Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3 thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

ĐỖ THỊ MAI

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 3 THƠNG QUA
TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MƠN ĐẠO ĐỨC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN DỤC QUANG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS
Nguyễn Dục Quang_ người đã chỉ bảo tận tình và hướng dẫn trong suốt q
trình tơi thực hiện khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên khối lớp 3
trường tiểu học Tân Dân A đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp
các thông tin, số liệu về trường tiểu học.
Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học
nên khơng thể tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cơ và của bạn đọc để khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 15 thág 5 năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu: “Giáo dục kĩ năng hợp tác cho
học sinh lớp 3 thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học môn
Đạo đức” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tịi, nghiên cứu. Trong q trình
nghiên cứu tơi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ là
cơ sở để tơi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tơi xin
cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi hồn tồn khơng trùng
khớp với kết quả của các tác giả.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Mai


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TCĐVTCĐ

Trị chơi đóng vai theo chủ đề

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

ĐC

Đối chiếu

TN

Thực nghiệm

HTHT

Học tập hợp tác

DHHT

Dạy học hợp tác

PPDH

Phương pháp dạy học

SL

Số lượng

TB


Trung bình

GVTH

Giáo viên tiểu học

HSTH

Học sinh tiểu học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ........................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4
8. Dự kiến cấu trúc đề tài ............................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO
HỌC SINH LỚP 3 THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ
ĐỀ TRONG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC ................................................................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng hợp tác.............................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu về trị chơi đóng vai theo chủ đề ....................... 8
1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề .................................................... 9
1.2. Một vài khái niệm cơ bản có liên quan................................................. 11
1.2.1. Kĩ năng sống................................................................................... 11

1.2.2. Kĩ năng hợp tác .............................................................................. 13
1.3. Những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 ................................... 14
1.3.1. Đặc điểm về cơ thể ......................................................................... 14
1.3.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống .................................. 15
1.3.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) ........ 16
1.3.4. Sự phát triển tình cảm .................................................................... 17
1.4. Trị chơi đóng vai theo chủ đề .............................................................. 18
1.4.1. Khái niệm trị chơi đóng vai theo chủ đề ....................................... 18
1.4.2. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề ................................. 18
1.4.3. Cấu trúc của trị chơi đóng vai theo chủ đề ................................... 19
1.4.4. Sự phát triển của trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa tuổi lớp 3 .. 21


1.4.5. Ý nghĩa và vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc
giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3 trong môn Đạo đức ........... 22
1.5. Giáo dục kĩ năng hợp tác thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề
trong dạy học đạo đức lớp 3 ........................................................................ 23
1.5.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng hợp tác trong môn đạo đức lớp 3 ........ 23
1.5.2. Nội dung giáo dục kĩ năng hợp tác thơng qua trị chơi đóng vai
theo chủ đề trong mơn Đạo đức lớp 3 ...................................................... 24
1.5.3. Phương pháp tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy
học Đạo đức lớp 3 .................................................................................... 26
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 29
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO HỌC
SINH LỚP 3 THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
TRONG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC .................................................................... 31
2.1. Giới thiệu về khảo sát ........................................................................... 31
2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 31
2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 31
2.1.3. Phương pháp khảo sát .................................................................... 31

2.1.4. Địa bàn và khách thể khảo sát ....................................................... 32
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................. 32
2.2.1. Thực trạng kĩ năng hợp tác của học sinh lớp 3 ............................. 32
2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3 thơng
qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học đạo đức ...................... 32
2.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................. 35
2.3.1. Đối với học sinh ............................................................................. 36
2.3.2. Đối với giáo viên ............................................................................ 36
2.3.3. Đối với các lực lượng có liên quan ................................................ 37
Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO HỌC
SINH LỚP 3 THƠNG QUA TRÕ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
TRONG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC .................................................................... 40
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................... 40
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của quá trình giáo dục ............................. 40


3.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách ................................. 40
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 41
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 42
3.1.5. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với
việc phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của
học sinh trong giáo dục kĩ năng sống thông qua việc dạy học Đạo đức . 42
3.2. Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3 thơng qua trị
chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học Đạo đức ...................................... 43
3.2.1. Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa giáo viên với
học sinh và giữa các học sinh với nhau ................................................... 43
3.2.2. Giáo dục học sinh biết thỏa thuận và thương lượng trong khi
chơi trị chơi đóng vai theo chủ đề ........................................................... 45
3.2.3. Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng
hợp tác ...................................................................................................... 47

3.2.4. Thiết kế bài tập thực hành kĩ năng sống trong quá trình dạy học
môn Đạo đức để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh ........................ 48
3.3. Thực nghiệm biện pháp ........................................................................ 50
3.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 50
3.3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................... 50
3.3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................. 50
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm ................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 61
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thơng là nền tảng văn hóa của cả một đất nước, là sức
mạnh trí tuệ của cả một tương lai dân tộc, là cơ sở ban đầu cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói
chung, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục khơng những cung cấp
cho học sinh những tri thức khoa học tiến bộ của lồi người mà cịn hình
thành cho học sinh những nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học.
Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học các em được học rất nhiều môn khác
nhau và mỗi môn học đều có mục đích đào tạo riêng. Song, tất cả đều hướng
tới mục tiêu chung là cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về tự
nhiên - xã hội, con người, thiên nhiên; hình thành những kĩ năng cần thiết để
tham gia vào các hoạt động hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, bên cạnh
trang bị cho học sinh những vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn
cần phải chú ý đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách
làm người để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm ứng xử với các tình huống
đặt ra trong mơi trường hoạt động của lứa tuổi.

Ở nước ta, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột
của giáo dục thế kỉ thứ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là:
“Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống và Học để tự khẳng định
mình". Một trong những điều cốt lõi nhất để hình thành và rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh là thông qua giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức là một bộ
phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là đối với học sinh tiểu
học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh,
giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Ở tiểu
học, cụ thể là lớp 3, quá trình giáo dục đạo đức nhằm giúp học sinh có hiểu

1


biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với
lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với những người thân trong gia
đình; với bạn bè,và cơng việc của lớp; của trường; với Bác Hồ và những
người có cơng với đất nước, với dân tộc; với hàng xóm láng giềng; với thiếu
nhi và khách quốc tế; với cây trồng, vật ni và nguồn nước; với lời nói, việc
làm của bản thân. Học sinh được từng bước bày tỏ ý kiến, thái độ của bản
thân đối với quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã
học; kĩ năng lựa chọn và lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp trong các tình
huống đơn giản, cụ thể trong đời sống. Từ đó bước đầu hình thành thái độ,
trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của
bản thân, biết giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày thể
hiện tình u thương ơng bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và
các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng với mọi người, đoàn kết, hữu nghị
với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ nguồn nước, vây trồng và vật ni.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh cịn thiếu nhiều kĩ năng cơ bản
và đặc biệt là kĩ năng hợp tác. Các em còn chưa biết giao tiếp, thiếu bản lĩnh,
thiếu sáng tạo; học tập thụ động, không tự tin, kĩ năng hợp tác yếu; kiểm soát

cảm xúc cịn khơng tốt như cịn gây gổ đánh nhau với những lí do vơ cùng phi
lí. Vậy làm thế nào để hình thành và giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh
một cách hiệu quả? Với đặc thù của môn học Đạo đức lớp 3, nội dung bao
gồm hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức tương ứng với các tình huống
thường gặp của học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết tốt các
tình huống đó, học sinh cần trau dồi nhiều kĩ năng, trong đó có kĩ năng hợp
tác. Kĩ năng sống khơng tự nhiên mà có, nó hình thành thơng qua học tập,
lĩnh hội và rèn luyện. Hơn nữa, với đặc trưng của lứa tuổi học sinh tiểu học,
đặc biệt là học sinh lớp 3 thì việc ngồi lắng nghe một bài giảng lí thuyết về kĩ
năng sống là khó để các em có thể hình dung được kĩ năng hợp tác là như thế

2


nào. Chính vì vậy, nắm bắt được đặc điểm tâm lí của các em: thích được chơi,
thích được tham gia vào các hoạt động mang tính thi đua, thích được biểu
dương khen ngợi,… thì việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cho các em
thơng qua trị chơi trong dạy học mơn Đạo đức là cần thiết. Hơn nữa, trị chơi
đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục kĩ
năng hợp tác cho học sinh. Thơng qua trị chơi đóng vai, các em biết thỏa
thuận và chia sẻ với nhau về những ý tưởng, dự định của mình, có tinh thần
trách nhiệm trước nhóm chơi và biết vì lợi ích chung của cả nhóm để giải
quyết nhiệm vụ của nhóm chơi. Chính vì những lí do trên, tơi mạnh dạn chọn
đề tài: “Giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3 thơng qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề trong dạy học mơn Đạo đức”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục kĩ năng hợp tác cho
học sinh lớp 3 thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học Đạo
đức, đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh thơng
qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thơng qua trị chơi đóng vai
theo chủ đề trong dạy học đạo đức.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3 thơng qua trị
chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học Đạo đức.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong mơn học Đạo đức, có rất nhiều kĩ năng sống cần giáo dục cho
học sinh Tiểu học và có thể thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau.
Nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên trong đề tài này tôi chỉ

3


đi vào tìm hiểu và nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh khối
lớp 3 thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề, thực trạng vấn đề này ở trường
tiểu học Tân Dân A, huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Trị chơi đóng vai theo chủ đề là loại trị chơi có ý nghĩa lớn trong việc
giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh tiểu học. Nếu đề xuất được các biện
pháp hợp lí thì người GV sẽ tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả mơn Đạo
đức, góp phần làm cho hiệu quả giáo dục kĩ năng hợp tác cho HS thơng qua
trị chơi đóng vai theo chủ đề được nâng cao và đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ làm rõ một số
vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng hợp tác qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề đối với học sinh tiểu học.
- Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác trong giảng dạy môn

Đạo đức lớp 3.
- Đề xuất một số biện pháp giúp tăng hiệu quả của việc giáo dục kĩ
năng hợp tác thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trong giảng dạy môn
Đạo đức lớp 3.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
các tài liệu lí luận để làm rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài và các luận
điểm, làm điểm tựa cho việc nghiên cứu này.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Mục đích: nhằm thu thập các thơng tin về thực trạng kĩ năng hợp tác
của HS, đồng thời qua quan sát để thu được các biện pháp mà GV đang áp

4


dụng và cách thức giáo viên tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề để giáo dục
kĩ năng hợp tác cho HS lớp 3.
- Cách tiến hành: quan sát HS và GV trong các giờ học Đạo đức; Quan
sát HS trong các hoạt động học tập và vui chơi hàng ngày.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại, trò chuyện
- Mục đích: nhằm thu thập các thơng tin về thực trạng kĩ năng hợp tác
của học sinh, về thực trạng tổ chức hoạt động trị chơi đóng vai theo chủ đề
trong các giờ học Đạo đức lớp 3 của GV để giáo dục kĩ năng sống nói chung
và kĩ năng hợp tác nói riêng.
- Cách tiến hành: phỏng vấn trực tiếp và thông qua các hoạt động dạy
học và giáo dục khác (trong và ngoài giờ lên lớp).
7.2.3. Phương pháp điều tra
- Mục đích: nhằm thu thập các thơng tin, số liệu về thực trạng kĩ năng

hợp tác của HS, về trị chơi đóng vai theo các chủ đề mà giáo viên đang áp
dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho HS lớp 3.
- Cách tiến hành: Để tiến hành điều tra, tơi sử dụng hình thức phiếu
trưng cầu ý kiến với các câu hỏi dạng đóng và mở dành cho GV. Đồng thời
nhờ sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm, học sinh có điều kiện hiểu rõ về
nội dung câu hỏi và định hướng trả lời.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Mục đích: nắm được thực tế kết quả hoạt động của HS trước và sau
khi áp dụng biện pháp giáo dục thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề để
đối chiếu và rút ra kết luận.
- Cách tiến hành: thông qua hồ sơ, giáo án giảng dạy, biên bản dự giờ,
thu hoạch cá nhân.
7.2.5. Phương pháp thử nghiệm
- Mục đích: phương pháp này được sử dụng nhằm xem xét tính khả thi
của việc ứng dụng biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác thơng qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề trong dạy học Đạo đức.

5


- Cách tiến hành: thông qua giảng dạy trực tiếp vận dụng phương pháp
trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học môn Đạo đức ở khối lớp 3.
7.2.6. Phương pháp thống kê tốn học
- Mục đích: đưa ra kết quả điều tra được để làm cơ sở chứng minh hoặc
bác bỏ các đề xuất, làm căn cứ để đưa ra kết luận tổng quát.
- Cách tiến hành: xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê các kết quả
điều tra được và thể hiện trên các bảng biểu.
8. Dự kiến cấu trúc đề tài
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Dự kiến cấu trúc đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học môn Đạo đức.
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh thơng qua
trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học môn Đạo đức 3.
Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh lớp 3
thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trong dạy học Đạo đức
Kết luận và khuyến nghị
Phụ lục

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng hợp tác
Có rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã nghiên cứu và rút ra những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn về kĩ năng
hợp tác.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhà giáo dục người Mỹ Johnson D. W
đã chỉ ra rằng “muốn học cách để cùng chung sống trong xã hội thì người học

phải trải nghiệm quá trình sống hợp tác ngay trong nhà trường”.
Sau đó, nhiều người tiếp tục nghiên cứu về kĩ năng hợp tác như
Johnson R. T (1999), Schmuck và Runkel (1985), Thousand J. S Villa R.A
(1994), Romiszowski (1981), George Jacobs (1999),…Các nhà nghiên cứu
nhấn mạnh nhiều khía cạnh khác nhau để cho thấy lợi ích của hợp tác trong
học tập cũng như trong cuộc sống, phân tích lợi thế, ưu điểm của học tập hợp
tác so với các phương thức học tập khác. Qua đó, các em sẽ học tập hiệu quả
hơn và rèn luyện được kĩ năng hợp tác - một trong những kĩ năng xã hội vô
cùng quan trọng và cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả học tập và đảm bảo
sau này co việc làm và thành công trong nghề nghiệp.
Đặng Thành Hưng đã nhận định rằng “Trong quan hệ thầy trị, tính
chất hợp tác là xu thế nổi bật”, “Quan hệ giữa người học với nhau trong quá
trình dạy học hiện đại nói chung mang tính hợp tác và cạnh tranh tương đối”,
ông đã làm rõ các khái niệm liên quan đến nhóm hợp tác, đồng thời cũng nêu
rõ tầm quan trọng của kĩ năng hợp tác trong quá trình học tập.

7


Một số nghiên cứu khác của Nguyễn Hữu Châu (2005), Nguyễn Bá
Kim (2006), Thái Duy Tuyên (2008) đã phân tích rõ kĩ năng hợp tác là một
dạng kĩ năng rất quan trọng đối với con người cũng như đối với học sinh. Qua
học hợp tác, học sinh có cơ hội bộc lộ, thể hiện mình trong giao tiếp, làm việc
hợp tác, học hỏi lẫn nhau; đem lại sự đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn
nhau,…và có cơ hội rèn luyện, phát triển những kĩ năng đó.
Bên cạnh đó, một số đề tài, luận án đã nghiên cứu về dạy học hợp tác
của Nguyễn Thanh Bình (1998), Lê Thị Hải Anh (2005), Ngô Thị Thu Dung
(2002), Lê Văn Tạc (2005), Trương Ngọc Ánh (2010),Nguyễn Thị Thanh
(2013),…cũng đã nghiên cứu đề xuất nhiều biện pháp để phát triển kĩ năng
hợp tác phù hợp với từng ngành học, cấp học và lứa tuổi người học cụ thể.

Tuy nhiên, đối với Tiểu học thì kĩ năng hợp tác ít được quan tâm nghiên cứu
và chưa xác định rõ ràng.
1.1.2. Những nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.1.2.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Hoạt động vui chơi chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống
của trẻ, đặc biệt là TCĐVTCĐ. Chính vì thế, từ lâu TCĐVTCĐ đã thu hút, lôi
cuốn sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như:
sinh học, xã hội học, tâm lí học, giáo dục học,…
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều học thuyết trị chơi xuất hiện.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học phát triển TCĐVTCĐ ở trẻ.
N. K. Crupxkaia cho rằng: Trẻ có nhu cầu chơi vì các em muốn tìm
hiểu về cuộc sống xung quanh, hơn nữa các em thích bắt chước để đóng vai
người khác, thích hoạt động tích cực với bạn bè cùng tuổi. Hoạt động chơi
giúp các em thỏa mãn nhu cầu trên.
Các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết như: L. Vưgôtski, A. N.
Lêônchiép, A. P. Uxôva,…cho rằng: TCĐVTCĐ là sản phẩm sáng tạo của trẻ

8


dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh. Họ nghiên cứu lịch sử
phát triển của trò chơi trong mối liên quan với chính sự phát triển của xã hội
lồi người và với sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong hệ thống các mối quan hệ
xã hội.
Tuy nhiên tất cả những nghiên cứu này đều khẳng định một điều chắc
chắn rằng: TCĐVTCĐ mang bản chất xã hội rõ rệt. Đúng như nhà tâm lí Pháp
là Henri Wallon (1879 - 1962) trong khi nghiên cứu về TCĐVTCĐ đã chỉ ra
tính phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong
TCĐVTCĐ, trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những
năng lực của con người chứa trong thế giới đó. Các em luyện tập được năng

lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập được những chức
năng và các mối quan hệ xã hội, phát triển các kĩ năng sống cơ bản, đặc biệt
là kĩ năng hợp tác.
1.1.1.2. Một số nghiên cứu của tác giả trong nước
Ở Việt Nam, TCĐVTCĐ đã thu hút được nhiều nghiên cứu của các nhà
tâm lí học. Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn
Ánh Tuyết, những báo cáo khoa học của cố GS-TS Nguyễn Khắc Viện đã
phân tích rõ tầm quan trọng của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ.
Đồng thời, các nhà khoa học đã chỉ ra cấu trúc của TCĐVTCĐ và
những phương pháp để phát triển TCĐVTCĐ.
1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác cho học sinh thơng
qua trị chơi đóng vai theo chủ đề
Việc sử dụng trò chơi để chuyển tải nội dung học tập và giúp phát triển
một số năng lực của người học đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu như D. Bergen (2002), Robin, Moriarty (2004), Janet Moyles
(2005), Yeh (2008), Mullineaux, Paula Y. và Lisabeth F. Dilalla (2009),…
Các nghiên cứu đã phân tích việc sử dụng trị chơi trong dạy học nhằm tích

9


cực hóa hoạt động học tập và làm cho việc học hiệu quả. HS không chỉ học
trong lúc học mà cịn học trong lúc chơi. Đồng thời cũng phân tích rõ vai trò
và mối quan hệ của trò chơi đối với sự phát triển khả năng nhận thức, tính
sáng tạo, thể chất, tình cảm xã hội của trẻ.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về trò chơi và sử dụng trò chơi trong quá trình
giáo dục cũng được nhiều người trong nước quan tâm nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hoạt động vui chơi, Thái Duy Tuyên
(1998) cho rằng: chơi là một dạng hoạt động, mang đầy đủ tính chất như bất
cứ hoạt động xã hội nào khác (tính mục đích, định hướng, ý thức,…), nó ln

thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội và của chính các em. Tính chất đặc
biệt của chơi là tính tự do, tự lực, tự tổ chức, sáng tạo và giàu cảm xúc của
người chơi. Ông cũng đưa ra một số ngun tắc, quy trình sáng tạo trị chơi,
cách sử dụng trị chơi trong q trình giáo dục đạt kết quả tốt nhất.
Nhiều luận án bàn về trò chơi ở mẫu giáo, nghiên cứu theo hướng sử
dụng trò chơi học tập để phát triển trí tuệ và nhận thức, rèn luyện vận động
thể chất, giáo dục ngơn ngữ, phát triển trí tuệ,…đặc biệt trị chơi đóng vai
theo chủ đề được quan tâm hết sức ở bậc học mầm non. Có thể kể đến những
nghiên cứu của Bùi Thị Xuân Lụa (2003), Phạm Tiến Sỹ (2010), Nguyễn Thị
Mỹ Hồng (2013), Vũ Thị Phương Thảo (2013), Phạm Thị Thu Thủy (2016),
Vũ Thị Nhân (2016)… Ở tiểu học, nghiên cứu sử dụng trò chơi theo hướng
giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện về nhân cách cho học sinh, chẳng hạn
như luận án của Hà Thị Kim Linh (2012) về sử dụng trò chơi dân gian, Đỗ
Thị Minh Chính (2012) nghiên cứu về trị chơi đồng dao của người Việt để
giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng những nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở
bậc học tiểu học thì chưa có nhiều. Có thể kể đến những nghiên cứu của các
tác giả Trần Thị Hồng Vân (2004), Tạ Thị Bích Hồng (2008), Đặng Thị Thu

10


Hoa, Nguyễn Huy Minh (2013),… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa
bàn sâu về sử dụng TCĐVTCĐ để giáo dục kĩ năng hợp tác cho HSTH.
Như vậy, các nghiên cứu về sử dụng TCĐVTCĐ khá phong phú qua
nhiều đề tài, luận án và luận văn, song chủ yếu dành cho giáo dục mầm non,
chưa có nhiều nghiên cứu ở cấp phổ thơng, lại càng ít bàn đến ở trong mơn
Đạo đức. Hiện nay, nhiều khía cạnh của dạy học và trị chơi đóng vai ở Tiểu
học chưa được nghiên cứu chuyên biệt. Hầu như sách báo bàn nhiều về những
vấn đề tâm lí học, sinh lí vận động, phát triển nhận thức hay trí tuệ, giáo dục
đạo đức,… ít quan tâm đến chức năng giáo dục kĩ năng xã hội mà cụ thể là kĩ

năng hợp tác của trò chơi đóng vai.
1.2. Một vài khái niệm cơ bản có liên quan
1.2.1. Kĩ năng sống
Kĩ năng sống là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa
tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Ngay những đầu thập kỉ 90, các tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) như
WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ),
UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của LHQ) đã chung sức
xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên,
cho đến nay, khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa có một định nghĩa
rõ ràng và đầy đủ.
 Theo tổ chức Y tế Thế giới ( WHO)
Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc
sống an tồn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ
năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác
một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,
những tình huống của cuộc sống hàng ngày.

11


Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kĩ năng sống có thể là
một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể
của cuộc sống hiện đại hóa.
 Theo Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
Kĩ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng
phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kĩ năng
sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ,
giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm
gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.

 Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO)
Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự
thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể
kiểm sốt, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc
sống hàng ngày.
 Theo thuyết hành vi
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức,
những giá trị và những thái độ - là những hành vi làm cho các cá nhân có thể
thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Kĩ năng sống không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời
đại mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống, bởi
vậy, kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc - quốc gia,
vừa mang tính xã hội - tồn cầu.
Từ những khái niệm trên, kĩ năng sống trong phạm vi lứa tuổi HSTH
thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà HS được rèn
luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp các kết quả giáo dục từ bài học trên

12


lớp và từ những hoạt động ngoài giờ lên lớp, HS hình thành được một số kĩ
năng sống cơ bản như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định
giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề,…
1.2.2. Kĩ năng hợp tác
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam
kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
- Tơn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tơn trọng

những quyết định chung, những điều đã cam kết.
- Biết giao tiếp hiệu quả, tơn trọng, đồn kết và cảm thông, chia sẻ với
các thành viên khác trong nhóm.
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi
người trong nhóm.
- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên
khác trong quá trình hoạt động.
- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn,
vướng mắc để hồn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
- Có trách nhiệm về những thành cơng hay thất bại của nhóm, về
những sản phẩm do nhóm tạo ra.
Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân
trong một xã hội hiện đại, bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác
trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh
trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu
quả cao hơn cho công việc chung.

13


- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều
phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của
một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động
đơn lẻ.
- Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột
trong quan hệ với người khác.
1.2.3. Trị chơi đóng vai

Trị chơi đóng vai là loại trị chơi trong đó HS đóng một vai chơi cụ thể
để “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây
là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung
vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được, từ đó HS
tái tạo lại những ấn tượng, xúc cảm mà các em thu nhận được từ tình huống.
1.3. Những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3
1.3.1. Đặc điểm về cơ thể
- Hệ xương cịn nhiều mơ sụn, xương sống, xương hơng, xương chân,
xương tay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốt hóa) nên dễ bị cong vẹo,
gẫy dập,… Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em, nhà giáo
dục cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động chơi lành
mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kì phát triển mạnh nên các em rất thích các trị
chơi vận động như chạy, nhảy, nơ đùa,… Vì vậy mà nhà giáo dục nên đưa các
em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự
an toàn cho HS.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư
duy của các em chuyển dần từ trực quan sang tư duy hình tượng, tư duy trừu
tượng. Dựa vào cơ chế sinh lí này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em
với các câu hỏi, tình huống nhằm phát triển tư duy của các em.

14


1.3.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
1.3.2.1. Hoạt động của học sinh Tiểu học
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của các em đã có sự thay đổi về chất, chuyển
từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt
động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:

+ Hoạt động vui chơi: các em thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với
các đồ vật sang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: học sinh bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ
bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,… Ngồi ra,
các em cịn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây,
trồng hoa,…
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của
trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,…
1.3.2.2. Những thay đổi kèm theo
- Trong gia đình: các em ln cố gắng là một thành viên tích cực, có thể
tham gia các cơng việc trong gia đình như nấu cơm, quét nhà, nhặt rau,…
- Trong nhà trường: các em đã có sự thay đổi về phương pháp, hình
thức và thái độ học tập hơn so với bậc mầm non do nội dung, tính chất, mục
đích của các mơn học đều thay đổi. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý
thức học tập tốt.
- Ngồi xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội
mang tính tập thể (đơi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt
là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được thể hiện bản thân,
muốn được nhiều người biết đến mình.
Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều
kiện giúp đỡ HS phát huy những khả năng tích cực của các em trong cơng
việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập.

15


1.3.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
1.3.3.1. Nhận thức cảm tính
- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc
giác đều phát triển và đang trong quá trình hồn thiện.

- Tri giác: Tri giác của HSTH mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính khơng ổn định. Với học sinh lớp 3, tri giác thường gắn với hành
động, với hoạt động thực tiễn của trẻ và bắt đầu mang tính xúc cảm. Đối với
các em, tri giác sự vật có nghĩa là phải làm một cái gì đó với sự vật như cầm
nắm, sờ mó,…và những gì phù hợp với nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp
vào cuộc sống và hoạt động, những gì giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em
tri giác. Trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn.
Nhận thấy điều này nhà giáo dục cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt
động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, đồng
thời tổ chức các hoạt động cho học sinh được tham gia giải quyết, khi đó sẽ
kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
1.3.3.2. Nhận thức lí tính
- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy
trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư
duy trừu tượng khái quát.
- Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong
phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm
ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi.
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của
các em bằng cách biến các kiến thức “khơ khan” thành những hình ảnh có
cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em
vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển q
trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện.

16


1.3.4. Sự phát triển tình cảm
Tình cảm của HSTH mang tính cụ thể trực tiếp và ln gắn liền với các

sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,… Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc
của các em còn non nớt, dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là
trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vơ tư,…
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Tuy
vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã “người lớn” hơn
rất nhiều.
Như vậy, việc giáo dục tình cảm cho HSTH cần ở nhà giáo dục sự khéo
léo, tế nhị; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và
đặc biệt phải ln chú ý củng cố tình cảm cho các em thơng qua các hoạt
động cụ thể như trị chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động
tập thể ở trường lớp, khu dân cư,…
1.3.5. Sự phát triển nhân cách
Nét tính cách của HS đang được hình thành dần dần, đặc biệt đối với
HS lớp 3, các em có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sơi nổi, mạnh dạn.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HS lớp 3 mang những đặc điểm
cơ bản sau:
- Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên,
trong quá trình phát triển các em ln bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình
cảm, ý nghĩ của mình một cách vơ tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.
- Nhân cách của các em lúc này cịn mang tính tiềm ẩn, những năng
lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động
thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển.
- Đặc biệt, nhân cách của các em đang dần được hình thành và phát
triển cùng với tiến trình phát triển của bản thân.

17


Hiểu được những điều này, cha mẹ và thầy cô tuyệt đối không được
“chụp mũ” nhân cách của trẻ. Trái lại, phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng

mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân
cách tốt đẹp mà chính cha mẹ và thầy cơ là những hình mẫu nhân cách ấy.
1.4. Trị chơi đóng vai theo chủ đề
1.4.1. Khái niệm trị chơi đóng vai theo chủ đề
TCĐVTCĐ là mơ hình quan hệ xã hội giữa người với người và là
phương tiện định hướng cho trẻ vào mối quan hệ đó. Hay nói cách khác, đóng
vai theo chủ đề là trẻ ướm thử mình vào vị trí của người nào đó.
Ví dụ: HS đóng vai là cơ giáo, bác sĩ, ơng bà,…
Trong trị chơi này, trẻ tái tạo lại những hành động cũng như thái độ
của người khác và các mối quan hệ giữa họ với nhau. Đây là sự phản ánh độc
đáo của trẻ về đời sống xã hội của con người mà nổi bật hơn cả là mối quan
hệ giữa người với người. Trong khi chơi, trẻ nhập vào các vai và cố gắng
hành động phù hợp với vai mà mình đảm nhận đồng thời trẻ tự thiết lập quan
hệ với các vai chơi khác nhau trong trị chơi.
Ví dụ: Khi đóng vai là cơ giáo, trẻ bắt chước các cử chỉ, điệu bộ, dáng
đi, giọng nói của cơ giáo và tự thiết lập quan hệ với các bạn đóng vai là HS.
1.4.2. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề
Trong TCĐVTCĐ, trẻ sẽ tự nghĩ ra dự định chơi, lập kế hoạch chơi,
phân vai chơi và chuẩn bị phương tiện phù hợp với dự định chơi ban đầu
(hoặc do GV chuẩn bị),… Trẻ ln đứng ở vị trí của chủ thể hành động (chủ
động thiết lập mối quan hệ với bạn cùng chơi, phát triển trò chơi,…)
TCĐVTCĐ bao giờ cũng có các vai, có chủ đề, có nội dung và các mối
quan hệ (quan hệ thực và quan hệ chơi), có hồn cảnh tưởng tượng. Tất cả các
thành tố này liên quan mật thiết với nhau. Nếu thiếu một trong các thành tố kể
trên thì lúc ấy khơng cịn là trị chơi đóng vai theo chủ đề nữa.

18



×