Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
************

PHẠM THỊ HUYỀN

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG
DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
Ở TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo khoa Tiểu
học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là PGS.TS Đỗ Thị Thu Hƣơngngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện khóa luận của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hƣớng


dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hƣơng. Kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ những nguồn
khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Huyền


DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Dịch nghĩa

LTVC

Luyện từ và câu

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK


Sách giáo khoa

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3
7. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................4
NỘI DUNG .................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm trò chơi và trò chơi ô chữ ................................................................5
1.1.1.1 Khái niệm trò chơi...........................................................................................5
1.1.1.2 Khái niệm trò chơi ô chữ.................................................................................6
1.1.2 Lƣợc sử phát triển của trò chơi ô chữ ...............................................................6
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng “Trò chơi ô chữ” trên thế giới ...................6
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng “Trò chơi ô chữ” ở Việt Nam....................7
1.1.3. Đặc điểm học sinh Tiểu học ..............................................................................7
1.1.3.1 Năng lực tƣ duy của học sinh Tiểu học...........................................................7
1.1.3.2. Sự phát triển trí tuệ của học sinh Tiểu học ...................................................8
1.1.3.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học .........................9

1.1.3.4. Sự chú ý của học sinh Tiểu học .....................................................................9
1.1.3.5. Trí nhớ của học sinh Tiểu học........................................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................10
1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu .............................................10
1.2.1.1 Vị trí của Luyện từ và câu .............................................................................10
1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu....................................................10


1.2.2 Nội dung, chƣơng trình dạy học Luyện từ và câu trong toàn bộ bậc Tiểu học
...................................................................................................................................11
1.2.3 Khái quát về chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5..........................15
1.2.3.1 Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 ............................................15
1.2.3.2 Các kiểu bài học Luyện từ và câu trong SGK và cách tổ chức dạy học .......16
1.3 Các kiểu loại trò chơi ô chữ ................................................................................19
1.3.1 Trò chơi ô chữ chứa từ khóa ............................................................................19
1.3.2 Trò chơi ô chữ không chữ từ khóa ...................................................................21
1.4 Thực trạng việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5 và
hứng thú của các em với trò chơi ô chữ ....................................................................25
1.4.1 Thực trạng việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5 25
1.4.2 Hứng thú của học sinh đối với trò chơi ô chữ ..................................................26
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ Ô CHỮ THEO CHỦ ĐỀ TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 ...................................................................................27
2.1 Yêu cầu cơ bản khi thiết kế một trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu
lớp 5 ...........................................................................................................................27
2.2 Xây dựng quy trình thiết kế trò chơi ô chữ và hƣớng dẫn thiết kế trò chơi ô chữ
trên một số phần mềm ...............................................................................................27
2.2.1. Quy trình thiết kế một trò chơi ô chữ hỗ trợ cho việc dạy và học phân môn
Luyện từ và câu ở Tiểu học .......................................................................................27
Bƣớc 1: Xác định mục đích thiết kế ..........................................................................28
2.2.2. Hƣớng dẫn thiết kế ô chữ trên các phần mềm.................................................29

2.4. Hƣớng dẫn cách sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5 .44
2.4.1 Hƣớng dẫn luật chơi trò chơi ô chữ .................................................................44
2.4.2 Sự chuẩn bị của giáo viên, học sinh .................................................................45
2.4.3 Những lƣu ý khi thực hiện chơi trò chơi ô chữ ................................................45
CHƢƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ..............................................................46
3.1 Đối tƣợng thực nghiệm .......................................................................................46
3.2 Địa điểm thực nghiệm .........................................................................................46


3.3 Nội dung thực nghiệm .........................................................................................46
3.4 Kết quả thực nghiệm ...........................................................................................56
KẾT LUẬN ...............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, đất nƣớc ta đang cần
nhiều trí thức và lao động có tay nghề, có kỹ năng, có bản lĩnh và hoài bão cống
hiến vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ này,
ngành giáo dục luôn giữ vai trò nòng cốt. Điều này đã đặt ra cho ngành giáo dục
nƣớc ta vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Việc đổi mới nội dung và phƣơng
pháp giáo dục phải gắn liền với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; tổ
chức hoạt động dạy học phải đƣợc đa dạng hoá bằng nhiều hình thức để phát huy
tinh thần say mê học tập, tích cực hoá hoạt động của học sinh. Cùng với việc phổ
cập Internet và các website, diễn đàn tự học, trò chơi ô chữ hỗ trợ tích cực cho việc
học tập đang là một vấn đề đƣợc quan tâm của ngành giáo dục.
Trò chơi ô chữ là một trong những nguồn tƣ liệu trò chơi trí tuệ hỗ trợ hữu ích
cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy-học. Đây không chỉ là một trò chơi

đơn thuần mà còn là một hình thức học tập tăng khả năng tƣ duy của ngƣời chơi nếu
đƣợc thiết lập và sắp xếp phù hợp với chƣơng trình học. Bên cạnh đó, hình thức vừa
học vừa chơi mang lại cho ngƣời học sự hứng thú, tăng cƣờng khả năng ghi nhớ
kiến thức.
Thông qua trò chơi ô chữ học sinh đƣợc phát triển về cả thể lực lẫn trí tuệ, nhân
cách, giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời đáp ứng đƣợc cả hai nhu cầu
của học sinh, đó là “nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập”. Do đó ngƣời giáo viên
cần phải biết sáng tạo, sử dụng hài hòa các phƣơng pháp khác nhau để giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyết vấn đề do
yêu cầu cuộc sống đặt ra.
Trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, chúng tôi đã thƣờng xuyên áp
dụng trò chơi ô chữ vào trong các tiết học LTVC lớp 5. Chúng tôi nhận thấy trò
chơi ô chữ thực sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, giờ
học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh. Từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề
tài: “Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5”.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc đã có những công trình nghiên cứu xung quanh
trò chơi ô chữ và sử dụng trò chơi ô chữ trong quá trình dạy học môn Tiếng việt ở
Tiểu học.
Với 99 ô chữ, định hƣớng theo 99 chủ đề khác nhau, có thể nói "Tiếng Việt: Hành
trình qua các ô chữ" của TS Phạm Văn Tình (Nhà xuất bản Tri thức) là cuốn sách
giới thiệu một cách hệ thống trò chơi ô chữ - một trò chơi đang trở nên khá quen
thuộc với mọi ngƣời. Lời đố trong ô chữ của ông đơn giản, không cầu kỳ, lời giải
nhẹ nhàng, dí dỏm và tạo cảm hứng cho ngƣời chơi. Có thể nói nhƣ tác giả là "mỗi
ô chữ, một chân trời mở" (tr. 9) rất thú vị và rất giá trị. Các từ xuất hiện ở hàng
ngang và từ khóa ở hàng dọc đều chung một chủ điểm lớn, ví dụ nhƣ: Đất nƣớc,

Nƣớc và tài nguyên nƣớc….
Tiếp đó có thể kể đến công trình nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh
Thu đƣợc thể hiện qua cuốn “Vui học Tiếng Việt”. Cuốn sách tập hợp những trò
chơi ô chữ, yêu cầu ngƣời đọc phải tìm những từ còn thiếu trong câu thàng ngữ, tục
ngữ hoặc một câu thơ. Từ mà bạn đọc tìm ra chính là từ khóa của ô chữ.
Trong cuốn “Vui học Tiếng việt”, tác giả Trần Mạnh Hƣởng cũng thiết kế khá
nhiều trò chơi ô chữ. Cách thiết kế trò chơi ô chữ của ông khác với cách thiết kế ô
chữ của TS. Phạm Văn Tình, ông đƣa ra những vòng xoay ô chữ thành ngữ, tục ngữ
với các chủ đề nhƣ: thành ngữ, tục ngữ về loài vật và về loài chim nhằm rèn cho HS
sự nhanh nhẹn và tƣ duy nhạy bén.
Gần đây nhất, tác giả Lê Thị Lan Anh cũng đã bày tỏ quan điểm của mình về việc
sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học qua cuốn “ Dạy học thành ngữ, tục ngữ ở Tiểu
học qua trò chơi ô chữ” (NXB Hồng Đức). Cuốn sách đã cung cấp cho ngƣời đọc
130 ô chữ bao gồm các chủ điểm khác nhau. Số lƣợng ô chữ đã sử dụng tới hơn
1000 thành ngữ, tục ngữ nhằm củng cố, mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ cho học
sinh Tiểu học.

2


3. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và ứng dụng trò chơi ô chữ trong dạy - học Luyện từ và câu lớp 5 phân
môn Tiếng Việt ở Tiểu học, khóa luận nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
giờ dạy Luyện từ và câu lớp 5. Từ đó, Góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Tiếng
Việt bậc Tiểu học thông qua tích cực hoá hoạt động học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu tài liệu về “trò chơi ô chữ” nhằm xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở thực
tiễn của đề tài từ đó thiết lập các bƣớc và yêu cầu cần thiết trong việc xây dựng một
ô chữ.

- Thiết kế các ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5.
- Thiết kế một số giáo án LTVC cho học sinh lớp 5 trong đó có sử dụng trò chơi ô
chữ.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động thiết kế trò chơi ô chữ trong phân môn Luyện từ và
câu lớp 5 ở Tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế trò chơi ô chữ trong phân môn LTVC theo chuẩn
kiến thức và kỹ năng cần đạt đối với môn Tiếng Việt 5.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan
để làm cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài.
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: Trò chuyện với giáo viên và học sinh để điều tra
tình hình áp dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực
trò chơi ô chữ để tìm hiểu cơ sở của việc ứng dụng trò chơi ô chữ vào tổ chức hoạt
động dạy và học.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.

3


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung của khóa luận
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2. Thiết kế một số trò chơi ô chữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và
câu lớp 5.
Chƣơng 3. Giáo án thực nghiệm


4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm trò chơi và trò chơi ô chữ
1.1.1.1 Khái niệm trò chơi
Trong cuốn từ điển Tiếng việt, do trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007 đã
định nghĩa: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí.” Trò là hoạt động
diễn ra trƣớc mắt ngƣời khác để mua vui. Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi,
nhằm mục đích mang lại niềm vui. Trò chơi là một thuật ngữ và mang hai nghĩa
khác nhau tƣơng đối xa:
+ Nghĩa thứ nhất: “ Trò chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh, thách thức với
ngƣời tham gia phải biết quy tắc, mục đích, kết quả và yêu cầu”.
+ Nghĩa thứ 2: “Trò chơi là những công việc đƣợc tổ chức và tiến hành dƣới hình
thức chơi”.
Trong cuốn “Giáo dục học trẻ em” tập III, NXB ĐHQG Hà Nội (1997) đã cho
rằng “Trò chơi là một hoạt động học tập - tự do và tự nguyện của đứa trẻ”.
Trong Giáo dục thì cho rằng: “Trò chơi là một phƣơng pháp giáo dục thực hành
hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách-trí dục của trẻ em”
Có rất nhiều ý kiến và định nghĩa đƣa ra xung quanh khái niệm trò chơi, nhƣng
tóm lại trò chơi là một hoạt động tự nhiên (có luật lệ, quy tắc) và cần thiết để thỏa
mãn nhu cầu giải trí của con ngƣời.
Trò chơi có những đặc trƣng cơ bản nhƣ:
+ Trò chơi là một loại hình đặc trƣng trong học tập cung nhƣ trong cuộc sống lao
động của con ngƣời
+ Trò chơi phải có mục đích và nội dung nhất định, các chủ đề xuất hiện trong trò
chơi phải phù hợp với từng lứa tuổi, tâm lý HS. Trò chơi cũng phải có những quy
tắc, luật lệ bắt buộc ngƣời chơi phải tuân theo.


5


+ Trò chơi phải mang tính giải trí thƣ giãn cao nhƣng vẫn phải đảm bảo thông tin
kiến thức cần cung cấp trong bài học hay giáo dục học sinh ở những khía cạnh khác
nhau trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
1.1.1.2 Khái niệm trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ (crossword puzzle) là một trò chơi trí tuệ ra đời từ xa xƣa và rất
thông dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trò chơi ô chữ là hình thức ngƣời tổ chức
đƣa ra những ô vuông để trống, yêu cầu ngƣời chơi phải điền cho đúng những chữ
mà ngƣời tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một “chìa khoá”. Căn cứ vào “chìa
khoá” và năng lực của bản thân ngƣời chơi có thể hoàn thành ô chữ. Các ô chữ chứa
các bí ẩn ngôn ngữ kích thích trí tò mò, khát khao khám phá của học sinh.
1.1.2 Lược sử phát triển của trò chơi ô chữ
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng “Trò chơi ô chữ” trên thế giới
Ô chữ là một trò chơi ngôn ngữ trí tuệ đã trở nên thông dụng ở nhiều nƣớc trên
thế giới. Tháng Giêng năm 1901, trong khi chịu án tại nhà tù Prêtoria (Nam Phi),
Victor Orwill chơi trò viết những chữ cái lên các ô vuông trên tờ giấy kẻ karô. Anh
phát hiện ra những chữ cái đó ngẫu nhiên tạo thành những từ thú vị ở các giao điểm.
Anh gửi “công trình lao động” của mình tới tòa soạn của một tờ báo ở thủ đô và đã
đƣợc cho đăng. Ngay lập tức, ô chữ (crossword puzzle) của Orwill đƣợc đông đảo
độc giả đón nhận và say mê giải. Tờ báo này trờ thành một ấn phẩm có số lƣợng
phát hành rất lớn. Trò chơi này nhanh chóng lan truyền khắp thế giới, thu hút ngƣời
chơi bao gồm cả giải đố và sáng tác.
Ở Nga, trò chơi ô chữ có tên là “Kpoccbopabi”, một chuyên mục không thể thiếu
trên các báo.
Ở Mỹ, các cuộc thi ô chữ thƣờng đƣợc tổ chức trực tuyến trên mạng với các giải
thƣởng lớn. Có đến hơn 30 triệu ngƣời say mê các ô chữ đƣợc in trên báo, tạp chí
hay trên bìa của những quyển sách. Tờ báo nổi tiếng “New York Times” có một ủy

viên hội đồng biên tập đặc trách và rất nhiều biên tập viên chuyên thiết kế những
bảng ô chữ mới để phục vụ cho các độc giả.

6


Ở Nhật, trò chơi này cũng rất đa dạng, điển hình là các ô số SUDOKU đƣợc nhiều
đọc giả trong nƣớc và trên thế giới quan tâm.
Trên thế giới có rất nhiều website có những mục riêng dành cho trò chơi ô chữ và
những phần mềm tạo riêng cho việc thiết kế trò chơi ô chữ đƣợc bán qua Internet.
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng “Trò chơi ô chữ” ở Việt Nam
Trò chơi Ô chữ du nhập vào Việt Nam từ rất sớm: Ô chữ xuất hiện vào ngày 17
tháng 3 năm 1933 tại mục “Xếp chữ ô” (trang 15) trên báo Phong Hóa, sau đó các
ô chữ xuất hiện đều đặn trên tờ báo này.
Gần đây, những “game show” quen thuộc và hấp dẫn khán giả nhƣ “Chiếc nón kỳ
diệu” hoặc “Ai là triệu phú”, “Đƣờng lên đỉnh Ôlympia”, v.v.. đã sử dụng trò chơi ô
chữ hoặc biến tấu từ trò chơi ô chữ. Hiện nay, khá nhiều báo, tạp chí… sử dụng loại
hình giải trí này để thu hút sự theo dõi của độc giả cũng nhƣ tạo dấu ấn riêng biệt
cho ấn phẩm ví dụ nhƣ: Hoa học trò, Mực tím, Áo trắng, Tuổi trẻ,… đã xuất hiện
những ô chữ tổng hợp nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay đã có những cuốn sách trò chơi ô chữ cũng đã đƣợc xuất bản. Sách: Trò
chơi Ô chữ của NXB Trẻ do hai tác giả Trần Phiêu và Trần Thị Kim Thoa biên
soạn. Sách: Phát Âm - Trò Chơi Ô Chữ, NXB Đà Nẵng. Sách: Tiếng Việt – Hành
trình qua các ô chữ (tập 1) của Tiến sĩ Ngôn ngữ học Phạm Văn Tình.
Trong dạy học, một số giáo viên đã thiết kế trò chơi ô chữ phục vụ cho việc cũng
cố bài học và dùng trong các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ. Tuy nhiên việc đƣa ô
chữ vào dạy học trong trƣờng tiểu học chƣa phổ biến, hình thức ô chữ kém đa dạng
do việc thiết kế mất nhiều thời gian, đồng thời nhiều giáo viên còn gặp khó khăn
trong việc thiết kế và ứng dụng ô chữ vào các tiết dạy một cách linh hoạt.
1.1.3. Đặc điểm học sinh Tiểu học

1.1.3.1 Năng lực tư duy của học sinh Tiểu học
Quá trình tƣ duy của con ngƣời trải qua hai giai đoạn: tƣ duy cảm tính (nhận thức,
phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động) và tƣ duy
trừu tƣợng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận
thông qua phân tích, tổng hợp…).

7


Đối với học sinh Tiểu học, do đặc điểm lứa tuổi, các em chủ yếu tƣ duy cảm tính
bằng tri giác ở những lớp đầu cấp rồi dần dần tƣ duy trừu tƣợng ở những lớp cuối
cấp.
1.1.3.2. Sự phát triển trí tuệ của học sinh Tiểu học
a. Nhận thức cảm tính
Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát
triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Tri giác của học sinh tiểu học mang tính
đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, đến cuối tuổi tiểu học tri giác
bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc
sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng - tri
giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm
các bài tập từ dễ đến khó,...)
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang
màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thƣờng, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm
nhận, tri giác tích cực và chính xác.
b. Nhận thức lý tính
Tƣ duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan hành
động. Các phẩm chất tƣ duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng khái
quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái
quát hóa lý luận. Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so
với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tƣởng tƣợng còn đơn giản, chƣa
bền vững và dễ thay đổi.Đến cuối tiểu học, tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn
thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng sáng
tạo tƣơng đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả
năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, tƣởng tƣợng của các em trong giai
đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc,
hiện tƣợng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.

8


Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tƣ duy và trí tƣởng tƣợng của các em
bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra
cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động
nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính
của mình một cách toàn diện.
1.1.3.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu
xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn
thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có
khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân
thông qua các kênh thông tin khác nhau. Các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn
ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hƣớng hứng thú của trẻ vào các loại sách
báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi
đồng,....đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện
đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ
có đƣợc một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
1.1.3.4. Sự chú ý của học sinh Tiểu học
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của
mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý

chí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một
bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời
gian, trẻ đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và
cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Biết đƣợc điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập
đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động
theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều
này là vô cùng quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ.
1.1.3.5. Trí nhớ của học sinh Tiểu học

9


Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng. Ghi nhớ
có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp
dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em...
Nắm đƣợc điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và
đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ,
các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm
bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi
nhớ kiến thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
1.2.1.1 Vị trí của Luyện từ và câu
Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị
trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao
tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của
việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ
thống hoá làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu

biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các
kiểu câu để thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho HS có khả
năng hiểu các câu nói của ngƣời khác. Luyện từ và câu có vai trò hƣớng dẫn học
sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
a) Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các
em.
Nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau:
Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của
học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm
đƣợc tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những
khả năng phát hiện ra những từ mới chƣa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một

10


số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những
sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
Hệ thống hóa vốn từ: Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống
trong trí nhớ của mình để tích luỹ từ đƣợc nhanh chóng và tạo ra tính thƣờng trực
của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói đƣợc thuận lợi. Công việc
này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng,
đặt từ trong hệ thống liên tƣởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa,
đồng âm, cùng cấu tạo…, tức là kĩ năng liên tƣởng để huy động vốn từ.
Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ
trong lời nói và lời viết của học sinh, đƣa từ vào trong vốn từ tích cực đƣợc học sinh
dùng thƣờng xuyên. Tích cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong
hoạt động nói năng của mình.
Dạy cho học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợp với
hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.

b) Cung cấp một số kiến thức về từ và câu
Trên cơ sở vốn ngôn ngữ có đƣợc trƣớc khi đến trƣờng, từ những hiện tƣợng cụ
thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến
thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Luyện từ và câu
trang bị cho HS những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của
chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại; các
kiến thức về câu nhƣ cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu
và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện
tƣ duy và giáo dục thẩm mĩ cho HS.
1.2.2 Nội dung, chương trình dạy học Luyện từ và câu trong toàn bộ bậc Tiểu
học
Ở lớp 1 chƣa có tiết Luyện từ và câu, ở lớp 2 và lớp 3 mỗi tuần có 1 tiết, ở lớp 4 và
lớp 5 có 2 tiết mỗi tuần (chƣa kể các tuần ôn tập). Phân môn Luyện từ và câu có
nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS và trang bị cho các em một số kiến thức về từ,

11


câu. ở lớp 2 và lớp 3 chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết
chúng thông qua các bài tập thực hành. ở lớp 4 và lớp 5, các kiến thức lí thuyết
đƣợc học thành tiết riêng. Đó là các nội dung nhƣ từ và cấu tạo từ, các lớp từ (đồng
nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa), từ loại, câu, các kiểu câu, thành phần câu,
dấu câu, biện pháp liên kết câu. Ngoài ra, chƣơng trình còn cung cấp cho HS một số
kiến thức ngữ âm - chính tả nhƣ tiếng, cấu tạo tiếng.
Những nội dung trên đƣợc đƣợc phân bố theo các lớp nhƣ sau:
a) Về vốn từ
Nội dung vốn từ cung cấp cho HS: Ngoài các từ ngữ đƣợc dạy qua các bài tập đọc,
chính tả, tập viết, … học sinh đƣợc cung cấp vốn từ một cách có hệ thống trong các
bài từ ngữ theo chủ đề. Chƣơng trình đã xác định vốn từ cần cung cấp cho HS. Đó

là những từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung quanh nhƣ công việc của HS
ở trƣờng và ở nhà, tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nƣớc, những phẩm
chất và hoạt động của con ngƣời... Những từ ngữ đƣợc dạy ở Tiểu học gắn với việc
giáo dục cho HS tình yêu gia đình, nhà trƣờng, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao
động...
Lớp 2
Học sinh học thêm khoảng 300 − 350 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ quen thuộc
và nghĩa của một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: học tập; ngày,
tháng, năm; đồ dùng học tập; các môn học; họ hàng, đồ dùng và công việc trong
nhà; tình cảm, công việc gia đình; tình cảm gia đình; vật nuôi; các mùa, thời tiết,
chim chóc, các loài chim; muông thú, loài thú; sông biển; cây cối; Bác Hồ; nghề
nghiệp. Ngoài ra vốn từ còn đƣợc cung cấp ở các chủ đề mở rộng vốn từ theo ý
nghĩa khái quát của từ (từ loại) trong các bài nhƣ: Từ chỉ sự vật, Từ chỉ hoạt động,
Từ chỉ hoạt động, trạng thái, Từ chỉ đặc điểm, Từ chỉ tính chất và trong một bài về
lớp từ: Từ trái nghĩa.
Lớp 3
Học sinh học thêm khoảng 400 – 450 từ ngữ (kể cả một số thành ngữ, tục ngữ
quen thuộc và nghĩa của một số yếu tố gốc Hán thông dụng và một số từ địa

12


phƣơng) theo các chủ đề: thiếu nhi; gia đình; trƣờng học; cộng đồng; quê hƣơng; từ
địa phƣơng; các dân tộc; thành thị, nông thôn; Tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội,
thể thao, các nƣớc, thiên nhiên. Ngoài ra, vốn từ còn đƣợc mở rộng trong các bài ôn
tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Lớp 4
Học sinh học thêm khoảng 500 – 550 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số
yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: nhân hậu, đoàn kết; trung thực, tự
trọng; ƣớc mơ, ý chí nghị lực; trò chơi, đồ chơi; tài năng, sức khỏe, cái đẹp, dũng

cảm, khám phá, phát minh; du lịch, thám hiểm; lạc quan.
Lớp 5
Học sinh học thêm khoảng 600 – 650 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số
yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: Tổ quốc, nhân dân; hoà bình, hữu
nghị, hợp tác; thiên nhiên; bảo vệ môi trƣờng; hạnh phúc; công dân; trật tự, an ninh;
truyền thống; nam và nữ; trẻ em, quyền và bổn phận.
b) Các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu
Lớp 2
- Từ và câu.
- Các lớp từ: từ trái nghĩa.
- Từ loại: từ chỉ sự vật, là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Khẳng định, phủ định.
- Cấu tạo câu (thành từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất.
- Các kiểu câu: Ai phần câu): Đặt trả lời câu hỏi “Khi nào?”, Đặt trả lời câu hỏi “ở
đâu?”, Đặt trả lời câu hỏi “Nhƣ thế nào?”, Đặt trả lời câu hỏi “Vì sao?”, Đặt trả lời
câu hỏi “Để làm gì?”.
- Dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm.
- Ngữ âm – chính tả: Tên riêng và cách viết tên riêng.
Lớp 3
- Từ loại: Ôn tập về từ chỉ sự vật, ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, ôn tập về
từ chỉ đặc điểm.
- Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa.

13


- Các kiểu câu: Ôn tập về câu “Ai là gì?”, ôn tập về câu “Ai làm gì?”, ôn tập về câu
“Ai thế nào?”.
- Cấu tạo câu: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”, ôn tập cách đặt và trả
lời câu hỏi “ở đâu?”, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao?”, Đặt và trả lời câu
hỏi “Bằng gì?”.

- Dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm.
Lớp 4
- Cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Từ loại: Danh từ, danh từ chung, danh từ riêng, động từ, tính từ.
- Các kiểu câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi, Dùng câu hỏi với mục đích khác, Giữ
phép lịch sự khi đặt câu hỏi, Câu kể, Câu kể “Ai làm gì?”, Câu kể “Ai thế nào?”,
Câu kể “Ai là gì?”, Luyện tập câu kể “Ai làm gì?”. Câu khiến, Cách đặt câu khiến,
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị, Câu cảm. - Cấu tạo câu (thành phần
câu): Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”, Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”, Vị ngữ
trong câu kể “Ai thế nào?”, Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”, Vị ngữ trong câu
kể “Ai là gì?”, Chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì?”; Thêm trạng ngữ cho câu; Thêm
trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu; Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu; Thêm trạng
ngữ chỉ nguyên nhân cho câu; Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu; Thêm trạng
ngữ chỉ phƣơng tiện cho câu.
- Dấu câu: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang. - Ngữ âm
- chính tả: Cấu tạo tiếng; Cách viết tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam; Cách viết tên
ngƣời, tên địa lí nƣớc ngoài; Cách viết tên các cơ quan, tổ chức, giải thƣởng, danh
hiệu, huân chƣơng.
Lớp 5
- Các lớp từ: Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Từ đồng âm; Dùng từ đồng âm chơi
chữ; Từ nhiều nghĩa.
- Cấu tạo từ: Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
- Từ loại: Đại từ; Đại từ xƣng hô; Quan hệ từ; Luyện tập về quan hệ từ; Ôn tập về
từ loại.

14


- Kiểu câu: Ôn tập về câu; Câu ghép; Cách nối các vế câu ghép; Nối các vế câu
ghép bằng quan hệ từ; Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.

- Dấu câu: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than); Ôn tập về
dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
- Liên kết câu: Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp từ ngữ; Liên kết các câu
trong bài bằng phép thay thế từ ngữ; Liên kết bằng phép nối.
1.2.3 Khái quát về chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
1.2.3.1 Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Phân môn LTVC lớp 5 gồm có 62 tiết trong đó 32 tiết ở HKI và 30 tiết ở HKII
bao gồm các nội dung giảng dạy sau:
a) Mở rộng vốn từ (19 tiết)
- Ở HKI có 9 tiết, vốn từ ngữ đƣợc hệ thống hóa và mở rộng theo các chủ điểm sau:
+ Việt Nam-Tổ quốc em (tuần 2, 3- 2 tiết)
+ Cánh chim hòa bình (tuần 5, 6- 2 tiết)
+ Con ngƣời với thiên nhiên (tuần 8, 9- 2 tiết)
+ Giữ lấy màu xanh (tuần 12, 13- 2 tiết)
+ Vì hạnh phúc con ngƣời (tuần 15- 1 tiết)
- Ở HKII có 10 tiết, vốn từ ngữ đƣợc hệ thống hóa và mở rộng theo các chủ điểm
sau:
+ Ngƣời công dân (tuần 20, 21- 2 tiết)
+ Vì cuộc sống thanh bình (tuần 23, 24- 2 tiết)
+ Nhớ nguồn (tuần 26, 27- 2 tiết)
+ Nam và nữ (tuàn 30, 31- 2 tiết)
+ Những chủ nhân tƣơng lai (tuần 33, 34- 2 tiết)
Ngoài ra, còn có các tiết tổng kết vốn từ để củng cố và mở rộng vốn từ cho học
sinh (3 tiết)
b) Cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ (1 tiết)
Ở lớp 5 có 1 tiết Ôn tập về từ và cấu tạo từ (tuần 17- 1 tiết) để củng cố kiến thức
về từ và cấu tạo từ mà các em đã đƣợc học từ lớp 4.

15



c) Dấu câu (8 tiết)
Phần này tập trung chủ yếu ở HKII, hầu hết đều là các tiết ôn tập về các dấu câu
đã học giúp các em củng cố kiến thức về vai trò cũng nhƣ cách sử dụng của từng
loại dấu câu.
- Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) (tuần 29- 2 tiết)
- Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) (tuần 30, 31, 32- 3 tiết)
- Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) (tuần 32-1 tiết)
- Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép) (tuần 33- 1 tiết)
- Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) (tuần 34- 1 tiết)
d) Từ loại (18 tiết)
Phần kiến thức này chủ yếu tập trung ở HKI
- Từ đồng nghĩa (tuần 1, 2, 3- 4 tiết)
- Từ trái nghĩa (tuần 4- 2 tiết)
- Tƣ đồng âm (tuần 5, 6- 2 tiết)
- Từ nhiều nghĩa (tuần 7, 8- 3 tiết)
- Đại từ (tuần 9, 11- 2 tiết)
- Quan hệ từ (tuần 11, 12, 13- 3 tiết)
- Ôn tập về từ loại (tuần 14- 2 tiết)
e) Câu (12 tiết)
- Câu ghép (tuần 19, 20, 21, 22, 23, 24- 8 tiết)
- Liên kết câu (tuần 25, 26, 27- 4 tiết)
1.2.3.2 Các kiểu bài học Luyện từ và câu trong SGK và cách tổ chức dạy học
Dựa vào mục đích và nội dung dạy học, ta có thể phân loại các bài học Luyện từ
và câu thành hai loại: bài lí thuyết và bài thực hành.
a) Cấu trúc của bài lí thuyết gồm ba phần: nhận xét, ghi nhớ và luyện tập.
Phần Nhận xét đƣa ra ngữ liệu chứa hiện tƣợng ngôn ngữ cần nghiên cứu. Đó là
những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn. Hiện tƣợng ngôn ngữ cần tìm hiểu nhiều
lúc đƣợc lƣu ý bằng cách in nghiêng hoặc in đậm. Phần nhận xét có các câu hỏi gợi
ý giúp HS tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tƣợng đƣợc khảo sát.


16


Giáo viên phải dẫn dắt, gợi mở để HS trả lời các câu hỏi này. Trả lời đúng, HS sẽ
phát hiện ra những tri thức cần phải học, những quy tắc cần ghi nhớ.
Phần Ghi nhớ là kết luận đƣợc rút ra một cách tự nhiên từ phần Nhận xét. Đó cũng
chính là nội dung lí thuyết và các quy tắc sử dụng từ, câu cần cung cấp cho HS. Học
sinh cần ghi nhớ nội dung này. Giáo viên phải có biện pháp dạy học để HS không
phải học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn.
Phần Luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp HS củng cố và vận dụng
những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể. Các bài tập này có hai
nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập.
b) Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm:
+ Tên bài
+ Các bài tập từ 3-5 bài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Các bài học mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, ôn tập, tổng kết đều đƣợc thể hiện dƣới
hình thức bài tập thực hành. Những kiểu bài tập thực hành chủ yếu là:
+ Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho.
+ Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ.
+ Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ.
+ Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ.
+ Đặt câu với từ ngữ đã cho.
+ Lập bảng tổng kết kiến thức đã học.
+ Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
c) Định hƣớng tổ chức dạy học Luyện từ và câu
Dạy học LTVC có thể chia thành hai phần: dạy lí thuyết, quy tắc sử dụng từ, câu và
dạy thực hành từ, câu.
*Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu
Phân môn LTVC hầu hết đều mang tính chất thực hành nên các kiến thức lí thuyết

chỉ đƣợc giới thiệu cho HS ở mức sơ giản và tập trung chú trọng đến các quy tắc sử
dụng từ, câu.

17


Phần Luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp HS củng cố và vận dụng
những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể. Các bài tập này có hai
nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập đó là bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
- Bài tập nhận diện giúp HS nhận ra hiện tƣợng về từ và câu cần nghiên cứu. Ở
mức yêu cầu thấp, những hiện tƣợng này đƣợc nêu sẵn trong các ngữ liệu khác.
Mức yêu cầu cao hơn, HS phải tự tìm các hiện tƣợng về từ, câu vừa học trong vốn
tiếng Việt của mình.
- Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho HS sử dụng những đơn vị từ ngữ, ngữ pháp
đã học vào hoạt động nói năng của mình.
*Tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câu-bài tập làm giàu vốn từ
Các bài tập làm giàu vốn từ (hay còn gọi là mở rộng vốn từ) đƣợc chia thành ba
nhóm lớn: bài tập dạy nghĩa từ, bài tập hệ thống hóa vốn từ, bài tập sử dụng từ (tích
cực hóa vốn từ)
b1. Bài tập dạy nghĩa từ
Các bài tập dạy nghĩa từ đƣợc quan niệm là những bài tập nhằm làm rõ nghĩa của
các đơn vị mang nghĩa nhƣ tiếng, từ, cụm từ, các thành ngữ, tục ngữ. Ở Tiểu học,
ngƣời ta thƣờng nêu một số biện pháp giải nghĩa nhƣ sau:
+ Giải nghĩa bằng trực quan
+ Giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác.
+ Giải nghĩa các từ bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
+ Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố (tiếng) và giải nghĩa từng
thành tố này.
+ Giải nghĩa bằng định nghĩa:
b2. Bài tập hệ thống hóa vốn từ

Trong SGK Tiếng Việt, kiểu bài tập hệ thống hoá vốn từ chiếm tỉ lệ cao suốt từ
lớp 2 đến lớp 5. Dựa vào đặc trƣng của hoạt động liên tƣởng khi tìm từ ngữ, có thể
chia bài tập hệ thống hoá vốn từ thành nhiều nhóm, dạng:
*Nhóm bài tập tìm từ
- Bài tập tìm từ có cùng chủ đề

18


×