Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Hoạt động của người việt ở thái lan (1884–1946)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**************

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA NGƢỜI VIỆT TẠI THÁI LAN
(1884 - 1946)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

HÀ NỘI – 2018

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA LỊCH SỬ
**************

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA NGƢỜI VIỆT TẠI THÁI LAN
(1884 - 1946)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trơng qua trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, khuyến
khích về mọi mặt của các thấy, cô giáo, bạn bè và gia đình.
Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến: TS. Nguyễn Thị
Tuyết Nhung – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú công tác ở Viện hàn lâm khoa học xã hội
– Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thƣ viện quốc gia… đã giúp đỡ em rất nhiều về
nguồn tƣ liệu để hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ở khoa Lịch sử - Trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, góp ý cho em trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện.
Xin cảm ơn sự động viên, cổ vũ của bạn bè và gia đình em.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung em đã trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân em dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2018.
Sinh viên


Nguyễn Thị Hƣơng


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu .............................................................. 4
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 5
4. Đóng góp của đề tài .................................................................................................... 5
5. Bố cục của khóa luận.................................................................................................. 6
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH DI CƢ CỦA NGƢỜI VIỆT ĐẾN THÁI LAN TỪ
NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1946 .......................................................................................... 7
1.1. Những nhân tố tác động tới quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan ...... 7
1.1.1. Điều kiện địa lý – dân cƣ - văn hóa.................................................................... 7
1.1.2. Tình hình Việt Nam và Thái Lan cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ........... 9
1.2. Quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan .................................................. 14
1.2.1. Thời kỳ Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm từ năm 1784 đến năm
1787 ............................................................................................................................. 15
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc ........................................................................................... 17
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - .......................................... 21
VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT Ở THÁI LAN ....................................... 21
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1946 ................................................................................. 21
2.1. Trên lĩnh vực kinh tế............................................................................................. 21

2.2. Trên lĩnh vực chính trị .......................................................................................... 24
2.2.1. Hoạt động cách mạng của những ngƣời Việt ở Thái Lan .............................. 25


2.2.2. Hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu ..................................................... 29
2.2.3. Hoạt động của cách mạng của Đặng Thúc Hứa ............................................. 32
2.2.4. Hoạt động của cách mạng của Nguyễn Ái Quốc (1928-1929) ........................ 38
2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội ............................................................................. 44
2.4. Nhận xét về hoạt động của ngƣời Việt tại Thái lan giai đoạn 1884 – 1946 ...... 48
2.4.1. Về quá trình di cƣ của ngƣời Việt ở Thái Lan ................................................ 48
2.4.2. Về hoạt động của ngƣời Việt ở Thái Lan ......................................................... 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử loài ngƣời luôn có một hiện tƣợng xảy ra
và gần nhƣ đã trở thành quy luật, đó là sự di cƣ của các cộng đồng ngƣời ra ngoài
lãnh thổ mà mình sinh sống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng trên nhƣ
sự biến động về chính trị, sự khó khăn về kinh tế, chiến tranh tôn giáo...chính điều
đó đã làm cho quá trình di cƣ của ngƣời Việt ra ngoài lãnh thổ ngày một đông. Nếu
lịch sử đã chứng kiến sự di cƣ của ngƣời Anh đến vùng Bắc Mỹ giàu có hay sự di
cƣ của ngƣời Do Thái tránh nạn diệt chủng thì lịch sử cũng chứng kiến việc cộng
đồng ngƣời Việt di cƣ ra nƣớc ngoài. Cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài có
khoảng 2.7 triệu ngƣời sinh sống ở trên gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp
thế giới1, 98% trong số đó tập trung ở 21 nƣớc tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam
Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dƣơng.
Mặc dù sống xa tổ quốc nhƣng ngƣời Việt vẫn nuôi dƣỡng, phát huy tinh thần
yêu nƣớc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hƣớng về cội nguồn bằng những đóng

góp về tinh thần, vật chất và cả xƣơng máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đặc
biệt trong những năm gần đây nhiều ngƣời Việt đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn
hóa, khoa học, giáo dục và đào tạo.
Chính vì lẽ đó mà hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta coi cộng đồng ngƣời Việt Nam
ở nƣớc ngoài là một bộ phận khăng khít không thể tách rời và là nguồn lực to lớn
của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ chính trị Trung ƣơng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi công tác đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài là
trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn dân. Do đó mà đòi hỏi Đảng,
Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các ngành các cấp và toàn thể
nhân dân ta cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc.
1

Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, số 36 NQ/TW, “ Nghị quyết của bộ chính trị về công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, Hà Nội, 2004.

1


Trong các cộng đồng ngƣời Việt sống ở nƣớc ngoài thì cộng đồng ngƣời Việt ở
Thái Lan là những cộng đồng ngƣời Việt có lịch sử sớm và đông đảo nhất, lại sống
gần gũi, có những thuận lợi trong việc đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc không chỉ cho Việt Nam mà còn cả cho nƣớc sở
tại.Trong những năm tháng các nƣớc Đông Dƣơng bị thực dân thống trị ,cộng đồng
ngƣời Việt ở Thái Lan không chỉ là nơi gặp gỡ, nuôi dƣỡng các cán bộ cách mạng
Việt Nam mà còn là nơi khởi nguồn cách mạng, xây dựng những tổ chức yêu nƣớc,
hỗ trợ, giúp đỡ cho phong trào cách mạng các nƣớc Đông Dƣơng.
Trong những năm tháng chống thực dân Pháp và quân phiệt Nhật ở Đông
Dƣơng, ngƣời Việt ở Thái đã có những hoạt động rất tích cực, đóng góp một phần

sức lực của mình vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vì vậy, nghiên
cứu đề tài "Hoạt động của ngƣời Việt tại Thái Lan (1884 – 1946) có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn, giúp hiểu rõ hơn những hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội của
ngƣời Việt ở Thái Lan.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động của ngƣời Việt tại Thái Lan đã có những đóng góp to lớn đối với
phong trào yêu nƣớc Việt Nam. Những đóng góp của kiều bào ở Thái Lan cho đến
nay đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Đối với đề tài "Hoạt
động của ngƣời Việt tại Thái Lan" đã đƣợc các học giả nghiên cứu ở những khía
cạnh khác nhau
Cuốn sách do Viện sử học xuất bản “Hoạt động cách mạng của Ngƣời Việt ở
Thái Lan” đã trình bày một cách khá rõ ràng, mạch lạc về hoạt động, vai trò cách
mạng của ngƣời Việt ở Thái theo từng giai đoạn khác nhau, trình bày cụ thể về
những đóng góp của ngƣời Việt cho cách mạng trong và ngoài nƣớc.
Cuốn sách “Ngƣời Việt Thái Lan trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan” của
Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (NXB khoa học xã hội Hà Nội – 2006) đã
tìm hiểu một cách khá đầy đủ về quá trình nhập cƣ của cộng đồng ngƣời Việt Nam
vào Thái Lan, phong trào yêu nƣớc của cộng đồng ngƣời Việt tại Thái Lan giai

2


đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của chính
phủ Thái Lan đối với cộng đồng ngƣời Việt ở Thái Lan và ngƣời Việt hồi hƣơng.
Cuốn sách "Cuộc vận động cứu quốc của Ngƣời Việt ở Thái Lan" của Lê Mạnh
Trinh (NXB Sự Thật Hà Nội – 1961) cũng tiếp tục giới thiệu ngƣời Việt trong mối
quan hệ Thái Lan - Việt Nam, quá trình nhập cƣ của cộng đồng ngƣời Việt và Thái
Lan và phong trào yêu nƣớc của cộng đồng Ngƣời Việt Thái Lan giai đoạn cuối thế
kỷ XIX đầu thế XX.
Cuốn "Ngƣời Việt ở Thái Lan - Campuchia - Lào" của Nguyễn Quốc Lộc (NXB

Văn Nghệ - 2006) viết về Ngƣời Việt ở Thái Lan và viết về quá trình nhập cƣ của
động cộng đồng ngƣời Việt ở Thái Lan.
Trên đây là những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về ngƣời Việt ở
Thái Lan và những hoạt động của ngƣời Việt hƣớng về cách mạng trong nƣớc và
cách mạng Đông Dƣơng. Có thể nói, những cuốn sách này là tài liệu quan trọng để
chúng tôi tham khảo và hoàn chỉnh khóa luận của mình.
Ngoài ra phải kể đến rất nhiều bài báo, tạp chí, tƣ liệu của các tác giả trong và
ngoài nƣớc nghiên cứu vai trò của Ngƣời Việt ở Thái Lan. Những trang web trên
mạng internet, những hồi ký của các nhân vật đƣơng thời cũng là kho tài liệu quý
báu để chúng tôi tham khảo.
Các bài viết, tạp chí đều đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về hoạt động
cách mạng của ngƣời Việt tại Thái Lan. Song việc nghiên cứu hoạt động cụ thể nhƣ
phát triển kinh tế, văn hóa, chinh trị thì còn chƣa đi sâu tìm hiểu toàn diện. Do vậy,
chúng tôi xin mạnh dạn đi sâu tìm hiểu vấn đề này, mong muốn làm rõ hơn hoạt
động của ngƣời Việt tại Thái Lan (1884 – 1946).
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu hoạt động của ngƣời Việt tại Thái Lan, chúng tôi
chọn mốc 1884 là vì là năm gắn liền với hiệp ƣớc Patơnốt mốc đánh dấu nhà
Nguyễn chính thức thừa nhận sự thống trị của Thực dân Pháp, lúc này trong nƣớc
diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, cũng là lúc ngƣời Việt đi lánh nạn sang Thái

3


Lan đông nhất, sau này cũng chính bộ phận này đã làm tiền đề, cơ sở cho việc thành
lập các căn cứ cách mạng tại vùng Đông Bắc Thái Lan, đóng góp một phần sức lực
vào cuộc giải phóng dân tộc.
Trong khi đó, mốc kết thúc là năm 1946, cũng là mốc đánh dấu ngƣời Việt từ
Lào sang Thái Lan để tránh sự đàn áp và khủng bố của Thực dân Pháp, cũng nhƣ

xây dựng hoài bão cứu nƣớc, số ngƣời Việt di cƣ giai đoạn này cũng là nòng cốt
cho phong trào yêu nƣớc của ngƣời Việt ở Thái Lan sau này .
Không gian là các hoạt động kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của ngƣời Việt
trên đất nƣớc Thái lan giai đoạn 1884-1946.
3.2.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là "Hoạt động của ngƣời Việt ở Thái Lan
(1884–1946)"
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp lịch sử, tức là phải dựa vào các tƣ liệu lịch sử, các sự kiện lịch
sử, trên cơ sở đó xử lý, lựa chọn trình bày và rút ra kết luận
Kết hợp chặt chẽ phƣơng pháp lịch sử với phƣơng pháp logic trong quá trình
xử lý và trình bày, đánh giá các sự kiện lịch sử.
Trong xử lý tài liệu chúng tôi xử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh thẩm
định đối chiếu giữa các nguồn tƣ liệu.
4.2. Nguồn tƣ liệu
Khóa luận đƣợc nghiên cứu chủ yếu dựa trên các nguồn tƣ liệu sau:
Nguồn tƣ liệu trong nƣớc qua các hồi kí, các tạp chí, các bài viết, các đề tài
nghiên cứu, các sách tham khảo của những nhà nghiên cứu Việt Nam viết về hoạt
động, vai trò của ngƣời Việt tại Thái Lan đối với cách mạng trong nƣớc và cách
mạng Đông Dƣơng, đặc biệt các công trình nghiên cứu của các sử gia Việt Nam và
Thái tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Đông Nam Á, các tài
liệu của đại sứ quán Thái Lan, các văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam.

4



5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu
 Làm rõ quá trình di cƣ, hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội của ngƣời Việt
sang Thái Lan giai đoạn 1884 – 1946.
 Làm nổi bật vai trò, phong trào, hoạt động cách mạng của ngƣời Việt tại
Thái Lan trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc giai đoạn 1884 – 1946.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu trên cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ
cơ bản sau:
Tìm hiểu đƣợc những yếu tố tác động tới quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến
Thái Lan nhƣ: điều kiện địa lý – dân cƣ - văn hóa, đồng thời phân tích rõ tình hình
Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình Thái Lan cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX và quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan.
Làm rõ đƣợc các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội của ngƣời Việt ở Thái Lan
từ năm 1884 đến năm 1946. Trong hoạt động chính trị cần làm nổi bật lên vai trò
của ngƣời Việt đối với cách mạng trong nƣớc và đối với cách mạng của nƣớc sở tại.
Bên cạnh đó, cần đánh giá, nhận xét về vai trò của một số nhà yêu nƣớc nhƣ Phan
Bộ Châu, Đặng Thúc Hứa, Nguyễn Ái Quốc.
Đƣa ra đƣợc những nhận xét khách quan về các hoạt động kinh tế - văn hóa,
chính trị của ngƣời Việt tại Thái Lan giai đoạn 1884 – 1946.
4. Đóng góp của đề tài
Giải quyết đƣợc các nhiệm vụ đặt ra, khóa luận có thể có những đóng góp sau:
Đƣa ra cái nhìn khái quát và có hệ thống về quá trình di cƣ cững nhƣ các hoạt
động kinh tế - văn hóa, chính trị, những đóng góp tích cực của ngƣời Việt trên đất
Thái Lan đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1884 -1946.
Bổ sung tƣ liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về hoạt động của ngƣời Việt tại
Thái Lan giai đoạn 1884 – 1946 trên tất cả các lĩnh vực đời sống cũng nhƣ hoạt
động cách mạng, hoạt động yêu nƣớc.


5


5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận đƣợc bố trí thành 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan từ năm 1884 đến năm 1946
Chƣơng 2: Hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội của ngƣời Việt ở Thái Lan từ năm
1884 đến năm 1946

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 QUÁ TRÌNH DI CƢ CỦA NGƢỜI VIỆT ĐẾN THÁI LAN
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1946
1.1. Những nhân tố tác động tới quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan
Quá trình nhập cƣ của cộng đồng ngƣời Việt vào vƣơng quốc Xiêm trƣớc
đây là quá trình diễn ra lâu dài với nhiều đợt nhập cƣ khác nhau. Nhìn chung quá
trình nhập cƣ của cộng đồng ngƣời Việt diễn ra liên tục suốt từ giữa thế kỉ XVIII,
kể từ thời vƣơng triều Ayuthaya, đến vƣơng triều Thôn Buri.
Vào thế kỉ XIX, quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan ngày một đông.
Quá trình đó kéo dài cho đến những năm 40 của thế kỉ XX. Ngƣời Việt đã chọn
Thái Lan làm điểm dừng chân khi di cƣ, khi hoạt động cách mạng, lúc này Thái Lan
có những nhân tố vô cùng thuận lợi, đã tác động đến quá trình di cƣ của ngƣời Việt
lúc bấy giờ.
1.1.1. Điều kiện địa lý – dân cƣ - văn hóa
Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông
giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây
giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh
hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn

Độ ở biển Andaman. Thái Lan có đất rộng (513.115 km2, đứng thứ 3 trong khu vực
sau Indonesia và Myanmar), ngƣời đông ( khoảng 67 triệu ngƣời2, đứng thứ 4 sau
Indonesia, Philippine và Việt Nam). Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là
ngƣời gốc Hoa và 3% là ngƣời Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số
nhƣ Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu ngƣời nhập cƣ hợp pháp
và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Thái Lan cũng từng đƣợc gọi là Xiêm (Siam), đây là tên gọi chính thức của
nƣớc này đến ngày 23 tháng 6 năm 1939 khi nó đƣợc đổi thành Thái Lan. Từ năm
1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại đƣợc đổi lại thành Xiêm. Sau

2

Theo điều tra dân số năm 2000

7


đó nó đƣợc đổi lại thành Thái Lan nhƣ ngày nay. Tuy tên nƣớc trƣớc đây là Xiêm
và ngày nay là Thái Lan nhƣng ngƣời Thái Lan vẫn quen gọi đất nƣớc mình là “
Pra-thết Thay” (tức “Đất nƣớc của ngƣời Thay”). Họ sẽ cảm thấy không thoải mái
lắm nếu vì lý do phát âm mà gọi họ là ngƣời Tai hay ngƣời Tay. Bởi vì “Tai” theo
ngôn ngữ của họ có nghĩa là chết hoặc “Tay” thì không có nghĩa gì cả. trong khi đó
“ Thay” có nghĩa là tự do.
Về địa lý, Thái Lan rất gần Việt Nam. Từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô
Bangkok của Thái Lan đi đƣờng biển 1.180 km, còn đƣờng hàng không dài 865 km
với 1h10’ bay. Con đƣờng bộ tuyến Đông – Tây nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và
Myanmar dài 1.500 km. Khởi hành vào buổi sáng ở Việt Nam, buổi chiều đã đến
đất Thái Lan.
Bên cạnh vị trí địa lí gần, Thái Lan cũng có một nền văn minh nông nghiệp
lúa nƣớc từ rất lâu đời, nhiều đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam ta. Họ là cƣ dân

trồng lúa nƣớc, có nhiều kinh nghiệm với hệ thống thủy lợi phong phú và hoàn hảo.
Chính phƣơng thức canh tác lúa nƣớc đã tạo cho họ một lối sống truyền thống mà
vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trải qua bao đời tới những biến động lịch sử văn
hóa khác nhau nhƣng ngƣời Thái ở nông thôn Thái Lan vẫn có cuộc sống gia đình
theo kiểu gia đình hạt nhân mở rộng. Tức là các thành viên trong gia đình gồm ông
bà, cha mẹ, con cái, chú bác, cô dì, cháu chắt...cùng sống trong một ngôi nhà lớn
hoặc nhiều nhà quây quần bên nhau. Nhiều gia đình khác nhau thì lại sống quần tụ
trong một cộng đồng làng xã. Ngƣời nông dân Thái Lan sống trong gia đình của
mình với nếp sống và nếp nghĩa giản dị, nhân từ và khoan dung.
Ngƣời nông dân Thái Lan sống trong những ngôi nhà sàn giản dị đƣợc làm
bằng tre, bằng gỗ với những mái đƣợc lợp bằng lá cọ, bằng ngói, gỗ và sau này còn
lập bằng những tấm tôn gấp nếp. Hầu nhƣ ngôi nhà nào cũng chỉ có một gian lớn
nhƣng trong đó đƣợc bố trí sắp đặt rất hợp lý, gọn gàng đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu
về ăn, ở của các thành viên trong gia đình. Ngƣời nông dân Thái Lan rất thích ở nhà
sàn vì họ cho rằng nhà sàn là loại nhà thoáng mát, tránh đƣợc lũ lụt và thú dữ.
Khoảng không gian dƣới sàn nhà đƣợc gọi là gầm sàn, thƣờng là cao hơn đầu ngƣời

8


lớn. Ở đây ban đêm nhốt gia xúc, ban ngày đƣợc quét dọn sạch sẽ để làm nơi đan
lát, quay tơ, kéo sợi, giã gạo, khâu vá và thậm chí còn là nơi tốt nhất để lƣng vào
mỗi buổi trƣa. Có thể nói nhà ở của ngƣời nông dân Thái Lan rất giống với các ngôi
nhà sàn của một số dân tộc thiểu số phía Bắc nƣớc ta, tạo nên sự gần gũi nhất định
khi ngƣời Việt di cƣ sang Thái Lan.
Không những vậy, Phật giáo còn ảnh hƣởng sâu sắc đến cuộc sống cũng nhƣ
văn hóa, tín ngƣỡng của ngƣời Thái Lan. Chẳng thế mà ngày nay Thái Lan đƣợc ƣu
ái gọi bằng cái tên “Xứ sở chùa vàng”. Một trong những yếu tố tƣơng đồng giống
ngƣời Việt Nam, làm nên tính thân thiện, sẵn sàng thiện chí, hào hiệp, nồng hậu và
vui vẻ khi giúp đỡ những ngƣời Việt di cƣ sang đây.

Bên cạnh đó, vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX hầu hết các nƣớc Đông
Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nƣớc thực dân phƣơng Tây, trong đó có Việt
Nam nhƣng riêng Thái Lan thì không. Với những chính sách ngoại giao mềm dẻo
và tiếp thu tƣ tƣởng tiến bộ mà Thái Lan đã giữ vững đƣợc độc lập, thoát khỏi âm
mƣu của các nƣớc thực dân phƣơng Tây. Đây cũng là một trong những yếu tố quan
trọng khiến ngƣời dân Việt Nam chọn Thái Lan làm điểm đến khi di cƣ cũng nhƣ
khi hoạt động cách mạng.
Chính vì vậy, bằng nhiều yếu tố khách quan nhƣ: sự thuận lợi trong vị trí địa
lý, bằng nhiều nét tƣơng đồng trong lối sống văn hóa, tín ngƣỡng, Thái Lan đã trở
thành địa bàn cƣ trú cũng nhƣ hoạt động cách mạng tích cực của các lớp ngƣời Việt
Nam di cƣ sang sinh sống hay làm cách mạng.
1.1.2. Tình hình Việt Nam và Thái Lan cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1.1.2.1. Tình hình Việt Nam
Thế kỉ XIX là thế kỉ mang đầy biến động lịch sử, cả trên thế giới cũng nhƣ
Việt Nam. Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tƣ bản phát triển
nhanh chóng và mạnh mẽ. Đây là thời kì chủ nghĩa tƣ bản từ giai đoạn tự do cạnh
tranh chuyển dần sang giai đoạn độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc. Nhu cầu về thị
trƣờng, nguyên, nhiên vật liệu cũng nhƣ thuộc địa ngày càng tăng cao. Trƣớc nhu
cầu đó, các nƣớc thực dân phƣơng Tây đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến xâm

9


lƣợc, bành trƣớng, tìm kiếm thuộc địa. Trong số đó, khu vực Đông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng không thể tránh khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa
của các nƣớc thực dân phƣơng Tây.
Năm 1802, nhà Nguyễn đƣợc thành lập. Trong nửa thế kỉ thống trị, trên một
đất nƣớc vừa trải qua nhiều biến động lớn, nhà Nguyễn đã ra sức củng cố quyền
thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện giai đoạn
suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam, với tƣ tƣởng thủ cựu, nhà Nguyễn đã

không tạo ra cơ sở cho một bƣớc phát triển mới. Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ thứ
XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn khủng hoảng, những mâu
thuẫn xã hội nảy sinh, biểu hiện bằng những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân
bùng phát trên phạm vi cả nƣớc. Giữa lúc đó các nƣớc phƣơng Tây trên con đƣờng
phát triển tƣ bản chủ nghĩa ráo riết bành trƣớng thế lực sang phƣơng Đông. Sau một
thời gian điều tra, tìm hiểu, tƣ bản Pháp đã tìm cách thực hiện âm mƣu xâm lƣợc
Việt Nam thông qua hoạt động một số giáo sĩ trong hội truyền giáo nƣớc ngoài của
Pháp. Bằng nhiều thủ đoạn, thực dân Pháp đã thiết lập những cơ sở chính trị xã hội
đầu tiên trên đất nƣớc ta, dọn đƣờng cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc sắp tới.
Giữa lúc này, triều đình nhà Nguyễn lại ra chính sách cấm đạo hà khắc. Dƣới
thời Gia Long trị vì đạo Thiên chúa đƣợc truyền bá trên đất nƣớc ta vì ông mang ơn
Giám mục Bá Đa Lộc, Tuy nhiên, Gia Long vẫn thấy nguy cơ về mất chủ quyền
mỗi khi cơ hội đến với phƣơng Tây thông qua con đƣờng bảo vệ đạo Thiên chúa
nên ông căn dặn ngƣời kế vị (Minh Mạng) không nên đối xử phân biệt giữa các đạo
Nho, Phật, Thiên chúa giáo. Việc khủng bố tôn giáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến các
biến động xã hội và gây ra thù oán trong nhân dân, đôi khi làm sụp đổ cả ngôi vua.
Nhƣng đến thời vua Minh Mạng thì lại thi hành chính sách cấm Đạo. Năm 1832,
Minh Mạng ra dụ: “Cái thuyết thiên đường, tóm lại chỉ là chuyện hoang đường,
không có bằng chứng. Hơn nữa nếu không kính thần minh, không thờ tiên tổ thì rất
trái với chính đạo. Những việc trái luân lý, hại phong hóa, điều ấy kể ra còn nhiều,
thực đã phạm đến pháp luật. Đạo ấy quy là tà đạo hơn đạo nào hết” [9, tr.235]

10


Vua lệnh cho các quan sở tại, hễ có ngƣời truyền đạo đến chỗ mình thì lấy cớ
mời về kinh để dịch kinh sách, nhiều nơi vua còn bắt mọi ngƣời phải bỏ đạo, ai bắt
đƣợc giáo sĩ thì đƣợc trọng thƣởng. “Minh Mạng cho là các Giáo sĩ xúi dân làm
loạn nên đem linh mục Marchand xử lăng trì và từ đó việc bắt bớ giáo dân và giáo
sĩ ngày càng gay gắt” [10, tr.103].

Duới thời Thiệu Trị thì vẫn thực hiện chính sách cấm đạo, nhƣng hòa hoãn
hơn nhiều so với thời Minh Mạng. Vua cho thả một số giáo sĩ bị bắt giam từ trƣớc.
Nhƣng chớ trêu thay dƣới thời Thiệu Trị xảy ra vụ đụng độ liên quan đến truyền
giáo và việc tàu Pháp bắn chìm tàu An Nam nên Thiệu Trị vô cùng tức giận, lại ra
lệnh truyền việc cấm đạo nhƣ trƣớc.
Dƣới triều Tự Đức lệnh cấm đạo vẫn đƣợc ban hành cùng những biến động
trong cung đình và xã hội đã làm cho thế nƣớc rã rời, suy yếu. Lấy cớ bảo vệ giáo sĩ
và giáo dân bị sát hại, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đem quân tấn công vào Đà
Nẵng (1858) có một số giáo sĩ và giáo dân làm nội ứng, tình hình sát đạo trở nên
phổ biến và khốc liệt hơn, nhất là sau khi triều đình cho thực hiện lệnh “phân tháp
giáo dân” năm 1861. Một cuộc chiến tranh mang tính trả thù của ngƣời nắm quyền
lực đối với những làng theo đạo và giáo dân không vũ khí tự vệ vô cùng dã man
chƣa từng thấy trong lịch sử nƣớc ta. Triều đình Huế tƣởng đó là giải pháp sáng
suốt và hiệu quả nhằm tiêu diệt giáo dân và giáo xứ thì không ngờ sau đó thế nƣớc
lại rã rời hơn, Pháp cho quân đánh chiếm Gia Định buộc triều đình Huế ký hiệp ƣớc
năm 1862, chấp nhận cho các giáo sĩ đƣợc truyền giáo và quyền tự do tín ngƣỡng
của nhân dân.
Chính sách cấm đạo của các vua Nguyễn là một trong những nguyên nhân để
liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh vào Đà Nẵng (1858) và cũng là một trong
những nguyên nhân đƣa đến sự thất bại của triều đình Tự Đức trong cuộc chiến
chống Pháp vào thế kỷ XIX. Chính sách đối với Thiên chúa giáo có liên quan trực
tiếp đến chủ quyền và vận mệnh dân tộc là một sai lầm của triều Nguyễn để cả dân
tộc phải trả giá bằng máu xƣơng và sự sỉ nhục, đây cũng là một trong những lí do
lớn khiến đã đẩy nhiều ngƣời Việt Nam rời bỏ quê hƣơng đi sang cƣ trú ở các nƣớc

11


láng giềng, là bài học muôn thuở để các thế hệ Việt Nam tìm cho mình một chính
sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử và bối cảnh chính trị

trong nƣớc và bối cảnh quốc tế” 3
Giữa thế kỷ XIX, Pháp mới có điều kiện tập trung lực lƣợng, tổ chức cuộc
tấn công đánh chiếm Việt Nam. Ngày 1 - 1 – 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha
nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lƣợc.
Do thiếu đƣờng lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều
đình nhà Nguyễn cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ƣớc ngày
6 - 6- 1884 (hiệp ƣớc Pa-tơ-nốt) là hiệp ƣớc cuối cùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn
toàn của triều đình phong kiến nƣớc ta trƣớc thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn
tồn tại của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam Độc lập. Trái ngƣợc với thái độ của triều
đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống pháp, cuộc
chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp với tinh thần dũng cảm vô song đã
khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất. Phải mất hơn 26 năm thực dân Pháp
mới hoàn thành đƣợc cuộc chiến tranh xâm lƣợc và còn phải mất thêm 11 năm nữa
để tiến hành cuộc bình định quân sự mới, tạm thời thiết lập nền thống trị trên toàn
cõi Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời, tiêu biểu đó là phong
trào Cần Vƣơng thất bại. Giữa lúc đó, trào lƣu tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản bắt đầu dội
vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tƣ
tƣởng các sĩ phu yêu nƣớc Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hƣởng
của trào lƣu tƣ tƣởng mới, họ cổ súy cho "văn minh tân học" mở cuộc vận động đổi
mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn
hạn chế và có những trở lực không thể vƣợt qua cuối cùng cuộc vận động yêu nƣớc
của các sĩ phu đầu thế kỷ XX đã thất bại. Những cố gắng đáng khâm phục của họ đã
tạo ra đƣợc một cuộc vận động theo khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản chứ chƣa có khả
năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tƣ sản thực sự ở nƣớc ta.

3

CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA GIÁO, PGS.TS. Đỗ Bang Trƣờng Đại
học Khoa học Huế (VNH3.TB1.75).


12


Nhƣ vậy, tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã dẫn đến làn
sóng di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan: do chính sách cấm đạo, chiến tranh, nghèo
đói.. tạo ra một làn sóng di cƣ lớn trong nƣớc, tác động không tốt tới tình hình xã
hội cũng nhƣ chính trị lúc bấy giờ. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất
Thành đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, những hoạt động của Ngƣời trong thời kỳ này
là cơ sở quan trọng để ngƣời xác định con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam.
1.1.2.2. Tình hình Thái Lan
Vào giữa thế kỷ XIX, cũng nhƣ các nƣớc Đông Nam Á Vƣơng quốc Xiêm4
đứng trƣớc sự đe dọa xâm nhập của thực dân phƣơng Tây nhất là Anh và Pháp. Các
triều đại Rama đƣợc thiết lập năm 1752 theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản
thƣơng nhân là giáo sĩ phƣơng Tây vào Xiêm. Đến thời vua Mông - Kút (Ra- ma IV
trị vì từ năm 1851 đến năm 1868) chủ trƣơng mở cửa buôn bán với bên ngoài, lợi
dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nƣớc tƣ bản để bảo vệ nền độc lập của đất
nƣớc.
Vua Ra - ma IV là vua Xiêm đầu tiên giỏi tiếng Anh, tiếng Latinh, nghiên
cứu và tiếp thu nền văn minh phƣơng Tây, tiếp xúc với các nhà truyền giáo Âu Mĩ
và đặc biệt chú ý đƣờng lối đối ngoại của vƣơng quốc nên tƣ tƣởng của ông là tƣ
tƣởng mở cửa giao lƣu với văn minh phƣơng Tây, khác hoàn toàn so với các vị vua
triều Nguyễn của Việt Nam.
Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngôi (Ra-ma V trị vì từ năm 1868 đến năm
1910) là ngƣời uyên bác, tiếp thu văn hóa phƣơng Tây kết nối chính sách cải cách
của vua cha, ông ra lệnh xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng ngƣời lao
động để họ đƣợc tự do sinh sống làm ăn đồng thời giảm nhẹ thuế. Năm 1892, Rama V tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nƣớc phƣơng Tây về hành
chính, tài chính, quân sự, giáo dục... tạo cho nƣớc Xiêm một bộ mặt mới phát triển
theo hƣớng tƣ bản chủ nghĩa. Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao.

Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo "cây tre" nƣớc Xiêm vừa lợi dụng vị trí nƣớc
4

Từ năm 1939, nƣớc Xiêm đổi tên thành Thái Lan.

13


đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhƣợng một số vùng đất phụ
thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất
nƣớc. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa nhƣ các nƣớc trong khu vực
mà vẫn giữ đƣợc độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị - kinh tế vào Anh
và Pháp.
Nhƣ vậy, từ nửa sau thế kỉ XIX, các nƣớc Đông Nam Á đều trở thành thuộc
địa của các nƣớc thực dân phƣơng Tây trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, Xiêm là
nƣớc duy nhất giữ đƣợc độc lập nhƣng cũng bị lệ thuộc về nhiều mặt.
Với những tƣ tƣởng tiến bộ của mình, thêm nữa Xiêm là nƣớc không mất độc
lập nên các đời Vua Xiêm, đặc biệt là Rama V đã tạo những điều kiện thuận lợi cho
ngƣời Việt di cƣ sang Thái Lan ngày một đông. Với hiệp ƣớc Pháp – Xiêm năm
1893 cho phép những ngƣời thuộc quyền cai trị của Pháp ở Đông Dƣơng đƣợc tự do
đi lại trong phạm vi 25km từ biên giới vào nội địa Xiêm. Họ đƣợc tự do buôn bán
mà không phải nộp bất kì khoản thuế nào cho chính phủ Xiêm, bên cạnh đó thì luật
pháp của Xiêm lúc này cũng chƣa hà khắc, với quy định cho bất cứ ngƣời ngoại
kiều nào, chỉ cần đóng thuế cƣ trú hàng năm 4 bath thì đƣợc tự do đi lại, làm ăn,
buôn bán… Chính những quy định đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những
ngƣời Việt di cƣ sang Thái Lan cũng nhƣ hoạt động buôn bán của họ tại đây.
1.2. Quá trình di cƣ của ngƣời Việt đến Thái Lan
Trong tiến trình lịch sử phát triển của loài ngƣời luôn có một hiện tƣợng xảy
ra và gần nhƣ đã trở thành quy luật, đó là sự di cƣ của các cộng đồng ngƣời ra ngoài
lãnh thổ mà mình sinh sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng trên nhƣ sự

biến động về chính trị, sự khó khăn về kinh tế, chiến tranh… Nếu lịch sử đã chứng
kiến sự di cƣ của ngƣời Anh đến vùng Bắc Mỹ giàu có hay sự di cƣ của ngƣời dân
Do Thái tránh họa diệt chủng thì lịch sử cũng chứng kiến việc cộng đồng ngƣời
Việt di cƣ ra nƣớc ngoài.
Cho đến nay, cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài khoảng hơn 2.7 triệu ngƣời
sinh sống trên gần 90 quốc gia ở năm châu lục. Mặc dù sống xa tổ quốc nhƣng
Ngƣời Việt vẫn nuôi dƣỡng, phát huy tinh thần yêu nƣớc, giữ gìn truyền thống, văn

14


hóa và hƣớng về cội nguồn bằng những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xƣơng
máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều
Ngƣời Việt đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nƣớc.
Trong các cộng đồng ngƣời Việt sống ở nƣớc ngoài thì cộng đồng ngƣời Việt
ở Thái Lan có lịch sử sớm và đông đảo nhất, lại gần gũi, có những thuận lợi trong
việc đóng góp sức lực và trí tuệ, tiền của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Có thể nói, quá trình di cƣ của ngƣời Việt vào vƣơng quốc Xiêm trƣớc đây
là một quá trình lâu dài và liên tục xuyên suốt từ thời kỳ vƣơng triều Ayutthaya
(khoảng từ giữa thế kỷ XVII) đến những năm 40 của thế kỷ XX. Càng về sau thì
quá trình di cƣ này lại càng đông và quy mô ngày càng lớn, có thể tóm tắt thành 2
giai đoạn chính nhƣ sau:
1.2.1. Thời kỳ Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm từ năm 1784 đến năm
1787
Do biến động chính trị cuối thế kỉ XVIII, do tranh chấp quyền lực giữa nhà
Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Cuộc tranh chấp dai dẳng và quyết liệt này đã ảnh
hƣởng không nhỏ đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam ở thế kỷ
XVIII.
Theo tác giả Trần Đình Lƣu trong cuốn “Ngƣời Việt Lào – Thái với quê
hƣơng” có nhắc đến một thời kì trƣớc đó ngƣời Việt đã có mặt rất sớm là vào

khoảng cuối thế kỷ XVII, khi đó Thái Lan gọi là Xiêm. Vào cuối thời kỳ vƣơng
triều Ayutthaya, trƣớc khi bị Myanmar xâm lƣợc (1767), ngoài kinh thành
Ayutthaya đã có một số ít ngƣời Việt buôn bán ở đây cùng với ngƣời Hoa và ngƣời
Ấn. Có thể nói ngƣời Việt có mặt trên đất Thái Lan từ rất sớm nhƣng chỉ đến cuối
thế kỷ XVIII khi Nguyễn Ánh bị quân đội Tây Sơn đánh bật khỏi thành Sài Gòn –
Gia Định (2/1784) – đây là lần thứ 5 Nguyễn Ánh bị thất bại tại vùng đấy này. Đám
tàn quân hộ giá Nguyễn Ánh phải chạy thục mạng xuống Hậu Giang rồi sang
Campuchia nhƣng bị quân Tây Sơn truy lùng ráo riết. Lúc này Nguyễn Ánh không
còn cách lựa chọn nào khác đành phải cầu cứu chính quyền Bangkok. Vì theo
Nguyễn Ánh, Xiêm là nơi có thể tạm thời nƣơng náu tốt nhất vì nó không quá gần

15


Gia Định để quân Tây Sơn có thể truy quét cũng không quá xa để khi quân đủ mạnh
có thể tiến vào Gia Định để đánh quân Tây Sơn giành lại giang sơn.
Trong thƣ tịch cổ Việt Nam và Biên niên sử Hoàng gia Thái Lan đều có ghi
chép lại một sự kiện với thời gian và địa điểm có liên quan đến số ngƣời Việt đến
Bangkok vào lúc này “Năm 1776, Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ thua quân Tây
Sơn đã chạy qua Bangkok cầu cứu triều đình Xiêm. Vua Xiêm lúc ấy là Tasksin, sử
Việt Nam gọi là Trịnh Quốc Anh, cho trú ngụ với hàng trăm người Việt. Biên niên
sử Thái gọi Tôn Thất Xuân là “Ong Txieng Txun” và gọi Mạc Thiên Tứ là
“RatxaxetkhiYuon”. Năm 1780 do nghi ngờ có âm mưu cướp ngôi, vua Xiêm đã
giết hại Tôn Thất Xuân và 53 người Việt. Mạc Thiên Tứ đã tự tử khi con trai là Mạc
Tử Duyên bị vua Xiêm sai người giết chết…” [4,tr.14 – 15].
Mùa Xuân năm Giáp Dần (3/1784), Nguyễn Ánh sang Xiêm và đƣợc vua
Xiêm là Rama I tiếp đón. Sau khi đến Bangkok vài tuần, Nguyễn Ánh đã cho đón
gia quyến cùng đám quan nhân còn ở ngoài vịnh Xiêm vào Bangkok. Đại nam Thực
lục ghi chép “Chúa Nguyễn Ánh thua quân Tây Sơn chạy qua Vọng Các với 200
quân, xin trú ở Long Kỳ, Xiêm gọi là Đồng Khoai, ngoại thành Vọng Các. Sai người

đi rước quốc mẫu và xung quyến về hành tại… năm ghe thuyền lục quân và thủy
quân của Nguyễn Ánh đã được vua Xiêm là Rama I thuận cho cư trú” [4, tr.15].
Biên niên sử Thái gọi Nguyễn Ánh là “Ong Txieng Txu” (Ong Chiang Sue) viết
“Vua Xiêm cho Ong Txieng Txu ở phía nam bản “Tốn – Xăm – Rông”
Đến giữa năm 1787 , đƣợc tin mật báo quân Tây Sơn vừa rút khỏi Gia Định,
Nguyễn Ánh đã chớp ngay cơ hội, bí mật cùng gia quyến và quan quân rời Bangkok
về nƣớc (8/1787). Nhƣng khi chuẩn bị khởi hành thì với nhiều lí do khác nhau nên
nhiều binh lính của Nguyễn Ánh đã lựa chọn ở lại Thái Lan. Trƣớc sự kiện này thì
lịch sử có nhiều sự lí giải khác nhau nhƣ: Có lẽ họ ở lại vì bị chúa Nguyễn bỏ rơi
hay cũng vì bản thân họ đã mất lòng tin nơi ngƣời lãnh đạo của mình. Và từ đó họ
trở thành những kiều dân Việt Nam đầu tiên trên đất Xiêm.

16


Năm 1786 – 1787, tƣớng Nguyễn Huân Đức5 đƣa 5000 quân băng qua Lào
sang Bangkok nhằm hợp quân với Nguyễn Ánh để đánh lại Tây Sơn nhƣng lúc đó
quân Nguyễn Ánh đã khởi hành về nƣớc trƣớc đó, mục đích hợp quân không thành,
vua Rama I ngỏ ý mời Nguyễn Huân Đức về phục vụ quân đội Xiêm nhƣng ông từ
chối. Cuối cùng cũng giống nhƣ quân của Nguyễn Ánh, trƣớc khi khởi hành về Gia
Định thì 5000 quân của Nguyễn Huân Đức cũng có hơn 2/3 xin ở lại đất Xiêm.
“Vua Xiêm thỏa thuận cho Nguyễn Huân Đức trở về Việt Nam nhưng với điều kiện
là phải cho binh lính của ông ta ở lại Xiêm nếu có nguyện vọng. Cuối cùng 2/3 số
binh lính đã xin ở lại đất Thái, với ngàn người trong khu Saphan Han. Cộng với
quân trước đó thì tổng số người Việt Nam trên đất Xiêm lúc đó lên tới khoảng 3-4
nghìn và sống tập trung ở vùng Sảm Xển (Bangkok), Surin và Arrnya Orathet..” [4,
tr.16].
Đến đầu thế kỉ XIX, năm 1835 đã có hơn 2000 ngƣời Việt sang Thái cƣ trú ở
vùng Sảm Xển. Thƣ tịch cổ Việt Nam có ghi chép rõ ràng nhƣ sau: “… đạo binh
của Xiêm sang cứu viện Lê Văn Khôi đã đem về Xiêm một chiếc thuyền đi biển và

hơn 2000 người già trẻ gái trai về cho ở xứ Điên Xiển, gần thành Vọng Các” [14,
tr.124].
Thêm vào đó cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với phong trào sát đạo và cấm
đạo của các vị vua triều Nguyễn nhƣ Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cộng với việc
xâm lƣợc của thực dân Pháp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đợt
chuyển cƣ lớn của ngƣời Việt sang Thái Lan. Sau khi chuyển sƣ sang, những bà con
Ngƣời Việt này thƣớng sống tập trung chủ yếu tạo ba vùng chính đó là: tỉnh
Chantabun ở phía Nam, khu Đông Bắc và phía Bắc. Ngƣời Thái thƣờng gọi những
ngƣời này với cái tên “Duôn càu” nghĩa là ngƣời Việt Nam cũ.
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Trong giai đoạn 2 này có thể chia làm 2 đợt di cƣ rõ ràng nhƣ sau:
Đợt thứ nhất: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào yêu nƣớc dƣới
ngọn cờ Cần Vƣơng thất bại cộng thêm sự trị vì yếu kém, không hiệu quả của triều
5

Một số sách viết là Nguyễn Huỳnh Đức.

17


đình phong kiến nhà Nguyễn đã khiến cho thực dân Pháp dễ dàng xâm chiếm nƣớc
ta. Sau hòa ƣớc Patơnốt, triều đình Nguyễn chính thức thừa nhận sự “bảo hộ” của
thực dân Pháp đối với Việt Nam. Tuy nhiên, không phải sự khuất phục của chính
quyền triều đình cũng đồng nghĩa với việc khuất phục của nhân dân trong nƣớc.
Nhân dân vẫn một lòng “ nồng nàn yêu nƣớc”, vẫn quyết tâm chiến đấu chống
Pháp.
Để tránh sự đàn áp, khủng bố, truy lùng trong nƣớc một loạt ngƣời Việt Nam
đã vƣợt Trƣờng Sơn sang Lào rồi chuyển sang Xiêm cƣ trú và trong hoàn cảnh đặc
biệt ấy Thái Lan đã trở thành địa bàn quan trọng của những ngƣời yêu nƣớc Việt
Nam. Ra đi với nỗi đau mất nƣớc, nỗi hận kẻ thù và hoài bão cứu nƣớc. Đây cũng là

bộ phận nòng cốt cho phong trào yêu nƣớc của Việt Nam sau này. “Trong thời kỳ
thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam đã có hàng ngàn gia đình ở miền Trung Việt
Nam chạy loạn sang các tỉnh Đông Bắc Thái Lan như Nọng Khai, Nakhon Phanom,
Ubon Ratchathani… Có 2 làng người Việt ở gần Lào là Tha He và Tha Bo cũng
vượt qua sông Mekong đến Nong Khai ( Thái Lan) tránh nạn. Còn từ các tỉnh miền
nam Việt Nam thì có ước chừng 5000 đến 8000 người ra đi bằng đường biển đổ bộ
vào các tỉnh Trat, Chantaburi, Rayong, Cholburi. Prachinburi… ở miền Nam và
Trung Thái Lan” [4, tr.17]. Tổng số ngƣời tị nạn sang đất Thái Lan hồi cuối thế kỷ
XIX tới khoảng 30 ngàn ngƣời và ngƣời Thái gọi họ là những ngƣời “kiều cƣ” tiếng
Thái gọi là “tàng đáo”.
Đợt thứ 2: là do hoàn cảnh lịch sử đất nƣớc có nhiều biến động lớn .
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều ngƣời Việt phải rời bỏ quê hƣơng do
chính sách cai trị thực dân, do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Trong số đó, có nhiều ngƣời là lực lƣợng của các nghĩa quân chống Pháp, tham gia
phong trào yêu nƣớc nhƣng thất bại rồi tìm cách sang Lào, sang Xiêm để tránh bị
khủng bố, trả thù, xây dựng lực lƣợng để tiếp tục nuôi chí hƣớng.
Vào những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, phong trào cách mạng 1930 – 1931
dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh
bị thực dân Pháp dìm trong biển máu, mở màn cho những cuộc di cƣ lớn lần thứ ba

18


của ngƣời Việt sang đất Thái. Chủ yếu trong đợt di cƣ lần này là những ngƣời thuộc
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Theo thông báo mật số 2243 của viện mật thám Pháp
cho biết: “Trong các năm 1930 – 1931, có khoảng hơn 100 người Việt Nam thuộc
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã rời quê hương sang Xiêm để tránh khỏi sự khủng
bố - Số đông bọn chạy trốn này đều đến Lạc Hòn và được Cụ Ba, ông Phương và
Cai Hải giúp đỡ. Nhóm này được ông Quyên- anh cả của Nho Khoan giúp đỡ và bố
trí cho ở Bản Mai. Một cuộc lạc quyên được tổ chức trong các Hội viên Hội Thân ái

để lấy tiền cho nhóm mới đến này[12].
Đặc biệt là thời kỳ thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Đông Dƣơng lần thứ II,
đây là đợt nhập cƣ đông nhất của ngƣời Việt Nam từ Lào sang Thái Lan.
Ngày 19/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam thành công ở Hà Nội thì
ngày 23/8/1945 nhân dân Viên Chăn cũng giành đƣợc chính quyền từ tay Nhật và
lần lƣợt ở các tỉnh khác, chính quyền thuộc về tay nhân dân.
Với dã tâm xâm lƣợc của thực dân Pháp, núp dƣới bóng quân đồng minh
quay trở lại xâm chiếm Đông Dƣơng . Tại Lào với sự giúp đỡ của quân đội Anh,
thực dân Pháp mở các cuộc tấn công vào các thành phố lớn nhƣ Savannakhet, Thà khẹt, Viêng Chăn thực dân Pháp đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của lực lƣợng vũ
trang Lào cùng với lực lƣợng vũ trang của Ngƣời Việt Giải Phóng Quân gây thiệt
hại đáng kể cho quân Pháp trên tất cả các tỉnh. Nhƣng với sự so sánh lực lƣợng vũ
trang giữa thực dân Pháp và ngƣời Việt giải phóng quân, Trung ƣơng chỉ thị cho
các lực lƣợng vũ trang tạm rút về nƣớc hay lánh nạn sang Thái Lan, thu xếp cho bà
con ngƣời Việt lánh nạn sang sông. Savannakhet rồi Viêng Chăn tạm rơi vào tay
thực dân Pháp, gần 6 vạn Ngƣời Việt ở Lào nghe theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Chí Minh "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ" đã sang Thái Lan
với hai bàn tay trắng, họ để lại trên đất Lào tài sản, nhà cửa, vƣờn tƣợc với biết bao
công sức mà gần nửa thế kỷ họ tạo dựng lên.
Đây là đợt nhập cƣ đông nhất của ngƣời Việt sang đất Thái Lan. Cùng với
bốn vạn Ngƣời Việt sinh sống trến đất Thái Lan từ trƣớc, nay đã lên đến gần 10 vạn
ngƣời. “Tháng ba năm 1946, thực dân Pháp dựa vào đế quốc Anh, chiếm lại tỉnh

19


×