Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

NGHIÊN cứu BỆNH nấm hại VÙNG rễ cây CÀ CHUA tại hà nội và VÙNG PHỤ cận vụ ĐÔNG XUÂN năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI VÙNG RỄ CÂY CÀ CHUA TẠI HÀ
NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2019

Người hướng dẫn

: TS. ĐỖ TRUNG KIÊN

Bộ môn

: BỆNH CÂY

Người thực hiện

: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Khóa

: 59

Lớp

: BVTVB

HÀ NỘI – 2019
0




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ của các cá nhân và
tập thể. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Nông Học đã
giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm qua. Đặc biệt
tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Trung Kiên đã quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo
hướng dẫn tận tình để tôi hoành thành báo cáo tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Khoa Nông Học đã tạo
điều kiên về cơ sở vật chất tiếp sức cho tôi hoàn thành tốt khóa luận, các bạn
sinh viên trong cùng nhóm nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đã luôn dành cho
tôi những thời gian quý báu và sẵn sàng giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bà con nông dân xã Cổ Bi và xã Phú
Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô, bạn bè,
người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên thực hiện.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................vii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ.......................................................................................x
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu...................................................................................3
1.2.1. Mục đích..................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................4
2.1. Nghiên cứu ngoài nước..............................................................................4
2.1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới..........................4
2.1.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra.................6
2.1.3. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra......................................9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................13
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam..........................13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium
rolfsii gây ra tại Việt Nam................................................................................17
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani gây ra tại Việt
Nam.................................................................................................................19
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....24

3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................24
iii


3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................24
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu................................................................................24
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................25
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
3.3.1. Điều tra thành phần và diễn biến bệnh ngoài đồng ruộng.....................25
3.3.2. Sử dụng quy tắc Koch để xác định chính xác tác nhân gây bệnh..........26
3.3.3. Chuẩn đoán bệnh...................................................................................26
3.3.4. Nuôi cấy in vitro....................................................................................27
3.3.5. Đặc điểm của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ và nấm
Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng...........................................30
3.3.6. Lây bệnh nhân tạo của một số nấm hại vùng rễ cây cà chua.................32
3.4. Đánh giá các chỉ tiêu hình thái.................................................................33
3.5. Công thức tính toán..................................................................................34
3.6. Xử lý số liệu.............................................................................................35
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................36
4.1. Diễn biến và mức độ phổ biến của một số bệnh nấm hại cây cà chua tại
Hà Nội và vùng phụ cận vụ đông xuân năm 2019..........................................36
4.2. Diễn biến bệnh nấm hại vùng gốc, rễ cây cà chua tại Hà Nội và vùng
phụ cận............................................................................................................37
4.2.1. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra
trên cà chua tại Cổ Bi và Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội...................................38
4.2.2. Diễn biến bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra trên cà chua
tại Cổ Bi và Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội........................................................40
4.3. Phân li nuôi cấy, đặc điểm hình thái, sinh học của nấm hại vùng rễ cây cà
chua tại Hà Nội và vùng phụ cận.....................................................................43

4.3.1. Đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium rolfsii......................................43
4.3.2. Đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani...................................45

iv


4.4. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các nấm hại
vùng rễ cà chua................................................................................................47
4.4.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii.............................................................................................47
4.4.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Rhizoctonia solani...........................................................................................50
4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các nấm hại vùng rễ cà
chua..................................................................................................................52
4.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của tản nấm Sclerotium rolfsii......52
4.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của tản nấm Rhizoctonia
solani...............................................................................................................54
4.6. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ nhiễm bệnh của nấm
hại vùng rễ cà chua..........................................................................................55
4.6.1. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ gây bệnh của nấm
Sclerotium rolfsii..............................................................................................55
4.6.2. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ gây bệnh của nấm
Rhizoctonia solani...........................................................................................58
4.7. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm hại vùng rễ cà
chua..................................................................................................................61
4.7.1. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm Sclerotium
rolfsii trong điều kiện môi trường nhân tạo.....................................................61
4.7.2. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm Rhizoctonia
solani trong điều kiện môi trường nhân tạo....................................................64
4.7.3. Ảnh hưởng của thuốc Starner 20WP ( hoạt chất Oxolinic acid) đối với

nấm Sclerotium rolfsii trong điều kiện chậu vại..............................................67
4.7.4. Ảnh hưởng của thuốc Daconil 75WP (hoạt chất Chlorothalonil) đối với
nấm Rhizoctonia solani trong điều kiện chậu vại............................................68

v


PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................70
5.1. Kết luận....................................................................................................70
5.2. Đề nghị.....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................73
PHỤ LỤC.......................................................................................................76

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
R. solani

: Rhizoctonia solani

S. rolfsii

: Sclerotium rolfsii

STT

: Số thứ tự

CTV


: Cộng tác viên

CT

: Công thức

HLPT

: Hiệu lực phòng trừ

CS

: Cộng sự

BVTV

: Bảo vệ thực vật

WA

: Water Agar

PGA

: Potato Glucose Agar

PCA

: Potato Carot Agar


PCGA

: Potato Carot Glucose Agar

TLB (%)

: Tỷ lệ bệnh (%)

ĐC

: Đối chứng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

NXB

: Nhà xuất bản

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua toàn thế giới giai đoạn từ
2013 - 2017 .......................................................................................................4
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế
giới năm 2017....................................................................................................5
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai đoạn từ

2004 - 2012......................................................................................................14
Bảng 4.1: Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại cà chua tại Cổ
Bi và Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân năm 2019...........................35
Bảng 4.2: Diễn biến của bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) hại
cây cà chua tại Cổ Bi và Phú Thị.....................................................................37
Bảng 4.1: Diễn biến của bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) hại cây cà chua tại
Cổ Bi và Phú Thị.............................................................................................41
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA..........43
Bảng 4.5: Đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani trên môi trường PGA...45
Bảng 4.6: Khả năng phát triển của nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc
mốc trắng hại cà chua trên một số môi trường nhân tạo.................................48
Bảng 4.7: Khả năng phát triển của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ
hại trên cây cà chua ở một số môi trường nhân tạo.........................................50
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA..........................................................52
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Rhizoctonia solani trên môi trường PGA........................................................53
Bảng 4.10: Kết quả lây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số cây trồng.....55
Bảng 4.11: Kết quả lây nhiễm bệnh lở cổ rễ trên một số cây trồng................58
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thuốc Starner 20WP và Amistar 325SC đến sự
phát triển của Sclerotium rolfsii ở các nồng độ (0.01%, 0.05%, 0.1%)...........61

viii


Bảng 4.13: Ảnh hưởng của thuốc Daconil 75WP và Anvil 5SC đến sự phát
triển của Rhizoctonia solani ở các nồng độ (0.01%, 0.05%, 0.1%)................63
Bảng 4.14: Hiệu lực của thuốc Starner 20WP đối với sự phát triển của nấm
bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong điều kiện chậu vại.......................................66
Bảng 4.15: Hiệu lực của thuốc Daconil 75WP đối với sự phát triển của bệnh

lở cổ rễ trong điều kiện chậu vại.....................................................................68

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) hại cây
cà chua tại Cổ Bi và Phú Thị...........................................................................38
Đồ thị 4.2: Diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) hại cây cà chua tại Cổ
Bi và Phú Thị...................................................................................................40
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của các môi trường nhân tạo đến sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii sau 4 ngày nuôi cấy.............................................................48
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của các môi trường nhân tạo đến sự phát triển của nấm
Rhizoctonia solani sau 7 ngày nuôi cấy..........................................................50
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Sclerotium
rolfsii sau 6 ngày nuôi cấy...............................................................................52
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Rhizoctonia
solani sau 7 ngày nuôi cấy...............................................................................53
Đồ thị 4.7: Hiệu lực ức chế của thuốc Starner 20WP và Amistar 325SC đối
với nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA............................................61
Đồ thị 4.8: Hiệu lực ức chế của thuốc Daconil 75WP và Anvil 5SC đối với
nấm Rhizoctonia solani trên môi trường PGA................................................64
Đồ thị 4.1: Diễn biến bênh heo ru gôc môc trăng ( Sclerotium rolfsii) hại cây cà chua tại Cổ Bi và
Phú Thị..................................................................................................................................................39
Đồ thị 4.2: Diễn biến bênh lơ cổ rễ (Rhizoctonia solani) hại cây cà chua tại Cổ Bi và Phú Thị..........41
Đồ thị 4.3: Ảnh hương của các môi trường nhân tạo đến sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii
sau 4 ngày nuôi cấy..............................................................................................................................49
Đồ thị 4.4: Ảnh hương của các môi trường nhân tạo đến sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani
sau 7 ngày nuôi cấy..............................................................................................................................51
Đồ thị 4.5: Ảnh hương của nhiêt đô đến sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii sau 6 ngày nuôi

cấy.........................................................................................................................................................53
Đồ thị 4.6: Ảnh hương của nhiêt đô đến sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani sau 7 ngày nuôi
cấy.........................................................................................................................................................54
Đồ thị 4.7: Hiêu lực ức chế của thuôc Starner 20WP và Amistar 325SC đôi vơi nấm Sclerotium
rolfsii trên môi trường PGA.................................................................................................................62
Đồ thị 4.8: Hiêu lực ức chế của thuôc Daconil 75WP và Anvil 5SC đôi vơi nấm Rhizoctonia solani
trên môi trường PGA...........................................................................................................................65

x


xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1:Ruộng cà chua tại Cổ Bi và Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội................36
Hình 4.2: Tác nhân gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng được phân lập và xác định
theo nguyên tắc Koch......................................................................................39
Hình 4.3: Tác nhân gây bệnh lở cổ rễ được phân lập và xác định theo nguyên
tắc Koch...........................................................................................................41
Hình 4.4: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii
hại trên cây cà chua.........................................................................................42
Hình 4.5: Tản nấm và sợi nấm Sclerotium rolfsii............................................43
Hình 4.6: Triệu chứng bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani....................44
Hình 4.7: Tản nấm và sợi nấm Rhizoctonia solani..........................................45
Hình 4.8: Hình thái tản nấm Sclerotium rolfsii trên các môi trường PCA,
PCGA, PGA....................................................................................................47
Hình 4.9: Hình thái tản nấm Rhizoctonia solani trên các môi trường PCA,
PCGA, PGA....................................................................................................49
Hình 4.10: Lây nhiễm nấm Sclerotium rolfsii trên một số cây trồng..............56

Hình 4.11: Hình thái tản nấm Sclerotium rolfsii sau khi tái phân lập.............57
Hình 4.12: Lây nhiễm nấm Rhizoctonia solani trên một số cây trồng ...........59
Hình 4.13: Hình thái tản nấm Rhizoctonia solani sau khi tái phân lập...........60
Hình 4.14: Hiệu lực của thuốc Amistar 325SC đến sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii in vitro.................................................................................62
Hình 4.15: Hiệu lực của thuốc Starner 20WP đến sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii in vitro.................................................................................63
Hình 4.16: Hiệu lực của thuốc Anvil 5SC đến sự phát triển của Rhizoctonia
solani in vitro..................................................................................................65
Hình 4.17: Hiệu lực của thuốc Daconil 75WP đến sự phát triển của
Rhizoctonia solani in vitro...............................................................................65
Hình 4.18: Hiệu lực của thuốc Starner 20WP đến sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii trong điều kiện chậu vại......................................................67
Hinh 4.1:Ruông cà chua tại Cổ Bi và Phú Thị - Gia Lâm - Hà N ôi .......................................................37

xii


Hinh 4.2: Tác nhân gây bệnh heo ru gôc môc trăng được phân lập và xác định theo nguyên tăc
Koch......................................................................................................................................................40
Hinh 4.3: Tác nhân gây bệnh lơ cổ rễ được phân lập và xác định theo nguyên tăc Koch.................42
Hinh 4.4: Triêu chứng bênh heo ru gôc môc trăng do nấm...............................................................43
Hinh 4.5: Tản nấm và sợi nấm Sclerotium rolfsii.................................................................................44
Hinh 4.6: Triêu chứng bênh lơ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani.......................................................45
Hinh 4.7: Tản nấm và sợi nấm Rhizoctonia solani...............................................................................46
Hinh 4.8: Hinh thái tản nấm Sclerotium rolfsii trên các môi trường PCA, PCGA, PGA......................48
Hinh 4.9: Hinh thái tản nấm Rhizoctonia solani trên các môi trường PCA, PCGA, PGA....................50
Hinh 4.10: Lây nhiễm nấm Sclerotium rolfsii trên môt sô cây trồng (A) Cây cà chua (B) cây dưa chuôt
(C) cây đâu xanh (D) cây ơt (E) cây lạc.....................................................................................................57
Hinh 4.11: Hinh thái tản nấm Sclerotium rolfsii sau khi tái phân lâp.................................................58

Hinh 4.12: Lây nhiễm nấm Rhizoctonia solani trên môt sô cây trồng (A) Cây cà chua (B) cây dưa
chuôt (C) cây đâu xanh (D) cây lạc......................................................................................................60
Hinh 4.13: Hinh thái tản nấm Rhizoctonia solani sau khi tái phân lâp..............................................61
Hinh 4.14: Hiệu lực của thuôc Amistar 325SC đến sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii in vitro
..............................................................................................................................................................63
Hinh 4.15: Hiệu lực của thuôc Starner 20WP đến sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii in vitro 64
Hinh 4.16: Hiệu lực của thuôc Anvil 5SC đến sự phát triển của Rhizoctonia solani in vitro.............66
Hinh 4.17: Hiệu lực của thuôc Daconil 75WP đến sự phát triển của Rhizoctonia solani in vitro......66
Hinh 4.18: Hiệu lực của thuôc Starner 20WP đến sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii trong
điêu kiên châu vại...............................................................................................................................68

xiii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm
nên tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng nói
chung và cây trồng cạn nói riêng, đồng thời cũng tạo nên sự phong phú, đa
dạng về thành phần cũng như chủng loại của các giống cây trồng. Nền nông
nghiệp Việt Nam tuy có nhiều thuận lợi, xong cũng gặp không ít khó khăn và
rủi ro cao. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự không ổn định đó là
do bệnh hại cây trồng nông nghiệp.
Bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tổn
thất nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, thiệt hại kinh tế do
dịch hại gây ra là khá nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Theo ước
tính của FAO - tổ chức lương thực thực phẩm thế giới - hàng năm, thiệt hại do
sâu bệnh và cỏ dại gây ra là rất lớn, chiếm tới 34,9% năng suất của cây trồng.
Trong đó sâu hại chiếm 12,4%, bệnh hại chiếm 11,6% còn cỏ dại chiếm
10,9%.

Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là loại cây họ cà
(Solanaceae). Đây là loại rau ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới nói chúng và ở Việt Nam nói riêng. Trong các loại rau màu, cà chua là
một cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho năng suất cao, dễ trồng, vốn chi phí
ban đầu thấp, có thể mở rộng sản xuất ở hầu khắp các vùng sinh thái khác
nhau trong vụ thu đông và vụ xuân hè. Thế nhưng đây cũng là loài rau khó
trồng bậc nhất do dễ bị các loài nấm, vi khuẩn xâm nhập kí sinh gây ra các
bệnh hại như: Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani, bệnh mốc sương do
nấm Phytophthora infestans, bệnh héo rũ trắng gốc do nấm Sclerotium rolfsii,
bệnh đốm vòng do nấm Alternaria solani. Bệnh phát sinh và gây hại trong cả
chu kì sống của cây, trên đồng ruộng và sau thu hoạch làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Trong đó phải kể đến những thiệt
1


hại lớn do các nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất gây ra. Một số loại nấm
có nguồn gốc trong đất có thể gây bệnh cho cây từ lúc cây con như bệnh lở cổ
rễ do nấm Rhizoctonia solani, hay nấm gây bệnh thối rễ ở cây con Pythium
debaryanum, Ngoài ra khi cây đang sinh trưởng và phát triển, bệnh hại vùng
gốc rễ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng như bệnh héo rũ
gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii, bệnh héo vàng do nấm Fusarium
oxysporum gây chết cây.
Việc phòng chống bệnh hại vùng gốc, rễ cây trồng hiện nay gặp rất
nhiều khó khăn. Để phòng trừ bệnh hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải. Các
biện pháp canh tác hiệu quả được biết đến như là: Luân canh cây cà chua với
các cây không thuộc họ cà, sử dụng vôi cải tạo đất, diệt mầm mống bệnh
trong đất, trong tàn dư và cỏ dại xung quanh, thu gom quả bệnh đem tiêu hủy,
lên luống cao, che phủ luống, tưới nước rửa cây sau mưa, trồng xen, trồng gối
với các cây không thuộc họ cà. Các biện pháp phòng chống đã được đưa ra
nhưng cho đến nay biện pháp hóa học vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, với việc sử

dụng lâu dài và lạm dụng thuốc của người nông dân hiện nay đã dẫn đến
những hậu quả tiêu cực cho môi trường như: Để lại dư lượng lớn thuốc
BVTV trong đất, trong nước làm ô nhiễm nguồn nước, không khí; làm giảm
nguồn vi sinh vật có ích trong đất, gây ô nhiễm môi trường sinh thái; gây hại
nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Các biện pháp hóa học tuy giúp
diệt trừ dịch hại nhanh chóng và chi phí cao tuy nhiên việc thiếu hiểu biết hay
vì lợi nhuận mà lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất hiện nay đã dẫn tới hệ
lụy về ô nhiễm môi trường dẫn tới mất cân bằng sinh học và ảnh hưởng tới
sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, để có những căn cứ đánh giá mức độ gây hại của
bệnh nấm hại vùng gốc, rễ cây cà chua và biện pháp phòng trừ hiệu quả, tiến
hành nghiên cứu đề tài sau: “ Nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ
trên cây cà chua tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ đông xuân 2019 ” .

2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra, xác định thành phần và diễn biến một số bệnh nấm hại phổ
biến trên rễ cây cà chua vụ đông xuân năm 2019 tại Hà Nội và vùng phụ cận.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm hình thái, sinh học của một
số loài nấm gây hại vùng rễ cây cà chua.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra, xác định thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh
nấm hại trên rễ cây cà chua vụ động xuân năm 2019 tại Hà Nội và vùng
phụ cận.
- Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại phổ biến trên rễ cây cà chua.
- Thu thập các mẫu bệnh hại, ghi chép đầy đủ các tài liệu, thông tin liên
quan tới bệnh như thời gian xuất hiện bệnh và các thông tin liên quan như
giống, đất trồng, phân bón, ảnh hưởng tới sự xuất hiện của bệnh.

- Phân lập, nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của một
số loài nấm hại rễ cây cà chua và xác định loài nấm gây bệnh.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học và tính gây bệnh của
nấm gây hại vùng rễ cây cà chua.
- Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm trên một số cây trồng khác nhau.
- Khảo sát hiệu lực ức chế một số bệnh nấm hại bằng thuốc hóa học .

3


PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae)
có nguồn gốc từ Châu Mĩ là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao chứa
nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ, các vitamin và khoáng chất. Thành phần chất
khô của cà chua gồm đường dễ tiêu chiếm khoảng 55% (Chủ yếu là glucozo
và fructozo), chất không hòa tan trong rượu chiếm khoảng 21% (Protein,
xenlulo, polysacarit), axit hữu cơ chiếm 12%, chất vô cơ 7% và các chất khác
(caroten, ascorbic, chất dễ bay hơi, amino axit) chiếm 5%. Bên cạnh đó cà
chua còn chứa nhiều Vitamin C (20 - 60mg trong 100g), Vitamin A (2 - 6mg
trong 100g), sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể người. Cà chua cung
cấp năng lượng và khoáng chất làm tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai
vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, chống độc. Vì vậy cà chua đã trở thành một
trong những cây trồng thông dụng và được gieo trồng rộng rãi ở khắp thế
giới. Số liệu thống kê tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những
năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua toàn thế giới giai
đoạn từ 2013 - 2017 .
Năm

2013
2014

Diện tích (ha)
4.848.787
4.910.081

Năng suất (tạ/ha)
340.902
356.128

Sản lượng (tấn)
165.295.864
174.861.783

2015
2016

4.815.762
4.845.193

368.584
370.488

177.501.042
179.508.401

2017

4.848.384

376.044
182.301.395
Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division (2019)

Theo ghi nhận diện tích trồng cà chua trên thế giới năm 2013 là
4.848.787 ha, đến năm 2014 con số đó đã tăng lên là 4.910.081 ha, tăng
4


61.294 ha so với năm 2013. Năm 2017 tổng diện tích trồng cà chua trên thế
giới 4.848.384 ha, giảm 403 ha so với năm 2013. Như vậy qua bảng 2.1, diện
tích trồng cà chua trên thế giới gần như không có thay đổi trong những năm
gần đây. Cũng từ bảng số liệu 2.1 có thể thấy về mặt năng suất, năm 2013 đạt
340.902 tạ/ha, đến năm 2014 là 368.128 tạ/ha, tăng 15.226 tạ/ha. Đến năm
2015 là 368.128 tạ/ha, tăng 12.456 so với năm 2014. Năm 2016 năng suất cà
chua tăng nhẹ lên 370.488 tạ/ha. Năm 2017 năng suất cà chua trên thế giới đạt
376.044 tạ/ha, tăng 35.142 tạ/ha so với năm 2013. Tổng năng suất cà chua
trên thế giới tăng nhẹ theo từng năm. Tiếp theo đó về mặt sản lượng, cùng với
sự biến động về diện tích và năng suất, sản lượng cà chua cũng có sự thay đổi
qua các năm. Năm 2013 sản lượng cà chua trên thế giới đạt 165.295.864 tấn
thì đến năm 2017 đạt 182.301.395 tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên
thế giới năm 2017
Châu lục
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Đại Dương


Diện tích(ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2.604.901
427.751
111.424.985
1.303.148
164.882
21.486.541
496.163
495.832
24.601.360
438.652
555.498
24.367.079
5.519
763.569
421.430
Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2019

Qua bảng thống kê của FAO năm 2017 Châu Á đang đứng đầu về diện
tích trồng cà chua trên toàn thế giới với diện tích 2.604.901 ha, sản lượng lớn
nhất đạt 111.424.985 tấn. Tuy nhiên, năng suất cà chua của Châu Á lại gần
như thấp nhất với 427.751 tạ/ha chỉ cao hơn Châu Phi (164.882 tạ/ha). Châu
Đại Dương là châu lục có diện tích trồng cà chua thấp nhất đạt 5.519 ha
nhưng lại đứng đầu về năng suất (763.569 tạ/ha). Châu Mỹ có diện tích trồng
cà chua tương đối nhỏ với diện tích là 438.652 nhưng năng suất lại tương đối

5



cao đạt 555.498 tạ/ha nên sản lượng cà chua của châu lục này khá cao đạt
24.367.079 tấn , đứng thứ 2 trên toàn thế giới .
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo
những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho từng vùng
sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử dụng. Các nhà khoa học đã sử dụng
nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại, nhằm khai thác
khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Bằng nhiều
con đường khác nhau như: Lai tạo, chọn giống, gây đột biến. Để tạo ra các
giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn.
2.1.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra
Nấm Sclerotium rolfsii đã được Rolfsii phát hiện và nghiên cứu đầu tiên
vào năm 1982 trên cà chua. Lúc đầu, nấm này được ông đặt tên là Athelia
rolfsii. Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc trên nhiều loại cây
trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế
giới. Ví dụ như: Cà chua, khoai tây, đậu đỗ, các loài hoa, cây cảnh. Thường bị
nấm Sclerotium rolfsii gây hại nặng.
Các loài nấm Sclerotium có sự khác nhau nhiều về hình thái nhưng
chúng có đặc điểm chung là đều hình thành hạch nấm với kích thước khác
nhau, màu sắc từ nâu sang tới nâu đen. Nấm Sclerotium thuộc lớp nấm đảm
(Basidiomycetes). Trong nhóm nấm này thì nấm Sclerotium rolfsii được biết
đến là loài nấm có phổ ký chủ khá rộng ngoài tự nhiên và là nguồn gây hại
lớn cho cây trồng. Hạch nấm có thể tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng
đất mặt, tầng đất canh tác. Triệu chúng gây hại: Giai đoạn cây con nấm
thường xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh
màu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và
lan ra mặt đất xung quanh làm mô cây thối mục, cây khô chết (Gulshal L vs
CS, 1992).

6



Ở Nepal bệnh héo rũ gốc mốc trắng là bệnh rất nguy hiểm, nguồn nấm
tồn tại trong đất từ năm này sang năm khác và gây thiệt hại cho nhiều loại cây
trồng cạn ở vùng này (Jayaswal, M. L. et al, 1998).
Theo Stephen và Cs thuộc đại học Hawaii (2000), trên thế giới đã
nghiên cứu, xác định được phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii. Với ít
nhất 500 loài cây trồng thuộc 100 họ thực vật. Những cây ký chủ mẫn cảm
nhất với bệnh bao gồm một số họ như: Họ cà (Cà chua, khoai tây, cà pháo) họ
hoa thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải dầu), họ đậu đỗ ( đậu
tương, lạc, đậu xanh), họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí ngô).
Trên tàn dư cây trồng, nấm bệnh tồn tại như một dạng sợi nấm hoại
sinh, thậm chí trên cả tàn dư của những cây không phải ký chủ của nấm. Hạch
nấm tồn tại từ năm này sang năm khác ở lớp đất mặt nhưng không tồn tại
được ở những lớp đất bị ngập sâu. Ở trong đất tỷ lệ sống sot của hạch nấm từ
50 - 73% sau 8 - 10 tháng (Baute et al., 1981).
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng được xác định do nấm Sclerotium rolfsii
gây ra (Barnett H. L.& cs,1998). Nấm là loài sinh vật hảo khí, ưa ẩm và nhiệt
độ cao khoảng 20 °C (Mc Carter S. M., 1993). Nhiệt độ thấp hơn 10 °C hoặc
cao hơn 40 °C nấm không tồn tại được. Nấm Sclerotium rolfsii có khả năng
sinh trưởng và phát triển trong khoảng pH rộng, thuận lợi nhất trong khoảng 3
- 5 (Stephen el al., 1992). Sợi nấm màu trắng, mịn. Từ sợi nấm hình thành
nhiều hạch nấm sau 4-7 ngày. Hạch nấm có hình cầu, ban đầu có màu trắng
sau chuyển sang màu vàng, cuối cùng có màu vàng nâu, kích thước 1 - 2 mm
(Purseglove J. W., 1968). Sự nảy mầm của hạch nấm xảy ra trong khoảng pH
từ 2 - 5. Hạch nấm có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất lợi
trong khi sợi nấm bị chết ở 0 °C thì hạch nấm vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ
dưới -10 °C (Stephen et al., 1992). Hạch nấm có thể tồn tại trong đất từ năm
này sang năm khác ở tầng đất mặt, đất canh tác (Gulshan L.&Cs, 1992).

7



Trên thế giới nhiều phương pháp trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua
có kết quả tốt đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi như: Luân canh, cây cà
chua với cây trồng không phải là ký chủ của nấm (O’bien R. G & Cs. 1994),
bón phân hợp lý, xử lý đất trước khi trồng, sử dụng nấm đối kháng( Mc Carter,
S. M. 1993).
Theo Vyas S.C. (1998) nhúng quả cà chua bị thối do nấm Sclerotium
rolfsii trong dung dịch Rovral 0,01% cho hiệu lực, phòng chống thối quả tốt
nhất. Thuốc hóa học PCNB (pentachloronitrobenzene) có hiệu quả cao trong
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Stephen & Cs, 1992). Porter, I. J.,
Feruglio, S. E., Gross., 1995).
Thối Sclerotium đã được tìm thấy trên hoa lan Cymbidium tại Seosan-si,
Chungcheongnam-do, Hàn Quốc, vào tháng Bảy, 2010. Các triệu chứng xảy ra
trên lá, có màu vàng, sau đó toàn bộ cây héo. Cây bị nhiễm bệnh tàn lụi và
cuối cùng chết. Sợi nấm màu trắng và hạch xuất hiện trên giả hành. Dựa vào
đặc điểm về nấm và gây bệnh, nấm nguyên nhân được xác định là Sclerotium
rolfsii. Đây là báo cáo đầu tiên trên Cymbidium spp. Gây ra bởi Sclerotium
rolfsii tại Hàn Quốc.
Báo cáo đầu tiên về Sclerotium rolfsii tại Lào: Trong tháng 5 năm 2010
thối gốc thân của loại đậu rắn (Vigna unguiculata sub sp. Sesquipedalis - đậu
dài) do nấm Sclerotium rolfsii được phát hiện ở thủ đô Viêng Chăn, CHDCND
Lào. Bệnh đã dẫn đến cái chết của một số cây bị nhiễm bệnh. Các khu vự gốc
thân đã có một sự xuất hiện tản nấm trắng, một triệu chứng điển hình của bệnh
này. Hạch nấm nhỏ, tròn, màu nâu trên gốc thân, và trên đất liền kề và các
phần lá chết.
Với phạm vi ký chủ rộng, khả năng phát triển nhanh, có khả năng sinh
hạch nấm chống chịu điều kiện môi trường khắc nghiệt, đã góp phần làm gia
tăng thiệt hại kinh tế. Trên phạm vi toàn cầu nói chung cũng như vùng Bắc
California nói riêng, thiệt hại do nấm Sclerotium rolfsii gây ra là lớn nhất.

8


Theo tính toán thống kê của Bộ nông nghiệp liên bang Hoa Kỳ, riêng năm
1959, thiệt hại do nấm Sclerotium rolfsii gây ra trên lạc ở đồng bằng duyên hải
miền Trung khoảng 10 - 20 triệu USD, thiệt hại năng suất các cánh đồng dao
động từ 1 - 60% (Agrios, G.N., 2001).
2.1.3. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Trong số các loài nấm gây bệnh, phổ biến có nguồn gốc trong đất, chủ
yếu hại vùng rễ là nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ. Nguồn bệnh tồn
tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ, cỏ dại và trong các vật
liệu giống bị nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ
năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho
các cây trồng vụ sau, năm sau .
Nấm Rhizoctonia được bắt đầu biết đến bởi De Candolle vào năm 1815.
Khi đó nấm Rhizoctonia crocorum (Pers.) DC được coi là loài điển hình
(Akira Ogoshi, 1996). Trong khi nấm Rhizoctonia solani là loài quan trọng
nhất của loài Rhizoctonia chỉ được mô tả lần đầu khi Julius Kuhn nghiên cứu
về bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây năm 1958 ( Paulo Ceresini, 1999).
Nấm Rhizoctonia solani Kuhn thuộc Họ (Thelephoraceae), Lớp nấm
đảm (Basidiomycetes), thuộc bộ nấm trơ (Mycelia sterilia), Nhóm nấm bất
toàn (Fungi imperfecti).
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ là một loại nấm đa thực gây
bệnh khá nghiêm trọng và phổ biến trong sản xuất trên nhiều đối tượng cây
trồng, đặc biệt là trên những loại cây trồng chính như: Lúa, đậu, cà, dưa chuột
và thuốc lá. (Fuhrer Ithurrart et al., 2004).
Nấm Rhizoctonia solani có thể gây khá nhiều triệu chứng khác nhau
như: Héo rũ cây con, thối gốc, lở cổ rễ, thối thân mầm, thối quả và loét thân
(Schwartz et al., 2007). Theo (Fenille et al., 2002, Lalan Sharma et al., 2013)
bệnh này gây trụi lá đậu tương làm năng suất giảm từ 30-60%.


9


Loài Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh có nguồn gốc trong đất.
Chúng phân bố ở khắp nơi trên thế giới và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng
(Yanice Y. Uchida, 2008). Theo Farr D.F., et al.(1989) chỉ riêng ở Mỹ có đến
hơn 500 loài thực vật là ký chủ của nấm này. Ở Nhật loài Rhizoctonia solani
gây hại hơn 142 loài thuộc 52 họ thực vật. Một số cây ký chủ có thể kể đến
như: Đậu tương, đậu lima, đu đủ, dưa chuột, đặc biệt là cây họ cà, họ đậu, họ
bầu bí (Akira Ogoshi, 1996). Với phạm vi ký chủ và phân bố rộng, nấm
Rhizoctonia solani thực sự là một loài dịch hại nguy hiểm, đe dọa nghiêm
trọng đến sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.
Nấm Rhizoctonia solani được xem là một loài nấm phức tạp vì sự biến
động giữa các isolate của nấm này về khả năng gây bệnh, phổ ký chủ, các đặc
tính hình thái sinh lý (Sneh & Cs, 1991). Gần đây nhiều kỹ thuật sinh học phân
tử đã được sử dụng để nghiên cứu sự đa dạng và mối quan hệ phát sinh giữa
các AG của nấm Rhizoctonia solani, Liu et al. (1993) đã chia AG 1 thành 6
nhóm phụ (ISG 1A, 1B, 1C, 1D, 1E và 1F) dựa trên phân tích RFLP
(Registriction Fragment Length Polymorphism) của cùng dòng rDNA - ITS
(Internal Transcriped Spacer) và phân tích isozyme, AG được phân biệt thành
3 nhóm phụ AG 4 - HIG, 4 - HIGII, 4 - HIGIII dựa trên nghiên cứu về lai
DNA/DNA và phân tích axit béo (Stevens Johnk, J.,Jones, R.K.2001). Các
isolate của nấm Rhizoctonia solani đã được Carling và Cs (2002), nhận biết và
chia thành 14 nhóm liên hợp (Anastomosis Group-AG) từ AG 1 đến AG 13 và
AG - B1.
Nấm Rhizoctonia solani là loài nấm đất sản sinh ra nhiều hạch nấm trên
mô ký chủ, hạch nấm được đan kết lại từ những sợi nấm. Chúng tồn tại trong
đất, trong tàn dư cây trồng và nảy mầm khi được kích thích bởi những dịch tiết
ra từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào đất. Ngoài

truyền bệnh qua đất, tàn dư cây trồng Rhizoctonia solani có khả năng truyền
qua hạt giống với tỷ lệ lên tới 30% ở Mỹ (Kokalis-Burelle, N., et al (1997).
10


Đặc biệt nấm Rhizoctonia solani có thể sống như một nấm hoại sinh nếu đất
chưa đầy đủ các chất hữu cơ (Paulo Ceresini, 1999).
Để phòng trừ bệnh lở cở rễ các nhà khoa học trên thế giới đã đề xuất
nhiều biện pháp: Chọn lọc giống cây có chất lượng cao, không có nguồn bệnh
trước khi gieo trồng cần tưới tiêu nước để ngăn ngừa sự tích tụ nước. Trồng
cây với khoảng cách thích hợp, tránh trồng cây dày dẫn đến độ ẩm cao trong
tán lá là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh, gây bệnh. Loài trừ tàn dư cây
bệnh sau thu hoạch sẽ làm giảm số lượng nguồn bệnh trong đất. Trong một vài
trường hợp luân canh với cây trồng không mẫn cảm cũng làm giảm mức độ
bệnh. Bổ sung phân trộn và phân hữu cơ có thể giảm mức độ nhiễm bệnh.
Ngày nay với xu thế phát triển mới con người đang rất quan tâm đến
việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để phòng trừ dịch hại cây
trồng. Các sản phẩm sinh học với nhiều đặc tính ưu việt hơn như an toàn với
môi trường, con người và vật nuôi, không tạo ra các chủng nòi gây bệnh mới
kháng thuốc, đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Đã có nhiều chương trình nghiên
cứu sử dụng các loài vi sinh vật có ích trong phòng trừ dịch, đặc biệt là phòng
trừ những đối tượng gây bệnh có nguồn gốc trong đất như loài Sclerotium
rolfsii và loài Rhizoctonia solani.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây cà chua chịu nhiều tác
động, áp lực do các loài sâu bệnh hại gây ra. Ngay từ khi gieo hạt cà chua có
nguy cơ bị các nấm tồn tại trong đất xâm nhiễm và gây hại, đặc biệt là bộ rễ cà
chua bởi rễ là bộ phận chính làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng.
Nấm Rhizoctonia solani là một loài nấm có lịch sử rất lâu đời, được
phát hiện lần đầu tiên trên cây khoai tây ở Châu Âu. Nấm Rhizoctonia solani
gây ra được Julius Kuhn quan sát và mô tả vào năm 1858.

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Isfahan-Iran (Khoa nấm)
cho rằng nấm Rhizoctonia solani là loài nấm tấn công rất nhiều loại cây trồng.
Bệnh hại bởi nấm Rhizoctonia solani là bệnh nấm quan trọng nhất trên các
11


×