Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm HÌNH THÁI và SINH học ở HAI DÒNG ONG CHỌN lọc APIS MELLIFERA và CON LAI của CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH
HỌC Ở HAI DÒNG ONG CHỌN LỌC APIS MELLIFERA
VÀ CON LAI CỦA CHÚNG

Người hướng dẫn

: PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Bộ môn

: CÔN TRÙNG

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ MỸ LỆ

Lớp

: K59BVTVB

0

Khóa: 59


HÀ NỘI – 2018



1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các
thầy cô, sự giúp đỡ động viên của bạn bè và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ
tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong bộ môn Côn trùng - Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ của Trung tâm nghiên
cứu và nuôi ong nhiệt đới - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

NGUYỄN THỊ MỸ LỆ

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu........................................................................................2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu các đặc điểm sinh học, hình thái, lai tạo và chọn giống
trên thế giới............................................................................................................3
2.1.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái.....................................................................3
2.1.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học.....................................................................4
2.1.3 Nghiên cứu về lai tạo và chọn lọc giống ong. 8
2.2 Tình hình nghiên cứu các đặc điểm sinh học, hình thái, lai tạo và chọn giống
trong nước...........................................................................................................10
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái...................................................................10
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học. 12
2.2.3 Nghiên cứu về lai tạo và chọn lọc giống ong. 12
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................14
3.1 Đối tượng nghiên cứu và Vật liệu nghiên cứu..............................................14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................14
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu....................................................................................14
3.2.1 Địa điểm.....................................................................................................14
3.2.2 Thời gian nghiên cứu..................................................................................14

ii


3.3 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................14
3.3.1. Một số chỉ tiêu theo dõi đặc điểm hình thái..............................................15
3.3.2. Một số chỉ tiêu sinh học............................................................................15
3.4.1 Bố trí thí nghiệm. 15
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................16
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................25
4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của ong thợ ở các dòng ong chọn lọc
và con lai của chúng............................................................................................25
4.1.1. Đặc điểm hình thái của bộ phần đầu của ong thợ ở các dòng ong chọn lọc
và con lai của chúng.

25

4.1.2. Đặc điểm hình thái của bộ phần ngực của ong thợ ở các dòng ong chọn
lọc và con lai của chúng. 27
4.1.3. Đặc điểm hình thái bộ phận bụng của ong thợ ở các dòng ong chọn lọc và
con lai của chúng. 32
4.1.4. Đặc điểm hình thái của ong thợ ở các dòng ong chọn lọc và con lai
của chúng. 36
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các dòng ong Apis mellifera và
con lai của chúng.................................................................................................37
4.2.1 Sức đẻ trứng.37
4.2.2 Tỷ lệ cận huyết.

39

4.2.3 Khả năng dọn vệ sinh.................................................................................40

4.2.4 Nghiên cứu năng suất mật ở một số dòng ong Apis mellifera và con lai
của chúng............................................................................................................41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................43
5.1 Kết luận.........................................................................................................43
5.2 Đề xuất..........................................................................................................43
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................45
PHỤ LỤC...........................................................................................................48
iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Giá trị trung bình chỉ tiêu râu đầu của các dòng ong..........................25
Bảng 4.2: Giá trị trung bình các chỉ tiêu kích thước cánh của các dòng ong......28
Bảng 4.3: Giá trị trung bình các chỉ tiêu chân sau của các dòng ong..................30
Bảng 4.4: Giá trị trung bình các chỉ tiêu kích thước bụng của các dòng ong....33
Bảng 4.5: Sức đẻ trứng trung bình của các đàn ong............................................38
Bảng 4.6: Tỷ lệ cận huyết trung bình ở các đàn ong...........................................39
Bảng 4.7: Tỷ lệ dọn vệ sinh trung bình của các đàn ong.....................................40
Bảng 4.8 : Năng suất mật trung bình của các dòng ong Apis mellifera 41

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cách lên mẫu ong thợ..........................................................................17
Hình 3.2: Mẫu râu đầu.........................................................................................17
Hình 3.3: Mẫu cánh trước và cánh sau................................................................18
Hình 3.4: Mẫu chân sau.......................................................................................18
Hình 3.5: Mẫu tấm lưng thứ 3.............................................................................19
Hình 3.6: Mẫu tấm bụng thứ 3............................................................................19

Hình 3.7. Chiều dài roi râu..................................................................................19
Hình 3.8. Chiều dài chân râu...............................................................................19
Hình 3.9. Chiều dài đốt đùi

20

Hình 3.10. Chiều dài đốt chày 20
Hình 3.11. Chiều dài đốt bàn chân sau 20
Hình 3.12. Chiều rộng đốt bàn chân sau.............................................................20
Hình 3.13. Chiều ngang tấm bụng thứ 3

20

Hình 3.14. Chiều dọc tấm bụng thứ 3 20
Hình 3.15. Chiều dọc tấm lưng thứ 3..................................................................21
Hình 3.16 Chiều ngang tấm lưng thứ 3..............................................................21
Hình 3.17. Chiều dài, chiều rộng cánh theo Ruttner 21
Hình 3.18 Chiều dài cánh trước 21
Hình 3.19 Chiều dài ô radial

21

Hình 3.20 Chiều dài đoạn Cubital a

22

Hình 3.21 Chiều dài đoạn Cubital b

22


Hình 3.22: Đo ô nhộng trên cầu ong...................................................................23
Hình 4.1: Phân nhóm quan hệ các chỉ tiêu bộ phận đầu của các đàn ong...........26
Hình 4.2: Phân nhóm quan hệ các chỉ tiêu bộ phận ngực của các đàn ong.........31
Hình 4.3: Phân nhóm quan hệ các chỉ tiêu bộ phận bụng của các đàn ong 18VR3; 19-VR4; 20- VR5......................................................................................35
Hình 4.4: Phân nhóm quan hệ các chỉ tiêu hình thái của các đàn ong 18-VR3;
19-VR4; 20- VR5................................................................................................36
v


DANH MỤC VIẾT TẮT
VV

Dòng Apis mellifera được chọn lọc tại Việt Nam.

RR

Dòng ong Apis mellifera có nguồn gốc từ Mỹ.

RV

Dòng con lai giữa mẹ là dòng ong Apis mellifera có nguồn gốc từ Mỹ
Và bố là dòng Apis mellifera được chọn lọc tại Việt Nam.

VR

Dòng con lai giữa mẹ là dòng Apis mellifera được chọn lọc tại Việt
Nam và bố là dòng ong Apis mellifera có nguồn gốc từ Mỹ.

vi



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ong mật từ lâu đã được biết đến là một trong những loại côn trùng mang
lợi ích lớn cho thiên nhiên và con người. Đối với thiên nhiên, cây trồng, ong mật
là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình thụ phấn có điều kiện diễn ra, làm tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ sự đa dạng của tự nhiên. Đối với con
người, ong tạo ra các sản phẩm như phấn hoa, mật ong, sữa ong chúa, sáp ong,
nọc ong, keo ong đem lại giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu, thẩm mỹ ... và giá
trị kinh tế lớn cho con người (Crane, 1990).
Nhờ các ưu điểm, lợi ích lớn của ong mang lại mà việc nhân nuôi ong mật
ngày càng phát triển và có nhiều tiến bộ cả về số lượng đàn và sản lượng mật.
Để có sự phát triển như vậy thì giống ong giữ một vai trò rất quan trọng. Chất
lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản phẩm chăn nuôi ong. Trong
đó loài ong Apis mellifera là giống ong nhập ngoại cũng đang là loài ong mật
được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tính đến nay số lượng đàn ong nước ta đã đạt
tới 1,5 triệu đàn ong, trong đó có 1,2 triệu đàn được nuôi là ong ngoại Apis
mellifera (Phạm Hồng Thái, 2014).
Có thể nói nghành chăn nuôi ong đã và đang đạt được những hiệu quả
đáng kể, tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả ấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế
như: dịch bệnh nhiều, tỷ lệ cận huyết cao, năng suất mật thấp... đã làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của đàn ong và chất lượng mật. Ở mỗi dòng, giống ong
khác nhau luôn có sự ưu việt và tồn tại những hạn chế khác nhau vì vậy để khắc
phục những hạn chế và nâng cao chất lượng giống ong Apis mellifera phục vụ
cho sản xuất thì việc chọn lọc, lai tạo giống ong cần thiết lập một cách chặt chẽ
và tốt nhất để tìm ra con lai của dòng ong có chất lượng tốt, cho năng suất mật
cao cung cấp cho sản xuất. tồn tại và phát huy các đặc tính ưu việt của mỗi
dòng, giống ong. Năm 1991, Trần Đức Hà và Đồng Minh Hải tiến hành lai kinh
tế từ ong Apis mellifera caucasia với ong Apis mellifera ligustica kết quả cho
1



con lai có năng suất vượt so với đối chứng (Apis mellifera ligustica) từ 15-20%.
Từ năm 2003-2005, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong đã thực hiện đề tài
“ Lai tạo con lai F1 giống ong ngoại Apis mellifera”, kết quả nghiên cứu cho
thấy năng suất mật các tổ hợp lai đạt năng suất cao hơn 20-70% so với giống
ong Ý đang nuôi tại Việt Nam....... Từ những kết quả đạt được từ việc chọn tạo
giống ong qua phương pháp lai có thể thấy áp dụng phương pháp lai vào việc
chọn giống là một giải pháp giúp tăng năng suất và phát huy các đặc tính ưu
việt của giống ong, góp phần giải quyết những hạn chế còn tồn tại.
Trên cơ sở nghiên cứu giống ong phục vụ cho việc chọn lọc nguồn giống
chất lượng, có năng suất cao, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một
số đặc điểm hình thái và sinh học ở hai dòng ong chọn lọc của Apis mellifera
và con lai của chúng”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của hai dòng
ong chọn lọc Apis mellifera và con lai của chúng nhằm tạo được tổ hợp lai cho
đặc tính tốt, năng suất mật cao và tăng chất lượng giống ong ở Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai dòng ong chọn lọc Apis mellifera
và con lai của chúng.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của hai dòng ong chọn lọc Apis mellifera
và con lai của chúng đồng thời đánh giá chất lượng giống ong chọn lọc Apis
mellifera đang được nuôi ở Việt Nam.

2


PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình nghiên cứu các đặc điểm sinh học, hình thái, lai tạo và chọn
giống trên thế giới.
2.1.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái.
Ruttner (1978) đã đưa ra phương pháp đo các chỉ tiêu hình thái của ong
giúp cho việc lấy mẫu, đo đếm thuận lợi và đơn giản hơn. Các chỉ tiêu đo đếm
hình thái bao gồm: chiều dài vòi, chiều dài chân, chiều dài và chiều rộng cánh
trước, chiều dài và chiều rộng cánh sau, chiều ngang và chiều dọc tấm lưng và
tấm bụng .
Theo Hepburn and Radloff (1998), DuPraw là người đầu tiên giới thiệu
phương pháp phân tích hình thái đa biến với số lượng biến ông sử dụng là 15
biến cho 373 cá thể ong thợ của châu Âu, châu phi và châu Á.
Currie and Jay (1988), nghiên cứu về hình thái nên lấy mẫu ong thợ do
ong thợ ít bị trôi dạt hơn so với ong đực, tập tính sinh sống gắn liền với đàn.
Nếu lấy mẫu ong đực sẽ gặp khó khăn do ong đực có xu hướng dễ trôi dạt và
thường bị phụ thuộc vào mùa vụ. Mẫu ong phục vụ cho mục đích và phương
pháp nghiên cứu khác nhau sẽ có lượng mẫu cần lấy khác nhau, ong sử dụng
phân tích morphometric cần sử dụng cỡ mẫu là 15 con ong thợ, ở mức tối thiểu
là 10 con. Tuy nhiên để tránh xảy ra sai sót trong quá trình phân tích mẫu nên
lấy mẫu ở mỗi đàn từ 30-40 con, trong đó sử dụng 20 con làm mẫu nghiên cứu.
Ở mỗi dòng ong lấy mẫu ong thợ ít nhất 3 đàn (Radloff et al., 2003).
Francoy et al., (2006) đã xem xét sự khác biệt về hình thái trong một tế
bào cánh duy nhất để đánh giá các phương pháp phân biệt của loài Apis
mellifera. Phân tích các kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về ong Ý ở Mỹ (
Apis mellifera ligustica), ong Carniolan (Apis mellifera carnica) và ong mật
Africanized (Apis mellifera scutellata). Bằng kết hợp phân tích hình thái, địa lý
sinh vật và sự phân bố nhận thấy rằng ong mật ở châu Phi có mối tương quan
với nhau ( Hepburn and Radloff, 1997).
3



Phương pháp nghiên cứu hình thái được đề xuất bởi người Nga từ đầu
những năm 1900 do nhu cầu tìm kiếm giống ong mật có vòi hút dài giúp cỏ ba lá
đỏ (Triolium pretense L.) thụ phấn tốt hơn. Dựa trên nhu cầu thực tế, từ năm
1901 đến năm 1906 các nhà khoa học đã tiến hành những lần đo đạc đầu tiên về
hình thái ong mật. Mở đầu là Koshevnikov đo vào năm 1900, tiếp theo năm
1901 Martynov tiếp tục đo đếm kích thước ong mật và Kulagin đo vào năm
1906. Qua những lần đo đạc đầu tiên, các nhà khoa học gặp phải trở ngại về số
lượng mẫu ong với vấn đề đưa ra là lượng mẫu ong bao nhiêu sẽ đảm bảo độ tin
cậy về hình thái. Năm 1916, Chochlov đã sử dụng số lượng mẫu ong đảm bảo
cho phân tích thống kê hình thái (Phạm Hồng Thái, 2014).
2.1.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học
2.1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong chúa.
Ong chúa là con cái duy nhất trong đàn có cơ quan sinh dục phát triển
hoàn thiện, trọng lượng cơ thể bình quân khoảng 180-300mg tùy loài, ong chúa
có bụng thon dài, cánh ngắn hơn so với chiều dài thân, kích thước cơ thể lớn
hơn ong thợ. Mỗi đàn ong bình thường chỉ có một ong chúa với nhiệm vụ sinh
sản để duy trì các thế hệ và tiết pheromone để điều hòa các hoạt động của ong
thợ trong đàn. Ở điều kiện tự nhiên, ong chúa được nuôi dưỡng và phát triển từ
một lỗ tổ đặc biệt gọi là mũ chúa, mũ chúa thường được xây dựng ở rìa các bánh
tổ khi đàn ong mất chúa hoặc khi ong chúa chuẩn bị chia đàn.
Ở loài Apis mellifera, ong chúa có thời gian phát triển từ trứng tới trưởng
thành tơ kéo dài khoảng 17-18 ngày. Ong chúa tơ hoàn thiện cơ thể sau 3-5 ngày
tính từ lúc nở, giai đoạn này ong chúa bắt đầu tập bay và bay định hướng, từ 6-8
ngày tuổi khi thời tiết nắng ấm, ít gió, ong chúa bắt đầu thực hiện các chuyến
bay giao phối với ong đực, địa điểm tụ họp của các ong đực cách các tổ từ vài
trăm đến vài km. Thời gian bay giao phối của ong chúa kéo dài khoảng 20-30
phút (Ruttner,1982).

4



Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: trong điều kiện tự nhiên, sau 3-5
ngày tính từ khi bay giao phối với đực, ong chúa bắt đầu đẻ trứng, một số trường
hợp cho thấy ong chúa đẻ ngay sau khi giao phối một ngày nhưng trường hợp
này rất ít khi xảy ra.
Sức đẻ trứng là một trong các chỉ tiêu sinh học sử dụng để đánh giá khả
năng phát triển của đàn ong. Số lượng buồng trứng trong ống trứng của ong
chúa không giống nhau, theo một số nhà khoa học trên thế giới đã cho biết: số
lượng ống trứng trong buồng trứng trung bình ở ong Apis mellifera ligustica là
349, của ong Apis mellifera caucasica là 322 và ong châu Phi là 229. Sức đẻ
trứng của ong chúa phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn và
thế đàn ong. Khi đàn ong phát triển tốt, có nguồn mật phấn dồi dào, thế đàn phát
triển tốt thì sức đẻ trứng của ong chúa sẽ cao hơn so với thời điểm gặp điều kiện
khó khăn.
Sức đẻ trứng của ong chúa được tính bằng số lượng trứng ong chúa đẻ
được với những trong một ngày đêm, việc theo dõi số lượng trứng ong chúa đẻ
được trong một ngày đêm là rất khó do sự biến động số lượng trứng liên tục và
số lượng trứng ong chúa đẻ mỗi ngày là rất lớn. Do đó sức đẻ trứng của ong
chúa thường được theo dõi thông qua số lượng nhộng (số lỗ tổ ấu trùng ong thợ
vít nắp). Phương pháp thường được áp dụng để xác định tương đối chính xác số
lượng trứng ong chúa đẻ trong một ngày đêm.
Bên cạnh sức đẻ trứng , tỷ lệ cận huyết cũng là một trong những chỉ tiêu
để đánh giá đặc điểm sinh học ong chúa. Ở những đàn ong có ong chúa giao
phối con ong đực gần gũi về huyết thống thì các cầu nhộng sẽ xuất hiện ấu
trùng vít nắp không đều.
2.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong đực.
Ong đực được nở ra từ trứng không thụ tinh, có kích thước cơ thể lớn hơn
ong thợ và ong chúa nhưng có chiều dài cơ thể ngắn hơn ong chúa. Ong đực

5



thường có màu đen, nhiều lông dài. Ong đực không có khả năng lấy mật, phấn
nên cấu tạo cơ thể không có giỏ phấn ở chân sau.
Trong đàn ong, ong đực chiếm tỷ lệ không nhiều và chỉ xuất hiện theo mùa
vụ, nhiệm vụ của ong đực là giao phối với ong chúa và di truyền các đặc tính
của mình cho thế hệ sau vì vậy chọn lựa nguồn ong đực tốt là rất cần trong việc
chọn tạo giống ong. Ong đực được sinh ra từ trứng không thụ tinh nên có bộ
nhiễm sắc thể đơn bội n=16. Về di truyền, ong đực mang 100% gen của ong
chúa do đó nhiệm vụ của nó trong duy trì các thế hệ là di truyền gen của ong
chúa cho các thế hệ sau (Crane, 1990). Như vậy, khi ong chúa giao phối với ong
đực, nếu trong tổng số ong đực giao phối có một số con mang alen giống ong
chúa thì sẽ có một tỷ lệ ấu trùng ong đực lưỡng bội tương ứng. Makov đã đưa ra
sơ đồ chi tiết của Sackonsky về ong chúa giao phối với 8 con ong đực trong đó
có 3 con đực có cùng alen giới tính với ong chúa, tỷ lệ ấu trùng ong đực lưỡng
bội tương ứng được tính là:
3/(8x2)=18,75%
Woyke (1976) đưa ra công thức tính số alen giới tính của đàn ong từ việc
xác định tỷ lệ ong lưỡng bội trong đàn ong như sau :
N=1/C
Trong đó : N là số alen giới tính.
C là tỷ lệ ong đực lưỡng bội trong đàn ong.
Trong quá trình chọn giống và nhân giống, nếu chọn giống gần thì số lượng
alen giới tính sẽ giảm và trên mặt cầu sẽ xuất hiện các lỗ tổ vít nắp nhộng không
đều. Các nhà khoa học đã tiến hành nuôi ấu trùng ong đực lưỡng bội trong lỗ tổ
ong đực, kết quả các ấu trùng này bị ong thợ ăn đi và khi cho ấu trùng ong đực
lưỡng bội vào lỗ tổ ong thợ thì ấu trùng đó vẫn bị dọn. Khi cho ấu trùng ong đực
lưỡng bội qua lipid rồi cho vào lỗ tổ thì ấu trùng không bị ong thợ ăn đi, từ
những thí nghiệm trên, các nhà khoa học đã nhận định rằng ấu trùng ong đực tiết
ra một loại pheromone, ong thợ nhận biết được tín hiệu thông qua loại

6


pheromone này và loại bỏ các ấu trùng ong đực lưỡng bội. Trong tự nhiên, do
đặc tính dọn vệ sinh của ong thợ nên ong đực lưỡng bội không tồn tại nhưng
trong thí nghiệm có thể tạo ra được ong đực lưỡng bội (Woyke, 1976).
2.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong thợ.
Ong thợ là ong cái được phát triển từ trứng đã thụ tinh như ong chúa
nhưng cơ quan sinh sản phát triển không hoàn chỉnh do đó khả năng sinh sản
của ong thợ khác biệt so với ong chúa. Ong thợ có kích thước cơ thể nhỏ nhất
nhưng chiếm số lượng cá thể lớn nhất trong đàn ong. Bên cạnh đó, ong thợ cũng
đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành các hoạt động xã hội của đàn. Các
hoạt động như tìm kiếm nguồn dinh dưỡng, dọn vệ sinh, mớm thức ăn cho ong
chúa và ong đực, bảo vệ tổ, tìm địa điểm xây tổ, tạo ra các sản phẩm giá trị cho
con người đều được các cá thể ong thợ thực hiện.
Ong thợ của loài Apis mellifera phát triển từ giai đoạn trứng tới giai đoạn
trưởng thành trải qua 21 ngày tương ứng với 4 giai đoạn: giai đoạn trứng 3 ngày,
giai đoạn trùng 5-6 ngày, giai đoạn nhộng 12 ngày. Sau giai đoạn nhộng, ong thợ
chui ra khỏi lỗ tổ thì cá thể đó được xem là một ong thợ trưởng thành về mặt
hình thái. Ở các độ tuổi khác nhau, ong thợ được phân công nhiệm vụ khác
nhau, các hoạt động nhịp nhàng và liên tục của ong thợ tạo nên một quần thể
liên kết chặt chẽ với nhau.
Số lượng của ong thợ trong đàn có sự biến động theo mùa, điều kiện khí
hậu và nguồn mật phấn. Khi điều kiện thời tiết ấm áp số lượng ong thợ tăng rõ
rệt, khi điều kiện thời tiết lạnh và khô, số lượng ong thợ giảm đi rất nhiều. Bên
cạnh đó, tuổi thọ của ong thợ cũng có liên quan tới thời điểm ong nở và lượng
công việc mà ong phải làm trong suốt thời gian sinh trưởng của mình. Ong thợ
nở vào tháng 3 có thể sống được 35 ngày, nở vào tháng 6 sống được 30 ngày,
ong thợ nở tháng 9 sống được suốt cả mùa đông.
Winston (1987), khi đàn ong bị mất chúa, trứng và ấu trùng trong đàn

không có hoặc không đáp ứng được việc ong thợ xây mũ chúa cấp tạo, khi đó
7


ong thợ bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng tối đa mỗi cá thể ong thợ đẻ được là 30
trứng, tuy nhiên đây là trứng không được thụ tinh do đó về sau sẽ phát triển
thành ong đực. Có thể nhận biết được ong thợ đẻ trứng thông qua sự phân bố
của các lỗ tổ có trứng, qua vị trí của trứng trong lỗ và qua số lượng trứng trong
một lỗ tổ.
2.1.3 Nghiên cứu về lai tạo và chọn lọc giống ong.
Theo Fresnaye and Laivae (1976), lai kinh tế F1 là lai chéo giữa các
chủng khác nhau. Do lai xa nguồn gốc nên con lai có biểu hiện ưu thế lai cao,
năng suất mật tăng lên từ 10-300%. Việc lai F1 được tiến hành bằng thụ tinh
nhân tạo.
Rinderer (1986), đã đưa ra qui trình chọn tạo nhân thuần ong Apis mellifera
kết hợp giữa chọn lọc kiểu hình các tính trạng kinh tế, thụ tinh nhân tạo để kiểm
soát tính trạng di truyền. Qui định này gồm các bước:
1-Thành lập quần thể nhân thuần.
2-Lai xuôi và lai ngược các dòng mang các tính trạng trên.
3-Nghiên cứu và đánh giá tính ổn định di truyền của các tính trạng chọn lọc
qua các thế hệ.
Theo Crane (1990), một số đặc tính di truyền có thể tác động tới việc tăng
sản lượng mật và hiệu quả kinh tế cho người nuôi ong là:
- Xu thế chia đàn ít và đạt số lượng quân đông trước khi chia đàn.
- Có tập tính dành dụm, tích trữ mật nhiều khi có nguồn thức ăn sẵn, dồi dào.
- Có tập tính dọn vệ sinh cao từ đó giúp tăng khả năng chống bệnh và kí
sinh trùng.
- Tính tình hiền lành, ít bị xáo động trên cầu khi kiểm tra, sử dụng keo
trong thùng ít hoặc không sử dụng, có xu tính ăn cướp thấp.
- Có khả năng qua đông tốt đối với vùng ôn đới và ít bốc bay ở vùng nhiệt đới.

- Ong chúa đẻ trứng tập trung trên bánh tổ.

8


- Vít nắp lỗ tổ mật ngay sau khi hàm lượng nước trong mật đạt ở mức
thích hợp.
Chọn lọc và lai tạo giống ong từ lâu đã được quan tâm đến nhằm mục đích
tạo được giống chống bệnh, có sức đẻ trứng tốt, chống ve kí sinh và cho năng
suất mật cao. Có rất nhiều phương pháp chọn giống như: chọn lọc đại trà, chọn
lọc cá thể, chọn lọc theo chương trình quần thể khép kín, lai tạo giống nội phối,
lai kinh tế… trong đó lai nội phối là cho giao phối trong cùng một chủng bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc giao phối cách ly để tạo ra giống có năng
suất cao. Tuy nhiên phương pháp này cần rất nhiều công thức lai tạo và giữ các
dòng thuần do đó gây khó khăn và tốn kém cho người nghiên cứu (Page and
Laidlaw,1982).
Các phương pháp chọn lọc đại trà, chọn lọc cá thể, lai khác phân loài đều
được các nhà nghiên cứu thử nghiệm, ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm
và hạn chế nhất định. Phương pháp chọn lọc đại trà được thực hiện bằng cách
chọn những đàn ong tốt, sau đó phân thành các nhóm đàn làm bố và đàn làm mẹ.
Nguyên lý của phương pháp này là nhân giống ong sau đó cho giao phối trong
quần thể có số lượng đàn bố mẹ lớn. Phương pháp chọn lọc đại trà có thể làm
tăng năng suất mật lên 20-25% so với đối chứng.Tuy nhiên, phương pháp này
cần phải thay thế chúa hàng năm và sau 3-4 năm, tỷ lệ cận huyết sẽ tăng lên làm
giảm sức sống của ong, từ đó giảm năng suất mật trong đàn. Chọn lọc đại trà
cần tiến hành đồng loạt ở tất cả các trại ong trong vùng địa lý, cần phải loại bỏ
ong đực từ những đàn kém chất lượng để đảm bảo ong chúa được giao phối với
ong đực từ những đàn tốt nhất.
Phương pháp chọn lọc quần thể khép kín có nguyên lý cơ bản là chọn lọc
đàn tốt nhất đại diện cho mỗi nhóm làm đàn bố mẹ và tạo quần thể lớn các đàn bố

mẹ. Chúa tơ và ong đực được tạo từ các đàn bố mẹ được cho giao phối cách ly
hoặc thụ tinh nhân tạo. Ưu điểm của phương pháp này là tăng năng suất mật và

9


giảm tỷ lệ cận huyết trong quần thể, nhưng qua mỗi thế hệ chọn lọc, số alen giới
tính sẽ bị giảm dần, tỷ lệ cận huyết tăng nên cần bổ sung alen mới hàng năm.
Phương pháp chọn lọc cá thể được thực hiện để xác định năng suất mật và
các đặc tính chọn lọc khác có di truyền ở thế hệ con hay không. Phương pháp
này làm tăng sức đẻ trứng của ong chúa từ 35-40% và tăng năng suất mật từ 2530%. Hạn chế của phương pháp này là cần số lượng đàn lớn và nhiều người nuôi
ong cùng tham gia để tiến hành chọn lọc nên rất tốn kém và khó thực hiện.
Lai khác phân loài là phương pháp được áp dụng rộng rãi đối với nghề
nuôi ong, nguyên lý của phương pháp là lai giữa các phân loài hoặc giữa các nòi
địa lý cùng phân loài để tạo con lai. Phương pháp này cho thế hệ F1 có ưu thế lai
cao cụ thể ở năng suất mật cao hơn từ 50-200% so với bình quân năng suất đàn bố,
mẹ. Năm 1949, tại Mỹ đã sử dụng giống lai giữa dòng Midnite và dòng Starline.
Kryger et al., (2010) đã chọn được dòng Apis mellifera cho năng suất cao
bằng cách chọn kiểu hình các dòng bố mang các tính trạng cần chọn lọc và cho
lai với dòng mẹ không có tính trạng mong muốn. Kết quả khảo nghiệm cho thấy
dòng lai F1 cho năng suất mật cao hơn so với đàn đối chứng. Kết quả của nhóm
nghiên cứu còn cho thấy các tính trạng năng suất mật cao của ong Apis mellifera
di truyền theo bố. Năm 2001, Masterman et al., đã chọn tạo thành công ong Apis
mellifera kháng bệnh và kí sinh trùng cao bằng phương pháp đánh giá kiểu hình
dựa vào chỉ thị phân tử được xác định bằng kỹ thuật SSRs trên gen OA-gen điều
khiển tổng hợp chất neuromodulator octopamine, loại chất có nồng độ liên quan
chặt chẽ với đặc tính dọn vệ sinh của ong thợ .
2.2 Tình hình nghiên cứu các đặc điểm sinh học, hình thái, lai tạo và chọn
giống trong nước.
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái.

Nguyễn Văn Niệm (2001) cũng cho rằng, những khác nhau về hình thái
và tập tính của ong mật là cơ sở quan trọng trong việc xác định sự đa dạng sinh
học và chất lượng của giống ong. Vì thế, khi phân loại ong mật, việc đầu tiên
10


cần cho phân loại là phân tích các chỉ tiêu hình thái. Lúc đầu có thể dựa vào các
đặc điểm hình thái mang tính chất định tính như hình dạng, màu sắc, cách sắp
xếp các lớp lông ở các bộ phận cơ thể ong thợ để phân loại. Ngoài ra, hệ số
tương quan giữa các chỉ tiêu hình thái cũng là đặc điểm đặc trưng cho các loài
và các quần thể khác nhau. Từ hệ số tương quan, có thể xác định được mức độ
mối tương quan giữa các chỉ tiêu hình thái. Như vậy khi xác định được giá trị
của một số chỉ tiêu hình thái có mối tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu hình
thái thì có thể đánh giá nhanh chóng mẫu ong cần nghiên cứu với độ chính xác
đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp các công trình nghiên cứu giảm bớt chi phí và
thời gian khi phân tích đánh giá chất lượng giống ong.
Giữa các giống ong được chọn lọc và giống ong không qua chọn lọc có sự
khác nhau về đặc điểm hình thái.
Vũ Tiến Quang (2011) khi tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái
của giống ong đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu hình thái bao gồm chiều dài râu đầu,
chiều dài cánh trước, chiều dọc và ngang tấm lưng thứ ba, chiều dọc và ngang
tấm bụng thứ 3 ở quần thể ong được chọn lọc nhỏ hơn so với quần thể ong
không chọn lọc.
Nghiên cứu hình thái học của ong mật là một trong những cơ sở để nghiên
cứu đa dạng sinh học, đồng thời cũng là nền tảng cho công tác định loại, xác
định được các giống ong khác nhau cho chọn lọc giống (Trần Văn Toàn, 2012).
Cấu tạo cơ thể ong mật gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ở phần đầu có
các bộ phận gồm miệng kiểu gặm hút, mắt kép, mắt đơn và râu đầu dạng gối
gập. Phần ngực có 3 đốt, mỗi đốt ngực mang một đôi chân, chân sau của ong
mật có cấu tạo đặc biệt được gọi là đốt chày, tại đốt chày chứa bộ phận giỏ phấn

giúp ong thợ có thể thu hoạch phấn hoa. Ngoài ra phần ngực còn có 2 đôi cánh
giúp ong di chuyển trên không dễ dàng. Phần cuối cơ thể là bụng với cấu tạo 7
đốt bụng, từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 6 đều có gương sáp, đây là bộ phận tiết sáp
của ong (Phạm Hồng Thái, 2014).
11


2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học.
Ong thợ có vai trò quan rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển đàn
ong, sự phát triển về số lượng ong thợ trong đàn phản ánh trực tiếp về tình trạng
đàn ong. Ong Apis mellifera thường bị hai loại ve kí sinh là Varroa destructor và
Tropilaelap mercedesae kí sinh gây hại. Sự có mặt của hai loài ve này làm chết
và gây giảm sút số lượng ong đáng kể. Theo Tạ Thành Cấu (1986), năm 19601962 một số người nuôi ong Hồng Kông đã nhập khoảng 200 đàn ong Ý vào
miền Nam nước ta, nhưng tới năm 1975 số lượng đàn này vẫn chỉ có 200 đàn và
trong tình trạng phát triển kém vì bị ve ký sinh Varroa destructor và Tropilaelap
mercedesae phá hoại.
Ong thợ phát triển từ trứng được thụ tinh giống ong chúa nên cũng là ong
cái, tuy nhiên bộ phận sinh sản của ong thợ phát triển không hoàn chỉnh, chỉ có
4-10 ống dẫn trứng, không có túi trữ tinh và không có khả năng giao phối với
ong đực. Vòng đời của ong thợ trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành với tổng thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong
Apis mellifera là 21 ngày. Ong thợ làm hết tất cả các công việc trong đàn như
dọn vệ sinh lỗ tổ, tiết sữa nuôi ấu trùng, thu hoạch mật, phấn, chế biến thức ăn
điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong đàn và xây tổ (Phạm Hồng Thái, 2014).
2.2.3 Nghiên cứu về lai tạo và chọn lọc giống ong.
Biểu hiện rõ nhất của việc lai tạo trong nước ta là khi người nuôi ong di
chuyển ong Apis cerana từ miền Bắc vào miền Nam đã xuất hiện ong lai giữa
hai miền với nhau, giống lai giữa ong Apis cerana miền Bắc với ong Apis
cerana miền Nam có nhiều đặc điểm và đặc tính tốt hơn so với ong Apis cerana
miền Nam như có thế đàn lớn hơn, năng suất mật cao, kháng bệnh ấu trùng tốt,

kích thước cơ thể ong thợ lớn hơn, lỗ tổ ong thợ có đường kính 4,6 mm.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Dũng (1996), chọn giống ong
làm tăng sức đẻ trứng của ong chúa lên 6,67% và mức đẻ trứng trung bình cả

12


năm của ong chúa đạt 884 trứng/ngày đêm. Bên cạnh đó, chọn giống làm giảm
tỷ lệ ấu trùng ong đực lưỡng bội và làm tăng năng suất mật khoảng 15,57%.
Năm 2002 đến năm 2005, Trung tâm nghiên cứu ong đã tiến hành đề tài
“Lai tạo con lai F1 giống ong ngoại (Apis mellifera) có chất lượng cao”, khi thực
hiện đề tài đã tạo được 13 tổ hợp lai F1 và 3 nguồn có năng suất mật vượt giống
ong Ý Việt Nam từ 20,1-70,2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ hợp lai 3
nguồn và tổ hợp lai 2 nguồn có mẹ là ong Ý Việt Nam có thế đàn đông hơn so
với các tổ hợp lai có mẹ là các giống ong nhập nội và các tổ hợp lai này cũng có
các chỉ tiêu như số lượng nhộng bình quân cao, tỷ lệ ký sinh thấp hơn các tổ hợp
lai khác và gần bằng giống ong Ý ở Việt Nam ( Phùng Hữu Chính và cs., 2005).
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng suất của ong được
chọn lọc giống, thụ tinh nhân tạo có sự biến động lớn so với ong không chọn
lọc, quần thể chọn lọc biến động trong khoảng giá trị trung bình 35,47 ± 0,92
kg/đàn/năm và chênh lệch về năng suất trung bình các năm giữa quần thể chọn
lọc và quần thể không chọn lọc là 4.03 kg/đàn/năm, tăng 12,82%.

13


PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu và Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Giống ong Apis mellifera.

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Các đàn ong Apis mellifera có kí hiệu trong thí nghiệm là dòng VV, RR
được cung cấp tại Trung tâm Nghiên cứu và nuôi ong nhiệt đới, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
3.1.2.1 Mẫu vật:
Ong thợ của các đàn ong thí nghiệm.
3.1.2.2 Dụng cụ và Thiết bị cho nghiên cứu
Dụng cụ bảo hộ : lưới che mặt , găng tay.
Chổi quét ong , lồng nhốt ong chúa, bình khói.
Thiết bị thụ tinh nhân tạo cho ong chúa, bình CO2 và dụng cụ để gây mê
ong chúa, kính hiển vi soi nổi.
Khung cầu căng dây thép chia ô, giấy bóng kính.
Lam kính , panh , bút lên mẫu, băng dính hai mặt để lên tiêu bản các chỉ
tiêu kích thước. Đĩa peptri, sáp ong, kim lên mẫu để cố định mẫu.
Dung dịch cồn 70°, dung dịch NaOH 10%, lọ thủy tinh cách nhiệt, các
cốc đong nhỏ, giấy thấm hút nước, bút, sổ ghi chép,…
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm
Trung tâm nghiên cứu và nuôi ong nhiệt đới- Học viện nông nghiệp Việt nam.
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018.
3.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái và sinh học của ong mật Apis
mellifera
14


3.3.1. Một số chỉ tiêu theo dõi đặc điểm hình thái
- Chiều dài đốt roi râu, đốt chân râu.
-Chiều dài, chiều rộng cánh trước.

- Chiều dài, chiều rộng cánh sau.
- Số móc cánh.
- Chiều dài, chiều rộng đốt bàn chân sau.
- Chiều dài đốt chày chân sau.
- Chiều dài đốt đùi chân sau.
- Chiều dọc và chiều ngang tấm lưng, tấm bụng, gương sáp đốt bụng thứ
3.
- Chỉ số Cubital.
- Chiều dài Ô Radial.
3.3.2. Một số chỉ tiêu sinh học
- Sức đẻ trứng của ong chúa
- Tỷ lệ cận huyết
- Khả năng dọn vệ sinh
- Năng suất mật
3.4- Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm.
Từ nguồn ong được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi ong
nhiệt đới tiến hành giới thiệu chúa vào các đàn ong có thế đàn đồng đều. Ở mỗi
dòng ong thí nghiệm tiến hành theo dõi 5 đàn ong với điều kiện chăm sóc như
nhau và cùng địa điểm.
- Chọn lọc từ dòng VV và RR thuộc loài Apis mellifera, mỗi dòng một
đàn ong có thế đàn đồng đều. Tiến hành tạo ong đực từ dòng VV và RR bằng
cách: nhốt chúa vào cầu ong đực, cách ly chúa với các cầu ong thợ khác. Sau khi
ong chúa đẻ 24h giải phóng ong chúa vào các cầu trong đàn, cho ăn thêm và viện

15


thêm cầu nhộng. Sau 32 ngày tạo ong đực, nhốt ong đực bằng lưới ngăn ong đực
ở cửa của đàn ong chọn lọc.

- Tạo ong chúa từ dòng RR và VV: sau khi tạo ong đực 18 ngày tiến hành
làm mũ chúa nhân tạo bằng sáp ong, chọn cầu có ấu trùng tuổi 1 từ dòng RR và
VV sau đó di trùng. Đặt cầu di trùng vào đàn nuôi dưỡng (chọn đàn nuôi dưỡng
là đàn ong mạnh, thế đàn không dưới 8 cầu, đầy đủ các pha của ong, lớp ong thợ
sung túc, có tính tụ đàn, năng suất và sức kháng bệnh cao, ong thợ hiền lành).
Sau 10 ngày, tiến hành đưa mũ chúa vào lồng nhốt chúa, 6 ngày sau khi chúa nở
tiến hành thụ tinh nhân tạo.
- Thụ tinh nhân tạo: bắt ong đực từ đàn đã chọn, làm chết ong đực, hút
tinh dịch của ong đực. Dùng khí CO2 làm ngất ong chúa, tiến hành thụ tinh cho
ong chúa. Sau khi thụ tinh 24h, xử lý ong chúa bằng khí CO2 và giới thiệu vào
các đàn thí nghiệm. Từ 22-23 ngày sau khi ong chúa đẻ trứng, tiến hành bắt ong
thợ mới nở để tránh lẫn với các dòng ong khác.
- Đo đếm các chỉ tiêu hình thái, theo dõi đặc điểm sinh học của con lai F1
và so sánh với dòng bố, mẹ.
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu.
3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái.
3.4.2.1.1 Phương pháp thu mẫu.
Mỗi dòng ong thí nghiệm thu 5 đàn, mỗi đàn 20 ong thợ. Tiến hành thu mẫu
vào lúc đàn ong phát triển tốt, lọ đựng mẫu ghi rõ ngày thu mẫu, địa điểm thu
mẫu và số hiệu đàn. Sau khi thu mẫu, bảo quản bằng cồn 70%. Phân tích chỉ tiêu
hình thái theo phương pháp Alpatow (Ruttner, 1988).
Các chỉ tiêu được tính theo đơn vị đo chiều dài mm, số móc cánh được tính theo
đơn vị tự nhiên.
3.4.2.1.2. Phương pháp lên mẫu chỉ tiêu hình thái.
Lần lượt cố định 5 cá thể ong thợ lên đĩa peptri có chứa sáp ong bằng kim
lên mẫu, đổ nước ngập ong, tiến hành tách lần lượt các bộ phận phía bên phải
16


gồm: râu đầu, cánh trước, cánh sau, chân thứ ba, tấm lưng và bụng thứ 5 của con

ong. Đo kích thước các phần của cơ thể bằng kính lúp ở các vật kính 8x1 và 8x4,
vật kính được điều chỉnh tùy theo từng bộ phận.

Hình 3.1: Cách lên mẫu ong thợ

Các chỉ tiêu râu đầu.
Dùng panh giữ đầu ong thợ, sử dụng bút lên mẫu ấn sâu vào phần sát gốc
râu phải và tách cả phần gốc râu khỏi đầu ong. Xếp 5 râu đầu lên lam kính dán
sẵn băng dính hai mặt. Duỗi thẳng và cố định roi râu, đo lần lượt phần chân râu,
roi râu dưới vật kính 8x1.

Hình 3.2: Mẫu râu đầu
17


×