Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG, NUÔI TRỒNG LAN DENDROBIUM NOBILE LIND THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

TÊN DỰ ÁN: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG,

NUÔI TRỒNG LAN DENDROBIUM NOBILE LIND.
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP
Mã số: Theo HĐ số 05/ 2011 ngày 14/12/2012

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Ngọc Lan

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ACẤP BỘ

TÊN DỰ ÁN: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG,
NUÔI TRỒNG LAN DENDROBIUM NOBILE LIND.
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP

Mã số: Theo HĐ số 05/ 2011 ngày 14/12/2012

Xác nhận của cơ quan chủ trì dự án


(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm dự án
(ký, họ tên)

TS. Vũ Ngọc Lan

HÀ NỘI, 2014


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. TS. Vũ Ngọc Lan
2. GS.TS. Nguyễn Quang Thạch
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh
4. ThS. Nguyễn Thị Sơn
5. KS. Trần Thế Mai
6. ThS. Nguyễn Hữu Cường
7. TS. Nguyễn Văn Giang
8. KS. Đặng Thị Phương Hảo
9. ThS. Hoàng Thị Thủy
10. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Oanh

i


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............................................................................................1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................v
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................................3
3. CÁCH TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................4
4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................4
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................................5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI................................7
6.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................
6.1.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1....................................................................7
6.1.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2..................................................................15
6.1.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3..................................................................15
6.2. Các chỉ tiêu theo dõi:.....................................................................................................
6.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi trong nuôi cấy in vitro......................................................16
6.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi trong vườn ươm................................................................16
6.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong vườn sản xuất..........................................................16
6.3. Điều kiện thí nghiệm.....................................................................................................
6.3.1. Nhóm thí nghiệm trong phòng...........................................................................16
6.3.2 Nhóm thí nghiệm ở vườn ươm và vườn sản xuất................................................17
7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC CỦA
DỰ ÁN.................................................................................................................................17
7.1. Thông tin chung về cây lan Dendrobium làm dược liệu...............................................
7.2. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây lan trên thế giới..............................................
7.3. Những nghiên cứu về cây lan ở trong nước..................................................................
8. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC.........................................................27
8.1.3. Xác định các tác động ảnh hưởng đến hệ thống bioreactor trong tạo cây hoàn
chỉnh.............................................................................................................................41
8.1.4. Xác định tác động của thời vụ ra cây, giá thể trồng, ẩm độ tưới, các loại chế
phẩm dinh dưỡng, nồng độ, chế phẩm sinh học tròng phòng trừ sâu bệnh đến khả
năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở vườn ươm........................49
8.1.5. Xác định tác động các loại chế phẩm dinh dưỡng, nồng độ, chế phẩm sinh học

đến khả năng sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh của lan Dendrobium nobile Lindl. ở
vườn sản xuất...............................................................................................................56
8.1.6. Phân tích, đánh giá hàm lượng alkaloid theo thời vụ, bộ phận, tuổi cây của lan
Dendrobium nobile Lindl.............................................................................................60
8.2. Nội dung 2: Nhân nhanh lượng cây giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.........................
8.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất cây lan Dendrobium nobile Lindl................
9. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................................................67
9.1. Kết luận.........................................................................................................................

ii


9.2 Đề nghị...........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................70
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO........................................................................73
I. QUY TRÌNH.....................................................................................................................74

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

SKLM

: Sắc ký khí lớp mỏng

ĐC


: Đối chứng

MS

: Murashige & Shoog, 1962

KC

: Knudson C, 1965

VW

: Vacin & Went, 1949

RE

: Robert Ernst, 1979

CW

: Nước dừa

CV(%)

: Hệ số biến động (Correlation of Variants)

LSD

: Sai khác tối thiểu có ý nghĩa ở P = 0.5 (Least Significant Difference)


THT

: Than hoạt tính

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............................................................................................1
6.1. Phương pháp nghiên cứu 7..............................................................................................ii
6.2. Các chỉ tiêu theo dõi: 16.................................................................................................ii
6.3. Điều kiện thí nghiệm 16..................................................................................................ii
7.1. Thông tin chung về cây lan Dendrobium làm dược liệu 17............................................ii
7.2. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây lan trên thế giới 20...........................................ii
7.3. Những nghiên cứu về cây lan ở trong nước 22...............................................................ii
8.2. Nội dung 2: Nhân nhanh lượng cây giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô 64.....................ii
8.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất cây lan Dendrobium nobile Lindl. 65............ii
9.1. Kết luận 67......................................................................................................................ii
9.2 Đề nghị 69.......................................................................................................................iii
Bảng 1. Ảnh hưởng của phương thức gieo hạt đến khả năng nảy mầm, phát sinh hình
thái của loài Dendrobium nobile Lindl. (Sau 6 tuần nuôi cấy)..............................
Bảng 2. Ảnh hưởng của chỉ số pH đến khả năng nhân nhanh protocorm của loài
Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy)...................................................
Bảng 4. Ảnh hưởng của EC trong môi trường nuôi cấy KC đến khả năng nhân nhanh
protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy).............
Bảng 5. Ảnh hưởng của EC trong môi trường nuôi cấy MS đến khả năng nhân nhanh
chồi của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy).......................
Bảng 7. Ảnh hưởng của nhịp điệu nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi của
loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy)......................................

Bảng 8. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm
protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 3 tuần nuôi cấy).............
Bảng 9. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi
của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy)...............................
Bảng 10. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm
protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy).............
Bảng 11. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm
chồi của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy).......................
Bảng 12. Ảnh hưởng của pH trong tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường đặc và hệ
thống bioreactor của loài lan in vitro Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần
nuôi cấy).................................................................................................................
Bảng 13. Ảnh hưởng của EC trong quá trình tạo cây hoàn chỉnh của loài lan
Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy)...................................................
v


Bảng 14. Ảnh hưởng của nhịp điệu nuôi cấy trong quá trình tạo cây hoàn chỉnh của
loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy)......................................
Bảng 15. Ảnh hưởng của than hoạt tính trong quá trình tạo cây hoàn chỉnh của loài
lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy).............................................
Bảng 16. Ảnh hưởng của thời vụ ra cây đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của cây
lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm. (Sau 8 tuần nuôi
trồng)......................................................................................................................
Bảng 17. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng
của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm..............................
(Sau 8 tuần nuôi trồng).........................................................................................................
Bảng 18. Ảnh hưởng của ẩm độ giá thể trồng đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng
của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm (Sau 8 tuần
nuôi trồng)..............................................................................................................
Bảng 19. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ đến khả năng

sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm
(Sau 8 tuần nuôi trồng)...........................................................................................
Bảng 20. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh đến
khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn
vườn ươm (Sau 8 tuần nuôi trồng).........................................................................
Bảng 21. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ đến khả năng
sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở
giai đoạn vườn sản xuất.........................................................................................
Bảng 22. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ đến khả năng
sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở
giai đoạn vườn sản xuất.........................................................................................
Bảng 23. Kết quả định lượng alcaloid toàn phần trong cây lan Thạch hộc.........................

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Minh họa ảnh hưởng của chỉ số pH đến khả năng nhân nhanh
protocorm của loài Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy)..........29
Hình 2. Minh họa ảnh hưởng của chỉ số pH đến khả năng nhân nhanh chồi
của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy).....................30
Hình 3. Minh học ảnh hưởng của EC trong môi trường nuôi cấy KC đến khả
năng nhân nhanh protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8
tuần nuôi cấy)...............................................................................................32
Hình 4. Minh học ảnh hưởng của EC trong môi trường nuôi cấy KC đến khả
năng nhân nhanh cụm chồi của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8
tuần nuôi cấy)...............................................................................................33
Hình 5. Minh họa ảnh hưởng của nhịp điệu nuôi cấy đến khả năng nhân
nhanh protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi
cấy)...............................................................................................................35

Hình 6. Minh họa ảnh hưởng của nhịp điệu nuôi cấy đến khả năng nhân
nhanh cụm chồi của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8 tuần nuôi
cấy)...............................................................................................................36
Hình 7. Minh họa ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân
nhanh cụm protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 3 tuần
nuôi cấy).......................................................................................................37
Hình 8. Minh họa ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân
nhanh cụm chồi của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 3 tuần nuôi
cấy)...............................................................................................................38
Hình 9. Minh họa ảnh hưởng của cường độ ánh sáng nuôi cấy đến khả năng
nhân nhanh cụm protocorm của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8
tuần nuôi cấy)...............................................................................................40
Hình 10. Minh họa ảnh hưởng của cường độ ánh sáng nuôi cấy đến khả
năng nhân nhanh cụm chồi của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 8
tuần nuôi cấy)...............................................................................................40
Hình 11. Minh họa ảnh hưởng của pH trong tạo cây hoàn chỉnh trên môi
trường đặc và hệ thống bioreactor của loài lan in vitro Dendrobium nobile
Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy).........................................................................42
Hình 12. Minh họa ảnh hưởng của EC trong quá trình tạo cây hoàn chỉnh
của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy).....................44
Hình 13. Minh họa ảnh hưởng của nhịp điệu nuôi cấy trong quá trình tạo
cây hoàn chỉnh của loài lan Dendrobium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy)
......................................................................................................................45
Hình 14. Minh họa ảnh hưởng của THT trong quá trình tạo cây hoàn chỉnh
của loài lan Dendrob ium nobile Lindl. (Sau 4 tuần nuôi cấy)....................46
Hình 15. Quy trình nhân giống invitro lan Dendrobium nobile Lindl. bằng
hệ thống bioreacter.......................................................................................48

vii



Hình 16. Minh họa ảnh hưởng của thời vụ ra cây đến tỷ lệ sống, khả năng
sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.
(Sau 8 tuần nuôi trồng).................................................................................49
Hình 17. Minh họa ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm. (Sau 8
tuần nuôi trồng)............................................................................................51
Hình 18. Minh họa cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm
......................................................................................................................55
Hình 19. Quy trình nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl. ngoài vườn
ươm..............................................................................................................56
Hình 20. Hình ảnh nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl. ngoài vườn sản
xuất...............................................................................................................58
Hình 21. Quy trình nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl. ngoài vườn sản
xuất...............................................................................................................59
Hình 22. Sắc ký ký đồ SKLM định tính alcaloid loài thạch hộc.................62
Hình 23. Minh họa mô hình nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl. ngoài
vườn sản xuất tại Hòa Bình..........................................................................66
Hình 24. Minh họa mô hình nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl. ngoài
vườn sản xuất tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội....................................67

viii


Mẫu 11. Thông tin kết quả nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên dự án: Hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium nobile

Lindl. theo hướng công nghiệp
- Mã số:

Theo HĐ số 05/2011 ký ngày 14/12/2012

- Chủ nhiệm:

TS.Vũ Ngọc Lan

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thời gian thực hiện:

Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 01 năm 2014

2. Mục tiêu:
Tạo ra nguồn cây giống có chất lượng, quy mô lý thuyết 500.000 cây giống/1năm
để cung cấp cho các hộ nuôi trồng, các cơ sở sản xuất và chuyển giao công nghệ. Quy trình
nhân nhanh và nuôi trồng sẽ được chuyển giao tới các hộ dân, các doanh nghiệp, các công
ty trong nước nhằm xây dựng vùng bản địa trồng cây nguyên liệu thô cho ngành dược.
3. Tính mới và sáng tạo:
Tính mới:
- Lần đầu tiên ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ bioreactor để nhân giống cây lan hoàng thảo
Dendrobium nobile Lindl. theo hướng công nghiệp
- Sử dụng chế phẩm sinh học làm một trong thành phần chính phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
trong nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl..
Tính sáng tạo:
Ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống lan thuốc chi Hoàng Thảo có bổ
sung các dịch chiết tự nhiên góp phần bảo tồn loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ
tuyệt chủng để trả lại cho rừng.
4. Kết quả nghiên cứu:

4.1. Nội dung 1: Hoàn thiện công nghệ nhân nhanh, nuôi trồng lan D. nobile Lindl tại
vườn ươm và vườn sản xuất

ix


4.1.1. Tạo nguồn vật liệu ban đầu khi sử dụng hệ thống bioreactor (protocorm, chồi từ hạt
lan)
Gieo hạt trên môi trường MS + 100ml ND/lít môi trường + 10g sacaroza /lít môi
trường + 6g agar/lít môi trường cho 100% hạt hình thành thể sinh chồi, các chồi phát sinh
đều tươi, có màu xanh đậm, đảm bảo cho quá trình nuôi cấy tiếp theo
4.1.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống bioreactor trong nhân nhanh
protocorm, cụm chồi
- - pH môi trường: pH môi trường = 5,4 thích hợp cho nhân nhanh protocorm và chồi lan
trong bioreactor; sự sinh trưởng của protocorm và chồi lan là thuận lợi nhất: số lượng
protocorm/cụm và đường kính (ĐK) cụm cao nhất đạt 238,26 protocorm/cụm và ĐK cụm
đạt 2,42 cm; số lượng chồi/cụm đạt 47,30.
- Hàm lượng khoáng EC:
Hàm lượng khoáng EC = KC là thuận lợi nhất cho nhân nhanh protocorm trong hệ
thống bioreactor (môi trường KC + 100ml nước dừa + 10g saccharoza + 60g khoai tây/lít
môi trường). Chỉ số nhân nhanh protocorm cao nhất, đạt 238,36 protorcom/cụm, ĐK cụm
= 2,56.
Hàm lượng khoáng EC = MS là thích hợp cho nhân nhanh protocorm trong hệ
thống bioreactor (môi trường MS + 100ml ND + 60g chuối chín + 30g saccharose/lít). Chỉ
số số chồi/cụm đạt cao nhất (49,30).
- Nhịp điệu nuôi cấy trong hệ thống bioreactor: nhịp điệu nuôi cấy 1 giờ nổi: 1 phút chìm
là thuận lợi nhất, cho khả năng hình thành protocorm và chồi lan cao nhất, vượt hơn so với
đối chứng khi nhân nhanh trên môi trường đặc thoáng khí (số protocorm/cụm 235,26;
đường kính cụm 2,59 cm; số chồi/cụm 47,86).
- Phương thức nuôi cấy: sử dụng hệ thống bioreactor cho nhân nhanh protocorm và cụm

chồi lan tốt nhất: số protocorm/cụm là 168, khối lượng protocorm 54mg và HSN 3,36
lần/3tuần nuôi cấy; số chồi TB/cụm cao nhất đạt 51 chồi.
- Cường độ ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho nhân nhanh protocorm và chồi lan
trong hệ thống bioreator là 2500 lux; Protocorm và chồi lan mập, xanh mượt; đạt các chỉ tiêu
sinh trưởng cao nhất: số chồi/cụm 47,46; số protocorm/cụm 228,78; đường kính cụm 2,46 cm.
4.1.3. Xác định các tác động ảnh hưởng đến hệ thống bioreactor trong tạo cây hoàn chỉnh

x


- pH môi trường: pH môi trường = 6,0 thích hợp cho tạo cây hoàn chỉnh cả ở phương thức
nuôi cấy đặc thoáng khí (chiều cao cây 5,22 cm và 4,02 số lá/cây) và bioreactor (chiều cao
cây 5,83 cm và 4,65 số lá/cây).
- Hàm lượng EC: Hàm lượng EC=RE trong cả 2 phức nuôi cấy: đặc thoáng khí và
bioreactor đều thuận lợi cho quá trình tạo cây lan in vitro hoàn chỉnh. Chiều cao cây và số
lá TB/cây trong môi trường đặc là 5,32 cm và 4,37 chiếc; trong bioreactor: 5,95 cm và 4,75
chiếc)
- Nhịp điệu nuôi cấy: phương thức nuôi cấy trên môi trường đặc thoáng khí là thuận lợi
nhất để nhân nhanh cây in vitro trong giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, mặc dù cả hai phương
thức nuôi cấy trên môi trường đặc thoáng khí và bioreactor đều cho các chỉ tiêu sinh
trưởng cao tương đương nhau (ở hệ thống bioreactor chiều dài rễ đạt 3,42 cm; số rễ TB/cây
= 2,95; ở môi trường đăc thoáng khí là 2,85 cm và 4,65), tuy nhiên hình thái cây nuôi trên
hệ thống bioreactor kém hơn nuôi trên môi trường đặc thoáng khí và thường hay đổ đè lên
nhau nên ảnh hưởng đến giai đoạn nuôi trồng ngoài vườn ươm.
- Than hoạt tính: bổ sung 1,0g THT/lít môi trường nuôi cấy là tối ưu tạo cây hoàn chỉnh
trong cả hệ thống bioreactor và môi trường đặc thoáng khí (môi trường đặc: số rễ 5,25;
chiều dài rễ TB 4,97 cm; ở hệ thống bioreactor: là 5,85 và 4,25 cm )
4.1.4. Xác định tác động của thời vụ ra cây, giá thể trồng, ẩm độ tưới, các loại chế phẩm
dinh dưỡng, nồng độ, chế phẩm sinh học tròng phòng trừ sâu bệnh đến khả năng sinh
trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở vườn ươm

Thời vụ ra cây thích hợp nhất là tháng 2 (vụ xuân).
Giá thể thích hợp nhất để trồng cây in vitro là bột xơ dừa
Ẩm độ thích hợp của giá thể trồng là 40-50%
Phun dinh dưỡng qua lá Komix 0,5ml/lít 1 lần/tuần để tăng cường sinh trưởng của cây con
Phun chế phẩm BT hoặc dịch chiết gừng, tỏi, ớt phòng trừ sâu bệnh 1/2 tháng 1 lần.
4.1.5. Xác định tác động các loại chế phẩm dinh dưỡng, nồng độ, chế phẩm sinh học đến
khả năng sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh của lan Dendrobium nobile Lindl. ở vườn
sản xuất
Phun dinh dưỡng qua lá Komix 2 ml/lít 1 lần/tuần để tăng cường sinh trưởng của cây
Phun chế phẩm BT hoặc dịch chiết gừng, tỏi, ớt phòng trừ sâu bệnh 1/2 tháng 1 lần

xi


4.1.6. Phân tích, đánh giá hàm lượng alkaloid theo thời vụ, bộ phận, tuổi cây của lan
Dendrobium nobile Lindl làm căn cứ khoa học để xác định thời điểm thu hái dược liệu đạt
hiệu quả.
Phân tích, đánh giá hàm lượng alkaloid trong các mẫu lan cho thấy, để đạt được hàm
lượng alcaloid đảm bảo cho sử dụng làm thuốc cần thu hoạch chồi lan 1,5 tuổi vào vụ xuân
(tháng 2) hoặc cây lan nuôi cấy mô có độ tuổi 1,5 (% alcaloid toàn phần tính theo
dendrobine cao nhất từ 0,58 - 0,62).
4.2. Nội dung 2. Nhân nhanh lượng cây giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
Đã nhân được 140 cây lan D. nobile Lindl. giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô truyền
thống, nuôi cấy mô cải tiến và bằng hệ thống bioreactor, các cây giống có tiêu chuẩn đồng
đều, sạch bệnh, có từ 4-5 lá, chiều cao 5-7 cm, 5-7 rễ và tỷ lệ sống đạt > 85 %:
Đợt 1 (năm 2012) : 40.000 cây
Đợt 2 (năm 2013) : 100.000 cây
4.3. Nội dung 3. Xây dựng mô hình sản xuất cây lan Dendrobium nobile Lindl.
- 01 mô hình sản xuất lan Dendrobium nobile Lindl. tại vùng bản địa Hòa Bình cũng
là khu nguyên liệu tự nhiên của công ty cổ phần Y Dược Sông Đà có 20.000 cây hơn một năm

tuổi, 90.000 cây được trên 2 tháng tuổi đã được ghép lên cây hoặc trên gỗ, đều đang được nuôi
trồng tự nhiên. Mô hình trồng cây trong nhà lưới, có mái che, đạt 20.000 cây các loại tuổi, đang
trong thời gian sinh trưởng phát triển (có chiều cao > 5-7 cm; > 4-5 lá, > 5-7 rễ).
- 01 mô hình sản xuất lan Dendrobium nobile Lindl. tại Vườn thực nghiệm Viện
SHNN - trường ĐH Nông nghiệp HN với diện tích 200 m 2 có 20.000 cây hơn một năm tuổi,
10.000 cây được trên 2 tháng tuổi đều được nuôi trồng công nghiệp Mô hình trồng cây trong
nhà lưới, có mái che, đạt 20.000 cây các loại tuổi, đang trong thời gian sinh trưởng phát triển
(chiều cao > 7 cm; > 5 lá, > 7 rễ).
5. Sản phẩm:
5.1. Hoàn thành 13 báo cáo chuyên đề
Chuyên đề 1: Thí nghiệm tạo nguồn vật liệu ban đầu khi sử dụng hệ thống bioreactor
(protocorm, chồi từ hạt lan).
Chuyên đề 2: Xác định ảnh hưởng của pH, EC trong nhân nhanh giống lan (cụm
protocorm, cụm chồi) in vitro trên hệ thống bioreactor.
Chuyên đề 3: Xác định ảnh hưởng cường độ chiếu sáng trong nhân nhanh cụm protocorm,
cụm chồi lan Dendrobium nobile Lindl. in vitro trong hệ thống bioreactor.

xii


Chuyên đề 4: Xác định ảnh hưởng của pH, EC trong tạo cây hoàn chỉnh lan in vitro trên
môi trường đặc và hệ thống bioreactor.
Chuyên đề 5: Xác định ảnh hưởng nhịp điệu nuôi cấy đến khả năng tạo rễ lan Dendrobium
nobile Lindl. trong hệ thống bioreactor.
Chuyên đề 6: Xác định ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ lan Dendrobium
nobile Lindl. trong hệ thống bioreactor.
Chuyên đề 7: Xác định ảnh hưởng của thời vụ, gía thể trồng ra cây đến tỷ lệ sống, khả năng
sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.
Chuyên đề 8: Xác định ảnh hưởng của ẩm độ giá thể đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng
của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.

Chuyên đề 9: Xác định ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ đến tỷ lệ
sống, khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.
Chuyên đề 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu
bệnh đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai
đoạn vườn ươm.
Chuyên đề 11: Nghiên cứu ảnh hưởng các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ đến khả năng
sinh trưởng, phát triển của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn sản xuất.
Chuyên đề 12: Nghiên cứu ảnh hưởng các loại chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu
bệnh đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai
đoạn vườn sản xuất.
Chuyên đề 13: Phân tích, đánh giá hàm lượng alkaloid để xác định thời điểm thu hái dược
liệu đạt hiệu quả.
5.2. 01 quy trình nhân giống nuôi trồng lan Dendrobium nobile Lindl. quy mô công
nghiệp có công suất lý thuyết 500.000 cây giống/năm
Gieo hạt: gieo hạt trên môi trường MS + 100ml ND/lít môi trường + 10g
sacaroza /lít môi trường + 6g agar/lít môi trường
Nhân nhanh protocorm và cụm chồi cho lan D. nobile Lindl bằng hệ thống
bioreactor: Nhân nhanh protocorm trong môi trường KC (1965) + (100ml nước dừa + 10g
saccharoza + 60g khoai tây)/lít môi trường; Nhân nhanh cụm chồi trong môi trường MS +
(100ml ND + 60g chuối chín + 30g saccharose)/lít; Các điều kiện nuôi cấy: pH môi
trường = 5,4; nhịp điệu nuôi cấy 1 giờ nổi:1 phút chìm; cường độ ánh sáng là 2500 lux

xiii


Tạo cây hoàn chỉnh: trong môi trường nuôi cấy đặc thoáng khí RE + 10g sacaroza
+ 1,0 g THT/lít môi trường, pH môi trường = 6,0; cường độ chiếu sáng 2300 lux
Vườn ươm: Thời vụ ra cây thích hợp nhất là tháng 2 (vụ xuân). Cây in vitro cao
4cm, 3 lá, 4 rễ, được rửa sạch agar, khử trùng bằng dung dịch KMnO 4 0,1% trong 10 phút và
trồng trên khay giá thể bột xơ dừa với ẩm độ 40-50%. Mỗi khay trồng 30 cây, cây cách cây

3cm, hàng cách hàng 4cm; Đặt khay nơi bóng mát, thoáng khí. Tiến hành phun ẩm thường
xuyên, đảm bảo ẩm độ của giá thể trồng luôn đạt 40-50% Phun dinh dưỡng qua lá Komix
0,5ml/lít 1 lần/tuần để tăng cường sinh trưởng của cây con. Phun chế phẩm BT hoặc dịch
chiết gừng, tỏi, ớt phòng trừ sâu bệnh 1/2 tháng 1 lần.
Vườn sản xuất: Trồng cây con từ vườn ươm (đạt chiều cao hơn 10cm, đường kính
thân 0,5cm - 0,6cm và có từ 5 - 6 chồi) trên giá thể bột xơ dừa, khối lượng 50 gram/chậu.
Chậu đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ở giai đoạn tưới nước hạn chế, không tưới nước
trực tiếp vào phần gốc và bộ rễ, tiến hành tưới dạng sương mù, phun xung quanh và trên bề mặt giá
thể, phun 02 lần/ngày vào vụ hè, lượng nước phun là 20ml/chậu/01 lần phun. Phun dinh
dưỡng qua lá Komix 2 ml/lít 1 lần/tuần để tăng cường sinh trưởng của cây. Phun chế phẩm
BT hoặc dịch chiết gừng, tỏi, ớt phòng trừ sâu bệnh 1/2 tháng 1 lần.
5.3. Xây dựng 02 mô hình: Tổng số cây giống là 140.000, trong đó có 40.000 cây hơn một
năm tuổi, 100.000 cây trên 2 tháng.
Mô hình 1: 01 mô hình sản xuất lan Dendrobium nobile Lindl. tại vùng bản địa Hòa Bình
cũng là khu nguyên liệu tự nhiên của công ty cổ phần Y Dược Sông Đà có 20.000 cây hơn một
năm tuổi, 90.000 cây được trên 2 tháng tuổi đã được ghép lên cây hoặc trên gỗ, đều đang được
nuôi trồng tự nhiên.
Mô hình 2: 01 mô hình sản xuất lan Dendrobium nobile Lindl. tại Vườn thực nghiệm Viện
SHNN - trường ĐH Nông nghiệp HN với diện tích 200 m 2 có 20.000 cây hơn một năm tuổi,
10.000 cây được trên 2 tháng tuổi đều được nuôi trồng công nghiệp
5.4. Tổ chức 01 hội thảo giới thiệu về quy trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium
nobile Lindl. theo hướng công nghiệp
5.5.Tổ chức 02 khóa tập huấn
Tập huấn 1: Cho 20 cán bộ kỹ thuật về quy trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium
nobile Lindl. tại Hòa Bình.
Tập huấn 2: Cho 180 nông dân được phổ biến về cách thức nhân giống, nuôi trồng lan
Dendrobium nobile Lindl. tại Hòa Bình.

xiv



6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
-

Hiện nay, giống lan Dendrobium nobile Lindl. trong tự nhiên đang bị thu hái

cạn kiệt và được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” do có nhiều đặc tính quý (Làm cảnh, dược
liệu). Sản phẩm của đề tài là nguồn mẫu giống góp phần bảo tồn và cung cấp giống cho thị
trường.
-

Đề tài góp phần bảo vệ môi trường vì trong nhân giống không sử dụng chất

điều tiết sinh trưởng và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
-

Đề tài góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng

núi Tây Bắc
-

Đề tài đã ký kết với công ty Cổ phần Y dược và thương mại Sông Đà để liên kết

nhân giống, tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất thực phẩm chức năng.

Ngày

tháng

Cơ quan chủ trì


Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

(ký, họ và tên)

xv

năm 2014


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Lan Hoàng Thảo (Dendrobium) là một trong những chi lớn nhất của họ lan
(Orchidaceae). Theo A.Takhajan (1966) chi Hoàng thảo trên thế giới có khoảng
1400 loài, chủ yếu phân bố ở lục địa Đông Nam Á và các đảo thuộc Philippin,
Malaixia, Inđonêxia, Niu Ghinê, Đông Bắc Ôxtrâylia.
Ở Việt Nam hiện biết 101 loài và 1 thứ, phân bố chủ yếu ở vùng núi suốt từ
Bắc vào Nam và trên một số đảo ven biển nước ta. Chi lan Hoàng thảo có hình dáng
cây rất đa dạng, phong phú, có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra, phần lớn các loài
trong chi Hoàng thảo còn là những vị thuốc dân tộc cổ truyền, dùng trong phòng, trị
nhiều bệnh như: sốt nóng, khô cổ, bứt rứt, kém ăn, giảm thị lực, giảm khả năng tình
dục... Điển hình là loài Dendrobium nobile Lindl. (Thạch hộc), được biết có giá trị
làm thuốc chữa trị nhiều bệnh. Người H’Mông trên các triền núi khắp vùng Tây
Bắc cho rằng Dendrobium nobile Lindl. - một loài thuộc chi Lan Hoàng thảo, là một
loài thuốc quý chống bệnh “ngã nước” khi chuyển mùa.
Dendrobium nobile Lindl, loài lan quí, vừa mang lại giá trị thẩm mỹ lại vừa có
khả năng làm dược liệu, vì trong các bộ phận của cây có chứa chất nhầy và một chất
alcaloid gọi là Dendrobin khoảng 0,3%. Chất Dendrobin có công thức thô
C28H25NO2, Trong kim thạch hộc cũng có dendrobin và hai loại alcaloit khác là

nobilnin và G-hydroxydendrobin (Đỗ Tất Lợi, 2011). Theo báo cáo của Viện
Nghiên cứu y học, hệ dược học (Bắc Kinh,1958) thì trong thành phần của lan
Dendrobium nobile Lindl. có 0,05% alcaloid, không có saponin và không cho phản
ứng tanin.
Thạch hộc là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách thuốc cổ “Bản kinh”.
Thạch hộc (Caulis Dendrobii) lấy từ thân phơi hay sấy khô của nhiều loại Thạch
hộc như Hoàng thảo thạch hộc (Dendrobium loddgesii, Dendrobium candidum Wall
ex Lindi.), Kim thoa thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.),…(Lê Trần Đức, 1997).
Theo Đỗ Tất Lợi (2011), Thạch hộc là tên vị thuốc của cây lan Hoàng thảo có
tên Dendrobium nobile Lindl., dáng cây trên to dưới nhỏ, giống như cái hộc, mọc ở
núi đá, do đó có tên Thạch hộc (thạch: đá; hộc: cái hộc). Cây thạch hộc là một loài
cây phụ sinh trên những cành cây thật cao, thân mọc thẳng đứng, cây cao khoảng
0,3-0,6m, thân hơi dẹt, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5-3cm, có vân dọc. Lá
1


hình thuôn dài, phía cuống tù gần như không cuống. Cụm hoa mọc thành chùm 2-4
hoa trên những cuống dài 2-3cm. Hoa rất đẹp màu hồng hay điểm hồng. Cánh môi
hình bầu dục nhọn, dài 4-5cm, rộng 3cm cuộn thành hình phễu trong hoa, ở nơi
họng hoa điểm màu tím. Loài này mọc hoang ở khắp các miền rừng núi các tỉnh
miền Bắc, có khi được trồng để làm cảnh như là một loại phong lan vì dáng đẹp,
hoa đẹp nhưng giá trị của thạch hộc chính là cây dược liệu quí. Dendrobium nobile
Lindl. có vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng bổ thận, trừ phiền chỉ khát, ích vị sinh
tân, thanh nhiệt. Các vị thuốc chế từ Dendrobium nobile Lindl. đều có tác dụng làm
giảm ảnh hưởng của pilocacpin, atropin, adrenalin trên cơ ruột và cơ tim.
Dendrobin có tác dụng gây mê và làm giảm sốt.
Dendrobium nobile Lindl. có chứa các alcaloid như: sesquiterpen, dendrobin
(alcaloid chính), nobilin, dendroxin, dendramin, dendrin, 8-hydroxydendroxin, 3hydroxy – 2 oxydendrobin, 6-hydroxydendroxin. Hàm lượng dendrobin ở cây trồng
là 0,58% (ở thân), 0,6% (lá) và ở cây rừng là 3,2% (thân), 0,8% (lá), 0,08% (rễ).
Dendrobium nobile Lindl. còn có một số alcaloid bậc 4, polysaccharid với hiệu suất

22,7, tinh dầu chứa 54 thành phần, chủ yếu là manool (Lê Trần Đức, 1997 ; Đỗ Huy
Bích, 2004).
Ở Trung Quốc, Dendrobium nobile Lindl. ngoài việc dùng vào thuốc thang,
còn được nấu làm nước uống để phòng bệnh ôn nhiệt : Ở những vùng miền núi âm
u, thường phải đốt củi sưởi ấm suốt nhiều tháng rét tuyết lạnh, sang xuân hạ thường
có dịch sốt rét phát sinh, cho nên từ đầu mùa xuân người ta đã uống thạch hộc để
phòng bệnh, nhằm thanh nhiệt giải độc do thần khí uất lại ở trong (nguồn:
).
Trong bộ lan rừng Việt Nam thì loài lan Dendrobium nobile Lindl. khá phong
phú. Một số địa danh là nơi phân bố của lan Dendrobium nobile Lindl. như: Hà
Giang (Quản Bạ: Cán Tỷ), Cao Bằng, Bắc Cạn (Na Rì: Kim Hỉ), Vĩnh Phúc (Tam
Đảo), Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Đồng Nai
(Nam Cát Tiên)....
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân
khác nhau, nhiều loài Hoàng thảo đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng.
2


Năm 2004, một số loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo đã có trong danh lục Đỏ của
“Sách đỏ Việt Nam” như: Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl., Ngọc vạn vàng
(Dendrobium chrysanthum Lindl. 1830), Kim Điệp (Dendrobium fimbriatum Hook.
1823), Hoàng thảo hoa trắng-vàng (Dendrobium nobile var. albolu-teum Huyen &
Aver. 1989),... Do có giá trị làm cảnh lại có giá trị dược liệu cao nên lan
Dendrobium nobile Lindl. đã và đang bị khai thác quá mức. Hơn nữa vì lan
Dendrobium nobile Lindl. thường mọc trên những cây rất cao lớn, việc hái rất vất
vả và nguy hiểm. Thường người ta trèo lên cây hay làm thang nứa hay đóng đinh tre
lên thân cây mà trèo lên để lấy Dendrobium nobile Lindl. Có khi người ta đốn cây
ngã xuống để lấy Dendrobium nobile Lindl. đã vô tình làm giảm sản lượng gỗ và
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Do vậy việc thu thập, nhân giống và
gây trồng trong điều kiện nhân tạo một lượng lớn cây thạch hộc phục vụ phát triển

dược liệu rất có ý nghĩa cả về giá trị nhân văn và giá trị môi trường.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, dự án được xây dựng trên cơ sở kế thừa có hoàn
thiện các kết quả thu được của đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Trọng điểm,
“Nghiên cứu thu thập, đánh giá, nhân giống invitro và nuôi trồng một số giống lan
chi Hoàng thảo (Dendrobium) làm cây thuốc”, mã số: B2009-11-142TĐ, đã được
đánh giá nghiệm thu cấp Bộ đạt loại tốt, ngày 11/7/2011, theo QĐ thành lập hội
đồng số: 2790/QĐ-BGDĐT ngày 08/7/2011. Đồng thời, dự án được sự tạo điều kiện
của Trường Đại học Nông nghiệp và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép thực hiện
dự án: “ Hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium nobile
Lindl. theo hướng công nghiệp”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tạo ra nguồn cây giống có chất lượng, quy mô lý thuyết 500.000 cây
giống/1năm để cung cấp cho các hộ nuôi trồng, các cơ sở sản xuất và chuyển giao
công nghệ. Quy trình nhân nhanh và nuôi trồng sẽ được chuyển giao tới các hộ dân,
các doanh nghiệp, các công ty trong nước nhằm xây dựng vùng bản địa trồng cây
nguyên liệu thô cho ngành dược.

3


3. CÁCH TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng chương trình, đề cương nghiên cứu dựa trên các quy trình công
nghệ hiện có trong nước kết hợp với tham khảo thông tin từ các bài báo, công bố
trên mạng trong và ngoài nước.
- Kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu đã có được của đơn vị trong nhân
giống và nuôi trồng một số giống lan thương mại, lan Hoàng Thảo làm dược liệu,
để đề xuất những giải pháp kỹ thuật thiết thực, hoàn thiện các chuyên đề .
- Dựa vào mối quan hệ với viện Dược Liệu, chúng tôi có được sự phối hợp
và hợp tác nghiên cứu với cơ quan nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực dược liệu. Dự
án có được nhiều lợi thế khi cần xác định thành phần hóa học, hoạt tính của các loài

lan được thu thập, lan in vitro nuôi trồng để từ đó xác định được thời điểm, tuổi cây
làm dược liệu có hiệu quả cao.
- Dựa vào mối quan hệ hợp tác quốc tế hiện có của Viện khi tiến hành hợp
tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực nhân nhanh in vitro giống cây hoa và một số
loại cây trồng khác. Ưu thế của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy in vitro là
phương pháp có tính khả thi cho kết quả, quy mô lớn hơn các phương pháp khác.
- Dựa vào lực lượng cán bộ đã được đào tạo, trang thiết bị đã được đầu tư,
Viện Sinh học Nông nghiệp thấy đủ điều kiện để thực hiện tốt dự án.
4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dự án tập trung thu thập, phân loại, đánh giá đặc tính sinh học, kỹ thuật nhân
giống, nuôi trồng và bước đầu xác định tác dụng chữa bệnh của một số giống lan
làm thuốc thuộc chi Hoàng thảo sinh trưởng tại một số tỉnh thuộc miền núi phía Bắc
Việt Nam (Lào Cai, Lai Châu).
Các nghiên cứu được tiến hành tại Viện Sinh học Nông nghiệp, Bộ môn Sinh
lý Thực vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Công ty cổ phần Y Dược Sông
Đà - Hòa Bình, Học viện Hậu Cần - Ngọc Thụy - Gia Lâm - Hà Nội, Viện Dược
Liệu - Quang Trung - Ba Đình - Hà Nội.
Các thí nghiệm in vivo được thực hiện tại Viện Sinh học Nông nghiệp, Vườn
Thực vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Vườn lan Trường Xuân, Vườn
lan Ngọc Hân - Hà Đông - Hà Nội.

4


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Hoàn thiện công nghệ nhân nhanh, nuôi trồng lan tại vườn ươm
và vườn sản xuất.
1. Tạo nguồn vật liệu ban đầu khi sử dụng hệ thống bioreactor (protocorm, chồi
từ hạt lan)
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu ban đầu khi sử dụng hệ thống

bioreactor (protocorm, chồi từ hạt lan).
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống bioreactor trong nhân nhanh
protocorm, cụm chồi
Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của pH trong nhân nhanh giống lan (cụm
protocorm, cụm chồi) in vitro trong hệ thống bioreactor.
Thí nghiệm 3: Xác định ảnh hưởng của độ EC trong nhân nhanh giống lan in vitro.
Thí nghiệm 4: Xác định ảnh hưởng nhịp điệu nuôi cấy trong nhân nhanh cụm
protocorm, cụm chồi in vitro trong hệ thống bioreactor.
Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của các phương thức nuôi cấy đến khả năng
nhân nhanh cụm protocorm, cụm chồi.
Thí nghiệm 6: Xác định ảnh hưởng của cường độ ánh sáng trong nhân nhanh cụm
protocorm, cụm chồi in vitro lan Dendrobium nobile Lindl.
3. Xác định các tác động ảnh hưởng đến hệ thống bioreactor trong tạo cây hoàn
chỉnh.
Thí nghiệm 7: Xác định ảnh hưởng của pH trong tạo cây hoàn chỉnh lan in vitro trên
môi trường đặc và hệ thống bioreactor.
Thí nghiệm 8: Xác định ảnh hưởng của EC trong tạo cây hoàn chỉnh lan in vitro
trên môi trường đặc và hệ thống bioreactor.
Thí nghiệm 9: Xác định ảnh hưởng nhịp điệu nuôi cấy đến khả năng tạo rễ lan
Dendrobium nobile Lindl.
Thí nghiệm 10: Xác định ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ in vitro
lan Dendrobium nobile Lindl. in vitro trên môi trường đặc thoáng khí và hệ thống
bioreactor.

5


4. Xác định tác động của thời vụ ra cây, giá thể trồng, ẩm độ tưới, các loại chế
phẩm dinh dưỡng, nồng độ, chế phẩm sinh học tròng phòng trừ sâu bệnh đến
khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở vườn ươm

Thí nghiệm 11: Xác định ảnh hưởng của thời vụ ra cây đến tỷ lệ sống, khả năng
sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm 12: Xác định ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống, khả
năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm 13: Xác định ảnh hưởng của ẩm độ giá thể đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm 14: Xác định ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ
đến khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl.
Thí nghiệm 15: Xác định ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học trong phòng trừ
sâu bệnh đến khả năng sinh trưởng của cây lan Dendrobium nobile Lindl.
5. Xác định tác động các loại chế phẩm dinh dưỡng, nồng độ, chế phẩm sinh học
đến khả năng sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh của lan Dendrobium nobile
Lindl. ở vườn sản xuất.
Thí nghiệm 16: Xác định ảnh hưởng của các loại chế phẩm dinh dưỡng và nồng độ
đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây lan Dendrobium nobile Lindl. ở vườn
sản xuất.
Thí nghiệm 17: Xác định ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến khả năng
sinh trưởng phát triển và khả năng phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lan Dendrobium
nobile Lindl.
6. Phân tích, đánh giá hàm lượng alkaloid theo thời vụ, bộ phận, tuổi cây của
lan Dendrobium nobile Lindl.
Thí nghiệm 18: Phân tích, đánh giá hàm lượng alkaloid để xác định thời điểm thu
hái dược liệu đạt hiệu quả.
Nội dung 2. Nhân nhanh lượng cây giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
Sản xuất lượng cây giống làm 02 đợt, các cây giống có tiêu chuẩn đồng đều
Đợt 1 là 40.000 cây
Đợt 2 là 100.000 cây

6



Nội dung 3. Xây dựng mô hình sản xuất cây lan Dendrobium nobile Lindl.
- Xây dựng vườn mô hình:
+ Trồng cây đúng mật độ
+ Chăm sóc, nuôi trồng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Theo dõi và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
+ Chăm sóc khi thu hoạch
+ Bảo quản nguyên liệu làm thuốc
- Tổ chức 01 hội thảo khoa học giới thiệu và lấy ý kiến đóng góp về quy trình
công nghệ nhân giống và nuôi trồng lan bằng hệ thống bioreactor
- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho người dân địa phương và các hộ nuôi trồng lan
- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên để phục vụ vận
dụng triển khai các kết quả của đề tài vào sản xuất.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
6.1. Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1
Nội dung 1: Hoàn thiện công nghệ nhân nhanh, nuôi trồng lan tại vườn ươm và
vườn sản xuất.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại 03
bình trụ đối với nuôi cấy mô truyền thống, 03 hộp đối với nuôi cấy mô trên hệ
thống bioreactor mỗi hộp chứa 3 đến 5 mẫu cấy theo từng giai đoạn và từng thí
nghiệm. Thể tích môi trường là 70 ml trong bình trụ và 200 ml trong hộp của hệ
thống bioreactor, nhiệt độ nuôi cấy 25 ± 20C.
Môi trường nhân nuôi protocorm là: Khoáng KC + 100ml nước dừa + 10g
sacaroza + 60g khoai tây/lít môi trường
Môi trường nhân nuôi chồi là: Khoáng MS + 100ml nước dừa + 30g
sacchoroza + 60g chuối chín/lít môi trường
Môi trường tạo cây hoàn chỉnh là: Khoáng RE + 10g sacaroza + 0,5g THT/lít
môi trường trong điều kiện ánh sáng là 2300lux
1. Tạo nguồn vật liệu ban đầu khi sử dụng hệ thống bioreactor (protocorm, chồi từ

hạt lan)
Thí nghiệm 1: Tạo nguồn vật liệu ban đầu khi sử dụng hệ thống bioreactor
(protocorm, chồi từ hạt lan)
7


Thí nghiệm trên nguồn mẫu quả, với 4 công thức, bố trí 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại
trên 3 bình/ công thức:
CT1: Gieo hạt trong môi trường MS + 6,0g agar/lít môi trường+10g
saccharoza/lít môi trường + 100ml ND/lít môi trường;
CT2: Gieo hạt trong môi trường lỏng tĩnh: MS+10g saccharoza/lít môi
trường+100ml ND/lít môi trường;
CT3: Gieo hạt trong môi trường lỏng lắc (100 dao động/phút): MS+10g
saccharoza/lít môi trường+100ml ND/lít môi trường;
CT4: Gieo hạt trong môi trường lỏng qua hệ thống bioreactor: MS+10g
saccharoza/lít môi trường+100ml ND/lít môi trường
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống bioreactor trong nhân nhanh
protocorm, cụm chồi
Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của pH trong nhân nhanh giống lan (cụm
protocorm, cụm chồi) invitro trên hệ thống bioreactor.
Thí nghiệm trên nguồn cụm protocorm và cụm chồi, được bố trí trên 4 công thức,
mỗi công thức bố trí trên 3 hộp, 03 lần lặp lại/ công thức.
CT1: pH = 5,4
CT2: pH = 5,7
CT3: pH = 6,0
CT4: pH = 6,3
Thí nghiệm 3: Xác định ảnh hưởng của độ EC trong nhân nhanh giống lan invitro.
Thí nghiệm trên nguồn cụm protocorm và cụm chồi, được bố trí trên 4 công thức,
mỗi công thức bố trí trên 3 hộp, 03 lần lặp lại/ công thức; pH môi trường là kết quả của TN2
Với protorcom:


Với cụm chồi:

CT1: Độ EC = 1/4 KC

CT1: Độ EC = 1/4 MS

CT2: Độ EC = 1/2 KC

CT2: Độ EC = 1/2 MS

CT3: Độ EC = KC

CT3: Độ EC = MS

CT4: Độ EC = 3/4 KC

CT4: Độ EC = 3/4 MS

Thí nghiệm 4: Xác định ảnh hưởng nhịp điệu nuôi cấy trong nhân nhanh cụm
protocorm, cụm chồi in vitro trong hệ thống bioreactor.
Thí nghiệm trên nguồn cụm protocorm và cụm chồi, được bố trí trên 5 công thức,
mỗi công thức bố trí trên 3 hộp, 03 lần lặp lại/ công thức. pH môi trường là kết quả của TN2
và hàm lượng EC của TN3.
8


×