Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự biến đổi hình thái hai dòng lan huệ lai in vitro (hippeastrum equestre)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------   ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
Bước đầu nghiên cứu sự biến đổi hình thái hai dòng
Lan Huệ lai in vitro (Hippeastrum equestre)

Sinh viên thực hiện
: Phan Anh Tuấn
Lớp
: CNSHA – K55
Giảng viên hướng : Ths. Phí Thị Cẩm Miện
dẫn

Trường ĐHNN Hà Nội

“ Khóa luận/luận văn đệ trình khoa CNSH, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội là một phần yêu cầu của
trình độ đại học/thạc sỹ ngành Công nghệ sinh học”

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bài khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên
ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của cô
giáo Ths. Phí Thị Cẩm Miện.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận


xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện

Phan Anh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của thầy cô giáo, các tập thể và cá
nhân.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: cô giáo Ths. Phí
Thị Cẩm Miện đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô và anh chị làm việc tại Viện Sinh học Nông
nghiệp - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học nông
nghiệp Hà Nội đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt 4 năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình đã
luôn ở bên tôi, chăm sóc, động viên tôi và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên

PHAN ANH TUẤN


ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................................................3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................................................26
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................47

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của BA tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của Kinetine tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy
sau 4 tuần nuôi cấy..............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của 2,4-D tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của α-NAA tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy sau
4 tuần nuôi cấy.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của BA và 2,4-D tới hệ số nhân chồi từ vảy củ đôi sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của BA và α-NAA tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi
cấy sau 4 tuần nuôi cấy.......................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của BA và 2,4-D tới sự phát sinh chồi từ mô sẹo sau 4 tuần
nuôi cấy.................................................................Error: Reference source not found

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của BA và α-NAA tới sự phát sinh chồi từ mô sẹo sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa tới chất lượng chồi in vitro sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của hàm lượng đường tới chất lượng chồi in vitro sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của α - NAA tới khả năng ra rễ và chất lượng rễ sau 4
tuần nuôi cấy........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của than hoạt tính tới khả năng ra rễ và chất lượng rễ sau
4 tuần nuôi cấy.....................................................Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hai chủng Lan huệ lai thuộc chi Hippeastrum.......Error: Reference source not found
Hình 2.2 Quả của Lan Huệ thuộc chi Hippeastrum.............Error: Reference source not found
Hình 3.1 Hai dòng Lan Huệ lai được sử dụng trong đề tài H3 (bên trái) và H5 (bên phải)
Error: Reference source not found
Hình 4.1 So sánh ảnh hưởng của BA tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy sau 4 tuần
nuôi cấy..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.2 Chồi phát sinh từ mô nuôi cấy sau 4 tuần nuôi cấy Error: Reference source not found
Hình 4.3 Mô sẹo được phát sinh từ mô nuôi cấy sau 4 tuần nuôi cấy...Error: Reference source
not found
Hình 4.5 Ảnh hưởng của BA và α-NAA tới sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy sau 4 tuần
nuôi cấy..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.4. Ảnh hưởng của BA và 2,4-D tới hệ số nhân chồi từ vảy củ đôi sau 4
tuần nuôi cấy.............................................................................................................34
Hình 4.6 Ảnh hưởng của BA và 2,4-D tới sự phát sinh chồi từ mô sẹo sau 4 tuần nuôi cấy

Error: Reference source not found
Hình 4.7 So sánh ảnh hưởng của BA và α-NAA tới sự phát sinh chồi từ mô sẹo sau 4 tuần
nuôi cấy..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.8 Ảnh hưởng của BA và α-NAA tới sự phát sinh chồi từ mô sẹo sau 4 tuần nuôi cấy
Error: Reference source not found
Hình 4.9 Ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa tới chất lượng chồi in vitro sau 4 tuần
nuôi cấy.........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.10 Ảnh hưởng của hàm lượng đường tới chất lượng chồi in vitro sau 4 tuần
nuôi cấy.........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.11 Ảnh hưởng của α - NAA tới khả năng ra rễ và chất lượng rễ sau 4 tuần nuôi cấy
Error: Reference source not found
Hình 4.12 Ảnh hưởng của than hoạt tính tới khả năng ra rễ và chất lượng rễ sau 4
tuần nuôi cấy............................................................Error: Reference source not found

v


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MS

: Murashige and Skoog, 1962

BA

: Benzyl adenine


Ki

: Kinetine

α – NAA

: α - naphtyl acetic acid

ND

: Nước dừa

ĐC

: Đối chứng

PSHT

: Phát sinh hình thái

CT

: Công thức

MTTH

: Môi trường thích hợp

ĐHST


: Điều hòa sinh trưởng

vii


TÓM TẮT
Lan Huệ là cây hoa tuy chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng đang dần được người
dân ưa chuộng, và được đông y dùng làm thuốc chữa bệnh. Ở Việt Nam, màu sắc và
giống Lan Huệ còn nghèo nàn. Do đó việc tạo ra các giống hoa Lan Huệ mới bằng
phương pháp truyền thống đã mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, việc duy trì và
nhân nhanh các dòng lai trên còn nhiều hạn chế. Do vậy em tiến hành đề tài “Bước đầu
nghiên cứu sự biến đổi hình thái hai dòng Lan Huệ lai in vitro

(Hippeastrum

equestre)”. Tiến trình thực hiện qua nhiều nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các
chất điều tiết sinh trưởng tới mô nuôi cấy, tái sinh chồi từ mô sẹo và thành phần môi
trường, các chất điều tiết sinh trưởng khác nhau là khác nhau. Bước đầu xác định môi
trường hình thành callus, tái sinh chồi từ đế củ mang hai vảy củ và mô sẹo. Xác định
ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa và hàm lượng đường. Môi trường tạo rễ phù hợp
là MS + 2 mg/l α-NAA và 0,7 g/l than hoạt tính.

viii


MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản phẩm vừa
mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Trong những năm gần đây, nước ta đã
đạt được kết quả khả quan về phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống của người dân được

cải thiện nên nhu cầu về hoa ngày càng tăng, ngày càng đa dạng và phong phú cả về
chủng loại và màu sắc. Một trong những loài hoa ngày càng được nhiều người yêu
thích hiện nay là Lan Huệ, được trồng trong chậu, trong cốc thủy tinh hoặc cắt cành.
Lan Huệ có tên khoa học là Hippeastrum equestre (Aiton) Herb., tên tiếng Anh là
Valentine flower. Nếu như ở các nước Châu Âu, loài hoa này đã được sử dụng phổ
biến làm quà tặng nhân dịp “Valentine” với nhiều giống hoa có màu sắc đa dạng thì ở
Việt Nam, Lan Huệ còn rất nghèo nàn về màu sắc (chủ yếu là màu đỏ), thời gian ra
hoa của chúng lại muộn hơn (khoảng từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5).
Bằng con đường thu thập nguồn gen, lai hữu tính và chọn lọc có thể làm phong
phú bộ giống hoa Lan Huệ ở nước ta. Những cá thể lai có đặc điểm ưu tú được chọn
lọc cần phải nhân giống vô tính nhằm duy trì được tính trạng ban đầu.
Để nhân giống vô tính cây Lan Huệ có thể sử dụng các phương pháp: Tách chồi
hoặc củ nhỏ từ cụm cây mẹ (Siddique và cs., 2007); kỹ thuật cắt lát (Chipping) hoặc sử
dụng phương pháp nhân giống in vitro (Husey, 1975; Seabrook và cs., 1976; De
Buruyn, 1992; Chieh Li Huang và cs., 2005,…). Mặc dù đơn giản nhưng hiệu quả khi
nhân giống bằng phương pháp truyền thống không cao do thời gian nhân giống dài, hệ
số nhân thấp, cây không đồng nhất. Trong khi đó, phương pháp nhân giống in vitro có
rất nhiều ưu điểm như tạo được cây con sạch bệnh, thời gian nhân giống ngắn, hệ số
nhân giống cao, cây đồng nhất, do vậy đáp ứng được nhu cầu về số lượng giống có
chất lượng cao.
Năm 2009, một số nhà khoa học đã “Bước đầu nghiên cứu quy trình nhân nhanh
in vitro cây hoa Loa kèn đỏ (H. equestre)” và đã xác định được một số thông số kỹ
thuật. Bên cạnh việc kế thừa một số kết quả “bước đầu” này cần phải có những nghiên
cứu tiếp theo nhằm bổ sung và hoàn thiện quy trình nhân in vitro cây hoa Lan Huệ.

1


Xuất phát từ những lý do nêu ở trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu
nghiên cứu sự biến đổi hình thái hai dòng Lan Huệ lai in vitro (Hippeastrum

equestre)”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu cơ bản sự phát sinh hình thái mô nuôi cấy của hai dòng Lan Huệ lai.
1.2.2 Yêu cầu
 Đánh giá ảnh hưởng riêng rẽ của nhóm chất auxin và cytokinine đến sự phát
sinh hình thái của mô nuôi cấy.
 Đánh giá ảnh hưởng của sự phối hợp auxin và cytokinine đến sự phát sinh hình
thái của mô nuôi cấy.
 Đánh giá ảnh hưởng của thành phần môi trường đến chất lượng củ Lan Huệ in
vitro .
 Đánh giá của α-NAA và than hoạt tính đến khả năng ra rễ của cây in vitro.

2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3 Giới thiệu chung về Hippeastrum equestre Herb
1.3.1 Nguồn gốc, phân bố
Trong tiếng Hy Lạp, “Hippestrum” có nghĩa là “ngôi sao Kỵ sĩ”, đã được đặt tên
từ năm 1837 bởi mục sư William Herbert. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và một vài
loài được những người trồng hoa ở Hà Lan nhập khẩu về trồng. Quá trình nhân giống
và lai tạo được diễn ra trong suốt thể kỷ 18, sau đó loài hoa này được chú ý đến ở Bắc
Mỹ vào đầu thể kỷ 19. Năm 1946, hai người trồng hoa ở Hà Lan mang cây hoa này
đến Nam Phi và bắt đầu trồng tại đây. Mặc dù hầu hết các cây hoa trong chi
Hippestrum đều xuất phát từ Hà Lan và Nam Phi nhưng ngày nay chúng lại phân bố
nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Mỹ.
Tại Việt Nam, H. equestre được biết đến với nhiều tên như Lan Huệ, Amaryllis,
Loa Kèn đỏ. Hiện nay chưa có nhiều loài trong chi Hippestrum ở Việt Nam nhưng sự
phân bố của chúng lại khá đa dạng. Ở miền Nam thấy xuất hiện các loài hoa thuộc chi

này nhiều hơn và việc trồng, nhân giống, mua bán cũng diễn ra phổ biến hơn so với
miền Bắc.
1.3.2 Vị trí phân loại
Lan huệ, có tên khoa học là Hippeastrum equestre (Aiton) Herb thuộc Bộ Hoa
Loa Kèn (Liliales), Họ Amaryllidaceae, và thuộc chi Hippeastrum. Chi này có khoảng
90 loài và 600 dạng lai, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Mỹ.
1.3.3 Đặc điểm thực vật học
Hippeastrum là một trong những chi có tiềm năng phát triển của bộ Lilliales. Chi
này rất đa dạng, phong phú về hình thái, màu sắc hoa, rất thích hợp để sử dụng làm
hoa cắt cành. Các chủng lai tạo có hoa màu sắc khác nhau như:
 H. equestre var. alba: Hoa màu trắng.
 H. equestre var. splendes: Hoa màu đỏ, cuống dái.

3


 H. equestre var. fulgidum: Hoa màu vàng cam tươi, mép cánh có viền trắng.
 H. equestre var. major: Hoa lớn màu vàng cam tươi, gốc cánh hoa màu xanh.

H. equestre var. major

H. equestre var. splendes

Hình 2.1 Hai chủng Lan huệ lai thuộc chi Hippeastrum.
Trong củ của các loài thuộc chi này có chứa các biệt dược giá trị như các loại
alkaloids, các lectins có hoạt tính chống siêu vi trùng, chống sưng viêm, chống ung
thư, chữa bệnh Alzheimer, cầm máu và chữa vết thương.
Lan Huệ là cây thân hành, hình cầu, có áo mỏng bao ở ngoài. Lá tập trung ở
gốc gần như thành 2 dãy, phiến lá hình dải, hình kiếm hoặc hình dải mác, hơi khum
thành hình máng, dai và cứng. Lá có nhiều gân sọc song song và gân phụ ngang song

song. Lá bắc mỏng tổng bao 2, dạng mo, gồm 2 cái.
Cụm hoa tán, nhiều hoa, trên một cuống hoa chung có hình trụ, thẳng đứng và
rỗng. Hoa to đều có màu sắc sặc sỡ, lưỡng tính và có cuống. Bao hoa hình phễu, nằm
ngang hoặc rủ xuống, 6 mảnh, dạng tràng, phần dưới dính nhau thành ống, ngắn, họng
có 1 vòng vảy ngắn hoặc 1 vòng tràng phụ cụp vào trong, phần trên 6 thùy, xếp 2
vòng, các thùy bằng nhau hoặc các thùy vòng trong hẹp hơn. Gồm có 6 nhị, chỉ nhị rời
nhau, đính ở họng ống bao hoa; bao phấn 2 ô, đính lưng , hướng trong, mở bằng khe
dọc. Bầu Lan Huệ thuộc dạng bầu hạ, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều noãn; vòi
nhụy dài, mảnh; đầu nhụy dạng đầu hoặc 3 thùy.

4


Hình 2.2 Quả của Lan Huệ thuộc chi Hippeastrum
Quả nang, hình cầu hoặc hình thuôn, mở ở khe lưng ô thành 3 mảnh. Hạt nhiều,
dẹp, màu đen nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ.
Cây ra hoa vào mùa xuân - hè. Cây mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ,
được nhập vào Việt Nam, trồng trong vườn hoa, trong chậu.
1.3.4 Yêu cầu ngoại cảnh
a. Nhiệt độ và ánh sáng
Lan Huệ là cây ưa điều kiện ấm, ẩm, bán râm, không chịu được rét. Vì vậy, vào
thời kỳ ngủ đông cần chuyển cây vào trong nhà kính qua đông. Cây Lan Huệ thích hợp
với khí hậu nóng ẩm và những nơi đủ ánh sang.
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 180C - 250C.
b.Nhu cầu nước và giá thể trồng
Cây cần có đủ độ ẩm quanh năm mới ra hoa được, do đó cần tưới nước thường
xuyên khu vực trồng cây suốt những tháng hè. Trong thời kỳ ngủ đông, chỉ cần tưới ít
nước để đảm bảo cho củ không bị khô héo, nếu không thân lá sẽ sinh trưởng, cản trở
đến việc ngủ đông của cây, ảnh hưởng đến thời gian ra hoa. Lan Huệ thích hợp trồng
trong cát nhiều mùn, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

1.3.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Khi trồng Lan Huệ nên cố gắng chọn những cây không có dấu hiệu mọc rễ mới.
Nhưng nếu cây vừa bắt đầu tăng trưởng, thì cần kiểm tra xem điểm tăng trưởng có

5


cứng cáp và khỏe mạnh hay không. Cây khỏe mạnh là cây phải cứng cáp, không có
mảng mốc, vết bẩn, hay dấu hiệu sâu bọ cắn phá bề mặt và vỏ ngoài phải nguyên vẹn.
Lan Huệ là cây không chịu được rét nên trồng chúng trong rổ. Khi nhiệt độ giảm
xuống, đào rổ cây lên rồi cất vào nhà kho hay gara thoáng mát và không có chuột bọ
phá hoại trong suốt mùa đông. Khi trồng cần để hở ngọn lên trên mặt đất. Nếu trồng
trong chậu, cần đưa cây vào chỗ bán râm, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong thời gian
sinh trưởng và ra hoa, 2 tuần bón thúc 1 lần, nước phân đặc một chút. Vào mùa thu
mát mẻ cần giảm lượng nước tưới, để tránh cây bị lốp.
1.3.6 Sâu, bệnh hại Lan Huệ và cách phòng trừ
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, Lan Huệ thường có những dấu
hiệu hư tổn như khi vào mùa hè thường bị nhện đỏ tấn công, hay bị các bệnh do nhiễm
vi khuẩn, nấm và virus HiMV (Hippeastrum mosaic virus) gây nên hiện tượng bị thối
nhũn, vết khảm trên lá… Có thể phòng trừ bằng cách hòa Phoxim pha với 1.200 lần
nước để diệt nhện đỏ, hoặc đợi đến cuối thu mới đem trồng lại để tránh bị bệnh nấm
cây.
Cây dễ bị mắc bệnh héo lá, cần tránh trồng quá dày, chăm sóc hợp lý, không
được để nhiệt đô chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm quá lớn.
1.3.7 Giá trị sử dụng của cây Lan Huệ
Ngoài việc trồng trong chậu kiểng, cây có thể trồng nhiều trong bồn hoa, công
viên, ven đường, vách núi và ven hồ. Thân hành có thể dùng làm thuốc, có tác dụng
hoạt huyết, giải độc, giảm sưng. Theo Đông dược thì củ Lan Huệ có vị ngọt cay, tính
ấm có độc, có tác động tán ứ, tiêu thũng. Thân hành được dùng giã nát đắp cầm máu
và trị tổn thương khi té ngã. Các alkaloids trong Lan Huệ đang được nghiên cứu về

một số tác động dược học.
Trong số các alkaloids, Lycorine (tên cũ Narcissine) là chất được chú ý
nhất. Lycorine là một alkaloid loại isoquinolone (chuyển hóa từ phena thridine), có
phân tử lượng 287.32 có tác dụng ức chế hoạt tính sinh học của men
Acetylcholinesterase. Lycorine có hoạt tính ức chế hoạt động tái lập của siêu vi trùng

6


HIV-1, khi thử trên dòng tế bào MT4.(Planta Medica Số 70-2004). Lycorine ức chế sự
phát triển của siêu vi trùng Coronavirus gây bệnh SARS (Severe Acute Respiratory
Syndrome) ở liều EC50 (Effective Concentration) = 15.7 +/- 1.2 nM và đang được
nghiên cứu thêm để làm thuốc trị SARS (Antiviral Research Số 67-2005). Lycorine ức
chế sự sản xuất TNF-alpha (Tumor necrosis factor), ức chế tiến trình sinh tổng hợp
proteins. Vì TNF-alpha là một chất cytokinine căn bản điều hòa tiến trình sưng viêm
nên Lycorine có triển vọng được dùng làm thuốc chống sưng, trị thấp khớp (PMID :
11218731). Hơn nữa, hai alkaloids là Acetylcaranine và Ambelline, ly trích từ căn
hành Amaryllis belladonna có hoạt tính diệt tế bào ung thư Leukemia khi thử trên dòng
tế bào P-388 lymphocytic leukemia (Journal of Natunral Products Số 47-1984).
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy
1.4.1 Ảnh hưởng của điều kiện khử trùng mẫu cấy
Việc khử trùng mẫu trước khi đưa vào nuôi cấy là một vấn đề cần thiết, vì mẫu
cấy ở trong tự nhiên tiếp xúc với môi trường xung quanh nên mang rất nhiều vi khuẩn,
nấm… Nhưng do mức độ nhiễm của mỗi loại mẫu là khác nhau và đặc điểm của từng
loại mẫu cũng khác nhau nên cần có sự thử nghiệm về khử trùng mẫu cấy nhằm thu
được lượng mẫu vô trùng nhiều mà tốn ít nhiên liệu ban đầu.
Khả năng tiêu diệt nấm và khuẩn của hóa chất khử trùng phụ thuộc vào nồng
độ, thời gian xử lý và mức độ xâm nhập của chúng vào các ngõ ngách trên bề mặt của
mô cấy.
Thời gian khử trùng là một điều kiện quan trọng, nó phụ thuộc vào từng loại

dung dịch khử trùng và đặc điểm của từng loại mẫu cấy. Với hypoclorite, người ta
thường khử trùng trong thời gian 15-30 phút, HgCl 2 thường có thời gian ít hơn. Thời
gian quá lâu, dung dịch khử trùng xâm nhập vào mẫu có thể gây chết mẫu, thời gian
quá ngắn sẽ không loại bỏ hết nấm và vi khuẩn nên mẫu dễ bị nhiễm.
Sau khi khử trùng, mẫu cây được đặt vào các môi trường nuôi cấy, từ đây giai
đoạn nuôi cấy in vitro bắt đầu. Thành phần của môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng
quyết định tới nuôi cấy.

7


1.4.2 Ảnh hưởng của các thành phần hóa học
Trong nuôi cấy in vitro, cả yếu tố hóa học và yếu tố vật lý của cây trong các
bình nuôi đều phải được cung cấp đầy đủ. Môi trường dinh dưỡng phải cung cấp tất cả
các ion khoáng cần thiết, nguồn chất hữu cơ bổ sung như amino acid và vitamin,
nguồn cacbon cố định, và một thành phần cần cho sự sống cũng phải được cung cấp đó
là nước. Các nhân tố vật lý như nhiệt độ, pH, môi trường khí, ánh sáng và áp lực thẩm
thấu, cũng phải được duy trì trong giới hạn chấp nhận.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều môi trường được sử dụng như môi trường
Murashige và Skoog (1962), môi trường Gamborg (1968), môi trường Knop (1974),
môi trường Anderson, Went, Knudson, Lindemann…Trong đó môi trường MS được
đánh giá là phù hợp rộng rãi nhất với nhiều loại cây trồng, bao gồm cả cây hai lá mầm
và cây một lá mầm. Thông thường trong một môi trường nuôi cấy phải đảm bảo các
thành phần hóa học sau:
Các nguyên tố khoáng
Tùy theo nồng độ sử dụng, các nguyên tố khoáng được chia vào hai nhóm là
nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
• Nguyên tố đa lượng: Các nguyên tố này thường chiếm 0,1 % khối lượng khô
của thực vật. Nitơ, phốt pho, kali, magiê, canxi, và lưu huỳnh là các muối vô cơ.
Chúng có mặt trong các hợp chất quan trọng (diệp lục. protein, acid nucleic, acid

amin…), tham gia vào các quá trình như điều chỉnh áp suất thẩm thấu tế bào, vận
chuyển năng lượng trong hô hấp, quang hợp, thực hiện vai trò tín hiệu tế bào,…
• Nguyên tố vi lượng: Được cung cấp với lượng rất thấp cho thực vật sinh
trưởng, phát triển và có nhiều vai trò khác nhau. Mangan, iốt, đồng, coban, Bo, Mo,
sắt và kẽm là các nguyên tố vi lượng, ngoài ra niken và nhôm cũng được tìm thấy
trong một số công thức. Nguyên tố vi lượng thường có mặt trong thành phần của một
số coenzyme, vitamin; tham gia vào các phản ứng trao đổi điện tử, sinh tổng hợp diệp
lục,…

8


Chất hữu cơ bổ sung


Các vitamin là những chất hữu cơ tham gia vào cấu trúc enzyme và cofactor

trong nhiều phản ứng sinh hóa (Vũ Văn Vụ, 2006). Các loại vitamin B1, B6, PP và
myoinositol là cần thiết cho nuôi cấy tế bào thực vật in vitro. Tuy nhiên, vì lý do lịch
sử các loại vitamin khác nhau cũng được thêm vào để nuôi cấy.


Các amino acid có vai trò quan trọng trong việc phát sinh hình thái, amino

acid, alanine, glutamic acid, glutamine và proline cũng được sử dụng nhưng trong
nhiều trường hợp là không cần thiết.
Nguồn cacbon
Các mô và tế bào thực vật nuôi cấy nói chung, không thể tự quang hợp hoặc
quang hợp yếu do thiếu clorophin và các điều kiện khác…do đó phải bổ sung thêm
cacbon. Saccarose thường được sử dụng làm nguồn cacbon do đó những đặc tính như

rẻ, dễ kiếm, đồng hóa triệt để và tương đối ổn định. Ngoài ra, các loại đường khác như
glucose, maltose, galactose và sobitol cũng có thể được sử dụng và trong những trường
hợp đặc biệt có thể cung cấp tốt hơn đường Saccarose.
Đường vừa là nguồn cacbon cung cấp cho mẫu nuôi cấy, đồng thời còn tham
gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu của môi trường. Đường đóng góp khoảng 50-70 %
vào khả năng thẩm thấu của môi trường (Trigiano and Gray, 2000). Thông thường
đường Saccarose được sử dụng ở nồng độ 0,2-0,3 %, nhưng nồng độ này có sự thay
đổi ở từng đối tượng khác nhau và mục đích nuôi cấy khác nhau, có khi xuống tới 0,2
% (tạo dòng), có khi tăng lên đến 12 % (gây cảm ứng stress nước).
Sự hình thành rễ đòi hỏi một lượng đường được cung cấp từ quang hợp hoặc
ngoại sinh. Theo George (1993) hầu hết các loại thực vật khi ra rễ thích hợp với lượng
đường 20-30 g/lít. Tuy nhiên, cũng có loài yêu cầu nguồn carbohydrate ngoại sinh cao
hơn. Ví dụ theo Sharma (1993) cây Gentiana kurroo chỉ có thể ra rễ tốt khi bổ sung 60
g/lít Saccarose trong môi trường.
Thí nghiệm áp dụng phương pháp quang tự dưỡng cho thấy các cây in vitro đã
phát triển tốt trên môi trường không có đường và vitamin, độ thoáng khí cao. Tỷ lệ
nhiễm nấm giảm đáng kể. Cây có diện tích lá lớn hơn và sự đóng mở của lá theo quy

9


luật tự nhiên ngay khi gặp điều kiện thay đổi của môi trường. Trong khi đó cây nuôi
cấy theo điều kiện truyền thống (có đường và vitamin) có diện tích lá nhỏ, khí khổng
luôn luôn ở trạng thái mở trong nhiều giờ khi chuyển từ điều kiện in vitro ra vườn
ươm. Tỷ lệ sống 95-100 % sau một tháng ở vườn ươm đối với cây nuôi cấy trên môi
trường không có đường, trái lại chỉ từ 70-80 % theo phương pháp truyền thống
(Nguyễn Thị Quỳnh và cộng sự, 2005).
Chất điều tiết sinh trưởng
Chất điều tiết sinh trưởng thực vật là thành phần môi trường khắt khe trong việc
xác định con đường phát triển của tế bào thực vật. Các chất điều tiết sinh trưởng được

sử dụng thông thường là các hormone thực vật hoặc các chất tổng hợp tương tự chúng,
phổ biến là auxin và cytokinine, gibberellins, abscisic acid, ethylene. Trong đó auxin
và cytokinine là hai nhóm được sử dụng phổ biến nhất.
• Nhóm auxin gồm một số hợp chất có chứa nhân idol trong phân tử. Trong
nuôi cấy in vitro, auxin thúc đẩy sinh trưởng của mẫu do hoạt hóa sự phân chia và giãn
nở của tế bào, kích thích các quá trình tổng hợp và trao đổi chất, tham gia điều chỉnh
sự phân hóa của rễ, chồi…(Bhojwani and Razdan, 1983).
Các auxin được sử dụng với nồng độ thấp từ 10 -6 – 10-1 M tùy theo từng chất,
mục đích và đối tượng nghiên cứu. Hàm lượng auxin thấp sẽ kích thích sự phân hóa rễ,
hàm lượng cao kích thích hình thành mô sẹo.
Auxin được chia thành hai nhóm có nguồn gốc khác nhau: trong các auxin tự
nhiên, quan trọng nhất là IAA. Nhưng IAA chỉ được dùng trong một số môi trường
nuôi cấy do có đặc tính không ổn định với nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy, các amino
acid kết hợp với IAA ổn định hơn được sử dụng phổ biến hơn làm giảm bớt liên kết
khi sử dụng IAA. Nhóm auxin tổng hợp tương tự IAA được sử dụng rộng rãi hơn trong
các môi trường nuôi cấy như 2,4-D, IBA, α-NAA.
• Cytokinine kích thích sự phân chia và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của tế
bào, cảm ứng hình thành chồi phụ và loại bỏ ưu thế ngọn (Nguyễn Như Khanh, 2002).
Trong nuôi cấy mô thực vật cytokinine được dùng để kích thích sự phát sinh chồi, sử
dụng kết hợp với auxin kích thích phân chia tế bào. Nồng độ cytokinine cao kìm hãm

10


sự hình thành và phát triển của rễ (Narayaswamy, 1994). Trong các cytokinine tự
nhiên có hai nhóm được sử dụng trong môi trường nuôi cấy, đó là zeatine và 2iP (2isopentyl adenine). Nhưng chúng không được dùng phổ biến vì rất đắt (đặc biệt là
zeatin) và không ổn định. Các chất tổng hợp tương tự như kinetin và BAP được sử
dụng phổ biến hơn. Các chất hóa học không có based purin và thay thế bằng
phenylureas, cũng được sử dụng như cytokinine trong môi trường nuôi cấy tế bào thực
vật.

Trong cây có sự cân bằng nội hormone (Vũ Văn Vụ, 2007). Do vậy, khi sử
dụng các chất điều tiết sinh trưởng trong nuôi cấy cần đặc biệt lưu ý để sử dụng nồng
độ thích hợp đạt hiệu quả cao. Nhiều tác giả đã tổng kết, tỷ lệ auxin/cytokinine nếu
nghiêng về phía auxin sẽ kích thích hình thành rễ; nghiêng về phía cytokinine sẽ thúc
đẩy hình thành chồi; ở tỷ lệ trung gian sẽ hình thành mô sẹo.
Than hoạt tính
Than hoạt tính ban đầu được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để cố gắng mô
phỏng điều kiện trồng trọt, sau đó nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều môi trường
nuôi cấy. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của than hoạt tính trong môi trường nuôi
cấy mô thực vật. Đó là: sự hấp thụ các chất màu, các hợp chất phenol, các sản phẩm
trao đổi thứ cấp, ảnh hưởng tới pH, xúc tác bẻ gãy đường Saccarose trong khử trùng
(S.C. Van Winkle et al, 1995). Ngoài ra than cũng hút các chất hữu cơ như
phytohormone, vitamin, sắt, kẽm, … (Nissen & Sutter, 1990).
Điều tra tác dụng của than hoạt tính, sự khử trùng, và môi trường nuôi cấy trong
thủy phân đường cho thấy, sự thủy phân của đường trong môi trường nuôi cấy phụ
thuộc vào cả ion H+ và sự khử trùng và thành phần than hoạt tính. Sau khử trùng, ở
môi trường MS + 5 % Saccarose bổ sung than hoạt tính cho tỷ lệ đường thủy phân là
70 %, tỷ lệ tương ứng ở môi trường Gamborg là 56 %, còn ở môi trường không có
than hoạt tính là 20 % (Pan and Staden, 1999).
Như vậy than hoạt tính có ảnh hưởng rõ ràng tới môi trường nuôi cấy, nhiều
nghiên cứu đã cho thấy tác dụng kích thích của mô in vitro như kích thích tạo củ của

11


hoa Lili (Nhut et al, 2001), tác dụng hình thành rễ ở Pawlownia (Lê Thị Kim Đào,
2001)…
Các chất hữu cơ bổ sung
Ngoài các thành phần dinh dưỡng bắt buộc kể trên trong môi trường nuôi cấy
mô tế bào thực vật in vitro, người ta còn bổ sung thêm một số thành phần hỗn hợp tự

nhiên khác như nước dừa, dịch chiết nấm men, nước ép cà chua, khoai tây, chuối…
Các thành phần này thường chứa nguồn dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng đa
dạng như amino acid, đường, vitamin, nucleic acid, auxin, cytokinin.
Nước dừa là thành phần khá phổ biến trong nhiều môi trường nuôi cấy. Tất cả
phân tích thành phần của nước dừa từ non tới già của Tulecke et al.,(1961) cho thấy
trong nước dừa có: amino acid, acid hữu cơ, đường, RNA, DNA, Inositol, auxin,
cytokinin,… Hàm lượng sử dụng của nước dừa từ 10-20 %.
Tác nhân làm đặc môi trường
Tùy thuộc vào loại sinh trưởng, môi trường nuôi cấy cần được sử dụng ở dạng
lỏng hoặc đặc, nhiều loại môi trường nuôi cấy đòi hỏi tế bào hoặc mô thực vật phải
sinh trưởng trên bề mặt, agar là tác nhân làm đặc môi trường được sử dụng phổ biến
nhất. Agar được sản xuất từ tảo biển, loại tinh khiết hay agarose có thể cũng được sử
dụng, nhưng có thể khác nhau về độ đặc.
1.4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý
Các yếu tố vật lý chính là ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, trạng thái môi trường,…
Ánh sáng
Trong môi trường nuôi cấy, quang tổng hợp không phải là một hoạt động cần
thiết do sự có mặt của đường trong môi trường, nhưng ánh sáng cần thiết để điều hòa
một số quá trình liên quan tới phát sinh hình thái của cây. Tùy từng loại nuôi cấy, yêu
cầu cường độ cũng như thời gian chiếu sáng khác nhau, ví dụ như khi nuôi cấy mô
sẹo, thường không cần ánh sáng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới sinh trưởng của mô nuôi
cấy thông qua tác động nên trạng thái và cấu trúc của các chất điều hòa sinh trưởng

12


cũng như dinh dưỡng khoáng. Thông thường trong phòng nuôi cấy người ta sử dụng
ánh sáng huỳnh quang chiếu sáng 14-15 giờ/ ngày với cường độ 2000 lux.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trong phòng nuôi cấy mô thường được điều chỉnh ổn định từ 22 0C đến

250C. Tuy nhiên tùy từng loại nuôi cấy và đối tượng nuôi cấy mà có sự điều chỉnh
nhiệt độ phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu trong nuôi cấy mô sẹo, huyền phù tế bào với
mục đích sản xuất các hợp chất thứ sinh thì sự điều chỉnh nhiệt độ rất có ý nghĩa, cảm
ứng cho tế bào sinh trưởng, phân chia và tiết các hợp chất thứ sinh. Nhiệt độ còn ảnh
hưởng tới nuôi cấy thông qua tác động tới cấu trúc của các chất điều hòa sinh trưởng
như IAA, GA3,…
pH môi trường
pH của môi trường cũng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới trạng thái
lý hóa của các chất trong môi trường, do đó ảnh hưởng tới khả năng điện ly của các
muối, sự thủy phân hóa các chất… Thông thường pH được điều chỉnh ở mức 5,5 - 5,8.
Trạng thái môi trường
Sự phát triển của mô có thể bị thay đổi hoàn toàn nếu chúng nuôi cấy trên một
môi trường đặc, lỏng hoặc nửa lỏng. Các mô nuôi cấy thường sinh trưởng tốt hơn
trong môi trường lỏng, tuy nhiên môi trường lỏng cũng gây ra hiện tượng thủy tinh
hóa, các mô nuôi cấy bị mọng nước gây khó khăn cho cấy chuyển và ra cây.
1.4.4 Ảnh hưởng của điều kiện ra cây
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất một cây giống in vitro. Mục
đích của giai đoạn này nhằm đưa cây giống in vitro trong phòng nuôi ra ngoài tự
nhiên; huấn luyện cây thích nghi với các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tự nhiên
và chuyển từ chế độ dị dưỡng sang chế độ tự dưỡng.
Mỗi loài cây có đặc điểm khác nhau, do đó để đạt tỷ lệ cây sống cao cần nghiên
cứu để tìm giá thể phù hợp cho cây. Giá thể trồng cây có thể là cát, đất mùn hoặc các
hỗn hợp nhân tạo không chứa đất, mùn cưa và bọt biển…

13


Cây nuôi cấy in vitro có đặc điểm là các khí khổng luôn mở. Vì vậy, khi chuyển
cây ra vườn ươm, cây thường bị mất nước rất nhanh, do đó cần phải che phủ cẩn thận
và cung cấp đủ độ ẩm cho cây bằng cách phun sương. Cần cung cấp cho cây lượng

nước vừa đủ, lượng nước quá ít hoặc quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt cho cây.
Ngoài ra, ở giai đoạn đầu đưa ra ngoài vườn ươm, bộ rễ của cây nuôi cấy in
vitro thường chưa có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ giá thể. Để tăng chất
lượng của cây giống, có thể sử dụng các dung dịch dinh dưỡng để tưới cho cây.
1.5 Quy trình sản xuất cây cấy mô
Theo Debergh (1991) thì quy trình nhân giống được chia làm 5 giai đoạn:
a) Lấy mẫu và xử lý mẫu
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình, cần đặc biệt chú ý vì những đặc tính
của mẫu cấy sẽ được duy trì và nhân lên ở tất cả các cây giống sau này. Cần chọn lọc
cây mẹ ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế cao; trên cây mẹ tiến hành chọn cơ quan, mô để
lấy mẫu, thường là chồi non, đoạn thân có chồi ngủ, hoa non, lá non…
Khả năng nhiễm bệnh của mẫu phụ thuộc vào cách lấy mẫu, xử lý mẫu và điều
kiện khử trùng. Mỗi loài cây có ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp khi bảo quản và xử
lý mẫu. Với các cây cận nhiệt đới và nhiệt đới thì nhiệt độ 25 0C, độ ẩm 75 % là điều
kiện giữ mẫu thích hợp, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp (Deborgh and Zimmerman, 1991).
b) Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh các cơ quan từ mẫu nuôi cấy. Khả năng
thành công của nuôi cấy mô tế bào thực vật phụ thuộc vào trạng thái tuổi của tế bào
mẫu nuôi cấy, càng gần trạng thái phôi sinh thì khả năng tái sinh càng lớn. Sau một
thời gian nhất định, từ mẫu nuôi cấy bắt đầu xuất hiện các cụm tế bào hoặc cơ quan
(chồi, cụm chồi, rễ) hoặc các phôi vô tính có đặc tính gần như phôi hữu tính.
c) Nhân nhanh chồi
Cần tạo ra tốc độ nhân nhanh cao nhất trong điều kiện nuôi cấy, vì vậy thành
phần và điều kiện môi trường phải được tối ưu nhằm đạt được mục tiêu nhân nhanh.
Môi trường ở giai đoạn này cần bổ sung các hormone sinh trưởng (cytokinine, auxin),

14


tăng thời gian chiếu sáng lên từ 16 giờ/ ngày, cường độ ánh sáng tối thiểu là 1000 lux,

nhiệt độ thích hợp là từ 20 - 300C.
Quy trình cấy chuyển nhân nhanh chồi thông thường diễn ra trong khoảng 1-2
tháng tùy từng loại cây. Tỷ lệ nhân nhanh sau mỗi lần cấy chuyển đạt khoảng 2 – 8
lần/1 lần cấy chuyển. Giai đoạn nhân nhanh chồi từ một vài chồi ban đầu không nên
kéo dài quá lâu để tránh biến dị soma. Ví dụ từ một chồi cây chuối chọn lọc ban đầu
người ta chỉ nên nhân lên khoảng 2000 – 3000 chồi cây sau 7 - 8 lần cấy chuyển, đối
với các cây khác như mía, cúc, hoa phong Lan sau một năm có thể nhân được trên 1
triệu chồi từ một cây mẹ ban đầu.
d) Tái sinh rễ
Các chồi hình thành trong quá trình nuôi cấy có thể phát rễ tự sinh, nhưng thông
thường các chồi này phải được cấy chuyển sang một môi trường khác để kích thích tạo
rễ. Môi trường tái sinh rễ thường được bổ sung auxin (α-NAA, IBA, 2,4-D) ở liều
lượng thích hợp. Tuy nhiên, một số cây như chuối thì sự hình thành rễ tốt hơn ở môi
trường không có chất sinh trưởng.
e) Chuyển cây ra vườn ươm
Các cây nuôi cấy in vitro sau khi đã tái sinh hoàn chỉnh sẽ được chuyển ra ngoài
vườn ươm. Cây chuyển từ trạng thái dị dưỡng sang tự dưỡng. Vì vậy, cần huấn luyện
cho cây thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
1.6 Tình hình nghiên cứu cây Lan Huệ ở trong nước và trên thế giới
1.6.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta chỉ có hai loài thuộc chi Hippeastrum. Loài Hippeastrum equestre
(Aiton) Herb., là cây nguyên sản ở Nam Mỹ, tên Việt Nam gọi là Lan Huệ hay Loa
Kèn đỏ. Loài thứ hai là Hippeastrum reticulatum (Aiton) Herb., là cây nguyên sản ở
Brazil, tên Việt Nam còn gọi là Lan Huệ mạng. Cả hai loài lan Huệ được nhập trồng
làm cảnh ở nhiều nơi của nước ta. Hoa rất đẹp, thường nở vào mùa xuân hè, tuy nhiên
chưa thấy chúng hình thành quả. Người ta thường trồng chúng trong vườn, trong chậu
và nhân giống bằng thân hành con.

15



Loài Hippeastrum equestre (Aiton) Herb., còn có tên tiếng Anh là Valentine
flower. Ở Việt Nam, mùa hoa của loài này từ tháng 3 đến tháng 5, nên muốn có hoa nở
đẹp vào ngày 14/2, người trồng hoa phải biết hãm củ từ mùa hoa năm trước.
Cùng chi Hippeastrum có nhiều giống cho màu hoa khác nhau, ngoài màu đỏ còn
có màu trắng, màu vàng, màu hồng sọc đỏ. Thân hành có thể tồn tại, nở hoa hàng năm.
Ngoài công dụng làm cảnh còn dùng củ giã nát làm thuốc đắp chữa vết thương phần
mềm, chống đau nhức, phù nề.
Năm 2008 và 2009, TS. Nguyễn Hạnh Hoa và cộng sự đã thu thập được tập
đoàn gồm 10 dòng giống cây hoa thuộc chi Hippeastrum. Tác giả đã tiến hành nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học và chọn lọc các loài hoa thuộc chi Hippeastrum. Kết quả
đã chọn được 4 dòng giống là: Đỏ nhung (ĐN), trắng (Tr), trắng ngà sọc hồng
(TNSH), Trắng sọc đỏ thụy điển (TSĐTĐ) có hoa to, cánh dày, màu sắc đẹp, hoa cụm
hoa có độ bền lâu. Cũng trong đề tài này, các tác giả đã xây dựng quy trình nhân nhanh
in vitro 2 loài Lan Huệ thuộc chi Hippeastrum.
Năm 2010 và 2011, tác giả Chu Thị Yến đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả
năng lai hữu tính cây hoa Lan Huệ Hippeastrum equestre”. Kết quả cho thấy khi cho
tự thụ nhân tạo và lai cùng dòng hoa Lan Huệ thì cho đậu quả mà cho tự thụ tự nhiên
thì không thấy đậu quả. Tác giả kết luận loài Hippeastrum equestre không phải là loài
tự bất hợp là do không có môi giới truyền phấn. Thời gian từ khi lai cho đến khi đậu
quả là 25-31 ngày. Tỷ lệ hạt chắc từ 8,68-76,5%. Tỷ lệ nảy mầm của hạt lai từ 23,41%94-46%.
Năm 2011 và 2012, TS. Phạm Thị Minh Phượng và cộng sự đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá đa dạng di truyền của chi Lan Huệ Hippeastrum Herb.” ở Việt nam bằng
chỉ thị phân tử.
1.6.2 Tình hình nghiên cứu cây trên thế giới
Theo Traub (1934), Bell (1973), Carge (1978), Shields (1979), những giống lai
chủ yếu được tạo ra từ một vài loài hoa lan Huệ như H. vittatum Herbert, H. leopoldii

16



×