Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Bồi dưỡng cho học sinh lớp 5 năng lực cảm nhận vẻ đẹp của văn bản thơ từ góc nhìn của phong cách học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

CHU THỊ PHƢƠNG

BỒI DƢỠNG CHO HỌC SINH LỚP 5
NĂNG LỰC CẢM NHẬN VẺ ĐẸP
CỦA VĂN BẢN THƠ TỪ GÓC NHÌN
PHONG CÁCH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. GVC PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận đƣợc sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc biệt là Ths. GVC Phan
Thị Thạch. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
làm khóa luận.
Qua đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trƣờng ĐHSP
Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện giúp đỡ để
khóa luận của chúng tôi đƣợc hoàn thành.
Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô và các bạn sinh viên


để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Chu Thị Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “ Bồi dưỡng cho học sinh lớp 5 năng lực cảm nhận vẻ đẹp của
văn bản thơ từ góc nhìn của phong cách học” đƣợc chúng tôi nghiên cứu và
hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có
liên quan của các tác giả khác, cộng với sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn,
Ths. GVC Phan Thị Thạch và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ
một công trình nghiên cứu nào.
Sinh viên thực hiện

Chu Thị Phƣơng


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
ĐHSP:

Đại học Sƣ phạm

GV:

Giáo viên


GDTH:

Giáo dục Tiểu học

HS:

Học sinh

HSTH:

Học sinh tiểu học

NXB:

Nhà xuất bản

NXBGD:

Nhà xuất bản Giáo dục

SGK:

Sách giáo khoa

SGK TV 5:

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5

TH:


Tiểu học

VB:

Văn bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
CẢM NHẬN VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ TỪ GÓC NHÌN CỦA
PHONG CÁCH HỌC ....................................................................................... 8
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................... 8
1.1.1. Một số lí thuyết của phong cách học....................................................... 8
1.1.1.1. Khái niệm “ Phong cách học” .............................................................. 8
1.1.1.2. Chuẩn mực ngôn ngữ. Cơ sở xác định những cách dùng ngôn ngữ
sáng tạo .............................................................................................................. 8
1.1.1.3. Một số biện pháp tu từ ......................................................................... 9
1.1.1.4. Đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật................................ 15
1.1.2 . Lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ................................ 17
1.1.2.1. Khái niệm “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”............................. 17

1.1.2.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ...................... 17
1.1.2.3. Tạo lập và lĩnh hội trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ........... 19
1.1.3. Văn bản, đặc trƣng của văn bản ............................................................ 20
1.1.3.1. Khái niệm văn bản ............................................................................. 20


1.1.3.2. Đặc trƣng của văn bản........................................................................ 20
1.2. Những hiểu biết chung về năng lực ......................................................... 22
1.2.1. Năng lực ................................................................................................ 22
1.2.1.1. Năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là một loại năng lực
hành động ........................................................................................................ 23
1.2.1.2. Năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học ở thế kỉ XXI.......................... 23
1.3. Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 24
1.3.1. Cảm giác tri giác và biểu tƣợng ............................................................ 24
1.3.2. Trí nhớ và liên tƣởng............................................................................ 25
1.3.3. Tƣởng tƣợng ......................................................................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 27
CHƢƠNG 2: THỐNG KÊ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN
THƠ VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC BỒI DƢỠNG CHO HỌC SINH NĂNG LỰC CẢM NHẬN VẺ ĐẸP
CỦA NGÔN NGỮ THƠ ................................................................................. 28
2.1. Thống kê biện pháp tu từ trong các văn bản thơ thuộc SGK Tiếng Việt 5.
......................................................................................................................... 28
2.1.1. Thống kê các phƣơng tiện và các biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa
trong các văn bản thơ thuộc SGK Tiếng Việt 5. ............................................. 29
2.2.1.1. Thống kê các phƣơng tiện từ vựng .................................................... 29
2.2.2.2. Thành ngữ .......................................................................................... 31
2.1.2. Thống kê một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các văn bản thơ ..... 31
2.2.2.1. Nhân hóa tu từ .................................................................................... 32
2.2.2.2. Ẩn dụ tu từ.......................................................................................... 32

2.2. Thông kê nội dung chƣơng trình dạy học Tiếng Việt có liên quan dến
việc bồi dƣỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ cho học sinh lớp
5 ....................................................................................................................... 34


2.3. Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại các biện pháp tu từ trong
các văn bản thơ và nội dung chƣơng trình dạy học tiếng Việt có liên quan đến
việc bồi dƣỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ cho học sinh lớp
5. ...................................................................................................................... 39
2.3.1. Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại các biện pháp tu từ trong
các văn bản thơ thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 ................................. 39
2.3.2. Nhận xét việc thống kê phân loại nội dung chƣơng trình dạy học tiếng
Việt có liên quan đến việc bồi dƣỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ
thơ cho học sinh lớp 5. .................................................................................... 40
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM
NHẬN VẺ ĐẸP CỦA VĂN BẢN THƠ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO
ĐỊNH HƢỚNG CỦA PHONG CÁCH HỌC. ................................................ 42
3.1. Một số biện pháp bồi dƣỡng cho học sinh lớp 5 năng lực cảm nhận vè
đẹp của văn bản thơ theo định hƣớng của phong cách học ............................ 42
3.1.1. Biện pháp rèn kĩ năng đọc thơ cho học sinh lớp 5 ................................ 42
3.1.2. Biện pháp rèn cho học sinh lớp 5 kĩ năng phát hiện hình ảnh sự vật
đƣợc phản ánh trong thơ thông qua hệ thống ngôn từ .................................... 43
3.1.3. Biện pháp rèn luyện cho HS lớp 5 khả năng tìm hiểu, cảm nhận ý nghĩa
của câu thơ, đoạn thơ ...................................................................................... 46
3.1.4. Biện pháp rèn cho HS lớp khả năng khái quát chủ đề, tƣ tƣởng của tác
giả, khái quát ý nghĩa giáo dục của văn bản thơ ............................................. 48
3.1.5. Rèn luyện cho HS lớp 5 kĩ năng phát hiện và cảm nhận những cách
dùng từ độc đáo trong VB thơ......................................................................... 50
3.1.6. Bồi dƣỡng cho HS khả năng phát hiện và cảm nhận hiệu quả của những
biện pháp tu từ trong VB thơ .......................................................................... 52



3.1.7. Sƣu tầm hoặc sáng tạo thêm các bài tập suy luận, phân tích để giúp HS
lớp 5 rèn kĩ năng cảm nhận vẻ đẹp của VB thơ theo định hƣớng phong cách
học ................................................................................................................... 56
3.2 Giáo án thể nghiệm ................................................................................... 59
Tiểu kết chƣơng 3: .......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nƣớc nhà hiện nay, việc phát triển
phẩm chất, năng lực cho ngƣời học hài hòa cả về đức, trí, thể, mĩ đang là vấn
đề quan trọng đƣợc đặt lên hàng đầu. Quá trình đổi mới này không những diễn
ra ở các bậc học, cấp học mà nó còn đi sâu vào các môn học, tiết học.
Hiện nay nhiều nhà khoa học nhận thức sâu sắc rằng, để đổi mới chƣơng
trình giáo dục phổ thông trong đó có đổi mới chƣơng trình giáo dục tiểu học,
chúng ta cần đặc biệt chú ý đến việc bồi dƣỡng những năng lực cơ bản cho
học sinh thông qua các môn học. Trong nội dung chƣơng trình giáo dục của
trƣờng tiểu học, Tiếng Việt là môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết
định tới việc hình thành cho học sinh những phẩm chất, năng lực mà công
cuộc đổi mới giáo dục đang hƣớng tới.
Cũng chính vì vậy, việc phát triển vốn tiếng Việt cho HS có thể nói là một
công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta, những ngƣời đã và đang hoạt động
trong ngành giáo dục. Ở trƣờng tiểu học môn Tiếng Việt không chỉ trang bị
cho HS những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt,giúp các em hình thành kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết mà còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tƣ duy,
hình thành cho các em nhu cầu thƣởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trƣớc

cái đẹp, trƣớc buồn – vui – yêu – ghét của con ngƣời. Nhờ đó năng lực thẩm
mĩ và đời sống tâm hồn của các em cũng đƣợc phát triển theo chiều hƣớng
tích cực. Thông qua môn Tiếng Việt, HS có điều kiện đƣợc tiếp cận với các
tác phẩm văn học, trong đó có các tác phẩm thơ. Chính ngôn ngữ giàu hình
ảnh, giàu nhạc điệu của thơ đã cuốn hút lay động các em, giúp các em mở
mang tầm hiểu biết và yêu quý tiếng Việt hơn. Sự hiểu biết và tình yêu tiếng
Việt là động lực để các em học tốt tiếng Việt và các môn học khác ở trƣờng

1


tiểu học nếu chúng ta chú ý vận dụng những phƣơng pháp dạy học tích cựcđể
tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học cho HS.
Từ nhận thức về tính cấp thiết của việc bồi dƣỡng năng lực cho HS và tác
dụng của của việc cho HS tiếp cận với ngôn ngữ thơ trong dạy học tiếng Việt
nhằm giúp các em bồi dƣỡng một số năng lực cơ bản, chúng tôi lựa chọn đề
tài “ Bồi dưỡng cho học sinh lớp 5 năng lực cảm nhận vẻ đẹp của văn bản
thơ từ góc nhìn phong cách học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Ở Việt Nam, một số tác giả đã có công trình nghiên cứu gần gũi với đề
tài khóa luận. Có thể kể ra đây một số tác giả tiêu biểu nhƣ sau:
- Đinh Trọng Lạc ( 1999), Phong cách học tiếng Việt, NXBGD.
Trong cuốn giáo trình này, Đinh Trọng Lạc trình bày những vấn đề lí
luận về đối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu của phong cách học và những biện
pháp tu từ tiêu biểu trong tiếng Việt.
- Nguyễn Trọng Hoàn, ( 2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học
văn chương,NXBGD.
Trong cuốn sách trên tác giả nhấn mạnh vai trò to lớn của trí nhớ, liên
tƣởng, tƣởng tƣợng trong việc cảm thụ văn chƣơng. Tuy vậy, việc bồi dƣỡng
năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ không phải là đối tƣợng nghiên

cứu của tác giả.
- Trần Mạnh Hƣởng , (2015), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học,
NXBGD.
Trong công trình nghiên cứu đã nêu, Trần Mạnh Hƣởng đƣa ra một số
dạng bài tập để luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đặc biệt chú ý
tới rèn luyện các kĩ năng cảm thụ. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng ở các dạng
bài tập chung chung chứ chƣa đề xuất những biện pháp dạy học cần dùng để
bồi dƣỡng năng lực cho HS.
2


- Các tác giả Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn
Minh, Nguyễn Mạnh Hƣởng, Bùi Xuân Anh, Lƣu Thị Thu Hà trong cuốn Dạy
học tích hợp, phát triển năng lực cho học sinh, NXBĐHSPHN đã cung cấp
một số cơ sở lí luận cần thiết về dạy học tích hợp theo định hƣớng phát triển
năng lực, đồng thời giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức độ tích hợp
khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép, liên hệ đến tích hợp ở mức độ
chƣơng trình. Tuy vậy các tác giả chƣa đề cập đến việc bồi dƣỡng năng lực
cho HS thuộc một đối tƣợng cụ thể.
2.2. Gần đây, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ cho học sinh thông qua các
phân môn tiếng Việt cũng là đề tài đƣợc một số SV khoa GDTH, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 quan tâm đến. Tiêu biểu trong số SV đó là:
- Bùi Thị Nhung, (2007), Rèn kỹ năng đọc – cảm thụ thơ cho học sinh
tiểu học
Ở đề tài trên, tác giả đã đề xuất chung chung về việc rèn kĩ năng đọc
cho HS để giúp HS tiểu học nói chung cảm thụ đƣợc văn bản Tập đọc.
- Nguyễn Thị Thu Hoa, (2012), Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học trong giờ học Tập đọc cho học sinh lớp 4,5
Với đề tài này, tác giả đã giới hạn đối tƣợng bồi dƣỡng năng lực cảm
thụ cho HS lớp 4,5 trong giờ Tập đọc thông qua hệ thống cụ thể.

- Phạm Thu Trang, (2017), Bồi dưỡng năng lực cảm nhận giá trị của so
sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3.
- Nguyễn Thu Uyên, (2017), Bồi dưỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của
nhân cách hóa trong các văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3.
Hai sinh viên trên đã dựa vào khái niệm năng lực để đề xuất một vài
biện pháp giúp HS lớp 3 cảm nhận hiệu quả của hai biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa trong VB nghệ thuật.

3


Thông qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy:
nghiên cứu về phong cách học, về biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ văn học
hoặc rèn kĩ năng đọc để cảm thụ văn học không phải là một vấn đề mới vì đã
có không ít ngƣời khai thác. Tuy vậy, đề tài “ Bồi dưỡng cho học sinh lớp 5
năng lực cảm nhận vẻ đẹp của văn bản thơ từ góc nhìn của phong cách học
không trùng lặp với bất kì một công trình nghiên cứa nào đã nêu.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là: những biện pháp bồi dưỡng
năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ từ góc nhìn phong cách học cho
học sinh lớp 5.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm đạt đƣợc những mục đích sau:
4.1. Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận
cho khóa luận.Qua đó giúp tác giả khóa luận hiểu sâu sắc vẻ đẹp của ngôn
ngữ trong các tác phẩm thơ thuộc chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp
5.
4.2. Trang bị cho bản thân những phƣơng pháp, những biện pháp dạy
học tiếng Việt nhằm giúp học sinh bồi dƣỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của
ngôn ngữ thơ từ góc nhìn của phong cách học.

4.3. Cung cấp cho các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học một tài liệu
tham khảo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để xử lí đề tài đã nêu, chúng tôi xác định cần phải thực hiện 4 nhiệm vụ
sau:
5.1. Xác định cơ sở lí luận cho đề tài
5.2. Thống kê, phân loại bài tập giúp học sinh bồi dƣỡng năng lực cảm
nhận vẻ đẹp của VB thơ từ góc nhìn phong cách học.
4


5.3. Đề xuất sử dụng một số biện pháp dạy học tích cực để bồi dƣỡng
năng lực cảm nhận vẻ đẹp của VB thơ cho học sinh lớp 5.
5.4. Thiết kế một số giáo án thể nghiệm kết quả nghiên cứu của khoá
luận.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi thống kê ngữ liệu
Tất cả những bài tập liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu có trong sách
giáo khoa Tiếng Việt 5.
6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Từ cách hiểu đầy đủ nhất về khái niệm “năng lực” khóa luận tập trung
vào các nội dung sau:
a. Biện pháp giúp học sinh lớp 5 có hiểu biết về chuẩn mực ngôn ngữ
trong tiếng Việt
b. Biện pháp rèn luyện cho học sinh lớp 5 kĩ năng phát hiện những cách
dùng ngôn ngữ sáng tạo trong thơ.
c. Biện pháp giúp học sinh lớp 5 có kĩ năng giải mã những cách dùng
ngôn ngữ độc đáo để cảm nhận đƣợc hiệu quả của những cách dùng đó trong
VB thơ.
d. Biện pháp bồi dƣỡng cho học sinh lớp 5 có ý thực vận dụng hiểu

biết, kĩ năng cảm nhận vẻ đẹp của những cách dùng ngôn ngữ sáng tạo để taọ
lập lời nói hay, lời nói đẹp.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
7.1. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để nhận biết, các tác phẩm thơ, các
biện pháp tu từ trong các VB thơ thuộc SGK TV lớp 5.

5


7.2. Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích ngữ liệu nhằm cụ thể
hóa và làm sâu sắc những nội dung trình bày về vấn đề bồi dƣỡng cho học
sinh lớp 5 năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ từ góc nhìn của phong
cách học.
7.3. Phương pháp miêu tả
Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng nhằm tái hiện, các biện pháp
và nội dung liên quan tới việc bồi dƣỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn
ngữ thơ cho HS.
7.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để đối chiếu cách dùng ngôn ngữ trong
VB với cách dùng ngôn ngữ tƣơng đƣơng, vắng mặt trong VB.
7.5. Phương pháp tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để khái quát hóa những kết quả
nghiên cứu, từ đó rút ra những nhận xét và kết luận cần thiết.
7.6. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng trong thiết kế giáo án và thực
tập giảng dạy để đánh giá kết quả thực tế đạt đƣợc.
8. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm các chƣơng
sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc bồi dƣỡng cho học sinh lớp 5 năng lực cảm
nhận vẻ đẹp của văn bản thơ từ góc nhìn của phong cách học
Chƣơng 2: Thống kê biện pháp tu từ trong các văn bản thơ và nội dung dạy
học tiếng Việt liên quan đến bồi dƣỡng cho học sinh năng lực cảm nhận vẻ
đẹp của ngôn ngữ thơ

6


Chƣơng 3: Biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm nhận vẻ đẹp của văn bản thơ
cho học sinh lớp 5 theo định hƣớng của phong cách học

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM NHẬN
VẺ ĐẸP CỦA VĂN BẢN THƠ TỪ GÓC NHÌN PHONG CÁCH HỌC
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Một số lí thuyết của phong cách học
1.1.1.1. Khái niệm “ Phong cách học”
Một số nhà nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt có những định
nghĩa riêng về khái niệm này. Chẳng hạn:
Phan Ngọc cho rằng: “Phong cách học là khoa học khảo sát các kiểu
lựa chọn và tính biểu cảm của các lựa chọn ấy”
[Phan Ngọc 1985, 15]
Đinh Trọng Lạc lại đƣa ra cách hiểu khái quát về phong cách học nhƣ

sau: “Trên những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học về
các quy luật nói và viết có hiệu lức cao.”
[Đinh Trọng Lạc 1999, 3]
Theo Cù Đình Tú, phong cách học là: “là một bộ phận của ngôn ngữ học
nghiên cứu các nguyên tắc và quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn. sử
dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư
tưởng và tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ
nhất định”
[Cù Đình Tú 2001, 21-22]
Trong các định nghĩa trên, theo chúng tôi định nghĩa của Cù Đình Tú rõ
ràng và có sức thuyết phục cao.
1.1.1.2. Chuẩn mực ngôn ngữ. Cơ sở xác định những cách dùng ngôn ngữ
sáng tạo
a. Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ
8


Chuẩn mực ngôn ngữ là hệ thống các phƣơng tiện biểu hiện tốt nhất, hợp lí
nhất và đƣợc mọi ngƣời thừa nhận, cùng sử dụng để giao tiếp với nhau trong
một thời kỳ nhất định. Chuẩn mực ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong các phạm vi:
phát âm, chữ viết, dùng từ và đặt câu.
( Giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” )
b. Chuẩn mực ngôn ngữ là cơ sở để giúp học sinh phát hiện những cách
dùng ngôn ngữ sáng tạo trong văn bản thơ
Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ giàu tính hàm súc, giàu tính hình tƣợng và
tính biểu cảm. Các yếu tố đó hòa quyện vào nhau tạo nên hình tƣợng thơ lung
linh, đa nghĩa. Chúng biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực, bất ngờ, thú vị.
Ngôn ngữ thơ là kết quả vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc của từng nhà thơ
trong từng hoàn cảnh cụ thể nhằm bộc lộ xúc cảm của thế giới nội tâm. Muốn
phát hiện ra những đóng góp của tác giả, muốn cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của

tâm hồn thi sĩ trong mỗi bài thơ, ngƣời đọc cần dựa vào chuẩn mực ngôn ngữ.
Chuẩn ngôn ngữ là những phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc cộng đồng quy ƣớc
mà thành chúng phù hợp với yêu cầu xã hội, đƣợc thống nhất và sử dụng
trong giao tiếp hằng ngày. Sự thống nhất này giúp ngƣời đọc ngƣời nghe cùng
hiểu nội dung cơ bản trong giao tiếp.
Việc HS nắm chắc kiến thức về chuẩn ngôn ngữ sẽ tạo điều kiện cho các
em đối chiếu so sánh chuẩn ngôn ngữ với cách dùng ngôn ngữ mang tính sáng
tạo riêng biệt của tác phầm thơ. Từ đó các em phát hiện ra cái hay, cái đẹp
của ngôn từ mà tác giả sử dụng.
1.1.1.3. Một số biện pháp tu từ
a.Biện pháp tu từ từ vựng
Đó là những cách sử dụng sáng tạo các đơn vị từ vựng nhằm mục đích tu
từ. Trong các văn bản thơ dành cho HS tiểu học những từ đơn, từ láy, từ ghép,
những thành ngữ… đƣợc các nhà thơ sử dụng để tạo hình, biểu cảm nhằm
9


diễn đạt sinh động sâu sắc, độc đáo nội dung, đều thuộc biện pháp tu từ từ
vựng.
b.Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Đó là những cách sử dụng các từ ngữ theo quan hệ tổ hợp hoặc liên
tƣởng nhằm mục đích tu từ.
Trong các văn bản thơ thuộc chƣơng trình tiểu học các phép tu từ nhƣ so
sánh, điệp từ ngữ, nhân cách hóa, hoán dụ…đều thuộc biện pháp tu từ ngữ
nghĩa.
b.1. So sánh tu từ
So sánh là phƣơng thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với
sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tƣơng đồng nào đó để gợi ra
hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc và
ngƣời nghe.

VD:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
(Vàm cỏ đông,SGK TV3, tập 1)
b.2. Nhân cách hóa
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính
cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con ngƣời để miêu tả đồ vật, sự
vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
VD:
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
10


Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng...”
(Dòng sông mặc áo, SGK TV4, tập 2)
b.3.Điệp từ ngữ
Đó là cách cá nhân có ý thức lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, cụm từ có
dụng ý làm tăng cƣờng hiệu quả nhằm nhấn mạnh, tạo ấn tƣợng, gợi liên
tƣởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu hoặc đoạn văn bản.
VD:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...”
(Hạt gạo làng ta, SGK,TV5, tập 1)
c.Biện pháp tu từ cú pháp
Biện pháp tu từ cú pháp là những cách sử dụng các kiểu câu, những cách
tổ chức sáng tạo thành phân các câu nhằm mục đích tu từ.
Trong các văn bản thơ ở tiểu học, lặp cú pháp, đảo cú pháp, dùng câu hỏi
tu từ… là những biện pháp tu từ cú pháp.
c.1. Lặp cú pháp
Lặp cú pháp là cách lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc cú pháp của các
câu, các vế câu, thành phần câu nhằm khai triển chủ đề hoặc nhấn mạnh ý và
tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

11


VD:
“Hà nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời gió thổi
Không cần bạn chạy xa”.
(Hà Nội, SGK, TV5, tập 2)
c.2. Đảo cú pháp
Đảo cú pháp là cách thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thƣờng của
câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tƣợng và làm câu thơ,
câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh…
VD:
“Chắt trong vị ngột mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”

VN

CN
(Hành trình của bầy ong, SGK,TV5, tập 1)

c.3. Dùng câu hỏi tu từ
Đó là cách ngƣời nói, ngƣời viết mƣợn hành động hỏi để thực hiện một
mục đích tu từ (hoặc để nhấn mạnh vào một nội dung ý nghĩa nào đó, hoặc để
bổ sung sắc thái khẳng định, cảm thán, cầu khiến cho câu).
VD:
“Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mật đất ? ”.
(Trƣớc cổng trời, SGK, TV5, tập 2)
d. Biện pháp tu từ ngữ âm
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách cá nhân sử dụng sáng tạo các yếu tố
12


âm thanh, ngôn ngữ để tạo ra lời nói có âm hƣởng, vần điệu, nhịp điệu, tiết
tấu.
Trong các văn bản thơ, các nhà thơ Việt Nam đã sử dụng những biện pháp
tu từ ngữ âm nhƣ: điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh, đối âm, hài thanh…
để tạo ra các văn bản thơ giàu tính nhạc.
d.1. Điệp phụ âm đầu
Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp
về âm hƣởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm
của phụ âm đầu đƣợc chọn làm phƣơng tiện mà nó có thể gợi những liên
tƣởng tinh tế khác nhau.

VD:
“ Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mĩ miều may mắn mây mà mơ.”
Tú Mỡ
d.2. Điệp vần
Đây là cách cá nhân cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hƣởng bằng cách lặp
lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm,
tăng nhạc tính cho câu thơ.
VD:
“Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Hàng cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi”
(Xuân Diệu)

13


d.3. Điệp thanh điệu
Điệp thanh điệu là cách cá nhân có ý thức sử dụng lặp lại các thanh điệu
giống nhau để tạo ra sự tƣơng đồng về âm vực nhằm tạo nhạc điệu cho lời.
VD:
“ Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu”
( Tình hoài, Lê Ta)
d.4. Đối thanh
Đó là cách cá nhân sử dụng các tiếng mang thanh điệu cao hoặc thấp nhằm
tạo ra sự đối lập về âm vực để tạo tính nhạc cho lời.

VD:
“Dốc₅ lên₁ khúc₅ khuỷu₄ dốc₅ thăm₁ thẳm₄
Heo₁ hút₅ cồn₂ mây₁, súng₅ ngửi₄ trời₂.”
( Tây Tiến, Quang Dũng)

d.5. Hài thanh
Hài thanh là cách cá nhân lựa chọn và sử dụng kết hợp các âm thanh sao
cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tƣơng ứng với cái
đƣợc biểu đạt. Ðó là hình thức tổng hợp các yếu tố ngữ âm nhằm biểu đạt hấp
dẫn một nội dung giao tiếp
VD:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...”
(Nhị hồ, Xuân Diệu)

14


1.1.1.4. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a.1 Thế nào là phong cách chức năng ngôn ngữ?
Trong SGK Tiếng Việt 11, NXBGD, 2000, các tác giả Bùi Tất Tƣơm và
Hồng Dân đã định nghĩa phong cách chức năng ngôn ngữ nhƣ sau:
Đó là những kiểu diễn đạt bằng ngôn ngữ tiêu biểu cho một phạm vi giao
tiếp nhằm thực hiện chức năng nhất định.
Các nhà phong cách học trong đó có Đinh Trọng Lạc căn cứ vào chức
năng và các đặc trƣng cơ bản của các kiểu diễn đạt hình thành trong giao tiếp
và xã hội đã phân chia thành sáu chức năng ngôn ngữ sau:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
- Phong cách ngôn ngữ khoa học

- Phong cách ngôn ngữ hành chính
-

Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn chƣơng)
a.2. Đặc trƣng của ngôn ngữ nghệ thuật
 Khái niệm:
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn
chƣơng, là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, không chỉ có chức năng thông tin mà
còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con ngƣời. Nó là ngôn ngữ đƣợc tổ chức,
sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thƣờng và đạt đƣợc giá trị cao
về nghệ thuật - thẩm mĩ.
 Đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trƣng cơ bản sau: tính
hình tƣợng, tính truyền cảm, tính hàm súc và tính cá thể hoá.

15


- Tính hình tượng
Tính hình tƣợng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một số hệ thống
cách hình ảnh, màu sắc, biểu tƣợng...để ngƣời đọc dùng tri thức, vốn sống của
mình liên tƣởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định.
- Tính truyền cảm
Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ chúng khơi
dậy ở ngƣời đọc cảm xúc vui hay buồn, yêu thích, căm giận, tự hào... giống
nhƣ tác giả.
- Tính cá thể hóa

Tính cá thể hiện ở khả năng vận dụng sáng tạo các phƣơng tiện ngôn
ngữ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp...) của cộng đồng vào việc xây dựng hình
tƣợng nghệ thuật ở mỗi nhà văn, nhà thơ. Chính việc vận dụng đó đã góp
phần tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn cho hình tƣợng nghệ thuật mà từng nhà văn,
nhà thơ xây dựng trong tác phẩm.
VD: Viết về dòng sông quê hƣơng Hoài Vũ đã sử dụng so sánh tu từ độc
đáo để tái hiện vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ Đông:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
Cũng lựa chọn mảng đề tài đó Nguyễn Trọng tạo lại dùng nhân hóa để khắc
họa dòng sông quê hƣơng nhƣ sau:
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may”

16


- Tính hàm súc:
Ngôn từ trong tác phẩm văn chƣơng phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén
tối đa trong lời làm cho mỗi từ, mỗi câu có sức biểu hiện và biểu cảm cao.
Việc tác giả văn chƣơng sử dụng một số ít các phƣơng tiện ngôn ngữ, nhƣng
đạt đƣợc dung lƣợng biểu hiện cao chính là biểu hiện của tính hàm súc của
ngôn ngữ nghệ thuật.
1.1.2 . Lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.2.1. Khái niệm “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong

xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết), nhằm
thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động…
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do ngƣời
nói hoặc ngƣời viết thực hiện.
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do ngƣời nghe hoặc ngƣời
đọc thực hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tƣơng tác
với nhau. Khi giao tiếp, ngƣời nói có thể vừa là ngƣời tạo lập nhƣng cũng lại
vừa là ngƣời tiếp nhận lời nói bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính
vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các
tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
1.1.2.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này
vừa duy trì hoạt động giao tiếp, lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các
nhân tố đó là :

17


×