Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm NÔNG SINH học của tập đoàn HOA HIÊN LAI năm 2014 và 2015 tại GIA lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
TẬP ĐOÀN HOA HIÊN LAI NĂM 2014 VÀ 2015
TẠI GIA LÂM HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : TS. PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG
Bộ môn

: RAU HOA QUẢ

Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ HƯỜNG

Lớp

: K57RHQMC

Khóa

: 57

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Thị Minh Phượng,


người hướng dẫn trực tiếp đã tận tậm chỉ bảo và hướng dẫn để tôi có thể hoàn
thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo tại Bộ môn Rau-HoaQủa, Khoa Nông Học, Học Viện Nông Ngiệp Việt Nam đã luôn tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực bản
thân, chỉ bảo của các thầy cô tôi xin biết ơn tới sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn bè
cũng như sự quan tâm của gia đình trong suốt thời hạn thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2016
Tác giả khóa luận
Trần Thị Hường

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Phân loại các loài và đặc điểm của từng loài.....Error: Reference source
not found
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên Thế giới....................12
Bảng 2.3.Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới................Error:
Reference source not found
Bảng 2.4. Diện tích và giá trị sản lượng hoa, cây cảnh ở Việt Nam năm 2004
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa cây cảnh giai đoạn 1994-2009
..........................................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.1 Các tổ hợp lai hoa hiên năm 2014.....Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Các tổ hợp lai hoa Hiên năm 2015....Error: Reference source not found
Bảng 4.1.Đặc điểm màu sắc và kích thước lá các THL hoa hiên năm 2014 tại
Gia Lâm- Hà Nội..............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Biến động chiều cao cây các THL năm 2014 qua các tháng theo dõi
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Biến động chiều dài lá các THL hoa Hiên năm 2014. .Error: Reference
source not found
Bảng 4.4. Biến động số lá /thân qua các THL năm 2014 qua các tháng theo dõi Error:
Reference source not found
Bảng 4.5. Phân ly một số đặc điểm ngồng và hoa của THL hoa hiên...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Các cây lai được lựa chọn của các THL năm 2014......Error: Reference
source not found
Bảng 4.7. Một số đặc điểm sinh trưởng và ngồng hoa của các THL năm 2014
được lựa chọn...................................................Error: Reference source not found

iii


Bảng 4.8. Đặc điểm kích thước, dạng hoa và độ bền hoa trang trí của các THL
năm 2014 được lựa chọn...................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Màu sắc hoa của các THL năm 2014 được lựa chọn.. .Error: Reference
source not found
Bảng 4.10. Các THL năm 2014 có ưu thế triển vọng cao. Error: Reference source
not found
Bảng 4.11.Đặc điểm nhị, nhụy, bao phấn các THL năm 2014 được lựa chọn....49
Bảng 4.12. Đặc điểm màu sắc, kích thước lá các THL năm 2015......................53
Bảng 4.13. Biến động chiều cao cây các THL năm 2015 qua các tháng theo dõiError:
Reference source not found

Bảng 4.14. Biến động chiều dài lá các THL hoa Hiên năm 2015............................56
Bảng 4.15. Biến động số lá /thân qua các tháng theo dõi của các THL năm 2015
.............................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.16. Phân ly một số đặc điểm ngồng và hoa các THL năm 2015.......Error:
Reference source not found
Bảng 4.17. Đặc điểm kích thước ngồng và số hoa/ ngồng các THL...................61
Bảng 4.18. Đặc điểm kích thước hoa và cánh hoa......Error: Reference source not
found
Bảng 4.19. Đặc điểm màu sắc hoa các THL năm 2015....Error: Reference source
not found
Bảng 4.20. Đặc điểm màu sắc, kích thước nhị nhụy, bao phấn hoa..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.21. Một số sâu bệnh hai trên cây hoa hiên......Error: Reference source not
found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị biến động chiều cao cây các THL năm 2014.....Error: Reference
source not found
Hình 4.2: Đồ thị biến động chiều dài lá của các THL năm 2014. Error: Reference
source not found
Hình 4.3: Đồ thị biến động số lá/ thân các THL năm 2014..........Error: Reference
source not found
Hình 4.4: Một số hình ảnh hoa các tổ hợp lai được lựa chọn.......Error: Reference
source not found
Hình 4.5: Đồ thị biến động chiều cao cây các THL năm 2015.....Error: Reference
source not found
Hình 4.6: Đồ thị biến động chiều dài lá của các THL năm 2015. Error: Reference

source not found
Hình 4.7: Đồ thị biến động số lá/ thân các THL năm 2015..........Error: Reference
source not found

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
BA (benzyladenine): chất điều tiết sinh trưởng
BAP: (benzylamino purine): chất kích thích tăng trưởng tế bào
CS: cộng sự
FAO ( Food and Agriculture Organization of the United Nations): tổ
chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Ha: hecta
MS: môi trường nuôi cấy
NAA (Naphthalene Acetic Acid): chất điều tiết sinh trưởng
IAA (indolacetic axit): kích thích sinh trưởng
IBA ( Indol butyric acid): chất điều hòa sinh trưởng
USD: đô la Mỹ
TH: tổ hợp
THL: tổ hợp lai
Tr.đ: triệu đồng
WTO (World Trade Organization): tổ chức thương mại thế giới

vi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề

Hoa hiên ( Hemerocallis.sp) hay còn có tên gọi khác là hoa kim châm
thái, huyền thảo, … là loài thực vật có hoa, thuộc họ Hemerocallidaceae có
nguồn gốc bản địa châu Á. Loài cây này được biết đến với những công dụng
như một dược liệu chữa bệnh, được sử dụng làm dược liệu bào chế tân dược trị
một số bệnh như vàng da, an thai, bổ máu… Bên cạnh đó, hoa hiên còn được
người tiêu dùng sử dụng như một thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và đưa vào
làm đẹp cho cảnh quan xung quanh như một phần không thể thiếu trong cảnh
quan: khuôn viên trường học, sân vườn biệt thự, các dải đường quốc lộ … do có
thời gian hoa dài, đa dạng về màu sắc hoa cũng như kích thước cây.
Hoa hiên-loài cây mang đặc điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, nở hoa liên
tục, thời gian ra hoa kéo dài và giữa các giống khác nhau có thời gian ra hoa
khác nhau. Do đó việc sử dụng trong cảnh quản là một ưu thế, nhờ những đặc
điểm đó có thể tiết kiệm chi phí thay mới thảm hoa cảnh quan bằng việc trồng
xen các giống hoa hiên khác nhau để tạo thảm hoa có độ bền chơi hoa dài. Đặc
biệt là loài cây này ra hoa vào mùa hè, thời gian hoa được duy trì từ 3-4 tháng
( từ tháng 4 tới tháng 7) cho thấy độ bền cảnh quan khá dài so với những loài
cây khác. Bởi vậy có thể đưa vào sử dụng trong trang trí cảnh quan tại Hà Nội
cũng như các vùng khác thay thế cho các loại hoa thời vụ thường trồng do điều
kiện khan hiếm hoa trong trang trí mùa hè và không tốn kém chi phí trong thay
mới thường xuyên.
Hiện nay, hoa hiên ở Việt Nam được trồng chủ yếu tại các vùng có khí
hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt
(Lâm Đồng),…tuy diện tích trồng còn nhỏ và giá trị về cảnh quan chưa được
quan tâm mà chủ yếu được biết đến với công dụng làm thuốc. Ngoài ra, trên Thế
giới có hàng nghìn giống hoa hiên khác nhau đa dạng về màu sắc , hình dáng và

1


chủng loại mà ở Việt Nam chưa có. Nguyên nhân chính là chúng ta chưa có bộ

giống tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như sản xuất. Từ những tình
hình đó, năm 2012 bộ môn Rau- Hoa- Quả -Cây cảnh, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tiến hành nhập nội các giống hoa hiên. Đến năm 2013-2014 bắt
đầu nghiên cứu và lai tạo được một số tổ hợp lai hoa hiên. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu trên tổ hợp lai hoa hiên chưa nhiều, cho đến nay nguồn gen hoa hiên
Việt Nam vẫn chưa có những đánh giá và lưu trữ để duy trì, phát triển cũng như
phục vụ cho công tác chọn và tạo giống mới. Bởi vậy việc nghiên cứu đặc điểm
nông sinh học của hoa hiên tạo cơ sở cho việc chọn giống và lai tạo là thực sự
cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên lai năm 2014 và
2015 tại Gia Lâm- Hà Nội”.
2.Mục đích và yêu cầu
2.1

Mục đích
Thông qua đánh giá đặc điểm nông sinh học của các tập đoàn hoa hiên

lai năm 2014 , 2015 tại Hà Nội lựa chọn ra được dòng lai có các đặc điểm ưu
thế trong trang trí cảnh quan và sử dụng cho chọn tạo giống hiên ở Hà Nội.
2.2 Yêu cầu
- Xác định được các đặc điểm sinh trưởng, phát triển (chiều cao cây, số
lá, số nhánh ,tốc độ tăng trưởng, kích thước lá, thời gian tồn tại lá, màu sắc lá ,
kích thước hoa, màu sắc hoa ,…) của tập đoàn hoa hiên lai năm 2014 và 2015.
- Lựa chọn được dòng lai có triển vọng phục vụ trang trí cảnh quan.

PHẦN II

2



TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về hoa hiên
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại
Hoa hiên là thực vật có hoa thuộc chi hoa hiên(Hemerocallis), họ
Hemerocallidaceae, là một loài cây trồng lâu năm. Chi Hemerocallis(Hemerocallis,
từ tiếng Hi Lạp được biểu thị qua hai từ “Beauti”và “a day”, để chỉ hoa rất
chóng tàn, thời gian hoa chỉ kéo dài trong một ngày). Hoa hiên có nguồn gốc từ
Châu Á và có mặt trên khắp các nước như Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Nhật Bản,
Hàn Quốc( Surinder K. Gulia et al., 2009). Mọi người thường biết đến hoa hiên
với những tên như Huyên thảo, Vong thảo(Xuan-cao), Vong ưu, Liệu sầu, Kim
châm thái(Jin zhen cai), Hoàng hoa thái(Huang-hua-cai)…Việc nghiên cứu đầu
tiên về Hemerocallis được thực hiện bởi Stout (1941) và Shiu Ying Hu(1968b)
đã công bố và đưa ra phân loại 23 loài vào ba nhóm. Năm 1969, Hu công nhận
bổ sung 2 loài: H. tazaifu (Hu 1969a) và H. darrowiana (Hu 1969b), (Surinder
K. Gulia et al., 2009). Tuy nhiên, Erhardt(1992) đã phát triển một phân loại chi
tiết hơn các loài chi hoa hiên và được chia thành thành 5 nhóm gồm fulva,
citrine, middendorfii, nana, và multiflora( bảng 1.1). Erhardt công nhận chỉ có
20 loài( bảng 1.2). Tác giả không thừa nhận H. gramiflea, H. luteola, hoặc H.
littorea. Và theo ngay sau đó hai loài được bổ sung đã được thừa nhận là H.
hongdoensis( Chung và Kang 1994) và H. taeanensis ( Kang và Chung 1997).
Năm 1985, Dahlgren et al. đã tách Hemerocallis từ họ loa kèn và đặt
chúng thành một họ riêng. Sự khác biệt giữa họ Hemerocallidaceae và họ loa
kèn được thể hiện rõ qua sự khác nhau trong hình dạng của hạt giống và vị trí
của quả cũng như các loại rễ của chúng. Hạt hoa nằm thuộc họ
Hemerocallidaceae là màu đen và hình tròn trong khi hạt giống họ loa kèn lại có
màu nâu và phẳng.
Bảng 2.1.Phân loại các loài và đặc điểm của từng loài

3



Nhóm loài
Citrina

Fulva

Loài
H. altissima, H. citrine,

Đặc điểm chung
Chùm hoa nhiều nhánh, hoa chủ

H. coreana, H. lilioasphodelus,

yếu bắt đầu tung bao và nở vào

H. minor, H. pedicellata,

ban đêm, mang mùi thơm với

H. thunbergii, H. yezoensis
H. aurantiaca, H. fulva

ống bao hoa dài.
Cụm hoa được phân nhánh, hoa
màu nâu đỏ, hoa thường tung

Middendorff H. dumortieri, H. esculenta,
ii


Nana

bao và nở ban ngày, rễ nổi.
Chùm hoa không phân nhánh,

H. exaltata, H. hakuunensis,

hoa màu da cam, hoa thường nở

H. middendorffii

vào ban ngày, lá bắc ngắn, rộng

H. forrestii, H. nana

và chồng chéo.
Chùm hoa không phân nhánh,
cụm hoa dài nhất đạt 50 cm, hoa
màu đỏ-cam, thường nở vào ban
ngày. ống bao phấn ngắn hơn 1

Multiflora

H. micrantha, H. multiflora,

cm, mềm.
Chùm hoa có nhiều nhánh, màu

H. plicata


hoa đa dạng từ cam sang vàng
cam. Hoa nở ban ngày, hoa trên
cuống ngắn thường nhỏ hơn
7cm, ống bao phấn ngắn hơn 2
cm.

Nguồn: Erhardt 1992
Qua bảng 2.1 cho thấy, số lượng loài trong nhóm loài Citrina lớn nhất (8
loài), tiếp đó là Middendorffii với 5 loài và ít nhất với 2 nhóm Fulva và Nana
chỉ với 2 loài. Hầu hết ở 5 nhóm loài đều cho hoa nở vào ban ngày, chỉ riêng
nhóm loài Citrina nở vào ban đêm. Với hai màu sắc hoa chủ yếu là cam và từ
cam sang vàng cam tập trung ở 2 nhóm loài Middendorffii và Multiflora. Các
màu sắc đỏ-cam và nâu đỏ thuộc 3 nhóm loài còn lại.

4


2.1.2 Đặc điểm thực vật học
Rễ: ở dạng sợi hoặc thân rễ. Sự khác biệt trong hệ thống rễ là một trong
những tiêu chí để tách hoa hiên vào các loài khác nhau. Rễ có thể hình thành
cấu trúc rễ củ mọng như trong trường hợp của H. citrine. Ở H. minor và H.
nana, rễ dày lên chỉ ở phần cuối của chúng, chỉ ra rằng các loài có liên quan đến
nhau. Rễ của H. dumortieri có hình trụ trong khi của H. fulva là hình thoi. Hoa
hiên chịu được hạn cũng nhờ có 2 đặc điểm rễ: thân rễ có khả năng lưu trữ
lượng lớn nước và rễ dạng sợi có thể khai thác nước trong đất một cách đầy đủ
(Voth et al.1968).
Thân: thuộc loại thân thảo đa niên, là dạng thân giả do các bẹ lá xếp tạo
thành có thể mọc cao đến 1m. Thân rễ ngắn chứa các mô phân sinh đỉnh, rễ ,lá
và ngồng hoa phát sinh từ thân rễ ngắn này (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Lá: không có cuống, dạng dải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có bẹ to mọc

ốp vào nhau,. Lá có thể đứng thẳng, cong hướng ra ngoài, hoặc chúc xuống,.
Mép lá nguyên hoặc lượn sóng, hình mũi mác dài 30-60cm, rộng 2-4cm, màu
xanh bóng nổi rõ gân dọc, gân song song, trên mặt có nhiều mạch, hai mặt nhẵn
cùng nhau mọc tập trung ở gốc, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng xòe ra
thành hai hàng đối nhau giống như rẻ quạt ( Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Hoa: là hoa lưỡng tính, có mùi thơm hoặc không, cuống hoa ngắn. Bao
hoa 6 mảnh, phần dưới dính nhau thành hình phễu, phần trên có 6 thùy, xếp 2
lớp: lớp bên trong cánh hoa to hơn lớp cánh ngoài, khi hoa nở cánh hoa cong ra
ngoài. Hoa có 6 nhị đính ở ống bao hoa, chỉ nhị dài không bằng nhau và bao
phấn đính ở lưng hoặc ở gần gốc,2 ô, tung phấn bằng khe dọc. Nhụy hoa dạng
sợi, mảnh, dài hơn nhị(Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Tất cả các loài khác nhau đều có khoảng thời gian hoa ngắn và thường
được thấy trong hai trường hợp: hoa bắt đầu tung bao, nở vào cuối buổi chiều và
tàn vào buổi sáng hôm sau như H. citrine, H. altissima, H. yezoensis hoặc ban
ngày (nở vào buổi sáng và tàn vào cuối buổi chiều như H. fulva, H.

5


middendorffii, và nhiều hơn nữa.) (Juerg Plodeck, 2002). Từ những lí do trên
cho thấy số lượng nụ hoa/ ngồng rất quan trọng đối với việc kéo dài thời gian ra
hoa của ngồng hoa. Hầu hết các giống hoa nở hoa liên tục trong 2-4 tuần.
Trường hợp các ngồng xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và cách xa nhau
thời gian duy trì độ bền của khóm hoa kéo dài tới 4-8 tuần, thậm chí có thể hơn
như vậy.( Surinder K. Gulia et al., 2009)
Màu sắc cơ bản của hoa hiên được quan sát và đánh giá thông qua phần
bên ngoài của cánh. Các gam màu cơ bản của hoa hiên hiện nay bao gồm: màu
vàng( từ vàng chanh nhạt, vàng tươi tới vàng sậm và da cam), màu đỏ( từ sắc đỏ
tươi, đỏ thắm đến đỏ thẫm), màu hồng(từ hồng nhạt đến hồng đỏ), màu tím(tím
oải hương, tím đậm). Ngoài những đặc điểm về màu sắc cánh hoa, màu mắt hay

màu viền thì màu họng cũng là một trong những điểm nhấn nổi bật của hoa
hiên.( Dr. Juerg Plodeck, 2002)
Kích thước hoa hiên được mô tả theo 3 nhóm sau: rất nhỏ ( nhỏ hơn
7,5cm), nhỏ (7,5-11cm), hoặc lớn(hơn 11cm) (Ted L. Petit and Dorothy J.
Callaway, 2008). Hoa nhỏ hơn và chủ yếu trong hình dạng loa kèn được sử dụng
nhiều hơn như trên loài H. minor, H. lilioasphodelus, H. darowiana, H. nana và
multiflora. (Dr. Juerg Plodeck, 2002)
Ngồng hoa: dạng trụ có thể thẳng đứng, hơi cong hay chúc xuống mặt
đất do chịu sức nặng của cụm hoa. Các cụm hoa có thể xuất hiện ở đỉnh sinh
trưởng hoặc nách lá. (S.K.Gulia et al, 2009). Các ngồng hoa thường phân nhánh
sang trái hay phải mạnh hơn so với ở đỉnh( Voth et al. 1968). Chiều dài ngồng
có thể đạt từ 4cm(H. darrowiana) đến 200 cm (H. altissima). Ở hầu hết các loài
mỗi ngồng hoa đều có hai hoặc nhiều nhánh, mỗi nhánh mang nhiều nụ hoa;
riêng đối với H. nano, chùm hoa mang hoa đơn độc. Dưới các nhánh, các cuống
hoa đều có một lá giống như lá bắc và có thể có một đến một vài cây con nhỏ
mọc ở giữa các nhánh được gọi là cây keiki. Cây con đó có thể được lấy và sử

6


dụng như một cây giống mới cho vụ trồng. Ngoài ra, hình dạng và sắp xếp các
lá bắc trên cụm hoa có thể hữu ích trong việc xác định loài. Ví như, các lá bắc
trong H. iniddendorffii rộng, hình bầu dục và chồng chéo nhau. (Hu 1968b)
Quả: thuộc loại quả nang có hình tròn hoặc bầu dục gồm 3 ô(một số
trường hợp có 4 ô), trong chứa nhiều hạt màu đen bóng hình tròn hoặc elip.
( Nguyễn Thị Đỏ, 2007). Hạt hoa hiên sau khi thu hoạch cần được xử lý lạnh tại
0-70C cho 6-8 tuần để có thể nảy mầm. Thời gian từ hạt giống tới khi câ có thể
ra hoa kéo dài tới 2 năm. (Grieshach và Voth 1957)
2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Hoa hiên phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng mặt trời đầy đủ.

Chúng có thể chịu được bóng râm nhưng để có thể ra hoa tốt nhất cần tối thiểu 6
giờ chiếu sáng trực xạ. Ánh sáng nhẹ vào thời điểm nóng nhất trong ngày giữ
cho hoa tươi lâu hơn.( Mary H.Meyer, 2009)
Ở hầu hết các loại đất như: đất thịt nhẹ, đất cát, thịt nặng hoa hiên đều
có thể thích ứng. Tuy nhiên, chúng phát triển tốt nhất trong điều kiện đất hơi
chua, ẩm và có hàm lượng chất hữu cơ cao, thoát nước tốt (hay nói cách khác
khoảng pH lí tưởng cho cây sinh trưởng nằm trong khoảng từ 6,0-6,5). (Mary
H.Meyer, 2009)
Tương tự đó, hoa hiên có thể phát triển ở hầu hết mọi điều kiện khí hậu.
Một số giống hoa có thể chịu được ở mức nhiệt độ lạnh khoảng -3 0C và số khác
lại duy trì được ở nhiệt độ cao. Chúng có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào
trong năm. Tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất để trồng hoa hiên là vào mùa thu
hoặc mùa xuân. (Karen Russ, 2008).
Với các đặc điểm về rễ - loại rễ củ mọng nước thấy rằng hoa hiên có thể
chịu được hạn tạm thời nhưng không chịu được úng trong thời gian dài. Số hoa,
kích thước, sức sống và thời gian nở hoa được tăng lên khi cung cấp đầy đủ
nước cho cây trong thời kỳ khô hạn. Tuy nhiên, tùy loại đất mà lượng nước tưới

7


cũng khác nhau. Đối với đất sét, tưới 1 lần/ tuần, đất cát có thể yêu cầu nước 45 ngày/lần.
Ngoài những yêu cầu trên, dinh dưỡng cũng là một trong số những yếu
tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Hoa hiên cần nhiều P
và K hơn N. Các phân tích cho thấy bón N-P-K với tỉ lệ 5-10-15 trong giai đoạn
cây sinh trưởng và tỉ lệ 6-12-12 trong giai đoạn cây phát triển là phù hợp. Liều
lượng mỗi lần bón là 100g/m2 ).
( />5.pdf)
2.1.4 Giá trị sử dụng
* Giá trị về mặt cảnh quan

Hoa hiên được đưa vào trồng phổ biến trong trang trí cảnh quan nhờ sự
đa dạng về hình dáng, màu sắc và thời gian nở hoa kéo dài. Ngoài ra, hoa hiên là
một trong những cây lưu niên dễ trồng và nhân giống. Dựa vào những đặc điểm
khác nhau giữa các giống cả về màu sắc, kích thước và thời gian nở hoa mà hiện
nay hoa hiên ngày càng được biết đến với nhu cầu sử dụng vào trồng thảm trang
trí cảnh quan như trồng trong khuôn viên vườn, thành viền hay thậm chí kết hợp
trồng điểm với các loại hoa khác. Bên cạnh đó, chúng cũng được trồng thành dải
trên các đại lộ, ven các đường cao tốc hay đường núi để chống xói mòn.
(Dunwell, 2000)
Tuy được biết đến là loài hoa sớm nở chiều tàn nhưng với số lượng
hoa/ngồng nhiều từ 6-12 (có ngồng lên tới gần 60 hoa) và thời gian nở hoa lại
được kéo dài lên tới vài tháng tùy thuộc vào các giống khác nhau. Bên cạnh với
việc đa dạng màu sắc hoa từ cam sọc ngang kết hợp màu mắt, màu viền và màu
vàng chanh đến vàng, đỏ thẫm , phớt hồng…với những gam màu như vậy hoa
hiên có thể trồng chậu hoặc trồng thảm rất phù hợp. Đặc biệt với điều kiện nước
ta về mùa hè số lượng chủng loại hoa thường kém phong phú bởi vậy hoa hiên
ngày càng được nâng cao giá trị.(Phạm Thị Minh Phượng, 2016)

8


*Giá trị ẩm thực
Hiện nay, hoa hiên được biết tới như những món ăn hấp dẫn và bổ
dưỡng như: hoa hiên hầm thịt gà, canh hoa hiên nấu tôm, bò cuộn hoa hiên
nướng, lẩu hoa hiên… Chúng được biết đến và sử dụng phổ biến trong các món
ăn hàng ngày do trong thành phần chứa nhiều protein và vitamin C hơn đậu
xanh và măng tây, vitamin A tương đương với măng tây ( Erhardt, 1992).
Tại Trung Quốc, hoa hiên loại Hemerocallis citrina được dùng làm rau
dưới các tên gọi Hoàng hoa thái(Huang-hua-cai), Kim châm thái(Jin zhen cai)…
chỉ nụ hoa hay hoa vừa nở có thể ăn được, còn rễ không ăn được vì có tính độc.

cánh hoa có thể dùng trang trí cho món ăn hay ăn chung với các loại rau khác
trong đĩa salad . Cải kim châm(nụ hoa) là một trong những món ăn “ Đặc biệt”
tại các Nhà hàng Trung Hoa, do tính nhày và vị ngọt.
*Giá trị y dược
Bên cạnh những giá trị nêu trên hoa hiên còn được coi như là một vị
thuốc quý. Theo nghiên cứu tất cả các bộ phận của cây có thể sử dụng dưới dạng
phơi khô hoặc tươi. Nước sắc lá cây hoa hiên có tác dụng rút ngắn thời gian
chảy máu và đông máu, tăng trương lực cơ trơn, tăng lượng tiểu cầu, hồng cầu
nhưng bạch cầu và huyết cầu không đổi. Rễ có chứa: Asparagin, colchicin,
fricdelin. Lá và rễ khô được sắc với nước vo gạo, làm thuốc trị phù thủng. Rễ
khô (30gram) sắc chung với gừng tươi(8-10 lát), dùng với rượu trắng để trị phân
có máu. Ngoài ra sử dụng rễ có tác dụng trị vàng da và sử dụng như một loại
thuốc giảm đau, lợi tiểu, một loại thuốc giải độc cho ngộ độc asen, một tác nhân
chống ung thư( American Hemerocallis Society 2007). Hoa hiên còn được biết
đến là có đặc tính chống oxi hóa( Mao et al. 2005) và cyclooxygenase ức chế
hoạt động( Cichewicz và Nair 2002).Các đọt non có vị hơi ngọt, tính mát dùng
để giúp lợi tiểu, loại nhiệt thũng, phá được ứ tắc , đau tức nơi ngực, trị hoàng
đán và tiểu ra máu(liều dùng từ 15-30= gram đọt tươi). (nguồn
)

9


Gần đây tại Trung Quốc, có nơi dùng rễ hoa hiên điều trị có kết quả rõ
rệt bệnh huyết hấp trùng ( sán máu, sán máng- schistosomiase), nhưng với liều
cao có thể gây mờ mắt. (nguồn ).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Dựa trên sinh trưởng của bộ lá, hoa hiên được phân thành 3 nhóm: ngủ
nghỉ hoàn toàn, thường xanh và bán thường xanh. Nhóm hoa hiên ngủ nghỉ hoàn
toàn có bộ lá sẽ chuyển vàng và cây sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa thu khi thời

gian chiếu sáng trong ngày ngắn và nhiệt độ thấp. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ
bắt đầu tăng cao cây sẽ tiếp tục tăng trưởng. Trước khi lá vàng rụng xuống, một
nụ nhỏ được hình thành trong thân. Trong nụ nhỏ, lá được bảo vệ từ đông lạnh
và mất nước trong mùa đông. (Brennan, J.R. 1992)
Nhóm hiên thường xanh duy trì được bộ lá màu xanh trong suốt mùa
đông không tạo thành chồi nhỏ trong điều kiện ngày ngắn và nhiệt độ thấp. Khi
nhiệt độ đóng băng lá có thể chết cũng như toàn bộ cây ngừng sinh trưởng và sẽ
bắt đầu tăng trưởng lại vào mùa xuân.. Nhóm thường xanh được tìm thấy trong
loài cụ thể là H. aurantiaca. Tuy nhiên một số loài H. fulva var.littorea ( có thể
gọi với tên H. aurantiaca var. littorea) vẫn xanh hoặc chúng sẽ bắt đầu phát
triển tiếp trong mùa thu. (Juerg Plodeck, 2002)
Nhóm bán thường xanh phụ thuộc nhiều khí hậu, chúng có thể thường
xanh trong khí hậu ôn hòa và ngủ nghỉ ở những nơi có mùa đông khắc nghiệt.
Một số trường hợp phần lá có thể bị chết do lạnh trong khi vẫn tiếp tục ra lá mới
và nhiều con lai hiện nay thuộc lớp này do là kết quả của sự pha trộn giữa
thường xanh và ngủ nghỉ hoàn toàn. (S.K. Gulia et al, 2009)

10


2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên Thế giới và Việt Nam.
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên Thế giới
Ngày nay, sản xuất hoa- cây cảnh trên Thế giới đang phát triển một cách
mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế cho các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó phải kể tới
các nước châu Á. Khi diện tích trồng hoa, cây cảnh trên thế giới là 1.100.000 ha
châu Á chiếm khoảng 80% diện tích, châu Âu 8%, châu Mỹ 10% và với diện
tích rất nhỏ còn lại khoảng 2% đối với khu vực châu Phi. đi đôi với đó là năm
nước dẫn đầu về diện tích trồng hoa phải kể tới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,
Nhật Bản và Hà Lan (Đào Thanh Vân, 2007). Theo báo cáo năm 2005 của FAO

giá trị sản lượng hoa cây cảnh của toàn thế giới 2004 đạt 56 tỷ USD (tốc độ tăng
bình quân năm là 20%), trong đó giá trị xuất khẩu đạt 8,5-10 tỷ USD/năm.
Theo số liệu thống kê của WTO lượng hoa xuất khẩu hàng năm trên thế
giới, hoa cắt thường chiếm 46,8%, hoa chậu và hoa trồng thảm chiếm 41,7%,
các loại cây dùng lá để trang trí chiếm 8,01% và các loại hoa khác chiếm 3,5%.
Trong các nước xuất khẩu hoa lớn trên thế giới phải kể tới Hà Lan chiếm 64,8%
thị trường, chi phối gần 80 nước trên thế giới với các mặt hàng chính là Cúc,
Hồng, Tulip và các loại hoa trồng thảm, trồng chậu. tiếp đến là Columbia chiếm
12% các loại hoa cắt như Cẩm chướng, đồng tiền, Hồng.. thứ ba phải kể tới là
Israel chieesm từ 5-5,7%. Bên cạnh các nước phát triển mạnh, trong các nước
châu Á Thái Lan cũng là nước khá phát triển . tuy tỉ lệ chiếm chỉ 1,6% thị
trường thế giới nhưng Thái Lan có thể xem là một nước gần như độc quyền về
xuất khẩu hoa Lan chất lượng cao và màu sắc độc đáo (Trần Duy Qúy, 2009).
Bên cạnh đó, theo một số thống kê cho thấy sản lượng hoa xuất khẩu năm 2006
chiếm hơn 13,362 tỷ USD, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9%,
hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,4%, loại dùng trang trí là
893 triệu chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD chiếm 4,1%. So với
năm 1995, diện tích trồng hoa cây cảnh năm 2013 đã tăng gần 5 lần, sản lượng

11


tăng gần 27 lần (đạt hơn 6.000 tỷ đồng). Xuất khẩu xấp xỉ 40 triệu USD, thu
nhập tăng gần 5 lần. (Đặng Văn Đông, 2014)
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên Thế giới
T

Nước

%thị trường


Loại hoa

T
1 Hà Lan

64,8

Lily, hồng, lay ơn, đồng tiền, tuylip

2 Côlombia

12,0

Cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền

3 Israen

5,7

Cẩm chướng, hồng, đồng tiền

4 Italia

5,0

Cẩm chướng, hồng

5 Tây Ban Nha


1,9

Cẩm chướng, hồng

6 Thái Lan

1,6

Cẩm chướng, phong lan

7 Kenia

1,1

Cẩm chướng, hồng, đồng tiền

8 Các nước khác
7,9
Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002
Qua bảng 2.2 thấy rằng: cẩm chướng, hồng và đồng tiền là những loài
hoa được xuất khẩu chủ yếu trên các nước trên Thế giới. Trong đó, Hà Lan là
nước dẫn đầu với 64,8% thị trường thế giới, tiếp đến là Colombia(12%), thấp
nhất với Kenia chỉ với 1,1%. Từ đó có thể thấy rằng việc phát triển hoa cây cảnh
chưa được phát triển ở hầu hết các nước mới tập trung ở các nước phát triển.
Dựa theo thống kê nhìn chung hoa cắt cành, hoa chậu và hoa trồng thảm
trên Thế giới được tiêu thụ với một lượng lớn và ngày càng được đòi hỏi cao
hơn về chất lượng hoa bởi các loại hoa này được sử dụng phục vụ cho trang trí
và tiêu dùng. Theo ITC (Trung tâm thương mại hoa quốc tế) lượng hoa tiêu thụ
trên thế giới năm 2000 đã tăng vượt lên 200 tỷ USD . Trong đó đứng đầu là
châu Âu, Mỹ và Nhật Bản với tốc độ lớn 10% mỗi năm, với tỷ lệ hoa cắt chiếm

60%, hoa chậu, hoa trồng thẻm chiếm hơn 30% và các loại hoa cây cảnh khác
chiếm 10%. Riêng năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hoa của Việt Nam sang Nhật

12


Bản ước đạt 6,5 triệu USD với mặt hàng chủ yếu là hoa phong lan và các loại
cành ghép. (Trần Duy Qúy, 2009).
Bảng 2.3.Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới
TT

Nước

%thị

Loại hoa
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, lan…

1

Đức

trường
36,0

2

Mỹ

21,9


Cẩm chướng, cúc, hồng

3

Pháp

7,4

Cẩm chướng, cúc, hồng, đồng tiền, lay

4

Anh

7,0

ơn

5

Thụy Điển

4,9

Cẩm chướng, hồng, cúc, lay ơn, đồng

6

Hà Lan


4,0

tiền

7

Italia

2,9

Cẩm chướng, hồng, cúc

8

Các nước khác

15,9

Hồng, lay ơn, lan…

Cúc, hồng, đồng tiền, lay ơn
Nguồn Nguyễn Xuân Linh. 2002
Từ bảng 2.3 thấy được tình hình nhập khẩu hoa của các nước trên thế
giới tập trung vào các loại hoa cẩm chướng, cúc, hồng và lay ơn. Nhu cầu tiêu
dùng tại các nước phát triển khá cao với 36% tại Đức và thấp nhất tại Italia
(2,9%).
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất trồng hoa chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai
trong đo diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha. Tuy nhiên, việc trồng hoa ở Việt

Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát triển hơn , diện tích hoa cây
cảnh tăng theo hàng năm, cả nước có gần 35.000ha (2014) phân bố đều ở cả 2
miền Nam và Bắc. Trong 10 năm trở lại đây (2005-2015), diện tích hoa đã tăng
2,3 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần. Hoa chủ yếu được trồng tập trung một số
vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu(Hà Nội), Đằng
Hải, Dằng Lâm(Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long(Quảng Ninh), Triệu

13


Sơn(Thanh Hóa), Thành Phố Hồ Chí Minh…(Trung tâm khuyến nông quốc gia,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016). Theo Viện nghiên cứu Rau-Quả
hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10-15 lần so với trồng lúa
và 7-8 lần so với trồng rau. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2003 cả nước
có tới 9430 ha hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng.
Bảng 2.4. Diện tích và giá trị sản lượng hoa, cây cảnh ở Việt Nam năm 2004
Diện tích(ha)

Giá trị sản

Cả nước

9.430

lượng(tr.đ)
482.606

Hà Nội

1.642


81.729

Hải Phòng

814

12.210

Vĩnh phúc

1.029

38.144

Hưng Yên

658

26.320

Nam Định

546

8.585

Lào Cai

52


12.764

Tp. Hồ Chí Minh

572

24.194

Lâm Đồng

1.467

193.500

Bình Thuận

325

6.640

Các tỉnh khác
2.325
Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002

78.520

Từ bảng 2.4 cho thấy Hà Nội có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất
cả nước với 1642ha, tuy nhiên giá trị sản lượng chỉ đạt 81.729tr.đ đứng thứ hai
sau Lâm Đồng 193.500tr.đ. Thấp nhất ở Lào Cai với 52ha.

Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc sản xuất hoa cắt cành thì việc trồng
và nghiên cứu hoa trồng chậu, trồng thảm đang ngày càng được quan tâm. Đặc
biệt trong các ngày lễ lớn, trên các trục đường chính, khu trung tâm, công viên,
… luôn được trang trí nhưng thảm hoa sặc sỡ sắc màu. Ngoài ra hoa trồng chậu,
thảm có thế mạnh riêng bởi có thể tận dụng bất cứ đâu cũng có thể trồng mà

14


diện tích cần không qua lớn như ban công, sân thượng…. Đặc biệt, do thời gian
sinh trưởng quá ngắn nên yêu cầu đầu tư không lớn , vận chuyển dễ dàng với tất
cả mọi lứa tuổi nên ngày càng trở thành sự lựa chọn đích thực của mọi người.
(Nguyễn Thị Kim Lý,2006).
Bảng 2.5. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa cây cảnh giai đoạn
1994-2009
Tổng diện
Năm

tích
(ha)

Mức tăng diện
tích
so với năm

Giá trị
sản lượng
(tr.đ)

Giá trị thu

nhập
trung bình

1994(%)
(tr.đ/ha/năm)
1994
3.500
100
175.000
51
2000
7.600
217
463.600
61
2003
10.300
294
669.500
65
2007
13.400
383
964.800
81
2009
15.200
434
1.440.000
94.7

( Số liệu thống kê và điều tra của Viện nghiên cứu rau quả năm 2010)
Qua bảng 2.5 cho thấy, qua các năm ngành sản xuất hoa cây cảnh có sự
tăng lên khá cao gấp 4 lần từ năm 1994-2009 với diện tích. Bên cạnh đó, giá trị
sản lượng đạt gấp 8 lần từ năm 1994-2009. Từ đó có thể thấy rằng việc sản xuất
hoa cây cảnh ngày càng được chú ý và phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay ở nước ta có nhiều vùng sản xuất hoa cây cảnh nói chung và
hoa trồng chậu, thảm nói riêng nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng:đồng bằng
sông Hồng (Hà Nội, Vĩnh Phúc,Lào Cai, Quảng Ninh), tpHCM, Lâm Đồng(Đà
Lạt) và Sapa. Hoa sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Hồng chủ yếu cung cấp
cho thị trường Hà Nội khoảng 65%, chưa xuất khẩu. Hoa sản xuất tại Đà Lạt
cung cấp thị trường thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra nước ngoài như
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo với kim ngạch khoảng 10 triệu
USD(2005).
Trong những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều
địa phương. Theo số liệu điều tra của Viện điều tra Nông Nghiệp, hoa là cây

15


trồng cho thu nhập khá. Ở Hà Nội, so với sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ màu trong
cùng một thời điểm trên cùng một diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao hơn
gần 12 lần. Ở Thái Bình, một số doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu
đồng/ha/năm, hay ở Lâm Đồng bình quân cho mức lãi 250-300 triệu
đồng/ha/năm, Mê Linh đạt 50-70triệu đồng/ha/năm. ( Đào Thanh Vân, Đặng Thị
Tố Nga,(2007))
2.3 Tình hình nghiên cứu hoa Hiên trong nước và Thế giới
2.3.1 Tình hình nghiên cứu hoa Hiên trên Thế giới
-

Những nghiên cứu về màu sắc hoa Hiên


Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng màu sắc hoa là kết quả của 3 sắc tố:
chlorophyll, carotenoids và flavonoids. Flavonoids có thể được chia thành
copigments( không màu) và anthocyanins (màu). Chlorophyll là nằm trong
chioroplasts trong tế bào chất của tế bào, carotenoids được chứa trong
chromoplasts. Màu vàng và màu cam thường do các sắc tố carotenoid, trong khi
màu xanh thường được cho là do anthocyanins, chlorophyll là quy định màu
xanh của lá cây. Hầu hết màu sắc hoa Hiên được quy định từ nhiều nguồn sắc tố
( Griesbach and Batdorf, 1995).
Theo kết quả một số nghiên cứu cho thấy, giống ‘Theron’ với hoa màu
đỏ sẫm được bắt nguồn từ H. aurantiaca, H. fulva và H. flava. Giống ‘Red Bird’
với màu hoa đỏ tươi được tạo ra từ nhiều dạng của H. fulva từ Chengtu và
Kuling, Trung Quốc với những bông hoa màu cam-đỏ thay là màu cam phổ
biến. Giống ‘Rosalind’ hoa màu đỏ được tạo bởi giao phối ba dòng H. fulva fm.
rosea khác nhau. (S.K.Gulia et al, 2009)
- Những nghiên cứu về lai tạo hoa Hiên
Colchicines được phát triển có khả năng gây đột biến đa bội vào năm
1937. Trong suốt những năm 1940 nó được sử dụng rộng rãi trong đột biến tạo
cây hoa Hiên tứ bội. Năm 1947, “Brilliant Glow” là giống tứ bội đầu tiên được

16


sản xuất bởi Robert Schreiner, một sinh viên tại Đại học Minnesota, bằng cách
xử lý lưỡng bội ‘Cressida’ với colchicines.
Công tác lai tạo giống tứ bội đầu tiên do Robert A. Griesbach ( Chicago,
1995) đã phát triển một phương pháp mới bằng cách sử dụng dung dịch
coichicine ngâm hạt mới nảy mầm trước khi trồng sẽ cho tần số xuất hiện tứ bội
cao hơn. Đây là phương pháp dễ thực hiện và hiệu quả hơn so với phương pháp
xử lý toàn bộ cây con. Ngay sau đó, tác giả cũng đưa ra bốn giống tứ bội :

Crestwood Ann, Crestwood Bicolor, Crestwood Evening và Crestwood Lucy.
- Những nghiên cứu nhân giống hoa hiên
Nhân giống hoa hiên được thực hiên chủ yếu theo 2 phương pháp phổ
biến : phương pháp tách nhánh và nuôi cấy mô tế bào. Ngoài ra còn có phương
pháp chẻ thân ( Erhardt, 1992) và keiki ( chồi được tạo ra trên ngồng hoa).
Bằng việc thực hiện đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và không cần sử
dụng trang trí thiết bị đắt tiền người sản xuất thường áp dụng phương pháp tách
nhánh(Dunwell, 1998). Tuy nhiên phương pháp này lại cho hệ số nhân giống
thấp, thông thường một năm số nhánh mới tạo ra từ một thân dao động từ 3-10
tùy thuộc từng giống/loài(Apps, 1995). Từ đó để tăng số chồi và nâng cao hệ số
nhân phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay là áp dụng một số hóa chất như
benzyladenine (BA), benylamino purine (BAP), indolacetic axit (IAA) tưới và
phun cho cây.
Với phương pháp chẻ thân và keiki có ưu điểm là cho hệ số nhân giống
cao, thời gian nở hoa sớm hơn so với phương pháp nhân giống khác( chỉ 12
tháng).( Dunwell, 1998)
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào, tùy từng loài và vật liệu khởi đầu mà
chọn loại môi trường nuôi cấy khác nhau. Năm 2000, Lemanska và cộng sự đã
nghiên cứu ảnh hưởng của auxin trong môi trường ra rễ cho cây hoa hiên giống
H.Stella d’Oro, chồi( cao 3cm) được đưa vào MS kết hợp NAA, IAA và IBA.
Kết quả trong 4 tuần số lượng rễ ra cao và dài nhất trong môi trường chứa IBA (
0,5-2,5mg/l). Năm 2008, Liu và cộng sự đã nghiên cứu nhân nhanh loài hoa
hiên H.fulva trên các môi trường có nồng độ 6-BA và NAA khác nhau, kết quả

17


cho thấy môi trường MS + 6-BA (1,0 mg/l) + NAA(0,5 mg/l) +30g đường và 8g
agar thích hợp nhất cho sự hình thành mô sẹo.
Ngoài những phương pháp nhân giống trên, hoa hiên còn có thể được

nhân giống hữu tính từ hạt được rất nhiều người quan tâm. Số lượng hạt có thể
lên tới vài trăm hạt/quả tùy các giống khác nhau như giống H.Lemon. (Ted và
John, 2008)
2.3.2 Tình hình nghiên cứu hoa Hiên ở Việt Nam
Ở Việt Nam các nghiên cứu về hoa Hiên còn rất hạn chế và chủ yếu là
các nghiên cứu về dược tính của cây hoa hiên sử dụng trong y học. Từ năm
2012, bộ môn Rau Hoa Qủa và Cảnh Quan, khoa Nông học của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Minh Phượng đã tiến hành thu thập và nghiên
cứu tập đoàn hoa Hiên trong điều kiện Hà Nội. Với việc thực hiên nghiên cứu
đánh giá đặc điểm sinh học của một số mẫu giống hoa hiên thu thập ở Việt Nam
đã giúp bổ sung tài liệu về hoa hiên (Hemerocallis) Việt Nam cũng như xây
dựng bộ hồ sơ phục vụ công tác chọn tạo giống hoa hiên.
Theo sau những nghiên cứu đó, Nguyễn Thị Tố Giang (2014) đã tiếp tục
thực hiện những nghiên cứu về hoa hiên. Thông qua nghiên cứu giúp đưa tới
những tài liệu hiểu biết hơn về một loài hoa hiên, đưa ra được các biện pháp kỹ
thuật phù hợp để bước đầu giúp xây dựng quy trình nhân giống hoa hiên đơn
giản, dễ làm trong điều kiện nước ta cho hệ số nhân giống cao. Với việc thực
hiện phương pháp chẻ thân sử dụng giá thể được phối trộn tỉ lệ: đất + cát + trấu
hun + xơ dừa( 1:1:1:1: theo thể tích) làm rút ngắn được thời gian xuất hiện rễ
(13,6 ngày).
Nguyễn Thị Hoa (2014) đã nghiên cứu đánh giá khả năng lai hữu tính
của một số tổ hợp lai hoa hiên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng
kết hạt của các tổ hợp lai không cao ( tỷ lệ dao động 14,5-75,9% hạt chắc), kích
thước hạt nhỏ. Trong đó giữa hai loài hoa hiên Việt Nam, loài hoa vàng
Hemerocallis fulva L. có khả năng kết hạt cao hơn so với loài vàng chanh

18



×