Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Sự mở rộng của liên minh châu âu sang đông âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
******************

PHAN THỊ THANH THỦY

SỰ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
SANG ĐÔNG ÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S Nguyễn Thị Nga

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

PHAN THỊ THANH THỦY

SỰ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
SANG ĐÔNG ÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



Th.S Nguyễn Thị Nga

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc của mình đến các thầy cô
trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã cung cấp kiến thức cho
em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin cám ơn cô Nguyễn
Thị Nga – người hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ em trong quá trình làm khoa
học, để em có thể hoàn thành khoa luận của mình.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, bạn bè, những người đã
động viên, khích lệ tinh thần, tạo điều kiện để em vượt qua những khó khăn, rào
cản, hoàn thành tốt đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Thanh Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả quá
trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Nếu sai em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Phan Thị Thanh Thủy



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

AA

Hiệp định tương ứng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

EBRB

European Bank for

Ngân hàng tái thiết và phát

Reconstruction and

triển châu Âu

Development
EC


European Community

Cộng đồng châu Âu

ECB

European Central Bank

Ngân hàng Trung ương
châu Âu

ECSC

EEC

European Coal and Steel

Cộng đồng Than – Thép

Communit

châu Âu

European Economic

Cộng đồng Kinh tế châu Âu

Community
EFTA


European Free Trade

Hiệp hội mậu dịch tự do

Association

châu Âu

Economic and Monetary

Liên minh kinh tế và tiền tệ

Union

châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

EUTAROM

Europeam Atomic Energy

Cộng đồng nguyên tử

Communit


châu Âu

EMU

Khu vực Đồng tiền chung

EUROZONE

châu Âu
FDI

Foreign Direct Invesment

Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Đối thoại gia nhập cao cấp

HLAD
NAFTA

Tổng sản phẩm quốc nội

North American Free Trade

Hiệp định Thương mại tự



NATO

ODA

Agreement

do Bắc Mỹ

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Organization

Tây Dương

Official Development

Hỗ trợ phát triển chính thức

Assistance
OEEC

PHARE

Organization for European

Tổ chức hợp tác kinh tế


Economic Cooperation

châu Âu

EU assistance Progame for

Chương trình viện trợ tài

Central and Eastern Europe

chính của EU cho các nước
Trung và Đông Âu
Hiệp hội ổn định và Hiệp

SAA

hội
Cộng đồng các quốc gia

SNG

độc lập
WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại
thế giới



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
4.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................................................................ 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 4
5. Đóng góp của khóa luận ......................................................................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận .............................................................................................................................. 5
NỘI DUNG .................................................................................................................................................. 7
Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU .. 7
1.1. Sự thành lập của Liên minh châu Âu ................................................................................................. 7
1.1.1. Xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa sau Chiến tranh thế giới thứ hai ............................................. 7
1.1.2. Sự ra đời của Liên minh châu Âu ................................................................................................... 10
1.2. Những nhân tố tác động đến sự mở rộng vủa Liên minh châu Âu............................................... 14
1.2.1. Nhân tố khách quan ........................................................................................................................ 14
1.2.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................................................................ 19
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................................................... 22
Chƣơng 2: QUÁ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU .............................................................. 23
2.1. Liên minh châu Âu và những lần mở rộng ...................................................................................... 23
2.1.1. Những lần mở rộng của EU ............................................................................................................ 23
2.2. Khả năng mở rộng của EU về phía Đông ........................................................................................ 32
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG51 CỦA EU SANG ĐÔNG ÂU ...................... 51
3.1. Thách thức của EU sau khi mở rộng về phía Đông ........................................................................ 51
3.2. Những đóng góp của các thành viên phía Đông cho EU ................................................................ 53

3.3. Tác động của việc EU mở rộng sang phía Đông.............................................................................. 55
3.2.1. Đối với EU ........................................................................................................................................ 55
3.2.2. Đối với các nước Đông Âu .............................................................................................................. 58
3.2.3. Đối với Nga và NATO ...................................................................................................................... 60
Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................................................... 65


KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 67


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thập niên cuối thế kỷ XX, thế giới đã có nhiều sự thay đổi: Nước
Đức thống nhất, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan rã cùng với
sự thay đổi chế độ xã hội ở các nước Đông Âu, xu thế toàn cầu hoa đang diễn
mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghệ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt
là sự phát triển của Internet càng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa...
Liên minh châu Âu là một lực lượng hùng mạnh có vị trí quan trọng trên
thế giới, là một liên minh kinh tế, chính trị, xã hội, tiến tới mục tiêu nhất thể hóa
châu Âu. Sự mở rộng EU sang Đông Âu vừa làm tăng thế lực của EU, đồng thời
tác động đến các mối quan hệ song phương và đa phương giữa EU với các nước.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, trật tự 2 cực được hình thành do Liên Xô
đứng đầu phe XHCN và một cực do Mỹ cầm đầu phe TBCN. Châu Âu cũng bị
chia cắt thành Tây Âu và Đông Âu theo hai thể chế chính trị khác nhau,Tây Âu
chịu sự chi phối của Mỹ, Đông Âu chịu sự chi phối của Liên Xô. Chiến tranh
Lạnh kết thúc sau hơn bốn thập kỉ đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường, sự
sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, khối Warszawa giải thể đã
làm thay đổi cục diện thế giới, đặc biệt là cục diện địa – chính trị châu Âu. Các
nước Đông Âu chuyển sang cơ chế thị trường và thiết lập nhà nước dân chủ theo

mô hình phương Tây và mong muốn được tham gia vào cơ chế EU. Cục diện hai
cực chấm dứt nhưng trật tự thế giới mới đang hình thành, xu thế toàn cầu hóa và
khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các nước EU phải thống nhất lại, tạo ra sức
mạnh bên trong để cạnh tranh với những đối thủ lớn của họ, đồng thời giải quyết
những thách thức phức tạp đang diễn ra trong lòng châu Âu. Sự mở rộng của EU
sang Đông Âu đã xóa bỏ hố ngăn cách giữa hai phần Đông và Tây Âu, sản phẩm
của chiến tranh Lạnh, tiến tới xây dựng một ―Đại châu Âu nhất thể hóa‖. Tuy
nhiên, lần mở rộng này cũng đem lại những khó khăn và thách thức cho EU, tác
động đối với nước Nga, tác động đối với Mỹ - NATO và tác động tới quan hệ
quốc tế. Vì vậy việc nghiên cứu về sự mở rộng EU sang phía Đông có ý nghĩa
1


vô cùng quan trọng, làm rõ được những vấn đề trên đồng thời cũng đưa ra
những dự đoán về tương lai châu Âu.
Lịch sử của EU đã trải qua nhiều lần mở rộng. Tuy nhiên lần mở rộng
sang Đông Âu năm 2004 là lần mở rông lớn nhất và có tác động sâu rộng đối
với Liên minh châu Âu. Sau lần mở rộng 2007, lược đồ địa – chính trị châu Âu
thay đổi cơ bản, EU trở thành một khối thống nhất gồm 27 nước, diện tích, dân
số, tổng giá trị, tổng kim ngạch thương mại gia tăng. Với sự kiện đó, diện tích
của Liên minh châu Âu sẽ trải rộng từ Đại Tây Dương tới biển Ban Tích ở phía
Bắc, Địa Trung Hải ở phía Nam trên lãnh thổ rộng 4 triệu km2, 450 triệu dân,
chiến 25% sản lượng và 35% giá trị xuất khẩu toàn thế giới. Việc mở rộng EU
nói chung và sang Đông Âu nói riêng đã có ý nghĩa quan trọng, bên cạnh sự
biến đổi về số lượng, EU cũng trải qua sự biến đổi sâu sắc về chất. Những biến
động này sẽ nâng cao đáng kể vai trò kinh tế, chính trị, quân sự của EU trên toàn
thế giới. Điều đó cũng tác động mạnh mẽ tới cục diện toàn cầu, mối quan hệ của
các quốc gia với Liên minh châu Âu.
Trên những lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài ―Sự mở rộng của Liên
minh châu Âu sang Đông Âu‖ làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Liên minh châu Âu trong những năm
qua.
Trước hết là công trình “Liên minh châu Âu”, của tác giả Đào Huy Ngọc,
NXB Chính trị quốc qua, Hà Nội, 1995. Nội dung của công trình này trình về
quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động của EU. Công trình đã cung
cấp cho người đọc hiểu biết sâu sắc về tổ chức này.

2


Công trình nghiên cứu “Hợp tác kinh tế và thương mại EU”, của Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) xuất bản năm 1995. Cuốn sách
cung cấp những thông tin về EU đặc biệt là các cơ sở kinh doanh, các tổ chức
xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường EU và tư nhân muốn hợp tác kinh
doanh và sản xuất với các đối tác EU.
Tác phẩm “Tiến trình thống nhất tiền tệ của EU” của tác giả Kim Ngọc,
1996 đã đi sâu vào các vấn đề về điều kiện, bối cảnh, quá trình thồng nhất tiền tệ
châu Âu, nội dung cơ bản của quá thống nhất tiền tệ EU và tác động của nó tới
khu vực và thế giới.
Nhóm tác giả Bùi HuyKhoát, Carlo Filippini, Stefan Hell đã biên soạn công
trình “Mở rộng EU và các tác động tới Việt Nam” do NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2003. Cuốn sách tập hợp những bài phát biểu từ cuộc hội thảo quốc tế về
mở rộng EU và các tác động tới Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10
năm 2003.
Năm 2003, Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn An Hà đã cho công bố công trình
“Các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu và những tác động tới Việt
Nam” của tác giả, NXB Khoa học xã hội. Tác phẩm đã trình bày khái quát chiến
lược mở rộng của EU hiện nay, những cải cách và sự hội nhập của các nước
Đông Âu vào EU.

Ngoài ra, còn có một số luận án cử nhân và thạc sĩ về đề tài EU. Trên các
tạp chí ―Nghiên cứu châu Âu‖, ―Những vấn đề kinh tế thế giới‖và một số tờ báo
khác như ―Thương mại‖ và ―Tuần báo quốc tế‖ đã đăng các bài nghiên cứu của
các nhà khoa học: Bùi Huy Khoát, Hoàng Hải, Lê Minh Nhật, Đinh Công Tuấn,
Ngô Xuân Bình, Lê Mạnh Tuấn, Lê Khanh,.. các bài nghiên cứu đề cập đến
những khía cạnh khác nhau về đề tài EU. Trong các bài viết, các tác giả nghiên
cứu về một số mặt có liên quan đến liên minh châu Âu hay đến sự mở rộng của
EU.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3


Đề tài nhằm đặt được những mục đích nghiên cứu sau đây:
- Làm rõ sự mở rộng của EU sang Đông Âu.
- Phân tích những tác động của sự mở rộng của EU sang phí đông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên thì nhiệm vụ của đề tài là:
- Phân tích nguyên nhân của quá trình mở rộng EU sang phía Đông.
- Làm rõ tiến trình các nước Đông Âu gia nhập EU.
- Làm rõ những ảnh hưởng kinh tế, xã hội của sự mở rộng EU.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung khai thác những nước Đông Âu Xã hội chủ
nghĩa trước đây gia nhập EU: Ba Lan, Séc, Xlovakia, Hunggari, Estonia, Latvia,
Litva, Xlovenia, Bungari, Rumani, các ứng cử viên EU trong tương lai, và các
thành viên EU-15 sau khi EU mở rộng sang phía Đông.
- Về thời gian: Đề tài, tập trung phân tích quá trình gia nhập EU của các nước
Đông Âu và tác động của nó từ 2004 đến nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã kế thừa những kết quả nghiên cứu của
các viện nghiên cứu như: Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Nghiên cứu thế giới,..
Tác giả cũng chú ý khai thác các tài liệu của Thông tấn xã, Thư viện Quốc
gia,Học viện Quan hệ quốc tế, các Websize của Bộ Ngoại giao, Bộ Thương
mại...
Ngoài ra, tác giả còn khai thác các nguồn tư liệu được đăng trên các báo:
Báo Nhân dân, báo Thương mại và tạp chí: Tạp chí Quốc tế, tạp chí Nghiên cứu
châu Âu, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Những vấn đề kinh tế và
chính trị quốc tế...
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4


Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành như: phân tích, so sánh, tổng hợp,...
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ thêm quá trình hội nhập vào EU của các nước
Đông Âu để hiểu rõ về một thị trường lớn đầy tiềm năng. Đồng thời, khóa luận
giúp thấy rõ hơn xu thế phát triển của thế giới, xu thế toàn cầu hóa và khu vực
hóa. Sự mở rộng của EU sang Đông Âu cũng đặt ra những thách thức cho tổ
chức này, yêu cầu cải tổ về cơ cấu tổ chức, tác động đến mối quan hệ giữa EU
với các nước, giữa những nước thành viên với EU và giữa những nước thành
viên với nhau đặc biệt là những thành viên cũ với những thành viên Đông Âu
mới gia nhập. Từ nghiên cứu này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho
ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng trên con đường hội nhập kinh tế thế giới,
dung hòa lợi ích giữa nước thành viên với tổ chức. Sự liên kết khu vực ngày
càng gia tăng, chặt chẽ, giúp nhau cùng phát triển, tránh được sự cạnh tranh
mạnh mẽ giữa các nước lớn, song quá trình đó diễn ra lâu dài phức tạp đòi hỏi ở

một mức độ nào đó lợi ích quốc gia, dân tộc được đặt sau lợi ích của tổ chức.
Mặt khác khi đi sâu tìm hiểu về quá trình mở rộng của EU cũng đưa ra những dự
đoán về những hướng đi và tương lai EU.
Đề tài sẽ là sự đóng góp tin cậy vào nguồn tư liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, học tập về lịch sử Liên minh châu Âu, về các nước Đông Âu hiện
đại.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự mở rộng của Liên minh châu
Âu
Chương 2: Quá trình mở rộng của Liên minh châu Âu
Chương 3: Đánh giá về quá trình mở rộng của EU sang Đông Âu
5


6


NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ MỞ RỘNG
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Sự thành lập của Liên minh châu Âu
1.1.1. Xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) đến năm 1991, quan hệ
quốc tế luôn trong tình trạng đối đầu Đông – Tây dưới sự chi phối của trật tự hai
cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến
tranh lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, làm hơn 60 triệu người
chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất khoảng 4000 tỉ đô la. Thắng
lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã tạo ra những tiền đề thuận

lợi để sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, đốc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
bước sang thời kì mới. Trong bối cảnh châu Âu bị tàn phá nghiêm trọng, sự suy
yếu của Anh và Pháp và nước Đức trên bờ vực bị chia cắt thì Mỹ và Liên Xô nổi
lên với vai trò là siêu cường thế giới. Hội nghị cấp cao Yalta tháng 2 năm 1945
diễn ra tại Yalta, Liên Xô, với sự tham dự của đại diện 3 cường quốc Liên Xô,
Mỹ và Anh. Thực chất nội dung hội nghị là cuộc phân chia thành quả thắng lợi
chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, liên quan mật thiết đến hòa bình, an
ninh và trật tự thế giới sau này. Theo đó, Liên Xô chiếm đóng miền Đông Đức,
Đông Berlin và các nước Đông Âu; còn Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây
Berlin, Italia và một số nước Tây Âu khác. Sau Hội nghị Yalta, sau đó là Hội
nghị hòa bình Paris và Hội nghị Postdam, thế giới hình thành trật tự hai cực giữa
phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng
đầu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Lạnh (1946 – 1989). Những
ký ức đau thương và khốc liệt về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chưa nguôi
ngoai thì nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh mới luôn thường trực với người dân
châu Âu. Trong hơn bốn thập kỉ của cuộc đối đầu Đông – Tây,tuy không đối đầu
quân sự trực tiếp nhưng thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng và nhân loại
đều lo sợ khi một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
7


Chiến tranh Lạnh đã tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đới sống
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia, quan hệ quốc tế cũng bị
chi phối bởi Chiến tranh Lạnh. Hai siêu cường Mỹ và Liên Xô luôn trong tình
trạng bên miệng hố chiến tranh, đôi lúc xung đột có thể leo thang và dẫn đến
một cuộc chiến thật sự nếu không có vũ khí hạt nhân, đó là mối đe dọa hủy diệt.
Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ vẫn diễn ra tiêu
biểu là: Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), hai cuộc khủng hoảng Berlin năm
1948 và 1961, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954 -1975), vấn
đề Campuchia, khủng hoảng tên lửa CuBa 1962, cuộc chiến Afghanistan (1979

– 1989), tình hình Trung Đông tựa như ―thùng thuốc nổ có nhiều ngòi nổ chậm‖
do sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ như cuộc chiến tranh Isharel với các nước
Arập, thảm kịch ở Libăng,...
Từ nửa sau những năm 80, quan hệ Xô – Mĩ đã chuyển dần từ đối đầu
sang đối thoại. Cuối năm 1989, cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Bush và
Gorbachev trên bán đảo Malta, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt
Chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 40 năm. Trải qua hơn 40 năm thì trật tự hai cực
Xô – Mĩ cũng từng bước bị xối mòn, khi thắng lợi của cách mạnh Trung Quốc
năm 1949 đã tạo ra bước đột phá, đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung
Quốc và Liên Xô cũng buộc phải bỏ đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Trong khi Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang và quân sự thì sự vươn
lên mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản và Tây Âu, đặc biệt là sự ra đời của Khối thị
trường chung châu Âu (EEC) đã làm suy giảm vị thế của Mĩ và Liên Xô. Đồng
thời, cuộc cách mạng công nghệ và kĩ thuật đang diễn ra sổi nổi, cả thế giới
đang ra sức chạy đua nhằm phát triển kinh tế. Vì vậy muốn vươn lên bắt kịp xu
thế thời đại mới, hai nước cần thoát khỏi xu thế đối đầu để tập trung phát triển
kinh tế. Trong những năm 1989 – 1991 chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Đông Âu
và sự tan rã của Liên bang Xô viết thì trật tự hai cực Yalta chính thức bị phá vỡ.
Sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Yalta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã
bước sang một giai đoạn mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh
8


Lạnh. Sau khi trật tự hai cực bị phá vỡ, Mĩ ra sức vươn lên thế một cực trong trật
tự thế giới mới. Tuy nhiên, đây là điều Mỹ khó có thể thực hiện được trước sự
lớn mạnh của các cường quốc khác như Anh, Pháp, Nga, Nhật Bản, Tây Âu,
Trung Quốc. Xu thế thế giới mới là xu thế đa cực nhất siêu, đa cường. Nhiều
hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh Lạnh hầu như các quốc gia đều ra sức điều chỉnh
chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi kinh tế đã trở thành nội

dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Hình thức chủ yếu trong cuộc chiến tranh
giữa các cường quốc là xây dựng sức mạnh tổng hợp của các quốc gia thay thế
cho chạy đua vũ trang. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được thể hiện qua
một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có
trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, một đặc điểm lớn sau Chiến tranh Lạnh là sự điều chỉnh quan hệ
giữa các nước lớn theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm
tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, phát triển kinh tế, vươn lên mạnh mẽ
và xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước
lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và
hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế v.v..
Ba là, sau Chiến tranh Lạnh tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của
tình hình thế giới nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Đặc
biệt nhiều nơi còn bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố. Cuộc khủng bố
ngày 11-9-2001 ở Mĩ đã gây ra những tác hại to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ
mới đối với tình hình thế giới, khi chủ nghĩa khủng bố đang lan rộng, trở thành
vấn đề nóng và đe dọa an ninh toàn cầu. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo,
tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử
sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng, đòi hỏi các nước phải
chung tay nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế.
Một nét nổi bật của quá trình toàn cầu hóa đó là sự phát triển nhanh chóng
của thương mại thế giới. Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948
9


– 1971). Nền kinh tế thế giới quan hệ chặt chẽ với nhau và tính quốc tế hóa của
nền kinh tế ngày càng cao. Sự phát triển và vai trò ngày càng to lớn của các
công ty xuyên quốc gia: năm 1960 có 200 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế
giới, chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn thế giới, năm 1985 có tới 600 công ty
xuyên quốc gia...[16; tr457] Đi đôi với xu thế toàn cầu hóa là xu thế liên kết khu

vực phát triển nhanh. Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức khu vực như Liên
minh châu Âu (EU), khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh kinh tế Trung Mĩ (khối
MERCOSUR), Hiệp hội tự do thương mại Mĩ Latinh (LAFTA), Cộng đồng
Đông Phi (EAC), Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOAC),... Hiện nay,
tính phụ thuộc giữa các quốc gia dân tộc, ý thức độc lập chủ quyền ngày càng
được nâng cao và sự hợp tác kinh tế thế giới đã vượt sư khác biệt về ý thức hệ,
về chế độ chính trị - xã hội.
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách
thức, nhưng tình hình hiện nay đã hình thành nên những điều kiện thuận lợi,
những xu thế khách quan để các quốc gia dân tộc cùng nhau xây dựng một thế
giới hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, bảo đảm những quyền cơ bản của mỗi
dân tộc và con người.
1.1.2. Sự ra đời của Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu là một liên minh của những ý tưởng, mơ ước và là
thành quả của quá trình hòa giải, hợp tác của những thế hệ từng sống, từng đối
đầu và từng trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc trong nửa đầu thế kỉ
XX. Lịch sử hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu trải qua chặng
đường dài trên nửa thế kỷ, gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế, chính trị châu
Âu và thế giới nửa sau thế kỷ XX.
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt và Chiến tranh Lạnh bắt đầu ngay
sau đó. Ký ức về vô số những thảm kịch gây ra bởi chiến tranh nay vẫn còn hiện
hữu khắp châu Âu, mối lo sợ về một thảm họa chiến tranh tiếp theo phải mất
một thời gian dài mới có thể được xóa đi. Ngay trong những năm sau chiến
10


tranh, đã có một số chính khách nổi niếng như Robert Schuman, Alcide De
Gasperi và Konrad Adenaer kế tjc quan điểm của Jean Monnet, có khả năng
thúc đẩy quá trình tạo dựng một thực thể mới, một châu Âu thống nhất.

Ý tưởng về một châu Âu hợp nhất đã có một thời kỳ lịch sử phát triển lâu
dài. Các đế chế trong lịch sử từ thời cổ đại đến thời cận hiện đại đã từng dùng
chiến tranh và vũ lực để thống nhất các vùng lãnh thổ các quốc gia trên lục địa
châu Âu và sự thiết lập sự thống trị của mình như: Đế chế La Mã, Byzantine,..
Thời kì La Mã đã đánh dấu những nỗ lực đầu tiên trong việc hợp nhất các vùng
lãnh thổ châu Âu và các khu vực lân cận Địa Trung Hải. Năm 117, sau Công
nguyên, Đế chế La Mã làm chủ một vùng đất rộng lớn. Nhưng hạn chế về khả
năng quản lý cũng như chưa có một chính sách phát triển hợp lý nên đế chế La
Mã không thực sự làm chủ được toàn bộ vùng đất của mình. Ý tưởng đầu tiên
chỉ dừng lại ở những cuộc chinh phạt để mở rộng lãnh thổ của đế chế này. Dưới
sự trị vì của vị vua dòng họ Franks (năm 800 sau công nguyên) thì một đế chế
thống nhất và hòa bình thực sự mới hình thành, đó là đế chế Charlemagne. Vùng
đất này trải dài từ phía Nam nước Anh, qua Pháp, Trung và Nam Đức, Nam Âu
kéo dài tới tận Biển Đen. Tuy không rộng lớn như đế chế La Mã nhưng trong
thời kì đế chế Charlemagne không hề có chiến tranh nổ ra. Sau này các nhà lãnh
đạo phương Tây cũng theo đuổi ý tưởng này dưới nhiều cách khác nhau, nhưng
điển hình nhất là sử dụng bao lực. Napoleon chinh phục Tây Âu bằng các cuộc
chiến tranh là một minh chứng. Nhiều học giả cho rằng ―Napoleon là cha đẻ của
châu Âu‖ bởi trong quá trình mang quân đi mở rộng lãnh thổ của mình, ông đã
để lại nhiều di sản làm nền tảng cho luât pháp EU sau này như: luật liên bang,
luật nhân quyền, ý tưởng về thị trường chung ...
Bên cạnh đó mơ ước về một châu Âu hợp nhất trong hòa bình cũng xuất
hiện từ sớm. Thế kỷ XVIII, Montesquieu đã nói đến châu Âu như một quốc gia
bao gồm nhiều tỉnh. Đến thế kỷ XIX, nhiều nhà văn Pháp, Italia và Ba Lan đã
viết về một châu Âu hợp nhất như một giải pháp để chấm dứt chiến tranh, xung
đột kéo dài giữa các quốc gia châu Âu. Nhà văn Victor Hugo đã đề cập đến một
11


quốc tịch châu Âu cho công dân ở lục địa này. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,

sáng kiến thành lập một Liên minh toàn châu Âu được đề xuất để khẳng định sự
hòa giải giữa hai quốc gia Đức và Pháp. Năm 1923, nhà chính trị gia người Áo
Richard Coudenhove Kalergi mở đầu phong trào thống nhất châu Âu. Dự án
chính thức đầu tiên của việc thành lập Liên hiệp châu Âu gắn liền với hoạt động
của 2 ngoại trưởng Pháp và Đức trong những năm 1925 – 1932 đã đưa ra các dự
án thành lập Liên hiệp châu Âu và trình bày trước Hội quốc liên Bản ghi nhớ về
việc tổ chức hệ thống Liên hiệp các dân tộc châu Âu. Năm 1931, cựu thủ tướng
Pháp Edouar Herriot xuất bản cuốn “Hợp chủng quốc châu Âu”. Tuy nhiên, do
những biến động của tình hình thế giới, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 – 1933, sau đó là chủ nghĩa phát xít và Chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ nên dự định này đã không thực hiện được.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu là chiến trường chính đã bị tàn
phá nặng nề, trở nên hoang tàn, đổ nát. Lần đầu tiên trong lịch sử, châu Âu
không còn là trung tâm quyền lực của thế giới, thậm chí bị phụ thuộc vào Mỹ.
Do đó, ý tưởng hóa thù hằn dân tộc, gắn kết các quốc gia vì sự phục hưng của
châu Âu lại trỗi dậy. Ngày 5/5/1949, Hội đồng châu Âu được thành lập với sự
tham gia của 10 nước: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Italia, Lucxembua, Hà Lan,
Na Uy, Thụy Điển, Anh. Hiện nay Hội đồng châu Âu có 47 thành viên. Đây là
tổ chức nằm ngoài Liên minh châu Âu, danh sách thành viên và hoạt động
không hòan toàn giống nhau nhưng đều phối hợp với nhau để nhằm mục tiêu
duy trì hòa bình, dân chủ và nhân quyền châu Âu.
Nền móng đầu tiên của Liên minh châu Âu là Cộng đồng than thép châu
Âu. Năm 1949, xuất phát từ quan điểm cho rằng điểm mấu chốt dẫn đến sự căng
thẳng giữa Pháp và Đức là việc tranh chấp vùng Ruhr, đây là vùng than thép
quan trọng nhất châu Âu. Sau khi thảo luận với Monnet và thủ tướng Đức
Konrat Adenauer, Ngoại trưởng Pháp Schuman mở rộng ý tưởng này trong cuộc
họp báo 9/5/1950. Ngày này được biết đến như là ngày sinh của ý tưởng thống
nhất châu Âu với tuyên bố Schuman. Ngày 18/04/1951, Cộng đồng than thép
12



châu Âu (European Coal and Steel Community – ECSC) được thành lập với sự
tham gia của 6 nước: Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua. Khi bắt
tay vào dự án hội nhập này, các nhà sáng lập hy vọng ECSC sẽ giúp kiểm soát
các nguyên liệu thô của chiến tranh và thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế, do đó tránh cho một cuộc xung đột khác ở châu Âu không thể tưởng tượng
được. Mỹ là nước đầu tiên công nhận tổ chức này. Việc thành lập ECSC đã có
tác động lớn đến kinh tế châu Âu khiến thương mại các nước tăng gấp 10 lần do
tháo dỡ hàng rào thuế quan, hạ giá thành và tiết kiệm chi phí sản xuất. Sự ra đời
của ECSC là tổ chức quốc tế đầu tiên thành lập dựa trên nguyên tắc của chủ
nghĩa siêu quốc gia (supernationalism) và sẵn sàng mở cửa cho các nước châu
Âu khác cùng tham gia. Sự ra đời của nó đánh dấu bước ngoặt mang tính cách
mạng trong tiến trình hợp nhất châu Âu: trên cơ sở sự hợp tác từ một lĩnh vực cụ
thể đến hợp tác trên nhiều lĩnh vực rộng lớn hơn và cuối cùng là hợp nhất châu
Âu theo mơ ước của những người đi trước.
Năm 1957, sáu nước thành viên ECSC đã ký hai hiệp ước mới tại Rome:
thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) để phát triển các chính sách kinh tế
chung và hợp nhất các thị trường quốc gia riêng biệt thành một thị trường duy
nhất, trong đó hàng hóa, con người, vốn và dịch vụ có thể di chuyển tự do; thứ
hai tạo ra một Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) để đảm
bảo sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Hai hiệp ước này,
thường được gọi là "Hiệp ước Rome", có hiệu lực vào năm 1958. Năm 1967,
ECSC, EEC và EURATOM được hợp nhất thành một cộng đồng chung là Cộng
đồng châu Âu (EC). EC lần đầu tiên thêm các thành viên mới vào năm 1973, với
sự tham gia của Vương quốc Anh, Ireland và Đan Mạch. Hy Lạp tham gia vào
năm 1981, tiếp theo là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào năm 1986. Đạo luật
châu Âu đã sửa đổi các hiệp ước EC năm 1987 để tạo điều kiện cho việc tạo ra
thị trường đơn lẻ, giới thiệu cải cách thể chế và tăng cường quyền lực của Nghị
viện châu Âu non trẻ. Vào đầu năm 1993, việc gần hoàn thành một thị trường


13


đơn lẻ đã mang lại sự chuyển động chủ yếu là tự do hàng hóa, con người, vốn và
dịch vụ trong EC.
Sự ra đời của EU Vào ngày 1 tháng 11 năm 1993, Hiệp ước về Liên minh
châu Âu (còn được gọi là Hiệp ước Maastricht) có hiệu lực, thành lập Liên minh
châu Âu hiện đại và bao gồm EC. Hiệp ước Maastricht thành lập một EU bao
gồm ba trụ cột: một EC mở rộng và tăng cường; chính sách ngoại giao và an
ninh chung; và các biện pháp an ninh nội bộ chung. Hiệp ước Maastricht cũng
bao gồm các điều khoản dẫn đến việc tạo ra một Liên minh Kinh tế và Tiền tệ
(EMU), bao gồm một đồng tiền chung châu Âu (đồng euro).
Liên minh châu Âu được dự định là một bước quan trọng trên con đường
hướng tới không chỉ hội nhập kinh tế lớn hơn mà còn hợp tác chính trị chặt chẽ
hơn và cuối cùng là tiến tới nhất thể hóa châu Âu.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập EU,
đưa thành viên đến 15 quốc gia thành viên. Vào tháng 6 năm 1997, các nhà lãnh
đạo EU đã gặp nhau để xem xét Hiệp ước Maastricht và xem xét quá trình hội
nhập châu Âu trong tương lai. Hiệp ước Amsterdam có hiệu lực vào năm 1999,
tăng cường quyền lực lập pháp của Nghị viện châu Âu, tìm cách tăng cường
chính sách đối ngoại của EU, và nhằm tiếp tục tích hợp các chính sách an ninh
nội bộ.
1.2. Những nhân tố tác động đến sự mở rộng của Liên minh châu Âu
1.2.1. Nhân tố khách quan
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, bối cảnh thế giới một lần nữa thay
đổi. Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở
Đông Âu. Thế lưỡng cực bị phá vỡ, sự sụp đổ của bức tường Berlin đã đặt dấu
chấm hết cho sự chia cắt giữa Tây Âu và Đông Âu. Bối cảnh mới này tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển sâu rộng hơn của Cộng đồng châu Âu (về sau là
Liên minh châu Âu).

Để mở đầu cho sự hội nhập rộng rãi hơn của toàn châu Âu, năm 1990 một
hiệp ước về sự do đi lại đã được một số nước châu Âu kí kết, mang tên Hiệp ước
14


Schengen. Ban đầu chỉ có 6 nước hạt nhân tham gia khối Schengen, đến cuối
năm 2009, đã có 28 nước tham gia khối này trong đó có cả những quốc gia
không phải là thành viên của EU. Việc tự do đi lại trở thành tiền đề cho những
bước phát triển sau này của châu Âu, đặc biệt là về kinh tế.
Sau hơn ba thập kỉ phát triển, EC đã tạo những cơ sở cho việc phát triển
và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Bao gồm cả Greenland – sau
này tách ra khỏi Cộng đồng năm 1985, khu vực này đạt được là rất đáng kể. Chỉ
tính riêng mức sống của người dân hay những yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở công
nghiệp ở các nước thành viên đã chỉ ra sự phát triển vượt bậc của châu lục này.
Cho dù sở hữu nền kinh tế phát triển, nhưng EC vẫn mang tiếng là ―chú lùn
chính trị‖ và ―con sâu quân sự‖. Từ 1992 đến năm 1996, chi phí quốc phòng của
EU giảm 43%, chi phí quốc phòng của Mĩ chiếm 3.38% GDP trong khi 5 nước
tiềm lực quân sự lớn ở châu Âu chỉ chiếm 1,8% năm 1997 [17; tr.467]. Vì vậy,
Châu Âu đã tiến hành công cuộc nhất thể hóa về phương diện chính trị, qua đó
tăng cường tiếng nói với các thành viên, xử lí năng động các vấn đề quốc tế và
khu vực; chỗ đứng của mình trên chính trường quốc tế.
Hiệp ước Maastricht – 1992
Hiệp ước Maastricht có hiệu lực vào ngày 1 tháng 11 năm 1993, đánh dấu
một giai đoạn mới trong tiến trình xây dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ
giữa các quốc gia thành viên. Từ năm 1992, Liên minh Châu Âu chính thức thay
thế cho Cộng đồng châu Âu (EC). Mục tiêu chủ yếu của Hiệp ước Maastricht là
mở rộng quá trình hợp nhất của châu Âu, tiến tới thành lập EU trên cơ sở liên
minh kinh tế - tiền tệ với đồng tiền chung Euro và liên minh chính trị bao gồm
việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung. Hiệp ước Maastricht
thành lập một EU bao gồm ba trụ cột của EU: Một EC mở rộng và tăng cường,

thể hiện sự hợp tác đa diện hơn cả về kinh tế – văn hóa – xã hội – môi trường
giữa các thành viên; hai là chính sách ngoại giao và an ninh chung nhằm tạo ra
cơ chế phối hợp xây dựng kế hoạch và thực thi chính sách đối ngoại và an ninh
chung giữa các nước thành viên trên cơ sở đảm bảo chủ quyền quốc gia; và ba là
15


các biện pháp an ninh nội bộ chung, thể hiện sự hợp tác trong các lĩnh vực xét sử
tội phạm, giải quyết các vấn đề tệ nạn, nhập cư và hợp tác tư pháp trong vấn đề
dân sự.
Đồng thời Hiệp ước Maastricht cũng đưa ra lộ trình cho việc xây dựng
đồng tiền chung châu Âu (Euro) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ : tỷ lệ lạm phát không vượt
quá 1.5% so với mức trung bình của ba nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất; thậm
hụt ngân sách không quá 3% GDP; nợ nhà nước dưới 60% GDP…[17; tr.463].
Bên cạnh đó Hiệp ước Maastricht còn mở rộng trách nhiệm của EU trong các
vấn đề xã hội, như y tế, giáo dục, giao thông vận tải v.v. Theo đó, công dân châu
Âu có thêm nhiều quyền hạn mới như quyền tự do đi lại, tự do cư trú trên các
lãnh thổ của các quốc gia thành viên và có quyền bầu cử trong các cuộc bẩu cử
địa phương và EU.
Hiệp ước cũng bổ sung cho Nghị viện châu Âu (EP) thủ tục lập pháp mới:
đồng quyết định. Theo đó, EP có quyền lực ngang bằng với Hội đồng Bộ
trưởng. Khi một bộ luật muốn được thông qua, nó cần có sự đồng thuận từ cả
hai thể chế trên. Bên cạnh đó, Hiệp ước còn trao thêm cho Nghị viện phê chuẩn
các thỏa thuận quốc tế của Liên minh châu Âu.
Lần đầu tiên trong lịch sử châu Âu, một Hiệp ước chú trọng đến mọi lĩnh
vực hợp tác của châu Âu, qua đó gắn kết các quốc gia với nhau bằng những mối
liên hệ toàn diện hơn. Một thị trường nội địa chỉ phát hiệu quả cao nếu các nước
thành viên có chung một chính sách phát triển, chính sách xã hội, chính sách
nhập cư và chính sách tiền tệ. Liên minh được dự định là một bước quan trọng

trên con đường hướng tới không chỉ hội nhập kinh tế lớn hơn mà còn hợp tác
chính trị chặt chẽ hơn. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, Áo, Phần Lan và Thụy
Điển gia nhập EU, đưa thành viên đến 15 quốc gia thành viên.
Hiệp ước Amsterdam - 1997
Vào tháng 6 năm 1997, các nhà lãnh đạo EU đã gặp nhau để xem xét Hiệp
ước Maastricht và xem xét quá trình hội nhập châu Âu trong tương lai. Hiệp ước
16


Amsterdam (còn được gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi) được 15 quốc gia
thành viên ký kết 2/10/1997 và có hiệu lực năm 1999. Hiệp ước Amsterdam
tăng cường quyền lực lập pháp của Nghị viện châu Âu, tìm cách tăng cường
chính sách đối ngoại của EU, và nhằm tiếp tục tích hợp các chính sách an ninh
nội bộ.
Hiệp ước ước này đánh dấu sự hoàn thiện về quyền công dân và quyền cá
nhân của con người với mong muốn tạo lập được một xã hội dân chủ và công
bằng hơn nữa. Mặc dù trọng tâm của Hiệp ước Amsterdam không phải xem xét
quyền hạn của Nghị viện, nhưng nó đã tăng cường đáng kể quyền hạn cho thể
chế này, như đơn giản hóa thủ tục, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường vai
trò kiểm soát, và không chế số nghị sĩ của mỗi quốc gia theo tỷ lệ tương ứng với
số dân của nước đó.
Hiệp ước Amsterdam là bước tiến mới cho quá trình nhất thể hóa của
châu Âu với thành tựu nổi bật nhất là sự ra đời của đồng tiền chung Euro và
sự hoàn thiện về quyền cá nhân của con người, tiến tới một thể chế dân chủ
hơn nữa. Liên minh Châu Âu giờ đây trở nên thống nhất hơn cả về thể chế và
pháp luật.
Hiệp ước Nice – 2001
Vào tháng 12 năm 2000, các nhà lãnh đạo EU đã ký kết Hiệp ước Nice để
mở đường cho việc mở rộng hơn nữa của EU, chủ yếu đến phía đông châu Âu.
Bắt đầu có hiệu lực vào năm 2003, Hiệp ước Nice đặt ra các cải cách nội bộ, thể

chế để cho phép Liên minh chấp nhận các thành viên mới và vẫn có thể hoạt
động hiệu quả. Đặc biệt, nó mở rộng hệ thống bỏ phiếu đa số trong Hội đồng Bộ
trưởng của EU (đại diện cho các nước thành viên) cho một số lĩnh vực chính
sách bổ sung trước đó đã yêu cầu nhất trí và tái cấu trúc Ủy ban châu Âu (điều
hành của EU).
Từ ngày 15 đến 28 kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, EU đã làm việc
với các nước cộng sản cũ của Trung và Đông Âu để cải cách hệ thống chính trị
và nền kinh tế của họ nhằm đáp ứng các tiêu chí thành viên của EU. EU đã mở
17


×