Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG đất sản XUẤT NÔNG NGHIỆP xã yên hòa HUYỆN yên mô TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.26 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
---------------------------------------------------

PHẠM THẾ TUYỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP XÃ YÊN HÒA HUYỆN YÊN MÔ TỈNH
NINH BÌNH


Hà nội - Năm 2015

ii


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP XÃ YÊN HÒA HUYỆN YÊN MÔ TỈNH
NINH BÌNH

Người thực hiện



: PHẠM THẾ TUYỂN

Lớp

: K56 - KHDB

Khóa

: 56

Chuyên ngành

: Khoa học đất

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS CAO VIỆT HÀ

Địa điểm thực tập

: Bộ môn khoa học đất

Hà nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng
không ngừng của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường. Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết

ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới cô giáo PGS.TS
Cao Việt Hà, người đã dành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp hướng dẫn em hoàn
thành đợt thực tập này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo và các cán bộ
phòng phân tích JICA – khoa Quản lý đất đai, phòng Quản trị, phòng ban chức năng
trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Nhân dịp này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em vẫn không tránh được nhiều điều thiếu
sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Bộ môn để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phạm Thế Tuyển

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................vii
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
Bảng 3.10 Một số tính chất vật lý, hóa học của phẫu diện YH16 .Error: Reference
source not found...................................................................................................viii
Bảng 3.12 Một số tính chất hóa học của đất chuyên màu Error: Reference source

not found............................................................................................................... viii
Bảng 3.13 Thành phần cơ giới của đất rau cá Error: Reference source not found
............................................................................................................................... viii
Bảng 3.14 Một số tính chất hóa học của đất rau cá Error: Reference source not
found.....................................................................................................................viii
Bảng 3.15: Bảng phân cấp chi tiết độ phì nhiêu mẫu đất nghiên cứu Error:
Reference source not found....................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ix
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính xã Yên Hòa năm 2014 Error: Reference source not
found........................................................................................................................ ix
Hình 3.5: Ảnh cảnh quan và hình thái phẫu diện YH16 Error: Reference source
not found.................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................3
1.3.1 Khái quát tình hình nghiên cứu về chất lượng đất trên thế giới...............21
1.3.2. Khái quát tình hình nghiên cứu về chất lượng đất vùng ĐB ven biển ở Việt
Nam........................................................................................................................ 22
1.4.1 Ảnh hưởng của phân bón.............................................................................25
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010: Việc sử dụng phân bón
sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do không được cây trồng hấp thu, sẽ tác
động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Theo
ii


tính toán của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010, ở Việt Nam hiệu
suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30 – 45%, lân từ 40 – 45% và kali từ 40 –
50%... Như vậy còn 55 – 70% lượng đạm tương đương với khoảng 1,8 triệu tấn
ure, còn 55 – 60% lượng lân tương đương với khoảng 2 triệu tấn supe lân và 50 –
60% lượng kali tương đương với khoảng 340 nghìn tấn KCL được bón vào đất

nhưng chưa được cây trồng sử dụng....................................................................25
1.4.2 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật.........................................................26
1.4.5 Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất...................................................29
Bảng 3.5: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2014......................................46
STT46
Loại hình sử dụng đất.................................................................................................46
Kiểu sử dụng đất.........................................................................................................46
Diện tích (ha)...............................................................................................................46
Cơ cấu (%)..................................................................................................................46
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.....................................................................46
505 46
100 46
1

46

Chuyên lúa..................................................................................................................46
Lúa xuân sớm – Lúa mùa muộn.................................................................................46
457,55 46
90,60
2

46

46

Lúa màu...................................................................................................................... 46
Lúa xuân - Lúa mùa sớm- Ngô đông..........................................................................46
18,85


46

3,73 46
3

46

Chuyên màu................................................................................................................46
Lạc xuân- Ngô hè thu- Khoai lang đông.....................................................................46
iii


23,60

46

4,67 46
4

46

Chuyên màu khác.......................................................................................................46
Lạc xuân – Ngô hè thu – Lạc đông.............................................................................46
5,0 46
1,0 46
Lạc xuân – Ngô hè thu – Ngô đông.............................................................................46
5

46


Lúa cá 46
Lúa xuân sớm – Cá.....................................................................................................46
15,98

46

3,35 46
6

46

Rau cá 46
Rau cần – cá................................................................................................................46
20,3 46
4,26 46
Bảng 3.8: Thành phần cơ giới của đất lúa (tầng 0-15cm)...........................................52
Bảng 3.9: Một số tính chất hóa học của đất trồng lúa.................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................73
Phụ lục 8: Đánh giá hàm lượng các cation bazơ trao đổi, CEC..................................76
Phụ lục 10:Mẫu phiếu phỏng vấn.........................................................................76
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN XÃ YÊN
HÒA HUYỆN YÊN MÔ TỈNH NINH BÌNH......................................................76
1.THÔNG TIN CHUNG.......................................................................................76
Họ tên chủ hộ..........................................................................................................76
Tuổi .........................................................................................................................76
Địa chỉ......................................................................................................................76
Ngày phỏng vấn...........................Diện tích đất nông nghiệp................................76
iv



Các loại hình sử dụng đất của nông hộ.....................................................................76
2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN...............................................................76
Loại phân bón........................................................................................................76
Lượng bón..............................................................................................................76
Cây trồng................................................................................................................ 76
Phân hữu cơ...........................................................................................................76
- Phân chuồng........................................................................................................76
- Phân hữu cơ.........................................................................................................76
Tạ/sào..................................................................................................................... 76
Đạm......................................................................................................................... 76
Kg/sào..................................................................................................................... 76
Lân.......................................................................................................................... 76
- Supe lân................................................................................................................ 76
- Phân lân nung chảy (Tecmo)..............................................................................76
Kg/sào..................................................................................................................... 76
Kali .........................................................................................................................76
Kg/sào..................................................................................................................... 76
NPK : Loại.............................................................................................................76
.................................................................................................................................76
Kg/sào..................................................................................................................... 76
Vôi........................................................................................................................... 76
Kg/sào..................................................................................................................... 76
Ngày...tháng...năm 2015.......................................................................................76
Người phỏng vấn Người cung cấp thông tin.......................................................76
................................................................................................................................. 76
Phụ lục 11: Cảnh quan các loại hình sử dụng đất của đất nghiên cứu.............76
................................................................................................................................. 76
................................................................................................................................. 76
Loại hình sử dụng đất rau-cá..............................................................................76
Loại hình sử dụng đất chuyên màu.....................................................................76

v


................................................................................................................................. 76
................................................................................................................................. 76
Loại hình sử dụng đất chuyên lúa........................................................................76
Loại hình sử dụng đất lúa-cá...............................................................................76
................................................................................................................................. 76

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Diễn giải

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CEC

Dung tích trao đổi cation của đất

FAO

Tổ chức Lương thực Nông Nghiệp của Liên Hiệp
Quốc


LUT

Loại hình sử dụng đất

Nnk

Những người khác

OC

Cacbon hữu cơ

OM

Chất hữu cơ

TPCG

Thành phần cơ giới

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNESCO

United Nations Education, Scientfic and Cultural
Organization

Viện QH và TKNN


Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

YTHC

Yếu tố hạn chế

DANH MỤC BẢNG
vii


Bảng 2.1. Thông tin mẫu đất nghiên cứu..........................Error: Reference source not found
Bảng 2.2 Phương pháp phân tích đất...............................Error: Reference source not found
Bảng 2.3 Thang điểm các chỉ tiêu phân cấp mẫu đất nghiên cứu xã Yên Hòa..............Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Yên Hòa qua các năm 2011 – 2014. . .Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của xã Yên Hòa qua các năm 2011 – 2014. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất ngành thủy sản của xã Yên Hòa qua các năm 2011 – 2014.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Yên Hòa huyện Yên Mô năm 2014. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.5: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2014.......Error: Reference source not
found
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng chính của xã Yên Hòa
Error: Reference source not found
Bảng 3.7 Một số tính chất vật lý, hóa học của phẫu diện YH15....Error: Reference source not
found
Bảng 3.8: Thành phần cơ giới của đất lúa (tầng 0-15cm). .Error: Reference source not found

Bảng 3.9: Một số tính chất hóa học của đất trồng lúa........Error: Reference source not found
Bảng 3.10 Một số tính chất vật lý, hóa học của phẫu diện YH16........ .Error: Reference
source not found
Bảng 3.11 Thành phần cơ giới đất chuyên màu (tầng 0-15cm)...Error: Reference source not
found
Bảng 3.12 Một số tính chất hóa học của đất chuyên màu........Error: Reference source not
found
Bảng 3.13 Thành phần cơ giới của đất rau cá..............Error: Reference source not found
Bảng 3.14 Một số tính chất hóa học của đất rau cá.......Error: Reference source not found

viii


Bảng 3.15: Bảng phân cấp chi tiết độ phì nhiêu mẫu đất nghiên cứu. . .Error: Reference
source not found

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu đất nghiên cứu xã Yên Hòa Error: Reference source not found
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính xã Yên Hòa năm 2014.....Error: Reference source not found
Hình 3.2 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của xã Yên Hòa qua các năm 2011 - 2014. .Error:
Reference source not found
Hình 3.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động của xã Yên Hòa qua các năm 2011 – 2014.......Error:
Reference source not found
Hình 3.4: Ảnh cảnh quan và hình thái phẫu diện YH15.......Error: Reference source not
found
Hình 3.5: Ảnh cảnh quan và hình thái phẫu diện YH16.......Error: Reference source not
found

ix



x


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là nền tảng xây dựng các cơ sở kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. Trước áp lực gia
tăng dân số trong những năm qua đã dẫn đến tình trạng khai thác đất đai quá mức, gây
sức ép rất lớn tới đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, đồng thời dưới tác động của
thiên nhiên và việc sử dụng đất không hợp lý của con người còn là nguyên nhân làm
cho đất nông nghiệp bị thoái hóa và suy giảm về chất lượng. Trước vấn đề trên, nghiên
cứu và đánh giá chất lượng đất đang trở thành vấn đề được các cơ quan nghiên cứu và
các cơ quan quản lý đất đai quan tâm.
Để quản lý tốt quỹ đất nông nghiệp đồng thời có những định hướng đúng
đắn và hợp lý nhất trong quá trình sử dụng đất cần có những hiểu biết về đặc tính,
tính chất đất đai và các vần đề có liên quan đến quá trình sử dung đất, từ đó có cơ
sở để sử dụng đất hợp lý hơn, góp phần nâng cao khả năng sử dụng đất và làm
tăng độ phì nhiêu cho đất.
Xã Yên Hòa là một xã miền núi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, nền kinh tế dựa chủ yếu và sản xuất nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp
năm 2014 là 526,24 ha, chiếm 69,02% so với tổng diện tích đất tự nhiên), là một xã
phát triển nông nghiệp trọng tâm của cả huyện. Việc xây dựng nông thôn mới đã làm
cho diện mạo của xã có nhiều thay đổi, bên cạnh đó phát triển sản xuất nông nghiệp
ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn, việc chuyển diện tích đất nông nghiệp
sang phát triển dịch vụ và phát triển các khu dân cư nông thôn dẫn tới diện tích đất
nông nghiệp bị giảm đáng kể. Nông nghiệp ngày càng được quan tâm nhưng bên cạnh
đó cũng có nhiều hạn chế trong việc sử dụng đất do chưa có cơ sở để nâng cao chất

lượng đất nông nghiệp. Để có thể nghiên cứu được các tính chất đất, áp dụng các biện
pháp cải tạo đất, sử dụng phân bón một cách hợp lý để nâng cao chất lượng đất hay
chuẩn đoán những nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng...thì việc phân tích đánh giá
đất là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

1


Để đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới là phát triển sản suất theo
hướng hàng hóa, có chiều sâu thì việc kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá chất lượng
đất và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã là hết sức cần thiết,
nó là cơ sở để sử dụng đất hiệu quả, đồng thời cho việc quy hoạch và quản lý đất
đai có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn như trên dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS
Cao Việt Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp xã Yên Hòa huyện Yên Mô
tỉnh Ninh Bình’’.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
- Xác định được chất lượng đất sản xuất nông nghiệp của các loại hình sử dụng
đất tại xã Yên Hòa huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đất để sử dụng đất hợp lý và
bền vững, duy trì và nâng cao chất lượng đất.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững quy trình phân tích chất lượng đất.
- Đánh giá được chất lượng đất qua các chỉ tiêu thông qua các tiêu chuẩn của
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009).
- Nắm vững tình hình canh tác của nông dân địa phương.
- Các giải pháp đưa ra phải có tính khả thi.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về đánh giá chất lượng đất
1.1.1 Khái niệm đất, đất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về đất
Theo định nghĩa của FAO-UNESCO: “Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng
của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh
vât.” Khái niệm tổng quát về “Đất” được trình bày trong “Từ điển giải thích thổ
nhưỡng học” (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, 1975): “Đất – Vật thể khoáng - hữu cơ
của thiên nhiên có lịch sử tự nhiên độc lập, do kết quả tác động tương hỗ của các cơ thể
chết, cơ thể sống và nước thiên nhiên hình thành trên những lớp đá mặt ở những điều
kiện khí hậu và địa hình khác nhau trong từ trường trọng lực của trái đất. Đất có cấu tạo
theo quy luật mặt cắt thẳng đứng với hình thái, thành phân hóa học, những tính chất sinh
học và lý học đặc biệt của những tầng của nó, cũng như bản chất đặc biệt của các quá
trình biến đổi và di chuyển các chất và năng lượng. Độ phì nhiêu là tính chất đặc trưng
của đất. Việc sử dụng đất như một phương tiện sản xuất trong nền kinh tế đã tạo nên
những thay đổi về thành phần, tính chất và chế độ của đất” (theo bản dịch của Lê Văn
Khoa và Lê Đức, 1986).
Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản
xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng
loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”.
Trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên thì khái niệm về đất được đúc
kết và trở nên khoa học – đó là sự ra đời của khoa học đất (Đỗ Ánh, 1995; Lê Đức,
2005; Nguyễn Kim Chương, 2010).
Nghiên cứu xác định các khái niệm quan trọng trong thổ nhưỡng học (bao
gồm: khái niệm về đất; tầng đất, phẫu diện đất, thể đất; các yếu tố hình thành đất;
các quá trình hình thành đất; địa lý thổ nhưỡng và lập bản đồ đất; mối quan hệ của
đất với vỏ địa lý cảnh quan…), theo từng thời kỳ, có ý nghĩa quan trọng không

những cho thấy sự phát triển của thổ nhưỡng học, mà còn giúp xác định, chỉ đạo
các vấn đề nghiên cứu thổ nhưỡng trong tương lai, cung cấp một khung tham chiếu
về khoa học thổ nhưỡng và những đóng góp khoa học tiềm năng của nó cho một thế
3


giới đang thay đổi nhanh chóng (J.G. Bockheim, et al., 2005). Theo các nhà kinh tế,
thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất
mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
Song mãi tới cuối thế kỉ XIX, học thuyết hình thành đất và khái niệm về đất
(1886) trên cơ sở phát sinh học được đề xuất bởi V.V Dokuchaev (1846 – 1903) –
người sáng lập khoa học đất hiện đại: “Đất là một vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập,là
sản phẩm của hoạt động tổng hợp của (các yếu tố) đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và
tuổi địa phương”. Chất lượng của đất phụ thuộc đá mẹ, khí hậu, thời tiết, cỏ cây và
sinh vật trên bề mặt đất và trong đất, điều kiện địa hình và tuổi phát triển”. Hiện nay,
trong thời đại phát triển của khoa học và công nghệ, con người được coi là yếu tố thứ 6
của sự hình thành và phát triển đất (Lê Đức, 2005; Nguyễn Vy, 2006; Vũ Hữu Yêm,
2007; Nguyễn Thế Đặng và nnk., 2011).
Sau này, nhiều nhà thổ nhưỡng học nêu ra các định nghĩa khác, nhưng định
nghĩa của Viliam (1863 – 1939) cho ta nhận thức đầy đủ hơn về đất “Đất là tầng mặt
tơi xốp ở bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch thực vật. Độ phì là một tính chất
hết sức quan trọng của đất, là đặc trưng cơ bản của đất” (Nguyễn Kim Chương, 2010;
Nguyễn Thế Đặng và nnk., 2011).
Với định nghĩa này, cho thấy cơ sở để phân biệt đất với đá chính là độ phì
nhiêu. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn và đảm bảo các
điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Như vậy độ phì
không phải chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay
thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất quyết định; ngoài ra còn
phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người (Lê Đức, Trần Khắc

Hiệp, 2006).
Henry D. Foth (1990), cho rằng khái niệm “Đất là dạng khoáng hoặc vật liệu
không rắn chắc nằm trên cùng vỏ trái đất, là môi trường sống cho thực vật” đã có từ
ngàn xưa và vẫn là một trong những khái niệm về đất quan trọng nhất ngày nay.
Đất được coi như dạng dị thể: thể rắn (chất khoáng và hữu cơ), thể lỏng (các
chất hòa tan trong nước) và thể khí. Các hợp phần này chiếm tỷ lệ nhất định và liên
4


quan chặt chẽ với đời sống cây trồng. Một mẫu đất điển hình chứa 50% các khe hở với
tỷ lệ bằng nhau của nước và không khí, còn 50% thể tích kia là chất khoáng và chất
hữu cơ, là kho dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Độ phì của đất phụ thuộc vào các
phần này (Trần Văn Chính và nnk., 2006; Ngô Thị Đào, Vũ Hữu Yêm, 2007; Brady
and Weil, 2008).
Ngày nay, theo Brady and Weil (2008), khoa học đất hiện đại thừa nhận hai
định nghĩa quan trọng về đất là:
- Đất là phần trên cùng của vỏ quả đất, là một thể tự nhiên độc lập bao gồm
phần khoáng, chất hữu cơ, chất khí, chất lỏng và các hình thức sống khác, đất không
ngừng thay đổi theo thời gian, không gian và cây cối có thể mọc được.
- Đất là tập hợp của thể tự nhiên độc lập, chiếm một phần của bề mặt trái đất, có
khả năng hỗ trợ thực vật sinh trưởng, phát triển và chúng là kết quả của sự tác động
tổng hợp của khí hậu và sinh vật lên mẫu chất, đá mẹ, cũng như điều kiện địa hình
trong những khoảng thời gian quá khứ và hiện tại.
1.1.1.2 Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường
được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây
được coi là lương thực, đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng
trọt và là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp. Tuy
nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn
thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi

trồng thủy sản hay để trồng các cây lâu năm…
Trước đây, Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều 42 như sau:
“Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Theo quy định Luật đất đai năm 2013 có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là đất
sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.
5


+ Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,
bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
1.1.2 Khái niệm chất lượng đất
Khái niệm về chất lượng đất trong sản xuất nông nghiệp không phải là khái
niệm hoàn toàn mới mẻ, tuy nhiên vẫn là vấn đề còn nhiều bàn luận. Nhiều nhà khoa
học cho rằng rất khó có thể định nghĩa chính xác và định lượng chất lượng đất. Nhưng
cũng nhiều nhà khoa học cho rằng đây chỉ là một khái niệm cơ bản để mô tả thực
trạng, vai trò và chức năng của đất trong hệ sinh thái nông nghiệp và tự nhiên. Thực tế
cho thấy các vấn đề về chất lượng đất đã và đang được ứng dụng rộng rãi không chỉ
đối với nông nghiệp mà còn cả trong lĩnh vực liên quan khác như chất lượng đất cho
xây dựng, chất lượng nước, không khí, sinh thái môi trường (Đặng Văn Minh, Marip
Boehm, 2001).
Chất lượng đất được coi là sức khỏe của đất và mục đích cuối cùng của nghiên
cứu và đánh giá chất lượng đất là để bảo vệ và cải thiện năng suất nông nghiệp dài
hạn, chất lượng nước và môi trường sống của tất cả các sinh vật, bao gồm cả con
người ( dẫn theo The NRCS Soil Website ). Chất lượng đất thường được xem như chất
lượng động của đất, được định nghĩa như sự thay đổi tự nhiên các tính chất đất do các
hoạt động của con người. Đánh giá chất lượng đất là công cụ để đánh giá các thay đổi

gây ra do con người và để liên kết đến các nguồn lực còn tồn tại có liên quan đến tác
động môi trường từ các hoạt động trên đất của con người.
Chất lượng đất (theo Doran et al, 1996) là khả năng thực hiện chức năng của
từng loại đất riêng biệt trong các giới hạn của hệ sinh thái nhân tạo hoặc tự nhiên để:
- Duy trì năng suất của cây trồng và vật nuôi.
- Duy trì hoặc cải thiện chất lượng không khí và nước.
- Hỗ trợ sức khỏe và nơi sống của con người.
Chất lượng đất nông nghiệp được xác định bởi các yếu tố - loại đất, đặc tính,
tính chất đất và khả năng sản xuất của đất.
Theo các nhà môi trường học thì chất lượng đất phản ánh các chức năng của nó
biểu hiện ở khả năng bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng đất, thúc đẩy quá
trình tuần hoàn dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Có một sự liên kết chặt chẽ giữa chất
6


lượng đất và chất lượng môi trường. Sự suy giảm chất lượng đất dẫn tới sự suy giảm
chất lượng môi trường chính vì vậy cải tạo và duy trì chất lượng đất tốt là chiến lược
để nâng cao chất lượng môi trường (Rattan Lal, 1998). Sơ đồ thể hiện mối quan hệ
giữa chất lượng đất và chất lượng môi trường:
Chất lượng môi trường
Chất lượng nước
Chất lượng đất

Chất lượng không khí

Quyết định

Thảm thực vật
Khí hậu
Hiệu ứng nhà kính

(Nguồn: Theo Rattan Lal,1998)
Theo đề xuất của trung tâm hợp tác nghiên cứu của Ủy ban châu Âu thì chất
lượng đất được coi là khả năng của đất có thể đáp ứng các nhu cầu cho hệ sinh thái và
xã hội thông qua khả năng của mình để thực hiện các chức năng của mình trong điều
kiện thay đổi ( Dẫn theo Wikipedia, soil quality).
1.1.3 Các thuộc tính cơ bản của chất lượng đất
Theo Larson và Pierce (1991) cho rằng có 2 thuộc tính cơ bản của chất lượng
đất là thuộc tính về bản chất (intrinsic quylity) và thuộc tính về động thái (dynamic
quality). Thuộc tính về bản chất còn gọi là thuộc tính kế thừa thể hiện chức năng kế
thừa của đất từ các yếu tố thổ nhưỡng và các yếu tố hình thành đất. Sự khác biệt giữa
các loại đất chủ yếu là do thuộc tính bản chất gây nên. Đây là thuộc tính khá bền vững
và ít thay đổi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên thuộc tính bản chất cũng có thể thay đổi
dưới tác động của con người và môi trường. Ví dụ quá trình mặn hóa glây hóa, kết von
hóa xảy ra trong thời gian dài (Đỗ Ánh, 2005).

7


Thuộc tính động thái phản ánh những thay đổi về chất lượng đất theo thời gian
sử dụng. Trong nông nghiệp thuộc tính này phản ánh kết quả của việc sử dụng và quản
lý đất. Các quá trình thay đổi ngắn hạn (từ vài giây đến 1 năm) thường đặc trưng cho
thuộc tính động thái như các quá trình: bay hơi, thẩm thấu, rửa trôi các chất dễ tiêu,
trao đổi ion, phân hủy các chất do vi sinh vật, chai cứng tầng canh tác (Đặng Văn
Minh, 2001).
Nắm vững 2 thuộc tính này là cơ sở quan trọng để đưa ra cách sử dụng và cải
tạo chất lượng đất phù hợp.
1.2 Các phương pháp đánh giá chất lượng đất
Từ lâu con người đã biết đánh giá chất lượng đất thông qua kinh nghiệm sản
xuất mà chủ yếu là qua việc quan sát đất và năng suất của cây trồng. Tuy nhiên do tính
phức tạp của chất lượng đất cũng như hệ thống cây trồng đa dạng nên việc đánh giá

chất lượng đất vẫn luôn là vấn đề khó khăn. Hơn nữa vấn đề quản lý và sử dụng đất
hiện nay cũng đang làm thay đổi những quan niệm về các yếu tố liên quan tới chất
lượng đất (Lê Đức và Trần Khắc Hiệp, 2005).
Việc đánh giá chất lượng đất có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp
khác nhau. Mỗi một phương pháp lại có yêu cầu cụ thể và điều kiện áp dụng riêng. Tùy
theo yêu cầu và điều kiện cụ thể mà tiến hành áp dụng các phương pháp cho thích hợp.
Một số phương pháp đánh giá chất lượng đất tiêu biểu được sử dụng hiện nay như sau:
- Đánh giá chất lượng đất bằng phiếu đánh giá chất lượng đất.
- Đánh giá qua quan sát tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng.
- Đánh giá qua quan sát các đặc trưng về hình thái phẫu diện đất.
- Đánh giá chất lượng đất thông qua các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của đất.
1.2.1 Đánh giá chất lượng đất bằng phiếu đánh giá chất lượng đất.
Phiếu này chứa các chỉ thị chất lượng đất do nông dân tự chọn và các mô tả cơ
bản có liên quan của nông dân. Thông thường, các chỉ thị như làm đất, lượng sâu đất,
hoặc độ thấm nước có thể đánh giá mà không cần sự hỗ trợ của các thiết bị phân tích hay
kỹ thuật. Phiếu có thể được sử dụng để hướng dẫn người sản xuất đánh giá đất và thông
tin thu được có thể được dùng để thảo luận về chất lượng đất.

8


Tất cả các phiếu đều có hệ thống cho điểm, thông thường gồm cả thang đánh giá
từ tốt đến xấu và thang điểm số từ 1 đến 10 cho mỗi chỉ thị. Điểm số của mỗi chỉ thị
thường không được tổng hợp hoặc cộng gộp và thường có khoảng trống trong mỗi trang
để ghi các kết quả cho mỗi mảnh ruộng.
Phiếu đánh giá chất lượng đất tích hợp các đặc điểm hóa, lý, sinh theo cách thức
dễ hiểu với nông dân. Các kết quả thu được nhanh chóng và cho phép người dùng đánh
giá nhanh số lớn cánh đồng. Để dùng phiếu này, cần chọn khu vực đại diện cho cả cánh
đồng. Điểm chất lượng cho mỗi chỉ thị là do quyết định của người đánh giá. Đánh giá về
sự thay đổi của chất lượng đất tốt nhất là sử dụng đánh giá của cùng một người trên cùng

cánh đồng với các điều kiện tương tự như thời điểm lấy mẫu trong năm (dẫn theo Doran
et al, 1996; Larson & Pierce, 1994; và Seybold et al, 1997).
1.2.2 Đánh giá qua quan sát tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng
Cây trồng phản ánh khá trung thực độ phì nhiêu hiệu lực của đất. Đất tốt thì cây
sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cây trồng cao. Đất xấu thì cây mọc kém,
hay bị sâu bệnh và cho năng suất thấp. Cây trồng phản ứng rất tốt đối với độ phì nhiêu
hiệu lực của đất.
Sự dư thừa hay thiếu hụt về dinh dưỡng dễ dàng nhận biết thông qua các biểu
hiện về hình thái và các biểu hiện về năng suất cây trồng. Năng suất cây trồng là biểu
hiện cuối cùng của độ phì nhiêu hiệu lực của đất. Do vậy việc thống kê năng suất qua
nhiều năm sẽ là kết quả phản ánh độ phì nhiêu của đất một cách khá chính xác.
Đánh giá đất thông qua sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng tuy
phản ánh khá đúng về chất lượng của đất, phương pháp lại đơn giản dễ thực hiện
nhưng phương pháp này đòi hỏi thời gian dài qua nhiều vụ thậm chí nhiều năm (Lê
Đức và Trần Khắc Hiệp, 2005).
Hạn chế của phương pháp này là chưa đánh giá được các quá trình hình thành
và biến đổi trong đất, kết quả cũng chỉ phần nào phản ánh độ phì hiệu lực đối với một
loại cây trồng cụ thể mà không thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng, nhất là các loại
cây trồng đòi hỏi những điều kiện dinh dưỡng nhiều khi gần giống nhau nên khó phân
biệt và dễ bị nhầm lẫn.

9


Do vậy, việc đánh giá chất lượng đất cho mục đích sử dụng vào sản xuất ngoài việc
quan sát tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng các nhà nghiên cứu còn
sử dụng phương pháp quan sát các đặc trưng về hình thái phẫu diện đất.
1.2.3 Đánh giá qua quan sát các đặc trưng về hình thái phẫu diện đất
Trong quá trình hình thành đất, phẫu diện đất được hình thành có đặc điểm bên
ngoài xác định – hay đặc điểm hình thái của đất (Lê Văn Khoa, 2003). Dựa vào đặc

điểm hình thái có thể phân biệt đất với đá mẹ, đất này với đất khác, và có thể biết được
chiều hướng và cường độ quá trình hình thành đất, đánh giá độ phì nhiêu, tiềm năng sử
dụng đất. Học thuyết về hình thái học đất do V.V. Dokuchaev nêu ra và được S.A.
Zakharop phát triển (Trần Kông Tấu và nnk., 1986).
Đặc điểm và tính chất của các tầng đất quyết định tính thích hợp cho các mục đích
sử dụng khác nhau. Để sử dụng đất một cách khoa học, phải biết rõ các tầng đất ấy thuộc
loại nào, được hình thành ra sao và tính chất của chúng ra sao, chúng tác động lên việc sử
dụng đất như thế nào, để làm cơ sở cho việc dự báo biến đổi của đất trong nhiều tính
huống. Nghiên cứu đất thông qua phẫu diện đất, xác định nguồn gốc và lịch sử phát triển
của đất, chính là phát hiện quan trọng nhất trong thổ nhưỡng học (Lê Đức và Trần Khắc
Hiệp, 2005). Khi nghiên cứu hình thái phẫu diện đất cần chú ý đến một số đặc điểm sau:
a. Màu sắc
Có liên quan đến thành phần các chất và độ ẩm đất. Màu đen là biểu hiện của
mùn đất, màu đỏ vàng là đặc trưng cho sự tích lũy sắt trong đất, màu trắng là các chất
silic, thạch cao.
Màu sắc của đất là một trong những dấu hiệu hình thái quan trọng và dễ nhận
biết trong phẫu diện đất. Nhiều loại đất gọi theo mầu. Dựa vào mầu sắc có thể đánh giá
bản chất, tính chất và độ phì đất. Mầu sắc đất phụ thuộc vào hàm lượng mùn và thành
phần khoáng học và hóa học của đất. Những chất chủ yếu tạo ra màu sắc đất là: chất
hữu cơ và khoáng hữu cơ tạo cho đất có màu tối (màu đen còn do hydroxyt hay oxit
Mn, FeS hay màu đen của đá hình thành đất); những hợp chất oxit Fe hóa trị 3 tạo cho
đất có màu đỏ, vàng hoặc vàng đỏ (FeO – màu xám, Fe 2O3 – màu đỏ, Fe2O3.H2O –
màu vàng); oxit Silic, Cacbonat canxi, Kaolinit tạo cho đất có màu trắng; hợp chất oxit
sắt hóa trị 2 tạo cho đất có màu lam xám, xanh và xanh da trời. Tổ hợp những chất này
10


và màu của khoáng nguyên sinh đã tạo ra những màu sắc riêng biệt của đất. Độ ẩm của
đất cũng ảnh hưởng lớn đến màu sắc của chúng (Trần Kông Tấu và nnk., 1986; Lê
Đức, 2005; Trần Văn Chính và nnk., 2006).

b. Tầng dày của đất
Cũng được chú ý khi đánh giá chất lượng đất, nhất là khi lựa chọn đất cho các
cây trồng lâu năm và trồng rừng. Với đất trồng cây nông nghiệp cần chú ý đến tầng đất
mặt (tầng canh tác) vì đây là tầng phân bố chủ yếu của rễ cây trồng hàng năm. Độ dày
tầng đất là một yếu tố quan trọng trong điều tra thổ nhưỡng, là chỉ tiêu quan trọng
thường được sử dụng trong đánh giá, phân hạng đất đai, đặc biệt là đối với cây trồng
dài ngày, những cây trồng có hệ rễ ăn sâu, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng,
giúp cho cây đứng vững và đảm bỏa cho cây trồng sinh trưởng và phát triển lâu bền.
Việc đánh giá chất lượng đất thông qua hình dáng đất và hình thái phẫu đất đòi
hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Phương pháp này có thể đánh giá chất lượng
đất một cách khá chính xác nếu có kinh nghiệm tốt. Tuy nhiên muốn định lượng chính
xác hàm lượng các chất có trong đất thì cần phải tiến hành đánh giá thêm các chỉ tiêu
lý, hóa và sinh học đất.
c. Mức độ phân bố rễ cây
Sự có mặt của sinh vật đất, nhất là giun đất cũng biểu hiện độ phì nhiêu đất. Đất tốt
cây phát triển mạnh và do vậy mật độ rễ cây và giun đất cũng nhiều hơn. Độ ăn sâu
của rễ có thể cung cấp các thông tin về dung trọng hoặc độ chặt của đất.
d. Độ chặt của đất
Cũng là biểu hiện của chất lượng đất. đặc điểm hình thái này muốn chỉ về độ chặt
xốp của đất (Trần Kông Tấu và nnk., 1986). Độ chặt được phân biệt như sau:
+ Đất rất chặt: thực tế không đào được bằng xẻng mà phải dùng xà beng. Độ chặt
như vậy thường gặp ở tầng đất bị đá ong hóa.
+ Đất chặt: phải dùng cuốc và tổn hao một lực khá lớn.
+ Đất xốp: đào được bằng xẻng dễ dàng, đất tơi, thường gặp ở đất có cấu trúc viên
+ Đất tơi vụn: gặp ở tầng canh tác của đất cát hay đất cát pha.
Thông thường độ xốp của đất vào khoảng 40-50% được xem là thích hợp cho cây
trồng phát triển.
1.2.4 Đánh giá chất lượng đất thông qua các chỉ tiêu hóa học, vật lý và sinh học của đất
Một loại đất được coi là tốt nếu nó thỏa mãn những điều kiện sau (Lê Đức và


11


Trần Khắc Hiệp, 2005):
- Đất phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Độ ẩm thích hợp.
- Tính chất nhiệt thích hợp.
- Chế độ nhiệt thích hợp.
- Đất không chứa các chất độc.
- Có các tính chất đất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển đặc biệt là
phải tơi xốp thuận lợi cho sự hoạt động của bộ rễ cây trồng.
- Có các sinh vật đất, nhất là khu hệ vi sinh vật có ích phong phú hoạt động
bình thường.
1.2.4.1. Một số chỉ tiêu vật lý
Tất cả các quá trình sảy ra trong đất đều nằm trong mối tác động tương hỗ chặt
chẽ và phụ thuộc trực tiếp vào trạng thái lý học của đất. Mỗi chỉ tiêu vật lý đều có tác
động nhất định đến chất lượng đất (Trần An Phong, 2000).
Đặc tính vật lý của đất là yếu tố đầu tiên xác định khả năng phát triển nông, lâm
nghiệp. Đặc tính vật lý của đất là một trong những yếu tố quyết định tiềm năng năng suất
của cây trồng và hiệu quả đầu tư. Do vậy, các chỉ tiêu vật lý đất được dùng để
đánh giá chất lượng đất (Trần Văn Chính và cs., 2006 ) bao gồm: Thành phần cơ
giới đất, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, độ ẩm đất, chế độ nhiệt, khí....
Ví dụ: Đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất đất và độ
phì nhiêu của đất có thành phần cơ giới khác nhau là khác nhau. Thành phần cơ
giới của đất còn là biểu hiện đặc trưng về nguồn gốc phát sinh đất, phân loại đất,
các quá trình thổ nhưỡng của đất và các tính chất nông học. Khi phân loại đất ra
nhóm, loại, chủng, người ta cũng căn cứ vào thành phần cơ giới. Nhiều tính chất
vật lý, hóa học đất như khả năng giữ ẩm và động thái ẩm, khả năng giữ nhiệt và
động thái nhiệt, chế độ không khí và động thái khí, CEC, và khả năng điều tiết
dinh dưỡng...đều liên quan đến thành phần cấp hạt. Độ phì nhiêu của đất liên quan

chặt chẽ với thành phần cơ giới. Do đó thành phần cơ giới có ý nghĩa để đánh giá
đất một cách toàn diện và đánh giá từng yếu tố khác một cách chính xác (Viện
Nông hóa Thổ nhưỡng, 1986; Bộ NN và PTNT, 2009a).
12


×