Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài thuộc chi mua (melastoma l ) họ mua (melastomataceae juss ) thu tại xã ngọc thanh thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------------

NGUYỄN XUÂN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC
LOÀI THUỘC CHI MUA (MELASTOMA L.) - HỌ
MUA (MELASTOMATACEAE JUSS.) THU
TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
------------------

NGUYỄN XUÂN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC
LOÀI THUỘC CHI MUA (MELASTOMA L.) - HỌ
MUA (MELASTOMATACEAE JUSS.) THU
TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Thực vật học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. Khuất Văn Quyết

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
khoa học của ThS. Khuất Văn Quyết, cán bộ giảng dạy của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo thuộc khoa Sinh - Kỹ thuật
Nông nghiệp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo
thuộc bộ môn Thực vật - Vi sinh, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, cũng như tạo
những điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt nhất khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về tài liệu và mẫu vật nghiên cứu của
Phòng tiêu bản thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bảo tàng thực vật Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Phòng tiêu bản thực vật - Viện Dược
liệu…, Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, nơi tôi đã đến điều tra nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân, gia đình và bạn bè đã
luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Xuân Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp này là

trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Xuân Hương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đặc điểm hình thái và hệ thống phân loại chi Mua
(Melastoma L.) trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................................3
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................5
1.1.3. Tại xã Ngọc Thanh ............................................................................................7
1.2. Tổng quan nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu chi Mua (Melastoma L.) trên thế
giới và ở Việt Nam ......................................................................................................7
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.....................................................................................................................................9
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................9
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................9
2.3. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................9
2.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................10
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................10
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu phân loại .................................................................10
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu .................................................................12
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Mua
(Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh .....................................................................13
2.5.4. Phương pháp kế thừa .......................................................................................13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................14

3.1. Vị trí phân loại và hệ thống của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................14
3.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................15
3.2.1. Đặc điểm hình thái của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã Ngọc Thanh .15


3.2.2. Đặc điểm giải phẫu của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã Ngọc Thanh 17
3.3. Đặc điểm sinh học của các loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................23
3.3.1. Melastoma dodecandrum Lour. - Mua lùn .....................................................23
3.3.2. Melastoma bauchei Guillaumin - Mua bauche ...............................................27
3.3.3. Melastoma sanguineum Sims. - Mua bà .........................................................31
3.3.4. Melastoma candidum D. Don - Mua vảy ........................................................38
3.3.5. Melastoma malabathricum L. ssp. normale Meyer - Mua thường .................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu ......................................10
Ảnh 3.1. Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của chi Mua thu tại xã Ngọc Thanh ..........20
Ảnh 3.2. Đặc điểm cơ quan sinh sản của chi Mua thu tại xã Ngọc Thanh ...............21
Ảnh 3.3. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của chi Mua thu tại xã Ngọc Thanh ...22
Ảnh 3.4. Melastoma dodecandrum Lour. .................................................................25
Ảnh 3.5. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của loài Melastoma dodecandrum Lour. ...26
Ảnh 3.6. Melastoma bauchei Guillaumin .................................................................29
Ảnh 3.7. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của loài Melastoma bauchei Guillaumin ...30
Ảnh 3.8. Melastoma sanguineum Sims. ....................................................................34

Ảnh 3.9. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của loài Melastoma sanguineum Sims. ...35
Ảnh 3.10. Melastoma sanguineum Sims. var. gaudichaudianum (Naudin) K.V.
Quyet et D.T. Xuyen .................................................................................................36
Ảnh 3.11. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của loài Melastoma sanguineum Sims.
var. gaudichaudianum (Naudin) K.V. Quyet et D.T. Xuyen ...................................37
Ảnh 3.12. Melastoma candidum D. Don ...................................................................40
Ảnh 3.13. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của loài Melastoma candidum D. Don ..41
Ảnh 3.14. Melastoma malabathricum L. ssp. normale Meyer .................................44
Ảnh 3.15. Đặc điểm giải phẫu thân non và lá của loài Melastoma malabathricum L.
ssp. normale Meyer .....................................................................................................45


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN
(Có liên quan đến công trình này)

HN
HNMM

Hanoi Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources,
Hanoi, Vietnam.
Herbarium, Institute of Medicinal Materies, Hanoi, Vietnam.

HNU

Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam.

HPU2

Department of Botany, Hanoi Pedagogical University No 2, Vietnam.


VNM

Herbarium, Institute of Tropical Biology, Hochiminh City, Vietnam.


MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Ngọc Thanh là một xã nằm ở phía Bắc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, với
diện tích tự nhiên là 7.732,68 ha (chiếm 64,3% diện tích tự nhiên của thị xã Phúc
Yên). Nằm ở vị trí bản lề giữa vùng đồng bằng và vùng đồi núi trung du nên địa
hình, khí hậu của xã Ngọc Thanh rất đa dạng: phía Bắc giáp núi Tam Đảo có các
đỉnh núi cao khoảng 411 m, độ cao giảm dần xuống phía Nam, khí hậu do vậy mà
có độ ẩm khá cao, những vùng thung lũng phía Nam có độ ẩm thấp hơn; nằm trên
địa bàn xã Ngọc Thanh còn có hồ nhân tạo lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc - hồ Đại
Lải, khí hậu ở ven hồ này luôn mát mẻ, trong lành. Bên cạnh đó, Trạm Đa dạng
Sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - được coi là “hành
lang xanh” của Vườn quốc gia Tam Đảo, cũng nằm trên địa bàn của Xã. Với sự đa
dạng về địa hình và khí hậu như vậy nên hệ thực vật ở xã Ngọc Thanh khá phong
phú, nhất là hệ thực vật có mạch. Ở xã Ngọc Thanh có hàng nghìn ha rừng bao gồm
chủ yếu là các hệ sinh thái rừng thứ sinh, rừng trồng và cây bụi; trong nhóm thực
vật có mạch ở nơi đây, các loài cây bụi và cây gỗ có chiều cao thấp hoặc trung bình
chiếm ưu thế. Trong số các loài cây bụi có phân bố tại Xã, ta có thể dễ dàng bắt gặp
các loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) ở ven các đường mòn hay ven suối hoặc các
bãi hoang (thường mọc thành các bụi dày) …
Chi Mua (Melastoma L.) thuộc vào họ Mua (Melastomataceae Juss.). Ở Việt
Nam, tuy chi Mua là một chi nhỏ (theo Nguyễn Kim Đào (2003) [8] trong công
trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” ghi nhận danh lục của 16 loài thuộc chi
Mua có phân bố ở Việt Nam), nhưng chúng có mặt ở nhiều nơi và đóng vai trò quan
trọng trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh và trảng cây bụi trên cả nước, trong đó có
xã Ngọc Thanh. Theo Seung Chul Kim và cộng sự (2015) [34] khi đánh giá đa dạng

các loài thực vật có mạch tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có ghi nhận và mô tả
2 loài thuộc chi Mua là: Melastoma dodecandrum và Melastoma malabathricum.
Tuy nhiên trên cơ sở những điều tra bước đầu, chúng tôi chưa ghi nhận được
loài Melastoma malabathricum, ngoài loài Melastoma dodecandrum còn có một số

1


loài khác thuộc chi Mua có phân bố khá phổ biến tại Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh nói riêng và xã Ngọc Thanh nói chung. Nhiều loài trong số đó được người dân
địa phương sử dụng để làm thuốc hoặc dùng làm thực phẩm … tuy nhiên, họ thường
xuyên bị nhầm lẫn tên gọi của các loài thuộc chi này trong quá trình thu hái.
Để cung cấp cho người dân tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc những dẫn liệu toàn diện về mặt sinh học của các loài thuộc chi Mua có phân
bố tại xã, trên cơ sở đó giúp họ tránh được những nhầm lẫn trong quá trình thu hái
các loài thuộc chi này để làm thuốc hay làm thực phẩm …; đồng thời, cũng góp
phần cung cấp những dẫn liệu cho các nghiên cứu về phân loại họ Mua sau này. Với
mục đích đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các
loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) - họ Mua (Melastomataceae Juss.) thu tại xã
Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc”.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học (bao gồm: đặc điểm hình thái, giải phẫu, phân
bố, giá trị sử dụng và các đặc điểm sinh học, sinh thái khác) của tất cả các loài thuộc
chi Mua (Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc,
nhằm cung cấp dẫn liệu cho những nghiên cứu về phân loại chi Mua, đánh giá đa
dạng sinh học, đánh giá giá trị tài nguyên và những nghiên cứu có liên quan khác ở
xã Ngọc Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu toàn diện về
đặc điểm sinh học của các loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) thu tại xã Ngọc

Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc, làm căn cứ cho các nghiên cứu phân loại chi Mua nói riêng
và họ Mua nói chung ở Việt Nam sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc thu hái, sử
dụng các loài thuộc chi Mua của người dân trên địa bàn xã Ngọc Thanh, bổ sung
dẫn liệu cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học, đánh giá giá trị tài nguyên trên địa
bàn Xã…

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đặc điểm hình thái và hệ thống phân loại chi
Mua (Melastoma L.) trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Chi Mua lần đầu tiên được công bố bởi nhà Thực vật học người Thủy Điển
tên là Linneaus vào năm 1753 [29] trong công trình “Species plantarum”, tác giả đặt
tên cho chi Mua là Melastoma. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu 6 loài
thuộc chi gồm: Melastoma groffularrieides, M. hirta, M. holafericea, M.
malabarica, M. afpera và M. octandra.
Đến năm 1789, A. L. de Jussieu [25] đã xếp chi Melastoma cùng 8 chi khác
là: Blakea, Tristemma, Topobea, Tibouchina, Mayeta, Tococa, Osbeckia và Rhexia
vào một họ và lấy tên là Melastomataceae, trong đó chi Melastoma được lựa chọn là
chi chuẩn (typus) của họ.
Sau đó, nhiều tác giả cũng đề cập đến chi Melastoma trong các hệ thống của
mình như: Bentham & Hooker (1867) [16], Hutchinson (1959) [23], Kubitzki
(2007) [246, Takhtajan (1987 [35], 1997 [36], 2009 [37])…. tất cả các tác giả này
đều xếp chi Mua (Melastoma) trong họ Mua (Melastomataceae).
Ở mô ̣t số nước lân câ ̣n với Viê ̣t Nam, cũng có các công trình nghiên cứu đề
câ ̣p đế n phân loa ̣i chi Mua - Melastoma và tất cả các công trình này đều xếp chi
Mua trong họ Mua:

C. B. Clarke (1879) [19] khi nghiên cứu hệ thực vật vùng Ấn Độ đã mô tả
vắn tắt đặc điểm hình thái của chi Mua và 6 loài thuộc chi gồm: Melastoma
malabathricum, M. polyanthum, M. normale, M. imbricatum, M. sanguineum và M.
houtteanum. Trong công trình này, tác giả không xây dựng khóa phân loại đến loài,
không có hình vẽ minh họa, không có mẫu nghiên cứu để so sánh...
C. A. Backer và R. C. Bakhuizen (1963) [15], khi nghiên cứu hệ thực vật
trên đảo Java (Inđônêxia) đã mô tả vắn tắt đặc điểm hình thái của chi Mua và 9 loài
thuộc chi như: M. sanguineum, M. malabathricum, M. affine,... Trong công trình

3


này, tác giả đã xây dựng khóa định loại tới loài dựa vào các đặc điểm hình thái
nhưng không có hình vẽ minh họa, không có mẫu nghiên cứu để so sánh,...
C. Chen (1984) [17], khi nghiên cứu hệ thực vật của Trung Quốc đã mô tả
đặc điểm hình thái của chi Mua, cùng 9 loài và 2 phân loài thuộc chi như:
Melastoma dodecandrum, M. intermedium, M. normale, M. candidum,... Tác giả đã
xây dựng khóa định loại đến loài dựa vào các đặc điểm hình thái và có hình vẽ của
loài M. imbricatum. Đến năm 2007, J. Chen & S. S. Renner [18] đã công bố lại
công trình này bằng tiếng Anh trong “Flora of China” nhưng có chỉnh lý, bổ sung
một số thông tin của một số loài thuộc chi.
S. F. Huang & T. C. Huang (1993) [22], khi nghiên cứu hệ thực vật của vùng
lãnh thổ Đài Loan đã mô tả đặc điểm hình thái của chi Mua và 3 loài thuộc chi này
gồm: Melastoma intermedia, M. candidum và M. affine. Trong đó, tác giả có xây
dựng khóa định loại đến loài dựa vào các đặc điểm hình thái và hình vẽ minh họa
cho 2 loài.
K. Meyer (2001) [27] khi nghiên cứu về chi Melastoma ở khu vực Đông
Nam Á đã mô tả đặc điểm hình thái khá chi tiết của chi Mua cùng 23 loài và 2 phân
loài thuộc chi này như: Melastoma beccarianum, M. saigonense, M. toppingii, M.
dodecandrum,…. Trong công trình này, tác giả đã sát nhập chi Otanthera Blume

vào chi Mua dựa vào các dữ liệu thu được khi phân tích nhiều chiều các đặc điểm
hình thái và sinh học phân tử, từ đó thay đổi danh pháp một số loài, xây dựng khóa
định loại đến loài dựa vào các đặc điểm hình thái, có hình vẽ minh họa cho một số
loài. Đây là công trình được coi là đầy đủ danh pháp và mẫu nghiên cứu nhất từ
trước đến thời điểm đó.
S. S. Renner và cộng sự (2001) [33], khi nghiên cứu hệ thực vật của Thái
Lan, đã mô tả vắn tắt đặc điểm hình thái của chi Mua và 8 loài thuộc chi. Trong
công trình này, S. S. Renner tán thành quan điểm của K. Meyer trước đó, từ đó cũng
đã thay đổi danh pháp của một số loài, xây dựng khóa định loại tới loài dựa vào các
đặc điểm hình thái.

4


1.1.2. Tại Việt Nam
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về chi Mua ở Việt Nam còn tương
đối ít. Người đầ u tiên đề cập đến chi Mua là nhà thực vật người Bồ Đào Nha Loureiro trong công trình Thực vật Nam bộ (1790) [30], tác giả đã ghi nhận ở miền
Nam Việt Nam có 2 loài thuộc chi Mua là M. septemnervium và M. dodecandrum.
Những năm đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về chi Mua thường
đều là do người Pháp thực hiện. Đáng lưu ý là công trình “Thực vật chí đại cương
Đông Dương” năm 1921 của Guillaumin [21]. Trong công trình này, tác giả đã mô
tả đặc điểm hình thái của chi Mua và 14 loài thuộc chi này (nhiều tên loài hiện nay
được coi là tên đồng nghĩa), xây dựng khóa định loại tới loài dựa vào các đặc điểm
hình thái, cùng vị trí phân bố của các loài này tại 3 nước Đông Dương. Tuy được
coi là công trình có hệ thống và tương đối đầy đủ nhưng đã qua gần 100 năm, nay
đã bộc lộ nhiều thiếu sót như không trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo, không chỉ
rõ mẫu nghiên cứu của các loài, tên địa danh từ thời Pháp thuộc nay đã thay đổi…
Về sau, các công trình nghiên cứu về chi Mua (Melastoma) thường do người
Việt Nam công bố, tuy vậy các công trình này chủ yếu mang tính chất kiểm kê các
taxon dựa vào 1 hệ thống có sẵn, không đi sâu mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của

các loài.
Năm 1971, trong công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”, Lê Khả Kế
[10] đã mô tả vắn tắt đặc điểm của họ Mua (Melastomataceae), có khóa phân loại
đến chi, và mô tả đặc điểm của một số loài thường thấy. Tuy nhiên công trình này
số loài ít nên tác giả đã không xếp các loài theo chi mà chỉ xếp chúng vào họ, không
có khóa định loại đến loài của từng chi. Riêng chi Mua, tác giả đã mô tả vắn tắt đặc
điểm hình thái của 3 loài gồm: Melastoma dodecandrum, M. sanguineum và M.
malabrathricum.
Năm 1999, trong công trình “Cây cỏ Việt Nam”, Phạm Hoàng Hộ [9] đã mô
tả vắn tắt đặc điểm hình thái của 17 loài thuộc chi Mua kèm theo hình vẽ minh họa
sơ lược. Tuy nhiên, hiện nay một số loài được coi là có tên đồng nghĩa, bản mô tả

5


và hình vẽ còn rất sơ lược, không xây dựng khóa định loại cho các loài, không có
danh pháp, mẫu nghiên cứu để so sánh,…
Năm 2003, trong công trình “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam”, Nguyễn
Kim Đào [8] đã đưa ra danh lu ̣c 16 loài thuô ̣c chi Mua được ghi nhận ở Viê ̣t Nam. Tác
giả đã cung cấ p mô ̣t số dẫn liê ̣u về vùng phân bố , cũng như giá tri ̣ sử du ̣ng các loài
trong chi nhưng các loài chưa có bản mô tả, không có hình vẽ minh họa…
Năm 2017, trong luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Nghiên cứu phân loại
tông Mua (Melastomeae Bartl.), thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở Việt Nam”,
Khuất Văn Quyết [12] đã mô tả đặc điểm phân loại của chi Mua, đồng thời mô tả đặc
điểm, kèm ảnh, hình vẽ của 13 loài, 1 phân loài và 1 thứ mới (do tác giả đề xuất) mà
tác giả xác định được dựa theo hệ thống của S. S. Renner (1993 [32], chỉnh lí năm
2001 [33]). Đây được xem là công trình đầy đủ và hệ thống nhất về chi Mua ở Việt
Nam tính tới thời điểm hiện tại. Tuy vậy, hạn chế của công trình này là tác giả chỉ dựa
vào đặc điểm hình thái, chưa nghiên cứu cấu tạo giải phẫu của các loài, một số tên loài
vẫn còn nghi ngờ do thiếu dẫn liệu, đặc điểm lựa chọn để xây dựng khóa cho chi còn

chưa đặc trưng, gây khó khăn trong quá trình định loại mẫu vật…
Ở Việt Nam, bên cạnh các công trình mang tính kiểm kê các taxon trong họ
Mua nói chung và chi Mua nói riêng, còn có 1 số công trình đề cập đến giá trị sử
dụng của các loài thuộc họ Mua, trong đó có một số đại diện thuộc chi Mua.
Năm 1993, trong công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”, Trần Đình
Lý [11] đã thống kê 16 chi và 17 loài thuộc họ Mua. Trong đó, tác giả chỉ ra loài
chuẩn của chi Mua là Melastoma malabathricum và ghi nhận 2 loài thuộc chi được
sử dụng lấy quả để ăn gồm: M. dodecandrum và M. malabrathricum.
Năm 2004, trong công trình “Từ điển thực vật thông dụng”, Võ Văn Chi [5]
đã mô tả đặc điểm vắn tắt đặc điểm hình thái của họ Mua và 15 loài thuộc họ, trong
đó có 8 loài thuộc chi Mua. Ngoài ra, tác giả còn trình bày vắn tắt đặc điểm phân
bố, sinh thái và công dụng của chúng.
Năm 2004, trong công trình “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”,
Đỗ Huy Bích và cộng sự [4] đã mô tả đặc điểm hình thái của 3 loài thuộc chi Mua

6


có khả năng làm thuốc, đưa ra nơi phân bố, sinh thái và công dụng của các loài đó
một cách rất tỷ mỷ.
Năm 2012, trong công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Võ Văn Chi [6]
đã mô tả 6 loài thuộc chi Mua có khả năng được sử dụng làm thuốc, trong đó có 1
loài hiện được coi là có tên đồng nghĩa. Ngoài ra, tác giả còn trình bày vắn tắt đặc
điểm sinh thái, sự phân bố và công dụng của những loài này.
1.1.3. Tại xã Ngọc Thanh
Năm 2015, trong công trình đánh giá sự đa dạng loài thực vật có mạch tại
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh, Seung Chul
Kim và cộng sự [34] đã đưa ra danh lục của 1.227 loài thực vật có mạch tại đây,
thuộc 670 chi và 172 họ; trong đó chi Mua (Melastoma L.) được ghi nhận có 2 đại
diện là: Melastoma dodecandrum và M. malabathricum. Tác giả đã mô tả đặc điểm

hình thái, kèm theo ảnh màu của 2 loài này; tuy nhiên không đề cập đến giá trị sử
dụng của chúng; mặt khác, trong quá trình điều tra thu thập mẫu vật tại xã Ngọc
Thanh, chúng tôi không thu thập được mẫu vật thuộc loài M. malabathricum.
Ngoài công trình trên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện các đặc điểm sinh học của các loài thuộc chi Mua nói riêng và họ
Mua nói chung trên địa bàn xã Ngọc Thanh.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu chi Mua (Melastoma L.) trên
thế giới và ở Việt Nam
Cho tới nay, những nghiên cứu về giải phẫu các taxon trong họ Mua nói
chung và chi Mua nói riêng còn rất hạn chế. Những dẫn liệu thu được trên cơ sở
nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ
thống phân loại họ Mua - vốn đã có rất nhiều các quan điểm đã được đưa ra.
Van Tieghem (1891) [38] là người đầu tiên nghiên cứu đặc điểm giải phẫu
gỗ của các taxon trong họ Mua; tuy vậy, trong công trình này tác giả không mô tả
chi tiết đặc điểm giải phẫu gỗ của các taxon, mà chủ yếu đưa ra các dẫn liệu về mặt
giải phẫu để bác bỏ quan điểm phân chia họ Mua của Triana (1865) [39].

7


Năm 1950, C. R. Metcalfe [28] đã mô tả đặc điểm giải phẫu chung của họ
Mua, đồng thời chỉ ra đặc điểm giải phẫu khác biệt của một số taxon trong họ.
Năm 1981, Vliet và cộng sự [41] đã tiến hành giải phẫu và mô tả chi tiết đặc
điểm gỗ của các đại diện trong họ Mua thuộc vùng Cựu thế giới gồm khoảng 134
mẫu thuộc 107 loài và 36 chi; trong đó có 3 loài thuộc chi Mua là: Melastoma
denticulatum, M. malabathricum và M. sanguineum.
Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về giải phẫu của các
loài trong chi Mua.

8



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về hệ thống phân loại, đặc điểm hình thái và giải phẫu
chi Mua trên thế giới và của Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật:
+ Mẫu tươi thu được trong các đợt điều tra thực địa tại xã Ngọc Thanh.
+ Các mẫu khô thuộc chi Mua (Melastoma L.) ở Việt Nam hiện được lưu giữ
ở: Phòng tiêu bản Thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng
Thực vật - ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội (HNU), Phòng tiêu bản Thực vật - Viện Dược
liệu (HNMM), Bảo tàng thực vật - Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh
(VNM)… nhằm có căn cứ đối chiếu, so sánh để xác định tên khoa học của các mẫu
vật thu thập được, cũng như lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho các loài thuộc
chi Mua thu tại xã Ngọc Thanh.
+ Ảnh chụp (có độ phân giải cao) các typus và các mẫu khô được thu thập tại
Việt Nam nhưng được lưu giữ tại các phòng tiêu bản lớn trên thế giới nhằm có căn cứ
đối chiếu, so sánh trong quá trình xác định tên khoa học của các mẫu vật thu thập được.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định vị trí phân loại và tên khoa học của các loài thuộc chi Mua
(Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh.
- Nghiên cứu và mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của chi Mua thu tại xã
Ngọc Thanh.
- Nghiên cứu và mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của các loài thuộc chi
Mua (Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh.
- Xác định nơi phân bố, đặc điểm sinh học - sinh thái và giá trị sử dụng của
các loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh.
2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 4/2017 đến 5/2018

9


2.4. Phạm vi nghiên cứu
Xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, chúng tôi tiến
hành lập tuyến điều tra, thu thập mẫu vật đi theo 3 sinh cảnh chính gồm:
- Các con đường mòn dân sinh ven rừng.
- Ven các suối và hồ (gồm: Đồng Câu, Đại Lải và Thanh Cao).
- Các bãi hoang.
Thuộc 8 thôn trong Xã gồm: Thanh Lộc, Đồng Tâm (Trạm Đa dạng Sinh học
Mê Linh), Đồng Câu, Gốc Duối, Đồng Dè, Thanh Cao, Lập Đình và Đồng Cao.

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu
(Nguồn bản đồ: Ủy ban nhân dân xã Ngọc Thanh, 2014)
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu phân loại
Phương pháp xác định tên khoa học của loài là phương pháp hình thái so sánh

10


theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay
vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện
nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ
quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan
chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh
dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai
đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ,

hoa so sánh với hoa ...).
Việc nghiên cứu, xác định vị trí phân loại và tên khoa học cho các mẫu vật
thu thập được tại xã Ngọc Thanh được tiến hành cụ thể theo các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Mua. Từ
đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam nói
chung và xã Ngọc Thanh nói riêng.
Bước 2: Tiến hành các chuyến điều tra thực địa tại xã Ngọc Thanh theo các
tuyến khác nhau để: thu thập mẫu vật, điều tra các thông tin về sinh thái học, địa
điểm phân bố, giá trị sử dụng… của các loài thuộc chi Mua có phân bố tại Xã.
Trong quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh sơ bộ của
các loài, đồng thời ghi nhận những đặc trưng của sinh cảnh trên địa điểm thu mẫu.
Bước 3. Xử lí mẫu thu được trong phòng thí nghiệm:
+ Với những mẫu được dùng để giải phẫu thì tiến hành ngâm trong cồn 70º.
+ Những mẫu khác sẽ được làm khô theo phương pháp làm tiêu bản khô của
Nguyễn Văn Dưỡng và Trần Hợp (1971) [7] tại phòng thí nghiệm Thực vật học,
trường ĐHSP Hà Nội 2.
Bước 4: Tiến hành phân tích, định loại các mẫu vật thu thập được.
Bước 5: Phân tích, định loại các mẫu vật khô thuộc chi Mua được thu thập
trên cả nước hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật để có căn cứ đối
chiếu, so sánh với các mẫu vật thu thập tại xã Ngọc Thanh.
Bước 6: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu
của chi Mua và của các loài thuộc chi này thu tại xã Ngọc Thanh.

11


2.5.2. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu
Nghiên cứu về giải phẫu lát cắt ngang thân non và lá (cuống, gân và phiến)
của các loài thuộc chi Mua (Melastoma L.) thu được tại xã Ngọc Thanh. Tiến hành
nghiên cứu giải phẫu dựa theo các phương pháp của Nguyễn Bá [1].

❖ Nguyên liệu: thân non và lá của các loài thu thập được tại xã Ngọc Thanh
thuộc chi Mua.
❖ Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: Dao lam, kim mũi mác, lam kính, lam men, đĩa đồng hồ.
- Hóa chất: carmin phèn 0,5%, xanh methylene 0,05%, nước Javel, acid
acetic 1%, nước cất.
❖ Cách tiến hành vi phẫu:
- Tiến hành nhuộm mẫu:
+ Cắt những lát cắt mỏng bằng dao lam qua thân non, cuống lá và phiến lá
của các loài.
+ Tẩy mẫu bằng nước Javen trong khoảng 15-20 phút (khi thấy tiêu
bản trong suốt). Rửa mẫu lại bằng nước cất 3-5 lần.
+ Ngâm mẫu bằng acid acetic 1% trong 5 phút. Rửa mẫu lại bằng nước
cất 3-5 lần.
+ Nhuộm mẫu bằng carmin phèn trong 25-30 phút. Sau đó, rửa lại bằng
nước cất 3-5 lần, nhuộm tiếp trong xanh methylene trong 1-2 phút.
+ Rửa lại mẫu bằng nước và ngâm vào dung dịch glycerin.
- Soi mẫu:
Nhỏ dung dịch glycerin lên lam kính, đặt mẫu vào giọt glycerin, sau đó
đặt lamen lên sao cho không có bọt khí. Tiến hành soi mẫu trên kính hiển vi
và chụp ảnh bằng máy ảnh.
❖ Cách lưu mẫu: Để giữ mẫu cho các lần thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi tiến
hành ngâm mẫu trong cồn 70º.

12


2.5.3. Phương pháp nghiên cứu giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Mua
(Melastoma L.) thu tại xã Ngọc Thanh
Để nghiên cứu giá trị tài nguyên của các taxon thuộc chi Mua thu tại xã Ngọc

Thanh, chúng tôi dùng phương pháp:
+ Tìm hiểu tài liệu về cây thuốc của các tác giả sau: Đỗ Huy Bích và cộng sự
(2004) [4]; Võ Văn Chi (2004 [5], 2012 [6]); Trần Đình Lý (1993) [11].
+ Điều tra người dân địa phương xã Ngọc Thanh: thông qua phỏng vấn trực
tiếp người dân địa phương mà chúng tôi gặp được trong quá trình thu mẫu.
2.5.4. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hệ thống phân loại, tài liệu chuyên khảo,
giá trị tài nguyên, các mẫu tiêu bản, ảnh màu liên quan đến chi Mua (Melastoma L.)
trên thế giới và ở Việt Nam từ trước tới nay.

13


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí phân loại và hệ thống của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Sau khi phân tích, so sánh các hệ thống phân loại họ Mua (Melastomataceae
Juss.) trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi tán thành với quan điểm của tác
giả Khuất Văn Quyết (2017) [12] khi lựa chọn hệ thống phân loại của S. S. Renner
(1993) [32], chỉnh lí năm 2001 [33], để xác định vị trí của chi Mua trong họ Mua và
sắp xếp các loài thuộc chi này ở Việt Nam nói chung và ở xã Ngọc Thanh nói riêng,
bởi các lí do sau:
- Hệ thống của S. S. Renner đã đưa ra được những sai khác cụ thể về đặc
điểm hình thái, giải phẫu, hình thái hạt phấn, tuyến mật, đặc điểm sinh học phân tử,
hóa sinh… lấy đó làm căn cứ để tách các đại diện thuộc họ Sầm (Memecylaceae) ra
khỏi họ Mua (Melastomataceae).
- Họ Mua được tác giả chia nhỏ ra thành các phân họ, tông và các chi; tương
ứng với mỗi taxon có những đặc điểm chuẩn loại mang tính đặc trưng cao, dễ nhận
biết từ đó giúp cho việc phân loại họ này được chính xác và dễ dàng.
- Hệ thống được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm của hầu hết các

taxon đại diện cho tất cả các vùng phân bố của họ Mua trên thế giới, điều này đảm
bảo được tính toàn diện của hệ thống này.
Dựa trên hệ thống phân loại của S. S. Renner, chúng tôi đã xác định được vị
trí của chi Mua trong họ Mua ở Việt Nam. Cụ thể:
+ Chi Mua (Melastoma L.)
+ Tông Mua (Melastomeae Bartl.)
+ Thuộc phân họ Mua (Melastomatoideae Naudin)
+ Thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.)
+ Thuộc bộ Sim (Myrtales Juss. ex Bercht. & J. Presl)
+ Thuộc Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá
mầm (Dicotyledonae).
+ Thuộc Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là
ngành Hạt kín (Angiospermae).

14


Để tiến hành định loại các mẫu vật thuộc chi Mua (Melastoma L.) thu thập
được tại xã Ngọc Thanh, chúng tôi sử dụng quan điểm phân chia các taxon trong chi
Mua của tác giả Khuất Văn Quyết (2017) [12]. Bởi lẽ, đây công trình nghiên cứu
phân loại mới nhất, đầy đủ nhất về tông Mua nói chung và chi Mua nói riêng ở Việt
Nam, dựa trên cơ sở phân tích các mẫu vật mà tác giả thu thập được trên cả nước.
Căn cứ vào đó, chúng tôi đã định loại và xác định được 4 loài, 1 phân loài và 1 thứ
thuộc chi Mua có phân bố ở xã Ngọc Thanh.
3.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại
xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Đặc điểm hình thái của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã Ngọc Thanh
L. 1753. Sp. Pl. 1: 389; Lour. 1793. Fl. Cochinch. 1: 335; Naudin. 1850. Ann.
Sci. Nat., Bot. ser III, 13: 274; C. B. Clarke, 1879. Fl. Brit. Ind. 2: 528; Guill. 1921.
Fl. Gén. Indo-Chine 2(7): 879; Back. & Bakh. f. 1963. Fl. Java, 1: 357; S. F. Huang

& T. C. Huang, 1993. Fl. Taiwan, 3: 915; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 72; S. S.
Renner, 2001. Fl. Thailand, 7(3): 438; K. Meyer, 2001. Blumea, 46: 351; N. K. Dao,
2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 915; Chen J. & S. S. Renner, 2007. Fl. China, 13: 363.
- Otanthera Blume, 1831. Flora 14: 488; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 78; N.
K. Dao, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 923; Typus: Otanthera moluccana Blume.
❖ Dạng sống: (ảnh 3.1)
Thường là cây bụi đứng (M. candidum, M. sanguineum …) hoặc bò lan (M.
dodecandrum); phần thân non thường có tiết diện vuông, có khi gần tròn (M.
malabathricum ssp. normale), có rải rác hay dày đặc lông cứng (M. sanguineum, M.
malabathricum ssp. normale, …) hoặc lông dạng vảy (M. candidum); phần thân già
có tiết diện tròn thường không có lông.
❖ Lá: (ảnh 3.1)
Lá đơn, nguyên, mọc đối, không có lá kèm; phiến lá hình bầu dục tới hình mác
hay hình trứng tới gần tròn; mặt phiến thường có lông cứng ngắn (M. sanguineum, M.
bauchei…) hay có lông măng dày đặc (M. candidum và M. malabathricum ssp.
normale) hoặc có khi gần nhẵn (M. dodecandrum); gốc nhọn tới tròn hoặc hơi có dạng

15


hình tim; chóp nhọn hoặc có mũi nhọn; mép nguyên; gân sơ cấp 3 hoặc 5 hoặc 7 (các
gân gần mép thường không rõ), nổi rõ ở mặt dưới phiến; cuống lá có rãnh hình lòng
máng, có lông cứng ngắn (M. bauchei…) hoặc dài (M. sanguineum, M. malabathricum
ssp. normale …) hay có lông dạng vảy (M. candidum).
❖ Cụm hoa và hoa: (ảnh 3.2)
Cụm hoa dạng xim 2 ngả ở ngọn cành hoặc nách lá gần ngọn cành
Hoa lưỡng tính, thường mẫu 5 (hiếm khi mẫu 4 hoặc 6 hoặc 7); lá bắc
thường có hình trứng, hình tam giác hay hình mác, sớm rụng hoặc tồn tại tới khi
quả chín, mặt ngoài lá bắc thường có lông.
Đài hợp ống; ống đài hình chuông, mặt ngoài có lông dạng vảy (M. candidum,

M. malabathricum ssp. normale) hoặc dạng lông cứng, dài (M. sanguineum và M.
sanguineum var. gaudichaudianum) hoặc dạng túm lông, có cuống ngắn (M.
dodecandrum, M. bauchei); thùy đài chính thường hình tam giác tới hình mác hay
mác hẹp, mặt ngoài có lông, mặt trong thường nhẵn hoặc có lông áp sát, mép có lông;
thùy đài phụ nằm xen kẽ thùy đài chính, thường hình đường, có lông đơn.
Cánh hoa rời, đính trên ống đài, màu hồng-tím tới hồng, hình trứng ngược,
có lông ở mép hay ít nhất là có túm lông ở đỉnh.
Nhị lưỡng hình; số lượng nhị bằng với số cánh hoa, chia 2 vòng, nhị của 2
vòng sắp xếp xen kẽ nhau trên ống đài, trong đó: các nhị đính trên lá đài (nhị vòng
ngoài) có phần trung đới ở phía gốc bao phấn (gọi là phần nối) kéo dài, cong lại ở
mặt bụng và tạo thành 2 cựa mặt bụng (ở chỗ nối tiếp với chỉ nhị), các nhị đính trên
cánh hoa (nhị vòng trong) có phần nối không kéo dài nhưng có 2 nốt sần ở mặt
bụng; bao phấn mở lỗ đơn ở đỉnh.
Bầu trung (1/2 chiều dài của bầu dính với ống đài bằng 10 vách), thường 5 ô
(hiếm khi 4 hoặc 6 hoặc 7 ô), đính noãn trụ giữa, thường dài bằng 2/3 hoặc bằng
chiều dài ống đài, đỉnh bầu có vòng lông cứng; vòi nhụy thường cong hình chữ S.
❖ Quả và hạt: (ảnh 3.2)
Quả nang thịt1 (mở bằng một đường dọc hoặc ngang không cố định) hoặc
) K. Meyer (2001) [81], đưa ra thuật ngữ “fleshy capsule”, chúng tôi tạm dịch là “quả nang thịt”.

1

16


quả mọng (không mở), có bộ lông như trên ống đài. Hạt nhiều, nhỏ (< 1 mm), cong,
dính chặt vào phần thịt quả, vỏ hạt có nhiều núm nhỏ nổi lên.
Typus: Melastoma malabathricum L.
Trên thế giới có khoảng 50 loài được mô tả phân bố ở Đông Nam Á, Ấn Độ,
Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Úc và châu Đại Dương (riêng ở Đông Nam Á, K.

Meyer (2001) [27] đã xác định được có 22 loài, 2 phân loài và 3 thứ thuộc chi Mua).
Ở Việt Nam, theo Khuất Văn Quyết (2017) [12] xác định có 13 loài, 1 phân loài và 1
thứ thuộc chi, phân bố hầu khắp cả nước. Ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc, chúng tôi đã xác định được 4 loài, 1 phân loài và 1 thứ thuộc chi Mua.
3.2.2. Đặc điểm giải phẫu của chi Mua (Melastoma L.) phân bố tại xã Ngọc Thanh
Trên cơ sở phân tích, mô tả đặc điểm giải phẫu của các loài thuộc chi Mua
thu tại xã Ngọc Thanh, chúng tôi nhận thấy các loài này tương đối đồng nhất về đặc
điểm cấu tạo giải phẫu của thân non và lá. Cụ thể: (xem ảnh 3.3)
❖ Thân non:
Vi phẫu thân non thường có hình chữ nhật hơi lồi ở 4 góc, trừ phân loài M.
malabathricum ssp. normale gần tròn. Thân non có cấu tạo sơ cấp, gồm:
Biểu bì là 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều nhau, bên ngoài
phủ lớp cutin dày có răng cưa, có ít tới nhiều lông che chở đa bào (dưới chân lông
che chở đa bào thường có cụm sợi gỗ gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác to hay nhỏ
vách dày hay mỏng).
Lớp vỏ sơ cấp gồm:
Mô dày góc thường bị gián đoạn ở 4 góc lồi, gồm 3-4 lớp tế bào đa giác tròn,
kích thước không đều; lớp tế bào sát dưới biểu bì thường chứa tinh thể calci
oxalat hình cầu gai to. Bên dưới lớp tế bào mô dày là 3-4 lớp tế bào mô mềm vỏ,
hình tròn, càng vào trong kích thước càng nhỏ dần.
Ở góc lồi, dưới biểu bì là mô mềm vỏ, gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác, kích
thước không đều, xếp lộn xộn, chứa nhiều lục lạp; bó dẫn gồm gỗ ở trên libe ở dưới;
thường gồm 6-8 mạch gỗ hình đa giác, kích thước không đều nhau; libe gồm 2-3
lớp tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; bao quanh bó dẫn có vòng mô cứng
không liên tục.

17



×