Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Ảnh hưởng của lượng hạt gieo sinh trưởng, phát triển, năng xuất và các yếu tố cấu thành năng xuất của các giống vừng trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong vụ xuân năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.04 KB, 61 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
======

ĐÀO THỊ THANH

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG HẠT GIEO SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG VỪNG TRÊN ĐẤT
CÁT PHA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN TRONG
VỤ XN NĂM 2011

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NƠNG HỌC
VINH THÁNG 7/2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


2

KHOA NÔNG LÂM NGƯ
======

ĐÀO THỊ THANH
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG HẠT GIEO SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG VỪNG TRÊN ĐẤT
CÁT PHA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN TRONG


VỤ XUÂN NĂM 2011
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện: Đào Thị Thanh
Lớp: 48K2 Nông học
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Tài Toàn
KS. Cao Thị Thu Dung

VINH THÁNG 07/2011


3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu trong luận văn là do tôi thu thập được
trong thời gian thực tập. Các số liệu tôi sử dụng trong luận văn chưa từng được sử
dụng ở một công trình nghiên cứu nào trước đó.

Vinh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Đào Thị Thanh


4

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th. S Nguyễn Tài Tồn đã hướng dẫn,
giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q trình thực hiện khóa luận. Tơi xin bày tỏ lịng
cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm

Ngư trường ĐH Vinh, các thầy, cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện để tơi
hồn thành tốt khóa luận. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Cao Thị Thu
Dung đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Và tơi xin gửi lời
cảm ơn đến tập thể lớp 48K2 Nông học đã giúp đỡ tơi tận tình. Cuối cùng, tơi
muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người ln tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi để hồn thành tốt khóa luận.

Vinh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Đào Thị Thanh


5

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
I. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................1
II. MỤC ĐÍCH, U CẦU.............................................................................2
2.1. Mục đích3
2.2. Yêu cầu.......................................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................4
1.1. Nguồn gốc cây vừng .................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới và trong nước4
1.2.1. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới......................................................4
1.2.2. Tình hình sản xuất vừng trong nước6
1.3. Đặc điểm chung cây vừng ........................................................................7
1.3.1. Đặc điểm thực vật học. ...........................................................................7
1.3.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vừng.............................................8
1.4. Giá trị của cây vừng ................................................................................8
1.5. Một số nghiên cứu về cây vừng trên thế giới và Việt Nam........................10

1.5.1 Nghiên cứu về mật độ, lượng hạt gieo......................................................10
1.5.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống vừng11
1.5.3. Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cây vừng...............................................13
1.5.4. Đa dạng nguồn gen cây vừng .................................................................14
1.6. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu... 16
Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................................18
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................18
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................18
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..............................................................18
2.3.1 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................18
2.3.2 Thời gian nghiên cứu................................................................................18


6

2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................23
3.1. Đặc điểm của các giống vừng.....................................................................23
3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống vừng

.............................................24

3.3. Sự sinh trưởng và năng suất của các giống vừng........................................24
3.3.1. Chiều cao cây ..........................................................................................24
3.3.2. Đường kính gốc 27
3.3.3. Khả năng tích lũy chất khơ......................................................................29
3.3.4. Chiều cao đóng quả, số đốt/cây, số cành cấp 1.......................................30
3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất .............................................................33
3.3.6. Năng suất ................................................................................................35

3.4. Ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo đến sinh trưởng và năng
suất các giống vừng...........................................................................................37
3.4.1. Chiều cao cây cuối cùng .........................................................................37
3.4.2. Chiều dài quả...........................................................................................39
3.4.3. Số hạt/quả.................................................................................................41
3.4.4. Số hạt chắc/quả .......................................................................................43
3.4.5. Năng suất thực thu...................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.......................................................................................................47
2. Kiến nghị.....................................................................................................48
PHỤ LỤC........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................50


7

Danh mục các bảng số liệu
Bảng 1.1. Khu vực sản xuất vừng trên thế giới
Bảng 1.2. Một số nước sản xuất vừng chính trên thế giới
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam từ năm 2003-2007
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất vừng ở Nghệ An
Bảng 1.5. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2011
Bảng 2.1. Một số cơn trùng gây hại chính trên cây vừng
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của 3 giống vừng NV10, vừng vàng Diễn Châu và
vừng đen Hương Sơn
Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng thí
nghiệm (ngày)
Bảng 3.3. Sự tăng trưởng chiều cao thân của các dòng, giống vừng (cm)
Bảng 3.4. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống vừng (mm)
Bảng 3.5. Khả năng tích lũy chất khơ của 3 giống vừng và 3 lượng hạt gieo (g)

Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng của 3 giống vừng với 3 lượng hạt gieo
Bảng 3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng, giống vừng thí nghiệm
Bảng 3.8. Năng suất của các giống vừng trong thí nghiệm
Bảng 3.9a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo
đến chiều cao các dòng, giống vừng
Bảng 3.9b. Ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo đến chiều cao cây cuối cùng
Bảng 3.10a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo
đến chiều dài quả của các dòng, giống vừng
Bảng 3.10b. Ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo đến chiều dài quả của các
dòng, giống vừng
Bảng 3.11a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo
đến số hạt/quả của các dòng, giống vừng
Bảng 3.11b. Ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo đến số hạt/quả của các dòng,
giống vừng


8

Bảng 3.12a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo
đến số hạt chắc/quả của các dòng, giống vừng
Bảng 3.12b. Ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo đến số hạt chắc/quả của các
dòng, giống vừng
Bảng 3.13a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo
đến năng suất thực thu của các dòng, giống vừng
Bảng 3.13b. Ảnh hưởng của giống và lượng hạt gieo đến năng suất thực thu của
các dịng, giống vừng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị



9

Đồ thị 1.1 Một số nước sản xuất vừng chính trên thế giới
Đồ thị 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính của các dịng, giống vừng
Đồ thị 3.2. Sự tăng trưởng đường kính gốc của các dịng, giống vừng
Đồ thị 3.3. Khả năng tích lũy chất khơ của 3 giống vừng và 3 lượng hạt gieo
Đồ thị 3.4. Năng suất của các dịng, giống vừng trong thí nghiệm.
Đồ thị 3.5. Chiều cao cây cuối cùng của các lượng hạt gieo khác nhau và các giống
khác nhau
Đồ thị 3.6. Chiều dài quả của các lượng hạt gieo và các giống khác nhau
Đồ thị 3.7. Số hạt/quả của các lượng hạt gieo và các giống khác nhau
Đồ thị 3.8. Số hạt chắc/quả của các lượng hạt gieo và các giống khác nhau
Đồ thị 3.9. Năng suất thực thu của các lượng hạt gieo và các giống khác nhau

PHẨN MỞ ĐẦU


10

1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cây vừng, Sesamum indicum L., là loại cây trồng phổ biến trong nơng nghiệp
thuộc họ Pedaliaceae, chi Sesamum, lồi S. indicum. Họ Pedaliacae có 60 lồi, chi
Sesamum có khoảng 20 lồi, trong đó chỉ có lồi Sesamum indicum L. là lồi duy nhất
được sử dụng trong trồng trọt. Indicum L. là một cây có dầu quan trọng đứng thứ sáu
trên thế giới trong số các loại cây lấy dầu. Một số chất chống oxy hóa (sesamolin
và sesamol) làm cho dầu vừng là một trong các loại dầu thực vật ổn định nhất trên
thế giới [20].
Vừng indicum L. đang được trồng ở các vùng nhiệt đới và các vùng ôn đới
trên thế giới, hạt vừng chứa khoảng 50-52% lipid, 17-19% protein, cacbonhiđrat
16-18% (Ustimenko-Bakumovsky, 1983) và được sử dụng chủ yếu cho mục đích

nấu ăn, làm dầu salad và bơ thực vật (Coote,1998). Dầu vừng có chứa khoảng 47%
axít oleic và 39% axít linoleic được sử dụng trong sản xuất xà phòng, sơn, nước
hoa, dược phẩm và thuốc trừ sâu...[20].
Cây vừng có một số đặc tính nơng học quan trọng như: phổ thích nghi rộng,
chịu hạn rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển được trên đất nghèo dinh
dưỡng, không cần đầu tư nhiều. Vì vậy, vừng thường được dùng để trồng xen vụ,
đặc biệt là ở những vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển của các miền nhiệt
đới. Tuy nhiên, vừng là loại cây trồng có độ rủi ro cao, tập qn trồng vừng của
nơng dân ít đầu tư phân bón, thâm canh, chăm sóc dẫn đến năng suất, sản lượng
thấp. Sản lượng thấp và không ổn định vừng lại trồng ở vùng đất nghèo dinh
dưỡng nên sản lượng ngày càng giảm, vì thế mà việc trồng vừng ngày càng ít được
chú trọng.
Tại Nghệ An, diện tích trồng vừng trên toàn tỉnh khoảng 9.957 ha, phân bố
chủ yếu các huyện đất cát ven biển như Diễn Châu (3.050 ha), Nghi Lộc (3.303 ha)
và Quỳnh Lưu (586 ha)... Mặc dù diện tích trồng vừng chỉ chiếm khoảng 7% tổng
diện tích gieo trồng nhưng giá trị hàng năm vẫn chiếm tới 15% giá trị của ngành
Nông nghiệp (Nguyễn Vi và cs., 1996). Có 3 loại giống vừng được trồng phổ biến


11

như vừng vàng, vừng đen và vừng trắng V6 (Nguyễn Vi và cs., 1996). Trong đó,
vừng vàng và vừng đen là 2 giống địa phương có nhiều đặc điểm rất tốt như thích
nghi với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu ở Nghệ An, đòi hỏi mức đầu tư thấp, chống
chịu sâu bệnh, thích hợp với kiểu canh tác quảng canh,... nhưng năng suất lại thấp,
hàm lượng dầu không cao. Giống vừng V6 có nguồn gốc từ Nhật Bản là giống có
năng suất tương đối cao.
Tuy nhiên, các giống vừng được trồng phổ biến có một số nhược điểm như:
mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn, q trình chọn
lọc nhằm giữ giống khơng đảm bảo do đó độ thuần của giống khơng cao, sản lượng

không ổn định. Giống nhập nội đã và đang làm suy thoái các giống vừng địa
phương.
Các giống vừng địa phương như giống vừng vàng Diễn Châu, giống vừng
đen,… tuy có năng suất thấp, nhưng có phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện địa
phương và chống chịu sâu bệnh. Do vậy chọn tạo giống vừng thích nghi với điều
kiện Nghệ An kết hợp những ưu điểm của giống địa phương và giống nhập nội là
rất cần thiết hiện nay.
Trong tình hình đó, chúng ta cần phải có những nghiên cứu một cách có hệ
thống các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc để cây phát huy hết tiềm năng
năng suất, đồng thời tận dụng những ưu điểm của giống điạ phương cũng như
giống nhập nội để tăng sản lượng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng
của lượng hạt gieo đến sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
các giống vừng trên đất cát pha Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An trong vụ Xuân
2011”
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
2.1. Mục đích
- Xác định lượng hạt gieo thích hợp đối với 3 giống vừng NV10, vừng vàng
Diễn Châu và vừng đen Hương Sơn trong vụ Xuân 2011 trên đất cát pha ven biển
Nghệ An.


12

- Góp phần xây dựng quy trình thâm canh giống vừng NV10 cho năng suất
cao, chống chịu tốt trong điều kiện đất cát pha của tỉnh Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng hạt gieo đến sinh trưởng và phát triển của 3
giống vừng.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng hạt gieo đến năng suất và yếu tố tạo thành

năng suất của 3 giống vừng.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng hạt gieo đến khả năng chống chịu đồng
ruộng của 3 giống vừng.
- Khuyến nghị mật độ phù hợp nhất cho 3 giống vừng trong điều kiện đất cát
pha tỉnh Nghệ An.

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


13

1.1. Nguồn gốc cây vừng
Cây vừng được trồng và nghiên cứu trên thế giới từ rất lâu đời. Cho đến nay
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây vừng. Một số ý kiến cho rằng
cây vừng được trồng bởi những người dân ở vùng Cận Đông và Châu Phi cách đây
hơn 5000 năm. Vào năm 2130 trước Công Nguyên cây vừng được ghi nhận là cây
lấy dầu đầu tiên (Weiss 1983). Nó du nhập vào Ai Cập vào năm 1300 trước Công
nguyên (Burkill 1953) [28].
Theo Oplinger et al. (1990), Weiss (1971), vừng là cây lấy dầu có giá trị cao
của người Babilon và người At-xi-ri 4.000 năm trước đây. Sau đó vừng được du
nhập sang các nước Châu Mỹ và Châu Phi nhờ những người nô lệ. Từ lâu đời
người dân Trung Quốc đã biết sử dụng dầu vừng để thắp sáng và lấy mồ hóng để
làm mực tàu.
Đa số các tác giả đều đồng ý với quan điểm về nguồn gốc cây vừng là ở
Châu Phi cách đây 2000 - 4000 năm. Sau đó du nhập vào Ấn Độ và dần dần
chuyển sang các nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Hiện nay cây vừng được
trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, Thái Lan,
Ai Cập...
1.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới và trong nước

1.2.1. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới
Bảng 3.1. Khu vực sản xuất vừng trên thế giới
Vùng

Diện tích
trồng
Châu Á
4,48
Châu Phi
2,8
Nam Mỹ
0,14
Trung Mỹ
0,13
Bắc Mỹ
0
Châu Âu
0,4
Châu Đại Dương
0
Thế Giới
7,55

Sản
lượng
2.588
953
79
81
0

2
0
3.662

Nhập khẩu
(tấn)
690,1
60
4
32
54
146
8
996

Xuất khẩu
(tấn)
342
422
54
37
3
25
0
884


14

(Nguồn FAO, 2005)

Châu Á và châu Phi là hai châu lục có sản lượng vừng lớn nhất thế giới. Sản
lượng xuất khẩu trung bình hàng năm trên thế giới là 884 tấn chiếm 24% sản
lượng trung bình của thế giới. Trong đó, Châu Phi chiếm 44% sản lượng xuất
khẩu. Châu Á là khu vực có sản lượng nhập khẩu vừng hàng năm lớn nhất trên thế
giới. Số lượng nhập khẩu gần như gấp đôi xuất khẩu.
Bảng 1.2. Một số nước sản xuất vừng chính trên thế giới
Tên nước

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ấn Độ

1.750.000

3,828

670.000

Myanmar

1.600.000

3,750

600.000


Sudan

1.530.000

1,699

260.000

Trung Quốc

620.850

8,981

557.600

Uganda

280.000

6,000

168.000

Ethiopia

220.000

7,454


164.000

Nigeria

196.000

5,102

100.000

Tanzania

115.000

4,000

46.000

Chad

96.000

3,677

35.300

Pakistan

85.000


4,352

37.000

Thế giới

7.725.706

4,375

3.380.604

(Nguồn: FAOSTAT, 2007)


15

Đồ thị 1.1. Một số nước sản xuất vừng chính trên thế giới năm 2007
Các nước Ấn Độ, Myanmar, Sudan... chiếm khoảng 78% sản xuất vừng trên
thế giới. Trung Quốc là nước có năng suất cao nhất thế giới nhưng sản lượng lớn
nhất là nước Ấn Độ và sau đó là Myanmar. Phần lớn sản xuất vừng trên thế giới là
các vùng bán khơ hạn nơi có lượng mưa tương đối hạn chế. Điều này khẳng định
cây vừng là một loại cây trồng chịu hạn tốt và chúng có thể được trồng rộng rãi ở
các khu vực mà nhiều loại cây trồng khác khơng thể tồn tại được.
1.2.2. Tình hình sản xuất vừng trong nước
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam từ năm 2003-2007
Năm
2003
2004
2005

2006
2007

Diện tích (ha)
34.200
41.100
52.800
45.000
45.000

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
4,181
14.300
5,158
21.200
5,189
27.400
4,888
22.000
4,888
22.000
(Nguồn: FAOSTAT, 2007)

Ở Việt Nam, cây vừng đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi nhưng việc sản
xuất còn manh mún và nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất để tự cung, tự cấp, các giống vừng


16

thì chưa có nguồn gốc rõ ràng. Vừng là cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác

nhau, dễ luân canh, tăng vụ. Tuy nhiên năng suất còn rất thấp mới chỉ đạt khoảng
3 - 4 tạ/ha. Diện tích trồng vừng tăng từ năm 2003 - 2007. Sản lượng vừng cũng
tăng dần nhưng chưa ổn định. Việt Nam và đặc biệt là Nghệ An rất có tiềm năng
để phát triển cây trồng này.
Tại Nghệ An, tình hình sản xuất vừng trong những năm 2002 - 2006 được
thống kê như sau:
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất vừng ở Nghệ An
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)

2002
10.087
4.356

2003
9.245
2.797

2004
7.439
3.599

2005
7.480
1.437

2006
6.307
3.344


Diện tích trồng vừng ở Nghệ An ngày càng bị thu hẹp. Sản lượng vừng vì thế
mà khơng ổn định. Việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, cây vừng cần
phải được chú trọng đầu tư, mở rộng diện tích để có năng suất cao.
1.3. Đặc điểm chung cây vừng
1.3.1. Đặc điểm thực vật học
Vừng là cây thân thảo, thời gian sinh trưởng từ 75 - 120 ngày.
Rễ vừng là rễ cọc và có nhiều rễ bên. Giai đoạn cây con rễ cọc phát triển
mạnh, giai đoạn bắt đầu ra hoa trở đi thì rễ bên phát triển mạnh hơn.
Thân, cành: Chiều cao thân vừng có thể từ 55 - 150 cm tùy điều kiện mỗi
vùng. Trên thân có 25 - 50 lóng và 0 - 6 cành tùy giống. Trên thân, cành có nhiều
lơng màu trắng dài hay ngắn, dày hay thưa tùy từng giống và từng điều kiện.
Lá vừng có hình trứng, hình thn dài, thường mọc đơn, ít khi mọc thành
chụm. Lá có thể chẻ thùy hoặc không. Mép lá xẻ răng cưa khơng theo quy luật. Lá
thường mọc đối, trên lá có lông tương tự màu lông ở thân.
Hoa mọc từ nách lá trên vị trí của thân và cành, hoa phát triển bình thường
dài khoảng 3 cm và là hoa lưỡng tính. Thời gian từ mọc đến ra hoa khoảng 38 - 56
ngày tùy giống và điều kiện. Hoa nở từ 4 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Rộ nhất vào
lúc 9 giờ sáng.


17

Quả vừng thuộc dạng quả nang, trong quả có nhiều hạt xếp thành hàng dọc
theo từng ngăn. Mỗi quả thường có 3 - 6 ngăn. Mỗi ngăn có thể có 1 - 2 hàng dọc,
mỗi nách lá có thể mọc 1 - 4 quả tùy giống.
Hạt vừng có hình thon dẹt, đầu nhọn. Hạt vừng dày 3 - 4 mm, rộng 1,6 - 2,3
mm. Trọng lượng 1000 hạt khoảng 2 – 4 g. Màu sắc hạt thường là màu trắng hoặc
nâu, vàng hoặc đen...
1.3.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây vừng

Nhiệt độ yêu cầu: từ 25 - 37 °C. Vừng là cây mùa hè và chịu hạn tốt nên
yêu cầu nhiệt độ là khá cao. Hạt giống của chúng sẽ không nảy mầm nếu nhiệt độ
dưới 11°C và dưới 20°C thì tăng trưởng bị giảm.
Đất yêu cầu: vừng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nhưng nó phát
triển mạnh nhất ở các chân đất màu mỡ và dễ thốt nước. Nó khơng phát triển tốt
trên các loại đất sét nặng và trên đất mặn hoặc nước tưới có chứa nồng độ muối
cao. Đặc biệt nó sẽ chết nếu đất bị ngập nước.
Ẩm độ đất yêu cầu: Vừng là cây chịu hạn nên rất sợ ngập úng. Nếu ẩm độ
đất dưới 30% sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan sinh thực và phát sinh quả lép. Nếu
ẩm độ khơng khí dưới 80% sẽ ảnh hưởng đến sự nở hoa. Tổng lượng nước cần
trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống vừng từ 600 - 1000
mm tùy thuộc giống và điều kiện khí hậu.
pH đất: 5 - 8 thích hợp nhất là từ 6,5 - 7,5
Ánh sáng: Vừng là cây ngắn ngày nhưng do đặc tính là cây xuất hiện từ lâu
đời nên một số giống đã chuyển từ tính ngắn ngày thành dài ngày và cho năng suất
cao.
1.4. Giá trị của cây vừng
Cây vừng có nhiều giá trị quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó
khơng chỉ là nguồn thức ăn mà cịn được sử dụng nhiều trong công nghiệp, dược
phẩm. Đặc biệt dầu vừng có giá trị dinh dưỡng cao. Đầu thế kỷ XIX (1808 1824), Thomas Jefferson, nhà làm vườn nổi tiếng của Mỹ, tiến hành những thử
nghiệm trên cây vừng khi nó được du nhập vào Mỹ từ châu Phi đã phát biểu rằng


18

“vừng là một trong số những thứ giá trị mà đất nước tơi đã tìm ra được… trước
đây tơi khơng tin rằng có sự tồn tại một loại dầu hồn hảo như thế để thay thế dầu
oliu” (Betts, 1999) [18]. Cho đến nay, ngày càng có nhiều cơng trình nghiên cứu
về vừng và đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực cần được quan tâm như điều tra, thu
thập, chọn giống, nơng học, hóa sinh… (Ashri, 1995) [15].

Vừng là cây trồng có rất nhiều ưu điểm như: có thể trồng luân canh với
nhiều loại cây trồng như: bông, ngô, lạc, lúa mì... Đất trồng vừng sẽ giảm số tuyến
trùng tấn cơng cây bơng và cây lạc. Làm giảm xói mòn đất nhờ các tàn dư để lại
sau thu hoạch. Giữ độ ẩm đất, khả năng chịu hạn. Và đặc biệt chi phí một vụ sản
xuất thấp và nó được xem là cây trồng thay thế tốt nhất.
Nhờ những ưu điểm đó của cây vừng mà hiện nay ở Việt Nam có nhiều
nghiên cứu nhằm hồn thiện quy trình thâm canh năng suất cao.
Nghiên cứu về cây vừng ở Việt Nam, đặc biệt ở Nghệ An được chú ý hơn
khi tập đồn Kodoya của Nhật Bản đã có những hợp đồng thu mua vừng của Việt
Nam, mở ra một thị trường mới cho cây vừng Việt Nam nói chung và cây vừng
của tỉnh Nghệ An nói riêng. Trong 2 năm 1994 và 1995, Nguyễn Vy và các cộng
sự [9, 10] ở viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu dầu
thực vật, Viện thổ nhưỡng nơng hóa, Sở Nông nghiệp và nông thôn Nghệ An đã
tiến hành khảo nghiệm các giống địa phương của Việt Nam cùng với một số giống
nhập ngoại và đi đến kết luận các giống địa phương vừa có năng suất thấp vừa
khơng đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng để xuất khẩu. Trong quá
trình khảo nghiệm giống một số giống ngoại nhập, bước đầu các nhà khoa học đã
chọn được một số giống có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu
xuất khẩu trong đó giống vừng V6 (hạt màu trắng) và giống vừng V36 (hạt màu
đen) có nguồn gốc từ Nhật Bản được xem là giống có nhiều triển vọng. Giá trị
kinh tế của vừng V6 và một số cây trồng khác khi canh tác trên các loại đất như
đất cát ven biển, đất bạc màu, đất bạc màu cổ, đất phù sa đã được so sánh và các
tác giả đã đi đến kết luận rằng trên những vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển
thì vừng là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao nhất.


19

1.5. Một số nghiên cứu về cây vừng trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Nghiên cứu về mật độ, lượng hạt gieo

Theo “Growth and development of sesame” của D.Ray Langham tháng 5
năm 2008 khuyến nghị lượng hạt gieo như sau: nếu gieo theo luống cần 3 - 5
kg/ha, nếu gieo vãi cần 8 kg/ha. Lượng hạt gieo tùy thuộc vào điều kiện đất đai
của vùng trồng. Nếu đất tốt, nhiều dinh dưỡng và đủ nước thì cần ít lượng hạt
giống hơn so với đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu, khô hạn [18].
D. Ray Langham và cộng sự năm 2006 cũng cho rằng: mật độ khoảng cách
trồng đối với vừng tối ưu hàng x hàng từ 20 - 40 cm tùy giống và khả năng tưới
hoặc mưa, trồng 2 hàng trên luống là cho năng suất tốt nhất. Khoảng cách cây x
cây từ 15 đến 22 cm tùy giống và điều kiện mưa hoặc có tưới.
Theo A. Rahnama và A. Bakhshandeh cho rằng: thí nghiêm được tiến hành
với khoảng cách hàng - hàng là 37,5cm, 50cm, 60cm và khoảng cách cây - cây là
5cm, 10cm, 15cm, 20 cm. Các khoảng cách này tương đương mật độ từ 83.000
đến 530.000 cây/ha. Kết quả cho thấy, với khoảng cách trồng hàng - hàng 37,5 cm
và cây - cây là 10 cm cho năng suất cao nhất. Đây cũng là mật độ tối ưu cho các
giống vừng không phân nhánh được khuyến nghị trồng trên các mơ hình ở
Khuzestan.
Theo Olowe V.I.O, 2007 cho rằng, mật độ trồng vừng nên là hàng cách hàng
60 cm, cây cách cây 5 cm, tương đương với mật độ 333.000 cây/ha.
Theo hướng dẫn kỹ thuật canh tác của Kerala năm 2008 tỷ lệ hạt gieo 4 - 5
kg/ha, khi gieo vãi nên trộn lẫn với cát để đảm bảo mức độ đồng đều.
Theo Nandita Roy và cộng sự năm 2009 đã thực hiện thí nghiệm nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và yếu tố tạo thành năng suất của
vừng tại trường đại học Khulna của Bangladesh. Thí nghiệm sử dụng các giống
vừng ký hiệu là V1 = T6, NV10 giống địa phương và V3 = BINA Til, với 3
khoảng cách hàng ký hiệu S1= 15 cm, S2 = 30 cm và S3 = 45 cm, khoảng cách cây
x cây là 10 cm như vậy S1 = 15 x 10, S2 = 30 x 10 và S3 = 45 x 10 cm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy giống và khoảng cách hàng có ảnh hưởng ở mức có ý nghĩa


20


đến năng suất vừng. Giống có năng suất hạt cao nhất là V3 và giống có năng suất
thấp nhất là NV10 (giống địa phương). Khoảng cách hàng cho năng suất cao nhất là
30 cm và khoảng cách hàng cho năng suất thấp nhất là 45 cm. Năng suất hạt cũng
tương quan chặt với số quả trên cây và số hạt/quả. Các tác giả cho rằng khoảng cách
hàng là yếu tố quan trọng để tăng năng suất vừng do nó ảnh hưởng đến khả năng
tiếp nhận ánh sáng, nước và dinh dưỡng của cây vừng.
Có nhiều nghiên cứu về mật độ vừng ở trên thế giới. Mỗi cơng trình nghiên
cứu đều đưa ra những kết quả nhất định và chưa có sự thống nhất tuyệt đối. Tuy
nhiên điều kiện đất đai, khí hậu mỗi vùng là khác nhau. Ở Việt Nam và đặc biệt là
Nghệ An cũng nên có những đề tài nghiên cứu về mật độ, lượng hạt giống thích
hợp để tăng năng suất và giảm chi phí cho người sản xuất.
1.5.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống vừng
Eagleton và Sandover có cơng trình nghiên cứu đánh giá những triển vọng
cho sự sản xuất vừng thương mại dưới điều kiện tưới nước ở miền Tây bắc
Australia vào giữa những năm 80. Từ 31 dạng vừng được nghiên cứu thẩm tra, hai
dạng đã được chọn cho sự đánh giá. Hnan Dun một giống của Myanma, với đặc
điểm hạt màu trắng và sinh trưởng phân nhánh đã cho sản lượng 1,2 tấn/ha. Được
trồng trên đất sét Cunurra có tưới nước, chín trong 105 ngày. Trên đất cát
Cockatoo, sản lượng của Hnan Dun là 1,3 tới 1,6 tấn/ha. Pachequino, một giống
không phân nhánh, có nguồn gốc từ Mehico, chín chậm hơn so với Hnan Dun, cho
sản lượng lên tới 1,8 tấn/ha trong các thử nghiệm ở trên đất sét Cunurra, và hạt có
màu trắng rõ nét được ưa thích trong việc dùng làm bánh kẹo [22].
D. Ray Langham, Glenn Smith, Terry Wiemers, và Mark Wetze năm 2006
cho rằng 99% vừng trồng trên thế giới là thu hoạch bằng tay, bởi vì cây vừng
thuộc cây quả nang tách vỏ khi quả khô. Khi sử dụng trực tiếp các dòng này ở Mỹ
60 - 90% hạt rơi trên mặt đất. Hiệp hội nghiên cứu và thương mại sản phẩm cây
vừng ở Mỹ đã phát triển các giống vừng quả không tách vỏ, các giống này có thể
để quả chín khơ trên đồng ruộng [17].



21

Nghiên cứu cải tiến kiểu cây của vừng bằng chọn lọc phả hệ các thế hệ phân
ly sau lai được H. Baydar thực hiện năm 2008. Con cái ở quần thể phân ly F2
được phân thành 8 dạng phù hợp với tổ hợp các tính trạng số nỗn/quả, số quả trên
chùm và tập tính phân cành... Chọn lọc cá thể phù hợp ở F2 và cho phân ly chọn
lọc đến thế hệ F6. Chọn lọc có thể cải tiến kiểu cây của các dịng mỗi nhóm khi
kết thúc q trình chọn lọc. Một số kiểu cây như đa noãn, đơn noãn, phân cành
(BMB) và đa noãn, ba noãn, phân cành (BTB) được coi là kiểu cây lý tưởng
trong chương trình chọn giống vừng năng suất cao. Trong đó các dạng năng suất
thấp như 3 nỗn, 4 nỗn và khơng phân cành (QTN) có hàm lượng dầu cao nhất
(49,3%), dạng năng suất cao BMB có hàm lượng dầu thấp nhất (43,2%), mặc dù
vậy dạng QTN có hàm lượng acid oleic thấp nhất (36,6%). Tổng hàm lượng
vitamin E biến động giữa 175,6 đến 368,9 mg/kg trong hạt của cùng một dạng
vừng chọn lọc, năng suất cao nhất chứa hàm lượng vitamin E nhỏ hơn [19].
Nghiên cứu tương tác kiểu gen và môi trường của các giống vừng đã được
Zenebe Mekonnen và Hussien Mohammed nghiên cứu với các giống vừng ở 6 địa
phương. Phân tích biến động của hàm lượng dầu của 20 kiểu gen qua 6 môi trường
cho thấy sự khác nhau ở mức có ý nghĩa cao (p = 0,01) giữa các địa phương và các
kiểu gen. Kết quả gợi ý rằng các kiểu gen phản ứng khác nhau qua các mơi trường và
cần phải phân tích sự ổn định của giống khi tạo giống [31].
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực điều tra chọn giống, vào năm 1995, đứng trước một
thực tiễn là giống vừng V6 có hiện tượng phân ly mạnh khi được gieo trồng trên vùng
đất cát ven biển Nghệ An, Phan Bùi Tân và cộng sự đã tiến hành một chương trình
chọn lọc các kiều hình biến dị có năng suất cao và đã chọn và nhân được một dịng có
năng suất cao hơn giống vừng V6 và đặt tên là giống V6 - CL. Đây có lẽ là cơng trình
điều tra tuyển chọn giống cây vừng duy nhất trên địa bàn Nghệ An từ trước tới nay
được công bố.
Theo chi cục bảo vệ thực vật Phú Yên ngày 25/5/2008 cho rằng: Giống vừng

đen VĐ 10 do các nhà khoa học của viện KHKTNN Việt Nam và trường ĐH NN1
Hà Nội phối hợp nghiên cứu đã chọn tạo và phục tráng thành công từ giống vừng


22

đen ở xã Minh Lộc, Huyện Hậu lộc, Thanh Hóa. Giống VĐ10 là giống có thời
gian sinh trưởng ngắn (75 - 80 ngày), cây mập, thân to có 4 cạnh màu xanh nhạt,
cao trung bình 100 cm. Năng suất trung bình đạt 1.120kg/ha. Giống VĐ10 có khả
năng chống chịu cao với một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bệnh thối thân
và là giống chống đổ tốt.
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoài Trâm, Tạ Hùng, Đinh Viết Toản về
nghiên cứu và chọn tạo giống vừng triển vọng (tạp chí khoa học cơng nghệ, 2009),
thí nghiệm đã sử dụng 16 giống vừng từ nguồn giống trong nước và nhập nội.
Trong đó có 8 dịng và 2 giống của Viện, 5 giống từ Trung Quốc, 1 giống từ Hàn
Quốc. Trong 16 giống đó chọn được 4 giống mẹ (VDM 3, VDM 8, VDM 14, V6)
và 5 giống bố (VDM 9, VDM 12, VDM 13, VDM 15 và VDM 25) để làm vật liệu
cho lai tạo ở vụ Đông Xuân năm 2009. Với phương pháp lai đỉnh thí nghiệm đã lai
tạo được 20 tổ hợp lai (VDM 3/VDM 9, VDM 8/VDM 9, VDM 14/VDM 9, V
6/VDM 9, VDM 3/VDM 12, VDM 8/VDM 12, VDM 14/VDM 12, V 6/VDM 12,
VDM 3/VDM 13, VDM 8/VDM 13, VDM 14/VDM 13, V 6/VDM 13, VDM
3/VDM 15, VDM 8/VDM 15, VDM 14/VDM 15, V 6/VDM 15, VDM 3/VDM 25,
VDM 8/VDM 25, VDM 14/VDM 25, V 6/VDM 25). Và nghiên cứu cũng tìm ra
được bốn giống VDM 3, VDM 8, VDM 9 và VDM 14 là những giống triển vọng
cho năng suất cao (1346-1376 kg/ha).
1.5.3. Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cây vừng
Một nghiên cứu được thực hiện bởi quỹ nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam
đã khẳng định về việc bón phân cho cây vừng như sau:
1)5 tấn phân chuồng + 15 kg Nitơ : 45 kg lân : 30 kg kali + 400 kg vôi thì
năng suất tăng 49 - 57%.

2) 5 tấn phân chuồng + 500 kg hỗn hợp NPK/ha (tỷ lệ 03:09:06) + 400 kg
vơi/ha. NPK được bón vào 2 giai đoạn, 70% dùng để bón lót, 30% dùng để bón ở
giai đoạn 4 - 5 lá. Hoặc có thể bón NPK vào 3 giai đoạn, 60% bón lót, 30% bón
giai đoạn 4 - 5 lá, 10% bón ở giai đoạn 7 - 8 lá.


23

Năm 2003 - 2005, Nguyễn Hữu Hơn đã nghiên cứu đề tài "Khảo nghiệm các
biện pháp kỹ thuật sản xuất vừng V6 vụ hè thu an toàn và hiệu quả kinh tế cao" và
thu được kết quả là: nên cày bừa ngay sau khi thu hoạch lạc Xuân, lên luống rộng
1,2 m, cao 15 cm và gieo vừng ngay; Bón phân NPK Việt Nhật loại 16:16:8 đã có
hiệu quả cao hơn so với bón phân đơn và NPK loại 5:10:3; Phương pháp bón
phân: Nền "bón lót 70% + 30% bón thúc lần 1 khi vừng 4 - 5 lá" là phương pháp
tốt nhất [5].
Trần Văn Lài và cộng sự (1993) đã mơ tả một số đặc điểm hình thái của 5
giống vừng, các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến cây vừng và các biện pháp kỹ thuật
canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho cây vừng [12].
Nghiên cứu về thời vụ trồng: thí nghiệm đánh giá thời vụ trồng cho 2 giống
vừng Yandev 55 và E8 thuộc loài indicum L trong 2 năm 1998 và 1999. Yandev
55 là giống địa phương, E8 là giống mới. Cả hai giống đều được trồng vào đầu
tháng 7, giữa tháng 7, cuối tháng 7, giữa tháng 8 và cuối tháng 8. Kết quả cho
thấy, ngày gieo ảnh hưởng đáng kể đến hai giống trong cả hai năm. Gieo vừng vào
đầu tháng bảy tăng trưởng nhanh hơn và trọng lượng quả và hạt/cây cao hơn. Vì
vậy, khuyến nghị đối các vùng nhiệt đới nên trồng vừng vào đầu và giữa tháng 7
sẽ cho năng suất cao nhất.
1.5.4. Đa dạng nguồn gen cây vừng
P. Baskasan và Na. Jayabalan của tạp chí Cơng nghệ nơng nghiệp năm 2006
đã kết luận rằng, indicum S nuôi cấy trong 2 tuần trong mơi trường MS có bổ sung
BAP, sau đó ni cấy trong mơi trường MS khơng có chất điều hịa sinh trưởng

trong 8 tuần có thể tái sinh chồi mạnh. Phương pháp này có thể cung cấp nhanh
chóng nguồn gen cây vừng. Các nghiên cứu hiện nay về cảm ứng mơ sẹo là một
hình thức tương đối hiệu quả cho tái sinh chồi của cây, tạo phôi soma và biến thể
somaclonal phù hợp cho các ứng dụng công nghệ sinh học biến đổi gen.
Nghiên cứu của Ghulam M. Ali và cộng sự năm 2007 cho rằng cây vừng
(Sesamum indicum L.) là cây có dầu lâu đời nhất được trồng trọt rộng rãi ở Châu
Á và Châu Phi. Để xác định đa dạng di truyền liên quan đến nguồn gốc địa lý và


24

các đặc điểm hình thái, các tác giả đã đánh giá 96 mẫu nguồn gen thu thập ở các
vùng khác nhau trên thế giới và sử dụng kỹ thuật phân tích marker phân tử (AFLP)
với 21 cặp mồi thu được tổng số 445 band trong đó có 157 (35%) band đa hình.
Phân tích đa hình cho thấy các mẫu giống chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ
nhất gồm các mẫu giống có nguồn gốc Đơng Á và nhóm thứ hai có nguồn gốc
Nam Á. Những nghiên cứu này cho thấy mức độ đa dạng của nguồn gen cây vừng
trên thế giới.
Sesaco, một công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất vừng ở Mỹ đã nghiên
cứu trên 412 đặc tính của cây vừng. Hằng năm những đặc tính mới lại được phát
hiện thêm và những đặc tính cũ được kiểm tra để tìm hiểu độ ổn định và mối liên
quan của các đặc tính đó với nhau. Cho tới năm 2000, Saseco đã thu thập được
2.738 giống từ 66 nước (D.R Langham, 2001) [23]. Riêng cuộc điều tra thu thập
năm 2002 đã thu được 869 giống từ 41 nước khác nhau (Morris, 2002) [25]. Sử
dụng các giống thu thập được làm nguồn vật liệu khởi đầu, Saseco đã tiến hành lai
tạo, đánh giá và phát triển được 33.545 giống mới (D.R Langham, 2001) [23]. Ấn
Độ (Bish et al., 1999) [16], Trung Quốc (Xiurong et al., 1999) [30], Hàn Quốc
(Lee et al., 1984) [24] là những nước đã có chương trình lớn trong việc điều tra,
thu thập và bảo tồn các giống địa phương.
Theo nhóm tác giả của trường ĐH Nơng lâm TP.HCM năm 2011 đã nghiên

cứu để phân tích đa dạng di truyền của cây vừng indicium L. bằng đặc điểm hình
thái và đánh dấu phân tử. Thí nghiệm sử dụng 12 giống vừng thu thập từ ba khu
vực tại Campuchia và Việt Nam. Thí nghiệm cho thấy, đặc điểm hình thái và
RADP cho kết quả tương tự nhau. Phân tích dựa trên RADP cho thấy đa dạng di
truyền của cây vừng ở vùng Miền nam Việt Nam cao hơn so với 2 vùng khác. Đặc
biệt có mối tương quan với kết quả thí nghiệm, vừng trồng ở vùng này cũng cho
năng suất cao hơn so với 2 vùng khác.
Do có tính đa dạng cao và khơng có kiểu cấu trúc mẫu cứng nhắc nên sự
phân loại cây vừng gặp không ít khó khăn. Nhiều nhà chọn giống cây trồng và các
nhà điều tra thu thập trên đồng ruộng đã có những quan điểm khác nhau về một


25

kiểu cấu trúc chuẩn lý tưởng của cây vừng. Từ quan điểm của 6 nhà chọn giống
vừng chính trên thế giới là D.R Langham (Venezuela và Saseco), D.M Yermanos
(University of California at Riverside, California), T. Kobayashi [33] (Nhật Bản),
C.W. Kang (Hàn Quốc) [32] và W. Wongyai (Thái Lan) thì có thể sử dụng 7 đặc
tính (kiểu phân cành, số quả trên một nách lá, chiều cao cây, độ dài lóng, chiều dài
quả, số lá nỗn và kiểu chín) để phân loại nhanh các giống vừng ngay trên đồng
ruộng.
1.6. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
* Đặc điểm tự nhiên của Nghệ An
- Vị trí địa lý: Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý:
18033’10’’ – 19024’33” vĩ độ Bắc.
103052’53” – 105045’50” kinh độ Đơng.
- Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.487 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố,
phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào, phía Đơng giáp Biển Đơng.
* Đặc điểm khí hậu - thời tiết:
+ Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 4 mùa rõ rệt.

Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch thường chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
(gió Lào) khơ nóng. Từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch chịu ảnh hưởng của gió
Đơng Bắc lạnh và ẩm ướt.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm 1610,9 mm. Lượng mưa thấp nhất là
1110,1 mm ở huyện Tương Dương. Nhiệt độ trung bình: 25,20C, số giờ nắng trong
năm: 1,460 giờ.
+ Độ ẩm trung bình 86 - 87%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7.
* Đặc điểm kinh tế xã hội tại Nghệ An
- Tỉnh Nghệ An có một thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 17 huyện.
- Dân cư phân bố khơng đều giữa các vùng, 90% diện tích chủ yếu là đồi núi,
vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích nhưng dân số lại chiếm gần 80%.
* Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân năm 2011
Thời tiết vụ Xuân có nền nhiệt độ tương đối thích hợp. Nhiệt độ tháng 3 tuy còn


×