Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đến sinh trưởng, phát triển cây bìm bìm trong vụ xuân tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 108 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thi
Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức và thời gian cho tôi
trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô tại Bộ môn Cây công
nghiệp và cây thuốc, Khoa Nông học, các bạn bè sinh viên lớp Khoa học cây
dược liệu khóa 60 đã hết sức hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Cuối cùng con xin cảm ơn bố mẹ đã luôn khích lệ, động viên trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Linh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề:.................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu...................................................................................2


1.2.1. Mục đích..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
2.1 Giới thiệu chung..........................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây bìm bìm..................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học.............................................................................3
2.1.3. Thành phần hóa học và công dụng của cây Bìm bìm..............................4
2.1.4. Yêu cầu sinh thái.....................................................................................6
2.2. Giá tri và công dụng của bìm bìm..............................................................7
2.2.1. Tính vi và công năng:..............................................................................7
2.2.2. Công dụng và liều dùng:.........................................................................7
2.2.3. Một số bài thuốc đông y có sử dụng vi thuốc bìm bìm...........................8
2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn về phân bón cho cây.....................................9
2.3.1 Cơ sở khoa học về phân bón....................................................................9
2.3.2 Sử dụng phân bón cho cây trồng............................................................13
2.4. Một số nghiên cứu xác đinh liều lượng phân bón cho cây trồng.............14
2.5 Vai trò của giống đối với cây trồng...........................................................18
2.6. Tình hình nghiên cứu cây bìm bìm trên thế giới và ở Việt Nam..............19

ii


2.6.1. Tình hình nghiên cứu cây bìm bìm trên thế giới...................................19
2.6.2. Tình hình nghiên cứu cây Bìm bìm ở Việt Nam...................................22
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................27
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................27
3.1.1. Đối tượng..............................................................................................27
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu................................................................................27
3.2. Thời gian và đia điểm nghiên cứu............................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................27

3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................27
3.4.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................28
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi......................................................31
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất.............................31
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
cây bìm bìm.....................................................................................................32
3.6. Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu.......................................................33
3.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh tính theo tiêu chuẩn QCVN 0138:2010/BNNPTNT.......................................................................................33
3.8. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................33
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................34
4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh
trưởng qua các giai đoạn của cây Bìm bìm.....................................................34
4.2. Ảnh hưởng của lượng phân đến chiều cao cây bìm bìm..........................38
4.3. Ảnh hưởng của lượng phân và thời điểm bón đến sinh trưởng bộ lá cây
bìm bìm...........................................................................................................40
4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến đường kính thân chính cây bìm bìm......42
4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ số ra hoa của cây bìm bìm.......44
4.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ số SPAD của cây bìm bìm.......47

iii


4.7. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá cây
bìm bìm...........................................................................................................49
4.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô cây
bìm bìm...........................................................................................................52
4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của cây
bìm bìm...........................................................................................................54
4.10. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất cây
bìm bìm...........................................................................................................56

4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất cây bìm bìm.................59
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................62
5.1. Kết luận....................................................................................................62
5.2. Đề nghi.....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63
PHỤ LỤC.......................................................................................................67

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của lượng phân đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh
trưởng qua các giai đoạn của cây bìm bìm......................................................35
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chiều cao thân chính cây bìm
bìm (cm)..........................................................................................................39
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến số lá cây bìm bìm (lá/cây)....41
Bảng 4.4. Ảnh hưởng thời điểm bón và lượng phân đến đường kính thân
chính của cây bìm bìm (cm)............................................................................43
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ số ra hoa của cây bìm bìm
(hoa/cây)..........................................................................................................45
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ số SPAD của cây bìm bìm......48
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích
lá cây bìm bìm.................................................................................................50
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô cây
bìm bìm (g/cây )..............................................................................................53
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
của cây bìm bìm.............................................................................................54
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất cây bìm bìm.............................................................................................56
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất cây bìm bìm........59


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ số ra hoa của cây bìm bìm. 46

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
Cs

Cộng sự

CT

Công thức

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vi tính

LAI


Chỉ số diện tích lá

NXB

Nhà xuất bản

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TB

Trung bình

PVS

Phân vi sinh

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt


P100 hạt

Khối lượng 100 hạt

SPAD

Chỉ số diệp lục

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Họ Khoai lang (Convolvulaceae) là một họ thực vật gồm những loài có
dạng sống chủ yếu bằng dây leo, có 20 chi với khoảng 100 loài. Trong đó, chi
Ipomoea là chi lớn nhất, phân bố rộng khắp cả nước với khoảng 35 loài. Chủ
yếu là cây mọc tự nhiên, một số loài được phát hiện và sử dụng làm thuốc
chữa bệnh, trong đó có cây Bìm bìm.
Cây bìm bìm Pharbitis Nil (L.) Choisy hoặc tên đồng danh Ipomoea
nil (L.), thuộc chi Ipomoea, họ Khoai Lang (Convolvulaceae) là cây thân
thảo, phân bố rộng khắp các vùng trong nước.
Ở Việt Nam, theo y học cổ truyền, vi thuốc "khiên ngưu tử" là hạt đã
phơi hoặc sấy khô của cây bìm bìm. Có tác dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục
đờm, là thuốc chữa tiện bí, sát trùng, xơ gan cổ trướng, táo bón,...Trong y học
hiện đại, hạt Bìm bìm được sử dụng trong các chế phẩm có tác dụng nhuận
gan, lợi mật, giải độc, thông tiểu. Cây bìm bìm được dùng là thành phần chính
trong bài thuốc thuốc bổ gan rất hữu ích đây là sản phẩm độc quyền của công
ty Traphaco đang được lưu hành trên thi trường.
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng loài cây này vẫn chưa được trồng và
biết đến rộng rãi. Dẫn tới chủ yếu hạt bìm bìm khai thác từ tự nhiên hoặc nhập

khẩu dẫn đến năng suất và chất lượng không được ổn đinh. Đối với cây trồng
nói chung và cây bìm bìm nói riêng, phân bón là nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Trong đó, nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali là 3 nguyên tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng cây trồng. Đạm giữ vai trò quan
trọng trong các hoạt động sinh học. Cây cung cấp đạm đầy đủ, thân lá và chồi
phát triển tốt, rễ phát triển cân đối hơn so với cây thiếu đạm. Lân là nguồn
năng lượng vận chuyển và bảo tồn vật chất, lân cần thiết cho hình thành axit
nucleic và photpholipit, thúc đẩy đẻ nhánh, ra hoa và tăng cường chất lượng

1


hạt. Kali giúp tăng khả năng chống chiu cho cây, tăng cường khả năng tích
lũy chất về hạt. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của lượng phân đến sinh trưởng, phát triển cây bìm bìm
trong vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội “
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng, phát
triển cây bìm bìm trong vụ xuân tại Gia Lâm – Hà Nội từ đó xác đinh được
lượng phân bón thích hợp giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất thu
được cao góp phần xây dựng quy trình sản xuất Bìm Bìm.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân và thời điểm bón đến sinh trưởng
và phát triển của cây bìm bìm.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân và thời điểm bón đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân và thời điểm bón đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cây bìm bìm.


2


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây bìm bìm
Trên thế giới, bìm bìm mọc ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,... Ở Việt
Nam, những loại dây leo có tên là bìm bìm gồm nhiều loài thuộc chi
Calonyclion, Merremia, Pharbitis và Poramia (họ Convolvulaceae). Chi
Pharbitis Choisy có 2 loài, trong đó loài bìm bìm Biếc (Pharbitis nil
(L.)Choisy) được sử dụng làm thuốc. Loài này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng
không rõ được nhập vào nước ta từ khi nào. Hiện nay, bìm bìm Biếc mọc
hoang dại ở các bờ rào vườn, ven đường đi ở Tam Đảo, thi xã Lào Cai, Yên
Bái, Thái Nguyên và một số nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Phân bố rải rác ở phía nam Trung Quốc đến Việt Nam và một số nước
khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, bìm bìm Biếc thường mọc ở vùng núi
thấp, trung du và đồng bằng (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Tên khác: Hắc sửu, Bạch Sửu, Khiên ngưu, Bìm biếc, Bìm lam, Bìm
bìm lam, Bìm bìm khía
Tên khoa học Pharbitis Nil (L.) Choisy
Thuộc họ Khoai Lang – Convovulaceae
Bìm bìm Biếc là cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lông
rải rác. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14
cm, rộng 12 cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân; gân
gốc 5 - 7 cm; cuống dài 5 - 9 cm. Mùa hoa quả chính: tháng 9 - tháng 11(Đỗ
Huy Bích và cs., 2004).
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1 - 3 hoa to màu hồng tím hoặc lam
nhạt; cuống hoa ngắn, có lông và mang hai lá bắc mọc đối; đài hình chuông,
có 5 răng đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài


3


khoảng 5 cm, 5 cánh hoa hàn liền; nhi 5 không đều, chỉ nhi phồng và có lông
ở gốc, bao phấn hình mũi tên; bầu 3 ô, mỗi ô đựng hai noãn.
Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm, bao bọc trong đài đồng
trưởng; hạt 2 - 4 có 3 cạnh, màu đen, mặt ngoài có lông mềm. Hạt gần giống
một phần năm khối cầu. Mặt lưng lồi hình cung, có một rãnh nông ở giữa.
Mặt bụng hẹp, gần như một đường thẳng tạo thành do hai mặt bên. Rốn nằm
ở cuối mặt bụng và lõm xuống. Hạt dài 4 - 7 mm, rộng 3 - 4,5 mm. Mặt ngoài
hơi lồi lõm, màu nâu đen (hắc sửu) hoặc nâu nhạt (bạch sửu). Vỏ cứng, mặt
cắt ngang màu lá mạ đến nâu nhạt, ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra
(Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
2.1.3. Thành phần hóa học và công dụng của cây Bìm bìm
Theo Võ Văn Chi (2004), thành phần hóa học của hạt bìm bìm gồm có
glucosid, nhựa 14,2 - 15,3%.
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), thành phần hoá học của hạt bìm bìm
Biếc gồm có:
Hạt bìm bìm Biếc chứa 2% pharbitin, 11% chất béo, acid nilic, lysergol,
chanoclavin, isopeniclavin, elymoclavin.
Pharbitin được cấu tạo bởi acid pharbitic, acid tiglic, acdi nilic (acid 1 α - methyl - β - hydroxybutyric), acid d - α - methybuty, acid valeric. Acid
pharbitis bao gồm các acid pharbitis A, B, C, D trong đó có 2 acid pharbitis C
và D là chủ yếu.
Acid pharbitis C bao gồm các acid ipurolic (acid 3,11 dihydrotetradecanoic) liên kết với 2 phân tử d - glucose, 2 phân tử 1rhamnose, 1 phân tử d - quinovose.

4


Acid pharbitis C (Đặng Thị Thanh Hương, 2013).


Acid pharbitis D có cấu tạo giống như acid pharbitis nhưng có thêm 1
phân tử rhamnose.

Acid pharbitis D (Đặng Thị Thanh Hương, 2013).

Hạt chưa chín của bìm bìm Biếc chứa giberelin A3, giberelin A5,
giberelin A20, giberelin A26, giberelin A27, giberelin glucosid.
Sắc tố chứa plonidin 3 - sophorosid - 5 - glycosid.

5


Hoa bìm bìm chứa peonidin - 3 - sophorosid - 5 - glycosid, peonidin - 3
-[6” (4 - glucosyl - trans - cafeyl) sophorosid] - 5 - glucosid (Đỗ Huy Bích và
cs, 2004).
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), pharbitin có thể được biểu thi một cách giản
đơn như sau: Khi thuỷ phân acid pharbitin bằng kiềm hay acid sẽ thu được
các chất sau:

Theo Guirong Xie, Xinjian Yan, Jiaju Zhou (2010), các thành phần
khác của hạt bìm bìm được gồm có: Chanoclavine, Elymoclavine,...
2.1.4. Yêu cầu sinh thái
Cây bìm bìm ưa sáng, chiu được khô hạn, thường ưa đất ẩm, nhiều mùn,
sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.Trong một năm, thân và cành có thể
vươn dài đến 10m. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Ra
hoa theo mùa chủ yếu là mùa mưa. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 đến tháng
6. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Số cây con mọc từ hạt xung quanh cây mẹ
cũng thấy nhiều. Khi cây bi chặt phá nhiều trong năm, phần còn lại vẫn có
khả năng tái sinh được (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).


6


2.2. Giá trị và công dụng của bìm bìm
2.2.1. Tính vị và công năng:
Bìm bìm là một vi thuốc cổ, được sử dụng làm thuốc trong Đông y từ
khoảng 1500 năm trước. Vi thuốc “ khiên ngưu tử” trong Đông y là hạt đã
phơi hoặc sấy khô của cây bìm bìm.
Hạt bìm bìm có 2 loại: màu nâu đen “hắc khiên ngưu tử” và màu vàng
nhạt “bạch khiên ngưu tử”. Theo các y gia, hắc khiên ngưu tử có tác dụng
nhanh hơn và mạnh hơn, còn bạch khiên ngưu tử có tác dụng tương đối
chậm và bình hòa hơn. Hiện tại trên lâm sàng thường dùng cả hai loại với
cùng tác dụng.
Theo Đỗ Huy Bích và cs.,( 2004) và Võ Văn Chi (1999) Hạt bìm bìm
có vi đắng, tính hàn, hơi có độc, vào các kinh phế, thận, đại tràng, có tác
dụng tả thuỷ (tiêu thoạt nước), tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, công tích trễ
và trục đờm.
2.2.2. Công dụng và liều dùng:
Theo Võ Văn Chi (2004), hạt bìm bìm Biếc có tác dụng điều tri: Viêm
thân phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn
có đờm.
Liều dùng: hàng ngày 3 - 4 g, sắc nước uống. Nếu dùng nhựa Bìm bìm
biếc mỗi ngày 0,2 – 0,4 g.
Đối với phụ nữ có thai không được dùng, người ốm yếu khi dùng phải
thận trọng, không dùng chung với Ba đậu.
Theo Đỗ Tất Lợi (1999), bộ phận dùng làm thuốc của cây Bìm bìm biếc
chủ yếu là hạt. Có người dùng cả lá cây bìm bìm sắc uống cũng thấy có tác
dụng lợi tiểu.
Theo Đỗ Tất Lợi (1999) và Võ Văn Chi (1999), Hạt Bìm bìm có tác

dụng tri: viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ
mít, hen suyễn có đờm.

7


Theo Đỗ Huy Bích và cs.,(2004) và Võ Văn Chi (1999) hạt Bìm bìm
biếc có vi đắng, tính hàn, hơi có độc, vào các kinh phế, thận, đại tràng, có tác
dụng tả thuỷ (tiêu thoát nước), tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, công tích trễ,
trục đờm.
Chất pharbitin chiết từ hạt có tác dụng kích thích co bóp của ruột thỏ
cô lập và tử cung cô lập chuột cống trắng. Với liều 1,0 mg/kg pharbitin bằng
đường tiêm tĩnh mạch (i/v) trên chó và thỏ gây mê không có ảnh hưởng đáng
kể đối với huyết áp và hô hấp.
Hạt Bìm bìm biếc còn có tác dụng lợi tiểu, diệt ký sinh trùng đường
ruột như giun đũa, và có tác dụng gây sẩy thai .
Hạt bìm bìm có tác dụng gây tẩy do hoạt chất muricatin A. Các thành
phần khác tham gia vào tác dụng này, nhưng không phải là thành phần dầu
béo, vì dầu từ hạt bìm bìm không có tác dụng gây tẩy. Chất muricatin A thí
nghiệm trên chuột cống trắng dùng với liều 0,5g/kg có tác dụng gây tẩy rõ rệt.
Còn thí nghiệm trên chó, muricatin A tiêm tĩnh mạch có tác dụng gây mê
dùng với liều bé (5 – 10g/kg) đối với huyết áp, hô hấp và hoạt động của ruột,
thuốc không ảnh hưởng rõ rệt, còn dùng với liều 20 – 40g/kg thì huyết áp tạm
thời ha, cơ trơn của chuột bi giãn. Chất muricatin B không có hoạt tính dược
lý. Còn có tài liệu chứng minh bìm bìm có tác dụng kháng khuẩn.
2.2.3. Một số bài thuốc đông y có sử dụng vị thuốc bìm bìm
Tri giun đũa, giun kim:


Ngưu lang hoàn: Khiên ngưu tử, Binh lang, Đại hoàng lượng bằng nhau


tán bột min. Uống sớm và tối lúc bụng đói 2 - 3 g với nước sôi ấm.


Khiên ngưu tử, Lôi hoàng đều 10g, Sinh Đia hoàng 3g, tán bột min

chia 2 lần uống (uống 1 lần trước lúc ngủ), với nước sôi ấm. Tri giun kim.
Tri thần kinh phân liệt: Đại hoàng, Hùng hoàng đều 12g, Hắc bạch sửu
24g, Kẹo Mạch nha 16g. Các vi tán bột viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên,
1 đợt 15 ngày liền nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp (Đỗ Tất Lợi, 2004).

8


Chữa phù thũng (bụng to, da xanh, nặng mắt, nề mặt, ăn kém, phân lỏng):
Khiên ngưu tử tán bột, mỗi lần uống 3 - 4g với nước sôi ấm.
Khiên ngưu tử 120g, Hồi hương 30g, tán bột min, mỗi lần 6 - 8g, uống
lúc bụng đói với nước sôi ấm, ngày 1 lần, liên tục trong 2 - 3 ngày. Tri xơ gan
bụng nước hoặc viêm thận mạn bụng nước.
Chữa phụ nữ sau khi đẻ bi sưng mặt, nặng chân, da bủng, đái ít: Lá bìm
bìm 50 g, bèo cái (bỏ rễ) 50 g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, lá sen 2 cái, đỗ đen 1
chén nhỏ. Tất cả sao vàng, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần
trong ngày. Dùng lien tục trong 10 – 15 ngày. Kiêng ăn mặn.
Chữa đái rắt đái buốt: Lá bìm bìm và lá mảnh cộng với lượng bằng
nhau 50 g. Sắc nước uống.
Chữa gãy xương: Dây bìm bìm dùng phối hợp với dây tơ hồng, dây đau
xương và ráy leo. Các vi trên giã nhỏ trộn với ít rượu dùng đắp bó.
Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Bìm bìm tươi 15 – 30 g, sắc nước uống:
đồng thời dùng bìm bìm với lượng vừa đủ, giã nát đắp tại chỗ.
2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn về phân bón cho cây

2.3.1 Cơ sở khoa học về phân bón
Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây hoặc bổ sung độ
màu mỡ cho đất. Chúng là phương tiện tốt nhất để tăng năng suất và cải thiện
chất lượng lương thực. Dùng phân bón sẽ có hiệu quả cao nhất trên các loại
đất, không những đối với loại đất phì nhiêu hoặc đã được cải tạo, mà cả với
đất kém màu mỡ cây cối cũng tăng trưởng tốt hơn.
Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinh
dưỡng vô cơ cho cây trồng thông qua quá trình hấp thu của bộ rễ. Nhưng cấu
tạo đất không giống nhau, đất ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy cải tạo đất chính
là bổ sung chất dinh dưỡng vào trong đất để cho cây trồng hấp thu chất dinh
dưỡng nuôi thân cây, lá, hoa quả một cách phù hợp, làm cho cây trồng phát
triển tốt và sản phẩm đạt năng suất cao.

9


Phân hỗn hợp NPK là loại phân vô cơ được sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu khác nhau của từng loại cây trồng theo các tỷ lệ cân đối giữa đạm
(N), lân (P), kali (K). Phân hỗn hợp NPK có hiệu quả đối với tất cả các loại
cây trồng, làm cho cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao và sản phẩm
có chất lượng tốt.
Các chất dinh dưỡng trong phân hỗn hợp NPK có vai trò quan trọng
khác nhau trong quá trình phát triển của cây trồng.
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì Nitơ có vai trò
sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng
suất. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết
đinh trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lý
của cây.
Đạm cần cho cây suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây
tăng trưởng mạnh, rất cần cho các cây ăn lá. Đạm (N) là chất dinh cần thiết

cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây
không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu N cây không
thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và
các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò
của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được.
Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng
porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp
của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành
phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như
amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6,… Nitơ thúc
đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu
thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi
vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây trồng. Biểu hiện của
triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu

10


bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều (Trinh Xuân Vũ,
1975; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998; Ekta Khurana and J.S.Singh, 2000;
Thomas D. Landis, 1985).
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có
kích thước to, xanh, quang hợp mạnh, tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, bón dư đạm làm cho cây phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa
chậm, ít hạt, hạt lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm,
không hiệu quả kinh tế. Ngược lại, thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng kém,
giảm hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm trọng (Vũ Hữu
Yêm, 1996).
Bón đạm cho cây trồng căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất đất đai,
khả năng cung cấp đạm của cây... Nếu đất có thành phần cơ giới nặng có thể

bón tập trung một lượng đạm lớn ở dạng a môn. Nếu đất có thành phần cơ
giới nhẹ thì cần bón rải ra theo nhu cầu của cây. Bón đạm cần quan tâm đến
đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước. Bón lượng đạm không
hợp lý có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình
thành năng suất cây trồng. Nếu bón quá nhiều dẫn đến thân lá tăng trưởng
nhạnh mà mô cơ giới kém nên 15 cây sẽ yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ
dẫn đến năng suất giảm nghiêm trọng (Vũ Hữu Yêm, 1996).
Lân là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây, nhất là giai đoạn ban đầu. Do đó lân thường được bón lót trước khi
trồng. Lân có vai trò tăng khả năng hút đạm, hạn chế tác hại của việc bón thừa
đạm, chống lốp đổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả, giúp cây
tăng khả năng chống chiu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Khi bón đủ lân, biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng phát triển tốt, hệ
rễ phát triển, đẻ nhánh khỏe, xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản... tiến hành
trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt
là quang hợp và hô hấp... Kết quả là tăng năng suất cây trồng. Ngược lại,

11


thiếu lân sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây dẫn đến cây nhỏ,
dáng mảnh, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu, làm giảm năng suất và chất
lượng của cây trồng (Vũ Hữu Yêm, 1996).
Vai trò sinh lý của kali đối với cây là rất quan trọng, kali điều chỉnh các
hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây. Kali có tác dụng
điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất và từ đấy ảnh hưởng
đến tốc độ và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào. Kali điều
chỉnh sự đóng mở của khí khổng và dòng vận chuyển của các chất hữu cơ
trong bó mạch libe nên kali có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất
kinh tế và phẩm chất sản phẩm. Ngoài ra kali còn làm tăng tính chống chiu

của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống bệnh, tính
chống chiu hạn, chiu nóng...
Thiếu kali cây có biểu hiện hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất hiện
các chấm đỏ, lá bi khô héo rũ vì mất sức trương. Thiếu kali làm giảm khả
năng chống chiu của cây trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt (Hoàng Minh
Tấn và cs., 2000).
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá
trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình
sử dụng đạm ở dạng NH4 + , giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ
ngã, chống sâu bệnh, chiu hạn và rét. Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu
hiện về hình thái rất 16 rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau
chuyển sang màu vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bi khô (cháy) rồi rủ
xuống (Trinh Xuân Vũ, 1975).
Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến
thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân phải cân đối để cung
cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích
hợp, thời gian bón phân hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và
mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt.

12


2.3.2 Sử dụng phân bón cho cây trồng
Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với
những năm trước đây do người dân áp dụng được rất nhiều biện pháp kỹ thuật
trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (2006), Việt Nam hiện là một trong 20
quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nước ta sử dụng
1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali trong đó sản xuất lúa
chiếm 62%. Song do điều kiện khí hậu còn nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón
phân mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối

với lân và kali.
Hiệu quả bón phân đối với cây trồng tương đối cao do vậy người dân
ngày càng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai vẫn hứa
hẹn sử dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp mặc dù
nước ta chủ yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón (Nguyễn Tất Cảnh, 2006).
Việc sử dụng phân khoáng đã góp phần đáng kể làm tăng nhanh năng
suất cây trồng ở hầu hết các loại đất và cây trồng khác nhau trên thế giới. Tuy
nhiên trong nền nông nghiệp hiện đại, việc quá lạm dụng phân khoáng cũng
đã dẫn đến những tác động xấu đối với môi trường nói chung và đất nói riêng.
Hệ số sử dụng phân bón của cây trồng ở nước ta rất thấp chỉ vào khoảng 3050% đối với phân đạm, 20-30% đối với phân lân và 40-60% đối với phân kali
(Bùi Đình Dinh, 1995).
Sử dụng phân bón hợp lý làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng,
tăng hiệu quả kinh tế là cách thông minh nhất của nhân loại. Giữa năng suất
và chất lượng sản phẩm có mối liên hệ theo phương trình bậc hai. Điều đó có
nghĩa là khi tăng lượng phân bón, năng suất tăng lên và cũng làm tăng chất
lượng. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng lượng phân bón hóa học quá ngưỡng đã
làm giảm năng 17 suất và chất lượng cây trồng, gây ảnh hưởng không tốt đến
môi trường, nhất là môi trường đất (HatchM.P, Slack CR ,1970).

13


Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau,
thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó
mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn
đến những kết quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây truyền
và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có
thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể,
trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản
ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có thể

không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao
2.4. Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón cho cây trồng
Đối với cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng phân bón quyết
đinh cả năng suất và hoạt chất của cây. Do đó, xác đinh được lượng phân bón
thích hợp cho năng suất và chất lượng cao có ý nghĩa lớn đối với năng suất.
Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân NPK tổng hợp bón cho Bạch
truật ở Sa Pa (Lào Cai) của Viện Dược liệu cho thấy năng suất dược liệu Bạch
truất tăng tỷ lệ thuận với sự tăng lên của lượng NPK bón, công thức bón
1000kg NPK/ha có hiệu quả thấp nhất 0,6 kg dược liệu/1kg NPK (Viện dược
liệu, 2005).
Theo Phạm Văn Côn (2004), phun B và phun phối hợp B+Zn trên vải
thiều Phú Hộ đều làm tăng số quả so với đối chứng ( tăng từ 50,4-92,8%).
Phun 27 B+Cu, B+Zn trên giống vải thiều Lục Ngạn, làm tăng số quả thu
hoạch tới 90,3- 109,5%; khối lượng quả tăng từ 5,9-8,5%; do đó năng suất
tăng từ 101,3-107,3%. Chất lượng quả cũng tăng, cụ thể: độ Brix tăng từ
4,5% lên 7,3%; đường tổng số tăng từ 4,5% lên 12,1%; axít giảm 3,4%;
vitamin C giảm 3,7 đến 3,1%.
Theo Nguyễn Xuân Vi (2011) , trên nền phân đa lượng (120 kgN/ha +
120 kg P2O5/ha + 90 kg K2O/ha) bón phân hữu cơ sinh học Sông Gianh kết
hợp với phun phân bón lá Yogen No2 có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh

14


trưởng, các chỉ tiêu sinh lý, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đạt
63,37 tạ/ha đối với giống lúa P6. Chất lượng dinh dưỡng giống lúa P6 đạt cao
nhất (nitơ tổng số: 1,85; nitơ protein: 1,71; protein: 10,15; tinh bột: 71,60).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc cho Lão quan
thảo, của Viện dược liệu cho rằng năng suất tăng theo sự tăng của lượng đạm
bón nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm. Tuy nhiên bón với lượng đam 200kg

N/ha đạt được năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được tốt nhất (Viện dược
liệu, 2005).
Chế phẩm phân bón lá đã làm tăng chất lượng nông sản: giảm hàng
lượng NO3, trong dưa chuột 28-35%, trong cải xanh 20-35%, trong bắp cải
25-70%. Phun phân bón lá TP-108 cho cà chua làm tăng: tỷ lệ tinh bột lên
29%, hàm lượng muối khoáng lên 17,6%, vitamin C lên 11,1%, hàm lượng
đường lên 23%. Phun HVP cho trái thanh long làm thời gian lưu giữ trái kéo
dài thêm 10-12 ngày so với đối chứng. Sử dụng chế phẩm bón lá HVP 401-N
làm tăng độ Bric của trái quýt Tiểu 3,7%...(Cao Kỳ Sơn và cs., 1998).
Theo kết quả nghiên cứu của Lý Lục Cửu (2004), ka-li giúp tăng cường
thành phần dưỡng chất P, K trong lá cây, củ và toàn thân, nhưng lại ảnh hưởng
không nhiều tới hàm lượng đạm của toàn thân cây gừng. Hơn nữa, nếu bón
nhiều ka-li thì khả năng hấp thụ K, N, P của thân, lá cây và củ cũng được tăng
lên đáng kể. Với các chủng loại gừng khác nhau thì hàm lượng hấp thụ dưỡng
chất từ phân cũng khác nhau, thứ tự các chất được hấp thụ thường gặp của cây
là N>K>P>Mg>Ca>Zn, trong đó hàm lượng N là cao nhất, chỉ có gừng đầu
sư tử là hấp thụ được trên dưới 50% thành phần dưỡng chất, tỉ lệ hấp thụ N:K
là 1:1, tỉ lệ hấp thụ bình quân các chất lần lượt là K>N>P>Mg>Ca>Zn, trong
đó tỉ lệ ka-li cao nhất, P thấp nhất, tỉ lệ K, N ngày càng nhiều, đạt 1:1,3.
Khảo nghiệm 3 loại phân bón PISOMIX 101, PISOMIX 102 và
PISOMIX 105 trên cây lúa làm tăng số bông/m2 và số hạt chắc/bông so với
đối chứng. Năng suất thực thu tăng 15-17%. Đối với cây ngô khi phun ba loại

15


phân này cũng làm tăng năng suất từ 13-16% so với đối chứng (Lê Văn
Căn,1978).
Đối với hoa cây cảnh, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón
lá trên các đối tượng này còn chưa nhiều. Tuy nhiên, khi khảo nghiệm phân

bón lá Agriconik trên cây hoa hồng và hoa thược dược ở Hà Nội cho kết quả:
số lượng và đường kính hoa đều tăng so với đối chứng phun nước sạch, còn
phun phân bón lá Komix-FL cho hoa cây cảnh tăng số hoa, đường kính hoa,
giữ cho hoa lâu tàn (Vũ Cao Thái, 2000).
Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến
giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu (11% so
với đối chứng không phun), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của
hoa, còn xử lý SNG và BPF, nộng độ 10m/l cho cây hoa cúc lúc bắt đầu ra nụ,
đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn, thân lá xanh
đậm, cuống hoa to hơn...(Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông, 2002).
Nghiên cứu đối với Actisô bón phân đạm ở mức 400kg kết hợp với bón
lân ở hai mức 300 kg và 400 kg cho năng suất lá và bông kém hơn một cách
khác biệt so với bón phân đạm ở mức 500 kg kết hợp bón lân ở hai mức
300kg và 400kg. Điều đó chứng tỏ khả năng tăng mức đạm từ 400kg lên
500kg đã làm tăng năng suất lá và bông Actisô một cách rõ rệt, (Nguyễn Văn
Thuận và Cs., 2002).
Theo Danai và Tongmai (1995), khi đánh giá về ảnh hưởng của phân
bón lá, mật độ khoảng cách và các giai đoạn thu hoạch hoa cúc đã cho thấy
chiều cao cây giảm với khoảng cách cây, nhưng lại tăng chiều rộng và chiều
dài lá. Việc bón phân qua lá đã làm tăng số lượng lá/cây, mức bón phân là 150
ppm N-K (đạm-kali) đã làm tăng độ bền của hoa. Việc thu hoạch hoa ở
khoảng cách 15x15 cm và 20x20 cm cho tuổi thọ trung bình 9,3 ngày còn ở
khoảng cách 25x25 cm là 8,7 ngày và thu muộn 75% số hoa nở là 8,7 ngày.

16


Nghiên cứu phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng
suất của cây mạch môn cho rằng bón lượng đạm 20kgN/ha có ảnh hưởng tốt
nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng về số nhánh, số rễ, số củ trên toàn cây mạch

môn (Nguyễn Đình Vinh, 2012).
Nghiên cứu ảnh hưởng của PBL phức hữu cơ Pomior trên cây hoa cúc,
hoa đồng tiền và hoa hồng, (Hoàng Ngọc Thuận, 2005) cho thấy: Khi sử dụng
PBL Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong vườn ươm nhân giống bằng nuôi cấy
mô tế bào, tỷ lệ sống khi ra ngôi cây con trong ống nghiệm tăng 35%, so với
đối chứng phun nước sạch, cây con mập, sau 10 ngày ra ngôi, tốc độ tăng
trưởng chiều cao nhanh gấp 1,45 lần. Thí nghiệm sử dụng PBL Pomior 0,4%
cho cây hoa vàng hè Đà Lạt, kết quả năng suất, chất lượng, độ bền hoa cắt,
khả năng chống chiu sâu bệnh đều cao hơn đối chứng. Đặc biệt có thể sử
dụng PBL Pomior để bón thúc co cây hoa cúc mà không phải bón thêm loại
phân khoáng nào khác. Trên cây đồng tiền kép, thí nghiệm bón thúc bằng PBl
Pomior ở các nồng độ 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh
trưởng và năng suất cao hơn, tuy nhiên ở nồng độ Pomior 0,4% cho hiệu quả
cao nhất, đường kính hoa tăng 1,22 lần, số hoa lọai I tăng 1,44 lần so với đối
chứng. Trên cây hoa hồng Đỏ nhung (Pháp) khi phun PBL Pomior 0,3% cho
cây 5 ngày/lần kết quả, năng suất chất lượng hoa dều cao hơn, hiệu quả kinh
tế tăng gấp 1,27 lần, so với đối chứng bón thúc bằng phân khoáng qua rễ
(cùng nền phân bón lót). Các thí nghiệm trên cây hoa hồng Đỏ san (Hà Lan),
và các cây trồng khác: lúa, rau, cây ăn quả... đều cho kết quả tương tự.
Song song với thí nghiệm thời vụ, Panzaru và G. Gille đã nghiên cứu
mức độ phân bón để tăng năng suất Ban Âu tại Trạm nghiên cứu Nông
Nghiệp Secuieni (Rumani) cho kết quả: Nếu bón tổng lượng phân chuồng là
30 tấn/ha kết hợp với biện pháp cày đất và lượng phân hóa học được bón mỗi
năm cho 1 ha là 45kg N + 45kg P2Othì cho năng suất hoa khô cao nhất là

17


81,4 tạ/ha (6,1 tạ/ha trong năm đầu, 39,9 tạ/ha trong năm thứ 2 và 38,1 tạ/ha
trong năm thứ 3).

Các thí nghiệm được thực hiện trong sáu mùa vụ, ba công thức mật độ
và bốn công thức phân bón. Kết quả cho thấy, cây đan sâm được trồng vào
tháng 10 với khoảng cách 30 x 30 cm và lượng phân bón: 15.000 kg phân
chuồng + 300N + 100P2O5 + 75 K2O cho 1 ha năng suất cao và hiệu quả
kinh tế.
Nghiên cứu về các loại phân bón lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây trạch tả cho rằng: các loại phân bón lá làm tăng khả
năng đẻ nhánh, ra ngồng hoa cho cây trạch tả nên khi sử dụng phải chú ý tỉa
nhánh và ngồng hoa để dinh dưỡng tập trung vào củ (Phạm Năng An, 2012).
Bón 150N+200P2O5+100K2O trên nền 5 tấn phân chuồng và phun
phân bón lá giúp cây Trạch tả sinh trưởng, phát triển thuận lợi: Ra lá nhanh,
tăng chỉ số diện tích lá, tích lũy lượng chất khô lớn, cho củ to từ đó làm tăng
năng suất từ 14,15 đến 32,56% so đối chứng (phun nước lã) nên đã làm tăng
đáng kể hiệu quả kinh tế của cây trạch tả. Như vậy, bón phân khoáng ở mức
150N+200P2O5+100K2O trên nền 5 tấn phân chuồng và phun thêm Grow
more 6.30.30 hoặc Đầu trâu 702 thì cây trạch tả sinh trưởng, phát triển tốt và
cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất (Phạm Năng An, 2012).
2.5 Vai trò của giống đối với cây trồng
Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con ngừơi và là một
loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông
phẩm. Vì lý do đó giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Việc chọn đúng các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác
giúp cho người sản xuất thu được năng suất cao và ổn đinh với phẩm chất tốt
và mức chi phí sản xuất trên đơn vi sản phẩm thấp.
Từ ngàn xưa người nông dân Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của
giống. Điều đó được đúc kết lại trong câu : “Cố công không bằng tốt giống”.

18



×