Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu ăn lá hồng hypocala rostrata fabricius ( noctuidae lepidoptera) tại hòa bình năm 2013 và biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi xin
chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn của
tôi TS. Lê Ngọc Anh, bộ môn công trùng khoa Nông Học trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Ths. Lê Quang Khải người hướng dẫn khoa học viện Bảo vệ
thực vật. Người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi ngay từ những ngày đầu tôi
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa
Nông Học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và viện Bảo vệ thực vật đã
quan tâm, giúp đỡ tôi nhiệt tình và cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến gia đình và tất cả bạn bè
đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận
tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lòng biết ơn chân thành tới các
thầy cô giáo, các cơ quan đoàn thể và người thân, bạn bè.
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2014
SINH VIÊN

Tạ Thị Thúy

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................vii
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................1


1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài......................................................................3
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
NGOÀI NƯỚC....................................................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học thực hiện đề tài.....................................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................5
2.2.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới........................................................5
2.2.2 Về thành phần sâu hại hồng.........................................................................7
2.2.3. Biện pháp phòng trừ....................................................................................9
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................10
2.3.1. Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam......................................................10
2.3.2. Về thành phần sâu hại hồng......................................................................12
2.3.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại hồng.............................................................13
PHẦN III. NỘI DUNG......................................................................................15
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.................................................................15
3.1.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................................15
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................15
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu: Sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabriciu thuộc họ ngài
đêm Noctuidae bộ cánh vảy Lepidoptera............................................................15

ii


3.1.4. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................15
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................15
3.3.1. Phương pháp thu thập và nhân nuôi nguồn...............................................15
3.3.2. Đo đếm kích thước, mô tả hình thái các pha phát dục của loài sâu ăn lá

hồng Hypocala rostrata Fabricius........................................................................16
3.3.3 . Xác định một số đặc điểm sinh học của sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata
Fabricius..............................................................................................................17
3.3.4. Khảo nghiệm 1 số loại thuốc hóa học và thuốc sinh học trừ sâu ăn lá hồng
có hiệu quả trong phòng thí nghiệm....................................................................19
3.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................20
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................23
4.1. Thành phần loài sâu ăn lá hồng Hypocala sp. (Noctuidae:Lepidoptera) tại
Hòa Bình năm 2013.............................................................................................23
4.2.Đặc điểm hình thái, kích thước sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabricius(Noctui
dae:Lepidoptera)..................................................................................................23
4.2.1. Pha trứng...................................................................................................23
4.2.2. Pha sâu non................................................................................................24
4.2.3. Pha nhộng..................................................................................................28
4.2.4. Trưởng thành.............................................................................................28
4.3. So sánh 2 loài sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius và Hypocala
subsaturaGuenee (Noctuidae: Lepidoptera)........................................................31
4.3.1. Sự khác nhau về mặt hình thái ngoài giữa 2 loài sâu ăn lá hồng Hypocala
rostrata Fabricius và Hypocala subsatura Guenee(Noctuidae: Lepidoptera)......31
4.3.2. So sánh kích thước của 2 loài sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius
và Hypocala subsatura Guenee (Noctuidae: Lepidoptera)..................................35
4.4. Một sốđặc điểm sinh học của sâu ănlá hồng Hypocala rostrata Fabricius...36

iii


4.4.1. Thời gian phát dục các pha của sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius
và vòng đời của chúng.........................................................................................36
4.4.2. Sức sinh sản của sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius...................37

4.4.3. Tỷ lệ chết các pha trước trưởng thành của sâu ăn lá hồng Hypocala
rostrata Fabricius.................................................................................................39
4.5. So sánh đặc điểm sinh học của 2 loài sâu ăn lá hồngHypocala
rostrataFabricius và Hypocala subsaturaGuene(Noctuidae: Lepidoptera)..........40
4.5.1.So sánh thời gian phát dục các pha của 2 loài sâu ăn lá hồng Hypocala
rostrata Fabriciusvà Hypocala subsatura Guenee và vòng đời của chúng..........40
4.5.2. So sánh sức sinh sản của 2 loài sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata
Fabriciusvà Hypocala subsatura Guenee.............................................................41
4.5.3. So sánh tỷ lệ chết của các pha trước trưởng thành của 2 loài sâu ăn lá hồng
Hypocala rostrata Fabricius và Hypocala subsatura Guenee..............................43
4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng
thành sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius...............................................44
4.7. Vị trí hóa nhộng của sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius................45
4.8. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata
Fabricius..............................................................................................................46
PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................50
5.1. Kết luận........................................................................................................50
5.2. Kiến nghị......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................52
PHỤ LỤC...........................................................................................................56

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng hồng một số nước trên thế giới............................5
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam................................................11
Bảng 2.3: Diện tích trồng hồng ở một số tỉnh tại Việt Nam................................11
Bảng 4.1. Thành phần sâu ăn lá hồng Hypocala sp. họ Noctuidae tại Hòa Bình
năm 2013.............................................................................................................23

Bảng 4.2. Kích thước các pha phát dục sâu ăn lá Hypocala rostrataFabricius....30
Bảng 4.3. Sự khác nhau về mặt hình thái ngoài giữa 2 loài sâu ăn lá hồng
Hypocala

rostrata

Fabricius



Hypocala

subsatura

Guenee

(Noctuidae:Lepidoptera).....................................................................................31
Bảng 4.4. Kích thước các pha phát dục của 2 loài sâu ăn lá Hypocala rostrata
Fabricius và Hypocala subsatura Guenee............................................................35
Bảng 4.5. Thời gian phát dục các pha sâu ăn lá Hypocala rostrataFabriciustrong
phòng thí nghiệm.................................................................................................37
Bảng 4.6: Sức sinh sản của sâu ăn lá hồng Hypocala rostrataFabriciustrong
phòng thí nghiệm.................................................................................................38
Bảng 4.7. Tỷ lệ chết các pha trước trưởng thành của sâu ăn lá hồng Hypocala
rostrata Fabricius.................................................................................................40
Bảng 4.8. Thời gian phát dục của 2 loài sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata
Fabriciusvà Hypocala subsatura Guenee.............................................................41
Bảng 4.9. So sánh khả năng đẻ trứng của trưởng thành của 2 loài sâu ăn lá hồng
Hypocala rostrata Fabriciusvà Hypocala subsatura Guenee...............................42
Bảng 4.10. Tỷ lệ chết của các pha và tỷ lệ vũ hóa của nhộng của 2 loài sâu ăn lá

hồng Hypocala rostrata Fabriciusvà Hypocala subsatura Guenee......................43
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành
sâu ăn lá hồng Hypocala rostrataFabricius.........................................................44
Bảng 4.12. Vị trí hóa nhộng của sâu lá hồng Hypocala rostrataFabricius..........45

v


Bảng 4.13. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đến sâu ăn lá hồng
Hypocala rostrata Fabricius tuổi 1.......................................................................46
Bảng 4.14. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đến sâu ăn lá hồng
Hypocala rostrata Fabricius tuổi 2.......................................................................47
Bảng 4.15. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đến sâu ăn lá hồng
Hypocala rostrata Fabricius tuổi 3.......................................................................48
Bảng 4.16. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đến sâu ăn lá hồng
Hypocala rostrata Fabricius tuổi 4.......................................................................48

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Lồng nuôi nguồn.................................................................................16
Hình 3.2: Thí nghiệm đặc điểm sinh học của sâu ăn lá hồng..............................18
Hypocala rostrata Fabricius.................................................................................18
Hình 3.3: Lồng ghép cặp trưởng thành...............................................................18
Hình 4.1 . Trứng sâu ăn lá Hypocala rostrataFabricius.......................................24
Hình 4.2. Sâu non tuổi 1 sâu ăn lá Hypocala rostrata.........................................24
Hình 4.3. Sâu non tuổi 2 sâu ăn lá Hypocala rostrataFabricius...........................25
Hình 4.4. Sâu non tuổi 3 sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabricius..........................26
Hình 4.5. Sâu non tuổi 4 sâu ăn lá Hypocala rostrataFabricius...........................26

Hình 4.6. Sâu non tuổi 5 sâu ăn lá Hypocala rostrataFabricius...........................27
Hình 4.7. Mảnh đầu sau khi lột xác của sâu non sâu ăn lá Hypocala rostrata
Fabricius..............................................................................................................27
Hình 4.8. Sự khác nhau về màu sắc giữa nhộng 1 ngày tuổi và 5 ngày tuổi của
sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabricius..................................................................28
Hình 4.9. Trưởng thành cái và đốt bụng cuối của sâu ăn lá lá Hypocala rostrata
Fabricius..............................................................................................................29
Hình 4.10. Trưởng thành đực và đốt bụng cuối củasâu ăn lá lá Hypocala rostrata
Fabricius..............................................................................................................29
Hình 4.11.Nhịp điệu sinh sản của sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabricius...........39
Hình 4.12. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành
Hình 4.13. Vị trí hóa nhộng của sâu lá hồng Hypocala rostrata Fabricius..........45

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

TS:

Tiến sĩ

Ma :

Metarhizium

CT:

Công thức


NNC:

Nhóm nghiên cứu

TB :

Trung bình

NRC:

Nước rửa chén

KTMMD:

Kích thước mảnh mai đầu

viii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đối với cây ăn quả nói chung và cây ăn quả ôn đới nói riêng thì cây hồng
là cây ăn quả ôn đới quan trọng nhất đối với các tỉnh trung du và miền núi phía
bắc. Hồng là cây ăn quả truyền thống, được bà con nông dân trồng từ lâu đời.
Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây nguyên đều là những nơi
có nhiều tiềm năng về đất đai, điều kiện sinh thái thích hợp cho phát triển cây
hồng. Đây cũng là vùng có nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn
nhiều khó khăn.
Ở Việt Nam hồng được coi là một loại quả quí, có mã quả đẹp, vị ngọt
không bao giờ chua hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Quả hồng có giá trị

dinh dưỡng khá cao. Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
một quả hồng tươi ( nặng 168g) của các nhà khoa học Mỹ như sau: nước 139,4g
(82,98%); chất béo 0,3g (0,18%); chất đạm 1,0g ( 0,59%); bột đường 31,2g
( 18,57%); carories 118 mg; vitamin C 13 mg; vitamin B12 0,03 mg; vitamin A
3640 IU; vitamin B1 0,5 mg; folate 13 mg; niacin 0,2 mg; natri 3 mg; canxi 13
mg; magie 15 mg; kẽm 0,18 mg; mangan 0,596 mg; kali 270mg; phospho 28
mg; sắt 0,26 mg; đồng 0,19 mg.
Quả hồng khi chín có phẩm vị thơm ngon có thể sử dụng để ăn tươi, sấy
khô, làm mứt, làm bánh nướng.... hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho công
nghiệp mỹ phẩm để sản xuất kem dưỡng da. Ngoài ra quả hồng và các bộ phận
của cây hồng đều là những vị thuốc đã được dùng từ lâu đời trong Đông y học.
Theo đông y, quả hồng vị ngọt không bao giờ chua, tính bình, có tác dụng chữa
tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ phiền
uất ... Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu, chữa tiêu chảy.
Đặc biệt, quả hồng có hàm lượng iot cao có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa
bệnh biếu cổ. Quả hồng phơi khô được sử dụng để chữa bệnh viêm phế quản,
bệnh ho khan, trừ giun sán, chống chảy máu, chữa long đờm và phục hồi sức
1


khỏe. Cuống và tai hồng phơi khô dùng để chữa ho và nấc rất tốt. Dịch quả hồng
còn xanh dùng để chữa bệnh cao huyết áp. (Đỗ Tất Lợi, 1986), (Trần Thế
Tục,1998), (Vũ Công Hậu, 1980-1996), (Trần Như Ý và cộng sự, 1996),
Ashworth E.N và Wisniewski M.E, 1991).
Theo Kotami và cộng sự (2000); Yamada M (1997); Yonemori và cộng sự
(1985), chất tanin và các hợp chất có trong quả hồng có tác dụng kháng khuẩn,
chống dị ứng và chữa bệnh cao huyết áp rất tốt. So với các cây ăn quả dài ngày
khác cây hồng có rất nhiều ưu điểm như: dễ trồng, có thể sinh trưởng và phát
triển trên nhiều loại đất đặc biệt là đất đồi, chịu hạn tốt, chịu lụt cũng tốt, chịu
được đất xấu, không có sâu đục thân và đục cành vì vỏ nhiều chất tanin, vỏ cây

hồng là một loại vỏ đẹp nhiều chất tanin, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, lá to tán
lá rộng tạo độ che phủ chống xói mòn tốt, năng suất cao và tương đối ổn định,
chất lượng quả ngon và có giá trị kinh tế cao. Do vậy, cây hồng được coi là cây
ăn quả quan trọng, được trú trọng phát triển nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo
và tiến tới làm giàu cho các hộ nông dân ở các vùng trung du và miền núi phía
bắc.
Cũng giống như các loại cây ăn quả khác, hồng có rất nhiều loài sâu hại
tấn công như sâu ăn lá hồng, sâu đục cành, rệp sáp hại quả, ruồi đục quả, ... Một
trong những loài sâu gây hại nghiêm trọng cho những vùng trồng hồng trong
những năm gần đây là sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata Fabricius , chúng xuất
hiện gây hại vào giai đoạn lộc xuân và trong suốt quá trình sinh trưởng làm giảm
năng suất và ảnh hưởng trực tiếp tới phẩm chất của quả hồng. Thực tế sản xuất
hiện nay cho thấy biện pháp phòng trừ sâu ăn lá chủ yếu vẫn dựa trên việc sử
dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên do người nông dân không tuân
thủ chặt chẽ theo nguyên tắc và khuyến cáo sử dụng nên đồng thời với việc gây
ô nhiễm môi trường là gây ô nhiễm sản phẩm, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng
tới sức khỏe người tiêu dùng.

2


Từ thực trạng trên, để góp phần vào việc nghiên cứu thành phần, đặc điểm
sinh học và sinh thái học của các loài sâu này là rất cần thiết cho việc kiểm soát
sự bùng phát của sâu hại, từ đó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật(TBKHKT) mới vào bảo vệ thực vật(BVTV) cho việc dự tính, dự báo và
phòng trừ sâu hại có hiệu quả, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để
nâng cao năng suất cây trồng cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Dựa vào những cơ sở trên, được sự phân
công của bộ môn côn trùng - khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu ăn lá hồng Hypocala rostrata
Fabricius ( Noctuidae : Lepidoptera) tại Hòa Bình năm 2013 và biện pháp
phòng trừ.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác định đặc điểm hình thái, sinh học của loài sâu ăn lá
Hypocala rostrata Fabricius, thử nghiệm một số loại thuốc hóa học và thuốc
sinh học phòng trừ có hiệu quả chúng trong phòng thí nghiệm.
1.2.2 Yêu cầu
1. Đo đếm kích thước, mô tả hình thái các pha phát dục của loài sâu ăn lá
Hypocalarostrata Fabricius.
2. Xác định một số đặc điểm sinh học của sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabricius.
3. Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học và thuốc sinh học phòng trừ sâu
ăn lá Hypocalarostrata Fabricius trong phòng thí nghiệm đạt hiệu quả cao.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
NGOÀI NƯỚC
2.1. Cơ sở khoa học thực hiện đề tài
Cây hồng là cây ăn quả quý không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn tạo
gia trị cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phát triển
cây hồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuấtkhẩu và gópphần xóa đói
giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho các hộ nông dân ở các vùng trung du và
miền núi phía bắc.
Thực tế hiện nay các giống hồng trồng phổ biến ở Việt Nam bao gồm các
nhóm hồng giấm và hồng ngâm đều thuộc chủng loại hồng chát địa phương, kỹ
thuật quản lý vườn quả kém, sự hiểu biết của nông dân về cây hồng cũng như
phòng trừ sâu hại còn chưa sâu nên năng suất và chất lượng quả ngày càng thấp,

hiệu quả kinh tế không cao. Tại một số địa phương, người dân không biết kỹ
thuật giấm sau thu hái nên quả hồng rất chát, quả chín nhưng không thể ăn được
đành vứt bỏ. Các giống hồng ngọt như: Fuyu, Jiro được Bộ Nông nghiệp và
PTNT xem như là những giống cây trồng mới có tiềm năng và ưu thế thương
mại đối với Việt Nam. Quả hồng có vị ngọt, thơm và đặc biệt là không có vị chát
ngay cả khi thu hoạch còn xanh (Trần Thế Tục, 1995).
Trong quá trình theo dõi thành phần sâu bệnh hại hồng ở Việt nam các tác
giả cho rằng có rất nhiều loài sâu hại trên các giống hồng, trong đó sâu ăn lá là
loài sâu hại nguy hiểm nhất, chúng xuất hiện gây hại vào giai đoạn lộc xuân và
trong suốt quá trình sinh trưởng của cây làm cho lộc không phát triển dẫn đến
cây sinh trưởng còi cọc, chồi bị úa và quả bị rụng (Lê Đức Khánh và nhóm
nghiên cứu, 2010).
Ở Việt nam chưa có một công bố chính thức nào về biện pháp phòng trừ
đối với loài sâu ăn lá trên hồng những nghiên cứu biện pháp phòng trừ đối với
các loại sâu hại hồng còn chưa nhiều, do đó việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp
phòng trừđạt hiệu quả là vấn đề cần thiết cho người nông dân trồng cây ăn quả
nói chung, cây hồng nói riêng ở các tỉnh miền núi phía bắc.
4


2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới
Morton (1987) cho rằng hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó
du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, đến cuối thế kỷ 19 hồng mới được
du nhập vào Mỹ, Ôxtraylia, Palestine, Italia, Pháp, Nga, Brazin, Mexico...
(Morton, 1987).
Các nghiên cứu đều cho rằng Trung Quốc là nước trồng hồng nhiều nhất thế
giới, hồng được trồng trên khắp đất nước Trung Quốc (trừ các tỉnh Hắc Long Giang,
Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng), các tác giả Trung Quốc cho rằng vùng trồng
hồng tốt nhất là từ vĩ tuyến 33- 37 vĩ Bắc, ở đây có nhiều giống hồng tốt, chất lượng

cao, sinh trưởng, phát dục thuận lợi (Vũ Công Hậu 1980,1996). (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng hồng một số nước trên thế giới

Tên nước
Trung
Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Brazin
Italia
Israen
Niudilan
Iran
Oxtraylia
Tổng số

Năm 2002
Diện tích
Sản lượng
(ha)
(tấn)

Năm 2003
Diện tích Sản lượng
(ha)
(tấn)

540.003

1.775.338


603.108

1.833.357

29.070
24.400
6.350
2.891
4.400
385
100
75
607.724

281.143
269.300
65.500
54.170
39.800
1.200
1.000
650
2.488.551

27.943
24.400
6.400
2.900
4.400

385
100
75
669.761

249.207
265.000
66.000
55.000
39.400
1.200
1.000
650
2.511.264

Năm 2004
Diện tích Sản lượng
(ha)
(tấn)
653.200

1.825.000

28.000
250.000
24.400
232.500
6.700
67.000
2.900

55.000
4.400
40.000
390
1.300
100
1.000
75
650
720.215 2.472.900
( Nguồn: FAO 2005)

Trung Quốc là nước có diện tích hồng đang thu hoạch lớn nhất thế giới
(chiếm 90,7%) sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây cũng là ba quốc gia có
những nghiên cứu sâu về cây hồng trên tất cả các lĩnh vực.
Do những tính chất và đặc điểm sinh học khác nhau nên các loài thuộc chi
Diospyros cũng có các vùng phân bố khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở châu
5


Á và bắc Mỹ, sự phân bố của các loài còn phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử
dụng của người trồng.
Loài Diospyros kaki L. phân bố chủ yếu ở 4 nước: Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc và Việt Nam. Ở châu Á quả hồng được sử dụng chủ yếu để ăn tươi,
tại Trung Quốc, Nhật Bản quả hồng được sử dụng làm một trong những món
tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các sản phẩm chế biến từ
hồng được tiêu thụ mạnh ở thị trường châu Âu, người châu Âu ở vùng Địa
Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị
đậm đà và có tập quán thường dùng thìa ăn hồng khi đã chín nhũn (Vũ Công
Hậu, 1980-1996; Trần Thế Tục,1995).

Giống hồng Fuyu có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc nhóm hồng không
chát, thu hoạch có thể ăn ngay mà không cần qua bất cứ một khâu chế biến nào.
Quả to, dẹt, hơi vuông; trọng lượng 200 –250 g/ quả; khi chín vỏ màu vàng đỏ,
ruột vàng da cam, ăn giòn, ngọt. Hiện nay hồng Fuyu đã trở thành một trong
những giống thương mại hàng đầu được trồng ở nhiều nước trên thế giới như
Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mê -hi -cô, Israel,...là một giống đòi hỏi
điều kiện sinh thái khí hậu lạnh (từ 200 – 400 CU) và kỹ thuật canh tác phù hợp,
đặc biệt là chế độ ẩm, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật tạo hình cắt tỉa. Năng suất
hồng Fuyu rất cao nếu được trồng ở những vùng khí hậu thích hợp và có kỹ
thuật canh tác tiên tiến. Ở Trung Quốc giống hồng này được trồng ở tỉnh Triết
Giang và Vân Nam với kỹ thuật trồng quảng canh, cây 6 tuổi đã đạt 10 – 15 tấn/ha,
ở Đài Loan năng suất đạt 50 – 70 tấn/ ha (với mật độ trồng 800 cây/ha) (Viện bảo
vệ thực vật, 1997-1998).
Năm 2000 theo báo cáo của Robert Nissen, Cục Nông, Lâm và Ngư
nghiệp Úc, hồng được trồng tập trung tại 5 bang của Úc, từ phía Bắc của
Queensland qua New South Wales cho tới vùng khí hậu lạnh Victoria, phía Nam
và phía Tây nước Úc. Ở Queensland tập trung chủ yếu là 4 giống hồng đó là
Fuyu, Jiro, Izu và Suruga (Robert Nissen, 2000).
6


2.2.2 Về thành phần sâu hại hồng
Cây hồng cũng như nhiều cây ăn quả khác có rất nhiều loại sâu bệnh hại,
các loài sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây, đến
năng suất và chất lượng quả. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trên thế giới có 39
loài sâu bệnh hại hồng, trong đó có 36 loài hại trên hồng trồng, 3 loài hại trên
hồng dại. Thành phần sâu bệnh hại hồng ở mỗi nước cũng khác nhau như: Nhật
Bản 32 loài, Trung Quốc 19 loài, Italia 27 loài, Brazin 21 loài, Hàn Quốc 15
loài, Israen 11 loài, Mỹ 9 loài, Newzeland 6 loài... (Chu Vĩnh Đông, Lộ Hoa
Trung, 2000).

Theo đánh giá nguy cơ dịch hại của Benito Orihuel Iranzo,(2000) thành
phần sâu bệnh hại trên hồng ở Tây ban nha gồm 9 loài sâu hại thuộc 6 bộ và 8
họ trong đó có 2 loài thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera và 1 loài sâu đục thân thuộc
họ Tortricidae (Benito Orihuel Iranzo, 2000).
Theo báo cáo của Cục nông, lâm, ngư nghiệp Úc năm 2004, thành phần
sâu hại đối tượng kiểm dịch thực vật trên hồng của Nhật, Hàn Quốc và Isarel
nhập khẩu vào Úc bao gồm 26 loài sâu bệnh hại trong đó có 24 loài sâu hại và 2
loại bệnh hại. Ở Hawaii, ruồi đục quả là một loài sâu hại rất nghiêm trọng trên
hồng, sự gây hại của chúng dẫn đến việc rụng quả hàng loạt ngoài ra còn ảnh
hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu hồng.
Ngoài ra, Russell F, (2008) đã đưa ra một số loài sâu hại chính trên hồng ở
Mỹ như rệp sáp, rầy mềm, xén tóc và sâu đục thân gây hại trên thân và lá cây, bọ
xít gây hại trên quả. Bên cạnh đó, một số loài sâu đục thân cũng là sâu hại chính
trên hồng, trong đó ngài cánh trong tiện vỏ là loài gây hại rất quan trọng. Trưởng
thành xuất hiện vào đầu mùa xuân, 1 năm có 1 lứa, nhộng có thể dễ dàng được
tìm thấy ở lớp vỏ cây ở phần gốc với đa phần lộ ra bên ngoài (Russell F, 2008).
Loài rệp sáp Planococcus kraunhiae Kuwana được tìm thấy ở Nhật,
Trung Quốc.... năm 1980. Kawai, (1980) ,đã tìm thấy loài rệp này gây hại trên lá

7


và trên quả hồng ở Nhật. Sự gây hại của chúng cũng giống như ở trên cây có
múi (Kawai, 1980).
Ngoài ra, loài rệp sáp Ferrisia gilli Gill đã được tìm thấy lần đầu tiên năm
1990 khi chúng tấn công vào cây hồ trăn ở California và vào năm 2006 chúng
nhanh chóng lan rộng và tấn công hơn 1000 ha cây hồ trăn ở 11 bang khác.
Ngoài cây hồ trăn, loài rệp này còn được tìm thấy ở trên mận, hồng, đào và một
số loại cây ôn đới khác. Chúng tấn công gây hại trên thân, cành, lá và cả trên
quả. Sự gây hại của chúng dẫn đến năng suất và phẩm chất quả giảm, gây hại

trên lá làm cây giảm khả năng quang hợp. Ngoài ra, sự gây hại của chúng cũng
dẫn đến các loại nấm muội đen và các loại nấm khác tấn công.
Rầy mềm Trioza diospyri Ashmead được tìm thấy lần đầu tiên năm 1881
ở Florida trên hồng. Chúng gây hại trên tất cả các giống hồng bản địa cho đến
các giống nhập ngoại từ Nhật bản, Châu Á.... Chúng tấn công chích hút vào lá
non và chồi non, dẫn đến lá bị quăn queo, xoăn, mất khả năng quang hợp và dẫn
đến giảm năng suất và phẩm chất của hồng (Hideshi Naka, 2006).
Loài bọ xít hôi, Halyomorpha halys có mặt ở phía đông Châu Á, trong đó
có Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, chúng còn được ghi nhận ở
California và New Jersey vào năm 2001. Chúng là loài gây hại trên rất nhiều
loại cây trồng trên thế giới. Đối với cây ăn quả chúng gây hại nhiều trên mận,
đào, hồng, táo....và trên một số loại đậu ăn quả. Chúng tập trung gây hại trên lá
non và các chồi non, sự gây hại của chúng dẫn đến chồi, lá non bị khô, héo dẫn
đến chết làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Ngoài ra chúng còn gây hại
trên quả non.
Các loài sâu đục thân thuộc họ xén tóc xuất hiện gây hại nhiều ở phía
đông đến nam Mỹ từ New England tới Texas và Arizona. Cây hồng, hồ đào là
những loại ký chủ ưa thích của chúng, ngoài ra chúng còn gây hại trên rất nhiều
loại cây trồng khác. Thời gian xuất hiện gây hại nặng vào cuối mùa hè, đây là
thời gian thích hợp cho chúng đẻ trứng.
8


Kết quả nghiên cứu của Hacker, (2010) đã thu thập được 155 loài ngài
thuộc họ Noctuidae bộ Lepidoptera tại Bogue, Mauritania và Yemen trong đó đã
thu được loài sâu cuốn lá Hypocala rostrata Fabricius trên hồng (Hacker, 2010).
Theo kết quả nghiên cứu của Sinasankaran và cộng sự, 2011 đã thu thập
và xác định được 15 loài thuộc họ phụ Catocalinae: Noctuidae bằng bẫy đèn tại miền
tây Ấn độ đó là Hypocala rostrata Fabricius; Hypocala biarcuata Walker; Hypocala
deflorata Fabricius; Hypocala lativitta Moore; Anomis mesogona Walker; Anomis

privata Walker; Polydesma lindsayi Hampson; Lacera noctilio Fabricius;
Sphingomorpha chlorea Cramer; Oxyodes scrobiculata Fabricius; Serrodes
campana Guenee; Chrysopera combinans Walker; Homoptera glaucinans Guenee;
Hulodes caranea Cramer; Oraesia emarginata Fabricius (Sinasankaran và cộng sự,
2011)
Theo tài liệu Bách khoa Wikipedia Hypocala subsatura Gueneelà loài
ngài thuộc họ ngài đêm (Noctuidae). Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng Đông
Nam Châu Á. Trưởng thành có sải cánh rộng, đặc điểm nhận dạng rõ ràng đó là
có 1 vệt màu nâu to lượn sóng từ đầu cánh trước kéo dài cho đến mép lưng. Ở
cánh sau cũng có những vệt tương tự màu xám. Sâu non của chúng gây hại trên
nhiều loại cây trồng trong đó có hồng và cây có múi.
2.2.3. Biện pháp phòng trừ
Georgiev, (2003) đã đưa ra được 38 loài thiên địch thuộc bộ hai cánh
và bộ cánh màng ký sinh và bắt mồi đối với sâu non của ngài cánh trong tiện
vỏ. Đặc biệt là các loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae ký sinh sâu non
(Georgiev, 2003).
Russell, (2008) đã đưa ra một số loại thuốc trừ sâu đối với một số loài sâu
hại chính trên hồng và khuyến cáo rằng khi mật độ sâu hại dưới ngưỡng gây hại
kinh tế hoặc đã xuất hiện trên một thời gian dài thì mới tiến hành phòng trừ bằng
thuốc trừ sâu ngoài ra còn tập trung sử dụng một số loại thuốc sinh học. Thuốc
Amdro đối với kiến, Pirellin, Provado 1.6F đối với rệp, rầy, bọ phấn..., Acramite
9


đối với nhện và Whitmire PT270 Dursban đối với một số loài cánh cứng.......
(Russell, 2008)
Theo Hideshi Naka (2006), đã phân tích và tổng hợp được loại bẫy giới
tính dẫn dụ đối với trưởng thành ngài cánh trong Nokona pernix đó là chất 2,13và 3,13 Octadecadienals. Ngoài ra, Md Islam, 2007 đã sử dụng loại chất dẫn dụ
này đối với một số loài ngài cánh trong thuộc họ Sesiidae .
Hideshi Naka et al.; (2010) đã phân tích và tìm ra được loại pheromone

giới tính hấp dẫn đối với con đực của lòai Glossosphecia romanovi (Sesiidae ;
Lepidoptera). Thành phần của pheromone là (3Z, 13Z)-octadecadien-1-ol và
(3Z,13Z)-octadecadienyl acetate .
Ở Úc, đối với trưởng thành loài ngài cánh trong tiện vỏ Carmenta
chrysophanes Meyrick (Lepidoptera: Sesiidae), Vickers đã tìm ra được loại chất
dẫn dụ đó là (Z,Z)-3,13-octadecadien-1-OAc and (Z,Z)-3,13-octadecadien-1-ol.
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng cho thấy rằng hiệu quả thu thập số lượng con đực
loài ngài cánh trong lên tới 70% - 95% .
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.1. Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam
Hồng là một loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt
Nam vì quả hồng có phẩm vị ngon, trồng hồng có hiệu quả kinh tế cao hơn so
với trồng một số loại cây ăn quả khác như mơ, mận, đào...Những năm gần đây
cây hồng đang ngày càng được chú ý phát triển ở nhiều tỉnh trên cả nước, nhưng
tập trung chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang.
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam
Năm
1998
2000

Diện tích (ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sảnlượng (tấn)

2.575,00
4.713,00

46,00

46,20

5.469
9.750

10


2004

4.827,70

47,00
10.507
Nguồn: Viện nghiên cứu Rau Quả

Bảng 2.3: Diện tích trồng hồng ở một số tỉnh tại Việt Nam
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Tên tỉnh
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Thái Nguyên*
1.565,00
17,24
Bắc Giang
1.562,00
17,20
Lâm Đồng*
700,00
7,71
Lạng Sơn
2.200,30
24,23
Hoà Bình
615,00
6,77
Yên Bái
631,50
6,96
Bắc Cạn
173,00
1,91
Nghệ An*
221,00
2,43
Hà Tĩnh*
229,00

2,52
Hải Phòng*
117,00
1,29
Phú Thọ
59,00
0,65
Các tỉnh khác*
1.007,00
11,09
Ghi chú: Nguồn Cục thống kê các tỉnh,2006

Những tỉnh có đánh dấu (*) Số liệu năm 2004.
Trên cơ sở mức tiêu thụ hồng ở nhiều nước phát triển ở châu Á như Hàn
Quốc và Nhật Bản và với mức sống đang được nâng cao ở Việt Nam, George et
all.; (2005) dự tính nhu cầu hồng ở thị trường nội địa lên tới 200 triệu đôla úc.
Hơn nữa, vì hồng ở Việt nam thu hoạch sớm hơn các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc từ 2 - 3 tháng. Do đó Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong khu vực,
có tiềm năng phát triển sản phẩm quả chín sớm xuất khẩu sang các nước láng
riềng châu Á và thị trường giáp vụ nam bán cầu.
Hiện nay sản xuất hồng của Việt Nam còn ở mức khiêm tốn.Diện tích và
sản lượng còn ít, năng suất thấp, tổng sản lượng khoảng 50 ngàn tấn năm 2006.
Ngoài ra, năng suất hồng ở Việt Nam còn rất thấp, dưới 15 tấn/ha . Năng suất
trung bình chỉ đạt 6 - 8 tấn/ha (Lê Đức Khánh, 2008), trong khi đó năng suất ở
Úc đạt từ 25 – 35 tấn/ha (Lê Đức Khánh, 2010).
2.3.2. Về thành phần sâu hại hồng

11



Ở Việt nam các điều tra về sâu hại hồng chưa nhiều, mới chỉ có một số kết
quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật về kết quả nghiên cứu năm 1997 -1998
thì có 9 loài sâu hại trên hồng ở Việt nam trong đó một số loài gây hại chính là
bọ xít xanh và bọ cánh cứng ăn lá (Viện bảo vệ thực vật,1997-1998).
Theo Lê Đức Khánh và nnc (2004), trên cây hồng đã thu thập được 9 loài
sâu hại trên cây hồng gồm có 2 loài bọ ăn lá Adoretus tenuimaculatus
Waterhouse và Colasposoma dauricum auripenne Motschulsky, 1 loài bọ cánh
cứng Paracycnotrachelus montanus Fek, 2 loài ve sầu bướm Ricania speculum
Walker và Lawana imitata Melichar, câu cấu Platymycterus sieversi Reitter, sâu
đục cành Zeuzera coffeae Neintn và ruồi đục quả Bactrocera dosalis Hendel.
Trong các loài sâu hại thì bọ ăn lá và ruồi hại quả là các loài sâu hại chính, xuất
hiện thường xuyên (Đức Khánh và nnc, 2004).
Cũng Theo Lê Đức Khánh, Hà Minh Trung (2006), một số loại sâu hại
chính trên hồng đó là bọ cánh cứng ăn lá Colasposorma dauricum auripenne,
rệp sáp Pseudococcus sp, và ruồi đục quả Bactrocera dorsalis. Bọ cánh cứng
trưởng thành màu xanh tối, kích thước 0,4-0,6cm, thường xuất hiện và gây hại
từ tháng 4-7, ban ngày ẩn nấp dưới đất hoặc trong tàn dư cây trồng, chiều mát
hoặc tối mới xuất hiện gây hại. Bọ có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết
cơ bản, gây chết hoặc chậm sinh trưởng cây. Rệp sáp gây hại nặng thời kỳ quả
lớn (tháng 5-9) đến thu hoạch, gây rụng quả hoặc làm giảm phẩm chất quả. Rệp
có kích thước 1,5-2mm, màu trắng, sống ở các kẽ nứt thân cành. Khi quả đậu,
rệp chuyển gây hại phần cuống quả ở giữa kẽ đài (tai) và quả từ sau khi quả đậu.
Ruồi đục quả trưởng thành to hơn ruồi nhà, màu vàng, cánh trong.Trưởng thành
dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả chín, đẻ trứng thành từng ổ, sâu
non nở ra phá hoại phần thịt quả làm quả bị thối, tạo điều kiện cho bệnh phát
triển (Lê Đức Khánh, Hà Minh Trung, 2006).

12



Theo Nguyễn Văn Tuất và cộng sự (2006) thì trên hồng cần chú ý các loại
sâu hại như sâu ăn lá, bọ cánh cứng ăn lá, rệp sáp bột, ruồi đục quả (Nguyễn
Văn Tuất và cộng sự, 2006)
Theo Lê Đức Khánh và nnc (2008), trên hồng có một loài ruồi hại quả đó
là Bactrocera dorsalis Hendel. Ngoài hồng thì loài ruồi này tấn công gây hại trên
18 loại cây ăn quả khác nhau. Tỷ lệ hại của loài ruồi Bactrocera dorsalis Hendel
điều tra trong năm 2008 trên hồng nhiều nhất vào giữa vụ với tỷ lệ 52%, cuối vụ
chỉ còn 8%, ít nhất là vào đầu vụ chỉ có 2% (Lê Đức Khánh và nnc, 2008).
Ở Việt nam, những nghiên cứu và công bố về thành phần và sự gây hại
của các loài sâu cuốn lá trên hồng ở Việt nam là rất ít, mới chỉ có một số công
bố về thành phần loài sâu hại trên hồng của Viện Bảo vệ thực vật 1997 – 1998,
và mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá sự có mặt mà chưa chính thức công bố về sự
gây hại của chúng tại Việt nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1997 – 1998)
2.3.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại hồng.
Theo Lê Đức Khánh và cộng sự,(2005) sử dụng bả protein phun điểm
phòng trừ ruồi Bactrocera dorsalis hại quả trên cây ăn quả đã được thực hiện
trên vùng trồng táo tại xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng diện tích 8 ha,
kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ quả bị hại do ruồi gây ra tại khu vực thí
nghiệm là 6%, đối chứng 37%. (Lê Đức Khánh và cs, 2005).
Trong điều kiện tự nhiên, rệp sáp phấn cũng bị nhiều thiên địch tấn công,
phổ biến nhất là ong kí sinh thuộc giống Anagyrus, bọ rùa Cryptolaemus
montrouzieri, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển
cũng hạn chế mật số rệp sáp phấn (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Vĩnh Long, 2012).
Trong tự nhiên rệp sáp Pseudococcus sp. Có rất nhiều loài thiên địch ăn
thịt và nấm ký sinh, do đó cần tạo điều kiện cho các loài này phát triển để hạn
chế mật độ rệp sáp. Khi mật độ cao có thể sử dụng thuốc để phu trừ như

13



Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate...(Chi cục Bảo vệ thực vật
Thành phố Hồ Chí Minh,2009).
Ở Việt nam chưa có một công bố chính thức nào về biện pháp phòng trừ
đối với loài sâu ăn lá trên hồng những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái và biện pháp phòng trừ đối với các loại sâu hại hồng còn chưa nhiều, đó
cũng chính là những khó khăn cho người nông dân trong việc phòng trừ đối với
các loài sâu hại nói chung và sâu ăn lá hồng nói riêng. Việc nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái và đề xuất những biện pháp phòng trừ đối với loài sâu hại
hồng chính theo hướng tổng hợp là rất cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực cho
người nông dân về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

PHẦN III. NỘI DUNG
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu: từ 1/7/2013 đến 31/12/2013
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm, bộ môn côn trùng, Viện Bảo Vệ
Thực Vật
14


3.1.3. Đối tượng nghiên cứu: Sâu ăn lá Hypocala rostrata Fabriciu thuộc họ
ngài đêm Noctuidae bộ cánh vảy Lepidoptera.
3.1.4. Vật liệu nghiên cứu
*Dụng cụ : Vợt thu mẫu, bút lông, đĩa petri, hộp nhựa đựng mẫu loại to, nhỏ,
panh, kéo cắt ,thước, kính lúp tay, lồng lưới nuôi sâu, lồng mica ghép đôi giao
phối, chậu trồng cây và sổ ghi chép số liệu thực tập.
3.2. Nội dung nghiên cứu
1. Đo đếm kích thước, mô tả hình thái các pha phát dục của loài sâu ăn
láhồng Hypocala rostrata Fabricius.
2. Xác định một số đặc điểm sinh học của sâu ăn lá hồng

Hypocalarostrata Fabricius
3. Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học và thuốc sinh học phòng trừsâu
ăn lá hồng Hypocalarostrata Fabricius trong phòng thí nghiệm đạt hiệu quả
cao.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập và nhân nuôi nguồn
- Địa điểm thu thập mẫu : tại các vườn trồng hồng tại Hòa Bình.
- Phương pháp thu mẫu :
Bắt bằng tay đối với sâu non và nhộng, thu thập các mẫu triệu chứng hại
của sâu ăn lá hồng bóc tách thu lấy trứng sâu non, bắt bằng vợt đối với trưởng
thành. Tất cả mẫu thu được cho vào túi nylon hay hộp đựng mẫu mang về phòng
thí nghiệm để tiến hành nhân nuôi nguồn
- Phương pháp nhân nuôi nguồn:
Nhằm duy trì số lượng sâu phục vụ cho thí nghiệm. Đây là bước quan
trọng đảm bảo cho thí nghiệm được thực hiện tốt đúng thời gian.
Mẫu sâu thu được đưa về phòng thí nghiệm và cho vào hộp nuôi sâu có
sẵn lá hồng tươi cắm vào xốp giữ ẩm hàng ngày thay lá tạo nguồn thức ăn cho
15


sâu. Nuôi đến khi chúng hóa trưởng thành thì chuyển chúng sang lồng nuôi có
sẵn cây hồng tươi trồng trong chậu và hàng ngày cung cấp thêm mật ong 30%
tạo thứ ăn thêm cho chúng

Hình 3.1: Lồng nuôi nguồn
(Nguồn ảnh: Tạ Thị Thúy, 2013)
3.3.2. Đo đếm kích thước, mô tả hình thái các pha phát dục của loài sâu ăn lá
hồng Hypocala rostrata Fabricius.
Đo kích thước từng pha phát dục với n≥30. Đơn vị đo kích thước là
milimét (mm).

+ Pha trứng: đo chiều cao, đường kính và mô tả màu sắc, hình dạng.
+ Pha sâu non: đo chiều dài, chiều ngang của cơ thể, độ rộng của đầu ở
đầu tuổi và cuối tuổi, mô tả kiểu sâu non màu sắc hình dạng.
+ Pha nhộng: đo chiều dài, chiều ngang, kiểu nhộng mô tả màu sắc hình dạng.
+ Pha trưởng thành: đo sải cánh, chiều dài cơ thể, chiều ngang của cơ thể,
chiều dài bụng, đầu, ngực, đo chiều dài của râu đầu. Kiểu râu đầu, màu sắc, số đốt,
hình dạng, kiểu cánh, màu sắc, hình dạng, phụ sinh dục, cấu tạo cơ quan sinh dục.

16


3.3.3 . Xác định một số đặc điểm sinh học của sâu ăn lá hồng Hypocala
rostrata Fabricius.
a. Xác định thời gian phát dục của các pha .
Thu trứng sâu hại hồng hàng ngày quan sát nguồn nuôi khi trưởng thành
đẻ trứng dùng bút lông chuyển từng quả trứng sang đĩa petri có đặt lá hồng từ
nguồn trong cùng 1 ngày. Quan sát và theo dõi 2 lần/1ngày sự thay đổi của các
pha cho đến khi trưởng thành chết sinh lí, từ đó xác định thời gian phát dục của
các pha. Đồng thời theo dõi lá cây hồng để bổ sung tạo thức ăn dư thừa cho sâu,
sau 2 – 3 ngày thay lá 1 lần (n=30, nhiệt độ 250 C, ẩm độ 75%).
Thời gian phát dục của các pha được xác định:
-Trứng: được tính từ lúc quả trứng được đẻ ra tới khi trướng nở thành sâu
non tuổi 1.
-Sâu non tuổi 1: được tính từ lúc trứng nở thành sâu non tuổi 1 đến lúc lột
xác thành tuổi 2. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển hàng ngày của sâu non tuổi
1, ghi chép số liệu, mô tả các đặc điểm của sâu non tuổi 1 cho đến khi lột xác.
Tương tự với sâu non tuổi 2, 3, 4 và 5.
-Nhộng: được tính từ lúc sâu non tuổi 5 hóa nhộng cho đến khi nhộng hóa
trưởng thành.
-Đối với pha trưởng thành: theo dõi thời gian sống của trưởng thành: được

tính từ khi trưởng thành bắt đầu vũ hóa cho đến khi trưởng thành chết sinh lý.

17


×