơng?
2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức, hứng thú của các bạn học sinh người dân tộc thiểu
số trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về cuộc đời, vai trò lãnh đạo của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ đó đề xuất và thực hiện
các giải pháp phù hợp để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, định hướng và có
những hành động cụ thể, thiết thực, hữu ích cho các bạn học sinh dân tộc thiểu
số của nhà trường về vấn đề biểu hiện lòng yêu nước, niềm tự hào, thái độ trân
trọng, biết ơn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng và những anh hùng,
lãnh tụ kiệt xuất đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, bảo vệ vững
chắc chủ quyền quốc gia nói chung.
3. Giả thuyết khoa học

Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu thực tế, tìm hiểu qua các
tư liệu lịch sử sẽ nâng cao nhận thức, tình cảm cho các bạn học sinh trường PT
DTNT tỉnh Điện Biên nói riêng và hướng tới nâng cao nhận thức, tình cảm của
các bạn học sinh trong tỉnh nói chung trong việc thể hiện lịng biết ơn, trân trọng
trước tấm gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ việc nâng cao nhận thức sẽ
có những chuyển biến trong hành động biểu hiện lòng yêu nước.
C. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu
1. Kế hoạch nghiên cứu
* Giai đoạn 1:
- Điều tra thực trạng nhận thức và hứng thú của học sinh toàn trường khi
bắt đầu nghiên cứu (phiếu khảo sát số 1, số 2).
- Lựa chọn ngẫu nhiên 2 nhóm các bạn học sinh là người dân tộc thiểu số
thuộc các lớp khác nhau (nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm).
- Chúng em cùng nhóm thực nghiệm đã trực tiếp đến các cơ quan như: Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hai
đơn vị trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp và trường THCS Võ Nguyên Giáp để
được hỗ trợ về tư liệu, cung cấp thơng tin chính xác về Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của các em học sinh về Đại tướng, gặp các
bác cựu chiến binh là chiến sĩ Điện Biên hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh
Điện Biên từng tham gia chiến đấu dưới sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp để trò chuyện, lắng nghe những nhân chứng lịch sử sống kể
2


chuyện chiến trường với bao khó khăn gian khổ và tấm gương hết lịng vì nhân
dân, đất nước của vị anh hùng- Đại tướng của lịng dân.
- Sau đó, nhóm thực nghiệm được trực tiếp tham gia các chương trình,
hành động cụ thể để qua việc tìm hiểu tư liệu, trải nghiệm thực tế: Đi tham quan
di tích lịch sử tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng; thi
thiết kế video về chiến dịch Điện Biên Phủ, thi vẽ tranh, viết truyện tranh về

cuộc đời của Đại tướng từ khi sinh ra đến khi trở về Vũng Chùa quê mẹ để giúp
các bạn có thêm hiểu biết, hứng thú, được trực tiếp thể hiện những tình cảm của
mình về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Điều tra, đánh giá mức độ nhận thức, hứng thú của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng để đánh giá mức độ thành công của dự án.
* Giai đoạn 2:
- Tiếp tục tổ chức các hình thức tuyên truyền, các hoạt động trải nghiệm
tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới các bạn học sinh toàn trường; Tổ
chức đêm giao lưu: "Huyền thoại về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến
dịch Điện Biên Phủ"; kể chuyện, vẽ tranh, viết truyện tranh về Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, thiết kế quà lưu niệm,…
- Đánh giá mức độ thành công của dự án qua phiếu khảo sát đối với học
sinh toàn trường.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp xử lí thơng tin.
3. Tính mới của dự án
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là cá nhân kiệt xuất nên có rất nhiều cơ quan
ban ngành, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngồi nước tìm hiểu, tuy nhiên
tính mới của dự án thể hiện ở chỗ: Chúng em là những học sinh dân tộc thiểu số,
được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên Phủ- nơi đây năm xưa đã ghi
dấu chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chúng em có mong
muốn được tìm hiểu lịch sử nên đã tự nghiên cứu, thiết kế và tổ chức các
chương trình, hoạt động phù hợp với tâm lí, nguyện vọng của các bạn học sinh
dân tộc thiểu số để nâng cao nhận thức, tình cảm đối với Đại tướng Võ Nguyên
3



Giáp từ đó các bạn có những hành động tích cực trong việc thể hiện lòng yêu
nước.

4


D. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Lịng u nước
- Lịng u nước là tình u q hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem
hết khả năng của mình để phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (GDCD 10, NXB Giáo
dục Việt Nam năm 2016, tr.96)
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân
tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác. Người Việt
Nam u đất nước của mình, tình u đó được hình thành và hun đúc từ trong
cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động
xây dựng đất nước. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất
nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc
nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi khẳng định đường lối
chỉ đạo đúng đắn của Đảng, khẳng định sức mạnh của nhân dân; đã ghi vào lịch
sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của
thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến cơng chói lọi đột phá thành
trì của hệ thống nơ dịch thuộc địa của chủ nghĩa Đế quốc. Trong chiến dịch, lực
lượng quân đội nhân dân Việt Nam là 51.445 người, biên chế trong 9 Trung
đoàn Bộ binh, 1 Trung đoàn sơn pháo 105mm, 4 Đại đội Súng cối 120mm, 1
Trung đoàn Cao xạ 37mm, 2 Tiểu đồn Cơng binh, 628 ơ tơ tải, 21.991 xe đạp

thồ và 251.500 dân công. Trong chiến dịch, ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên
địch, bắn và làm hư hỏng nhiều vũ khí tối tân của kẻ thù.
Mảnh đất Điện Biên Phủ ngày ấy giờ đã hồi sinh, đơm hoa kết trái dâng
đời. Mỗi mùa ban về, nhân dân tưng bừng lễ hội, đó cũng là thời điểm thể hiện
rõ nhất sự biết ơn, trân trọng đối với Đảng, Bác Hồ, đối với Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và các chiến sĩ đã hi sinh trên mảnh đất này.
1.2. Hoạt động trải nghiệm
Là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm
thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội. Qua đó, hình thành những phẩm
chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù (Chương trình giáo
dục phổ thơng - chương trình tổng thể, tr.28).
2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng của việc bồi dưỡng, phát huy lòng yêu nước, tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho các bạn học sinh dân tộc thiểu số ở trường
PTDTNT tỉnh Điện Biên.
Nhà trường chúng em ln xác định bồi dưỡng lịng yêu nước là một nhiệm
vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; phải linh hoạt trong công tác giáo dục và
5


tổ chức đa dạng các hoạt động; hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều Câu lạc bộ
để phát huy tối đa năng lực của các bạn học sinh.
Tuy vậy, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng nhưng
nhiều bạn chưa hiểu rõ những vất vả, gian lao, những hy sinh trong quá khứ,
không hiểu những chiến công oanh liệt đã diễn ra trên quê hương lịch sử anh
hùng, và tại sao hai chữ Việt Nam lại được cả thế giới biết đến?; tại sao Võ
Nguyên Giáp - một thầy giáo dạy Lịch sử lại có thể được phong tặng quân hàm
Đại tướng khi mới 37 tuổi, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại được nhân dân
trìu mến gọi là "Vị Đại tướng của lịng dân?"...
Năm học 2017- 2018 dự án KHKT "Bồi dưỡng lòng yêu nước cho các bạn

học sinh người dân tộc thiểu số qua việc tìm hiểu cuộc đời, chiến cơng của các
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ" đã được
đánh giá cao và có ý nghĩa thực tiễn lớn. Qua các hoạt động tìm hiểu, chúng em
nhận thấy sẽ thật thiếu sót nếu chưa có hoạt động chun sâu tìm hiểu về thân
thế, cuộc đời, vai trò lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tổng chỉ huy
trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chúng em đã tiến hành phát phiếu điều tra để có những đánh giá ban đầu
(Phiếu số 1- nhận thức; phiếu số 2 - hứng thú) của các bạn học sinh dân tộc thiểu
số của trường PT DTNT tỉnh Điện Biên với số lượng là 552/565 bạn. Kết quả
thu được là vốn hiểu biết của các bạn học sinh về cuộc đời, vai trò lãnh đạo của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ là rất hạn chế (có
biểu đồ so sánh sau khi đã có tác động).
- Sau đó chúng em lựa chọn ngẫu nhiên 2 nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: Gồm 35 bạn học sinh dân tộc thiểu số của 3 lớp:
Lớp

10A1
11B3
12C5

Thầy/ cô
giáo
chủ nhiệm

Trần Ngọc
Điệp
Hà Thị
Huyền
Vũ Mai
Hiên


Tổng

Thành phần dân tộc
Thái

Mơng

K.mú

Lào

7

3

1

5

2

1

5

1

3


17

6

3

Dao

Cống

Mường Tày

Nùng

Xi
La

Tổng
số

1
1

1

12
1

2


13

1
2

1

1

1

1

10

1

2

35

+ Nhóm đối chứng: Gồm 35 bạn học sinh dân tộc thiểu số của 3 lớp học sinh.
Thầy/ cô
Lớp
Thành phần dân tộc
Tổng
giáo
K.
Xạ
Xi số

Thái Mông
Lào Dao Cống Mường
10A6

chủ nhiệm
Hoàng Minh
Phương

11B2 Nguyễn

Hồng Thúy



4

4

6

1

phang

1

1
2
6


1

La

2
2

1

12
13


12C3 Hồng Song 2
Hào

Tổng

3

12

1
8

2

1
2


1
2

1
2

1
3

10
2

2

35

Kết quả:

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Hình 1. Biểu đồ nhận thức của các bạn học sinh dân tộc thiểu số trường PT DTNT
tỉnh Điện Biên về cuộc đời, vai trò lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong
chiến dịch Điện Biên Phủ trước khi thực hiện các giải pháp nghiên cứu.

Chương 2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TÌNH
CẢM CHO CÁC BẠN HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ CUỘC ĐỜI,
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

1. Tiếp tục bổ sung, phát huy hiệu quả của câu lạc bộ, trang Facebook
mang tên “Tiếp bước những anh hùng”
- Cách thức thực hiện: Nhóm các bạn học sinh này sẽ là lực lượng chủ
yếu trong việc sưu tầm, biên soạn tư liệu, lên ý tưởng, đề nghị đoàn trường, nhà
trường giúp đỡ trong quá trình tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tiếp tục đăng
bài, ảnh, cảm nghĩ vào trang Facebook để nội dung tuyên truyền và kết quả hoạt
động được phổ biến rộng rãi hơn.
- Kết quả: Đã tổ chức được 1 buổi/1 tuần trong thời gian từ tháng 8/2018
đến nay với chủ đề về cuộc đời, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tư
liệu, các hồi kí của chính Đại tướng để lại. Trang Facebook thường xuyên được
cập nhật và có sự giao lưu, phản hồi tích cực.
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên
Phủ tại Mường Phăng; tham quan, trao quà cho 2 trường Tiểu học Võ
Nguyên Giáp và THCS Võ Nguyên Giáp
7


- Cách thức thực hiện: Liên hệ, tổ chức cho 35 bạn học sinh tham gia,
thiết kế nhiều hoạt động để tìm hiểu về cuộc đời, vai trị của Đại tướng; tình cảm
của bà con nhân dân Mường Phăng đối với vị Đại tướng lừng danh này. Trao
quà và 10 xuất học bổng cho các em học sinh có hồn cảnh khó khăn nhưng
ln nỗ lực và đạt thành tích cao trong học tập.
- Kết quả: Qua phỏng vấn và qua bài viết thu hoạch, chúng em nhận được
nhiều thông tin, tình cảm trân trọng, kính u, ngưỡng mộ mà các bạn học sinh,
nhân dân Mường Phăng dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
3. Phát động viết truyện, vẽ tranh, thiết kế quà lưu niệm bằng chính những
sự kiện, câu nói, hình ảnh của Đại tướng hoặc chiến dịch Điện Biên Phủ
- Cách thức thực hiện: Liên hệ với các CLB của nhà trường, động viên các
bạn tìm hiểu và thể hiện các nội dung trên.
- Kết quả: Các hoạt động trên đã khẳng định tài năng sáng tạo của các bạn, có

nhiều bức tranh, câu chuyện, quà tặng ý nghĩa. Những hình ảnh về Đại tướng oai
phong đức độ, gần gũi với nhân dân được các bạn khắc họa tài tình bằng chính
cảm xúc chân thành, thương u nhất.
4. Thiết kế, tổ chức chương trình nghệ thuật:
“Huyền thoại về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ”
- Cách thức thực hiện: Chúng em căn cứ vào 5 khối liên kết của nhà
trường để hình thành 05 đội. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đội để thể hiện
những hiểu biết của đội mình về cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ khi
sinh ra, khi lên chiến trường Điện Biên Phủ, sau chiến dịch Điện Biên Phủ cho
đến lúc trở về yên nghỉ tại quê hương Quảng Bình.
- Kết quả: Trong chương trình nghệ thuật, các bạn học sinh đã thể hiện
bằng hoạt cảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Quyết định khó khăn nhất khi
thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến
chắc”, sau chiến thắng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thăm chiến trường Điện
Biên Phủ, cảnh Bác Giáp gặp gỡ bà con dân tộc xã Mường Phăng- huyện Điện
Biên nhân kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Những bài hát “Qua miền Tây Bắc” (Nguyễn Thành), bài hát “Giải phóng
Điện Biên” (Đỗ Nhuận) đã tái hiện lại khơng khí hào hùng của một thời kì lịch
sử vẻ vang của dân tộc.
Bên cạnh đó, những nốt nhạc trầm hùng, thiết tha trong các bài: Tướng
quân Võ Nguyên Giáp (Huỳnh Lợi), Quảng Bình q ta ơi (Hồng Vân) Lời ru
q mẹ Quảng Bình (Lê Tiến Hồnh) đã khiến cho các thầy cô giáo và các bạn
học sinh vô cùng xúc động trước tình cảm của bà con Quảng Bình dành cho Đại
tướng và những tình cảm mà Đại tướng đã dành tặng cho miền quê nghèo ấy.
5. Tổ chức tìm hiểu, giao lưu, phỏng vấn các bác cựu
chiến binh- chiến sĩ Điện Biên Phủ anh hùng; thăm hỏi
động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ; tơn tạo, chăm
8



sóc các khu Di tích lịch sử, các nghĩa trang liệt sĩ; Tham
quan Bảo tàng chiến thắng, các di tích lịch sử Điện Biên
Phủ, tuyến đường mang tên Võ Nguyên Giáp
- Cách thức thực hiện: Liên hệ với Hội Cựu chiến binh Thành Phố Điện
Biên Phủ để có thơng tin, sau đó trực tiếp thăm hỏi, trị chuyện với các bác cựu
chiến binh là chiến sĩ Điện Biên; tham quan Bảo tàng Chiến thắng, các di tích
Lịch sử tại Điện Biên; tổ chức viếng nghĩa trang để giáo dục truyền thống; tìm
hiểu về tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Kết quả: Trong quá trình thực hiện dự án, chúng em thực sự rất xúc động khi
được giao lưu với bác Phạm Đức Cư, bác Nguyễn Hữu Chấp, bác Hoàng Đức
Nhiên - những chiến sĩ Điện Biên anh hùng; được đến động viên AHLLVTND
Phùng Văn Khầu (hiện nay Bác Khầu đã mất ngày 16/12/2018). Qua các hoạt
động này, chúng em đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhiều cơ quan, ban
ngành, sự hưởng ứng giao lưu nhiệt tình của các thầy cơ giáo và các bạn học
sinh. Có thể khẳng định: Những lần gặp gỡ, giao lưu đã để lại ấn tượng sâu sắc
về những gian lao, cống hiến, sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ, dân công
trong chiến dịch Điện Biên Phủ; sự tài ba trong chỉ huy quân sự và tình cảm yêu
thương chân tình của Đại tướng dành cho các chiến sĩ, nhân dân Điện Biên nói
riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
6. Thiết kế, phát huy hiệu quả của tờ rơi
- Cách thức thực hiện:
Để hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi phát huy hiệu quả, chúng em - những
người nghiên cứu đề tài này đã dành thời gian, cơng sức nghiên cứu, phân tích
các tờ rơi quảng cáo của viettel, vinaphone, các tờ rơi quảng bá về Điện Biên
của Trung tâm xúc tiến và du lịch tỉnh Điện Biên để vận dụng làm tờ rơi cho dự
án của mình.
- Kết quả: Nhóm nghiên cứu đã thiết kế một mẫu tờ rơi với thông điệp:
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Một con người làm nên lịch sử”.
Tờ rơi thiết kế trang trọng, hình thức hấp dẫn với nội dung giới thiệu về
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự kiện tiêu biểu về Đại tướng trước, trong, sau khi

lên chiến dịch Điện Biên Phủ, những hình ảnh tiêu biểu của Đại tướng khi về
thăm lại chiến trường xưa.
Khi phát tờ rơi cho học sinh tồn trường, nhóm nghiên cứu hướng dẫn cụ
thể cách giới thiệu, tuyên truyền cho các bạn học sinh khi mang về gia đình, địa
phương để phổ biến tới người thân, người dân trong bản, xã.
7. Thiết kế video về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, về
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Cách thức thực hiện:

9


Tổ chức cho các bạn học sinh tìm hiểu tư liệu, viết lời dẫn, ứng dụng
CNTT để thiết kế video về về chiến dịch Điện Biên Phủ; video về cuộc đời của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những sự kiện tiêu biểu.
- Kết quả: Thiết kế được 06 video (02 về chiến dịch ĐBP, 04 về Đại
tướng Võ Nguyên Giáp)
Chương 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau khi thực hiện các giải pháp tác động, chúng em đã phát phiếu điều tra
để đánh giá mức độ nhận thức của các bạn học sinh dân tộc thiểu số cho hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như sau:

Khi bắt đầu nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu

Hình 2. Biểu đồ nhận thức của các bạn học sinh dân tộc thiểu số trường PT DTNT tỉnh
Điện Biên (nhóm thực nghiệm) trước và sau khi nghiên cứu

So sánh kết quả đánh giá về mức độ nhận thức của các bạn học sinh dân

tộc thiểu số ở nhóm đối chứng trước, sau khi thực hiện dự án như sau:

Khi bắt đầu nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu

Hình 3. Biểu đồ nhận thức của các bạn HS dân tộc thiểu số trường PT DTNT tỉnh Điện
Biên (nhóm đối chứng) khi bắt đầu nghiên cứu và sau khi nghiên cứu

Từ những kết quả thu được bước đầu với 70 bạn HS thuộc hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng, để khẳng định tính hiệu quả của dự án, chúng em tiếp tục
10


triển khai dự án với 552/565 bạn học sinh trong toàn trường. Kết quả khảo sát
trước và sau khi thực hiện các giải pháp tác động như sau:

Hình 4. Mức độ nhận thức của các bạn HSDTTS trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về
cuộc đời, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bên cạnh những tác động nhằm thay đổi mức độ nhận thức của các bạn
HSDTTS chúng em còn tiến hành điều tra mức độ hứng thú của các bạn học
sinh người dân tộc thiểu số trước và sau khi thực hiện dự án và kết quả thu được
rất khả quan.
* Với nhóm HS thuộc hai nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng

Hình 5a. Mức độ hứng thú của các bạn HSDTTS trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về
cuộc đời, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (thuộc
nhóm ĐC trước, sau khi thực hiện dự án)


11


Hình 5b. Mức độ hứng thú của các bạn HSDTTS trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về
cuộc đời, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của nhóm
Thực nghiệm trước và sau khi thực hiện dự án

Hình 6a. Mức độ hứng thú của các bạn HSDTTS trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về
cuộc đời, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trước khi
thực hiện các giải pháp tác động.

Hình 6b. Mức độ hứng thú của các bạn HSDTTS trường PT DTNT tỉnh Điện Biên về cuộc
đời, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ sau khi thực hiện
các giải pháp tác động.

12


Chương 4. PHẦN KẾT LUẬN KHOA HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận khoa học:
- Về câu hỏi nghiên cứu: Bồi dưỡng lòng yêu nước cho các bạn học sinh
dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết, phải thực hiện thường xuyên. Việc tổ
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tìm hiểu, tuyên tuyền về cuộc
đời, vai trò lãnh đạo của Đại tướng Võ nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên
Phủ đã nâng cao nhận thức, sự hứng thú của các bạn học sinh dân tộc thiểu số.
- Về vấn đề nghiên cứu: Việc tìm hiểu, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng về
tình cảm cho các bạn học sinh người dân tộc thiểu số qua việc tìm hiểu cuộc đời,
vai trị của Đại tướng Võ Ngun Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ thực sự
có ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại, khi mà một bộ phận không nhỏ thanh niên,
học sinh thờ ơ với lịch sử, phai nhạt lí tưởng, thiếu ý chí phấn đấu, sống thiếu

trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; Các nhân chứng lịch sử người đã
mất, người còn sống thì tuổi đã rất cao, sức khỏe yếu; Các thế lực thù địch ra
sức tuyên truyền nhằm đầu độc nhận thức của thế hệ trẻ, gieo rắc tư tưởng xét
lại lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong quá khứ đấu tranh
của dân tộc.
- Về giả thuyết khoa học: Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã nâng
cao nâng cao nhận thức, tình cảm, hình thành năng lực, hành vi của các bạn học
sinh dân tộc thiểu số trong việc thể hiện lòng yêu nước, phổ biến sâu rộng cuộc
đời, vai trò lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên
Phủ cho các bạn học sinh trường PT DTNT tỉnh Điện Biên nói riêng, mong
muốn góp phần nâng cao nhận thức, định hướng hành động cho các bạn học sinh
trong tỉnh Điện Biên nói chung.
Mỗi tháng năm lịch sử, có một cái tên được nhiều người nhắc đến: Võ
Nguyên Giáp; có một địa danh hay được nhắc đến: Điện Biên Phủ - Việt Nam.
Bằng những phẩm chất thiên tài của mình, dù chưa trải qua một trường lớp quân
sự chính quy nào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của nhân dân đã trở
thành biểu tượng của lòng yêu nước, của sức mạnh Việt Nam, là niềm tự hào của
những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S u thương.
Truyền thống chính là hành trang, là sức mạnh để thế hệ trẻ hôm nay tiếp
bước, phát huy. Việc bồi dưỡng lòng yêu nước là một việc làm cần thiết, thường
xuyên và cần có sự đa dạng, phong phú trong hình thức hoạt động.
Dự án: “Nâng cao nhận thức, tình cảm của các bạn học sinh dân tộc
thiểu số trường PT DTNT tỉnh Điện Biên qua việc tìm hiểu cuộc đời, vai trị
lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ” mà
chúng em thực hiện đã có tác động lớn đối với các bạn học sinh, góp phần nâng cao
nhận thức, bồi dưỡng lịng u nước và có những định hướng cho những hành
động biểu hiện lòng yêu nước.

13



Hướng tới kỉ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 7/5/2019), chúng em hi vọng rằng: Dự án trên với những hành động nhỏ bé, thiết
thực trong q trình thực hiện sẽ là món q nhỏ thể hiện lòng biết ơn đối với
những chiến sĩ đã hi sinh quên mình vì mảnh đất Điện Biên thân yêu, là nén tâm
nhang kính dâng Đại tướng Võ Nguyên giáp- người anh hùng huyền thoại.
2. Khuyến nghị
2.2.Với Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
2.4. Với BGH, các thầy cô giáo trong nhà trường
2.5. Với các bạn học sinh trong nhà trường

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trong trái tim em
Ảnh: Vàng Thị Cú (HS lớp 12C1)

Quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bạn học sinh
trường PT DTNT tỉnh Điện Biên vui múa xòe.

14


E. Tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả, Huyền thoại Điện Biên, NXB Lao động - Xã hội, tháng 7
năm 2007.
2. Nhiều tác giả, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Sở chỉ huy chiến dịch Điện
Biên Phủ tại Mường Phăng, Điện Biên Phủ, tháng 8/2018.
3.Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980.
4. Di tích lịch sử và văn hóa Điện Biên Phủ, Cơng ty TNHH in Điện Biên,
năm 2014.

5. Chương trình giáo dục phổ thơng – chương trình tổng thể.
6. Nguyễn Văn Khoan, Kể chuyện Điện Biên Phủ 1953- 1954, NXB Thông
tin và truyền thông, 2012.
7. Nhiều tác giả, Điện Biên Phủ, trận thắng thế kỉ, NXB thông tin và truyền
thông, 2014.
8. Nhiều tác giả, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ,
NXB Quân đội nhân dân, 2004.
9. Trần Trọng Trung, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, NXB chính trị Quốc gia,
năm 2016.
10. Hồng Bình Trọng, Trường ca về tướng Giáp, người anh cả của toàn
quân, NXB Lao động, năm 2009.
11. Nhiều tác giả, Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội Nhân dân,
năm 2000.
12. Nhiều tác giả, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ,
NXB Quân đội Nhân dân, năm 2004.

15



×