Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ phun ethrel trên cây bìm bìm trong vụ xuân 2018 tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.72 MB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Ths.
NGUYỄN THỊ THANH HẢI, giảng viên Bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc
- Khoa Nông học - Học viện nông nghiệp Việt Nam - Người đã hướng dẫn,
truyền đạt nhiều kinh nghiệm cũng như cho tôi nhiều ý kiến, kiến thức quý báu
trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học - Học
viện nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo và các cô chú kỹ thuật
viên bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành báo cáo.
Trong suốt quá trình xây dựng báo cáo không tránh khỏi những sai sót.
Tôi mong rằng sẽ nhận được những đóng góp, ý kiến của quý thầy cô. Cuối
cùng, kính chúc quý thầy cô, cùng gia đình, bạn bè mạnh khỏe và thành công
trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 31tháng 10 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Văn Hoàn

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................v
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài......................................................................2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
2.1. Giới thiệu chung.............................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây bìm bìm......................................3
2.3. Những kết quả nghiên cứu về Bìm bìm trên thế giới và Việt Nam................7
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây bìm bìm trên thế giới.........................................7
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................14
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.................................................................14
3.1.1. Đối tượng...................................................................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................14
3.4.1. Bố trí thí nghiệm:......................................................................................14
Sơ đồ thí nghiệm.................................................................................................15
3.4.3. Kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm............................................................15
3.4.3.1. Lựa chọn vùng đất, xác định thời vụ trồng trọt, thu hái.........................15
3.4.3.2. Kỹ thuật trồng trọt..................................................................................15
3.4.3.3. Kỹ thuật thu hái, sơ chế..........................................................................18
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..........................................................19
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất.................................19

ii


3.6. Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu...........................................................20
3.7. Phương pháp xử lí số liệu.............................................................................21

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................22
4.1. Ảnh hưởng của Ethrel đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của cây
Bìm bìm...............................................................................................................22
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển cây Bìm bìm................................................................................................23
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến số lá trên cây Bìm bìm......................28

4.4. Ảnh hưởng của Ethrel đến đường kính thân của cây Bìm bìm....................29
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến đường kính thân chính của cây Bìm
bìm.............................................................................................................................................................30
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến chỉ số ra hoa của cây Bìm bìm.........31
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến chỉ số SPAD của cây Bìm bìm.........34

4.7. Ảnh hưởng của Ethrel đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá cây Bìm bìm. 35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của
cây Bìm bìm..............................................................................................................................................36

4.8. Ảnh hưởng của Ethrel đến khả năng tích lũy chất khô của cây Bìm bìm....37
Theo dõi sự ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến khả năng tích lũy chất khô được
trình bày trong bảng 4.8............................................................................................................................38
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến khả năng tích lũy chất khô của cây
Bìm bìm.....................................................................................................................................................38

4.9. Ảnh hưởng của Ethrel đến mức độ nhiễm sâu bệnh của cây Bìm bìm........39
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh của cây Bìm bìm..............................................................................40

4.10. Ảnh hưởng của Ethrel đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây Bìm bìm
.............................................................................................................................42
4.11. Ảnh hưởng của Ethrel đến năng suất của cây Bìm bìm.............................44
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................47

5.1. Kết luận........................................................................................................47
5.2. Đề nghị.........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................49
Tài liệu tiếng Việt................................................................................................49
Tài liệu nước ngoài..............................................................................................50

iii


Website:...............................................................................................................51
PHỤ LỤC............................................................................................................52
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến tỷ lệ nảy mầm và
thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây Bìm bìm...............Error:
Reference source not found
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến chiều cao thân chính
của cây Bìm bìm...................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến số lá trên cây Bìm
bìm.......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến đường kính thân
chính của cây Bìm bìm..........................Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến chỉ số ra hoa của cây
Bìm bìm...............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến chỉ số SPAD của cây
Bìm bìm...............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến diện tích lá và chỉ số
diện tích lá của cây Bìm bìm..................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến khả năng tích lũy
chất khô của cây Bìm bìm.....................Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh của cây Bìm bìm........Error: Reference source not

found
Bảng 4.10. .Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến các yếu tố cấu thành
năng suất của cây Bìm bìm....................Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời gian phun và nồng độ Ethrel đến năng suất cá thể,
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây Bìm bìm...............Error:
Reference source not found
iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CS

Từ viết đầy đủ
Cộng sự

CT

Công thức

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

LAI


Chỉ số diện tích lá

NXB

Nhà xuất bản

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TB

Trung bình

PSV

Phân vi sinh

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt


P100 hạt

Khối lượng 100 hạt

SPAD

Chỉ số diệp lục

v


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy),là cây thân thảo, phân bố
rộng rãi ở khắp các vùng trong cả nước (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Viện Dược
liệu, 2004). Bìm bìm biếc được sử dụng như một vị thuốc lâu đời trong Y học cổ
truyền và Y học hiện đại. Trong Y học cổ truyền, theo Đỗ Tất Lợi (2004), bộ
phận dùng làm thuốc của cây Bìm bìm biếc chủ yếu là hạt với tác dụng điều trị
viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen
suyễn có đờm (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2004). Trong Y học hiện đại,
Bìm bìm biếc được sử dụng trong các chế phẩm có tác dụng nhuận gan, lợi mật,
thông tiểu, giải độc. Boganic là sản phẩm nổi tiếng của công ty CP Traphaco với
doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm với nhu cầu hạt Bìm bìm lên tới 40 tấn mỗi
năm (Traphaco).
Hiện nay, hạt Bìm bìm biếc được khai thác từ tự nhiên dẫn đến chất
lượng dược liệu không ổn định do điều kiện sinh trưởng của cây trong tự nhiên
không đồng đều. Điều đó đã làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu và hiệu quả
trong điều trị bệnh. Nghiên cứu đưa cây Bìm bìm biếc vào trồng trọt sẽ góp phần chủ
động nguồn cây thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu, đưa công tác sản xuất dược
liệu Bìm bìm biếc dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ nhu

cầu thực tế, phát triển cây Bìm bìm biếc rộng rãi, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc là
cần thiết. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam về họ
Convolvulaceae nói chung và chi Ipomoea nói riêng còn rất ít. Etherl là chất ức chế
sinh trưởng cảu thân lá và kích thích ở cây thuốc lá ra hoa sớm hơn và có khả
năng kích thích sinh trưởng thân lá (Nguyễn Văn Vân và cs; 2013).
Thế nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu sâu về nồng độ Etherl trên cây
Bìm bìm, vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm
và nồng độ phun Ethrel trên cây Bìm bìm trong vụ Xuân 2018 tại Gia Lâm –
Hà Nội”.
1


1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ phun Ethrel đến sinh
trưởng, phát triển cây bìm bìm tại Gia Lâm – Hà Nội từ đó xác định được thời
điểm và nồng độ phun thích hợp giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, chín tập
trung rút ngắn thời gian thu hoạch góp phần xây dựng quy trình sản xuất Bìm
bìm.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ phun Ethrel đến
sinh trưởng, phát triển của cây Bìm bìm.
- Đánh giá được ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ Etherl đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của cây Bìm bìm.
- Đánh giá ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ Etherl đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của cây Bìm bìm.

2



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây bìm bìm
Cây bìm bìm được phân bố rải rác ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam và một số nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, bìm bìm biếc thường
mọc ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng (Đỗ Huy Bích và cs; 2004).
Ở Việt Nam, những loại dây leo có tên là Bìm bìm gồm nhiều loài thuộc
chi Calonyclion, Merremia, Pharbitis và Poramia (họ Convolvulaceae). Chi
Pharbitis Choisy có 2 loài, trong đó có loài bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.)
Choisy) được sử dụng làm thuốc. Loài này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng không
rõ được nhập vào nước ta từ khi nào. Hiện nay, Bìm bìm biếc mọc hoang dại ở
các bờ rào vườn, ven đường đi ở Tam Đảo, thị xã Lào Cai, Yên Bái, Thái
Nguyên và một số nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs; 2004).
Cây Bìm bìm biếc có tên khoa học là Pharbitis nil (L.) thuộc họ bìm
bìm: Convolvulaceae, tên khác là: Khiên ngưu, Hắc sửu, Bạch sửu, Bìm lam
(Phạm Hoàng Hộ, 2000).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây bìm bìm
Bìm bìm biếc là cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lông
rải rác. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, đầu nhọn, dài
khoảng 14cm, rộng khoảng 12cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có
lông ở gân; gân gốc 5-7cm; cuống dài 5-9cm, mùa hoa quả tháng 9-1 (Đỗ Huy
Bích và cs; 2004).
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1-3 hoa to, màu hồng tím hoặc lam
nhạt, cuống hoa ngắn, có lông và mang hai lá bắc mọc đối; đài hình chuông, có
5 răng đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng
5cm, 5 cánh hoa hàn liền; nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao
phấn hình mũi tên; bầu 3 ô, mỗi ô đựng hai noãn (Đỗ Huy bích và cs; 2004).

3



Quả nang hình cầu nhẵn, đường kính 8mm, bao bọc trong đài đồng
trưởng; hạt 2-4 có 3 cạnh, màu đen ngoài có lông mềm. Hạt gần mẫu giống một
phần năm khối cầu, mặt lưng lồi hình cung, có một rãnh nông ở giữa. Mặt bụng
hẹp, gần như một đường thẳng tạo thành do hai mặt bên. Rốn nằm ở cuối mặt
bụng và lõm xuống. Hạt dài 4-7mm, rộng 3-4,5mm. Mặt ngoài hơi lồi lõm, màu
nâu đen (hắc sửu). Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá mạ đến nâu nhạt, ngâm hạt
vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra (Đỗ Huy Bích và cs; 2004).
2.1.3. Thành phần hóa học
Theo (Đỗ Huy Bích và cs; 2004), thành phần hoá học của hạt Bìm bìm
biếc chứa 2% pharbitin, 11% chất béo, acid nilic, lysergol, chanoclavin,
isopeniclavin, elymoclavin. Pharbitin được cấu tạo bởi acid pharbitic, acid tiglic,
acid nilic (acid 1 - α - methyl - β - hydroxybutyric), acid d - α - methybuty, acid
valeric. Acid pharbitis bao gồm các acid pharbitis A, B, C, D trong đó có 2 acid
pharbitis C và D là chủ yếu. Acid pharbitis C bao gồm các acid ipurolic (acid
3,11 - dihydrotetradecanoic) liên kết với 2 phân tử d - glucose, 2 phân tử 1rhamnose, 1 phân tử d - quinovose. Acid pharbitis D có cấu tạo mẫu giống như
acid pharbitis nhưng có thêm 1 phân tử rhamnose. Hạt chưa chín của bìm bìm
biếc chứa giberelin A3, giberelin A5, giberelin A20, giberelin A26, giberelin
A27, giberelin glucosid. Sắc tố chứa plonidin 3 - sophorosid - 5 - glycosid. Hoa
Bìm bìm chứa peonidin - 3 - sophorosid - 5 - glycosid, peonidin - 3 -[6” (4 glucosyl - trans - cafeyl) sophorosid] - 5 - glucosid (Đỗ Huy Bích và cs, 2004).

4


Theo Võ Văn Chi (2004), thành phần hoá học của cây Bìm bìm biếc gồm
có glucosid, nhựa 14.2 - 15.3%. Theo Đỗ Tất Lợi (2004), pharbitin có thể được
biểu thị một cách giản đơn như sau:
Các thành phần hoá học khác của hạt cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil
(L.) Choisy.) được nêu trong cuốn Encyclopedia of Traditional Chinese
Medicines (2011), gồm có: Chanoclavine, Elymoclavine, Acid Gallic,

Gibberellin A3, Gibberellin A5, Gibberellin A20, Isopenniclavine, Lysergol,
Acid Nilic, Penniclavine, Acid Pentanic.
2.1.4. Yêu cầu sinh thái
Cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.
Trong một năm, thân và cành có thể vươn dài đến 10m. Cây có khả năng đẻ
nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6.
Cây ra hoa nhiều hằng năm. Số cây con mọc từ hạt xung quanh cây mẹ cũng
thấy nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều trong năm, phần còn lại vẫn có khả năng
tái sinh được (Đỗ Huy Bích và cs; 2004).
2.2. Giá trị sử dụng của cây bìm bìm
2.2.1. Giá trị làm cảnh
Bìm bìm là loài cây có hoa đẹp, nhiều màu sắc lại mọc nhanh và không
cần chăm sóc cầu kỳ, nên ở nhiều nước cây thường được trồng làm cảnh, cho leo
lên những tấm phên dựng đứng hoặc trên bờ rào, nhìn vào rất đẹp và vui mắt. Ở
Nhật Bản, bìm bìm là cây cảnh rất được ưa chuộng, người ta đã tiến hành lai
mẫu giống , tạo ra gần trăm loại bìm bìm khác nhau. Bìm bìm là loài cây có rất
nhiều đặc tính kỳ lạ. Cây mọc leo lên cao nhờ có thân cuốn, nhưng khác với
những loài dây leo khác, dây bìm bìm chỉ quay theo hướng ngược kim đồng hồ,
theo chiều Đông - Bắc - Tây - Nam. Hoa bìm bìm hình chuông, mọc thành xim
ở kẽ lá, với 1 - 3 bông, có thể đổi màu. Từ sáng đến chiều, màu hoa chuyển từ
lam nhạt sang hồng hoặc tím. Bí mật này, mãi về sau khoa học mới lý giải được.
Sáng sớm, hoa bắt đầu phân giải chất đường và giải phóng khí CO 2 ra ngoài, độ
5


kiềm trong hoa tăng lên do nồng độ acid giảm xuống, nên cánh hoa có màu lam
nhạt. Khi mặt trời lên cao, hoa bắt đầu hấp thụ thêm khí CO 2 khiến cho độ acid
trong hoa tăng lên, nên cánh hoa lúc này có màu hồng hoặc tím. Ban ngày, trời
nắng, cánh hoa nở xòe ra, nhìn tựa như cái ô che nắng. Chiều đến hoặc lúc trời
âm u, cánh hoa cụp lại, như chiếc ô đã gấp, lúc này hoa xoắn lại, theo chiều

quay của kim đồng hồ, ngược với chiều quay của thân cây.
Bìm bìm còn có một tính năng rất quý nữa, đó là có thể hấp thụ một số
chất có hại: sulfur dioxid, carbon dioxid, fluorine hydrid, chlorin và hydrogen
sulfid... Do đó, trồng bìm bìm làm cảnh, còn có thêm tác dụng làm sạch môi
trường.
Theo Trần Hợp (2000), một số loài trong Bìm bìm có thể sử dụng làm
cảnh trong thiết kế cảnh quan như: Argyreia

nervosa, Ipomoea cairaca,

Ipomoea carnea, Ipomoea purpure.
2.2.2. Một số bài thuốc đông y có sử dụng vị thuốc Bìm Bìm biếc
Chữa các chứng phù thũng, trướng:
Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống
trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy
theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm
ngồi không được.
Bài 2 (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, đại hoàng 20g, cam toại 10g, đại
kích 10g, nguyên hoa 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, mộc hương 5g, khinh phấn
1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có
tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù
nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít.
Bài 3: Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mãn tính: Khiên ngưu tử
80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần
8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày.
Chữa phù do viêm thận:
6


Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn; táo tàu 80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát;

gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã. Tất cả đem trộn đều thành một thứ
bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được.
Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: sáng - trưa - chiều,
mỗi lần uống 1 phần, sau 2 - 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.
Thuốc trị giun đũa:
Bài 1: Khiên ngưu tử (sao) 20g, tân lang (hạt quả cau) 4g, xử quân tử
(quả giun) 25g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm
bớt liều.
Bài 2: Sát trùng chỉ thống (làm hết đau) dùng trong trường hợp đau bụng
do giun đũa, cũng có thể dùng cho cả trường hợp giun tóc: Khiên ngưu tử 8g,
tân lang (vỏ quả cau) 8g, đại hoàng 4g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày
uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng
nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều.
Viên khiên ngưu chữa tinh thần phân liệt: Đại hoàng 12g, hùng hoàng
12g, nấc và bạch xửu 24g, kẹo mạch nha 16g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g,
ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp (Đỗ
Tất Lợi, 2004).
2.3. Những kết quả nghiên cứu về Bìm bìm trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây bìm bìm trên thế giới
Không có nhiều nghiên cứu về nhân giống và trồng cây dược liệu của chi
Pharbitis Choisy, bởi vì hầu hết các cây thuộc chi này là những thực vật hoang
dã và chưa được khai thác.
H.Jussieu (1789), trên cơ sở khi chia Convovulud L. Đã định tên cho họ
bìm bìm (Convolvulaceae). Sau đó họ Bìm bìm được xếp theo nhiều hệ thống
sinh khác nhau và được dùng cho đến ngày nay.

7


Hệ thống sinh R.M.T.Dahlgren (1983), trong “Nordic J.Bot.3:119-149 họ

Bìm bìm (Convolvulaceae) tách ra Cuscutaceae, xếp trong bộ SolanalesSolaniflorae.
Hệ thống sinh A.Takhtajan (1987), trong “Systema Magnoliphytorum”
Convolvulaceae tách riêng Cuscutaceae, được xếp trong bộ Convolvilales,
Solananae-Lamiidae-Magnoliopsida.
Ngày nay hầu hết các tác giả đều xếp họ Bìm bìm theo tài liệu cuả
R.K.Brummitt (1992) có 55 chi và trên 1500 loài. Phân bố rộng khắp thế giới,
chủ yếu ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới, ít có ở vùng Ôn đới. Chủ yếu là cây
thân thảo dạng dây leo, có có một ít loài ở dạng cây gỗ (Humbertia Comm.ex
Lam) đa phần có tuyến nhựa mủ.
Theo (Takimoto et al; 1964), khẳng định sự quang hợp ở Pharbitis nil rất
nhạy cảm với nhiệt độ. Ở nhiệt độ thấp và khoảng thời gian cảm ứng tối kéo dài
sẽ kích thích sự ra hoa ở ngọn, tuy nhiên, thời gian tác động ngắt quãng bởi ánh
sáng đỏ thì không thay đổi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Nếu Pharbitis nil được liên tục
chiếu sáng trước thời kỳ cảm ứng trong tối thì sự ra hoa tăng gần như tuyến tính
trong thời gian cảm ứng tối. Tuy nhiên, nếu làm gián đoạn thời gian cảm ứng tối
bằng 8 hoặc 12 giờ chiếu sáng thì sự ra hoa tăng từng bước, chứng tỏ một nhịp
sinh học đã được thay đổi để đáp ứng với chu kỳ ánh sáng (quang kỳ), và nhịp
này bắt đầu hình thành khi được chiếu sáng.
Theo Cheryl and John (1977) nghiên cứu về sự ra hoa trên tác động của
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, và tác động của bức xạ trên Pharbitis nil dòng
Violet. Cheryl khẳng định day time (DT) và night time (NT) ảnh hưởng đến tỷ lệ
nở hoa trên cây và tỷ lệ cây cho hoa ở chồi và nách. Tỷ lệ nở hoa tăng khi DT
tăng từ 12 đến 30°C và giá trị NT là 24 hoặc 30°C. Khi NT thấp hơn 24°C thì
không thấy có sự nở hoa. Với cùng giá trị NT như trên, khi DT tăng từ 12 đến 30
thì tỷ lệ cây có hoa ở nách và hoa ở ngọn cũng tăng tương ứng và vị trí hoa đầu
tiên không bị tác động bởi NT và DT. Nghiên cứu thấy khi nhiệt độ trung bình
8


ngày tăng từ 20 đến 30°C thì tỷ lệ cây ra hoa tăng từ 2 đến 96% và tổng số hoa

trên cây tăng từ 0 đến 6,3 và số hoa ở ngọn cũng tăng từ 0 đến 2,7. Cây không
nở hoa khi nhiệt độ trung bình ngày dưới 22°C. Sau nghiên cứu, tác giả khẳng
định Pharbitis nil ra hoa tốt nhất dưới điều kiện DT/NT là 24/30°C hoặc
30/30°C. Tuy nhiên, Ikeda (1965) lại cho rằng sự ra hoa ở bìm bìm chỉ tăng với
một chế độ nhiệt duy nhất. Theo King et al (1978), Sinozaki (1972), Ikeda
(1959) và Cheryl (1977) đều khẳng định bức xạ không ảnh hưởng tới sự ra hoa
trên cây bìm bìm.
Theo Nahoko Ishioka (1991), nghiên cứu trồng cây invitro Pharbitis nil
trong môi trường dinh dưỡng MS ở các nồng độ nitơ khác nhau. Khi nồng độ N
trong môi trường cao tới 60mM thì không có nụ hoa được hình thành. Ở trường
hợp này, cho dù có loại bỏ NH 4Cl cũng không gây ra sự ra hoa. Với nồng độ N
khoảng 30mM hay 15 mM, việc loại bỏ NH 4Cl cho thấy hiệu quả trong việc tạo
hoa. Trong các môi trường có nồng độ N thấp và/ hoặc không có NH 4Cl thì tỷ lệ
ra hoa cao. Hay nói cách khác, NH4Cl là tác nhân gây ức chế sự hình thành hoa
trên Pharbitis nil. Cùng với đó, ảnh hưởng nồng độ của sucrose (C) đối với sự ra
hoa của Bìm bìm biếc Pharbitis nil. Cũng được nghiên cứu trong điều kiện nuôi
cấy môi trường MS có chứa sucrose và không có cảm ứng bóng tối. Hàm lượng
sucrose từ 1%-5% không cho bất kì sự khác biệt hình thành hoa nào, trong khi
đó, với điều kiện MS 7% sucrose, có một vài nụ được hình thành, và khi nồng
độ sucrose cao hơn 7%, một vài nụ hoa đã bị phá hủy.
Cũng theo (Nahoko et al; 1991) đã thực hiện thí nghiệm nghiên cứu khả
năng hình thành hoa Pharbitis nil trong điều kiện nuôi cấy môi trường MS với
hai nhân tố Nitơ và sucrose (hàm lượng nitơ là 15mM ở tất cả các thí nghiệm).
Kết quả cho thấy khả năng hình thành hoa cao nhất được nhìn thây ở công thức
không có NH4Cl. Khả năng hình thành hoa cũng giảm khi giảm nồng độ sucrose
từ 83,6% (5% sucrose) xuống còn 36,5% (3% sucrose). Ngược lại, khi tăng
nồng độ sucrose lên tới 7% thì khả năng hình thành hoa cũng tăng (thí nghiệm
9



được thực hiện với điều kiện không có NH4Cl). Nahoko cho rằng tỉ lệ C/N cao là
điều kiện lí tưởng cho khả năng ra hoa cao của cây invitro Bìm bìm biếc
Pharbitis nil.
Theo kết quả nghiên cứu của (Deke et al; 2014), nghiên cứu ảnh hưởng
của việc thiếu chất dinh dưỡng tới khả năng quang hợp và tích lũy đạm (N) và
lân (P) ở ba cây leo: Pharbitis nil (Linn.) Choisy, Lonicera japonica Thunb và
Parthenocissus tricuspidata trên 6 mức (dung dịch Hoagland đối chứng, 1/2,
1/4, 1/8, 1/16, 1/32 dung dịch Hoagland) trong 30 ngày. Khả năng quang hợp
được xác định bởi hàm lượng huỳnh quang diệp lục (chlorophyll fluorescence)
trên lá, hàm lượng diệp dục, trao đổi khí CO2, đồng hóa cacbon. Bằng cách đo
hàm lượng của N và P trong mô tế bào, xác định được lượng tích lũy của đạm và
lân. Thiếu chất dinh dưỡng làm giảm khả năng quang hợp của P. nil trong khi L.
japonica và P. tricuspidata không bị ảnh hưởng. L. japonica và P. tricuspidata
có khả năng chống chịu trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng cao hơn P. nil. P.
nil phát triển nhanh, sử dụng một lượng lớn đạm và lân, nếu thiếu lân (P) dễ ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Mặc dù L. japonica cũng
sẽ bị ảnh hưởng trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, nhưng nó không quá
nặng nề cho cây, trừ công thức 1/32 dung dịch Hoagland. P. tricuspidata phát
triển chậm hơn, yêu cầu dinh dưỡng của N và P cũng ít hơn cả. kể cả trong điều
kiện thiếu lân, cây vẫn có thể phát triển tốt.
Theo Shervin Hashemi (2015), một nghiên cứu sử dụng nước tiểu có
thêm vi khuẩn Nitrosomonas europaea (một loại vi khuẩn có khả năng chuyển
NH4+ thành NO3- để đánh giá sự tác động của nồng độ nito đến khả năng phát
triển của cây. Kết quả nghiên cứu trên cây bìm bìm Pharbitis nil thấy rằng cây
sau 20 ngày có sự phát triển mạnh mẽ, đã leo giàn trong khi với cùng thời gian
nghiên cứu nếu chỉ sử dụng nước thì cây mới lên mầm, sử dụng đơn thuần nước
tiểu không thêm vi khuẩn thì cây có 4-5 lá thật.

10



2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây bìm bìm ở Việt Nam
Trước khi có các công trình nghiên cứu về họ Bìm bìm thì các loài trong
họ Bìm bìm được đề cập đến rải rác trong các sách thuốc và các tài liệu về nông
nghiệp, vì họ này có một số loài là cây lương thực phổ biến hay là các cây có
công dụng chữa bệnh, làm cảnh. Ở Việt Nam họ Bìm bìm được các nhà khoa
học người Pháp nghiên cứu một cách hệ thống, được trình bày trong bộ Thực vật
chí Đại cương Đông Dương.
Theo Võ Văn Chi (1999) cho biết: Họ Bìm bìm Convolvulaceae có 23
loài, (họ Tơ hồng(Cuscutacea) có 3 loài), tổng cộng có 26 loài làm thuốc (Từ
điển cây thuốc Việt Nam, năm 1999).
Cũng theo Đỗ Tất Lợi trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
(2004) đã mô tả về một số loài cây trong họ Bìm bìm có giá trị làm thuốc. Trần
Hợp (1998) cũng mô tả về một số loài trong Bìm bìm có thể sử dụng làm cảnh
trong thiết kế cảnh quan như: Argyreia nervosa, Ipomoeacairaca, Ipomoea
carnea, Ipomoea purpure.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng (2012) nhận thấy: phân
bón và khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, ảnh
hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng cây Bìm bìm biếc. Trồng cây
ở khoảng cách 40x40 cm với mức phân bón: 200 kg PVS Sông Gianh+ 90 kg N
+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O sẽ cho năng suất cá thể cao nhất. Trồng ở mật độ
20x20 cm với mức phân bón: 200 kg PVS Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P2O5 +
60 kg K2O cho năng suất thực thu cao nhất (48,33 tạ/ha), chi phí đầu tư vừa phải
đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất 95.920.000 đồng.
Theo Ngô Thị Nhàn (2013) cho rằng: phân bón và mật độ trồng có ảnh
hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả
kinh tế của cây Bìm bìm biếc. Trồng cây ở mật độ 30 cây/m 2 trên mức phân bón:
2000kg PVS Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P 2O5+ 90 kg K2O cho năng suất
thực thu cao nhất (21,83 tạ/ha), hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 31.289.000 đồng.
11



Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Hương (2013) nhận thấy:
kỹ thuật ngắt ngọn và phun siêu kali bổ sung có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
năng suất của cây bìm bìm biếc. Những công thức ngắt ngọn kết hợp phun siêu
kali bổ sung thì bìm bìm sinh trưởng thuận lợi, cho năng suất cao và tốt nhất là
công thức ngắt ngọn liên tục khi cây ra quả đợt 2, kết hợp phun siêu kali bổ sung
cho năng suất 66,34 tạ/ha.
Phạm Thị Bẩy (2015) cho rằng: mật độ trồng và phương pháp ngắt ngọn
có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hạt của cây bìm bìm biếc.
Những công thức có ngắt ngọn liên tục từ khi ra quả đợt 2 kết hợp với mật độ
M3 (187.000 cây/ha) thì cây sinh trưởng thuận lợi và cho năng suất cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hoán (2016) cho biết: tỷ lệ phân bón N:P:K và
liều lượng phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây Bìm bìm biếc. Bìm bìm biếc sinh trưởng thuận lợi, cho năng
suất cao nhất ở công thức T2N3 tỷ lệ phân bón N:P:K là 1:2:2 và liều lượng bón
là 60N, năng suất đạt 9,43 tạ/ha và cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 14.020.000
đồng/ha/vụ).
2.3.3. Vai trò và ứng dụng của Etherl trong nông nghiệp
Theo Nguyễn Văn Vân và cs (2013) kết quả cho thấy: Các chất kích
thích sinh trưởng đều có khả năng kích thích sự sinh trưởng thân lá nhưng
GA3có khả năng trì hoãn sự xuất hiện hoa của thuốc lá. Trong các chất ức chế
sinh trưởng thì Etherl và PIX ức chế mạnh sự sinh trưởng của thân lá và kích
thích cây thuốc lá ra hoa sớm hơn. Trong các chất ức chế sinh trưởng thì Etherl
và PIX ức chế mạnh chiều cao cây, giảm kích thước và khối lượng lá và chúng
đều có khả năng kích thích sự ra hoa sớm đặc biệt là Etherl.
Theo Nguyễn Minh Chơm và cs (2010) kết quả cho thấy N(phosphonomethyl) glycine và ethrel đều giúp cây mía tăng hàm lượng đường từ
1,7 – 3,1% với đối chứng. Xử lý với N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel 520
ppm hiệu quả nhất với hàm lượng đường đạt 13,3% trong khi hàm lượng ở đối
12



chứng chỉ đạt 10,2%. Kỹ thuật sử dụng chất gây chín này có thể ứng dụng để
nâng cao hiệu quả sản xuất mía. Các chất gây chín như N-(phosphonomethyl)
glycine và ethrel ở các nồng độ trong thí nghiệm đều làm gia tăng hàm lượng
một cách có ý nghĩa trên mía và không ảnh hưởng xấu đến năng suất mía cây.
Việc xử lý N-(phosphonomethyl) glycine ở nồng độ 520 ppm ở thời điểm
45 ngày trước khi thu hoạch cho hiệu quả cao nhất trong việc làm gia tăng hàm
lượng đường lên đến 13,3% so với đối chứng là 10,2%.
Khi xử lý ethrel ở nồng độ 450 và 500 ppm ở thời điểm 45 ngày trước
khi thu hoạch cũng làm gia tăng hàm lượng đường đáng kể, hàm lượng đường
đã đạt đến 12%.

13


PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu giống Bìm bìm do Công ty cổ phần Traphaco
chọn lọc.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giống Bìm bìm biếc (Pharbitis nil ( L.) Choisy), giống G1: lá tròn, hạt
đen
- Vật tư nông nghiệp: Thuốc điều tiết sinh trưởng Ethrel (40%)
- Dụng cụ thí nghiệm và vật liệu nghiên cứu: hạt giống, dàn, lưới,….
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Khu thí nghiệm đồng ruộng
bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc- Khoa Nông học-Học viện nông nghiệp
Việt Nam-Trâu Qùy- Gia Lâm-Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2018 đến hết tháng 9/2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ phun Ethrel trên giống
Bìm bìm G1 trong vụ Xuân 2018 tại Gia Lâm - Hà Nội.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm:
* Thí nghiệm 2 nhân tố
- Nhân tố 1 : Nồng độ phun Etherl có 4 mức :
+ P1: 0ppm ( tưới nước )
+ P2 : 5ppm
+ P3 : 10ppm
+ P4 : 15ppm
- Nhân tố 2 : Thời gian phun có 3 thời điểm :
14


+ T1 : sau 20 ngày trồng
+ T2 : Sau 40 ngày trồng
+ T3 : Sau 60 ngày trồng
- Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo phương pháp split – plot ( ô lớn – ô
nhỏ ). Nhân tố chính là thời gian phun được bố trí vào ô nhỏ và nhân tố phụ là nồng
độ phun được bố trí vào ô lớn.
Sơ đồ thí nghiệm
LN1
P1T1

LN2
P4T3

LN3

P3T1

P1T2

P4T1

P3T3

P1T3

P4T2

P3T2

P2T3

P3T1

P4T3

P2T2

P3T3

P4T1

P2T1

P3T2


P4T2

P3T1

P2T3

P1T1

P3T3

P2T2

P1T2

P3T2

P2T1

P1T3

P4T3

P1T1

P2T3

P4T1

P1T2


P2T2

P4T2

P1T3

P2T1

3.4.3. Kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
3.4.3.1. Lựa chọn vùng đất, xác định thời vụ trồng trọt, thu hái
Chọn đất: Đất trồng bìm bìm yêu cầu tơi xốp, thoát nước tốt, đất có
thành phần cơ giới nhẹ, độ pH từ 5,5-7.
Thời vụ trồng: Vụ xuân bắt đầu từ ngày 1/3/2018.
3.4.3.2. Kỹ thuật trồng trọt
Xử lý đất, giá thể, gieo trồng.
15


Yêu cầu làm đất: Đất được cày bừa và đập nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng,
không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột vì sẽ làm dí đất. Lên luống cao 30cm theo
hướng Đông Tây, rãnh rộng 30cm. Chia ô theo diện tích từng ô thí nghiệm.
Chọn hạt mẫu giống : Hạt mẫu giống được sàng lọc lại, nhặt bỏ hạt lép,
mốc, không đều màu, chỉ giữ lại hạt mẩy, màu đều, được phơi khô. Xử lý trước
khi gieo hạt bằng cách xoa hạt với cát, sau đó ngâm với nước ấm tầm 45-50°C
trong khoảng 2-3 giờ, loại bỏ những hạt không nứt nanh. Tiến hành gieo thẳng.
Gieo hạt theo hốc, hốc cách hốc 20cm, hàng cách hàng 30cm, mỗi hốc 2 hạt, sau
khi gieo phủ kín hạt bằng lớp đất bột, rắc trấu lên bề mặt luống để giữ ẩm cho
hạt và tránh hạt không bị nước mưa cuốn trôi.
Sau 1 tuần cây mọc, cần tỉa, dặm để cố định khoảng cách trồng. Chú ý đảm bảo
độ ẩm để cây nảy mầm tốt.

Mật độ trồng: Vụ Xuân trồng mật độ 30.000 cây/ha.
Chăm bón, tưới, tiêu.
Phân bón (tính cho 1ha):
2 tấn phân vi sinh Sông Gianh+90N+90P2O5+90K2O.
Cách bón:
+ Bón lót trước khi trồng: bón lót toàn bộ phân vi sinh, 100% P 2O5, 30%
K2O, 30%N. Bón rải theo hàng rồi sau đó xới đất lấp phân lại.
+ Bón thúc lần 1 (sau 1 tháng): 50%N, 50% K2O.
+ Bón thúc lần 2 (thúc sau 2 tháng): 20%N, 20% K2O.
Bón cách gốc khoảng 5-10cm, bỏ phân sau đó lấp đất lại và tưới nước
hoặc pha loãng lượng phân ở trên với nước để tưới.
Chú ý: Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa
thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn. Sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại
để tránh phân làm cháy rễ cây.
Bổ sung phân bón siêu kali vào thởi điểm cây ra hoa rộ, làm tăng khả
năng vận chuyển về quả, tăng năng suất quả.
16


Làm xỏ, vun xới
Quá trình làm cỏ được tiến hành thường xuyên trước khi cây leo giàn để
cây sinh trưởng tốt, tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng. Làm cỏ kết
hợp với loại bỏ những cây lẫn mẫu giống, những cây sâu bệnh.
Việc vun xới Bìm bìm cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả.
Vun xới chia làm 2 lần:
+ Lần 1: Sau gieo một tháng, tiến hành xới nhẹ, có tác dụng làm thoáng
khí, cung cấp oxi cho cây, tránh tác động mạnh đến cây con.
+ Lần 2: Sau khi gieo hai tháng, tiến hành xới nhẹ, có tác dụng làm
thoáng khí, cung cấp oxi cho cây, tránh tác động mạnh đến cây.
Chú ý: cần phá váng sau khi mưa.

Tưới tiêu nước
Nhu cầu nước của cây Bìm bìm tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của
cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới
cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, khoảng cách trồng và loại đất.
Khi bón nhiều phân đạm và trồng dày, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.
Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong một tuần, mỗi ngày tưới một
lần vào buổi sáng hoặc chiều mát. Sau khi cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần. Khi
cành lá phát triển nhiều thì lượng nước mỗi lần tưới phải tăng lên. Thời kỳ cây
ra hoa đậu quả là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm. Tuy
nhiên tránh gây ngập úng làm cây nhanh tàn lụi.
Ngoài ra cần chú ý đến việc tiêu nước cho cây khi trời mưa.
Làm giàn
Có thể làm giàn ngay khi trồng hoặc khi cây có thân cuốc (sau 20 ngày
cây mọc). Cắm giàn bằng cây nứa, có thể cắm theo hình chữ A hoặc theo kiểu
làm hàng rào.
Cọc thường dài 2-3m, đóng sâu xuống đất 20cm. Mỗi cây được cắm một
cọc hoặc cắm hình chữ A ở 2 đầu và giữa luống sau đó giăng lưới. Cây vươn tới
17


đâu thì vén vào lưới đến đó. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được
chắc. Thường xuyên vắt ngọn giúp cây bò lên giàn tốt.
Phòng ngừa sâu bệnh.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm các đối tượng
sâu, bệnh hại và có các phương án phòng trừ kịp thời.
Đối tượng sâu hại trong vụ xuân và cách phòng trừ:
Rệp xuất hiện thời kỳ đầu chích hút nhựa cây làm lá cây bị quăn, héo và
không phát triển được. Phòng trừ: nếu vượt quá ngưỡng gây hại cho phép thì
tiến hành phun thuốc pegasus 500SC với liều lượng 7-10ml cho 1 bình 10-12 lít.
Dế mèn gây hại bằng cách cắn đứt thân và lá cây non. Phòng trừ bằng cách tưới

ngập rãnh, nếu mức độ gây hại quá cao tiến hành phòng trừ bằng thuốc.
Sâu ăn lá: làm thủng lá khiến lá không thể quang hợp, nếu xuất hiện ở
mức độ gây hại thấp có thể bắt tay, nếu xuất hiện với mật độ lớn nên tiến hành
phun thuốc.
Bọ xít dài chích hút nhựa cây trong giai đoạn ra hoa làm quả. Nếu xuất
hiện với ngưỡng gây hại lớn tiến hành phun thuốc trừ sâu Accentan 50EC với
liều lượng 15ml cho 1 bình 10-12 lít. Phun ngay khi phát hiện bọ xít chích hút,
thời gian cách ly ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch.
Ghi chú: việc sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ theo
hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
3.4.3.3. Kỹ thuật thu hái, sơ chế
Kỹ thuật thu hái:
Sau khoảng 70 ngày, khi quả trên cây bắt đầu chín, tiến hành thu hoạch
tùy theo đợt quả chín rộ. Một đợt thu trong 2-3 ngày và khoảng cách giữa các
đợt thu hái cách nhau 5-7 ngày. Sau khoảng 90-100 ngày, khi quả trên cây đã
chín 90% tiến hành cắt phần trên mặt đất về đập tách vỏ, sàng lấy hạt và loại bỏ
tạp chất.
Lưu ý:
18


+ Thu hoạch vào lúc nắng ráo. Khi cắt cả cây thu hạt cần tiến hành đập
cây thu hoạch ngay sau khi cắt.
+ Quá trình thu hoạch quả, cắt toàn cây và phơi hạt cần sử dụng các dụ
cụ thích hợp(rổ, rá, sàng, bạt) không để hạt tiếp xúc trực tiếp với đất.
Kỹ thuật sơ chế
Hạt phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 65-70°C đến khi độ ẩm hạt dưới
12% thì đưa vào bảo quản.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất

Tỷ lệ mọc mầm và thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây:
+ Tỷ lệ mọc mầm (%) = (số hạt nảy mầm/số hạt đã gieo) * 100
+ Thời gian nảy mầm(ngày): Từ gieo đến lúc nảy mầm.
+ Thời gian bắt đầu ra hoa (ngày): Thời gian từ gieo đến khi 10% tổng
số cây có hoa đầu tiên.
+ Thời gian ra hoa rộ (ngày): Thời gian từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi
80% tổng số cây có hoa.
+ Thời gian hình thành quả (ngày): Từ khi ra hoa đến lúc hoa tàn.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian từ gieo đến khi thu hoạch.
+ Thời gian ra lá thật (ngày): Từ khi cây nảy mầm đến khi cây ra lá thật
đầu tiên.
+ Thời gian leo giàn (ngày): Tính từ khi cây xuất hiện lá thật đến khi có
10% cây leo đến đỉnh giàn.
+ Số hoa/cây: Đếm số hoa trên cây từ lúc bắt đầu đến khi thu hoạch.
+ Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): Đo từ đốt lá mầm
đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
+ Động thái ra lá (lá/thân chính): Đếm số lá thành thục trên thân chính
của cây.
+ Động thái tăng trưởng đường kính thân (cm): Đo cách gốc 5cm.
19


+ Diện tích lá (dm2 lá/cây): Đo 1 tháng 1 lần bằng phương pháp cân
nhanh. Lần 1 sau gieo 1 tháng.





Cân khối lượng của 1dm2 lá: a(gam).

Cân khối lượng lá của 1 cây: A(gam).
Diện tích lá Slá=A/a(dm2 lá/ cây).
 Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) = diện tích lá × mật độ trồng.

+ Chỉ số SPAD: đo bằng máy đo SPAD502 của Nhật Bản.
Phương pháp đo: Dùng máy kẹp trực tiếp vào lá của cây. Mỗi cây đo 3 lá, đo ở
3 vị trí khác nhau và lấy giá trị trung bình, đo vào những ngày trời nắng (thời
gian đo trong ngày: 11h-13h).
+ Khả năng tích lũy chất khô: Khối lượng chất khô của cây (g/cây) được
xác định bằng cách lấy mẫu sấy khô đến khối lượng không đổi, lấy mẫu 1 tháng
1 lần. Lần 1 sau gieo 1 tháng.
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của cây bìm bìm
- Tổng số quả/cây: tính bằng cách đếm số quả của 5 cây mẫu/ô, sau đó
tính trung bình/cây.
- Khối lượng 1000 hạt(g): cân 5 mẫu bỏ hạt lép chỉ lấy hạt chắc, mỗi
mẫu 1000 hạt khô ở độ ẩm hạt 10%.
- Tỷ lệ nhân (%) = (khối lượng hạt của 100 quả/khối lượng 100 quả) x 100.
- Năng suất cá thể: (g/cây) tính bằng cách cân khối lượng hạt của 5 cây
mẫu/ô, sau đó tính trung bình/cây.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ x 10.000m2
- Năng suất thực thu (tạ/ha) = (Năng suất ô/5 m2) x 10.000 m2
3.6. Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu
- Lấy mẫu theo phương pháp đường chéo, mỗi chỉ tiêu đo đếm 5
cây/công thức.

20



×