Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghiên cứu công nghệ sơ chế và đặc chế cúc hoa dược liệu sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 80 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cám ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

2013
Sinh viên

Đào Thị Hoài Thu

Trường ĐHNN Hà Nội

i


Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Phạm Anh Tuấn – Phòng nghiên cứu công nghệ và Thiết bị bảo quản
nông sản – Viện Cơ Điện và Công nghệ sau thu hoạch
PGS. TS Nguyễn Thị Bích Thủy - Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch Khoa Công Nghệ Thực Phẩm - Trường Đại học Nông Nghiệp Nà Nội.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới các anh chị
trong Phòng nghiên cứu công nghệ và Thiết bị bảo quản nông sản - Viện Cơ
Điện và Công nghệ sau thu hoạch và toàn thể các thầy cô trong khoa Công Nghệ
Thực Phẩm - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên

Đào Thị Hoài Thu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trường ĐHNN Hà Nội

ii



Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

FID

Sấy hồng ngoại

FIR

Sấy hồng ngoại bức xạ

HAD

Sấy bằng không khí nóng

HPD

Sấy bơm nhiệt

HL

Hàm lượng

STH


Sau thu hoạch

VSV

Vi sinh vật

TNF-α

Tumor necrosis factor α
(Yếu tố hoại tử khối u)

MIC

Trường ĐHNN Hà Nội

Minimum Inhibitory Cocentration

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................iii
MỤC LỤC...............................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH.................................................................................................viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.......................................................................................2
1.2.1. Mục đích..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3

2.1. Tổng quan về cúc hoa.....................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc đặc điểm, phân loại...................................................................3
2.1.2. Thành phần hoá học và tác dụng dược lý của cúc hoa..................................4
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi chất lượng cúc hoa dược liệu
trong quá trình sơ chế và đặc chế cúc hoa.....................................................4
2.2.1. Sự hô hấp.................................................................................................4
2.2.2. Nhiệt độ....................................................................................................5
2.2.3. Côn trùng..................................................................................................5
2.2.4. Biến đổi về hoạt độ nước và sự phát triển của vi sinh vật..............................5

Trường ĐHNN Hà Nội

iv


Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54

2.3. Tình hình nghiên cứu cúc hoa trên thế giới và ở Việt Nam.............................6
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cúc hoa trên thế giới..................................................6

2.3.2. Tình hình nghiên cứu cúc hoa ở Việt Nam...................................................8
2.4. Tình hình nghiên cứu công nghệ sơ chế và đặc chế cúc hoa trên thế giới
và tại Việt Nam..............................................................................................9
2.4.1. Trên thế giới..............................................................................................9
2.4.2. Tại Việt Nam...........................................................................................12
2.5. Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ sấy dược liệu trên thế giới và ở
Việt Nam......................................................................................................13
2.5.1. Trên thế giới.............................................................................................13
2.5.2. Ở Việt Nam..............................................................................................14
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16

3.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................16
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................................16
3.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17
3.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm...........................................................................17
3.3.2. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của nguyên liệu cúc
hoa..........................................................................................................18
3.3.3. Xác định ảnh hưởng của thời gian xử lý nguyên liệu cúc hoa bằng acid citric.....19
3.3.4. Xác định ảnh hưởng của hàm lượng xử lý nguyên liệu cúc hoa tiền sấy
bằng xông lưu huỳnh................................................................................19
Trường ĐHNN Hà Nội

v


Khóa luận tốt nghiệp


Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54

3.3.5. Xác định ảnh hưởng của lực ép đến chất lượng sản phẩm cúc hoa...............20
3.3.6. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ sấy tới chất lượng cúc hoa sản phẩm.......20
3.4. Chỉ tiêu theo dõi............................................................................................21
3.4.1. Đánh giá cảm quan.................................................................................21
3.4.2. Hàm lượng Flavonoid tổng số...................................................................21
3.4.3. Vi sinh vật tổng số theo TCVN 4884: 2001................................................22
3.4.4. Xác định cường độ hô hấp.....................................................................22
3.4.5. Mật độ côn trùng......................................................................................23
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................23
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................24

4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của nguyên liệu cúc hoa......24
4.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý nguyên liệu cúc hoa bằng dung dịch acid citric
25
4.3. Ảnh hưởng của nồng độ lưu huỳnh đến chất lượng sản phẩm cúc hoa
dược liệu......................................................................................................28
4.4. Ảnh hưởng của lực ép đến chất lượng sản phẩm cúc hoa............................30
4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng sản phẩm cúc hoa dược liệu.
32
4.6. Quy trình công nghệ sơ chế và đặc chế cúc hoa dược liệu...........................35
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................37

5.1. Kết luận.........................................................................................................37
5.2. Kiến nghị......................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................38
PHỤ LỤC...............................................................................................................42

Trường ĐHNN Hà Nội


vi


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHNN Hà Nội

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54

vii


Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý acid citric đến chất lượng nguyên
liệu cúc hoa..................................................................................................26
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý acid citric đến giá trị cảm quan của
nguyên liệu cúc hoa sau 7 ngày bảo quản...................................................27
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ lưu huỳnh đến chất lượng sản phẩm cúc
hoa...............................................................................................................29
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lực ép đến chất lượng sản phẩm cúc hoa...................30
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lực ép đến chất lượng cảm quan của sản phẩm cúc
hoa...............................................................................................................31
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng sản phẩm cúc hoa dược liệu....32
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến giá trị cảm quan của sản phẩm cúc
hoa...............................................................................................................33


Trường ĐHNN Hà Nội

viii


Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu – BQCBA54
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cúc hoa..................................................................................................2
Hình 3.1. Flos Chrysanthemi Indici....................................................................17
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định quy trình công nghệ sơ chế và đặc
chế cúc hoa..................................................................................................17
Hình 4.1. Biểu diễn sự biến thiên của cường độ hô hấp của nguyên liệu cúc
hoa theo nhiệt độ và thời gian tồn trữ..........................................................23
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sơ chế và đặc chế cúc hoa dược liệu........34

Trường ĐHNN Hà Nội

ix


Khóa luận tốt nghiệp
BQCBA54

Trường ĐHNN Hà Nội

Đào Thị Hoài Thu –


1


Khóa luận tốt nghiệp
BQCBA54

Đào Thị Hoài Thu –
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về cúc hoa
2.1.1. Nguồn gốc đặc điểm, phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc phân bố
Cúc hoa (tên khoa học: Flos chrysanthemi) thuộc họ Asteraceae, được
trồng tại Trung Quốc vào thế kỉ 15 trước công nguyên, sau đó được trồng ở
Nhật Bản vào thế kỉ thứ 8 sau công nguyên, cho đến thế kỉ 17 được mang
trồng ở Châu Âu. Ở Việt Nam, cúc hoa được nhập nội và trồng từ lâu đời và
được trồng phổ biến khắp nước ta, nó có mặt ở mọi nơi, từ những vùng cao
cho đến đồng bằng, từ nông thôn cho tới thành thị. Những vùng sản xuất
chính là Nhật Tân, Tây Hồ, Tây Tựu (Hà Nội), Đà Lạt, Nghĩa Trai (Hưng
Yên), Hải Phòng, Châu Đốc, Gò Vấp... Cây ưa khí hậu mát (từ 10-35 oC), độ
ẩm trên 80% và ánh sáng vừa phải, thường được trồng ở vườn, công viên,
hoặc trên cánh đồng với mục đích lấy hoa làm thuốc, ướp trè, nấu rượu [6].
2.1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Cúc hoa là cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân cứng cao tới 1m
phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng, không
cuống. Cụm hoa hình đầu, ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5cm,
cuống dài 2-5cm. Lá xếp thành 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp
hai vòng, các hoa ở trong hình ống. Quả bế gần hình trái xoan, có mào lông,

hiếm có hạ. Mùa đông thường có hiện tượng rụng lá hoặc hơi tàn lụi. Thu
hái cuối thu đầu đông khoảng tháng 9 đến tháng 11 lúc trời khô ráo [3].

Hình 2.1. Cúc hoa
Trường ĐHNN Hà Nội

2


Khóa luận tốt nghiệp
BQCBA54
Mô tả dược liệu:

Đào Thị Hoài Thu –

Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa khô (Flos chrysanthemi). Bên ngoài có
mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại.
Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt,
hơi đắng (Dược Tài Học).
2.1.2. Thành phần hoá học và tác dụng dược lý của cúc hoa
2.1.2.1. Thành phần hoá học
Trong cúc hoa có chứa carotenoid, tinh dầu, flavonoid, sesquiterpen,
vitamin A, các acid amin như: adenin, cholin, stachydrin… Sắc tố của hoa là
chrysantemin khi thủy phân sẽ được glucose và xyanidin và một số thành phần
khác. Hạt chứa 15,8 % dầu béo [31].
2.1.2.2. Tác dụng dược lý
Theo dược lý cổ truyền thuốc từ cúc hoa có tác dụng: Giải cảm hạ sốt
(sơ phong tán nhiệt ) tiêu viêm, giải độc và làm sáng mắt (dưỡng can minh
mục).
Theo các tài liệu nghiên cứu dược lý hiện đại : Cúc hoa có tác dụng

kháng khuẩn (in vitro), cúc hoa Hàng châu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng,
liên cầu trùng dung huyết, li trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn.
Ngoài ra, Bạch cúc có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau các loại nấm ngoài
da.
Ứng dụng lâm sàng: Cúc hoa được sử dụng để chữa chứng ngoại cảm
phong nhiệt - chứng phong ôn giai đoạn đầu (sốt hơi rét, đau đầu, mắt sưng đỏ
thường gặp trong viêm đường hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp), chữa
huyết áp cao, mắt mờ, chữa mụn nhọt đinh độc (giải độc tiêu sưng).
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi chất lượng cúc hoa dược
liệu trong quá trình sơ chế và đặc chế cúc hoa
2.2.1. Sự hô hấp
Hô hấp chính là quá trình sinh học cơ bản xảy ra trong rau hoa quả khi
bảo quản tươi. Về bản chất hoá học, hô hấp là quá trình oxy hoá chậm các
chất hữu cơ phức tạp. Dưới tác dụng của enzym các chất này phân huỷ thành
Trường ĐHNN Hà Nội

3


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
chất đơn giản hơn và giải phóng năng lượng. Thông thường, hầu hết các chất
đều có thể tham gia vào quá trình hô hấp (trừ protein), nhưng chủ yếu vẫn là
các chất đường - nhất là đường đơn. Các chất không phải đường tham gia trực
tiếp vào quá trình hô hấp tạo nên các chất trung gian không qua khâu chuyển
hóa thành đường. Quá trình hô hấp sinh ra CO2 và giải phóng năng lượng.
Quá trình hô hấp gây ra nhiều khó khăn trong quá trình bảo quản như
làm giảm khả năng tồn trữ, giảm khối lượng, chất lượng, hàm lượng dinh
dưỡng có trong cúc hoa. Vì vậy cần phải hạn chế cường độ hô hấp ở mức thấp

nhất trong quá trình bảo quản.
2.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến thời hạn bảo
quản nguyên liệu cúc hoa (cúc tươi). Sự thay đổi nhiệt độ trước hết ảnh hưởng
đến cường độ hô hấp của cúc hoa. Nhiệt độ càng thấp, tốc độ các phản ứng
sinh lý xảy ra trong cúc hoa càng thấp được thể hiện qua cường độ hô hấp.
Bên cạnh đó, trong quá trình đặc chế, nhiệt độ còn quyết định chất lượng cúc
hoa sau sấy, khi nhiệt độ sấy quá cao (> 60 oC) cúc hoa bị rụng cánh, nứt nẻ…
những biến đổi này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của sản phẩm cúc hoa làm
giảm khả năng hoàn nguyên khi ngấm nước và làm giảm chất lượng của cúc
hoa.
2.2.3. Côn trùng
Trong quá trình lưu trữ cúc hoa tươi, sự có mặt của côn trùng làm giảm
số lượng và chất lượng cúc hoa (do trong quá trình sống côn trùng ăn hại cúc
hoa làm thay đổi trạng thái ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của cúc hoa).
Do đó việc loại bỏ côn trùng ra khỏi nguyên liệu cúc hoa trước khi đưa vào
các quy trình tiếp theo là vô cùng cần thiết.
2.2.4. Biến đổi về hoạt độ nước và sự phát triển của vi sinh vật
Bào tử vi sinh vật hầu như không bị tiêu diệt trong quá trình sấy. Hoạt
độ nước (aw) có tác động trực tiếp đến sư hoạt động của các hệ vi sinh vật,
trong đó mỗi loại vi sinh vật có một giá trị a w thấp nhất mà nếu dưới đó thì
chúng không phát triển lâu dài được. Chỉ số họat độ nước có thể dự đoán
được các loại vi sinh vật có khả năng phát triển hoặc không phát triển ở giá trị
aw nhất định.
Trường ĐHNN Hà Nội

4


Khóa luận tốt nghiệp

Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
2.3. Tình hình nghiên cứu cúc hoa trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cúc hoa trên thế giới
2.3.1.1. Các nghiên cứu về dược học của cúc hoa trắng
Hoạt tính trên huyết áp: Các nghiên cứu tại Nhật và Trung Hoa trong thập
niên 70 ghi nhận: Nước sắc bao gồm 24-30 gram cúc và 24-30 gram kim ngân
hoa đun sôi trong 15 phút, chia thành 4 liều và dùng uống thay trà được thử
nghiệm trên 46 người bệnh, uống liên tục trong 3-7 ngày… kết quả là có 35%
bệnh nhân huyết áp hạ về mức bình thường, số còn lại có kết kết quả tốt sau 1-12
ngày dùng thuốc [37].
Hoạt tính kháng sinh: Các dung dịch chiết từ lá cúc trắng có hoạt tính ức
chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, β-hemolytic
Streptococ cus và Shigella sonnei. Có thể dùng lá tươi, nghiền nát và đắp thẳng
vào mụn nhọt hay vắt lấy nước thoa vào vết thương.. Nghiên cứu tại đại học
Nihon, Tokyo (Nhật) ghi nhận các triterpinoids, trích từ hoa có hoạt tính ức chế
vi khuẩn Lao Mycobacterium tuberculosis, chủng H (37) Rv ở những nồng độ
tối thiểu (MIC) từ 4-64 microgam/ml [22].
Hoạt tính trên các tế bào ung thư: Nghiên cứu tại đại học Nihon, Tokyo
(Nhật) ghi nhận 15 chất diol và triol loại pentacyclic triterpene gồm 6 thuộc loại
taraxastane (faradiol, heliantriol B0, helantriol C,22 alpha-methoxyfaradiol,
arnidiol, và faradiol alpha-epoxide) và 5 thuộc loại oleananes (maniladiol,
erythrodiol, longispinogenin, coflodiol và heliantriol A), 2 loại ursanes (brein và
uvaol), 2 loại lupanes (calenduladiol và heli antriol B2), trích từ hoa cúc trắng,
khi được thử nghiệm về tác dụng ức chế sự kích khởi sinh kháng thể siêu vi
Epstein-Barr (EB) gây ra bởi chất tạo u bướu 12-O-tetradecanoylphorboil-1acetate cho thấy các chất này có hoạt tính ức chế mạnh hơn glycyrrhetic acid (đã
được xem là một chất chống u bướu). Trong số này arnidiol có hoạt tính diệt tế
bào ung thư mạnh nhất, liều gây ức chế 50% tăng trưởng là < 6 microM [26].
Bạch cúc là một trong 7 dược thảo được dùng trong đặc chế PC-SPES (là
một phương thuốc tự nhiên đã được chứng minh chống lại ung thư nhiếp hộ

tuyến), cho kết quả là làm giảm rõ rệt nồng độ PSA (prostate-specific antigen),
diệt được các tế bào ung thư, đồng thời làm giảm đáng kể testosterones. Trong
2 thử nghiệm, nồng độ PSA giảm ngay sau 1 tháng dùng [19].
Trường ĐHNN Hà Nội

5


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
Hoạt tính chống sưng (kháng viêm = anti-inflammatory): Dịch chiết cúc
trắng, từ phần tan trong hexane và phần tan trong chất béo, sau khi tinh khiết hóa,
đã cho nhiều loại esters acid béo (gần 30 chất khác nhau) và nhiều diol, triol loại
triterpene (24 hợp chất). các hợp chất này được thử nghiệm về hoạt tính chống
sưng trên các loại sưng viêm gây ra bằng 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate
(TPA). Kết quả ghi nhận tính chất kháng viêm rất rõ với liều ID50 là 0.03-1.0 mg /
tại mỗi điểm, mạnh hơn cả tác dụng của quercetin [39].
2.3.1.2. Các nghiên cứu về cúc hoa vàng
Tác dụng ức chế sự sản sinh nitric oxide: Nghiên cứu tại đại học Kyoto
(Nhật) ghi nhận dịch chiết hoa cúc vàng bằng methanol và ethyl acetate chứa các
flavonoids có hoạt tính ức chế sự sản xuất nitric oxide nơi các đại thực bào kích
khởi do liposaccharides, và ức chế hoạt động của men aldose-reductase.. [27].
Khả năng trị gout: Trong trường hợp bệnh gout : men xanthine oxydase là
chất xúc tác sự oxy hóa hypoxanthine thành xanthine và sau đó thành acid uric..
chất đóng vai trò quan trọng gây ra gout. Nghiên cứu tại đại học Nam Kinh
(Trung Hoa) ghi nhận dịch chiết hoa cúc vàng bằng methanol cho thấy có tác
dụng ức chế men này ở nồng độ IC50 là 22 microgam/ml (trong khi đó nồng độ
allopurinol được sử dụng là 1,06 microgam/ml) [37].
Hoạt tính kháng sinh: Các dịch chiết từ cúc hoa vàng có tác dụng ức chế

sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn (15 loại) và nấm trong đó gồm
Staphylococcus aureus, Shigella spp. và cả vài siêu vi trùng loại Echo [37].
Khả năng hạ huyết áp: Các chế phẩm từ cúc hoa vàng, khi cho dùng
uống hay chích qua màng phúc toan, đều làm hạ huyết áp mau chóng. Các chế
phẩm dùng toàn cây có tác dụng độc hại hơn và hoạt tính kém hơn là trích từ
hoa. Dịch chiết từ hoa ở liều 100-200 mg/kg trọng lượng cơ thể làm hạ huyết
áp nhưng không ảnh hưởng trên tim và gan (the Pharmacology of Chinese
Herbs)
Tác dụng trị bệnh về đường hô hấp: Trong một thử nghiệm tại Nhật trên
1000 bệnh nhân về tác dụng của cúc hoa vàng trong việc ngừa cảm, ghi nhận
những người uống nước sắc cúc hoa vàng mỗi tuần một lần, có thể giảm được
13,2 % những cơn cảm lạnh (so với năm trước đó). Khi thử nghiệm trên 119

Trường ĐHNN Hà Nội

6


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
trường hợp sưng phổi kinh niên, 38 % giảm được các cơn bệnh (so với nhóm đối
chứng) [37].
2.3.1.3. Các nghiên cứu về cúc tím
Nghiên cứu của Jurg Gertsch, thuộc Viện công nghệ Swiss đã cho biết
những hoạt chất alkylamides trong cúc tím có khả năng điều chỉnh một trong
những yếu tố quan trọng nhất của hệ miễn dịch được gọi là tumor necrosis
factor α (TNF-α). Alkylamides kích thích hoạt động của TNF-α để gia tăng
sức đề kháng chống lại những tác động có hại của vi trùng, vi khuẩn [38].
Gần đây, các nhà khoa học trường đại học Connecticut đã nghiên cứu tác

dụng phòng chóng cảm cúm của cúc tím qua 14 cuộc thử nghiệm. Kết quả
nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases cho biết
những người uống cúc tím sẽ giảm trung bình 58% nguy cơ mắc bệnh cảm và thời
gian bệnh cảm cũng giảm đi bình quân 1,5 ngày so với người không sử dụng loại
thảo dược này.
Một trong số các thử nghiệm nói trên đã sử dụng cúc tím kèm với vitamin C. Kết
quả phối hợp giữa cúc tím và loại sinh tố nầy làm giảm đến 86% nguy cơ mắc bệnh.
Trong những thử nghiệm khác, khi cúc tím được sử dụng độc lập tỉ lệ giảm là 65%
[38].

2.3.2. Tình hình nghiên cứu cúc hoa ở Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm những cây thuốc ở Việt Nam
có khả năng chống oxy hoá, nhóm nghiên cứu của trường đại học khoa học tự
nhiên thành phố Hồ Chí Minh [14] đã phát hiện trong cao methanol từ cúc
hoa trắng có hoạt tính ức chế gốc tự do NO. Từ cao methanol các nhà nghiên
cứu đã phân lập được 28 hợp chất, gồm 15 chất flavonoid cùng 7 dẫn xuất của
acid caffeoylquinic và 6 dẫn xuất đơn giản của phenol. Khi nghiên cứu mối
quan hệ giữa hoạt tính và cấu trúc của các chất này cho thấy hầu hết có thể ức
chế gốc tự do NO (NO là một gốc tự do kém bền và có hoạt tính sinh học cao.
NO có một số tác dụng nhất định trong cơ thể người. Nhưng khi lượng NO
tăng cao quá ngưỡng an toàn sẽ gây ra nội độc tố đối với cơ thể và dẫn đến
một số bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường và các chứng bệnh về tim
Trường ĐHNN Hà Nội

7


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54

mạch). Trong y học cổ truyền hoa cúc trắng được dùng để điều trị các bệnh
như thấp khớp và kháng viêm.
Theo Nguyễn Tràng Cát “ Hoa cúc - Vị thuốc thần tiên của đất trời” cúc
hoa dùng để chữa cảm mạo, trị cao huyết áp, đau đầu chóng mặt, mắt mờ, trị
lở loét, mắt đỏ. Trong cúc hoa có các thành phần long não như volatilization
oil, inuli (C6H10O5), glucoside, flavone v.v... Những thực nghiệm dược lý đã
chứng tỏ cúc hoa có thể kháng khuẩn, kháng virus (siêu vi trùng) cảm cúm,
làm giãn mạch máu, hạ thấp huyết áp, hạ thấp mỡ trong máu [36].
2.4. Tình hình nghiên cứu công nghệ sơ chế và đặc chế cúc hoa trên thế
giới và tại Việt Nam
2.4.1. Trên thế giới
Theo một số Đông y Trung Quốc, cúc hoa sau khi hái về bứt rời từng
cánh phơi nắng hoặc phơi râm, dùng tươi càng tốt. Muốn để được lâu thì xông
hơi lưu huỳnh 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén chặt độ một
đêm, thấy có nước đen chảy ra, phơi khô thật cứng, sau đó phơi nắng nhẹ
(khoảng 3-4 nắng) hay sấy ở 40-500C đến khô. Không nên phơi nắng nhiều
mất hương vị và nát cánh hoa, biến màu, để nơi cao ráo, khô, đậy kín. Không
được sấy nóng quá, chỉ nên hong gió cho khô nếu bị ẩm [35]. Phương pháp
xông sinh cũng rất đơn giản, sau khi định lượng số dược liệu sẽ tính tỉ lệ lưu
huỳnh, cho lưu huỳnh vào bát. Sau đó, dùng cót quây tròn, buộc bạt xung
quanh và đặt chiếc bát vào giữa, châm lưu huỳnh cho cháy rồi úp một nơm
nhỏ lên bát lưu huỳnh để lưu huỳnh cháy âm ỉ. Sau đó, người ta đặt bát thuốc
cần xông lên rồi dùng nilon phủ kín bên ngoài cho khói tỏa ra vừa phải. Thời
gian xông diễn ra trong khoảng 5-6 tiếng, rồi dược liệu được tãi rộng, khi khói
bay đi hết sẽ cho vào túi nilon, khỏi lo nấm mốc.
Cúc hoa sau khi thu hoạch về sẽ chưa sấy và chế biến được luôn,
thường sau 20 giờ sau mới đem sấy. Trước khi sấy cần hấp qua để giữ được
màu sắc cúc hoa, người ta sử dụng chảo có đường kính 66cm, chiều cao nắp
chảo lớn hơn 50 cm, giá đỡ ba chân có chiều cao khoảng 55 cm được chia
thành nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa được hai sàng tre đường kính khoảng 35cm,

cao 5-6cm. Đun sôi nước nhỏ lửa hấp cúc hoa trong khoảng 5 phút. Sau đó
sấy ở 60-700C để độ ẩm của cúc hoa từ 80-90% xuống còn 13-18% [34].
Trường ĐHNN Hà Nội

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
Theo Nicklas (1989) sunfit có tác dụng làm ngăn cản hoặc làm giảm
các vi sinh vật gây thối hỏng thực phẩm, chúng còn có thể dùng để hạn chế
các vi sinh vật không mong muốn trong quá trình lên men, ngoài ra sulfit còn
sử dụng để tiệt trùng các thiết bị, ngăn ngừa sự oxy hóa của thực phẩm cũng
như là thuốc. sunfit cũng được ví như là một chất chống oxy hóa hiệu quả,
chúng có thể duy trì màu sáng của sản phẩm [24].
Yan và cộng sự (1999) đã nghiên cứu hiệu quả dịch chiết của cúc hoa
Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng) cho thấy tác dụng chống oxy hóa
mạnh mẽ ức chế chống lại vi khuẩn và virus, chiết xuất methanol ức chế các
hợp chất xanthine oxidase. Một số hóa chất được phân lập từ cúc hoa ức chế
nitric oxide (NO). Tác dụng chữa bệnh của hoa cũng liên quan nhiều đến các
phương pháp xử lý, các chế phẩm tươi thường có tác dụng tiêu diệt các vi sinh
vật và côn trùng. Tinh dầu hoa cúc khô có hoạt động kháng khuẩn chống lại
Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Streptococcuspneumoniae [31].
Độ ẩm trong các hoa loại hoa khô trong đó có cúc hoa ảnh hưởng tới
hình dạng hoa. Độ ẩm thấp quá làm cho hoa khô cong dễ bị biến đổi trạng
thái, trong khi độ ẩm cao hơn trạng thái hoa bình thường. Nghiên cứu của
Chen và cộng sự (năm 2000) đã có công bố về độ cứng hoa khi có độ ẩm
thấp, thường thì độ ẩm của hoa khô khoảng từ 11,5-13% [32]. Ngoài ra độ ẩm
trong hoa khô cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ và không tỷ lệ thuận với tuổi thọ

(Pandey, 2001) [31]. Theo nghiên cứu của Singh (2004) một số hoa khô có độ
ẩm 8-11,5% đảm bảo được chất lượng tốt, duy trì độ săn chắc. Nếu sấy khô
quá (dưới 8%) thì cánh hoa sẽ bị nát vụn, không còn lực gắn kết giữa các mô
hoa và có thể gây ra mềm các phiến kính trung dẫn đến hiện tượng rụng cánh
[30].
Nhiệt độ sấy cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến màu sắc, mùi
vị cũng như chất lượng sản phẩm cúc hoa. Pandya và cộng sự năm (2001) đã
đưa ra kết quả nghiên cứu, cúc hoa sấy bằng cát ở 40 0C trong 35-50 giờ không
có thay đổi màu sắc và cấu trúc của hoa [25]. Cúc hoa sấy khô trong lò không
khí hoạt động bằng chế độ điện có sử dụng hút đối tượng hút ẩm là cát và
silicagel trong điều kiện nhiệt độ 30, 40, 50 0C ở 24, 36 và 48 giờ. Trọng lượng
trong khoảng 1,25-1,44g và 0,13-0,16g tương ứng với độ ẩm 87,4-88,8% và
9,2-15,7%, carotenoid tươi 3,42-3,62 mg/ 100g sau sấy khoảng 2,30Trường ĐHNN Hà Nội

9


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
2,9mg/100g hoa khô [23]. Ngoài ra, đối với loại cúc vạn thọ được sấy khô
xuống 12% trước khi đưa vào bảo quản.
Theo nghiên cứu của Beninger và cộng sự (2004), cúc hoa có chứa một
lượng đáng kể các chất flavonoid và hydroxycinnamoyl-acid quinic được coi
là thành phần có hoạt tính sinh học. Trong số đó acacetin 7-O-galactosie và
apigenin 7-O-β-D-glucuronide được phân lập như hợp chất chống HIV của
loại cúc hoa thảo dược [17]. Hầu hết ở các loại hoa, nhất là hoa có cánh mỏng
rất dễ bị nhiễm nấm mốc xám Botrytis cinerea trong đó có cúc hoa nên khi
sấy cũng cần đảm bảo mức độ sấy phù hợp và sấy tới độ ẩm nhất định là 14%
ứng với hoạt độ nước là 0,7.

Bazyma và cộng sự (2006) [16] cho thấy rằng phương pháp sấy có thể
làm thay đổi cấu trúc hóa học của thực vật. Theo truyền thống, phơi khô trong
bóng râm là phương pháp làm khô được sử dụng trong hầu hết các quá trình
sấy khô để loại bỏ độ ẩm và để duy trì hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên có
một hạn chế là làm khô trong bóng râm quá trình làm khô kéo dài, không gian
lớn và có thể dễ có vi sinh vật và nấm. Tương tự như vậy, một phương pháp
phổ biến sử dụng sấy bằng không khí khô. Tuy nhiên, phương pháp này cho
thấy phẩm chất của nguyên liệu thực vật bị giảm đi đáng kể như màu sắc,
nồng độ chất dinh dưỡng, hương vị và kết cấu do chúng tiếp xúc với nhiệt độ
sấy cao trong thời gian dài.
Nghiên cứu của Zhongguo Zhong (2007) chiết dầu đối với cúc hoa được
xử lý bằng phương pháp xông lưu huỳnh và xử lý bằng không khí khô. Kết quả
cho thấy năng suất tinh dầu từ mẫu cúc hoa xử lý xông lưu huỳnh là 4,22%, mẫu
xử lý bằng không khí khô là 3,50%. Có sự khác biệt rõ rệt các hợp chất chứa trong
hai mẫu, xử lý cúc hoa bằng xông lưu huỳnh cũng cần được kiểm soát và chuẩn
hóa [30].
Jung và cộng sự (2008) nghiên cứu chất lượng của trà hoa cúc
(Chrysanthemum indicum L) với số lần sấy bằng chảo. Hàm lượng nitơ,
tannin và caffeine trong trà tăng lên khi số lần sấy bằng chảo tăng lên, trong
khi hàm lượng chất diệp lục và acid amin tổng số (AA) giảm. Hàm lượng acid
amin tổng số trong phạm vi 5,226 - 6,561 mg/g, hàm lượng caffeine và chất
diệp lục không thay đổi. Khi số lần sấy bằng chảo tăng lên, hàm lượng
polyphenol tổng số, flavonoid và hoạt động của các chất chống oxy hóa cũng
Trường ĐHNN Hà Nội

10


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –

BQCBA54
tăng lên. Hàm lượng polyphenol tổng số cao nhất và flavonoid là 17,44 và
11,09 mg /g ở mức 7 lần sấy. Tổng số chất chống oxy hóa hoạt động đạt giá
trị cao nhất là 16,45 mg AA eq / g. Dựa trên đánh giá cảm quan chất lượng
tổng thể tốt nhất của trà thu được với 5 lần sấy chảo [23].
Sung và cộng sự (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sấy khô
tới các hoạt động chống oxy hóa, luteolin, và các hợp chất dễ bay hơi của cúc
hoa. Hoa được sấy khô với không khí nóng hoặc bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ
40oC, 50oC và 60oC, tương ứng, tới độ ẩm 22 ± 1%. Mỗi mẫu 10g được chiết
xuất với 100 ml dung dịch ethanol 95%. Khi tăng nhiệt độ không khí nóng
(HAD) đồng thời làm tăng các hoạt động chống oxy hóa của các chất chiết
xuất từ hoa.Tuy nhiên, nhiệt độ tăng trong sấy hồng ngoại (FID) làm giảm các
hoạt động chống oxy hóa của các chất chiết xuất. Luteolin, một chất flavonoid
chính của cúc hoa có hàm lượng cao nhất ở 60 oC FID ở 139 mg/ml. Mười ba
hợp chất dễ bay hơi bao gồm long não và β-caryophyllene được xác định
bằng sắc ký đồ. Các chất dễ bay hơi cao hơn được tìm thấy ở 50 oC HAD và
40oC FID. Kết quả này cũng cho thấy hoạt động của các hợp chất chống oxy
hóa và dễ bay hơi của cúc hoa đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi điều kiện làm khô
[33].
2.4.2. Tại Việt Nam
Theo kinh nghiệm truyền thống: Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi
nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn. Để bảo quản được lâu thì
xông hơi lưu huỳnh từ 2 - 3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ
một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô trước khi bảo quản. Độ ẩm sản
phẩm Cúc hoa khoảng 22% phục vụ làm thuốc đông y và làm trà thảo dược.
Cúc hoa dễ mốc, sâu mọt do vậy cần bảo quản kín nơi khô ráo và xông lưu
huỳnh định kỳ, không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị và nát cánh hoa,
biến màu, không được sấy quá nóng. Cúc hoa được xông sinh vừa để bảo
quản dược liệu khỏi nấm mốc, sâu bọ vừa để ổn định cấu trúc và tạo màu
sáng.

Theo Dược điển Việt Nam IV: Vào mùa thu đông lúc trời khô ráo, hái
hoa, đem xông lưu huỳnh, nén chặt khoảng một đêm tới khi thấy nước chảy ra
có màu đen thì đem phơi nắng hoặc sấy ở 40 – 500C đến khô.
Trường ĐHNN Hà Nội

11


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung cho thấy:
Cúc hoa được thu hái vào tháng 10 đến tháng 1-2 năm sau, hoa hái về đem đồ
rồi phơi 3-4 nắng đến khô. Nếu trời râm phải sấy than hoặc lửa nhẹ [36].
Theo Nguyễn Văn Thuận: Cúc hoa sau thu hoạch được bỏ lá và loại
tạp chất. Sau đó xếp và lò sấy, xông sinh với tỷ lệ 1% trong thời gian 4h.
Dược liệu được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50-60 0C. Dược liệu đạt độ ẩm
<12%, dỡ ra khỏi lò để nguội, đóng túi PE [11].
Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV: Độ ẩm không quá 13%; Tro
toàn phần không quá 9%; Tỷ lệ vụn nát không quá 2%; Kim loại nặng không
quá 10 ppm Pb, 0,5 ppm Cd, 0,5 ppm Hg, 1 ppm As. Còn theo Nguyễn Văn
Thuận [5] cho rằng ngoài các tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam IV cần bổ
sung thêm một số chỉ tiêu: Đồng không quá 20ppm, giới hạn nhiễm khuẩn:
Đạt yêu cầu mức 4, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo: không quá
0,2mg/kg dược liệu khô tuyệt đối, định lượng: hàm lượng flavonoid toàn phần
không ít hơn 2% so với khối lượng khô tuyệt đối của dược liệu, dư lượng
SO2: không quá 50mg trong 100 g dược liệu khô tuyệt đối.
2.5. Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ sấy dược liệu trên thế giới
và ở Việt Nam
2.5.1. Trên thế giới

Theo nghiên cứu của Siew và các cộng sự (1996) về đánh giá ảnh
hưởng của 4 phương pháp sấy khác nhau (sấy đông lạnh, sấy chân không, sấy
với không khí nóng, sấy bơm nhiệt) với đối tượng dược liệu nấm linh chi đỏ
đến khả năng bảo tồn hàm lượng hoạt chất ganoderic acid và polysaccharides
là những thành phần có tính dược lý chính của linh chi dễ bị tổn thất trong
quá trình sấy cho thấy: sấy đông lạnh có thể bảo tồn hầu hết các thành phần
hoạt chất trong quá trình sấy cao nhất, tiếp đến là sấy bơm nhiệt có khả năng
có thể giữ lại 94% của acid ganoderic thô và 88,5% hàm lượng
polysaccharides. Trong khi, sấy chân không có thể giảm thiểu tổn thất về các
thành phần hoạt tính ở mức tương đương bơm nhiệt nhưng nó đòi hỏi thời
gian sấy dài hơn, với chi phí cao hơn. Mặt khác sấy đối lưu bằng không khí
nóng cho thấy mức tổn thất đáng kể của các thành phần hoạt chất trong quá

Trường ĐHNN Hà Nội

12


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
trình sấy, cụ thể chỉ giữ lại 72% của acid ganoderic thô và 82% của
polysaccharides [29].
Rahman và cộng sự (1997) đã tổng hợp từ trên 100 công trình nghiên
cứu về công nghệ HPD trên thế giới. Trong đó, hầu hết các công trình tập
trung khai thác nhằm phát triển 2 ưu điểm nổi bật của HPD là: Tính cải thiện
chất lượng sản phẩm nhờ cơ chế sấy nhiệt độ thấp (với giải nhiệt độ từ 10 600C); Tính hiệu quả về chi phí năng lượng nhờ tận dụng triệt để nguồn nhiệt
từ quá trình ngưng tụ và bay hơi của hệ thống máy lạnh 2 chiều. Kết quả tổng
hợp đánh giá so sánh phương pháp HPD với 2 phương pháp sấy khác (sấy khí
nóng và sấy chân không) về hiệu quả năng lượng cho thấy HPD có hệ số

SMER (kg H2O/kWh) cao từ 1- 4 kgH2O/kWh, trong khi sấy nhiệt đối lưu là
0,12 - 1,28 kgH2O/kWh và sấy chân không là 0,72 - 1,2 kgH 2O/kWh [18]. Về
tính cải thiện chất lượng sản phẩm đã được Fatouh và các đồng nghiệp (2005)
nghiên cứu với các loại dược liệu là cây mùi tây, cây bạc hà, cây cẩm quỳ và
ở chế độ sấy 550C [20]. Tương tự nghiên cứu của Warunee Tia và các đồng
nghiệp (2000) với các loại dược liệu là mầm đậu, bắp cải, chuối ở chế độ sấy
520C, Kết luận của 2 nghiên cứu này cho thấy chất lượng cảm quan tốt, đặc
biệt tính giữ màu và mùi tự nhiên của sản phẩm [35].
Theo nghiên cứu của Fatouh và các công sự (2005) sử dụng sấy bơm
nhiệt (HPD) có kết hợp hồng ngoại bức xạ (FIR) để sấy cho một số dược liệu là
đu đủ thái lát, galingale và củ sả, kết quả thực nghiệm cho thấy: ở chế độ sấy
550C phương pháp sấy kết hợp HPD - FIR cho chất lượng sản phẩm có chất
lượng cảm quan tốt, độ ẩm sản phẩm đồng đều, thời gian sấy giảm. Cụ thể với
đu đủ thái lát đã giảm thời gian sấy so với sấy bơm nhiệt không kết hợp với hồng
ngoại tối đa 4 giờ, năng lượng tiêu thụ SEC = 4,91 MJ/kg H2O, hệ số bơm nhiệt
là 3,56 [20].
2.5.2. Ở Việt Nam
Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy cho đối
tượng dược liệu còn rất ít, chủ yếu đang ứng dụng với công nghệ sấy xông
sinh. Tuy vậy, những nghiên cứu ứng dụng về sấy bơm nhiệt cho nông sản
thực phẩm tại Việt Nam đã có nhiều kết quả khả quan có thể nghiên cứu phát
triển ứng dụng cho đối tượng dược liệu.
Trường ĐHNN Hà Nội

13


Khóa luận tốt nghiệp
BQCBA54
2.5.2.1. Phương pháp sấy xông sinh


Đào Thị Hoài Thu –

Phương pháp sấy xông sinh hiện đang được sử dụng phổ biến ở các
làng nghề, cơ sở chế biến dược liệu tại nông thôn, miền núi. Sấy xông sinh là
công nghệ sấy cổ truyền nhờ cơ chế đốt lưu huỳnh tạo khí SO 2 để trộn với
dòng tác nhân sấy nhằm làm khô nguyên liệu, tiêu diệt vi sinh vật và nấm
mốc. Mặt khác còn có tác dụng cải thiện cấu trúc, màu sắc sản phẩm nhờ quá
trình sunfit hoá.
Lê Thị Kim Loan (2004) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy
trình chế biến 5 loại dược liệu sạch Đương quy, Bạch chỉ, Ngưu tất, Cúc hoa, và
Actiso”. Kết quả đã xây dựng được 5 quy trình công nghệ chế biến trên cơ bản
theo công nghệ cổ truyền. Chất lượng sản phẩm so với các phương pháp thủ
công khác đã được cải thiện hơn và ổn định hơn đặc biệt là màu sắc sản phẩm.
Tuy vậy với thiết bị sấy còn thô sơ thủ công, sử dụng xông bằng đốt lưu huỳnh
nên vẫn khó kiểm soát được dư lượng lưu huỳnh trong sản phẩm.
2.5.2.2. Sấy bơm nhiệt (Heat pump drying - HPD)
Từ đầu thập niên 1990, công nghệ sấy bơm nhiệt đã được đầu tư nghiên
cứu tại Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực này là những nghiên cứu cơ bản và
thăm dò của Phạm Văn Tuỳ và các cộng sự. Trong đó, mô hình nghiên cứu
ban đầu được khảo sát với một số đối tượng rau quả thực phẩm đã cho thấy
kết quả khả quan về tính cải thiện chất lượng sản phẩm [12]. Đặc biệt kết quả
nghiên cứu ứng dụng sấy bơm nhiệt với sản phẩm kẹo Jelly [13], tại Nhà máy
bánh kẹo Hải Hà - Hà Nội và Công ty thực phẩm Việt Trì, qua thực tiễn sản
xuất đã được các cơ sở chấp nhận là một giải pháp đổi mới công nghệ nâng
cao chất lượng sản phẩm và phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Việt Nam.

PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trường ĐHNN Hà Nội


14


Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
3.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cúc hoa vàng (Flos chrysanthemi indici) được sản xuất tại Nghĩa Trai Văn Lâm - Hưng Yên

Hình 3.1. Flos Chrysanthemi Indici
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Thiết bị: Kho bảo quản, Sấy bơm nhiệt, thiết bị sấy xông sinh, cân, máy
sấy, túi PE, khay đựng, đĩa petri, ống nghiệm, máy đo pH, nồi cách thủy, tủ ổn
nhiệt, thiết bị đếm khuẩn lạc, thiết bị phụ trợ khác
Hóa chất: Na2S2O5, Lưu huỳnh, acid citric...
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Phòng Nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản nông sản – Viện Cơ
Điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
3.1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 15/1/2013 đến tháng 15/5/2013
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của cúc hoa
Trường ĐHNN Hà Nội

15



Khóa luận tốt nghiệp
Đào Thị Hoài Thu –
BQCBA54
- Nghiên cứu công nghệ sơ chế và đặc chế cúc hoa dược liệu
+ Xác định ảnh hưởng của thời gian xử lý nguyên liệu cúc hoa bằng acid
citric
+ Xác định ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý nguyên liệu cúc
hoa bằng dung dịch Na2S2O5
+ Xác định ảnh hưởng của hàm lượng và thời gian xử lý nguyên liệu cúc
hoa bằng xông lưu huỳnh
+ Xác định ảnh hưởng của lực ép đến chất lượng sản phẩm cúc hoa
+ Xác định ảnh hưởng nhiệt độ sấy đến chất lượng sản phẩm cúc hoa
-Đề xuất quy trình công nghệ sơ chế và đặc chế dược liệu cúc hoa
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Phương pháp bố trí thí nghiệm được mô tả theo sơ đồ hình 3.2. trong đó
công đoạn sơ chế và đặc chế được thực hiện bằng 2 phương pháp xử lý acid
citric và xông lưu huỳnh. Tiếp theo mỗi phương án được thực hiện với quy
trình chung tách nước sơ bộ bằng máy ly tâm, ép dịch bào và sấy bơm nhiệt.

Trường ĐHNN Hà Nội

16


×