Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Giải pháp đào tạo và sử dụng cán bộ cơ sở thị trấn nông trường mộc châu – huyện mộc châu – tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.53 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp đại học ngành quản lý kinh tế với đề tài: “Giải pháp đào tạo và sử dụng cán
bộ cơ sở Thị trấn Nông trường Mộc Châu – Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La”. Để
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được
sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình dạy
bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa
học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
và thầy giáo ThS. Hồ Ngọc Cường – Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường –
Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND Thị trấn Nông trường Mộc
Châu và các đoàn thể đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp KT 39
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Tú

i


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC CỦA BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI............................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................v
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung.................................................................................3
1.3.2.2. Phạm vi về không gian.............................................................................3
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian ..............................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...........................................................4
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu.......................................................4
1.4.3. Phương pháp xử lý thông tin.......................................................................5
1.4.4. Phương pháp phân tích thông tin số liệu.....................................................5
1.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................6
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................7
2.1. Một số khái niệm liên quan............................................................................7
2.1.2. Công tác sử dụng cán bộ.............................................................................7
2.1.3. Tính tất yếu khách quan của công tác đào tạo và sử dụng cán bộ ở cơ sở. .8
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ 10

ii



2.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về công tác đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng cán bộ........................................................................................12
2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................13
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................13
2.2.1.1 Vị trí địa lý....................................................................................17
2.2.1.2 Đặc điểm địa hình....................................................................................13
2.2.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn......................................................................13
2.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội..............................................................................14
2.2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai........................................................................14
2.2.2.2 Tình hình dân số và lao động..................................................................16
2.2.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật............................................................19
2.2.2.4 Kết quả phát triển kinh tế qua 3 năm (2010-2012)..................................19
2.3. Thực trạng cán bộ ở Thị trấn Nông trường Mộc Châu....................................23
2.3.1. Số lượng cán bộ của thị trấn Nông trường Mộc Châu..................................23
2.3.2. Chất lượng của cán bộ của thị trấn..............................................................24
2.4. Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu..............25
2.4.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thị trấn..........................30
2.4.2. Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ...................................................28
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, sử dụng cán bộ...........................33
2.5.1. Sự thiếu hụt về kiến thức.............................................................................33
2.5.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước............................................33
2.5.3. Độ tuổi công tác..........................................................................................34
2.5.4. Về Nội dung chương trình đào tạo..............................................................34
2.5.5. Trình độ chuyên môn được đào tạo.............................................................35
2.6. Giải pháp tăng cường công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ thị trấn Nông
trường Mộc Châu.................................................................................................37
2.6.1. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo và sử dụng cán bộ........37
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................39
3.1. Kết luận........................................................................................................39


iii


3.2. Kiến nghị......................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................43

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1
MỤCLỤC....................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................4
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..5
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................................7
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................7
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7
1 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................7
1 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7
1.3.2.1.Phạm vi về nội dung………………………………………………….………7
1.3.2.2.Phạm vi về không gian……………………………………………….……….7
1.3.2.3.Phạm vi về thời gian………………………………………………….……….7
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8
1.4.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu....................................................................8
1.4.2.Phương pháp thu thập thông tin số liệu................................................................8
1.4.3. Phương pháp sử lý thông tin…………………………………………...……….9
1.4.4.Phương pháp phân tích thông tin số liệu...............................................................9
1.4.5.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên
cứu..........................................................................10
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU...........................................................................11
2.1.Một số khái niệm liên

quan………………..............................................................11

iv


2.1.1.Đào tạo bồi dưỡng cán
bộ......................................................................................11
2.1.2.Công tác sử dụng cán
bộ……………………........................................................11
2.1.3.Tính tất yếu khách quan của công tác đào tạo và sử dụng cán bộ ở cơ
sở............12
2.1.4.Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán
bộ......13
2.1.5.Chủ trương của Đảng và nhà nước ta hiện nay về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ…………………………………………………………………...….….…
15
2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên
cứu……………………………………………………..16
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên……………………………………………………………...16
2.2.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………....16
2.2.1.2 Đặc điểm địa hình.............................................................................................17
2.2.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn...............................................................................17
2.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................18
2.2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai ................................................................................18
.2.2.2 Tình hình dân số và lao động.............................................................................20
2.2.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật.....................................................................23
2.2.2.4 Kết quả phát triển kinh tế qua 3 năm (2010-2012)..........................................23
2.3. Thực trạng cán bộ ở Thị trấn Nông trường Mộc Châu ……………….…………27
2.3.1. Số lượng cán bộ của thị trấn Nông trường Mộc Châu…………………..……..27
2.3.2. Chất lượng của cán bộ của thị trấn…………………………………….….……28

2.4. Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu….…….29
2.4.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thị trấn……………..….…..…29
2.4.2. Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ……………………………….….…31
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, sử dụng cán bộ…………….….…...35
2.5.1. Sự thiếu hụt về kiến thức…………………………………………………..…..35

v


2.5.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước……………………………..…35
2.5.3. Độ tuổi công tác………………………………………………………………..36
2.5.4. Về Nội dung chương trình đào tạo……………………………………………..36
2.5.5. Trình độ chuyên môn được đào tạo…………………………..……………..….37
2.6. Giải pháp tăng cường công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ thị trấn Nông
trường Mộc Châu…………………………………………………………….………..39
2.6.1. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo và sử dụng cán bộ….......…
39
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................44
3.1.Kết luận...................................................................................................................44
3.2.Kiến
nghị..................................................................................................................456
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM
KHẢO......................................................................465

DANH MỤC CỦA BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI

Bảng 1: Tình hình đất đai và sử dụng đất 2010 - 2012......................................15
Bảng 2:Dân số và nguồn lao động của thị trấn Nông trường Mộc Châu
(2010-2012) ........................................................................................................18
Bảng 3:Tình hình phát triển kinh tế thị trấn Nông trường Mộc Châu

(2010-2012) .......................................................................................................22
Bảng 4: Số lượng cán bộ của thị trấn Nông trường Mộc Châu (2010 -2012).....23
Bảng 5: Trình độ của cán bộ thị trấn năm 2012..................................................24
Bảng 6: Cán bộ thị trấn Nông trường Mộc Châu phân theo độ tuổi, giới tính và
dân tộc năm 2012................................................................................................25
Bảng 7: Số lượng và hình thức đào tạo qua các năm (2010-2012).....................27

vi


Bảng 8: Tình hình cơ bản của cán bộ ở nhóm điều tra........................................30
Bảng 9: Thực trạng bố trí, sử dụng cán bộ trong nhóm cán bộ điều tra..............31
Bảng 10: Ý kiến về Nhu cầu đào tạo của các cán bộ điều tra phân theo lĩnh vực:....31
Bảng 11: Ý kiến về nhu cầu sau khi đào tạo xong của cán bộ điều tra:..............31
Bảng 12: Ý kiến về nhu cầu được bố trí công việc đúng chuyên môn của cán bộ
được đào tạo:.......................................................................................................32
Bảng 13: Ý kiến về nhu cầu khi đi làm tiền lương có thể đáp ứng được nhu cầu
bản thân và gia đình cán bộ điều tra:...................................................................32

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng đất của Thị trấn nông trường Mộc Châu (2010-2012).....16
Biểu đồ 2: Biến động nhân khẩu, lao động, hộ của thị trấn Nông trường Mộc
Châu (2010-2012)................................................................................................16
Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động của Thị trấn nông trường Mộc Châu (2010-2012). 17
Mộc Châu (2010-2012).......................................................................................19
Biểu đồ 4. Cơ cấu hộ phân theo lĩnh vực ngành nghề của thị trấn nông trường 25

Biểu đồ 5. Giá trị các ngành kinh tế của thị trấn nông trường Mộc Châu (20102012)....................................................................................................................26
Biểu đồ 6. Xu hướng gia tăng giá trị của các ngành kinh tế...............................21
thị trấn Nông trường Mộc Châu (2010 – 2012)..................................................21

Bảng số 01: Tình hình đất đai và sử dụng đất (2010-2012)
Dân số và nguồn lao động của Thị trấn Nông trường Mộc Châu
Bảng số 02:
(2010-2012)
Tình hình phát triển kinh tế của Thị trấn Nông trường Mộc
Bảng số 03:
Châu (2010-2012)
Số lượng cán bộ của Thị trấn Nông trường Mộc Châu (2010Bảng số 04:
2012)
Bảng số 05: Trình độ của cán bộ Thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Cán bộ Thị trấn Nông trường Mộc Châu phân theo độ tuổi, giới
Bảng số 06:
tính và dân tộc.
Bảng số 07: Số lượng và hình thức đào tạo qua các năm (2010-2012)
Bảng số 08: Đào tạo và sử dụng cán bộ ở nhóm điều tra
Bảng số 09: Thực trạng bố trí, sử dụng cán bộ trong nhóm cán bộ điều tra
Bảng số 10: Ý kiến về Nhu cầu đào tạo của các cán bộ điều tra phân theo lĩnh

viii


Bảng số 11:
Bảng số 12:
Bảng số 13:

vực:

Ý kiến về nhu cầu sau khi đào tạo xong của cán bộ điều tra:
Ý kiến về nhu cầu được bố trí công việc đúng chuyên môn của
cán bộ được đào tạo:
Ý kiến về nhu cầu khi đi làm tiền lương có thể đáp ứng được nhu
cầu bản thân và gia đình cán bộ điều tra:

ix


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam, Đảng cộng sản Việt nam luôn
xác định: vấn đề cán bộ giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt trong
công tác xây dựng Đảng là yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự thành công của sự
nghiệp cách mạng. Khi đã có đường lối chính trị đúng đắn thì công tác tổ chức
nói chung và công tác cán bộ nói riêng là nhân tố chủ yếu quyết định sự thắng lợi
của cách mạng. Vì vậy chỉ có chủ động xây dựng, kiện toàn bộ máy cán bộ vững
mạnh, Đảng mới đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức toàn dân thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ " Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc” công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ
tốt hay kém. Nghị quyết trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh CNH – HĐH đất nước cũng nhấn mạnh " Cán bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế
độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã đào tạo, xây dựng được một đội ngũ
cán bộ trung thành với sự nghiệp cách mạng, hăng hái, nhiệt tình, năng động,
sáng tạo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách
mạng cần có một đội ngũ cán bộ thích hợp, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu
cầu và sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước
trong xu thế hội nhập kinh tế – quốc tế, xây dựng đất nước theo cơ chế kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi đội ngũ cán bộ theo những đáp ứng
được yêu cầu mới về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, mà còn phải trang bị
hệ thống trí thức cơ bản và hiện đại nhằm phát huy được vai trò chủ động sáng
tạo ở mỗi vị trí công tác.

1


“ Trong đội ngũ cán bộ hiện đang có những vấn đề đáng lo ngại cả về
phẩm chất và năng lực, kiến thức, trình độ hiểu biết và lý luận, thực tế nhiều cán
bộ chưa theo kịp tình hình hiện nay ...; Cần sớm khắc phục tình trạng này, nếu để
kéo dài và phát triển thì sẽ dẫn đến nguy cơ không lường hết được” (Nghị quyết
TW3 Khóa VIII)
Đảng ta cũng chỉ ra mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới là
“ xây dưng được đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài là điều kiện quyết định để
chuẩn bị cho Đảng và dân tộc ta đi vào thế kỷ XXI đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Nghị quyết TW khoá VIII).
Từ những vấn đề nêu trên, cho nên công tác cán bộ cần phải được đổi mới
trong cả quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ đây là công
việc của Đảng, của cấp uỷ các cấp, cho nên phải có nhận thức một cách đầy đủ
và đúng đắn công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới nhằm xây dựng đất nước phát
triển trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH.
Thị trấn Nông trường Mộc Châu là một trong hai trung tâm lớn của huyện
Mộc Châu. Trong những năm vừa qua, các chỉ tiêu kinh tế xã hội liên tục tăng,
đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn thị trấn ngày càng nâng cao. Để làm
được điều đó, không thể không nhắc tới vai trò quản lý và định hướng của đội
ngũ lãnh đạo thị trấn Nông trường Mộc Châu. Đi đôi sự phát triển kinh tế vượt
bậc, thì các vấn đề kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi cán bộ của thị trấn

Nông trường phải nhận thức, nâng cao trình độ cả kiến thức, lý luận và phẩm
chất để đáp ứng sự thay đổi của thời kỳ mới. Một loạt các vấn đề đặt ra đối với
công tác cán bộ trên địa bàn thị trấn Nông trường Mộc Châu là: Thực trạng đào
tạo và sử dụng cán bộ ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác đào tạo và
sử dụng cán bộ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu là gì? Các nhóm giải pháp
đưa ra như thế nào để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn
Nông trường Mộc Châu là những câu hỏi đang cần sự quan tâm nghiên cứu.

2


Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Giải pháp
đào tạo và sử dụng cán bộ cơ sở Thị trấn Nông trường Mộc Châu – huyện Mộc
Châu – tỉnh Sơn La”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ ở thị
trấn Nông trường Mộc Châu từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào
tạo và sử dụng cán bộ cơ sở thị trấn Nông trường Mộc Châu góp phần nâng cao
vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, chính quyền đoàn thể chính trị –
xã hội trong quá trình đổi mới tại thị trấn Nông trường Mộc Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình đào tạo và sử dụng cán bộ ở Thị trấn Nông trường Mộc
Châu.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn
nông trường Mộc Châu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn Nông
trường Mộc Châu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu các giải pháp, đào tạo, sử dụng, đánh giá cán
bộ cơ sở ở Thị trấn Nông trường Mộc Châu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung.
Nghiên cứu những vấn đề trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị
trấn Nông trường Mộc Châu.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu – Huyện Mộc
Châu – Tỉnh Sơn La
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
3


Đề tài nghiên cứu vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn Nông
trường Mộc Châu trong giai đoạn 2010-2012 từ đó đề xuất nhóm giải pháp
cho những năm tiếp theo.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2012 đến tháng 4/2013
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
Thị trấn Nông trường Mộc Châu là một trong hai trung tâm lớn của huyện
Mộc Châu – Sơn La. Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của thị trấn
Nông trường Mộc Châu diễn ra nhanh và phức tạp. Trước tình hình thực tiễn như
vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cần phải có trình độ và nhận thức bắt nhập với xu thế
đó để quản lý và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, hiện tại đội
ngũ cán bộ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu vẫn còn thiếu, yếu mặc dù những
năm qua đã có những chương trình đào tạo, nâng cao năng lực. Thực tế đó đặt ra
cần phải nghiên cứu vấn đề và đưa ra giải pháp đào tạo và sử dụng cán bộ cơ sở
thị trấn Nông trường Mộc Châu. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở tốt để vận dụng
ngay vào thực tiễn tại thị trấn Nông trường Mộc Châu và cho các đơn vị trong và
ngoài huyện áp dụng theo.

1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu.
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài là nguồn số liệu, thông tin đã được công
bố bao gồm các văn bản chính sách liên quan, các thông tin báo cáo, bài báo,
luận văn trong và ngoài nước được thu thập qua các sách, báo tạp chí, công trình
nghiên cứu, tư liệu có liên quan để góp phần tìm hiểu, nắm bắt thông tin trong
nghiên cứu đề tài.
Số liệu thứ cấp còn được thu thập qua tài liệu của văn phòng Đảng uỷ Hội đồng nhân dân - uỷ ban nhân dân và từ các ban ngành, đoàn thể trong thị
trấn. Nguồn số liệu thứ cấp còn là nghị định, nghị quyết, quyết định liên quan tới
vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ,...Số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội,
các báo cáo tổng kết, số liệu, thông tin đã công bố về tổng thể địa bàn nghiên cứu
4


thị trấn Nông trường Mộc Châu – Mộc Châu – Sơn La.
b. Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp
Thu thập các tài liệu từ các phòng ban ngành liên quan đến quá trình hỗ trợ
đào tạo nguồn nhân lực cho các cán bộ. Điều tra trực tiếp bằng biểu mẫu in sẵn
phù hợp với từng đối tượng các cán bộ điều tra. Thu thập các thông tin, số liệu
bằng phương pháp phỏng vấn. Tại các địa điểm chọn nghiên cứu sẽ phỏng vấn
các cán bộ về chương trình đào tạo, cũng như sử dụng lao động thông qua việc sử
dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa các lĩnh vực phục vụ cho việc nghiên cứu
đề tài. Đề tài tập trung 50 mẫu.
Cán bộ thị trấn Nông trường Mộc Châu ở 3 khối: Đảng, chính quyền, đoàn
thể và 2 Cấp: Thị trấn; cấp tiểu khu;
Các hộ dân để đánh giá trình độ của các cán bộ và sử dụng cán bộ địa bàn
thị trấn Nông trường Mộc Châu.
1.4.3. Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp phân tổ thống kê để phân chia thành các
nhóm lĩnh vực khác nhau của cán bộ cũng như nhóm các chuyên môn đào tạo có

thể thấy được thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới việc đào tạo và sử
dụng cán bộ như thế nào để đề ra giải pháp cụ thể hơn với sự hỗ trợ của bảng tính
Excel.
1.4.4. Phương pháp phân tích thông tin số liệu.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi tổng hợp các tài liệu sơ cấp, và thứ
cấp, dùng công cụ thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế,
xã hội của thị trấn.
Căn cứ vào các số liệu thống kê đã thu thập được phân tích thực trạng
công tác đào tạo, sử dung cán bộ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu. Từ đó đưa
ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn của vấn đề này.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Từ thực tế và hiện trạng của tình hình đào
tạo, sử dụng cán bộ, qua đó phân tích so sánh để rút ra kết luận chính xác hơn.

5


1.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
* Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, dân số, lao động và tình
hình kinh tế xã hội của thị trấn Nông trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu,
Sơn La:
- Chỉ tiêu phản cơ cấu diện tích đất đai ( Tổng diện tích đất tự nhiên,
nông nghiệp, đất chuyên dùng..v.v)
- Chỉ tiêu phản ánh dân số, cơ cấu lao động (Tổng dân số, lao động,
khẩu, nhân khẩu bình quân..)
- Chỉ tiêu kết quả phát triển kinh tế xã hội (Tổng giá trị sản xuất, tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp; thu nhập bình quân/ người dân..v.v.)
- Các chỉ tiêu phản ánh qua 3 năm qua các chỉ tiêu tốc độ phát triển
bình quân, liên hoàn, định gốc...
* Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cán bộ cơ sở thị trấn Nông trường
Mộc Châu::

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, số lượng cán bộ của thị trấn Nông trường Mộc
Châu
- Chỉ tiêu phản ánh trình độ, nhận thức của cán bộ của thị trấn
* Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ cơ sở thị
trấn nông trường Mộc Châu:
- Chỉ tiêu phản ánh công tác đào tạo và sử dụng cán bộ tại thị trấn Nông
trường Mộc Châu
- Chỉ tiêu phản ánh đánh giá của cán bộ và nhân dân địa phương về công tác
đào tạo cán bộ và sử dụng cán bộ
- Chỉ tiêu phản ánh sự thiếu hụt về kiến thức
- Chỉ tiêu phản ánh sự phù hợp các chương trình đào tạo, sử dụng cán bộ.

6


PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc rất quan trọng. Bác Hồ luôn coi
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc gốc của Đảng, bởi vì đào tạo, bồi dưỡng
là việc chuẩn hoá cán bộ, bảo đảm cho cán bộ có đầy đủ các tiêu chuẩn đáp ứng
yêu cầu lãnh đạo quản lý.
Đào tạo cán bộ là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch, có tổ chức,
nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời rèn luyện một cách
toàn diện cho những đối tượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng, cho
nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng
đội ngũ cán bộ, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của khoa học công
nghệ, sự hội nhập quốc tế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cần phải được trang bị một
khối lượng kiến thức rất lớn về lý luận, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên –

xã hội…. và kiến thức thực tiễn đang rất phong phú và sôi động của đời sống xã
hội, đào tạo trở thành một khâu tất yếu, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở hiện nay.
Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 5 khoá IX của Đảng đã chỉ rõ “ tích cực
trẻ hoá từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở, phấn đấu đến
năm 2005 có khoảng 70 – 80% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua đào tạo, bồi
dưỡng, đạt tiêu chuẩn quy định khoảng 80% cán bộ, công chức chuyên môn có
trình độ trung cấp trở lên đối với đồng bằng, sơ cấp trở lên đối với Miền núi.
Như vậy Đảng ta đã nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
2.1.2. Công tác sử dụng cán bộ
Sử dụng cán bộ là cách thức bố trí sắp xếp cán bộ vào các chức danh, các
công việc nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động phát huy được sở trường, sở
đoản của con người, bảo đảm cho công việc lãnh đạo quản lý đạt hiệu quả cao
nhất, có thể thấy sử dụng cán bộ là công việc mang tính nghệ thuật cao, bao gồm
7


đánh giá đúng cán bộ, đề bạt bổ nhiệm, quản lý và thực hiện các chế độ chính
sách đối với cán bộ, cho nên bất kỳ một tổ chức nào cũng phải biết cách sử dụng
những cán bộ, nếu như muốn thực hiện cho bộ máy của mình hoạt động một cách
đồng bộ và có hiệu quả, đây là một công việc có tính móc xích và tự giác cao, bố
trí sử dụng cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp với sở trường, đề bạt cán bộ
phải đúng lúc, đúng người, đúng việc, trưng dụng những người có tài, có đức,
muốn vậy cần phải làm tốt công tác quản lý cán bộ của cấp uỷ các cấp, để nắm
chắc phẩm chất, năng lực, sức khoẻ để có kế hoạch sử dụng, đề bạt, giúp đỡ.
Việc sử dụng cán bộ phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của từng tổ
chức, từ chức trách nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với từng chức danh và kết quả
đánh giá cán bộ, thực hiện vì việc mà đặt người.
2.1.3. Tính tất yếu khách quan của công tác đào tạo và sử dụng cán bộ ở
cơ sở

Từ xưa đến nay ở Việt nam và trên thế giới sự thành công hoặc thất bại của
công việc, hoặc bị tổn vong, thịnh suy của mỗi quốc gia, chế độ xã hội đều phụ
thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, điều hành, vào hiền tài
của quốc gia, 500 năm trước đây ông cha ta đã từng khẳng định, vị trí tầm quan
trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đề cao nhân tài hiện còn lưu tại
văn bia quốc tử giám rằng. “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nguyên khí
thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà
càng xuống thấp, bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại
không chăm lo bồi dưỡng và đào tạo nhân tài để bồi đắp thêm nguyên khí quốc
gia.
Cho đến nay vấn đề này càng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa mang tính
khoa học, vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa cấp bách và có tính cơ bản lâu dài.
Trong cách mạng vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin,
đã tổng kết thực tiễn và rút ra rằng “ Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những
con người sử dụng lực lượng thực tiễn” (Mác Ăngghen, 1995)

8


Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì cán bộ là gốc của mọi công việc, ở
đây có thể thấy cán bộ là người tìm ra công việc, là người tổ chức thực hiện công
việc đó, cho nên cán bộ liên quan đến thành bại của cách mạng, muốn có được
đội ngũ cán bộ tốt thì tất yếu phải đào tạo và sử dụng cán bộ.
Trải qua hơn 70 năm hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản
Việt nam, đã đưa cách mạng Việt nam, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, có
được những thắng lợi đó, trước hết Đảng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ
trung thành, có trình độ năng lực, có phẩm chất cách mạng, để vạch ra đường lối
và để thực hiện thắng lợi đường lối đó.
Qua hơn 20 năm đổi mới ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt
được những thành tựu to lớn, nguyên nhân thắng lợi đó trước hết là Đảng ta đã

quan tâm xây dựng được một đội ngũ cán bộ, thể hiện trong chiến lược cán bộ
của Đảng ta, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền
với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt của công tác
xây dựng Đảng, (BCHTW 1997.)
Đối với các đơn vị cơ sở cấp xã, phường, thị trấn qua thực tế cho thấy ở
đâu có được một đội ngũ cán bộ tốt, thì ở đó phong trào phát triển, văn hoá xã
hội phát triển lành mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao, thực tiễn đó đã được
Đảng ta đánh giá rất thoả đáng và quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở “
dành kinh phí thoả đáng cho việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ cơ sở và chú
ý kiện toàn, tăng cường đội ngũ cốt cán” (văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng tr 148 ).
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp cách mạng.
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ
cán bộ
Đội ngũ cán bộ là những con người cụ thể, công tác cán bộ là công tác đối
với con người, cán bộ là những thành viên ưu tú của cộng đồng của xã hội con
người nằm trong mối quan hệ tổng hoà của xã hội, bởi vậy đội ngũ cán bộ và
9


công tác cán bộ chịu ảnh hưởng tác động rất lớn của các yếu tố khách quan và
chủ quan, các yếu tố tác động có thể khái quát thành các đặc điểm sau.
*Thứ nhất: Về lịch sử truyền thống của dân tộc ta và có thể xem đây là
một yếu tố có tác động tích cực, dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước, đoàn
kết gắn bó, truyền thống nhân nghĩa và sự hy sinh cao cả, các truyền thống đó trở
thành đời sống văn hoá nó thấm vào tâm lý quốc dân, truyền qua các thế hệ,
truyền thống trưng dụng nhân tài, khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng các
truyền thống đó phát triển đến đỉnh cao, do đó nó tác động lớn đến công tác cán
bộ và đội ngũ cán bộ .

* Thứ hai: Những yếu tố về kinh tế –xã hội, cả truyền thống và hiện tại,
nước ta trải qua chế độ phong kiến khá dài, vốn kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp lạc hậu, lại trải qua chiến tranh, bởi vậy tâm tính cũ còn tồn tại lâu dài,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng bước vào xây dựng đất nước, trải qua thời kỳ
khá dài, dù cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, rồi chuyển sang cả cơ chế mới, cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên bản thân mỗi con
người nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng chịu tác động rất lớn bởi các thói quen
tư tưởng cũ, đan xen với cái mới.
* Thứ ba là: Đối với cán bộ cơ sở còn chịu tác động bởi tâm lý cộng
đồng, tâm lý làng xã, họ hàng rất lớn đây là vấn đề thuộc về phong tục tập quán
lâu đời là nét rất đặc trưng ở nông thôn Việt nam, nổi bật là mối quan hệ làng, xã,
họ tộc hết sức mật thiết, sống với nhau trong tình nghĩa, gắn bó, đùm bọc, giúp
đỡ lẫn nhau, chiu đựng khó khăn gian khổ, khắc phục khó khăn, cái đó tác động
đến đội ngũ cán bộ một cách tích cực.
Tuy nhiên cuộc sống bao đời kép kín trong luỹ tre làng, với những tập
quán vốn có, cho nên mang nặng tính tuỳ tiện, ỷ lại, manh mún, rụt rè, e ngại,
trong tiếp thu cái mới, thụ động trong tư duy kinh tế, trong tính toán làm ăn,
những vấn đề đó tác động đến tâm lý, tư tưởng phong cách lãnh đạo của đội ngũ
cán bộ, mặt khác do quan hệ làng xóm đó mà hình thành tư tưởng cục bộ địa
phương, dòng họ, chủ nghĩa kinh nghiệm…

10


Đây là những yếu tố tác động rất lớn đến công tác cán bộ và đội ngũ cán
bộ cơ sở .
*Thứ tư là: Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ
cán bộ công chức:
Đặc điểm chung của cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước ta vừa qua
là chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, trong quá trình chuyển đổi, cho nên tính ổn định

chưa cao, thường xuyên phải sửa đổi và bổ sung, mặc dù hiện nay đã có những
quy định của pháp luật đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, tuy nhiên tính hợp lý chưa
cao, những đặc điểm đó của cơ chế chính sách tác động rất lớn đến công tác cán
bộ và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ công chức ở cơ sở.
Cơ chế chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chưa thoả đáng, chế độ lương phụ
cấp thấp nhất là cán bộ công chức cấp xã, lại càng khó khăn, cho nên ảnh hưởng
đến sự chuyên tâm công tác, mặt khác pháp luật còn nhiều kẽ hở người ta rễ lợi
dụng, để dẫn đến vi phạm, làm đảo lộn trong công tác cán bộ ở nhiều nơi.
Ngoài những yếu tố chủ yếu trên thì còn những sự tác động khác như
diễn biến của tình hình quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin, sự tác động của tiêu cực trong bộ máy Đảng, Nhà nước,
các tệ nạn xã hội, tất cả những yếu tố trên đều tác động ảnh hưởng đến công
tác cán bộ và chất lượng cán bộ, cần tính đến để phát huy những nhân tố tích
cực, hạn chế mặt không tích cực, để xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay.

11


2.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về công tác đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng cán bộ.
Chủ trương, quan điểm chung. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
X của Đảng ta xác định, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ có thể khái quát thành
các nội dung sau.
*Một là: Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý
ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối
sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân
dân.
* Hai là: Có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, trưng dụng người có đức, có tài.
* Ba là: Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và

quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người
đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.
* Bốn là: Làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ,
cán bộ dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực.
* Năm là: Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy
hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu, có
phương pháp khoa học để tuyển chọn cán bộ.
* Sáu là: Đổi mới, trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý.
* Bẩy là: Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường chính trị các tỉnh,
thành phố, trường chính trị của các bộ ngành và trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Đối với cán bộ cơ sở trong nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương
lần thứ 5 khoá IX đã chỉ ra mục tiêu công tác cán bộ là “ Xây dựng đội ngũ cán
bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, trẻ hoá đội ngũ chăm lo công tác đào
tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”
văn kiện hội nghị lần thứ năm. (BCH trung ương 2002).

2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

12


2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu là một Thị Trấn miền núi nằm ở phía
đông của Huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La. Cách trung tâm huyện lỵ 5km với
vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp xã Phiêng Luông, xã Tân Lập.
- Phía Tây giáp: Thị Trấn Mộc Châu.
- Phía Nam giáp : Xã Phiêng Luông, xã Đông Sang.

- Phía bắc giáp : Xã Mường Sang.
Trên địa bàn Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu có quốc lộ 6 đi qua nên có
nhiều thuận lợi để giao lưu, kinh tế, văn hoá, xã hội với các xã trong huyện cũng
như với bên ngoài.
2.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Thị trấn Nông trường Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây bắc
của tổ quốc nên địa hình chủ yếu của Thị trấn là đồi núi đá thấp, và núi đá vôi, địa hình
tương đối hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại, do địa hình như vậy nên diện tích đất
sử dụng không được nhiều, chủ yếu là các thung lũng và cao nguyên, chính vì thế nên
các dân tộc thiểu số trên địa bàn phải khai hoang thêm đất và đẫn tới tình trạng phá
rừng, do ở địa hình như thế nên trên địa bàn Thị trấn không có sông, chỉ có những con
suối nhỏ, và chủ yếu là ao hồ và các giếng khoan nên nước sạch không đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng của người dân nhất là về mùa khô.
2.2.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Thị Trấn Nông Trường chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Bắc mang tính
chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và
chiếm trên 80% lượng mưa trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau và mùa khô này thường bị ảnh hưởng của gió phơn tây nam (Gió Lào) nên
thời tiết rất hanh khô. Nhiệt độ trung bình năm là 21 0C, trung bình cao nhất là
280C và trung bình thấp nhất là 170C. Nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm lớn 7
13


- 80C. Chế độ nhiệt và ánh sáng thích hợp cho các loaị cây công nghiêp, cây nông
nghiệp, cây ăn quả. Độ ẩm trung bình trong cả năm trong vùng là 820C. Là nơi có
độ ẩm tương đối thay đối trong năm rất rõ rệt.
Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Tháng 8 là
tháng tập trung mưa nhiều nhất trong mừa mưa. Những tháng mùa mưa hoàn
toàn cung cấp đủ nước tuới cho cây trồng. Do địa hình núi đá lên mùa khô nước
vẫn giữ được trong vách núi nên mùa khô độ ẩm của khu vực Thị Trấn Nông

Trường đất vẫn có độ ẩm cao. Mùa này nhiệt độ hạ thấp không thích hợp cho các
loại cây trồng nhưng thường hay gặp gió Phơn tây nam nên các loại cây trồng có
bộ rễ ăn nông hầu như không sống nối trong mùa khô, dễ xẩy ra hoả hoạn như
cháy rừng ở các vùng núi cao.
2.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu có 11.051ha đất tự nhiên.
Trong đó: - Đất nông nghiệp năm 2010 là 3.654,83ha chiếm 33,07% diện
tích đất tự nhiên, đến năm 2011 là 3.709,63 ha chiếm 33,57% diện tích đất tự
nhiên tăng 1,5% so với năm 2010. Năm 2012 là 3.720,75ha chiếm 33,67% diện
tích đất tự nhiên tăng 0,3% so với năm 2011. Các loại đất như đất ở, đất chuyên
dùng đều có xu hướng tăng.
- Đất chưa cử sử dụng có xu hướng giảm năm 2010 là 1.630,37 ha chiếm
14,75% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2012 là 1.586,25 ha chiếm 14,35%
tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân 3 năm giảm 1,36%. Giảm diện tích đất
chưa sử dụng, làm tăng diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đẩt ở làm
tăng nguồn thu cho ngân sách Thị Trấn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
bổ thu, chi ngân sách của Thị Trấn ngày càng được hoàn thiện hơn.

14


15


Bảng 1: Tình hình đất đai và sử dụng đất 2010 - 2012
Năm 2010

Năm 2011
SL (ha)


CC (%)

Năm 2012
SL (ha)

Tốc độ phát triển(%)

Chỉ tiêu

SL (ha)

CC (%)

CC (%) 2011/2010 2012/2011

BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên

11051.00

100.00% 11051.00 100.00% 11051.00 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

1. Đất nông nghiệp

3654.63

33.07%


3709.63

33.57%

3720.75

33.67% 101.50% 100.30% 100.90%

- Đất cây hàng năm

2052.00

18.57%

2062.63

18.66%

2067.70

18.71% 100.52% 100.25% 100.38%

- Đất cây lâu năm

850.63

7.70%

850.90


7.70%

850.05

7.69% 100.03%

- Đất mặt nước NTTS

130.00

1.18%

128.00

1.16%

130.00

1.18%

- Đất trang trại

622.00

5.63%

668.10

6.05%


673.00

6.09% 107.41% 100.73% 104.02%

2. Đât ở

5462.00

49.43%

5560.00

50.31%

5572.00

50.42% 101.79% 100.22% 101.00%

3. Đất chưa sử dụng

1630.37

14.75%

1580.37

14.30%

1586.25


14.35%

304.00

2.75%

201.00

1.82%

172.00

1.56%

4. Đất khác

99.90% 99.97%

98.46% 101.56% 100.00%

96.93% 100.37% 98.64%
66.12%

85.57% 75.22%

II. Một số chỉ tiêu
1. Đất tự nhiên/khẩu

0.45


0.44

0.44

98.55%

99.54% 99.04%

2. Đất NN/hộ

0.58

0.58

0.58

100.25%

99.86% 100.06%

3. Đất NN/khẩu

0.15

0.15

0.15

100.04%


99.84% 99.94%

4. Đất NN/hộ NN

1.77

1.80

1.79

101.55%

99.77% 100.66%

5. Đất NN/lao động NN

0.62

0.62

0.66

99.47% 107.28% 103.30%

(Nguồn: Thống kê TT Nông trường Mộc Châu)

16



×