Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự gia đình ông trần văn ánh, đại từ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Minh Phượng và
Ths. Bùi Ngọc Tấn đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn
thiện đề tài.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy cô Bộ môn Rau – Hoa – Quả
và Cảnh quan, thầy cô trong khoa Nông học đã cung cấp cho tôi những kiến
thức, nguồn tài liệu hết sức quý giá; cùng ban giám hiệu, các phòng ban trong
trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chuyển lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên
trong công ty Cây xanh Đức Lộc đã giúp đỡ tôi về nguồn tài liệu, kiến thức
chuyên môn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi tiến hành thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cả về
thời gian, vật chất lẫn tinh thần để đề tài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thanh Chúc

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Phân tích điểm yếu và biện pháp khắc phục trong thiết kế sân vườn......Error:
Reference source not found
Bảng 4.2. Danh mục các phân khu chức năng của sân vườn biệt thự...........Error:


Reference source not found
Bảng 4.3. Các loại vật liệu thiết kế...................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Vật dụng lắp đặt hệ thống thoát nước.........Error: Reference source not
found
Bảng 4.5. Hạng mục cây xanh..........................Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Hạng mục vật liệu trang trí...............Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Hạng mục đèn, ống nước.................Error: Reference source not found

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.1. Vườn nhà ở nông thôn đồng bằng miền bắc. Error: Reference source
not found
Hình 2.1.2. Bố trí các loại cây trồng ở các nhà Vùng nông thôn..Error: Reference
source not found
Hình 2.1.3. Một góc nhà vườn Mộng Viên. Ảnh: Lê Phú.Error: Reference source
not found
Hình 2.1.4. Sân vườn biệt thự mang hồn quê Nam bộ. Ảnh: Trọng Nhân....Error:
Reference source not found
Hình 2.1.5. Mặt bằng thiết kế khu nhà ở. Được thiết kế bởi công ty cổ phần kiến
trúc Vinavic.......................................................Error: Reference source not found
Hình 4.2.1. Hiện trạng mặt bằng tổng thể.........Error: Reference source not found
Hình 4.2.2. Hiện trạng khu biệt thự..................Error: Reference source not found
Hình 4.2.3. Hiện trạng sân vườn.......................Error: Reference source not found
Hình 4.2.4. Hiện trạng vườn trước....................Error: Reference source not found
Hình 4.2.5. Hiện trạng hướng nắng, hướng gió Error: Reference source not found
Hình 4.2.6. Sơ đồ công năng cho tổng thể sân vườn biệt thự.......Error: Reference
source not found
Hình 4.2.7. Sơ đồ hướng đi sân vườn...............Error: Reference source not found

Hình 4.2.8. Mặt bằng thiết kế tổng thể sân vườn........Error: Reference source not
found
Hình 4.2.9. Đường dạo trong sân vườn............Error: Reference source not found
Hình 4.2.10. Mặt bằng bố trí cây bụi sau khi triển khai hình.......Error: Reference
source not found
Hình 4.2.11. Mặt bằng bố trí cây bóng mát sau khi triển khai.....Error: Reference
source not found

iv


Hình 4.2.12. Chi tiết phân khu khu vực thưởng ngoạn.....Error: Reference source
not found
Hình 4.2.13. Chi tiết suối cảnh.........................Error: Reference source not found
Hình 4.2.14. Cấu tạo hồ và hệ thống lọc nước. Error: Reference source not found
Hình 4.2.15. Chi tiết chòi nghỉ trước nhà.........Error: Reference source not found
Hình 4.2.16. Chi tiết tiểu cảnh non bộ..............Error: Reference source not found
Hình 4.2.17. Chi tiết giàn chanh leo.................Error: Reference source not found
Hình 4.2.18. Bản vẽ chi tiết vườn phải nhà......Error: Reference source not found
Hình 4.2.19. vườn sau.......................................Error: Reference source not found
Hình 4.2.20. Chòi nghỉ sau nhà........................Error: Reference source not found
Hình 4.2.21. Chi tiết khu vui chơi trẻ em.........Error: Reference source not found
Hình 4.2.22. Chi tiết tiểu cảnh..........................Error: Reference source not found
Hình 4.2.23. Hệ thống thoát nước sân vườn.....Error: Reference source not found
Hình 4.2.24. Hệ thống chiếu sáng sân vườn.....Error: Reference source not found

v


PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết kế cảnh quan biệt thự góp phần rất quan trọng để tạo nên một không
gian tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống và định hình phong cách, gu thẩm
mỹ của chủ nhân ngôi nhà. Một trong những xu thế thiết kế biệt thự được quan
tâm nhất hiện nay là tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên vào trong thiết kế. Một
căn biệt thự đẹp không chỉ đơn thuần là có hình khối đẹp, đồ dùng nội thất sang
trọng mà còn phải phù hợp với môi trường xung quanh nó, có cảnh quan khuôn
viên mát mẻ, hài hòa tạo thành một thể thống nhất, một phương án thiết kế tổng
thể biệt thự hay có thể mang thiên nhiên đến gần hơn với con người.
Căn biệt thự của gia đình ông Trần Văn Ánh mới được xây dựng, tuy
nhiên chưa được tận dụng tối đa không gian xung quanh để làm nổi bật ngôi nhà
cũng như hài hòa với toàn bộ tổng thể. Vì gia đình làm đồ gỗ nên hiện nay hầu
hết những khu đất trống xung quanh ngôi nhà đều để tận dụng làm nơi để gỗ,
việc này làm phá vỡ đi mỹ quan của căn biệt thự mới xây. Mặt khác gia đình ông
cũng có nhu cầu rất lớn trong việc có một khuôn viên quanh nhà để điều hòa khí
hậu, cải thiện môi trường quanh nhà do bụi từ xưởng gỗ gây ra, và cần một nơi
để làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cháu nhỏ và cho cả gia đình. Thêm nữa, vì
biệt thự được xây ở vùng quê nên gia đình ông muốn có một không gian theo
phong cách cổ truyền, gần gũi với thiên nhiên và cảnh sắc của miền quê nơi gia
đình ông đang sinh sống hiện tại.
Được biết đến công ty cây xanh Đức Lộc là một trong những công ty có
nhiều những dự án có liên quan đến việc tư vấn, thiết kế, thi công cảnh quan
công viên, cây xanh đường phố, sân vườn nhà hàng, khách sạn, sân vườn quán
cafe, khuôn viên khu công nghiệp, khuôn viên biệt thự… với nguồn cung cấp
cây dồi dào từ 2 vườn ươm của Công ty và các đối tác tin cậy, đây là điều kiện
tốt giúp cho bản thân khi thực tập tại đây có được những kỹ năng, kiến thức và

1



kinh nghiệm học hỏi được từ những người trong nghề tại công ty. Mặt khác là
một nhà kiến trúc sư cảnh quan tương lai phải nắm rõ được nhu cầu của gia chủ
trước khi vào thiết kế thấu hiểu sở thích, mong muốn của chủ nhân ngôi nhà. Vì
vậy tôi tham gia thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự cho gia đình ông với tên
đề tài “Thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự gia đình ông Trần Văn Ánh,
Đại Từ - Thái Nguyên”
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Hoàn thiện hồ sơ thiết kế sân vườn biệt thự gia đình ông Trần Văn Ánh,
Đại Từ - Thái Nguyên
2. Yêu cầu
- Tìm hiểu một số mẫu thiết kế khuôn viên biệt thự trong nước và ngoài nước
- Tìm hiểu nguyên tắc thiết kế bố cục sân vườn biệt thự
- Lập hồ sơ thiết kế: 1 bản vẽ hiện trạng, 1 bản vẽ công năng các khu
vực, 1 bản vẽ tổng mặt bằng thiết kế, bản vẽ mặt đứng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết
hạng mục, tiểu cảnh, bản vẽ phối cảnh.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phong cách thiết kế sân vườn trên thế giới
Thiết kế vườn cảnh quan biệt thự là một hình thức nhà riêng nhưng mỗi
khuôn viên nhà được thiết kế lại mang những hình thái kiến trúc đặc biệt hơn.
Những biệt thự được thiết kế thường được thiết kế trên một khu đất riêng biệt,
ngôi biệt thự cũng như khuôn viên đó có tính chất độc lập với xung quanh về cả
địa thế và hình thái kiến trúc, đó là toàn bộ cảnh quan chỉ mang tính chất riêng
cho khu biệt thự đó, khác với việc cây xanh trồng ở nhà riêng chỉ để mang tính
chất về bảo vệ, lấp khoảng trống hay che chắn thì cây xanh được sử dụng cho
khuôn viên biệt thự nặng về tính chất trang trí hơn so với nhà riêng. Ngày nay,

các phong cách thiết kế sân vườn biệt thự khá đa dạng và phong phú. Tùy từng khu
vực, quốc gia mà các phong cách thiết kế có những đặc trưng và ứng dụng riêng, một
phần nào đó trong các thiết kế thể hiện được những sở thích của gia chủ cũng như
điểm riêng của vùng đó. Các phong cách thiết kế hiện được sử dụng nhiều hiện nay
trong các sân vườn biệt thự như phong cách Châu Âu, phong cách Châu Á, phong
cách vườn Nhật Bản, phong cách vườn Trung Quốc...
1.1.1. Phong cách Châu Âu
Theo Nguyễn Anh Đức (2009), phong cách thiết kế sân vườn biệt thự
Châu Âu thường được trình bày và bố trí một cách khoáng đạt để phô vẻ đẹp của
kiến trúc ra ngoài, sân vườn bên trong thường dùng cây thấp và rào thấp để phô
ra bên ngoài để dễ dàng trông thấy.
Sân vườn biệt thự Châu Âu được thiết kế với hệ thống cây xanh được cắt
tỉa theo hình khối hình học làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình. (Tô Văn
Hùng, 2010).
Sân vườn Châu Âu nói chung mang nét đặc trưng và chịu ảnh hưởng
sâu sắc phong cách thiết kế sân vườn của các nước La Mã, Ý, Pháp, Anh.
Trong đó: Sân vườn biệt thự La Mã có đặc điểm chung là bố cục đối xứng
qua trục công trình chính với trung tâm thường là mặt nước có vòi phun.
3


Hình thức thiết kế khá đa dạng, bao gồm 3 loại hình cơ bản: Vườn biệt thự
nông thôn, vườn biệt thự ngoại đô và vườn biệt thự đô thị. (Nguyễn Thị Thanh
Thủy, 1996)
1.1.2. Phong cách thiết kế sân vườn Châu Á
Sân vườn Châu Á nói chung và vườn biệt thự Châu Á nói riêng
mang đậm ảnh hưởng của hai loại hình là sân vườn Nhật Bản và sân vườn
Trung Quốc, hai loại vườn có nguồn gốc từ rất lâu đời, mang những đặc trưng
và vẻ đẹp riêng biệt nổi tiếng trên thế giới.
Theo Lâu Khánh Tây (1997), bước vào vườn cảnh Trung Quốc, bạn sẽ bị

thu hút bởi nét đặc thù của văn hóa phương Đông. So với kiểu vườn phương Tây
thì nó tạo cho ta cảm giác nhỏ nhắn tinh tế, khúc chiết hàm súc và yên ả hơn, so
với phong cảnh thiên nhiên, nó có tính nhân văn hơn, từng cành cây hòn đá đều
lan tỏa tính nhân văn trong đó. Nét đẹp vườn cảnh Trung Quốc thể hiện sự đan
quyện của văn hóa và nghệ thuật. Nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc chú trọng
đến việc xây dựng nội hàm, mối liên hệ giữa ngọn núi, dòng nước, cỏ cây, kiến
trúc và không gian tạo thành trong vườn cảnh không chỉ là một môi trường vật
chất mà còn là một môi trường tinh thần. Người xây dựng nên khu vườn thông
qua tính tượng trưng và phép so sánh, hướng tới cảnh giới thi ca hội họa, tập hợp
danh lam thắng cảnh các nơi các cảnh sắc thiên nhiên khác nhau để xây dựng
nên mô hình cảnh quan sân vườn thu nhỏ.
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2008), nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc bắt
nguồn từ hội họa phong cảnh và được xem là “Bức tranh phong cảnh 3 chiều”.
Vườn cảnh Trung Quốc không phải là một sự bắt chước thiên nhiên, mà là sản
phẩm của trí tượng tượng, tái tạo một thiên nhiên điển hình, lý tưởng và chắt lọc
tinh túy hơn thiên nhiên thật. Vườn Trung Quốc được tạo nên với những phong
cảnh đẹp theo chủ nghĩa hiện thực, đặc trưng cho nền sáng tác phong cảnh theo
chủ nghĩa tượng trưng.

4


Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1989), nguyên lý bố cục của vườn Trung
Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng của đất nước làm cơ sở sáng tạo. Việc tạo cảnh
vườn luôn thay đổi rất thích hợp cho người vừa đi dạo vừa ngắm. Lối đi dạo
thường có mái che (trường lang) để sử dụng được cả bốn mùa. Nghệ thuật tạo
cảnh dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: đồi vực xen lẫn thung lũng,
đồng cỏ; dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước phẳng lặng; cánh rừng thông
xanh thẫm xen lẫn rừng lá màu sáng tràn ánh nắng. Thủ pháp còn dùng hiệu quả
của âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, âm

thanh thác đổ,… Đặc biệt còn có thủ pháp mở rộng không gian: dùng cận cảnh
để tạo phối cảnh sâu, dùng mặt nước phản chiếu, dùng tấm lát đường từ thô tới
mịn, màu sắc từ nóng đến lạnh, vòi phun nước cao ở ngoài thấp dần vào trong,
… Tất cả các thủ pháp trên đã gây được ảo giác hư hư thực thực, như xa
như gần.
Về phong cách sân vườn Nhật Bản
Theo Tachibanano Toshitsumi (nửa sau thế kỷ XI), cho thấy người Nhật
đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao
hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và
núi. Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những hòn cuội nhỏ,
tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và
ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống rất ít.
Người Nhật đã chịu ảnh hưởng xu hướng nghệ thuật vườn Trung
Quốc nhưng để phù hợp với thiên nhiên đất nước mình họ đã tạo nên kiểu nghệ
thuật phong cảnh đặc sắc với những nguyên lý riêng: phong cảnh vườn cổ Nhật
không phải để đi vào ngắm mà chỉ để ngồi thưởng thức. Vì vậy không gian vườn
chan hòa với không gian bên trong nhà. Vườn được xem như một phần của nhà.
Nghệ thuật vườn Nhật độc đáo nhất là tạo cảnh khô. Người Nhật đã dùng thủ
pháp tượng trưng cao: đá được sắp xếp cẩn thận tượng trưng cho những hòn đảo
trong sông “khô” bằng sỏi hay cát, hay tượng trưng cho núi trên nền là rêu
5


(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1989).
Do đất đai ít nên qui mô vườn Nhật thường nhỏ. Để có được một hình
ảnh thực của thiên nhiên đất nước, người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm
cây bé lại có dáng đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà, hay rêu phủ vách đá, phủ
lên cây để gây cảm giác về bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 2000).
Có thể nói vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng. Đó chính là nơi thiên
nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng. Cái vi mô trong

vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô.
Ta thấy rằng khác với sân vườn Châu Âu, sân vườn Châu Á thường mang
tính chất hoài cổ, mang tính biểu trưng có ý nghĩa và nặng về yếu tố phong thủy,
mang xu hướng là muốn che khuất để tạo nên hoàn cảnh ấm cúng trang nhã bên
trong. Các nghệ thuật dựng cảnh như đối cảnh, chướng cảnh, lọc cảnh... được sử
dụng một cách tinh xảo, trình bày vẻ đẹp có tính chất ẩn hiện, mang vẻ kín cổng
cao tường. Do nặng về phong thủy nên trang trí sân vườn Châu Á không thể
được làm bừa, việc lựa chọn cây cối chi tiết tiểu cảnh, sắp xếp vị trí trong sân
vườn phải xây dựng theo những quy tắc đã có sẵn, theo những quy luật phong
thủy đặc trưng của từng loại vườn cụ thể..
1.2. Phong

cách sân vườn Việt Nam qua các thời kì
1.2.1. Sân vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến
Thời kỳ phong kiến Việt Nam, sân vườn vẫn mang tính chất vườn công
trình (vườn gắn với cung điện hay nơi thờ cúng). (Nguyễn Thị Thanh
Thủy,1996).
Theo Ngô Huy Quỳnh (2000), trong thời kì phong kiến tại Việt Nam có
chín dòng kiến trúc khác nhau, theo đó bố cục, các yếu tố trong nghệ thuật vườn
lúc này sẽ đi theo từng dòng kiến trúc. Có thể liệt kê như sau: Kiến trúc đô thị,
Kiến trúc cung đình, Kiến trúc Phật giáo, Kiến trúc Nho giáo, Kiến trúc Đạo
giáo, Kiến trúc tín ngưỡng dân gian, Kiến trúc công cộng dân gian, Kiến trúc
dân gian, Kiến trúc Chăm pa.

6


Ở giai đoạn này loại sân vườn tiêu biểu là Vườn Thượng Uyển loại vườn
dành riêng cho vua chúa, bố cục của khu vườn theo xu hướng mô phỏng tự
nhiên. Nghệ nhân làm vườn thường nhấn mạnh những nét đặc trưng của vườn

nhiệt đới; vườn có cây cối um tùm, trồng trên đồi nhỏ hoặc soi bóng xuống mặt
hồ có ranh giới tự nhiên; các yếu tố cấu tạo nên vườn là cây bóng mát cổ thụ
(đa, si..), cây có hương thơm dịu ( đại, lan, mộc...), đá tự nhiên, mặt nước, các
chuồng chim có tiếng hót hay, các bể non bộ thả cá vàng, các kiến trúc nhỏ như
cầu, tường hoa, đôn, chậu, những khúc đường lát đá... nói chung được tạo ra như
một mẫu thiên nhiên thật. (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
1.2.2. Sân vườn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Tại thời điểm này nghệ thuật sân vườn Việt Nam chịu ít nhiều ảnh hưởng
của chính quyền thực dân Pháp. Vườn có bố cục đối xứng, chặt chẽ với đường
thẳng và đường chéo. Những bồn hoa, bồn cỏ dạng hình học, những hàng rào
cây được cắt xén. Kiến trúc vườn thường là chòi trang trí, những chậu đúc bằng
bê tông cốt thép với những hình dạng cầu kì có hoa văn diêm dúa, những tượng
tròn, vòi phun nước hình thù con vật... Tuy nhiên do xây dựng trên đất Việt Nam
với khí hậu và thiên nhiên Việt Nam nên phần nào vẫn mang màu sắc Á Đông:
cây to rợp bóng mát, vườn cây xanh lá quanh năm. Nhiều cây hoa to che bóng
râm mát, vườn xanh quanh năm. Nhiều cây hoa to che bóng râm có hoa đẹp và
thơm. (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
1.2.3. Sân vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay
Hầu hết các vườn đều giữ lại bố cục chung. Các cây xanh được trồng chủ
yếu để lấy bóng mát chứ không có giá trị về bố cục nghệ thuật. Phong cách sân
vườn có sự pha trộn bởi nhiều yếu tố văn hóa khác nhau. Ở thời kì này bố cục
sân vườn còn nghèo nàn không thể hiện được tư tưởng trong toàn cục cũng như
các tiểu cảnh. Cây cối sử dụng trong khuôn viên cũng không được phong phú về
chủng loại, vẫn trồng chủ yếu để lấy bóng mát chứ không mang lại yếu tố thẩm
mỹ. (Ngô Huy Quỳnh, 1960).
7


1.3. Phong cách thiết kế sân vườn hoài cổ Việt
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên

mộc mạc. Từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn
Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã, mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được
đề cao, coi trọng. Đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn
quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay
dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được
tra chiếc cán tre xinh xắn. Đặc biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại
thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở
những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được
làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ
trong vườn thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương
nước như thách thức du khách đến chơi vườn .
Việc sử dụng cây trong sân vườn theo phong cách này phải làm toát lên
được những đặc trưng của cảnh quan Việt Nam. Thường khi nhắc đến làng quê
Việt Nam hình ảnh giếng nước, gốc đa, bờ tre, bụi trúc luôn là những hình ảnh
đầu tiên được gợi nhớ. Cây tre với dáng dài trăm đốt vươn cao xanh mướt là một
trong những vật liệu quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong thiết kế sân vườn
biệt thự mang phong cách làng quê Việt. Những cây tre, cây trúc mạng lại không
gian dân dã, thanh bình trong cuộc sống hiện đại, tấp nập. Không phải ngẫu
nhiên cây tre, cây trúc lại được các nhà thiết kế chọn lựa nhiều phổ biến như
vậy. Trước tiên về mặt tình cảm, loại cây này gắn bó và quen thuộc với mỗi
người dân Việt Nam. Nhìn thấy nó là gợi nhớ về hình ảnh của quê hương đất
nước. Cây tre, cây trúc tượng trưng cho sự mềm dẻo, ý chí quật cường, mạnh mẽ
của người dân Việt Nam. Loại cây này có rất nhiều ưu điểm.
Xu hướng cảnh quan đồng quê. Đây là một trào lưu nổi hiện nay. Những
khu đất với mạng đường tự do với những mảng cỏ rộng trên đó bố trí các tiểu
cảnh mang các chủ đề về miền quê Việt Nam như bụi tre, cau, chuối, lu đất,

8



thuyền hoa, xe thồ, mộ hoa, guồng quay nước Tây Nguyên… Thật sự, đây là
một phát triển tích cực trong nghệ thuật cảnh quan theo tinh thần Việt. (Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006).
Theo Vũ Quang (2009), cho rằng: khu vườn và ngôi nhà hòa hợp sẽ
tôn những yếu tố tự nhiên sẵn có của khu đất địa phương. Nhà làm điểm
nhấn trong vườn, vườn tô điểm cho nhà. Những cây cối có sẵn trong khu
vườn được tận dụng để tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho không gian. Hoa súng
thả hồ nước, chè làm rào xanh, tóc tiên trồng ven đường dạo đều có thể
được biến tấu thành các tiểu cảnh xinh xắn. Cây xanh trong nhà vườn không cần
quá cầu kỳ, trau chuốt nhưng cũng cần được thiết kế theo ý đồ của người sử
dụng. Trên nền tảng tận dụng cây xanh sẵn có trong khu đất và địa phương, nhà
vườn càng trở nên gần gũi gắn bó với con người hơn. Sử dụng các vật liệu địa
phương trong quá trình xây dựng vườn như đá lát đường, gỗ, tre. Cách tái hiện
lại phong cách sân vườn cổ ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau .
Theo Trịnh Anh Phương (2008), sự kết hợp của những vật liệu quen thuộc
trong sinh hoạt hàng ngày kết hợp với những loài cây mang đậm chất cổ điển
trong đời sống, cùng với văn hóa người Việt đã tạo nên những không gian mang
đậm chất người Việt không thể pha lẫn. Các vật dụng đặc trưng và các bố cục
thường thấy trong sân vườn Việt Nam: Một khu vườn với khóm chuối, cau, xe
bò, lu sành, gáo dừa, một lối vào với cảnh cổng tre khép hờ và giàn thiên lý xanh
tươi trên đầu, một hồ nước nhỏ với những bụi môn nước cùng vài cánh bèo năm
cánh nơi góc vườn, một bụi tre, khóm trúc, một hàng rào dâm bụt đỏ hoa quê, gốc
bưởi, gốc chanh. Thông qua các vật dụng, cây xanh, bố cục bố trí luôn cho ta
những gợi nhớ về quê hương, xóm làng về gia đình ông bà tổ tiên đây là nét đẹp
ẩn chứa bên trong mỗi khu vườn Việt Nam.
Như vậy ta thấy tái hiện lại khuôn viên vườn theo phong cách này các tác
giả Trịnh Anh Phương, Vũ Quang, Lê Đàm Ngọc Tú đều có một khái niệm và
quan điểm chung đó là tái hiện và gợi nhắc lại những hình ảnh quen thuộc nhất
9



đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam, là sự hòa hợp giữa
khuôn viên và ngôi nhà tôn lên những yếu tố tự nhiên sẵn có. Tất cả những gì
được thiết kế đều được sắp xếp một cách tự nhiên nhất. Những vật dụng mà các
tác giả thường xuyên nhắc đến đó là bụi tre, khóm chuối, cổng vào với giàn
thiên lý... Bố cục sắp xếp trong không gian sân vườn gần như tái hiện lại hoàn
toàn khung cảnh làng quê cả xưa và nay.
1.3.1.

Phong cách tái hiện sân vườn ở Bắc Bộ
Theo Nguyễn Đình Thi (2013), Bố cục tổ chức không gian khuôn viên

vườn nhà Bắc Bộ thường có bốn loại vườn trong một khuôn viên: Vườn trung
tâm trồng hoa và cây cảnh tạo cảnh quan bám xung quanh sân; Vườn thứ hai
nằm hướng Đông phía bên trái trồng rau xanh và trồng cau kết hợp với giàn trầu,
vườn này vừa có giá trị cảnh quan, giá trị kinh tế, vừa có giá trị giải quyết vi khí
hậu (tán cây cau che nắng phía trên nhưng đón gió mát hướng Nam lùa vào
không gian ngôi nhà); Vườn thứ ba phía Tây trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ,
vườn này chắn bớt bức xạ mặt trời hướng Tây; Vườn thứ tư hướng Bắc trồng
chuối nhằm che chắn gió lạnh mùa đông bắc cho ngôi nhà. Dân gian thường có
câu “trước cau sau chuối” là cách thức tổ chức vườn giúp cho ngôi nhà có khả
năng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Cũng theo Nguyễn Đình Thi (2013), sân vườn ngoài chức năng tạo cảnh
quan, cải thiện kinh tế gia đình còn giúp điều hòa khí hậu nóng ẩm, thông gió và
chiếu sáng tự nhiên. Sân, vườn được bố trí tại các vị trí trong không gian mới
như sau:
- Đối với sân, có thể bố trí trước nhà; tạo sân trong giữa nhà trước và nhà sau.
- Đối với vườn, bố trí phía sau, bên cạnh và trên mái nhà. Sân trước kết
hợp với trồng cây cảnh, sân trong trồng cây cảnh, bể nước mưa, bể cảnh và hòn
non bộ. Vườn sau, vườn xung quanh trồng rau xanh, cây ăn quả, vườn mái trồng

rau xanh kết hợp dàn hoa thiên lý, mướp, bí, bầu.

10


Theo Nguyễn Thị Thanh
Thủy (1992), vườn trước: có bố cục
không gian mở để hứng gió mát.
Vườn thường trồng vài cây cau,
những khóm hoa (hồng, nhài, sói...)
và đôi khi là trồng cây thuốc, rau
thơm, cây ăn quả như chanh, na..
Vườn bên: vườn có bố cục tự do với
cây có tán lớn để che nắng đầu hồi
(thường là mít hay tre...)
Vườn sau: vườn thường có bố cục
theo kiểu rừng tự nhiên; trồng những Hình 2.1.1. Vườn nhà ở nông thôn đồng
loại cây lấy quả, lấy gỗ.

bằng miền bắc. (nguồn: Sách kiến trúc
phong cảnh – Nguyễn Thị Thanh
Thủy,1992)

Hình 2.1.2. Bố trí các loại cây trồng ở các nhà Vùng nông thôn.
(Nguồn: Sách kiến trúc phong cảnh – Nguyễn Thị Thanh Thủy,1992)

Các loại cây được trồng cho khu vườn tái hiện lại cảnh làng quê Việt
thường là những cây dân dã, gắn liền với vùng miền và sẵn có. Khuôn viên nhà
gồm: qua cổng đến vườn cây, vào đến sân rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà


11


bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây
bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng... tạo nên mô hình sinh thái khép
kín vườn ao chuồng. Để tạo không gian mát lành cho ngôi nhà, theo những quy
tắc của người xưa sử dụng tán cây, trồng những giàn cây leo quanh nhà như
mướp, bầu bí… tạo thành các tấm che nắng tự nhiên, vừa tránh nắng nóng,
chống chói do phản xạ từ các bức tường quét màu sáng quanh nhà, vừa lấy rau
quả làm thức ăn. Ngôi nhà thường chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với diện tích khuôn
viên, phần lớn được làm sân vườn trồng rau, hoa màu và cây ăn quả, làm hàng
rào… tạo nguồn rau tươi, bóng mát có tác động điều hòa môi trường, che nắng,
gió và chắn tầm nhìn vào nhà.
Thiết kế khuôn viên vườn dựa theo kinh nghiệm dân gian để ứng xử với
khí hậu thời tiết: trồng cây lá rậm, lá to như cây chuối ở mặt nhà phía bắc để
ngăn gió lạnh vào mùa đông, cản bức xạ mặt trời vào mùa hè (lúc này mặt trời ở
hướng bắc); trồng cây có thân cao như cây cau ở phía nam của nhà để không
ngăn cản gió mát mùa hè cũng như không che ánh nắng chiếu vào nhà về mùa
đông (mùa đông, mặt trời ở hướng nam). Việc trồng cây quanh nhà, tạo thành
vườn, làm hoa viên, với chức năng tạo bóng mát, cải tạo khí hậu, trang trí.
Khuôn viên vườn thường có quy mô nhỏ gồm nhiều loại cây, rau.
Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), tái hiện lại dạng vườn nhà ở thành
thị. Vườn này mang tính chất vườn sân; vườn thường tổ chức trong sân (giữa
nhà chính và nhà phụ). Trung tâm vườn là bể non bộ. Bên trên khoảnh vườn
thường có giàn hoa diềm, quanh trung tâm người ta xếp một số chậu cây cảnh
hay địa lan. Bố cục vườn cân xứng.
Tái hiện lại dạng vườn cảnh của giới thượng lưu nho sĩ. Loại vườn này
biểu hiện tư duy của chủ nhân ngôi nhà. Ở trung tâm vườn thường là một bể non
bộ hoặc là một chậu cây thế trực. Quanh trung tâm là các chậu cây thế hoành
hoặc thế huyền đôi. Sử dụng nhiều các loại cây trồng chậu, chịu cắt tỉa, các loại

cây được chăm sóc cầu kì, các cây lưu niên như đa, si, bỏng nổ, tùng.... Ngoài
12


ra, loại vườn này trồng nhiều các loại cây để chơi sắc cũng như hương (quỳnh,
cành giao...). ( Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
1.3.2. Phong cách tái hiện sân vườn ở Trung Bộ
Phong cách sân vườn nổi bật nhất là ở cố đô Huế. Hầu hết kiến trúc nhà
vườn Huế đều xây dựng theo quy luật “dịch lý” và “phong thủy”, bao gồm:
Cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà. Cổng thông thường được
xây bằng gạch, lối vào được trồng những hàng râm bụt hoặc chè tàu ngày ngày
cắt xén cẩn thận. Sau bình phong là bể cạn, hòn non bộ, hồ trồng sen, hoa súng
và nuôi cá cảnh…(Hoàng Đạo Kính, 2013).
Một ngôi nhà tái hiện theo hình ảnh nhà vườn tại đây sẽ luôn ngập tràn
tiếng chim hót líu lo, hương hoa ngát thơm giữa không gian tĩnh mịch, khiến cho
lòng người thư thái, nhẹ nhàng. Mỗi khu vườn như vậy là một thế giới biệt lập,
một không gian xanh toàn bích.

Hình 2.1.3. Một góc nhà vườn Mộng Viên. Ảnh: Lê Phú
(Nguồn: />
Khách đến chơi phải đi qua một cổng ngõ thênh thang, thiết kế theo ý đồ
gia chủ, băng qua một cái sân rộng lát gạch vồ, rồi mới đến mái hiên nhà. Xung
quanh nhà trồng rất nhiều cây ăn trái, những loại hoa, quanh năm tươi tốt, mùa

13


nào thức ấy. Trong khu vườn tái hiện lại này, sẽ được trồng nhiều loại cây lưu
niên để cho bóng mát, quả chín bốn mùa.
1.3.3. Phong cách tái hiện sân vườn ở Nam Bộ

Theo Nguyễn Hữu Hiếu (2007), nhà ở của người Nam bộ rất phong phú
và đa dạng. Ngôi nhà vừa là nơi để ở vừa là nơi để thờ cúng gia tiên, thể hiện được
đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng thời ngôi nhà còn thể hiện được tính đoàn kết
trong cộng đồng, tính hiếu khách của người Nam bộ qua việc cổng rào luôn rộng mở
để đón khách và không có lũy tre làng bao bọc như các vùng miền khác.
Cũng theo Nguyễn Hữu Hiếu (2007), với sân vườn Nam bộ xưa chủ yếu
để trồng cây ăn trái, còn sân thì để trống cho thoáng, đôi khi tận dụng để phơi
lúa, phơi củi. Cũng có khi là cây xoài, cây mít được trồng ở một góc nào đó để
lấy bóng mát. Mép trong của khoảng sân giáp với căn nhà thường có một cái
hàng ba, rộng hay hẹp tùy nhà. Hàng ba này có tác dụng làm dịu cường độ ánh
sáng, giảm oi bức vào mùa nắng và hạn chế mưa tạt. Hàng ba còn là nơi dành
cho trẻ con chơi đùa, như nhảy dây, đánh chuyền chuyền, v.v... Là nơi để người
lớn mắc võng nghỉ ngơi và cũng là nơi để bà con lối xóm tới lui chuyện trò trong
quan hệ hằng ngày. Còn phía sau nhà thường là một vườn cây, có bến nước dùng
làm nơi tắm giặt, đậu ghe xuồng, cũng như dùng trong các sinh hoạt khác.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, những khuôn viên biệt thự được thiết kế
tái hiện theo cảnh quan sân vườn Nam Bộ xưa chỉ dùng những nét đặc trưng
nhất để cho vào trong thiết kế của mình. Những vật dụng, cây cối được bố trí sẽ
dựa trên những gì đã có để phù hợp với cuộc sống hiện đại, từ những cái cũ phát
triển thành cái mới, không gian kiến trúc sân vườn vẫn giữ những nét đặc trưng
đó. Dưới đây là hình ảnh một khuôn viên biệt thự tái hiện theo phong cách hồn
quê Nam Bộ tại Trà Vinh. Được thiết kế theo kiểu nhà vườn Nam bộ, ngôi biệt
thự là không gian sống hiện đại hòa lẫn với thiên nhiên. Các không gian trong
nhà phần lớn được thiết kế theo không gian mở giúp ngôi nhà luôn có cảm giác
thoáng mát cũng như không khí trong lành từ khu vườn bên ngoài thổi vào. Khu
vườn sử dụng khá nhiều cây dân dã gắn liền với thôn quê Nam Bộ, các vật dụng
cũng được bố trí và phối kết một cách khéo léo với toàn bộ cảnh quan.
14



Hình 2.1.4. Sân vườn biệt thự mang hồn quê Nam bộ. Ảnh: Trọng Nhân.
(nguồn: />
Hình 2.1.5. Mặt bằng thiết kế khu nhà ở. Được thiết kế bởi công ty cổ phần kiến
trúc Vinavic.
(Nguồn: />1.4.

Bố cục cảnh quan sân vườn phong cách làng quê Việt
Cảnh quan một sân vườn đẹp dù được thiết kế theo phong cách nào thì

vẫn tuân theo những nguyên tắc bố cục nhất định với các yếu tố về địa hình,
đường đi, nước, cây trồng...
Theo Grant W. Reid (2004), bố cục sân vườn cần thiết kế theo các nguyên

15


lý sau:
- Hình thức theo sau công năng, là sự phát triển logic giải pháp ban đầu từ
các hệ quả công năng, tuy nhiên hình thức là một bộ phận cấu thành công năng
và có ảnh hưởng trên cả hai hướng
- Việc xây dựng một sơ đồ công năng thông qua việc định vị các khu
công năng, giúp người thiết kế có cái nhìn tổng quan về các yếu tố công năng và
mối liên kết các yếu tố đó nhằm giải quyết các bài toán trong thiết kế khu vườn.
Khả năng sắp xếp và tổ chức lại một cách nhanh chóng trong sơ đồ công năng
có thể giúp tập trung vào các mục tiêu ban đầu, để đánh giá các mối quan hệ
công năng giữa các khu có mục đích sử dụng khác nhau, giải quyết các bài toán
về vị trí, phát triển một hệ thống lưu thông hiệu quả và trả lời câu hỏi nơi nào
chúng có thể làm việc với nhau và làm việc như thế nào.
Theo Đỗ Xuân Hải (1999), thiết kế sân vườn cần tuân theo bốn bước căn
bản là: tính đồng nhất, sự thăng bằng, tỷ lệ và những trạng thái khác nhau. Thiết

kế sân vườn có 5 nguyên lý căn bản đó là: Sự tương phản cực độ sẽ đem đến sự
hòa hợp; sự xắp xếp bố trí cân xứng hài hòa về các dáng hình vuông, hình tam
giác, hình chữ nhật, hình tròn sẽ tạo được thiết kế phong phú và đẹp; Kết cấu
cây trồng tùy theo sự bố trí để tạo ra từng mô hình cảnh sắc, đáp ứng nhu cầu là
lối đi lại liên thông hay ngõ cụt; Chủ đề kết hợp với những sự biến đổi khác nhau,
không làm nhiễu loạn cái nhìn bởi những thay đổi. Một trong những yếu tố cần lưu ý
trong thiết kế vườn là việc thay đổi cấp độ về độ cao của khu vườn. Sự thay đổi này sẽ
tạo nên chiều sâu, cảm giác không gian như được nới rộng và việc giật cấp sẽ hình
thành nên các nhịp điệu của khu vườn.
Những khu vườn biệt thự thiết kế theo phong cách thôn quê Việt thường có
không gian sân vườn khá rộng, việc bố trí tổ chức không gian không chỉ theo các
nguyên lý mà còn phải đắp ứng cả các yếu tố về phong thủy cao hơn so với các khu
vườn thiết kế theo phong cách hiện đại.
Theo Lương Trọng Nhàn (2007), vườn thôn quê rộng lớn thường chia ra
16


làm nhiều khu vực trồng các loại cây trái, hoa cảnh hay hoa màu khác nhau và
ranh giới giữa chúng không làm trở ngại sự luân lưu sinh khí mà có sự chuyển
tiếp hài hòa nhờ những hàng cây, lùm bụi hoặc các giàn cây leo, các khoảng
cách không trồng giữa các hàng dậu này. Chính hình thức phân ranh uyển
chuyển này giúp cho mảnh vườn đa dạng nhưng vẫn đồng nhất và tầm mắt
chúng ta không bị hạn chế và giao tiếp với môi trường cảnh quan cả vùng lân
cận tiếp thu những ảnh hưởng tốt đẹp.
Theo Nguyễn Anh Đức (2009), khu vui chơi ngoài trời cần có không gian
rộng, không bị chia cắt bởi các yếu tố kiến trúc, cây xanh, đòi hỏi phải tương đối
bằng phẳng, thường được bố trí sát với nhà chính hoặc ở trung tâm của khu
vườn. Đối với những khu vực này cần bố trí hệ thống điện, nước. Bên cạnh đó là
các vị trí nghỉ ngơi, họp nhóm như các bộ bàn ghế, hay các dãy ghế dài.
Theo Lương Trọng Nhàn (2007), đường đi dạo và di chuyển trong vườn

nên tạo dạng uốn lượn biểu tượng những con rồng uốn khúc, lưu chuyển sinh
khí điều hòa khắp vườn. Trên những khúc quanh co có thể trang trí tượng, các
cây kiểng cổ thụ đẹp... gây ngạc nhiên thích thú cho người thưởng ngoạn. Đối
với những ngôi nhà ngoạn cảnh nên đặt ở những nơi có tầm nhìn cảnh quan đẹp
và mát mẻ nhất. Nước thường mang sinh khí đến cho vườn nên với những sân
vườn thôn quê có mặt nước thủy sinh để nuôi một vài loại cá kiểng, cá nước
ngọt. Nhưng nước cũng thu hút nhiều sinh vật từ môi trường xung quanh tìm
đến nên cần bố trí ao hồ ở xa khỏi nhà để chúng không có nơi trú ngụ. Việc
trồng cây cũng cần sự hòa hợp với môi trường, cụ thể là các giống cây phải phù
hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại đó, tùy theo từng cây cần duy trì khoảng cách
hợp lý vừa đảm bảo dưỡng chất nước và ánh sáng đầy đủ cho chúng phát triển
và cũng để sinh khí đi qua. Ngoài ra vườn ở vùng thôn quê cần phát triển tự
nhiên, ít xén tỉa.
Việc góp phần tạo nên một sân vườn mang phong cách và toát lên được vẻ
thôn quê Việt là việc sử dụng các loại cây mà đã gắn liền với làng quê Việt Nam
17


từ trước đây. Khi sử dụng các loại cây trồng này không chỉ những làm nổi bật
phong cách này mà còn phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cho cây sinh sống và
phát triển.
Cũng theo Lương Trọng Nhàn (2007), một số loại cây phổ biến sử dụng
cho sân vườn theo phong cách thôn quê Việt Nam đó là:
Cây trồng làm hàng rào: Bông giấy, dâm bụt, huỳnh anh, sử quân tử...
Cây trồng lấy bóng mát: Cây bàng, dừa, cau vàng, viết, me, phượng. xoài,
mít, vú sữa, tre vàng...
Cây ăn trái: Cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải (thích hợp miền Bắc và vài
vùng miền Trung), măng cụt, sầu riêng, chuối...
Cây trồng phủ mặt đất: cỏ lá gừng, cỏ Mỹ lông nhung, hoa đồng tiền,
ngọc trâm...

Cây trồng ven ao hồ: dương xỉ, huệ, huệ tây, thủy tiên, địa lan...
1.5. Nguyên tắc thiết kế trong bố cục cảnh quan sân vườn
1.5.1. Các yếu tố cấu thành
Những đối tượng cơ bản của thiết kế có thể nhận biết bao gồm 10 thực thể
riêng biệt. (Grant W. Reid, 2000)
Bảy đối tượng thị giác cơ bản: điểm, đường, mặt, khối, phương, màu sắc
và bề mặt.
Ba yếu tố phi thị giác: Những yếu tố phi thị giác có thể tạo nên sự tò mò
và hứng thú cho các yếu tố thị giác. Ví dụ khi ta đi trong một công viên ta nghe
thấy có tiếng nước chảy, ngửi thấy mùi hoa thơm… trong đầu sẽ tưởng tượng ra
về nới sắp đến gây sự tò mò, thu hút, đồng thời khi tiến đến con suối nhỏ, tay
chạm vào những hòn sỏi, mặt đá sẽ cảm thấy sự mát lạnh và trơn láng.
a. Âm thanh – nhận thức thính giác: có ảnh hưởng sâu sắc đến con đường
nhận thức không gian, âm thanh có thể náo nhiệt hoặc yên ả, tự nhiên hay do
con người tạo ra, du dương hay ầm ĩ…

18


b. Mùi – nhận thức khứu giác: trong thiết kế sân vườn, mùi hương, tinh
dầu của hoa, lá thường kích thích khứu giác, nhưng tồn tại một “ngưỡng” rộng
cả mùi thơm lẫn khó ngửi.
c. Xúc giác – nhận thức xúc giác và cảm giác: bằng sự tiếp xúc qua da,
chúng ta tiếp nhận được nhiều cảm giác: nóng và lạnh, trơn và nhám, sắc và cùn,
mềm và cứng, ẩm và khô v.v…
1.5.2. Cơ sở của bố cục cảnh quan
a. Điểm nhìn: là vị trí đứng nhìn. Nếu nhìn cùng chiều ánh sáng thì chi tiết vật
thể được nhìn sẽ nổi rõ, ngược lại thì vật thể bị lu mờ, chỉ còn đường bao vật thể.
b. Tầm nhìn: là khoảng cách từ điểm nhìn đến vật thể, khoảng cách này có
mối quan hệ gắn bó với đặc tính quang học của mắt, kích thước và chất liệu bề

mặt của vật thể.
Đặc tính quang học của mắt thường cho phép nhìn rõ trong góc hình nón
là 28º (D/2L). Tuy nhiên, nếu muốn nhìn vật thể trong không gian rộng (ngôi
nhà có bầu trời và cây cỏ xung quanh) thì góc nhìn dưới 18º (D/3L). Trong dó D
là kích thước vật thể, L là khoảng cách nhìn. (Tô Văn Hùng, 2010). Góc của
trường nhìn hay là góc nhìn là góc mà trong phạm vi đó các tia sáng đi từ đối
tượng quan sát tạo nên hình ảnh rõ nét của đối tượng quan sát. Góc nhìn rõ trên
mặt phẳng nằm ngang là khoảng 30º, trên mặt phẳng thẳng đứng là khoảng 22º.
Ngoài phạm vi ấy, hình ảnh sẽ không rõ nét. Góc nhìn càng lớn thì hình càng
kém rõ nét. Trong thực tế, người ta lấy góc nhìn rõ cho mặt phẳng nằm ngang và
cho mặt phẳng thẳng đứng như nhau (28 º), tạo thành cái gọi là nón nhìn rõ (có
đáy tròn, chứ không phải hình bầu dục). Nếu cần làm cho đối tượng quan sát
được cảm thụ cảm nhận toàn bộ với mức độ nhìn rõ như nhau thì đường bao của
nó không được vượt ranh giới nhìn rõ. (Tạ Trường Xuân, 1997)
c. Góc nhìn: Góc nhìn là hướng nhìn vật thể, mỗi một vật thể có nhiều
hướng nhìn khác nhau, dẫn đến sự thay đổi tương ứng của viễn cảnh và hình
dáng vật thể trong bố cục.
1.5.3. Quy tắc sắp xếp trong bố cục
19


Theo Grant W. Reid (2000), trong “Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh
quan” đã đưa ra những quy tắc sắp xếp trong bố cục cảnh quan. Một trong số đó
là những quy tắc chủ đạo sau:
a. Sự thống nhất: là sự hợp thành của những đối tượng thiết kế đơn lẻ cho
phép bao quát vấn đề và nhận thức được toàn bộ các bộ phận cấu thành một
cách dễ dàng. Các kỹ thuật thống nhất (sự lặp lại của đường, hình khối, bề mặt
hay màu sắc) gây hiệu quả đặc biệt khi sử dụng kết hợp với các nhóm đối tượng
đồng dạng thành những cụm chặt chẽ. (Grant W. Reid, 2000)
d. Sự thu hút: là cảm giác hiếu kì, sự bị hấp dẫn hoặc lôi cuốn. Sự thu hút

được mang lại do sự khác nhau về hình dạng, kích cỡ, bề mặt và màu sắc, sự đổi
hướng, sự di chuyển, âm thanh hoặc chất lượng ánh sáng.
g. Điểm nhấn và sự đóng khung: bổ sung cho các quy tắc về sự nổi bật.
chúng là những kỹ thuật phụ thuộc vào ngoại cảnh. Điểm nhấn xuất hiện khi
những đối tượng xung quanh được cấu thành trong một phong cách mời gọi
những tia nhìn vào một phần nào đó của khung cảnh. Tuy nhiên, phải đảm bảo
rằng vùng điểm nhấn chính là sự kéo dài sự chú ý một cách hợp lý.
i. Sự cân bằng: là một trạng thái cảm nhận sự thăng bằng. Nó biểu hiện sự
ổn định và được dùng để gợi nhớ cảm giác thanh bình và an toàn. Trong thiết kế
cảnh quan, nó thường được áp dụng nhiều từ những điểm nhìn tĩnh, như từ ban
công, lối vào, một không gian nghỉ. Chúng ta thường sử dụng hai loại cân bằng:
cân bằng đúng quy tắc (dạng hình học, tính đối xứng và đặc trưng bới sự nhắc
lại những đối tượng đồng dạng trên mỗi hướng trục của tâm – cố định và có thể
dự đoán được) và cân bằng phi quy tắc (dạng phi hình học, không đối xứng – ko
định hình, linh động và tự nhiên, tạo ra cảm giác động và lạ).
j. Tỷ lệ và sự cân đối: hướng tới sự so sánhtương đối chiều cao, độ dài,
diện tích, khối tích và khối lượng. Ở đây chúng ta dùng kích cỡ cơ thể người để
ước lượng. Tỷ lệ “nhỏ” hướng tới sự thu nhỏ, trong đó kích thước đối tượng hay
không gian nhở hơn hoặc xấp xỉ kích thước cơ thể. Tỷ lệ “lớn” là kích thước
20


×