Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu sử dụng nấm đối kháng trichoderma viride phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng sclerotium rolfsii sacc hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.9 MB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội và
khoa Nông Học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tập. Tôi chân
thành cảm ơn Bộ môn Bệnh cây, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tối thực hiện tốc đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ sản xuất
đậu tương,đậu đũa, cà chua tại xã Cổ Bi và xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà
Nội và các hộ sản xuất đậu côve, dưa chuột tại xã Văn Lâm, huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên đã cung cấp địa điểm để tôi tiến hành điều tra tình
hình bệnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tất cả những sự giúp đỡ đó cổ vũ, động viên tôi rất nhiều trong việc
hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2014.
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngần

i


MỤC LỤC

ii



DANH MỤC BẢNG

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 4.1.Triệu chứng bệnh HRGMT trên cây đậu côve giai đoạn cây con....Error:
Reference source not found
Ảnh 4.2.Triệu chứng bệnh HRGMT trên cây cà chua Error: Reference source not
found
Ảnh 4.3.Triệu chứng bệnh HRGMT trên cây lạc........Error: Reference source not
found
Ảnh 4.4.Triệu chứng bệnh HRGMT trên cây đậu tương giai đoạn cây con..Error:
Reference source not found
Ảnh 4.5. Tản nấm Sclerotium rolfsii Sacc. sau 24h nuôi cấy.......Error: Reference
source not found
Ảnh 4.6. Tản nấm Sclerotium rolfsii Sacc. sau 72h nuôi cấy.......Error: Reference
source not found
Ảnh 4.7. Sợi nấm Sclerotium rolfsii Sacc.........Error: Reference source not found
Ảnh 4.8. Sợi nấm Sclerotium rolfsii Sacc.........Error: Reference source not found
Ảnh 4.9. Isolates nấm S.rolfsii Sacc. phân lập trên đậu côve.......Error: Reference
source not found
Ảnh 4.10. Isolates nấm S.rolfsii Sacc. phân lập trên đậu xanh.....Error: Reference
source not found
Ảnh 4.11. Isolates nấm S.rolfsii Sacc. phân lập trên đậu tương.. .Error: Reference
source not found
Ảnh 4.12. Isolates nấm S.rolfsii Sacc. phân lập trên cà chua.......Error: Reference
source not found
Ảnh 4.13. Isolates nấm S.rolfsii Sacc. phân lập trên Lạc..Error: Reference source
not found

Ảnh 4.14. Sự phát triển của isolates nấm S. rolfsii Sacc. hại đậu côve trên môi
trường PGA (sau 3 ngày nuôi cấy)......................................................................40

iv


Ảnh 4.15. Sự phát triển của isolates nấm S. rolfsii Sacc. hại đậu côve trên môi
trường PCA sau 3 ngày nuôi cấy........................................................................40
Ảnh 4.16. Cấy nấm S.rolfsii Sacc. trước sau 24 giờ cấy nấm T.viride..........Error:
Reference source not found
Ảnh 4.17. Cấy nấm T.viride trước sau 24 giờ cấy nấm S.rolfsii Sacc..........Error:
Reference source not found
Ảnh 4.18. Cấy nấm T.viride và nấm S.rolfsii Sacc. đồng thời.....Error: Reference
source not found
Ảnh 4.19. Cấy nấm T.viride riêng rẽ...............Error: Reference source not found
Ảnh 4.20. Cấy nấm S.rolfsii Sacc. riêng rẽ.......Error: Reference source not found
Ảnh 4.21. Xử lý hạt đậu xanh bằng nấm S.rolfsii Sacc.....Error: Reference source
not found
Ảnh 4.22. Xử lý hạt đậu xanh bằng nấm S.rolfsii Sacc.trước, khi cây có 2 lá
mầm thì xử lý nấm T.viride...............................Error: Reference source not found
Ảnh 4.23. Xử lý hạt đậu xanh bằng nấm T.viride trước, khi cây có 2 lá mầm thì
xử lý nấm S.rolfsii Sacc....................................Error: Reference source not found
Ảnh 4.24. Ngâm hạt đậu xanh trong hỗn hợp nấm T.viride và nấm S.rolfsii Sacc.
..........................................................................Error: Reference source not found
Ảnh 4.25. Xử lý hạt đậu côve bằng nấm S.rolfsii Sacc.....Error: Reference source
not found
Ảnh 4.26. Xử lý hạt đậu côvebằng nấm S.rolfsii Sacc.trước, khi cây có 2 lá mầm
thì xử lý nấm T.viride........................................Error: Reference source not found
Ảnh 4.27. Ngâm hạt đậu côve trong hỗn hợp nấm T.viride và nấm S.rolfsii Sacc.
..........................................................................Error: Reference source not found

Ảnh 4.28. Xử lý hạt đậu côve bằng nấm T.viride trước, khi cây có 2 lá mầm thì
xử lý nấm S.rolfsii Sacc....................................Error: Reference source not found
Ảnh 4.29. Xử lý hạt đậu đũa bằng nấm S.rolfsii Sacc.Error: Reference source not
found

v


Ảnh 4.30. Xử lý hạt đậu đũa bằng nấm S.rolfsii Sacc.trước, khi cây có 2 lá mầm
thì xử lý nấm T.viride........................................Error: Reference source not found
Ảnh 4.31. Xử lý hạt đậu đũa bằng nấm T.viride trước, khi cây có 2 lá mầm thì
xử lý nấm S.rolfsii Sacc....................................Error: Reference source not found
Ảnh 4.32. Ngâm hạt đậu đũa trong hỗn hợp nấm T.viride và nấm S.rolfsii Sacc.
.......................................................................Error: Reference source not found

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn vụ thu
đông năm 2013 ở vùng Hà Nội và phụ cận......Error: Reference source not found
Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của các isolates nấm
Sclerotium rolfsii Sacc......................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của isolates nấm
Sclerotium rolfsii Sacc. hại cà chua trên môi trường PGAError: Reference source
not found
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của isolates nấm
Sclerotium rolfsii Sacc. hại lạc trên môi trường PGA.Error: Reference source not
found
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của isolates nấm

Sclerotium rolfsii Sacc. hại đậu tương trên môi trường PGA.......Error: Reference
source not found
Đồ thị 4.6. Kết quả lây bệnh nhân tạo các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc.
trên một số cây trồng cạn (trong điều kiện chậu vại)..........................................47
Đồ thị 4.7. Hiệu lực đối kháng của nấm đối kháng Trichoderma viride đối với
nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại cà chua trên môi trường PGA...Error: Reference
source not found
Đồ thị 4.8. Hiệu lực đối kháng của nấm đối kháng Trichoderma viride đối với
nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại đậu tương trên môi trường PGA................Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.9. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride đối với nấm
Sclerotium rolfsii Sacc. hại lạc trên môi trường PGA.Error: Reference source not
found

vii


Đồ thị 4.10. Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng Trichoderma viride đối với
nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại đậu xanh trong điều kiện chậu vại.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.11. Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng Trichoderma viride đối với
nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại đậu côve trong điều kiện chậu vại..............Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.12. Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng Trichoderma viride đối với
nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại đậu đũa trong điều kiện chậu vại...............Error:
Reference source not found

viii



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, nông nghiệp nước ta giữ một vị trí quan trọng trong việc
cung cấp lương thực, thực phẩm. Ngày nay, do áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật tiên tiến nên đã tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm nông nghiệp có
năng suất, chất lượng cao, ổn định và đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần
to lớn trong sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm
nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các
loại cây trồng cạn. Điều kiện thời tiết khí hậu của nước ta cũng rất thuận lợi cho
các loài vi sinh vật xâm nhiễm gây hại đối với cây trồng. Trong đó các loài nấm
gây bệnh, nhóm tác nhân chính gây bệnh trên hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt
là nhóm nấm đất (Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Fusarium sp.,
Pythium sp...). Một trong những loài nấm đất điển hình hại vùng rễ cây trồng
cạn là nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng.
Loài Sclerotium rolfsii là một trong những loài nấm có nguồn gốc từ đất,
gây hại vùng rễ cây trồng cạn và có phổ ký chủ rộng. Nguồn bệnh của nấm tồn
tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm
có sức sống cao, tồn tại từ năm này qua năm khác và là nguồn bệnh cho các cây
trồng vụ sau, năm sau. Nấm S. rolfsii gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau,
nhưng phổ biến nhất là gây hại trên lạc và cây trồng họ cà (Kolte, 1997).
Cho đến nay việc phòng trừ bệnh do các loài nấm đất gây ra bằng thuốc
hóa học gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều loại thuốc hóa học ít có tác dụng phòng
trừ nấm bệnh, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh học
trong tự nhiên, tiêu diệt sinh vật có ích, dẫn tới gây nguy hại cho con người và
các loài sinh vật khác, đặc biệt hơn là gây hiện tượng kháng thuốc và bùng phát
những dịch hại nguy hiểm.
Chính vì vậy trong phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trồng, sử dụng các
chế phẩm sinh học là biện pháp bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng, đã được
nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu. Vấn đề phòng chống bệnh trên các cây họ


1


đậu và họ cà cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Biện pháp sinh học khi
ứng dụng trong sản xuất sẽ không gây độc hại cho môi trường, không để lại dư
lượng các nguyên tố độc hại, an toàn cho sức khỏe con người. Hơn nữa việc sử
dụng các sinh vật đối kháng để phòng chống dịch hại còn góp phần gìn giữ sự
cân bằng giữa các loài trong tự nhiên, hạn chế khả năng bùng phát dịch hại, từ
đó xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Một trong các tác nhân sinh học rất phổ biến trong hệ sinh vật đất là các
loài nấm đối kháng Trichoderma sp.. Đây là các loài nấm có tác dụng ức chế
nấm gây hại vùng rễ cây họ đậu, họ cà. Nấm Trichoderma sp. ký sinh, kìm hãm
sự phát sinh của nấm gây bệnh bằng cách xâm thực và ký sinh sợi nấm, cạnh
tranh dinh dưỡng mạnh hơn nấm gây bệnh. Chúng có nhiều chủng khác nhau để
chống nhiều loài nấm đất tại vùng rễ cây họ đậu như Pythium sp., Rhizoctonia
solani, Fusarium oxysporum, Sclerotium rolfsii...
Do đó, quá trình điều tra, nghiên cứu, xác định tình hình bệnh héo rũ gốc
mốc trắng hại một số cây trồng cạn, mức độ phổ biến và tác hại cũng như nghiên
cứu biện pháp phòng trừ bệnh là hết sức cần thiết. Dựa vào tính cấp thiết trong
sản xuất rau màu hiện nay trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên
cứu sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc
trắng Sclerotium rolfsii Sacc. hại cây trồng”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên một số cây trồng cạn
vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông năm 2013, từ đó tìm hiểu đặc điểm hình
thái, đặc tính sinh học và phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii Sacc.. Khảo
sát hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride
đối với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên môi

trường nhân tạo và trong điều kiện chậu vại.
1.2.2. Yêu cầu

2


− Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng họ cà,
họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông năm 2013.
−Phân li, nuôi cấy và nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của
nấm Sclerotium rolfsii Sacc.
− Nghiên cứu phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii Sacc. trên một
số cây trồng cạn.
− Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng bằng chế phẩm
sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride trên môi trường nhân tạo và trong
điều kiện chậu vại.

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Những nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii
Sacc. hại cây trồng cạn
Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng là loài nấm đa
thực có phạm vi ký chủ rộng, nấm có khả năng gây hại trên nhiều loại cây trồng
khác nhau thuộc nhiều họ thực vật ở hầu khắp các vùng sinh thái nông nghiệp
trên thế giới. Các cây trồng thường bị nấm S. rolfsii Sacc. xâm nhiễm gây hại
như: cà chua, khoai tây, lạc, đậu tương, đậu đũa, dưa chuột…Nấm này được biết
đến như là một trong những tác nhân gây mất mùa trong nhiều thế kỷ và được

3



mô tả lần đầu tiên bởi Peter Henry Rolfsii vào năm 1892 khi nghiên cứu bệnh
tàn lụi cà chua (tomato blight) tại Florida – Mỹ. Cho đến nay đã có hơn 2000
báo cáo xác nhận sự xuất hiện và gây hại của S. rolfsii Sacc. trên toàn thế giới
(Elizabeth J.Fichtner, 2008)[17].
Theo Stephen và cộng sự thuộc Đại học Hawaii (2000)[28], trên thế giới
đã nghiên cứu, xác định được phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii Sacc.
với ít nhất 500 loài cây trồng thuộc 100 họ thực vật. Những cây ký chủ mẫn cảm
nhất với bệnh gồm: họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo…), họ hoa thập tự (cải
bắp, súp lơ xanh, cải dầu…), họ đậu đỗ (đậu tương, lạc, đậu xanh, đậu lăng), họ
bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí ngô, bầu ngô). Thiệt hại lớn nhất do nấm
S. rolfsii Sacc. gây ra trên toàn thế giới là ở lạc.
Những cây ký chủ khác trên thế giới được biết đến bao gồm: cây linh lăng,
actiso, chuối, củ cải đường, cải bắp, gừng, dứa, cỏ thảm, khoai mỡ, carot, súp lơ,
rau cần, hoa cúc, cà phê, bông, tỏi, rau diếp quăn…Nấm này cũng gây hại trên
hạt giống của các cây ký chủ trên.
Các nghiên cứu trên thế giới đều mô tả rất cụ thể về triệu chứng và phạm
vi gây hại của nấm S. rolfsii Sacc. trên các cây trồng khác nhau. Nấm S. rolfsii
Sacc. lây nhiễm cây con, cây thân thảo, cây thân gỗ, rễ cây có mô mềm, củ hoặc
quả. Hay thấy nhất là nấm tấn công vào thân dưới của cây, nhưng cũng có thể
tấn công vào bất cứ bộ phận nào của cây mẫn cảm khi nó tồn tại lâu dài trong
điều kiện môi trường thuận lợi. Nếu là cây thân thảo hoặc cây con thì bị héo rũ
và gục xuống nhanh chóng, còn cây thân gỗ hoặc có libe như cà chua hay hồ
tiêu chỉ bị thối phần vỏ thân.
Nấm S. rolfsii Sacc. lây nhiễm trên cây thân gỗ thường bắt đầu từ đỉnh
sinh trưởng của rễ, ở đỉnh rễ thì sợi nấm vẫn có màu trắng đục và hạch vẫn phát
triển ngay tại vị trí bị lây nhiễm khi gặp điều kiện thuận lợi. Bộ lá bị héo rũ và bị
chết nhanh chóng như đối với bệnh ở phần thân dưới hoặc bệnh ở các mô đỉnh
sinh trưởng. Khi cây một lá mầm như lúa mì và một vài loại cỏ khác bị nhiễm

4



bệnh, triệu chứng và dấu hiệu khác hẳn với những gì đã mô tả ở trên đối với cây
hai lá mầm. Những vết thương màu nâu xuất hiện ở ngọn và cả bên dưới.
Triệu chứng bệnh do S. rolfsii Sacc. gây ra trên các cây ký chủ khác nhau
không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên có thể thấy nấm S. rolfsii Sacc. chủ yếu
tấn công vào phần gốc thân cây tiếp giáp với mặt đất (Elizabeth J.Fichtner,
2008)[17]. Trong điều kiện môi trường thuận lợi S. rolfsii Sacc. có thể lây nhiễm
trên cả các bộ phận khác của cây như rễ, cuống lá, lá, hoa, quả. Dấu hiệu đầu
tiên của sự xâm nhiễm, mặc dù rất khó để nhận ra là sự hóa nâu ở phần thân bị
tổn thương ngay sát mặt đất. Lá cây bệnh dần bị hóa vàng và héo rũ. Tiếp sau
đó, nấm bệnh tạo ra nhiều sợi nấm mịn như tơ trên mô bệnh và trên đất. Hạch
nấm được hình thành trên tản nấm có dạng gần tròn, màu trắng khi còn non và
trở nên nâu tối hoặc nâu đen khi già. Hạch già gần giống hạt cải. Nấm bệnh đôi
khi tạo ra bào tử đảm (quá trình sinh sản hữu tính) ở rìa của vết bệnh trong điều
kiện ẩm ướt. Đây không phải là hình thức sinh sản phổ biến của S. rolfsii Sacc..
Cây con rất mẫn cảm với bệnh và chết khá nhanh sau khi nhiễm bệnh.
Chẩn đoán triệu chứng của nấm bao gồm sợi nấm có màu trắng đặc trưng tỏa ra
hình quạt và hạch nấm có màu nâu kéo dài từ mô bị nhiễm bệnh. Với những cây
lớn hơn, các mô bệnh tạo thành vành đai bao quanh gốc thân sát mặt đất, cây
dần dần héo chết. Những mô bị xâm nhập thường có màu nâu nhạt và mềm,
nhưng không ủng nước (Elizabeth J.Fichtner, 2008)[17].
Nấm S. rolfsii Sacc. có thể sinh trưởng phát triển và tấn công vào bộ phận
cây sát mặt đất. Trước khi xâm nhập vào mô ký chủ, chúng sản sinh tản nấm
trên bề mặt gốc thân, quá trình tấn công có thể mất từ 2 – 10 ngày.
Những nghiên cứu mô tả hình thái sợi nấm cho thấy sợi nấm màu trắng
phát triển đâm tia trên bề mặt vết bệnh, rồi lan cả xuống mặt đất xung quanh gốc
thân. Sau đó các sợi nấm đan kết với nhau hình thành hạch nấm. Sợi nấm đa
bào, không màu, phân nhánh, có mấu lồi. Bệnh lan truyền do quá trình làm đất
và do tồn dư bệnh trong đất, hoặc cây con bị nhiễm bệnh từ giai đoạn vườn

ươm. Sự xâm nhiễm của nấm S. rolfsii Sacc. vào mô cây ký chủ xảy ra rất dễ

5


dàng do nấm tiết ra các enzyme và acid oxalic làm mềm yếu và phân hủy mô tế
bào cây ký chủ (Smith và ctv, 1986) [27].
Những sợi nấm màu trắng đục này thường lan rộng trên mặt đất. Chỉ một
thời gian ngắn sau bắt đầu xuất hiện những thể màu trắng, nhỏ, tròn (đường kính
khoảng 1 – 2 mm), mịn được gọi là hạch nấm, sớm trở thành màu nâu vàng nhạt,
màu nâu đen rồi màu đen, quá trình này khoảng 1 tuần đến 10 ngày, hạch bảo
tồn của bệnh, qua đông vẫn sống sót. Sợi nấm còn có thể nhìn thấy ở những mô
bệnh trên hoặc dưới mặt đất, hoặc trong kẽ hở của đất.
Kết quả nghiên cứu của Elizabeth J.Fichtner [17] thuộc Đại học NC State
(Hoa Kỳ) cho rằng có ít nhất hai loại sợi nấm của nấm S. rolfsii Sacc.: dạng sợi
thô, thẳng, tế bào lớn (kích thước tế bào 2 – 9 µm x 150 – 250 µm) có hai mấu
liên kết tại mỗi vách ngăn nhưng có thể vẫn biểu hiện sự phân nhánh tại mỗi
mấu lồi. Sự phân nhánh thường cho sợi nấm mảnh (đường kính sợi nấm chỉ
khoảng 1,5 – 2,5 µm) và có xu hướng phát triển không bình thường, thiếu mấu
liên kết nối. Dạng sợi mảnh thường được thấy thâm nhập vào giá thể.
Hạch có hai kiểu nảy mầm: hoặc là các sợi nấm lần lượt phát triển vươn
ra khỏi bề mặt hạch phát triển không tập trung, hoặc là một loạt các sợi nấm
phát triển phá vỡ hạch gọi là sự nảy mầm đồng loạt. Số lượng sợi nấm và năng
lượng cần cho sự lây nhiễm do kiểu nảy mầm của hạch quyết định. Sự sinh
trưởng của sợi nấm lần lượt từ hạch để lây nhiễm vào mô của cây ký chủ cần có
nguồn dinh dưỡng vô cơ vì sợi nấm sinh trưởng thưa thớt, không tập trung. Tuy
nhiên hạch nảy mầm đồng loạt thì không cần bất cứ một nguồn dinh dưỡng
ngoại sinh nào.
Townsend và Willetts (1954) [29] nhận thấy hạch chín có bốn vùng: vùng
có vỏ hạch dày, vùng có vỏ tế bào dày, vùng có vỏ tế bào mỏng, vùng có lõi bao

gồm nhiều sợi nấm nhỏ. Hạch có đường kính dao động từ 0,5 – 2,0mm, bắt đầu
hình thành sau 4 – 7 ngày sinh trưởng của sợi nấm, ban đầu là một bề mặt giống
như nỉ rồi hạch nhanh chóng hình thành và chuyển thành màu nâu sẫm. Dạng
hạch trên một cây ký chủ thường có xu hướng có một cấu trúc nhẵn mịn, trái lại

6


những dạng này được sản sinh trong môi trường nuôi cấy lại có vết lõm hoặc
nếp gấp. Hạch bao gồm các sợi nấm đan kết lại với nhau tạo thành một cấu trúc
được bảo vệ vững chắc là nguồn lây nhiễm cho vụ sau.
Giai đoạn hữu tính của nấm S. rolfsii Sacc. có tên là Ahirium rolfsii
(Persley, D.M và ctv, 1994)[22], giai đoạn này ít khi xuất hiện trên đồng ruộng
và không phải là nguồn bệnh quan trọng để truyền bệnh cho vụ sau.
Nấm S. rolfsii Sacc. có thể sống sót và phát triển mạnh mẽ trong phạm vi
môi trường rất rộng. Nấm có thể sinh trưởng trong phạm vi pH rộng, nhất trong
đất có tính acid. Nấm sinh trưởng thuận lợi nhất trong khoảng pH từ 3 – 5, hạch
có thể nảy mầm trong điều kiện pH từ 2 – 5. Khi pH > 7 sẽ kìm hãm sự nảy
mầm của hạch. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 0C – 350C, ít hoặc ngừng phát triển
ở nhiệt độ dưới 100C hoặc trên 400C. Ở nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh
trưởng của sợi nấm thì khả năng hình thành hạch cũng lớn nhất. Sợi nấm bị tiêu
diệt ở 00C, nhưng hạch có thể sống sót ở -10 0C. Sợi nấm phát triển thuận lợi
nhất cần có độ ẩm cao. Khi độ ẩm bão hòa thì hạch nấm không thể nảy mầm
(Stephen Ferreia và Coworker, 2000) [28].
Năm 2000, Rangeshwaran, R và ctv [25] đã tiến hành thí nghiệm lây bệnh
nhân tạo bằng hạch nấm S. rolfsii Sacc. trên cây cà chua ở giai đoạn quả xanh,
quả chín. Sau đó quan sát thời gian và tỷ lệ nhiễm bệnh ở các ngưỡng nhiệt độ
200C, 250C, 300C; kết quả là cà chua ở giai đoạn chín có tỷ lệ bệnh cao hơn và
thời gian bị thối thân nhanh hơn cà chua ở giai đoạn quả xanh, nhiệt độ thích
hợp nhất cho bệnh sinh trưởng phát triển là 250C – 300C.

Nấm S. rolfsii Sacc. có khả năng sinh trưởng và hình thành hạch ở hầu hết các
loại đất khác nhau, pH khác nhau và nguồn dinh dưỡng khác nhau. Nhưng nấm
sinh trưởng kém thuận lợi trên đất thịt nhiều mùn có pH = 7,96. Từ đó cho thấy ảnh
hưởng của pH đến sự hình thành hạch nấm là quan trọng hơn so với thành phần cơ
giới đất và nguồn dinh dưỡng trong đất (Rodriguez – Kabana và ctv, 1987)[26].
Theo Okabe Ikeko (2000)[21], ở Nhật Bản đã xác định nấm S. rolfsii
Sacc. có 5 nhóm là: 1, 2, 3, 4, 5. Trong đó nhóm 1 rất phổ biến, gây hại ở các

7


vùng địa lý mcó nhiệt độ cao từ 280C – 300C. Bệnh xuất hiện ở phần rễ gốc và
thân sát mặt đất, vết bệnh màu nâu đen. Trên vết bệnh có lớp mốc trắng xốp
giống như bông phủ kín bề mặt đôi kh lan cả ra mặt đất, cây bị héo, từ lớp nấm
hình thành các hạch nấm.
Hallton (1995)[18] lai các isolate nấm S. rolfsii Sacc. thu thập từ khắp các
vùng khác nhau của Ấn Độ, tác giả đã xác định được sự đa dạng di truyền của các
isolate nấm. Chúng khác nhau ở tành phần và liều lượng các acid: Gallic, oxalic,
ferulic, indol – 3 acetic acid, cholorogennic, cinnamic. Trong quá trình hình thành
hạch có sự tiết dịch (hạch tiết dịch sau 7 – 10 ngày cấy) và phân tích thành phần
dịch chiết này cộng với việc lai các isolate, kết quả cho thấy các cặp lai nếu cùng
isolate thì chúng sinh trưởng đan xen vào nhau, nếu không cùng isolate thì chúng
tạo thành dải phân cách giữa hai isolate. Tuy nhiên có ít hạch được hình thành ở
bên trong vùng phân giải. Ở Mỹ, sự đa dạng di truyền được phân thành hai chủng
Sclerotium rolfsii và Sclerotium delphinii (Hallton, 1995)[18].
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới và những vùng có khí hậu ấm áp khác, đặc biệt ở miền Nam Hoa Kỳ, Trung
Mỹ và Nam Mỹ, Tây Ấn Độ, các nước Nam Âu nằm trên bờ Địa Trung Hải,
Châu Phi, Nhật Bản, Philippines, Hawaii. Bệnh này hiếm khi xuất hiện ở những
nơi có nhiệt độ trung bình mùa đông dưới 00C.

Ngoài khả năng gây bệnh trên cà chua, nấm S. rolfsii Sacc. còn gây hại
trên nhiều loại cây trồng khác như cây lạc, làm giảm năng suất 10% - 25%. Khi
bệnh gây hại nặng có thể làm giảm năng suất tới 80% (Mehan, 1995)[20].
Với phạm vi ký chủ rộng, khả năng phát triển nhanh, có khả năng sinh sản
hạch nấm chống chịu điều kiện môi trường khắc nghiệt, đã góp phần làm gia
tăng thiệt hại kinh tế. Trên phạm vi toàn cầu nói chung cũng như ở Bắc Carolina
nói riêng, thiệt hại do nấm S. rolfsii Sacc. gây ra trên lạc là lớn nhất. Theo tính
toán thống kê của Bộ Nông nghiệp liên bang Hoa Kỳ, riêng năm 1959, thiệt hại
do nấm S. rolfsii Sacc. gây ra trên lạc ở đồng bằng duyên hải miền Trung khoảng
10 – 20 triệu đô la Mỹ, thiệt hại năng suất trên cánh đồng dao động 1% - 60%;

8


năm 1993, ở vùng Georga thiệt hại do bệnh này gây ra hàng năm ước tính lên tới
43 triệu đô la. (Agrios, G.N.,2001)[14].
2.1.2. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium
rolfsii Sacc.
Việc phòng trừ nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gặp nhiều khó khăn do có sự hình
thành hạch nấm. Các biện pháp được khuyến khích áp dụng là biện pháp canh
tác kết hợp luân canh cây trồng, biện pháp sinh học trong đó nghiên cứu về biện
pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride đạt được nhiều thành
tựu và có ý nghĩa thực tiễn.
Việc phòng trừ nấm S. rolfsii Sacc. phải có sự kết hợp biện pháp canh tác,
biện pháp sinh học với nhau. Về biện pháp canh tác như: cày đất sâu 20cm và lật
úp, lạc vụ hè bị nhiễm bệnh ít hơn trên ruộng trồng hành vụ đông. Rõ ràng, hành
đã tiết dịch làm giảm sự lây nhiễm nấm trong đất. Phơi đất hoặc dùng sức nóng
của mặt trời có liên quan chặt chẽ với các biện pháp phòng trừ nấm S. rolfsii
Sacc.. Hạch nấm vẫn có thể sinh trưởng được trong ống nghiệm sau 12 tiếng để
ở 450C, nhưng lại bị chết sau 4 – 6 giờ ở nhiệt độ 500C và chỉ sống sót trong 3

giờ tại nhiệt độ 550C. Che phủ đất bằng nilon trong suốt vụ trồng làm tăng nhiệt
độ đất, hạch sẽ bị tiêu diệt khi đủ thời gian cần thiết. Hầu hết những khu đồng
được thí nghiệm đều cho thấy hạch bị rã ra khi ở độ sâu không quá 1cm, nhưng
để trừ hạch triệt để cần vùi sâu hơn (Stephen và cộng sự, 2000)[28].
Để phòng trừ nấm S. rolfsii Sacc., biện pháp có hiệu quả nhất vẫn là sử dụng
thuốc hóa học, tuy nhiên biện pháp này không đem lại những lợi ích tốt. Biện
pháp sinh học phòng trừ nấm S. rolfsii Sacc. cũng được áp dụng và bước đầu
đem lại hiệu quả. Trong các biện pháp phòng trừ sinh học, loài nấm đối kháng
Trichoderma sp. cũng được áp dụng ở nhiều nước từ những năm cuối của thập
kỷ 60 và ngày càng được mở rộng phát triển khắp thế giới.
Trên thế giới, người đầu tiên đề xuất sử dụng loài nấm đối kháng
Trichoderma sp. để phòng trừ bệnh hại là Willing (Seiketov, 1982), năm 1932
ông đã dùng nấm Trichoderma sp. để trừ Rhizoctonia solani gây bệnh thối cây

9


con mới mọc ở cam quýt. Ông nhận thấy việc bón Trichoderma sp. vào đất có
thể bảo vệ được các cây con mới mọc từ hạt không bị bệnh. Từ phát hiện đó, các
nghiên cứu về Trichoderma được mở rộng tại rất nhiều nước trên thế giới. Hiện
nay, các chủng nấm Trichoderma viride, Trichoderma hazianum, Trichoderma
hamatum là được phổ biến nhất.
Vai trò của nấm đối kháng Trichoderma đã được khẳng định bởi nhiều nhà
nghiên cứu. Theo Martin & cs.(1985)[19] khi nghiên cứu về vi sinh vật đất cho
thấy loài nấm Trichoderma sp. là một trong những loài nấm đứng đầu của hệ vi
sinh vật đất, nó có tính đối kháng cao. Tác động đối kháng của Trichoderma đối
với vi sinh vật gây bệnh cây được thông qua bởi một số cơ chế: Cơ chế ký sinh,
cơ chế kháng sinh, cơ chế cạnh tranh, tác động của men.
Hiện nay có nhiều nước sử dụng nấm Trichoderma sp. để phòng trừ bệnh
hại cây trồng như: Nga, Anh, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc.

Các tác giả Bulluck III, L.R. và J.B. Ristaino (2001)[16] của bộ môn Bệnh
cây trường Đại học Bắc Carolina đã đánh giá hiệu quả từ việc bổ sung phân bón
tổng hợp, phân bón hữu cơ đến sự phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc trắng đến
quần thể vi sinh vật đất và tác động đến năng suất khoai tây đã được xử lý bệnh.
Theo đó, bón vào đất các loại phân bón bao gồm: bã từ máy tỉa bông, phân
chuồng, phân xanh từ cây đậu tằm, hoặc phân bón tổng hợp được bón vào đất,
hoặc dùng tro lấy từ cây lúa mì, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ lây bệnh héo rũ gốc
mốc trắng do nấm S. rolfsii Sacc. gây ra đến năng suất khoai tây và quần thể vi
sinh vật đất.
Các thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Trichoderma
sp. cho thấy, hầu hết các loài Trichoderma sp.đều phát triển tốt ở 25-30oC,
ngừng sinh trưởng tại 35oC. Theo Chet (1996)[15], cho nấm Trichoderma sp.
phát triển thích hợp ở nhiệt độ xung quanh 28 oC và phát triển rất chậm dưới
18oC, hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm S. rolfsii Sacc. đạt
cao nhất ở ngưỡng 25oC và 30oC.

10


Các tác giả Prasun K. Mukherjee và Kanthadai Raghu (2004) [24] thuộc
trung tâm nghiên cứu phân tử Bhabha - Ấn Độ, bộ môn Nông nghiệp phân tử
cho rằng: Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ức chế của nấm
Trichoderma sp. đối với nấm S. rolfsii Sacc.. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm
Trichoderma sp. và nấm S. rolfsii Sacc. phát triển tốt nhất ở hai ngưỡng nhiệt độ
khác nhau: nấm gây bệnh phát triển tốt nhất ở 300C – 350C, trong khi đó nấm đối
kháng phát triển tốt nhất ở 250C – 300C. Trên môi trường nuôi cấy, nấm
Trichoderma sp. phát triển lan lên trên nấm S. rolfsii Sacc. ở 250C và 300C,
nhưng ở 350C và 370C thì nấm S. rolfsii Sacc. phát triển lan lên trên tản nấm
Trichoderma sp.. Nấm Trichoderma sp. sản sinh các chất trung gian để sản sinh
độc tố nấm với mức độ đậm đặc hơn và nhiều hơn trong môi trường lỏng ở nhiêt

độ cao. Các thí nghiệm sinh học đã chứng tỏ nấm Trichoderma sp. không có
hoặc có hiệu qủa ức chế nấm S. rolfsii Sacc. rất ít ở nhiệt độ dưới 300C. Do đó,
nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định khi áp dụng biện pháp sinh học
đối với nấm S. rolfsii Sacc..
Ở Bắc Nigeria, theo Wokocha R.C & ctv (1990)[30] thí nghiệm thực hiện
trong nhà lưới cho thấy nấm đối kháng Trichoderma sp. làm giảm hoàn toàn tỷ
lệ bệnh thối gốc khi lây nhiễm đồng thời hoặc lây nhiễm nấm Trichoderma sp.
trước 3 ngày. Khi tiến hành thí nghiệm ở cả 2 mùa vụ: mùa mưa và mùa khô, lây
nhiễm đồng thời cả nấm Trichoderma sp. và nấm S. rolfsii Sacc. thì tỷ lệ bệnh từ
2,6% - 4,3%: trong khi đó chỉ lây nhiễm nấm S. rolfsii Sacc. thì tỷ lệ bệnh là
88,0%.
Cây cà chua được xử lý nấm Trichoderma viride và thuốc hóa học
Quintozene thì không bị bệnh; xử lý T. viride và thuốc hóa học Captan thì tỷ lệ
bệnh là 16,4%; xử lý T. viride và thuốc hóa học Thiuram thì tỷ lệ bệnh là 19,0%.
Như vậy nấm T. viride đã tạo ra một hiệu ứng cộng hợp làm tăng hiệu quả phòng
chống của thuốc Quintozene cao hơn T. viride với thuốc khác. Có thể sử dụng
thuốc Carbendazim 0,15% (Narain et al.,1990). Rovral, Benomyl để xử lý hạt

11


giống hoặc thuốc trừ tuyến trùng để hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh
trên đồng ruộng (Wokocha R.C, 1990)[30].
Một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nấm đối kháng Trichoderma
viride không chỉ có khả năng đối kháng cao với nấm gây bệnh mà còn là phân vi
sinh có tác dụng kích thích sự sinh trưởng phát triển của cây trồng như: làm tăng
số lượng cây mọc, chiều dài thân, diện tích lá và trọng lượng chất khô. Các tác
giả còn cho thấy cơ chế tác động còn do nấm đối kháng T. viride đã ức chế một
số nấm trong vùng rễ hoặc nó còn sản sinh các hoocmon thực vật hay các
vitamin hoặc biến đổi các chất thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.

Hiệu quả của nấm đối kháng T. viride đối với việc phòng trừ các nấm có
nguồn gốc trong đất rất cao đặc biệt đối với nấm S. rolfsii Sacc.. Chính vì thế
trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra các phương pháp
nhân nuôi loài nấm này. Tại Israel, để nhân nuôi nấm T. viride người ta đã dùng
cám lúa mì hoặc là than bùn để làm môi trường nuôi cấy. Ở Pháp, người ta dùng
hạt yến mạch, tại Ấn Độ dùng phế liệu chế biến nông sản như vỏ quả cà phê,
Đài Loan, dùng vỏ trấu để làm môi trường nhân nuôi. Còn ở Mỹ, dùng cám than
bùn hoặc cám và mạt cưa cho kết quả rất tốt.
2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc.
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng đã được nghiên cứu ở nước ta, đã xác định là
do nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây ra. Từ vết bệnh có những sợi nấm trắng xốp
như bông bao phủ. Từ các sợi nấm hình thành nên các hạch nấm kích thước 0,5
– 1 mm. Ban đầu hạch nấm màu trắng, sau chuyển sang màu vàng và cuối cùng
là màu nâu. Hạch nấm là nguồn bệnh của năm sau (Lê Lương Tề, 1997)[7].
Nấm S. rolfsii Sacc. là loài đa ký chủ, phân bố rộng và gây hại trên nhiều
loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật khác nhau: họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí...
Nấm phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là
250C – 300C, ẩm độ tương đối cao và độ pH từ 6,0 – 7,0. Tản nấm phát triển
mạnh, sợi nấm đa bào, không màu, hạch nấm được hình thành trên bộ phận bị

12


hại, có dạng hình cầu nhỏ như hạt cải, màu vàng nâu đến đen nâu (Đỗ Tấn
Dũng, 2001)[2].
Hạch nấm S. rolfsii Sacc. là hình thức biến thái phức tạp của sợi nấm,
chúng đã được tạo ra nhờ sự đan kết lại của nhiều sợi nấm, có đường kính dao
động trong khoảng 0,5 – 1,5 mm. Hạch nấm có cấu tạo gồm 2 phần: phần lõi và
phần vỏ. Phần vỏ hạch nấm do các sợi nấm xếp xít lại với nhau có tác dụng bảo

vệ phần ruột bên trong gồm hệ sợi nấm vách mỏng có nhiều tế bào chứa đầy
chất dinh dưỡng dự trữ.
Nấm có thể tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh dưới dạng hạch nấm.
Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng nhưng mức độ khác
nhau. Bệnh phá hại ở tất cả các thời vụ gieo trồng nhưng thời kỳ gây hại nặng
vào các tháng 4, 5 trong vụ xuân và tháng 8, 9, 10 trong vụ mùa trên hầu hết các
giống cà chua, đậu tương, lạc... đang trồng ngoài sản xuất đều có thể bị nhiễm
bệnh, mức độ hại của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái như: điều kiện
ngoại cảnh, thành phần cơ giới đất, chế độ chăm sóc, chế độ canh tác, phân
bón,...
Với điều kiện thời tiết ấm, nóng, độ ẩm cao rất thuận lợi cho bệnh phát
triển. Nấm S. rolfsii Sacc. có thể sống sót qua nhều năm nhờ có hạch nấm tồn tại
trong đất hoặc trên tàn dư cây bệnh.
Việc phòng trừ có nhiều thuận lợi khi luân canh cây với rau, hoặc những
cây trồng cạn khác. Tỷ lệ sống sót của hạch nấm giảm đáng kể trong đất ngập
nước. Chu kỳ bệnh cũng bị phá vỡ khi luận canh cây trồng cạn với những cây
trồng không phải là ký chủ của nấm S. rolfsii Sacc.. Việc vệ sinh đồng ruộng,
dọn sạch và đốt tàn dư cây bệnh đóng vai trò quan trọng vì đó sẽ là nguồn lây
bệnh cho vụ sau. Cày đất sâu và lật úp cũng sẽ làm giảm tỷ lệ hạch sống sót ở vụ
sau. Khi điều khiển độ pH đất lên tới 7,0 cũng hạn chế được sự phát triển của
nấm S. rolfsii Sacc..
Nấm sinh trưởng thuận lợi nhất ở 300C kém phát triển khi nhiệt độ dưới
150C hoặc trên 370C. Những hợp chất dễ bay hơi được sản sinh bởi các mô già

13


cỗi của cây ký chủ sẽ kích thích hạch nảy mầm. Nấm sau đó có thể xâm nhiễm
trực tiếp vào mô cây ký chủ và sản sinh Enzyme cellulolytic và enzyme
pectinolytic và cả acid oxalic. Nấm có thể phát tán nhờ các nông cụ, dụng cụ

làm đất hoặc dòng nước chảy hoặc lây nhiễm ngay từ giai đoạn cây con đưa từ
vườn ươm ra trồng ngoài đồng ruộng. Cách thức gieo cũng có thể có tác động
đến sự phân bố của bệnh ngay trong một khu đồng.
Trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm của miền Bắc Việt Nam S. rolfsii
Sacc. là một trong những tác nhân gây bệnh hại nguy hiểm cho những cây trồng
cạn như: lạc, cà chua, bầu bí, đậu tương...(Nguyễn Kim Vân & ctv, 2000)[12].
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường phát triển vào 2 thời kỳ trong năm.
Thời kỳ thứ nhất khoảng 11/4 – 1/6 bệnh hại cà chua xuân hè ở cuối vụ, thời kỳ
thứ hai từ khoảng 9/9 – 8/11 bệnh thường hại cà chua đông sớm. Đặc biệt trong
khoảng thời gian 9/9 đến cuối tháng 9 vào giai đoạn cà chua chưa ra hoa và hình
thành quả non bệnh phát triển rất mạnh (Nguyễn Văn Viên, 1999)[13]. Nếu cà
chua bị bệnh héo gốc mốc trắng ở giai đoạn vườn ươm hoặc từ khi trồng đến
giai đoạn chùm hoa đầu nở cây sẽ bị chết héo. Nếu cây nhiễm bệnh muộn ở giai
đoạn chớm ra quả lứa đầu, sau trồng 60 – 70 ngày cây cũng bị héo rũ, quả chín
ép không sử dụng được. Còn nếu cây bị nhiễm muộn vào giai đoạn quả non, cây
thường chết héo, năng suất có thể giảm 61,6% so với cây khỏe.
Theo Lê Lương Tề (2001)[8] khảo sát thấy ở Bắc Bộ và Nghệ An bệnh
héo gốc mốc trắng là do nấm S.rolfsii Sacc. gây ra. Bệnh xuất hiện trong suốt
quá trình sinh trưởng của cây nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng mức độ bệnh
khác nhau, giai đoạn chớm hoa, củ non thì bị nặng hơn nhiều, phần lớn héo gốc
mốc trắng, nhất là đối với lạc xuân và lạc vụ thu, kể cả bệnh gây hại trên một số
cây trồng khác như khoai tây, cà chua vụ thu đông và vụ xuân muộn ở đồng
bằng Bắc Bộ và miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An.
Trên các cây trồng cạn như cây lạc bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường có
xu hướng tăng từ khi cây ra hoa đến khi làm quả. Trong khi đó ở giai đoạn này
bệnh lở cổ rễ, héo gốc mốc đen, héo vàng, tái xanh lại có xu hướng giảm. Tỷ lệ

14



bệnh héo gốc mốc trắng trên một số vùng sinh thái khác nhau là khác nhau: đất
đồi 1 vụ lạc có tỷ lệ bệnh là 3,7 %, đất cát là 6,31%, đất nội đồng là 3,24% (Lê
Như Cương, 2004)[1].
Theo Đỗ Tấn Dũng (2006)[3] nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc trắng
hại một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận cho biết bệnh phát sinh và gây hại
trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau. Nhìn chung bệnh thường xuất hiện trên
đồng ruộng từ sau trồng 16-23 ngày trở đi, bệnh có xu hướng tăng dần vào giai
đoạn cây bắt đầu ra hoa – hình thành quả. Tỷ lệ bệnh HRGMT trên các loại cây
trồng điều tra thường đạt cao nhất vào thời điểm sau trồng 58-72 ngày. Kết quả
điều tra mức độ nhiễm bệnh trên các cây cà chua, lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu
trạch, dưa chuột có tỷ lệ bệnh cao nhất tương ứng là: 6,9%; 11,6%; 14,8%;
7,2%; 8,4% và 3,9%. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại nặng nhất trên cây đậu
tương (tỷ lệ bệnh là 14,8%) và nhẹ nhất trên cây dưa chuột (tỷ lệ bệnh là 3,9%).
Các isolate của nấm S. rolfsii Sacc. phân lập trên cây lạc, đậu tương, cà chua,
dưa chuột đều có thể lây chéo cho nhau.
2.2.2. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium
rolfsii Sacc.
Những thành tựu về biện pháp sinh học ở Việt Nam, mà cụ thể là sử dụng
vi sinh vật đối kháng nấm để phòng trừ bệnh có nguồn gốc trong đất nói chung
và nấm Sclerotium rolfsii Sacc. nói riêng đã có những bước tiến quan trọng.
Nấm Trichoderma viride đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới và ở Việt
Nam cũng đã nghiên cứu và sử dụng trong thực tế khá thành công.
Từ năm 1991 – 1992, Bộ môn Bệnh cây – Viện bảo vệ thực vật đã công
bố một số kết quả bước đầu về nấm đối kháng Trichoderma viride cho thấy hiệu
lực đối kháng của nấm này có khả năng ức chế tốt với loài nấm S. rolfsii Sacc.
gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây trồng (Trần Thị Thuần và ctv, 1992) [9].
Kết quả về hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với nấm S. rolfsii Sacc.
gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc trong điều kiện chậu vại cho thấy hiệu lực
phòng trừ đạt tới 97,1%. Nấm đối kháng T. viride có thể tiêu diệt một số loài


15


nấm đất, chủ yếu dựa trên cơ sở đó là cơ chế ký sinh, tác động của men và khả
năng cạnh tranh của nấm đối kháng đối với các loài nấm đất hại cây trồng (Trần
Thị Thuần, 1997) [10].
Nấm T. viride có hoạt tính đối kháng rất cao (ức chế hoặc tiêu hủy) đối
với một số nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất như: Rhizoctonia sp.,
Fusarium oxysporum, Botrytis sp., Aspergillus sp.. Nấm T. viride nuôi cấy trên
môi trường PGA ở 280C sau 24h cấy; khuẩn lạc mọc trắng, xốp, sau 2 – 3 ngày
khuẩn lạc chuyển sang màu xanh lục, sản sinh nhiều bào tử hình trứng và hình
hơi tròn, vỏ dày, không nhẵn, kích thước bào tử hình tròn 3,8 – 4,0 µm. Tản nấm
phát triển với tốc độ nhanh, đường kính tản nấm có thể đạt tới 8,5 – 9,0 cm sau 5
ngày cấy (Lê Lương Tề và ctv, 1997) [7].
Theo Trần Thị Thuần, 2000: Nấm Trichoderma sp. phát triển rất tốt ở
nhiệt độ từ 24-280C, có thể phát triển được trên môi trường bã mía, lõi ngô, bã
đậu, hạt thóc, cám gạo, cám ngô... và nó ức chế được sự phát triển của các nấm
gây hại

cây trồng như: Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Fusarium

oxysporum, Aspergillus sp.... kết quả cho thấy khi xử lý nấm đối kháng vào đất
trước khi trồng đã hạn chế được bệnh, hiệu quả đạt từ 41,25 - 55,48%. Để nhân
nuôi chế phẩm Trần Thị Thuần và ctv đã dùng nguồn nấm Trichoderma
harzianum làm nguồn giống, nấm này phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 25 0C –
280C và xen kẽ tối. Thời gian bảo quản chế phẩm là 9 tháng ở trong túi nilon.
Hiệu quả của chế phẩm là làm giảm các bệnh thối hạch, thối gốc trên đậu tương,
ngô, lạc từ 42% - 66% tùy loại cây trồng [11].
Trên môi trường PGA nấm Trichoderma viride có hiệu quả ức chế nấm S.
rolfsii Sacc. tới 74,54% sau 2 ngày và đến ngày thứ 3 đã ức chế hoàn toàn sự

phát triển của nấm S. rolfsii Sacc. (Lê Lương Tề, 2001)[8].
Khi có mặt nấm Trichoderma viride thì nấm có khả năng cạnh tranh,
chiếm chỗ, ức chế và tiêu diệt nấm S. rolfsii Sacc.. Mặt khác khi nấm S. rolfsii
Sacc. có mặt trước thì hiệu lực của nấm T. viride giảm đi nhiều so với nấm T.
viride có mặt trước (Đỗ Tấn Dũng, 2001)[2].

16


Ngô Quốc Luật và ctv (2005)[5] nghiên cứu nấm S. rolfsii Sacc. hại cây
bạch truật và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ đặc biệt chú ý đến biện
pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride.
Năm 2006, Đỗ Tấn Dũng đã khảo sát hiệu lực của nấm Trichoderma
viride với các isolate nấm S. rolfsii Sacc. trên môi trường nhân tạo thấy rằng khi
nấm T.viride có mặt trước nấm gây bệnh thì bản thân nó có khả năng chiếm chỗ,
cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt nấm S. rolfsii Sacc., trong điều kiện chậu vại nấm
đối kháng T.viride có thể sử dụng để phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng do nấm
S. rolfsii Sacc. đạt hiệu quả trừ bệnh cao 94,4% đối với cây đậu tương [3].
Kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo và ctv (2006) [4] về khảo sát hiệu
lực đối kháng của nấm T. viride phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc
trên môi trường PGA và trong điều kiện chậu vại. Nghiên cứu cho thấy nấm đối
kháng T. viride có khả năng ức chế nấm S. rolfsii Sacc. trên môi trường PGA,
thể hiện rõ sau nuôi cấy 3 ngày đường kính tản nấm đạt 87,8 mm hơn 1,7 lần so
với nấm S. rolfsii Sacc. và sau 4 ngày đường kính tản nấm của T. viride là 57,8
mm bằng 2,6 lần so với tản nấm S. rolfsii Sacc., hiệu lực ức chế đạt 75,2%.
Theo Nguyễn Văn Viên và Mạc Đoàn Dũng, “Điều tra bệnh lở cổ rễ, bệnh
héo rũ gốc mốc trắng hại lạc ở Đông Triều - Quảng Ninh và nghiên cứu phòng
trừ bệnh bằng chế phẩm nấm Trichoderma viride ”, trong hội thảo quốc gia bệnh
hại thực vật Việt Nam năm 2009 [6] đã đưa ra kết luận: Phòng trừ bệnh héo rũ
ssgốc mốc trắng (S. rolfsii Sacc.) khi xử lý trộn hạt giống với chế phẩm nấm

T.virde ở các liều lượng khác nhau (5, 10, 15, 20 gam) trước khi gieo hạt ngoài
đồng ruộng, kết quả cho thấy khi trộn hạt trong dung dịch nấm đối kháng
T.viride 20g/30ml nước/1kg hạt cho hiệu quả phòng trừ cao nhất (62,17% với
nấm S. rolfsii Sacc.); khi xử lý phun 30 gam chế phẩm nấm đối kháng T.viride
(30g/2-2.5l nước/30m2) vào giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc, kết quả
cho thấy, khi phun cây nảy mầm cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 60,42%
với nấm S. rolfsii Sacc.. Đồng thời năng suất cao nhất là 30,43 tạ/ha ở công thức
phun 30g chế phẩm nấm đối kháng T.viride lúc cây lạc mọc mầm. Qua đó cho

17


×