Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

Bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 trọn bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.64 KB, 158 trang )

Địa chỉ mail của thầy Trường:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1.

Con người vốn tiến hóa từ một loài vượn cổ với đặc điểm là:

A. Có thể đứng thẳng và đi bằng hai chân, hai chi trước có thể cầm, nắm.
B. Có cơ thể giống với chúng ta ngày nay.
C. Có thể tích não lớn gần bằng người hiện đại.
D. Có thể chế tạo ra công cụ lao động.
2.

Xương hóa thạch của loài vượn cổ đã được tìm thấy ở khu vực nào?

A. Phía tây Châu Âu
B. Bắc Mĩ.
C. Bắc và Trung Phi.
D. Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á.
3. Bước tiến quan trọng nhất của Người tối cổ là
A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
B. Đã biết cư trú theo kiểu “ nhà cửa”.
C.Đã biết chế tạo công cụ và làm ra lửa.
D. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
4. Di cốt của Người tinh khôn đã được tìm thấy ở
A. Châu Á và Bắc Phi.
B. Khắp các châu lục
C. Châu Âu và Đông Phi.
D. Châu Âu và Bắc Mĩ.
5. Đến thời kì Người tinh khôn đã xuất hiện những màu da khác nhau là
A. Da vàng, da đen và da đỏ.
B. Da trắng, da đỏ và da đen.


C. Da trắng, da đen và da nâu.
D. Da vàng, da đen và da trắng.
6. Điểm nổi bật của công cụ đá mới do Người tinh khôn chế tạo cách đây khoảng 1 vạn năm là
A. Biết ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.
B. Biết sử dụng những loại đá có độ cứng cao.


C. Biết ghè đẽo 1 mặt đá cho sắc hơn.
D. Biết ghè đẽo hai rìa của một mảnh đá.
7. Bước tiến quan trọng nhất trong thời đá mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa con
người là
A. Đã biết chế tạo cung tên và săn bắn.
B. Biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. Biết cư trú theo kiểu “nhà cửa”.
D. Biết làm đồ gốm và đồ trang sức.
8. Đến thời kì đá mới, cuộc sống của con người “có văn hóa” hơn được thể hiện ở
A. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.
B. Biết cư trú theo từng gia đình riêng.
C. Biết làm sạch những tấm da thú để che thân.
D. Biết đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai.
9. Ở Việt Nam, di tích của Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Cao Bằng
C. Ninh Bình
D. Thanh Hoá
10. Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của loài người là
A. từ vượn cổ chuyển thành Người tối cổ
B. từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn
C. từ vượn cổ trở thành Người tinh khôn
D. từ Người tinh khôn trở thành Người hiện đại

11. Đặc điểm nào dưới đây biểu hiện sựkhông phải của Người tinh khôn?
A. Trán thấp bợt ra sau.
B. Bàn tay khéo léo.
C. Trán cao, mặt phẳng.
D. Hộp sọ và thể tích não phát triển.
12. Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy
A. Giữ lửa trong tự nhiên


B. Giữ lửa và tạo ra lửa
C. Chế tạo công cụ bằng đá
D. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc
13. Việc Người tối cổ biết giữ lửa và tạo ra lửa có ý nghĩa như thế nào?
A. Cải thiện căn bản đời sống con người.
B. Giúp đời sống con người ấm áp hơn.
C. Giúp con người ăn chín, uống sôi.
D. Xua đuổi được thú dữ.
14. Việc phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại nào được xem là cuộc cách mạng trong sản
xuất của loài người:
A. Đồng đỏ
B. Đồng thau
C. Sắt
D. Thiếc
15. Sự xuất hiện ba chủng tộc da vàng, da đen và da trắng là
A. kết quả của sự thích ứng lâu dài của con người với hoàn cảnh tự nhiên khác nhau
B. sự khác nhau về trình độ hiểu biết
C. sự phân biệt tự nhiên của tạo hóa
D. do sự tiến hóa không đều của con người.
16. Điểm khác nhau giữa bầy người nguyên thủy so với quan hệ hợp đoàn tự nhiên của một số
loài động vật là gì?

A. Có đôi, có đàn và con đầu đàn
B. Có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ
C. Sống thành bầy từ 5 – 7 người
D. Sống quây quần, có quan hệ họ hàng với nhau
16.Quá trình tiến hóa từ Vượn cổ thành Người diễn ra
A. rất chậm chạp, trải qua nhiều triệu năm.
B. rất nhanh chóng, trong 30 – 40 vạn năm
C.

nhanh chóng phụ thuộc vào tự nhiên.

D. chậm chạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên


17.Người tối cổ đã có sự tiến hóa quan trọng lớn hơn so với loài vượn cổ là
A.

đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

B. có thể đi, đứng bằng hai chân.
C. dùng tay để cầm nắm hoa quả, động vật nhỏ.
D. sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ.
18. Yếu tố nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?
A. Biết sử dụng công cụ bằng đồng
B. Đã biết chế tạo công cụ lao động
C. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân
19. Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì?
A. Đồ đá cũ.
B. Đồ đá giữa

C. Đồ đá mới
D. Đồ đồng thau
20.Theo Ăng-ghen “……….(1) đã sáng tạo ra bản thân con người”
A. Ngôn ngữ
B. Thần thánh
C. Lao động
D. Tự nhiên
21.Loài vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng …
A. 6 triệu năm
B. 5 triệu năm
C. 4 vạn năm
D. 4 triệu năm
22. Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì?
A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.


B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
23. Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
A. Khoảng 4 triệu năm trước đây
B. Khoảng 5 triệu năm trước đây.
C. Khoảng 5 triệu năm trước đây.
D. Khoảng 5 triệu năm trước đây.
24. Tiến bộ kĩ thuật nào không nằm trong thời đá mới?
A. Chế tạo cung tên
B. Công cụ đá được mài nhẵn.
C. Làm đồ gốm.
D. Đan lưới đánh cá.
25. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian

1.Con người biết chế tạo cung tên.
2.Con người biết cách tạo ra lửa.
3.Con người biết đan lưới đánh cá.
A.1,2,3
B.2,1,3
C.3,1,1
D.3,2,1
Tự luận
1.

Hãy trình bày những đặc điểm của người tối cổ, người tinh khôn?

2.

Nêu những đặc điểm của việc chế tạo công cụ lao động thời đá mới và sự tiến bộ so với

việcchế tạo công cụ lao động ở thời kì trước đó thể hiện ở điểm nào?
3.

Đời sống vật chất của con người đã có những tiến bộ như thế nào kể từ người tối cổ đến

người tinh khôn?


4.

Anh (chị) hiểu thế nào là “Người tinh khôn”. Phân tích những tiến bộ kĩ thuật khi Người

tinh khôn xuất hiện và những tiến bộ kĩ thuật thời đá mới.
5.


Lập bảng so sánh về vượn cổ, Người tối cổ, Người hiện đại về: niên đại, hình dáng, công

cụ Lao động và nơi tìm thấy.
Trả lời:
Câu 1
a, Đặc điểm của Người tối cổ:
- sống cách đây khoảng 6 triệu năm.
- hầu như hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ lao động,
kiếm thức ăn.
- cơ thể có nhiều biến đổi, hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát
tiếng nói trong não.
b, đặc điểm của Người tinh khôn:
- sống cách đây khoảng 4 vạn năm.
- có xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
- bàn tay nhỏ, khéo léo vói các ngón linh hoạt.
- hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng.
- cơ thể gọn và linh hoạt.
- xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, đen và trắng.
Câu 2:
a, Đặc điểm của việc chế tạo công cụ:
- cách đây khoảng 1 vạn năm, loài người tiến vào thời đá mới.
- đã biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, phù hợp với từng công
việc.
- biết chế tạo công cụ với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau như dao, rìu, đục…
- công cụ được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay nấc để tra cán. Biết chế
tạo đồ gốm, đan lưới đánh cá…
b, sự tiến bộ: nếu như các thời kì trước đó con người chỉ sử dụng những mảnh đá được ghè đẽo
thô sơ thì đến thời kì này việc chế tạo công cụ đã hoàn toàn theo mục đích sử dụng, đánh dấu
bước tiến vượt bậc của con người làm cho năng suất lao động cao hơn.



Câu 3:
a, Người tối cổ
- Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động nhưng còn thô sơ nên hiệu quả chưa
cao.
- cuộc sống chủ yếu dựa vào săn bắt và hái lượm.
- từ chỗ giữ lửa để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn đã tiến tới biết làm ra lửa.
- cư trú trong các hang động, mái đá hoặc dựng lều bằng cành cây…
b, Người tinh khôn.
- biết chế tạo công cụ lao động ở trình độ cao hơn, biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc
đẽo nhọn đầu để làm lao.
- biết chế tạo ra cung tên và con người có thể săn bắn hiệu quả hơn và thức ăn từ động vật đã
tăng lên đáng kể.
- bắt đầu rời khỏi các hang động và dung lều ở những địa điểm thuận lợi hơn, hình thức cư trú
“nhà cửa” hình thành.
Câu 4.
* Người tinh khôn:
- sống cách đây khoảng 4 vạn năm.
- có xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
- bàn tay nhỏ, khéo léo vói các ngón linh hoạt.
- hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng.
- cơ thể gọn và linh hoạt.
- xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, đen và trắng.
* tiến bộ kĩ thuật
- biết chế tạo công cụ lao động ở trình độ cao hơn, biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc
đẽo nhọn đầu để làm lao.
- biết chế tạo ra cung tên và con người có thể săn bắn hiệu quả hơn và thức ăn từ động vật đã
tăng lên đáng kể.
* tiến bộ kĩ thuật thời đá mới

- cách đây khoảng 1 vạn năm, loài người tiến vào thời đá mới.


- đã biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, phù hợp với từng công
việc.
- biết chế tạo công cụ với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau như dao, rìu, đục…
- công cụ được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay nấc để tra cán. Biết chế
tạo đồ gốm, đan lưới đánh cá…
Câu 5.
Nội dung
Niên đại

Vượn cổ
Người tối cổ
Người hiện đại
Khoảng 6 triệu Khoảng 4 triệu Khoảng
năm
4 vạn năm trước

Hình dáng

năm trước dây
trước dây
đây
Đứng và đi bằng + Hoàn toàn đi + Xương cốt nhỏ,
hai chân, dùng tay đứng

bằng

hai bàn tay nhỏ, khéo


để cầm nắm hoa chân
quả, củ...

léo

+ Tay tự do sử + Hộp sọ và thể
dụng công cụ lao tích não phát triển,
động,

tìm

kiếm trán

thức ăn

cao,

mặt

phẳng

+ Trán thấp, hộp + Cơ thể gọn, linh
sọ lớn hơn

hoạt

+ Hình thành trung + Xuất hiện các
tâm phát tâm phát màu da khác nhau
Nơi tìm thấy


Công cụ lao động

tiếng nói trong não
Đông Phi, Tây Á,
Đông
Phi,
Khắp các châu lục
Việt Nam

Inđônêxia,

Trung

Chưa sử dụng

Quốc, VN ...
Ghè đẽo hòn cuội, Ghè hai cạnh của
mảnh tước 1 mặt mảnh đá làm cho
thành rìu đá (sơ kì gọn và sắc hơn,
đá cũ)

nhiều kiểu nhiều
loại

khác

nhau,

mài nhẵn, khoan

lỗ, tra cán (đồ đá


mới). Công cụ đa
dạng hơn, phù hợp
với

từng

công

việc, có hiệu quả
hơn.


Bài 2:XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1.

Thị tộc là tập hợp của

A. những nhóm người gồm 2 – 3 thế hệ già trẻ có cùng huyết thống.
B.

những nhóm người sống chung trên một lãnh thổ rộng lớn.

C. những nhóm người có chung nhau tổ tiên xa xưa.
D.

những nhóm người không chung nhau huyết thống mà chỉ hợp tác để kiếm ăn.


2.

Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của thị tộc là

A.

bảo vệ lãnh thổ sinh sống.

B.

kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

C.

mở rộng địa bàn cư trú.

D.

phát triển số lượng thành viên trong thị tộc.

3.

Trong các thị tộc, việc phân phối sản phẩm được thực hiện theo nguyên tắc

A.

những người đứng đầu được hưởng nhiều hơn.

B.


Phụ nữ được hưởng nhiều hơn.

C.

Trẻ em được hưởng nhiều hơn.

D.

Hưởng thụ bằng nhau.

4.

Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã đưa đến sự thay đổi quan trọng nhất trong

sản xuất là
A.

Tăng năng suất lao động.

B.

tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

C.

làm cho địa bàn cư trú mở rộng hơn trước.

D.

làm thay đổi tập quán canh tác.


5.

Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự thay đổi vai trò của các thành

viên trong gia đình là
A.

quyền quyết định của phụ nữ ngày càng lớn.

B.

vai trò của người già ngày càng giảm sút.

C.

đàn ông giành quyền quyết định các công việc.

D.

việc cư xử trở nên bình đẳng


6.

Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất trong xã

hội nguyên thủy là
A.


làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.

B.

làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao.

C.

con người bắt đầu biết đến văn học, nghệ thuật.

D.

giai cấp và nhà nước ra đời.

7.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã là

A.

do trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao.

B.

do sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc.

C.

do sự phân phối sản phẩm thừa không đều.


D.

do sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ.

8.

Công thức vàng của xã hội nguyên thủy được thể hiện ở

A. Mọi người đều phải làm việc
B. Mọi người đều được hưởng thụ
C. Mọi người hợp tác lao động và hưởng thụ như nhau
D. Có làm có hưởng và không làm thì không hưởng
9. Điểm khác nhau cơ bản giữa gia đình phụ hệ và gia đình mẫu hệ là gì?
A. Đàn ông và đàn bà có vai trò như nhau.
B. Đàn bà có vai trò quyết định
C. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành quyền quyết định trong gia đình.
D. Đàn bà giúp việc trong nhà.
10. Biểu hiện nào dưới đây khônggắn liền với bộ lạc?
A. Tập hợp các thị tộc sống cạnh nhau.
B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.
C. Tập hợp một số thị tộc có cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
D. Mọi sinh hoạt là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.


11. Trong quá trình phát triển chung của một lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng
công cụ bằng sắt sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam.
B. Tây Á, Ai Cập.
C. In-đô-nê-xi-a, Đông Phi .
D. Tây Á, Nam Âu.

12. Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt
B. Đồng thau
C. Đồng đỏ
D. Thiếc
13. Khi xã hội nguyên thủy bắt đầu có sản phẩm dư thừa, ai là người chiếm đoạt một
phần của cải đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội.
B. Những người có chức phận trong xã hội.
C. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.
D. Những người đứng đầu mỗi gia đình.
14. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại?
A. Khai phá được nhiều đất đai.
B. Có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển.
C. Xẻ đá làm lâu đài
D. Xuất hiện nghề cơ khí.
15. Thời kì lịch sử xuất hiện các Nhà nước có giai cấp đầu tiên được gọi là?
A. Thời nguyên thuỷ
B. Thời đá mới
C. Thời Cổ đại.


D. Thời kim khí
16. Tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự xuất hiện gia đình như thế nào?
A. Gia đình mẫu hệ.
B. Gia đình ba thế hệ.
C. Gia đình phụ hệ.
D. Gia đình hai thế hệ.
17. Công việc đầu tiên và hàng đầu của thị tộc là:
A. Duy trì nòi giống

B. Chống thú dữ
C. Kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc
D. Mở rộng địa bàn sinh sống.
18. Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc như thế nào?
A. Xung đột vì mâu thuẫn về phân chia đất đai
B. Thường xuyên gây chiến tranh xâm lược lẫn nhau
C. Quan hệ gắn bó giúp đỡ nhau.
D. Quan hệ đối kháng lẫn nhau
19. Tính cộng đồng trong Thị tộc được biểu hiện rõ nhất ở yếu tố nào dưới đây?
A. Sự bình đẳng giữa các thành viên.
B. Sự hợp tác trong quá trình lao động.
C. Sự hưởng thụ bằng nhau giữa các thành viên.
D. Mọi của cải là của chung.
20. Công cụ bằng kim loạixuất hiện đưa tới bước tiến đầu tiên của xã hội nguyên thủylà
A. hình thành nhà nước
B. xuất hiện sự phân hóa giai cấp
C. xuất hiện của cải dư thừa
D. xuất hiện chế độ tư hữu


20. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự xuất hiện gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên
thủy?
A. Đàn ông làm các công việc nặng nhọc hơn phụ nữ.
B. Đàn ông có vai trò trụ cột trong gia đình.
C. Đã xuất hiện sự phân công lao động nam nữ.
D. Khả năng lao động của đàn ông khác phụ nữ.
21. Đời sống kinh tế chủ yếu thời công xã thị tộc mẫu hệ là
A. Săn bắt - hái lượm
B. Săn bắn - hái lượm
C. Trồng trọt

D. Chăn nuôi
22. Sắp xếp đúng thứ tự sự tiến bộ của công cụ lao động trong lịch sử xã hội nguyên
thủy
A. Đồ đá - đồng đỏ - đồng thau - đồ sắt
B. Đồ đá - đồng thau - đồng đỏ - đồ sắt
C. Đồ sắt- đồngđỏ - đồng thau - đồ đá
D. Đồng thau – đồng đỏ - đồ đá – đồ sắt
23. Tổ chức xã hội từ thấp đến cao của loài người nguyên thủy là
A. bầy đàn - thị tộc - bộ lạc - công xã
B. bầy đàn - bộ lạc - thị tộc - công xã
C. công xã - bầy đàn - thị tộc - bộ lạc
D. thị tộc - bầy đàn - bộ lạc - công xã
24.Đơn vị cơ sở của Công xã thị tộc mẫu hệ là gì?
A. Thị tộc
B. Bầy đàn
C. Nhà nước
D. Bộ lạc
25. Thị tộc mẫu hệ là chế độ mà …
A. nam nữ bình đẳng


B. người phụ nữ đóng vai trò quan trọng
C. không phân biệt vai trò đàn ông – đàn bà
D. người đàn ông nắm quyền
Tự luận
1.Tính cộng đồng trong các thị tộc được biểu hiện như thế nào?
2. Chứng minh rằng: Khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự tan rã của
xã hội nguyên thủy?
3.Vì sao trong xã hội nguyên thủy lại không có chế độ tư hữu?
4. Thế nào là thị tộc? thế nào là bộ lạc. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thị

tộc và bộ lạc.
5.Trình bày nguyên nhân xuất hiện và sự tác động của tư hữu đến xã hội nguyên thủy.
Trả lời
Câu 1.
- Thị tộc là tập hợp của một nhóm người, gồm 2- 3 thế hệ già, trẻ và có chung nhau huyết
thống, điều đó dẫn đến sự gắn bó giữa các thành viên.
- Trong thị tộc, con cháu có thói quen kính trọng ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ đều chăm
lo, nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
- Trong việc kiếm sống đòi hỏi sự hợp tác lao động của cả thị tộc, thức ăn kiếm được thì các
thành viên hưởng thụ bằng nhau.
=> Như vậy trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là
của chung, làm chung, ăn chung.
Câu 2.
- Khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời thì con người sản xuất không những đủ sống ở
mức thấp mà còn có một lượng sản phẩm thừa thường xuyên, song lại không thể đem chia đều
cho mọi thành viên.
- Những người giữ chức vụ cao trong thị tộc, bộ lạc đã lợi dụng chức phận để chiếm một phần
sản phẩm thừa và dần chiếm hữu được nhiều của cải hơn các thành viên khác và tư hữu xuất
hiện, xã hội hình thành người giàu- nghèo.


- Những người giàu và có chức vụ cao dần dần trở thành giai cấp thống trị và những người
khác trở thành lực lượng bị trị. “Nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thuỷ là bình đẳng bị phá
vỡ và dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
Câu 3.
- Do công cụ lao động chủ yếu là đồ đá làm cho năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra ít
chỉ đủ để duy trì cuộc sống ở mức thấp, không có của cải dư thừa vì vậy không có chiếm hữu
tư nhân.
- Do số lượng người còn ít trong khi đó rừng núi, ruộng đất… nhiều hơn so với nhu cầu, vì vậy
không xuất hiện sự chiếm hữu riêng.

- Do việc tập hợp các nhóm người có quan hệ huyết thống với nhau dẫn đến sự thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống vì vậy không có sự chiếm hữu riêng.
Câu 4.
- Thị tộc là những nhóm người gồm 2-3 thế hệ có cùng huyết thống chung sống với
nhau.
- Bộ lạc là tập hợp 1 số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có cùng 1 nguồn
gốc tổ tiên xa xôi, có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau.
+ Điểm giống: Cùng chung huyết thống; làm chung ăn chung…
+ Điểm khác: Bộ lạc là một tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc).
Câu 5.
- Nguyên nhân:
+ Sự xuất hiện đồ sắt khiến năng suất lao động cao, của cải dư thừa, một số người lợi
dụng chiếm đoạt làm của riêng, tư hữu xuất hiện.
- Tác động: Quan hệ cộng đồng tan vỡ, gia đình phụ hệ hay gia đình mẫu hệ, xã hội phân
chia giai cấp, chế độ người bóc lột người bắt đầu.


Chương II
Xã hội cổ đại
Bài 3
Các quốc gia cổ đại phương Đông
*Câu 1: Khi mới ra đời quốc gia cổ đại phương Đông đã biết sử dụng công cụ lao động
bằng
A. tre, gỗ, đá.
B. đá, tre và gỗ, đồng thau.
C. đồng thau, sắt.
D. đá và đồng đỏ.
*Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành đầu tiên ở khu vực nào?
A. Ven bờ biển.
B. Lưu vực các con sông lớn.

C. Vùng trung du .
D. Vùng núi.
*Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ IV - III TCN.
B. Thiên niên kỉ IV – III.
C. Thiên niên kỉ III - IV TCN.
D. Thiên niên kỉ V - IV TCN.
*Câu 4: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp thấp nhất trong xã hội là
A. nô lệ
B. nông nô
C. Nông dân công xã
D. nô lệ và nông nô.
*Câu 5: Vua ở Ai Cập được gọi là
A. Pha-ra-ôn.
B. En-xi
C. Thiên tử.
D. Thần thánh dưới trần gian
*Câu 6: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là
A. Chữ tượng ý
B. Chữ La-tinh.
C. Chữ tượng hình
D. Chữ tượng hình và tượng ý
*Câu 7: Tầng lớp đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại
phương Đông là


A. Nô lệ.
B. Nông dân công xã
C. Nông dân tự do
D. Nông nô.

*Câu 8: Điền vào chỗ chấm (.....) câu sau đây sao cho đúng:
"Những tri thức ........ ra đời vào loại sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông
nghiệp".
A. Chữ viết.
B. Lịch pháp và Thiên văn học.
C. Toán học.
D. Chữ viết và lịch.
*Câu 10: Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A. Nông nghiệp.
B. Làm đồ gốm, dệt vải
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Buôn bán giữa các vùng.
**Câu 11: Vì sao ngành nông nghiệp phát triển sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Sử dụng công cụ bằng sắt sớm.
B. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. Nhân dân cần cù lao động.
D. Các nghành kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển.
**Câu 12: Xuất phát từ nhu cầu nào nào mà cư dân phương Đông cổ đại gắn bó,ràng buộc
với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước.
B. Trị thuỷ.
C. Chống giặc ngoại xâm.
D. Sản xuất thủ công nghiệp.
*Câu 13: Quốc gia phương Đông cổ đại nào giỏi về số học?
A. Trung Quốc.
B. Ai Cập.
C. Lưỡng Hà.
D. Ấn Độ.
**Câu 14: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?
A. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.


D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc.
***Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông với các
quốc gia cổ đại Hi Lạp – Rôma là
A. sản xuất nông nghiệp là chủ đạo.
B. thủ công, thương nghiệp có vai trò quan trọng.
C. thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng.
D. thương nghiệp có vai trò hàng đầu.
***Câu 16. Điểm chung dẫn tới sự ra đời sớm của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A. Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy.
B. Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm.
C. Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm.
D. Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế.
***Câu 17: So với các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp - Rôma, thể chế chính trị của các
quốc gia cổ đại phương Đông có sự khác biệt là
A. đứng đầu nhà nước là Hoàng đế.
B. chế độ chuyên chế cổ đại.
C. đứng đầu nhà nước là Hội đồng 500.
D. thể chế dân chủ cộng hòa.
***Câu 18: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai
cấp nào?
A. Địa chủ với nông dân
B. Quý tộc với nông dân công xã
C. Quý tộc với nô lệ
D. Vua với nông dân công xã.
***Câu 19: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với
tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng.
D. Lực lượng đông đảo và lãnh đạo xã hội.
***Câu 20: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại với tầng lớp chủ
nô ở phương Tây cổ đại là gì?
A. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.
B. Số lượng đông đảo nhất.
C. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội.
D. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng.


Bài 4
Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi lạp và Rô-ma
*Câu 1: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những
vùng đất nào?
A. Đồng bằng
B. Cao nguyên
C. Núi và cao nguyên
D. Núi
*Câu 2: Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Thương nghiệp
D. Trồng trọt và chăn nuôi.
*Câu 3: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?
A. Khắp các nước phương Đông.
B. Khắp thế giới.
C. Khắp Trung Quốc và Ấn Độ.
D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.

*Câu 4: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra
của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô.
B. Nô lệ.
C. Kiều dân.
D. Bình dân.
*Câu 5: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma có hai tầng lớp cơ bản nào?
A. Chủ nô và bình dân
B. Chủ nô và kiều dân
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Chủ nô và nông dân công xã.
*Câu 6: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng
nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?
A. Nông dân
B. Thương nhân
C. Thợ thủ công
D. Bình dân
*Câu 7: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại?


A. Hi Lạp
B. Ai Cập
C. Rô-ma
D. Ấn Độ
*Câu 8: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô"
là của nước nào?
A. Hi Lạp
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc.
D. Rô-ma

**Câu 9: Cư dân ở Địa Trung Hải tập trung chủ yếu ở
A. nông thôn
B. miền núi
C. thành thị
D. trung du
**Câu 10: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. quốc gia có thành thị.
B. mỗi thành thị là một quốc gia.
C. cư dân sống chủ yếu ở thành thị.
D. mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
**Câu 11: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ
đại Địa Trung Hải?
A. Thị dân
B. Thương nhân
C. Nô lệ
D. Bình dân
**Câu 12: Năm 476, đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng, bị sụp đổ?
A. Đế quốc Hi Lạp.
B. Đế quốc Rô-ma.
C. Đế quốc Ba Tư
D. Thị quốc A-ten.
**Câu 13: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt trời? Nhờ
đâu?
A. Rô-ma, Nhờ sản xuất thủ công nghiệp.
B. Hi Lạp. Nhờ đi biển.
C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc
D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển.


**Câu 14. Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó có đặc trưng tiêu biểu là gì?

a. Chủ nô chiếm hữu nhiều nô lệ
b. Xã hội chỉ có hoàn toàn nô lệ
c. Xã hội chủ yếu dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
d. Chủ nô bắt bớ, buôn bán nô lệ.
**Câu 15: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và
thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?
A. Hi Lạp
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Rô-ma.
***Câu 16: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho phát triển cho mọi tầng lớp trong xã hội.
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng, bình dân và kiều dân thể hiện quyền công dân của
mình.
C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính
trị của đất nước.
D. Tạo điều kiện cho Hội đồng 500 người thực hiện vai trò giám sát với chủ nô.
***Câu 17: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương
hai cạnh góc vuông". Đó là định lí của ai?
A. Pi-ta-go
B. Ơ-clit
C. Ta-let
D. Ác-si-mét
***Câu 18. Vì sao đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết về khoa học mới thực
sự trở thành khoa học?
A. Có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.
B. Có nhiều thành tựu nổi tiếng.
C. Có nhiều nhà khoa học lớn.
D. Có độ chính xác cao, đạt đến trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết.
****Câu 19: Từ việc tổ chức nhà nước ở thành bang Aten, có thể rút ra bài học gì trong

việc xây dựng chế độ XHCN ở nước ta ngày nay?
A. Tăng cường quyền làm chủ của công dân.
B. Xây dựng nhà nước pháp quyền.
C. Tăng cường quyền lực của các địa phương.
D. Tăng cường vai trò của Quốc hội.
***Câu 20: Đặc điểm chung của tầng lớp chủ nô ở phương Tây cổ đại với tầng lớp quý tộc
ở phương Đông cổ đại là gì?
A. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.


B. Số lượng đông đảo nhất.
C. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội.
D. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng.

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
1. Trên cơ sở trình bày những điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của các
quốc gia cổ đại phương Đông, hãy giải thích vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế
chính của các quốc gia ở khu vực này.
- Trình bày điều kiện tự nhiên: những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu hình thành Nhà
nước.
- Giải thích: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước tưới…) thích hợp cho
phát triển kinh tế nông nghiệp…
2. Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm
phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng
này là gì?
- Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, vì có:
+ Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ và mềm nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể
canh tác và tạo nên mùa màng bội thu.
+ Khó khăn: Dễ bị nước sông dâng lên gây lũ lụt, mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân.

- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của mình, ngay từ đầu cư dân phương Đông
đã phải đắp đê, trị thuỷ, làm thuỷ lợi. Công việc này đòi hỏi công sức của nhiều
người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.
- Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi
hàng hoá… trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra
sản phẩm dư thừa thường xuyên.
3. Trong xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp? Hãy giải thích vì sao ở đây
lại hình thành những tầng lớp xã hội đó?
- Trong xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp: Quí tộc, nông dân công xã, nô lệ.
+ Do đặc trưng kinh tế nông nghiệp chủ yếu khiến nông dân vùng này gắn bó trong
khuôn khổ của công xã nông thôn. Ở họ tồn tại cả "cái cũ" (những tàn dư của xã hội
nguyên thuỷ: cùng làm ruộng chung của công xã và cùng trị thuỷ), vừa tồn tại "cái


mới" (đã là thành viên của xã hội có giai cấp: sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư
hữu,…) họ được gọi là nông dân công xã. Với nghề nông là chính nên nông dân công
xã là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản
thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc, ngoài ra họ còn phải làm một số nghĩa vụ
khác như đi lính, xây dựng các công trình.
+ Quí tộc vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại từ
Trung Ương xuống địa phương. Tầng lớp này sống sung sướng (ở nhà rộng và xây lăng
mộ lớn) dựa trên sự bóc lột nông dân: họ thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc
nhận bổng lộc của Nhà nước cũng do thu thuế của nông dân.
+ Nô lệ, chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Vai trò
của họ là làm các công việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc, họ cũng là nguồn bổ sung cho
nông dân công xã.
4. Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông? Phân tích vai trò của từng
tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- “Chế độ chuyên chế Cổ đại” là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở
phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

+ Quyền lực của vua: Nắm cả pháp quyền và thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mỗi
nước: Pha-ra-on (Ai Cập), En-xin (Lưỡng Hà) hay Thiên tử (Trung Quốc)…
+ Dưới vua là bộ máy nhà hành chính quan lieu, đứng đầu là quan Vidia hoặc thừa
tướng; có chức năng thu thuế, trông coi và xây dựng các công trình công cộng và chỉ
huy quân đội.
- Vai trò của từng tầng lớp: Trong xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp: Quí
tộc, nông dân công xã, nô lệ.
+ Nông dân công xã: Là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn: Nhận ruộng đất
canh tác và nộp tô thuế.
+ Qúy tộc: Vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế.
+ Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc.
5. Trên cơ sở trình bày những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại
phương Đông hãy rút ra nhận xét về những đóng góp của cư dân phương Đông
cổ đại cho nền văn minh nhân loại.
* Sự ra đời của lịch và thiên văn:
- Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp nơng nghiệp và trị thủy các dòng sông.


- Nông lịch một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, ngày và mùa.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt trời; ngày có 24 giờ
* Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết, đây là phát minh lớn
của loài người.
- Thời gian xuất hiện chữ viết: Khoảng thiên niên kỷ IV TCN
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau là tượng ý, tượng thanh,...
- Nguyên liệu để viết: Giấy Pa-pi-rút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa…
* Toán học
- Phát minh ra hệ đếm thập phân; các chữ số từ 1 9 và số “0” biết các phép tính cộng
– trừ - nhân- chia, tính được diện tích hình tròn, tam giác, tính được số Pi bằng 3,16
- Giá trị: Là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân

loại.
* Kiến trúc
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu cho mỗi nước: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo
Babilon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hin-đu ở Ấn Độ...
- Giá trị: Là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và
tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1. Nêu điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. Việc xuất hiện
những công cụ bằng sắt có ý nghĩa như thế nào với cư dân vùng Đia Trung Hải?
- Điều kiện hình thành:
+ Điều kiện tự nhiên : Vùng ven biển, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo
ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Nền tảng kinh tế công – thương: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương
nghiệp (nông nghiệp cũng nhằm xuất khẩu); kinh tế hàng hóa – tiền tệ cổ đại.


×