Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu luận quản trị chiến lược tập đoàn viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.45 KB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài :

Hiện nay, thị trường ngày càng trở nên năng động và chuyển biến với tốc độ
nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, việc mở rộng
quy mô của mỗi doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, đó không chỉ là quy mô
trong nước mà doanh ngiệp cần phải có bước tiến hội nhập với thị trường nước
ngoài. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam không phải doanh nghiệp nào cũng có thể
đầu tư ra nước ngoài đều đạt được hiệu quả và đạt được thị phần như mong muốn.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều
sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ đa dạng nhất. Viettel có những sản phẩm
hướng tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng
theo mức thu nhập.
Khi thị trường viễn thông trong nước hội tụ đến 8 nhà cung cấp dịch vụ di động:
Vinaphone, Mobifone, Viettel, VN mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile và
Beeline thì người ta vẫn thấy được sự khác biệt của Viettel.
Cùng triết lý thương hiệu: luôn đột phá, đi đầu, tiên phong, công nghệ mới, đa sản
phẩm, dịch vụ chất lượng tốt; làm việc và có tư duy chiến lược cao đã trở thành
một hiện tượng, tạo ra thành công vượt bậc không chỉ ở thị trường Việt Nam mà
còn cả trên thị trường viễn thông quốc tế. Đem những tiềm năng tinh túy của Việt
Nam ra thị trường quốc tế. Viettel với tinh thần của người lính quả cảm nên không
ngại đi vào vùng có “địa tô” thấp nên đã không ngừng thay đổi, phát triển và hoàn
thiện từng ngày, từng giờ là động lực đưa tập đoàn ngày càng vươn xa. Với câu
Slogan “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel đã cho thấy được tư duy và tầm nhìn
vượt trội của mình từ đó mang lại những thành công to lớn trong ngành viễn thông.
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel



Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của Viettel
lên tới hơn 20 triệu thuê bao, chiếm trên 40% thị phần di động. Trở thành doanh
nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất: Hiện Viettel có khoảng 12.000 trạm thu phát
sóng, không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng Viettel đã về sâu đến vùng
nông thôn, vùng hải đảo xa xôi. Thuê bao di động Viettel có thể gọi đi bất cứ đâu,
bất cứ thời điểm nào đều không sợ bị nghẽn.
Hơn thế nữa Viettel luôn làm người tiêu dùng cũng như các đối thủ cạnh tranh phải
ngỡ ngàng với giá cước cạnh tranh nhất. Những gói cước của Viettel thật sự hấp
dẫn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Câu hỏi đặt ra là: Viettel đã làm như thế nào để có thể thành công đến như
vậy ? Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế của Viettel như thế nào? Đó có hay
chăng là cả một hệ thống tư duy nghệ thuật định hướng trong chiến lược của các
nhà quản trị chiến lược cao cấp của Viettel … Để giải đáp các câu hỏi này, nhóm
mình đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và
chiến lược cạnh tranh trong và ngoài nước của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn
thông Quân đội Viettel”
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản về môi trường viễn thông trong nước
và ngoài nước, nhóm chúng em sẽ bắt tay vào phân tích và đề xuất hoàn
thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh trong và ngoài nước

3.

của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel).
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài :
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
môi trường kinh doanh viễn thông trong và ngoài nước, cũng như nghiên
cứu về nguồn nội lực và các chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp –


4.

Viễn thông Quân đội Viettel”.
Phương pháp nghiên cứu đề tài :

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


Bài tiểu luận sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học để phân
tích về lý luận và thực tiễn như : phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu,
phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp đặt vấn
đề và suy luận logic.

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


Khái quát tình hình phát triển của Viettel :
1. Giới thiệu sơ lược, lịch sử hình thành & phát triển :
1.1. Giới thiệu sơ lược :

I.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn
nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp
của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ
Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh
trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan “Hãy nói

theo cách của bạn“, Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt
động.
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời
được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế
giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay,
Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng
dân số hơn 190 triệu.
1.2.
o

Lịch sử hình thành & phát triển :
Tính đến nay Tập đoàn Viên thông Quân đội (Viettel) đã thành lập được 30 năm.
Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO)

o

được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) hiện nay.
Năm 1990 đến năm 1994, Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho Tổng cục
Bưu điện. Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp

o

anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m).
Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch

o

đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Năm 1999, hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung lượng
2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến

thu – phát trên một sợi quang. Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


o

Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại
đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh

o
o
o

với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công.
Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Với những cố gắng để phát triển, năm 2003 Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch
vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất
cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao; trong cùng
năm này Viettel đã cung cấp đến người tiêu dùng dịch vụ điênt hoại di động và

o

cổng cáp quang quốc tế.
Qua nhiều lần đổi tên như Công ty Viễn thông Quân đội ( tháng 2 năm 2003),
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (tháng 4 năm 2004), Tập đoàn Viễn thông
Quân đội (2010), đến năm 2018 vừa qua đã chuyển đổi thành Tập đoàn Công

nghiệp – Viễn thông Quân đội Chính phủ theo Nghị định số 05/2018/NĐ-CP, do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Với những cố gắng của mình, Viettel đã đạt
nhiều thành tích đáng kể như:giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm
(Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009), giải thưởng Nhà cung cấp tốt nhất
tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009), và hiện
nay Viettel đã trở thành 1 trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, trong

top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới và nhiều giải thường, danh hiệu khác.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh và những thành tựu trong thời gian vừa qua
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Theo nhà mạng quân đội, đến hết năm 2018, Viettel đạt tổng doanh thu 234.000 tỷ
đồng, chiếm 60% doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam.
Cùng với doanh thu trên, lợi nhuận hợp nhất của hãng viễn thông quân đội là 37.600 tỷ
đồng, chiếm hơn 70% lợi nhuận toàn ngành.

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng công ty viễn thông MobiFone, năm 2018, lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp ước đạt 6.045 tỷ đồng, tăng trưởng 7,5% so với lợi
nhuận năm 2017. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của MobiFone
ước đạt 25,7%.
Theo nhà mạng quân đội, dù 2018 tiếp tục là một năm thách thức khi thị trường viễn
thông Việt Nam đã bão hòa, doanh thu dịch vụ của Viettel trong lĩnh vực cốt lõi vẫn tăng
trưởng 8%, trong đó doanh thu dịch vụ viễn thông trong nước tăng 4,2%.
Lĩnh vực đầu tư quốc tế có doanh thu dịch vụ tăng trưởng khoảng 20%, dòng tiền
chuyển về nước đạt 240 triệu USD, cao hơn 3% so với năm ngoái.
Thuê bao di động của các thị trường nước ngoài tăng gần 20%, đóng góp vào gần 12
triệu thuê bao di động phát triển mới trong năm, nâng tổng số thuê bao của Viettel trên

toàn cầu là hơn 110 triệu thuê bao di động.
Đặc biệt, thị trường Myamar của Viettel đã đạt 4 triệu thuê bao sau 6 tháng kinh
doanh, một kỷ lục hiếm có trên thế giới.
Bước sang năm 2019, nhà mạng quân đội đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu
7,3% (hơn 251.000 tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39.000 tỷ đồng) so với năm
ngoái.
Mục tiêu tăng trưởng 15% hàng năm đến năm 2020, Viettel đang phấn đấu trở
thành một trong 10 công ty viễn thông hàng đầu trên toàn cầu. Tập đoàn đã liên tục
làm bùng nổ dịch vụ viễn thông di động ở nhiều thị trường trên thế giới, sở hữu
khoảng 100 triệu khách hàng. Viettel đã trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông
lớn nhất thế giới.
2.2.

Những thành tựu đạt được

Tại Việt Nam
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel




Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học do



người tiêu dùng bình chọn.
Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt




Nam.
Mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, và là một trong những mạng di động có tốc









độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
Số 1 về truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.
Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
Số 1 về đột phá kỹ thuật:
Sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm và kinh doanh thành công dịch vụ
VoIP
Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.
Năm 2013, Danh hiệu Doanh nghiệp đóng Thuế nhiều nhất Việt Nam do Vietnam
Report và Tổng cục Thuế trao tặng.

Trong khu vực


Là một trong những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.




Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Campuchia và Lào về hạ tầng viễn thông và



thuê bao.
Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Haiti và Mozambique về hạ tầng viễn thông.

Trên thế giới


Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới



Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless
Intelligence bình chọn)

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel




Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới.



Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng
Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.


3.

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Đến nay, Viettel Telecom được cho là đã ghi được những dấu ấn quan trọng và một
vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng:
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64
tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân
cư, vùng miền đất nước.
Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp
dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Hiện nay, sau 30 năm thành lập và phát triển, với những chiến lược kinh doanh được
thực hiện, sự nỗ lực đem đến sự tiện ích trong từng dịch vụ của mình, đến nay Viettel đã
trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.
Nhìn nhận nguyên nhân thành công của Viettel, Thủ tướng cho rằng, đó là văn hóa
và tinh thần Viettel, chú trọng nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nhân lực trình độ cao, thu hút, đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia giỏi, có bước đi
phù hợp.
II.
1.
1.1.

Chiến lược kinh doanh của Viettel :
Khái quát môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông :
Môi trường viễn thông trong nước :
a. Tốc độ phát triển viễn thông tại Việt Nam thuộc Top nhanh nhất thế giới :

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn

Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


Sự phát triển chóng mặt của ngành Công nghệ thông tin đã kéo theo những sự phát
triển đáng kinh ngạc của ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu
điện thoại và linh kiện năm 2018 đạt hơn 48.5 tỷ USD (Sở công thương), tăng gấp 14 lần
so với năm 2010 và kim ngạch xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đạt 29,4 tỷ USD,
tăng gấp 9 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành từ 25 - 35%/năm.
Năm 2005 số thuê bao di động tại Việt Nam chỉ đạt hơn 13 triệu thuê bao nhưng sau
hơn 10 năm con số này đã lên tới hơn 131 triệu thuê bao, tăng hơn 10 lần, mật độ thuê
bao khoảng 130 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ thuê bao Internet băng thông đạt 6.5 thuê
bao/100 dân, cao gấp 2,5 lần so với năm 2010, hơn 30 lần so với năm 2005. Tỷ lệ thuê
bao Internet băng rộng di động đạt 42,3 thuê bao/100 dân; toàn quốc có trên 60 triệu
người sử dụng Internet, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 53% dân số, cao gấp 1,9 lần
so với năm 2010, hằng năm Doanh thu Viễn thông đạt khoảng 18,3 tỷ USD, cao gấp hơn
2 lần so với năm 2010, cao gấp hơn 10 lần so với năm 2005, lợi nhuận hằng năm khoảng
2,5 tỷ USD/năm, nộp ngân sách nhà nước trên 60.000 tỷ đồng/năm.
b. Các doanh nghiệp chạy đua trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông :
Với việc phóng thành công 02 vệ tinh lên quỹ đạo trái đất, Việt Nam đã ghi tên
mình vào danh sách các nước đã có chủ quyền trên quỹ đạo vệ tinh và kết cấu hạ tầng
thông tin của Việt Nam đã được đảm bảo bằng tất cả các hình thức liên lạc tiên tiến hiện
đại nhất thế giới. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt 95% diện tích, tổng băng thông
kênh kết nối quốc tế đạt 1.450Mb/s, tăng hơn 12 lần so với năm 2010.

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


Trong năm 2017-2018, các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, MobiFone, đã
đầu tư nâng cấp phát triển mới cáp quang, trạm BTS 4G để cung cấp dịch vụ với chất

lượng cao; trong đó, VNPT phát triển mới thêm 19.000 trạm BTS, 52.066 km cáp quang.
Viettel phát triển mới mạng trong nước thêm 33.267 trạm BTS. 44.144 km cáp quang.
Công ty CP hạ tầng Viễn thông CMC khai trương tuyến đường trục xuyên Việt mới.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát đã phát triển cung
cấp nhiều dịch vụ mới tiện lợi, góp phần giảm chi phí cho xã hội, đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, hạ tầng viễn thông đã có hơn 800.000km cáp
quang được triển khai đến tận các thôn, bản, xã phường của 63 tỉnh/thành phố trên cả
nước, sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên
98% dân số, hình thành xa lộ kết nối toàn cầu).
Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa dịch vụ số vào các hoạt động đời sống
kinh tế xã hội và sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số trong tương lai thông qua
việc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G trong thời gian tới và mạng cáp
quang phủ rộng để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho IoT
c.

và cách mạng công nghiệp 4.0…
Rủi ro từ sự cạnh tranh khốc liệt :
Trong hơn 20 năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam phát triển với tốc độ
chóng mặt, trở thành một thị trường đầu tư màu mỡ cho các doanh nghiệp. Theo số liệu
của Bộ TT&TT, hiện trên thị trường có hơn 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
viễn thông, trong đó có 37 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập cơ sở hạ tầng mạng, 33
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp tham gia
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


vào lĩnh vực viễn thông như vậy nhưng 95% thị phần vẫn nằm trong tay ba ông lớn là
Viettel, MobiFone và VinaPhone.
Việc nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực viễn thông giúp cho giá cước

viễn thông liên tục giảm nhưng doanh thu viễn thông vẫn tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên,
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt
là cạnh tranh giá cước dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc cạnh tranh khốc liệt giữa các
nhà mạng cũng được thể hiện rõ tại báo cáo của chính các nhà mạng tại Hội nghị giao
ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT vào đầu tháng 11/2017. Theo đó, lãnh đạo hai Tập đoàn
viễn thông lớn là VNPT và Viettel cho rằng việc các nhà mạng rơi vào tình cảnh doanh
thu và thuê bao di động tăng trưởng chậm do thị trường cạnh tranh mạnh về giá cước.
Theo lãnh đạo Tập đoàn VNPT, thị trường di động đang cạnh tranh rất mạnh về cước, cả
cước thoại và data nên ảnh hưởng tới kế hoạch tăng trưởng doanh thu của VNPT. Còn
lãnh đạo Tập đoàn Viettel, cho biết, doanh thu Viettel có tăng trưởng khoảng 9% so với
cùng kỳ năm trước, riêng phát triển thuê bao mới chỉ hoàn thành khoảng 75-80% mục
tiêu đặt ra. Nguyên nhân do thị trường cạnh tranh về cước rất mạnh, cước giảm ở mức rất
thấp, cả cước thoại và cước data đều giảm.
Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Thành Hưng cảnh báo nếu các
doanh nghiệp cứ tiếp tục cạnh tranh như vậy dễ dẫn đến phá sản, thị trường đổ vỡ, tác
động không nhỏ đến hoạt động kinh tế chung của quốc gia. Để phát triển bền vững, duy
trì cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp viễn thông cần thay đổi cách thức kinh doanh,
quản trị doanh nghiệp, tư duy phát triển để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sử dụng đa dạng
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


của khách hàng. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cũng cần điều chỉnh quy định và
d.

cơ chế quản lý để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và thị trường.
Thị trường viễn thông trong nước có dấu hiệu bão hoà :
Sau khoảng thời gian chuyển mình mạnh mẽ, thị trường viễn thông Việt Nam nói
chung và thị trường điện thoại di động cá nhân nói riêng dần bước vào giai đoạn bão hòa,
các nhà mạng cạnh tranh chủ yếu với nhau thông qua gói cước, chất lượng dịch vụ và

công tác chăm sóc khách hàng. Theo thống kê cuối năm 2018, tỉ lệ thuê bao di động/100
dân chỉ dừng ở mức 132,3/100 dân, trong khi chỉ tiêu đặt ra là 140 thuê bao/100 dân. Tỷ
lệ hộ gia đình có điện thoại cố định chỉ đạt 9,3% trong khi đó chỉ tiêu đặt ra là 40-45%.
Mặc khác, tỷ lệ hộ gia đình có truy cập internet cũng chỉ đạt 33%, thấp hơn từ 2-7% so
với kế hoạch.
1.2.
Môi trường kinh doanh viễn thông ngoài nước :
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 một lần nữa khẳng định sự phát
triển của “Kỷ nguyên Smartphone”. Giờ đây, mọi người có thể kết nối với nhau từ
những nơi xa xôi một cách dễ dàng và thường xuyên hơn bằng những cuộc gọi video
hay tin nhắn qua những ứng dụng, điều đó cũng mở ra một cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp viễn thông trên toàn thế giới.
Sự phát triển về kinh tế tại một số khu vực như Đông Nam Á, Châu Phi, Châu
Mỹ,… giúp cho người tiêu dùng tại các khu vực này chi tiêu mạnh tay hơn cho các
cuộc gọi cũng như lượng người truy cập internet ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó,
các chính phủ ngày càng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm mở cửa
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


chào đón các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài đầu tư vào, điều đó giúp việc tiếp
cận thị trường của các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh những thị trường đầu tư đầy tiền năng, những thị viễn thông trường
như Châu Âu bước vào giai đoạn bão hòa khá sớm, vì vậy các ông lớn trong ngành
viễn thông như France Telecom, Vodafone, Portugal Telecom, Deutsche Telekom,…
trở thành những nhà tiên phong trong việc đầu tư phát triển viễn thông tại các thị
trường như Châu Phi và Châu Mỹ, biến thị trường viễn thông nơi đây thành một trong
những nơi có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới.
1.3.


Phân tích nguồn nội lực của Viettel :
1.3.1. Nguồn lực về vốn:





Viettel bước vào thị trường viễn thông trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của các
nhà mạng nội địa, Viettel chấp nhận bỏ ra hơn 1 triệu USD để thuê các kỹ sư và tư
vấn nước ngoài về để tự thành lập một mạng lưới riêng, nhờ học hỏi kinh nghiệm
từ nước ngoài . Viettel có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn lớn, giữ
vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống lực lượng
thông tin quân đội với mạng lưới rộng khắp cả nước và được chính phủ ưu tiên
phát triển.
Viettel tự xây dựng cho mình một đế chế riêng, mạng lưới viễn thông lớn nhưng
vẫn để người dân sử dụng với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá cạnh tranh từ doanh
nghiệp còn lại. Không dừng ở đó, Viettel còn tiếp tục cho mở tổng đài, xây dựng
cáp quang trải dài cả nước, thành lập các trạm thu phát sóng (BTS ) 3G, 4G khắp
cả nước. Nhờ những bước đi đầu tiên đầy tính đúng đắn trong chiến lược, hệ thống
hạ tầng được đánh giá là tốt nhất cả nước, trở thành công ty viễn thông hàng đầu.
1.3.2.

Nguồn lực về nhân sự:

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel





Viettel là một tập đoàn thuộc quyền Nhà nước nên việc đề cao con người là điều
cần ưu tiên, kể cả lực lượng lao động hay khách hàng. Con người là yếu tố cốt lõi
của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Viettel luôn khai thác nguồn lực con
người một cách hiệu quả nhất, kết nối , tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ công ty.
Bằng các chế độ làm việc, hưởng lương, tuyển dụng mang tính chuyên nghiệp và
cộng đồng giúp cho nhân viên đoàn kết, tận tâm với công ty. Hiện nay, Viettel sở
hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật ổn định, trình độ cao, chuyên nghiệp và có kỉ luật.
1.3.3.

Nguồn lực về thương hiệu:



Nhờ sự uy tín trong những bước đầu thành lập, Viettel đã xây dựng lòng tin cho
người dân về một tập đoàn đề cao phúc lợi của người dân. Với slogan “ Hãy nói
theo cách của bạn” , Viettel đề cao sự hài lòng của khách hàng lên trên lợi nhuận,
từ đó giá trị thương hiệu của công ty cũng đã được nâng lên.



Có tín nhiệm cao đối với khách hàng về các sản phẩm và các dịch vụ viễn thông.
Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và sử
dụng Internet của khách hàng, tạo được lòng tin cậy, xây dựng và phát triển được
một số lượng lớn khách hàng trong những năm qua.



Ngoài ra, Viettel còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp gắn bó, ý nghĩa kỷ luật
cao, khả năng khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sáng tạo để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.


Từ những phân tích trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bão hòa và
sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường viễn thông nội địa cũng như sự phát triển
mạnh mẽ, đầy những cơ hội đầu tư nhưng cũng đầy những thách thức của thị
trường viễn thông quốc tế. Điều đó đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tham gia
đầu tư, mở rộng sang thị trường viễn thông nước ngoài phải có kinh nghiệm
vững vàng, nguồn lực dồi dào về vốn, tập trung đầy đủ những yếu tố về con
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


người, thương hiệu. Như vậy, có thể nhìn thấy Viettel hội tụ đủ những yếu tố
trên và đã đến lúc Viettel phải mở rộng kinh doanh toàn cầu, không chỉ tập
trung cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh quốc
tế trên thị trường nước ngoài.

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


2. Nhận diện chiến lược phát triển và
2.1.
Chiến lược phát triển :
a. Chiến lược thâm nhập thị trường :

chiến lược cạnh tranh của Viettel :

Với thương hiệu Viettel của tổng doanh nghiệp viễn thông quân đội Việt Nam, người
tiêu dùng Việt Nam biết đến một thương hiệu có các gói cước giá rẻ. Viettel thâm nhập
vào thị trường viễn thông đã làm phá vỡ thế độc quyền trong ngành bưu chính viễn

thông. Với thông điệp “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel đã tại nên sự khác biệt riêng
của mình, nâng lên tầm cao mới, phát triển như vũ bão. Với mục đích nhắm đến thế hệ
trẻ, thế hệ sinh viên Việt Nam, đặc biệt là người dân thu nhập thấp sống ở nông thôn,
Viettel lựa chọn chiến lược kinh doanh từ nông thôn ra thành thị, việc đưa ra gói cước giá
rẻ là lựa chọn tối ưu, tạo lợi thế cạnh tranh, Viettel đã từng bước chiếm được ưu thế trong
lòng khách hàng, chiếm vị thế lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chất
lượng ngày càng cao cấp, đa dạng mới mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách
hàng, vùng miền... Viettel đã thực hiện chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh
doanh bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của tổng doanh
nghiệp như điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, điện thoại cố định, các dịch vụ
thông tin di động, dịch vụ Internet, bưu chính, tài chính, nhân sự.
Thị trường viễn thông Việt Nam đang trong quá trình bão hòa, các nhà mạng cũng
đang cố gắng chiếm lĩnh thị phần thông qua các gói cước giá rẻ. Vì vậy trên cơ sở đánh
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


giá, phân tích môi trường kinh doanh, xem xét mục tiêu hoạt động, xem xét nhiệm vụ đã
xác định, Viettel đã và đang tung ra một loạt các gói cước giá rẻ như : Hi School, Sinh
viên, Happy Zone, Cha và con, Tomato, Basic +, Coporate… cùng với nỗ lực tiếp thị
quảng cáo không ngừng thông qua các trên truyền hình, internet, báo chí, băng rôn…
nhằm tăng thị phần của các sản phẩm dịch vụ.
Viettel còn thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ, tăng nhân viên bán hàng và mở rộng đại lý tại các tỉnh thành trong cả nước. Hơn nữa,
Viettel luôn đề cao tinh thần làm việc và ý tưởng sáng tạo của nhân viên. Đối với Viettel,
việc tạo áp lực cho nhân viên là cơ sở để tăng hiệu quả công việc, cả cấp trên và cấp dưới
đều phải cố gắng cùng nhau phát triển và học tập, nhân lực là yếu tố quan trọng quyết
định thành công. Đào tạo con người, thu hút và giữ gìn nhân tài, tạo môi trường làm việc
cởi mở, khuyến khích sáng tạo để tránh nguy cơ chảy máu chất xám.

Không chỉ dừng chân tại thị trường trong nước, Viettel còn khát vọng vươn xa ra thị
trường quốc tế. Với sự có mặt của mình tại Campuchia với mạng Metfone, Viettel đã
khẳng định được vị thế của mình. Những kinh nghiệm khi cọ xát với môi trường cạnh
tranh quốc tế sẽ giúp Viettel đưa ra các chính sách, chiến lược hoạt động hiệu quả. Viettel
sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực di động và internet ở thị trường Campuchia,
đồng thời hoàn thành thủ tục đầu tư vào lĩnh vực di động ở Lào. Viettel đang từng bước
hội nhập kinh tế quốc tế trong việc mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài. Chủ trương
tăng cường hợp tác, hội nhập với các đối tác nước ngoài để hiểu hơn về các đối thủ cạnh
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


tranh trong tương lai. Phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng các công nghệ tiên tiến. Đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các doanh nghiệp bất động sản, truyền
thông, đầu tư tài chính, sàn xuất thiết bị, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp…khi đó
Viettel sẽ chia sẻ rủi ro ra những lĩnh vực khác nhau và viễn thông vẫn là ngành chủ đạo
của Viettel.


Ưu điểm:
- Tiếp cận thị trường theo đúng tâm lý của người dùng ưa chuộng giá thấp, tận dụng
được cơ hội khi các đối thủ trong cùng lĩnh vực đang có dấu hiệu gia tăng giá cả.
- Với công ty cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật thì việc thành lập công ty 100% vốn
nước ngoài là phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do việc
mất khả năng kiểm soát và giám sát.



Nhược điểm:
- Là phương thức tốn kém nhất vì công ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng,

mạng lưới,… phục vụ thị trường nước ngoài. Công ty mẹ phải chịu toàn bộ rủi ro của
việc thành lập công ty con ở nước ngoài do biến động của các vấn đề kinh tế, chính
trị,…

 Triển

vọng:

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


- Qua các thành công mà Viettel đạt được, dễ dàng nhận ra được rằng chiến lược
thâm nhập này vô cùng hiệu quả trong bước đầu phát triển của Viettel, điển hình như
một số thành tích đã gặt hái được như: trở thành công ty viễn thông hàng đầu Việt
Nam; là một trong những nhà cung ứng viễn thông lớn nhất ở các thị trường nước
ngoài (là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trở thành nhà
cung ứng hàng đầu tại các nước Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique,…); là 1 trong
15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao,…
- Tuy nhiên, bên cạnh các thành công, Viettel cũng sẽ đối mặt với các khó khăn và
thách thức:
+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngay từ đầu sẽ làm cho Viettel mất một lượng
chi phí đầu tư khá lớn. Nếu như việc kinh doanh gặp khó khăn thì Viettel sẽ đương
đầu với lỗ, trong khi khả năng tài chính của Viettel cũng không lớn đến mức có thể tài
trợ trong thời gian dài được nên Viettel cần có sự tính toán thật sự chặt chẽ trước khi
tiến hành triển khai.
+ Việc đầu tư ra nước ngoài đặt ra nhiều thách thức: những bất ổn về chính trị, sự
khác biệt văn hóa - xã hội cũng như các nguy cơ khác mà Viettel chưa lường trước
được có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh.
- Đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị đầu cuối, Viettel vẫn còn phụ thuộc lớn vào các

linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến chi phí cao.
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


b.

Chiến lược phát triển thị trường

Doanh nghiệp tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và
đội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh
thành và quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích và có sự đánh giá tích
cực. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn. Cơ
hội của thị trường đang phát triển vì thế mà doanh nghiệp đã đưa ra các gói dịch vụ phù
hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụng
khả của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu một số lĩnh vực
có lợi thế.
Với chiến lược giá hấp dẫn mà doanh nghiệp đưa ra cùng với chiến lược Maketing mạnh
mẽ nhắm tới việc thu hút những khách hàng sử dụng mới. Số lượng thuê bao của Viettel
lên tới hơn 22 triệu thuê bao, chiếm trên 45% thị phần di động, cao nhất trong các nhà
mạng tại Việt Nam. Đồng thời cũng chiếm thị phần lớn trong các sản phẩm và dịch vụ
khác mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Về chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đã
tìm kiếm những phân khúc thị trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều
(gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước
Ciao). Và mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại
doanh thu lớn. Dịch vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm rưỡi ra đời đã có tám triệu
người sử dụng. Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như I – share (chia sẻ
tài khoản), dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại động…
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel



Hiện nay doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang 10 nước và 8/10
thị trường này đã và đang mang lại lợi nhuận.


Ưu điểm:

- Phát triển đa dạng các dịch vụ giúp Viettel tiếp cận đến đa dạng các loại đối tượng
khách hàng, đồng thời tăng độ phủ sóng của thương hiệu đến công chúng, góp phần nâng
cao thị phần của Viettel trên thị trường.


Nhược điểm:

- Dịch vụ tạo ra càng nhiều thì đồng nghĩa với việc rắc rối được tạo ra cũng sẽ nhiều hơn.
Viettel đã có nhiều thuê bao than phiền có nhiều sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.
- Khi có quá nhiều dịch vụ, sẽ xuất hiện một vài phân khúc dịch vụ bị bỏ dở, không được
chăm sóc kỹ thì có thể sẽ gây ấn tượng xấu đối với các khách hàng ở các loại dịch vụ này.


Triển vọng:

- So với một vài điểm khó khăn thì chiến lược phát triển thị trường này của Viettel thực
sự là một phương thức tốt để nhân rộng thị phần.
- Trong tương lai, để tối ưu các loại dịch vụ bị bỏ dở, Viettel có thể kết hợp 2 hay 3 loại
dịch vụ hiện tại thành 1 dịch vụ, phương thức này đồng thời tạo ra hướng đi mới cũng
như là tạo sự đổi mới trong hình thức dịch vụ của Viettel.
c.


Chiến lược phát triển sản phẩm

Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


Là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm đa dạng
thích hợp, có khả năng cạnh tranh thị trường. Với thị trường rộng lớn trong nước và ngoài
nước. Đồng thời khách hàng luôn luôn quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của Viettel.
Vì vậy mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phù
hợp với thị hiếu khách hàng, với nhu cầu thị trường.
Đối với chất lượng: Chất lượng sẽ được đo từ đầu vào cho đến đầu ra cho các sản phẩm
và các loại hình dich vụ của doanh nghiệp, do đó trước tiên cần phải đảm bảo đầu vào đạt
đúng tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất với công nghệ mới nhất
Phổ cập và mở rộng phạm vi thị trường cho các dịch vụ: điện thoại, bưu phẩm, dịch vụ di
động, internet, bưu phẩm chuyển phát nhanh (EMS), các dịch vụ Bưu chính Viễn thông
đặc biệt khác.
Tóm lại, chiến lược tăng trưởng sẽ giúp cho Viettel mở rộng qui mô về thị trường, về sản
phẩm, dịch vụ. Thực hiện được mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ, chiếm ưu thế về
thị phần cũng như ảnh hưởng đối với khách hàng. Cho phép Viettel tập hợp mọi nguồn
lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để tập trung
khai thác các điểm mạnh, phát triển quy mô kinh doanh trên cơ sở ưu tiên chuyên môn
hóa sản xuất và đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đưa ra chiến lược phù hợp
mà thị phần và quy mô của Viettel không những chiếm thị phần lớn nhất mà ngày càng
mở rộng trong cả các lĩnh vực khác.
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel





Ưu điểm:

- Ưu thế về mặt sản phẩm khi Viettel tập trung nguồn lực để phát triển và hoàn thiện sản
phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời tăng sự cạnh tranh trên
thị trường so với các đối thủ.
- Chiến lược nhân rộng quy mô ở nhiều lĩnh vực giúp Viettel dần được công chúng “điểm
mặt - gọi tên”


Nhược điểm:

- Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể mất một thời gian khá dài, trong khi
đó có thể xuất hiện một vài rủi ro từ bên ngoài như sự xuất hiện mới của dịch vụ từ phía
đối thủ,…


Triển vọng:

- Phương thức phát triển sản phẩm này sẽ cung cấp cho khách hàng chất lượng sản phẩm
tốt nhất, đem lại tiềm năng cao về doanh thu và nên được phát huy trong thời gian tới.
Tuy nhiên cần tối đa hóa thời gian nghiên cứu sản phẩm để tránh các rủi ro không đáng
có trong suốt quá trình.
2.2.

Chiến lược cạnh tranh :

Chiến lược cạnh tranh là chiến lược dựa trên các nguồn lợi thế cạnh tranh đề thành công.
Mỗi doanh nghiệp đều có thể tạo dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh, nếu nó thực thiện
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn

Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


các bước đi hợp lý cho phép giành được vị trí hàng đầu trong việc hấp dẫn khách hàng so
với các đối thủ cạnh tranh, mục tiêu để khách hàng cảm nhận được giá trị vượt trội so với
những gì mà đối thủ cung cấp. Mặc dù có rất nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau,
song một cách khái quát có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo dựng lợi thế cạnh tranh đó là:
chiến lược giá; chiến lược khác biệt hóa; chiến lược trọng tâm.
2.2.1

Chiến lược giá :

Viettel dùng chiến lược dẫn đầu về chi phí áp dụng cho thị trường với tập khách hàng đa
dạng để tạo mức chí phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất trong ngành,
thấp hơn đối thủ cạnh tranh, tức giá cước trong ngành là thấp nhất.
Vào thời điểm gia nhập ngành, Viettel nhận định giá cước viễn thông di động Việt Nam
vẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình quân trong nước.Việt Nam có
hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập thấp, vì thế muốn mang dịch vụ liên lạc di
động đến với họ, giá cước rẻ là điều kiện tiên quyết. Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa
viễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình
khuyến mại hấp dẫn.
Nhận thấy thị trường nhạy cảm về giá, khách hàng cũng không mặn mà với nhà cung cấp
hiện có lúc đó, và theo Pháp lệnh BCVT thì doanh nhiệp khống chế thị trường không
được tự quyết định về giá, Viettel đã giữ mức cước rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh
khác, Viettel đã có giá cước thấp hơn so với VinaPhone, MobiFone 260đ (đối với dịch vụ
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


trả trước) và 160 đ (đối với dịch vụ trả sau). Và do nắm bắt nhu cầu của khách hàng

muốn dùng mạng có độ phủ sóng rộng, ngay từ khi ra mắt dịch vụ, Viettel đã tuyên bố
phủ sống toàn quốc. Vì vậy, chỉ sau 3 tuần Viettel đã có 70.000 khách hàng (con số mà
Sfone phải mất 13 tháng mới đạt được). chính sự thành công nhanh chóng của Viettel đã
gây sức ép giảm cước đối với mạng đàn anh VinaPhone, MobiFone. Sau những đợt giảm
giá liên tiếp, bằng việc là người đầu tiên áp dụng phương thức tính cước theo block 6
giây + 1 vào ngày 1/5/2002, Viettel đã thực sự tạo ra cuộc chiến giá cước với các đối thủ
của mình. Gần đây, Viettel cũng thể hiện tư tưởng luôn đổi mới trong cách xây dựng giá
cước khi cáp dụng chính sách giảm cước (khoảng 30%) cho thuê bao trả sau nếu khách
hàng dùng nhiều. trong khi các mạng di động khác ít có ưu đãi, khuyến mại ho thuê bao
trả sau, Viettel lại rất chú ý ưu đãi cho nhóm khách hàng lâu dài và giàu tiềm năng này.
Trong khi các doanh nghiệp khác hài lòng với khái niệm “mọi lúc, mọi nơi” thì Viettel lại
tự đặt ra cho mình mục tiêu “4 any” (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi
người, anyprice: mọi giá) để tiếp tuc thực hiện nỗ lực mang dịch vụ di động đến cho mọi
người dân Việt Nam. Tính cộng đồng được thể hiện rõ nét trong mục tiêu kinh doanh này
của Viettel. Hiện tại trên thị trường Việt Nam, Viettel là nhà cung ứng dịch vụ viễn thông
di động rẻ nhất.
Một ví dụ điển hình cho thấy Viettel triển khai mạnh mẽ chiến lược giá chính là việc
giảm giá cước các cuộc gọi quốc tế. Theo đó, nếu so với gia cước gọi đi quốc tế của các
nhà cung cấp khác trên thị trường trong nước, thì giá cước này của Viettel thấp hơn đến
Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel


×