Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tác động của cuộc khủng hoảng ở trung đông và bắc phi tới châu âu giai đoạn 2010 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ



===

===

LÊ THỊ HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG VÀ BẮC PHI
TỚI CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ



===

===

LÊ THỊ HẰNG


TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG VÀ BẮC PHI
TỚI CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới

Người hướng dẫn khoa học

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thảo

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo
hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ngọc Thảo người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót,
em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 5 năm2018
Sinh viên
Lê Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, không sao chép của

bất cứ ai. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc. Nếu không đúng như trên, tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài
của mình.
Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 5 năm 2018
Người cam đoan

Lê Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
Chương 1: CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở TRUNG ĐÔNG .......... 8
VÀ BẮC PHI .................................................................................................... 8
1.1. Khái quát về khu vực Trung Đông và Bắc Phi ........................................ 8
1.2. Phong trào Mùa xuân Arập ...................................................................... 14
1.2.1. Diễn biến ............................................................................................... 14
1.2.2. Nguyên nhân bùng nổ ........................................................................... 19
1.2.3.Ứng phó của chính phủ Trung Đông và Bắc Phi trước tác động của cuộc
khủng hoảng này ............................................................................................. 24
1.3.Sự hình thành nhà nước Hồi giáo tự xưng ................................................ 26
1.3.1.Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ... 27
Tiểu kết ............................................................................................................ 29

Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CUỘC
KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG VÀ BẮC PHI TỚI CHÂU ÂU (2010 –
2017) ................................................................................................................ 31
2.1. Làn sóng di cư vào các nước châu Âu ..................................................... 31
2.1.1. Nguyên nhân của các cuộc di cư vào châu Âu ..................................... 31
2.1.2. Thực trạng của làn sóng di cư vào châu Âu .......................................... 33
2.1.3. Giải pháp với người di cư ở các nước EU ............................................ 35


2.2. Những ảnh hưởng về kinh tế .................................................................... 40
2.3. Những ảnh hưởng về chính trị - xã hội .................................................... 44
2.4. Chính sách của các nước châu Âu trước cuộc khủng hoảng ở Trung Đông
và Bắc Phi........................................................................................................ 48
2.5. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam ................................................... 51
Tiểu kết ............................................................................................................ 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
PHỤ LỤC TRANH ẢNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã vào
những năm 1990 của thế kỷ trước, trong khi tại châu Âu và các châu lục khác
trên thế giới cục diện chính trị có sự điều chỉnh lớn để phù hợp với sự thay đổi
của thế giới thì tại Trung Đông và Bắc Phi, hầu như không có sự biến động về
ý thức hệ chính trị - tư tưởng. Đặc biệt, trong những năm gần đây ở Trung
Đông và Bắc Phi sục sôi với những diễn biến phức tạp. Sự đối đầu từ bên
trong và bên ngoài đã biến khu vực này thành một "điểm nóng" khiến cả thế
giới phải dõi theo. Đỉnh điểm đó là năm cuối năm 2010 hình ảnh tự thiêu của

một thanh niên bán hàng rong tại Tuynidi vào ngày 17 tháng 12 năm 2010 để
phản ứng trước việc bị cảnh sát tịch thu hàng hóa. Sau đó những hình ảnh về
thanh niên này được phát tán và lan truyền trên các trang mạng xã hội như
Youtube, Facebook…không dừng lại ở Tuynidi mà cuộc khủng hoảng chính
trị - xã hội này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác trong khu vực và
hệ quả là người dân các nước này xuống đường tiến hành các cuộc biểu tình
đòi cải thiện đời sống, thay đổi chế độ, đòi các quyền tự do, dân chủ cơ bản.
Chính các cuộc biểu tình chống chính phủ liên tiếp diễn ra ở nhiều quốc gia
trong khu vực, đẩy Trung Đông và Bắc Phi lâm vào tình trạng khủng hoảng
và hỗn loạn. Một số nước như Angiêri, Marốc, Ảrập xêút… phải tiến hành các
cải cách kinh tế - chính trị nhằm duy trì sự ổn định và tránh các cuộc khủng
hoảng trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi là một vấn đề thời sự quốc tế
đang được rất quan tâm hiện nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu cuộc khủng
hoảng này giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, thấu đáo hơn đối với sự kiện
quan trọng này trong dòng chảy lịch sử của các quốc gia ở khu vực Trung
Đông và Bắc Phi; thấy được cuộc khủng hoảng này diễn ra như thế nào và

1


nguyên nhân tại sao cuộc khủng hoảng này lại diễn ra, ứng phó của các quốc
gia Trung Đông và Bắc Phi trước khủng hoảng này ra sao trong hành trình tìm
kiếm con đường phát triển và khẳng định bản sắc riêng của mình. Biến động
mùa xuân Arập ở Bắc Phi và Trung Đông đã có tác động lớn tới chính các
quốc gia trong khu vực này và cả các quốc gia các khu vực khác đặc biệt là
châu Âu một khu vực có sự phát triển cao độ.
Ở châu Âu, sau khi trải qua các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến
tranh thế giới thứ hai, đây là hai cuộc chiến tranh tàn khốc của nhân loại mà
chiến trường chính ở châu Âu. Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết

thúc, việc đoàn kết các nước châu Âu để ngăn chặn sự bùng nổ của một cuộc
chiến tranh mới cùng với đó là kế hoạch phục hưng châu Âu của Mỹ được các
quốc gia trong khu vực này tận dụng một cách tối đa từ đó đã đưa châu Âu
nhanh chóng được phục hồi và dần tiến tới sự ra đời và hợp nhất các tổ chức
thành Liên minh châu Âu. Kể từ khi ra đời cho đến nay, Liên minh châu Âu
đã trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới với những
thành tựu mà nó đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - an ninh. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, châu Âu phải đối mặt với nạn di cư từ các
nước Trung Đông và Bắc Phi. Điều này đã gây ra nhiều thách thức đối với
khu vực này, nó gây ra sự hỗn loạn về trật tự công cộng, tạo ra gánh nặng về
kinh tế đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, những bất đồng chính trị trong
nội bộ EU ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là mối đe dọa của nhà nước Hồi giáo
tự xưng IS có thể trà trộn vào dòng người tị nạn thâm nhập vào châu Âu nhằm
thực hiện các hoạt động khủng bố và đe dọa trực tiếp tới an ninh của châu Âu.
Xuất phát từ tình hình Châu Âu hiện nay và những thách thức đặt ra đối
với Châu Âu trước biến động mùa xuân Arập chính vì vậy tác giả đã lựa chọn
đề tài “Tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu
Âu giai đoạn 2010-2017” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, đã có rất nhiều bài viết,
công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà sử học trong và ngoài nước, mỗi
tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề, khía cạnh khác nhau. Ở Việt Nam đã
có một số tác phẩm nghiên cứu về biến động mùa xuân Arập ở Trung Đông
và Bắc Phi như:
Trong cuốn sách “Biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi – Trung Đông
và những tác động đến Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền, NXB

chính trị quốc gia – sự thật. Tác giả đã xác định khung lý thuyết liên quan đến
biến động chính trị - xã hội tại Trung Đông và Bắc Phi, đánh giá diễn biến,
nguyên nhân dẫn đến biến động chính trị - xã hội, tác động và các giải pháp
ứng phó của chính phủ các nước Trung Đông và Bắc Phi nói riêng, các nước
lớn trên thế giới nói chung từ năm 2011 đến nay, những bài học và kiến nghị
chính sách rút ra cho Việt Nam.
Cuốn “Cẩm nang về Trung Đông” của tác giả Đỗ Đức Hiệp đã giới thiệu
những nét tổng quan về khu vực Trung Đông và giới thiệu về từng quốc gia
trong số 16 nước Trung Đông.
“Trung Đông: Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối
cảnh quốc tế mới” của PGS.TS Đỗ Đức Định đã khái quát tình hình kinh tế,
chính trị của Trung Đông hiện nay, những vấn đề lớn đang diễn ra ở Trung
Đông. Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt
Nam – Trung Đông.
Ngoài ra, còn có các bài viết trên các tờ báo, tạp chí như tạp chí quốc
phòng toàn dân, tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, tạp chí nghiên
cứu châu Âu, tạp chí nghiên cứu tôn giáo…như:
Bài viết “Tình hình kinh tế - chính trị Liên minh châu Âu năm 2015 và
triển vọng năm 2016” của tác giả Nguyễn An Hà đăng trên tạp chí nghiên cứu

3


châu Âu, tháng 2/2016. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát tình hình của
Liên minh châu Âu trong năm 2015 trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh chính trị
và đưa ra những dự báo tình hình Liên minh châu Âu trong năm 2016. Đặc
biệt, tác giả đã đưa ra dự báo về tình trạng di cư vào châu Âu của người dân
các nước Trung Đông và Bắc Phi vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2016. Cũng
của tác giả Nguyễn An Hà, bài viết “Tổng quan kinh tế Liên minh châu Âu
năm 2014 và dự báo năm 2015”, tạp chí nghiên cứu châu Âu tháng 2/2015

cũng đã đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế EU và dự báo cho năm
2015.
“Khủng hoảng nhập cư trên biển Địa Trung Hải: thách thức đối với
Liên minh châu Âu hiện nay” của Ninh Xuân Thao đăng trên tạp chí nghiên
cứu châu Âu, tháng 6/2015. Bài viết đã khái quát được những nét chính về
tình trạng này, lý giải nguyên nhân cũng như tìm hiểu các biện pháp khắc
phục cuộc khủng hoảng nhập cư của châu Âu.
Biến động chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi không chỉ là vấn đề của
khu vực mà nó còn là vấn đề quan tâm của toàn thế giới, chính vì lẽ đó trên
thế giới cũng đã có nhiều tác giả, tác phẩm viết về vấn đề này nhưng chủ yếu
viết về tình hình chính trị, xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi, các cuộc xung đột
owr vùng này trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai…Còn về những tác
động của biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu chưa có
một đề tài hay tác phẩm nghiên cứu toàn diện nào về vấn đề này.
Xuất phát từ những cơ sở trên và tiếp thu những kiến thức, những nhận
xét đánh giá của các tác giả trong và ngoài nước, cùng với đó xuất phát từ tầm
ảnh hưởng của biến động này không chỉ đối với khu vực này mà còn cả thế
giới trong đó có Việt Nam chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài này làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.

4


3. Đối tượng, phạm vi nghiêncứu
3.1. Đối tượng
Khóa luận tập trung nghiên cứu và làm rõ tác động của khủng hoảng
Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Khóa luận cung cấp những thông tin cơ bản về khu vực
Trung Đông và Bắc Phi; diễn biến và những nguyên nhân của biến động chính
trị - xã hội tại Trung Đông và Bắc Phi; những tác động của biến động này đến
châu Âu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của cuộc khủng
hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu trong giai đoạn từ 2010 – 2017.
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là phân tích để làm sáng tỏ những tác động của cuộc
khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu giai đoạn 2010-2017 trên
các phương diện, từ đó đưa ra các chính sách ứng phó của các nước châu Âu
trước cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi. Thông qua nghiên cứu rút
ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh xã hội,
bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên,
khóa luận tốt nghiệp tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về khu vực Trung Đông và Bắc Phi từ đó
luận giải tại sao đây luôn là điểm nóng của các cuộc xung đột vũ trang trên
thế giới và nghiên cứu về tình hình Trung Đông và Bắc Phi từ sau chiến tranh
lạnh.

5


Thứ hai: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, ứng phó của chính phủ các
nước Trung Đông và Bắc Phi trước biến động mùa xuân Arập và sự hình
thành của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Thứ ba: Tìm hiểu những tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và
Bắc Phi tới châu Âu giai đoạn 2010-2017 trên các mặt kinh tế - chính trị - xã
hội. Đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu tiếng Việt thông qua các tác
phẩm nghiên cứu của các tác giả trong nước, các tác phẩm dịch từ tiếng nước
ngoài, các bài báo, tạp chí từ viện nghiên cứu quốc tế, tạp chí nghiên cứu châu
Phi và Trung Đông, tạp chí nghiên cứu châu Âu…
Để giải quyết những nhiệm vụ trên, khóa luận vận dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm: Phương pháp lịch sử logic, phương
pháp phân tích – tổng hợp…qua đó đem đến những kết quả nghiên cứu khách
quan và khoa học.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là một nghiên cứu tổng hợp những tác động của cuộc khủng
hoảng ở Trung Đông và châu Phi trong giai đoạn 2010-2017 tới châu Âu trên
các phương diện. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hay đóng góp trong nghiên
cứu và giảng dạy. Mặt khác, tài liệu này giúp nhìn nhận những vấn đề kinh tế,
chính trị, an ninh của khu vực Trung Đông và Bắc Phi một cách sâu sắc và
cho thấy rõ những tác động của nó tới châu Âu trong giai đoạn 2010 – 2017.
Từ đó có cách nhìn sâu sắc để lý giải cho tình hình chính trị trong những năm
đầu thế kỷ XXI và góp phần tìm giải pháp các vấn đề chính trị phức tạp hiện
nay.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm 2 chương:

6


Chương 1: Cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi
Chương 2: Những tác động chính trị - xã hội của cuộc khủng hoảng ở Trung
Đông và Bắc Phi tới châu Âu (2010 – 2017)

7



Chƣơng 1: CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở TRUNG ĐÔNG
VÀ BẮC PHI
1.1. Khái quát về khu vực Trung Đông và Bắc Phi
Danh từ "Trung Đông" do các nhà địa lí châu Âu đặt ra. Trong thời kì
khoa học chưa phát triển, các nhà địa lí châu Âu đã cho rằng: châu Âu là trung
tâm của trái đất. “Trung Đông” là các nước ở vùng vịnh Ba Tư: Irắc, Iran
cùng với các nước ở Nam Á như: Ấn Độ, Pakixtan. Hiện nay, trên thế giới có
nhiều cách phân loại khác nhau và tùy theo những đặc điểm, yêu cầu và mục
đích của người phân loại như phân loại dựa trên tính chất và đặc điểm địa lí,
phân loại dựa trên cơ sở văn hóa... Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới
khu vực Trung Đông bao gồm 15 nước, nếu tính cả 6 nước Bắc Phi thì khu
vực Trung Đông – Bắc Phi gồm 21 nước, hay còn gọi là nhóm MENA. Ở Việt
Nam, theo Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 –
2015 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25/12/2001. Trong đề án này,
đã đưa ra quan niệm khác về Trung Đông đó là Trung Đông bao gồm 16 nước
Tây Á, trong đó có 12 nước Arập là A-rập Xêút, Irắc, các Tiểu vương quốc
Arập Thống nhất, Gioócđani, Syria, Libăng, Côoét, Cata, Ôman, Baranh,
Yêmen, Palextin va 4 nước không phải là Arập là Iran. Ixaren, Thổ Nhĩ Kì và
2

Síp, với tổng diện tích là khoảng 6 triệu km và dân số là trên 260 triệu người.

Thứ nhất: vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Trung Đông và Bắc Phi là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, tiếp giáp
với châu Á và châu Phi, giữa biển Địa Trung Hải và biển Ấn Độ Dương. Đây
được coi là cái nôi của đạo Cơ Đốc, đạo Hồi và Do Thái giáo. Trong suốt
dòng chảy lịch sử, đây luôn là khu vực nhạy cảm về kinh tế, chính trị, văn hóa
và tôn giáo, là trung tâm chủ yếu của các mối quan hệ quốc tế, là cửa ngõ
trung chuyển hàng hóa thâm nhập vào thị trường các nước Á – Âu – Phi.


8


Về khí hậu: Đây là khu vực có khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa,
theo năm và khác nhau trong từng vùng cụ thể. Lượng mưa trung bình năm
giảm từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam, từ 1200mm ở đầu khu vực đến
50mm ở các vùng sa mạc. Nhiệt độ cũng có sự khác nhau trên toàn khu vực,
thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
Về tài nguyên thiên nhiên: Đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên
phong phú đặc biệt là dầu mỏ - nguồn vàng đen có vai trò quan trọng và chi
phối trong nền kinh tế của khu vực này. Dầu mỏ có trữ lượng lớn, tính đến
đầu tháng 1 năm 2009, trữ lượng dầu mỏ của Trung Đông là 745,998 tỷ thùng
chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ toàn thế giới. Mặc dù là khu vực có nguồn dầu
mỏ lớn, nhưng dầu mỏ phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu
vực cũng như các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia trong đó Arập
Xêút là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới còn là nước có trữ
lượng dầu mỏ thấp nhất. Chính sự phân bố không đều giữa các quốc gia và
các vùng trong một quốc gia là một trong những nguyên nhân bùng nổ cách
mạng mùa xuân Arập ở Bắc Phi và Trung Đông. Phần lớn các cuộc chiến
tranh ở Trung Đông nổ ra đều bắt nguồn từ dầu mỏ. Trong tương lai dầu mỏ
Trung Đông sẽ tiếp tục là vấn đề quan trọng mang tính toàn khu vực và toàn
cầu [16,19].Ngoài dầu mỏ, Trung Đông còn có nhiều nguồn tài nguyên khác
như Khí đốt, than, nhôm, thép… đều có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế
của khu vực.
Như vậy, chính những đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
mặc dù phức tạp, khắc nghiệt nhưng bù lại chính những tài nguyên thiên
nhiên đặc biệt là dầu mỏ chính là nhân tố để đem đến sự phát triển mạnh mẽ
trong nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực này. Tuy nhiên, ở một vài
khía cạnh nào đó, chính dầu mỏ cũng là nguyên nhân để gây nên tình trạng

bất ổn ở khu vực này.

9


Thứ hai, đặc điểm kinh tế
Như đã nói ở trên, Trung Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào đặc biệt là dầu mỏ có trữ lượng lớn nhất thế giới, chi phối nền
kinh tế của khu vực này. Do vậy, có thể thấy rằng, kinh tế Trung Đông phát
triển chủ yêu dựa vào khai thác mỏ và các chất khoáng thiên nhiên khác. Về
nông nghiệp ở khu vực này hầu như không có tiềm năng, điều này được biểu
hiện thông qua cơ cấu GDP trong nông nghiệp của khu vực này chỉ chiếm trên
dưới 10%. Nguyên nhân chính khiến ngành nông nghiệp kém phát triển là do
sự khan hiếm nguồn nước, tình trạng sa mạc hóa và con người ít quan tâm tới
phát triển nông nghiệp cùng với đó, hệ thống tưới tiêu chưa phát triển, thiếu
nước tưới trong nông nghiệp.
Về công nghiệp và dịch vụ của khu vực này khá phát triển. Tuy nhiên,
hầu hết các ngành này đều có liên quan đến sản xuất, khai thác và chế biến
dầu mỏ, khai thác một số loại khoáng chất, quặng, du lịch, dịch vụ, tài
chính… kể từ thập niên 80, khu vực này luôn phụ thuộc vào việc xuất khẩu
dầu mỏ, khí đốt gây nên tâm lí ỷ lại, thụ động từ đó mức độ đa dạng hóa của
khu vực Trung Đông rất kém. Bên cạnh đó, ngành du lịch của khu vực này
cũng phát triển với nhiều di sản nổi tiếng trên thế giới, điều kiện tự nhiên khí
hậu thuận lợi đã thu hút nhiều khách du lịch đến với khu vực này, tạo nguồn
lợi lớn về kinh tế. Tuy nhiên, ngành du lịch chưa được đầu tư nhiều và mới ở
mức tiềm năng.
Sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ được thể hiện qua bảng sau
đây:
Bảng cơ cấu GDP của khu vực Trung Đông (%)
1999


2002

2003

2006

Tăng trưởng GDP

1,7

2,7

5,7

5,9

Nông nghiệp trong GDP

12,0

10,8

10,5

8,6

10



Công nghiệp trong GDP

38,0

41,2

42,8

48,7

Dịch vụ trong GDP

50,0

48,0

46,7

42,7

Nguồn: Đỗ Đức Hiệp, “Cẩm nang về Trung Đông”,NXB từ điển bách khoa,
2012, trang 69.
Thông qua bảng trên cho thấy hình ảnh tổng quan về cơ cấu ngành kinh
tế trong GDP của khu vực Trung Đông. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm
tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP lần lượt là 48,7% và 42,7%, còn nông nghiệp là
ngành có cơ cấu GDP thấp nhất. Không những vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp
tục có nguy cơ giảm xuống từ năm 1999, dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những
năm sau.
Thứ ba, đặc điểm chính trị - xã hội
So với các khu vực khác trên thế giới, Trung Đông và Bắc Phi là các khu

khu vực có hệ thống chính trị phức tạp. Hệ thống chính trị tại các quốc gia
khu vực Bắc Phi và Trung Đông chủ yếu dựa trên cơ sở hai mô hình nhà nước
đó là: Nền cộng hòa do nguyên thủ quốc gia, nắm giữ quyền lực và là người
có vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị và các nhà nước quân chủ trong đó
nhà vua là người lãnh đạo tối cao. Theo cách phân loại dựa trên cơ sở địa
chính trị - kinh tế của Ngân hàng Thế giới, Khu vực Trung Đông bao gồm 16
nước, trong đó 4 nước theo thể chế chính trị quân chủ chuyên chế gồm Ârập
Xê-út, Cata, Cô-oét, Ôman; 2 nước theo thể chế chính trị quân chủ nghị viện
bao gồm Baranh và Gioócđani; 10 nước còn lại theo thể chế cộng hòa đại nghị
bao gồm Các tiểu vương quốc Arập Thống Nhất (UAE), Syria, Iran, Irắc,
Yêmen, Thổ Nhĩ Kì, Libăng, Síp, Ixraen, Palextin. Và dù là nhà nước Cộng
hòa hay quân chủ, hầu hết các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông đều có xu
hướng củng cổ chế độ chính trị độc tài, tập trung quyền lực vào tay của những
người đứng đầu nhà nước [16,53-54].

11


Cùng với đó là sự yếu kém trong quản lí nhà nước, xã hội, sự bất cập
của thể chế chính trị và trì trệ trong cải cách. Mặc dù các thực thể chính trị
dân chủ và nền kinh tế thị trường đã phát triển và được mở rộng nhanh chóng
ở các quốc gia Đông Âu, Mỹ Latinh, Đông Á và nhiều nước châu Phi đã góp
phần thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân, nâng cao trình độ
phát triển của con người và quyền lợi của cá nhân thì một số quốc gia ở Trung
Đông và Bắc Phi hầu như không phát triển kịp theo xu hướng mới của toàn
khu vực, các quốc gia này đã không đáp ứng được những nhu cầu cần thiết
của người dân về cải cách chính trị và gia tăng quyền tự do các nhân khiến
cho hệ thống chính trị ở các nước Trung Đông – Bắc Phi ngày càng trở nên
lạc hậu, thiếu hiệu quả. Thậm chí sự phát triển của nền kinh tế thị trường đều
bị hạn chế bởi các thể chế chính trị, bất bình đẳng và công bằng xã hội, nạn

tham nhũng và sự chi tiêu quá mức vào quân sự, vào những dự án đầy tham
vọng cũng như sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập chính là dầu mỏ…
từ đó đã tạo ra sức ép lớn tới hệ thống chính trị, yêu cầu chính phủ các nước
cần thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới và đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, các cải cách chính trị được đưa ra hầu như không đem lại hiệu quả
đã khiến chính quyền đương nhiệm phải dựa chủ yếu vào lực lượng quân đội
an ninh để duy trì quyền lực. Điều này chứng tỏ, quân đội và cảnh sát có ảnh
hưởng rất lớn đến hệ thống chính trị, và ở một số quốc gia như Ai Cập, Syri…
lực lượng này đã lấn át vai trò của các cơ quan quản lí nhà nước.
Thứ tư, Trung Đông – Bắc Phi từ sau chiến tranh lạnh.
Có thể thấy rằng, Trung Đông – Bắc Phi đây là vùng đất này có lịch sử
lâu đời và chịu sự bất ổn liên tiếp từ khi đế chế Ốttôman sụp đổ, vùng đất này
tiếp tục bị thực dân đe dọa trong thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sau chiến tranh
lạnh, cục diện thế giới thay đổi hoàn toàn, từ thế giới hai cực Xô – Mỹ sang
thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu, Trung Đông – Bắc Phi tiếp tục lâm vào

12


tình trạng khủng hoảng mới mà cho đến ngày nay, tình trạng bất ổn này vẫn
chưa có dấu hiệu giảm xuống và tiến trình hòa bình ở Trung Đông vẫn là vấn
đề nan giải khó giải quyết. Đây là khu vực có thể nói vô cùng nhạy cảm trên
hầu khắp các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội. Xét trên cục diện
an ninh, chính trị, đây là khu vực bất ổn về tôn giáo, chính trị, hệ tư tưởng, an
ninh xã hội. Tới thập niên 1990, nhiều nhà nghiên cứu, bình luận trong khu
vực và cả phương Tây đều coi Trung Đông là khu vực xung đột mà còn là khu
vực lạc hậu, có sự can thiệp ngày càng sâu rộng của các nước phương Tây
đứng đầu là Mỹ [11,79]. Các cuộc xung đột, mâu thuẫn ở Trung Đông và Bắc
Phi từ sau chiến tranh lạnh được kể đến như cuộc chiến tranh vùng vịnh năm
1991 giữa Irắc và liên quân gần 30 nước do Mỹ lãnh đạo được Liên Hợp

Quốc phê chuẩn để giải phóng Côoét; cuộc chiến tranh Irắc năm 2003 hay còn
gọi là “chiến tranh vùng vịnh lần 3”, có sự tham gia của nhiều quốc gia trong
đó quân đội Mỹ và Anh chiếm tới 98%... Bên cạnh các cuộc chiến tranh xung
đột lớn, Trung Đông – Bắc Phi sau chiến tranh lạnh còn phải đối mặt trực tiếp
với các mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, mâu thuẫn xã hội khó giải quyết như mâu
thuẫn giữa Ixraen và Palextin vẫn tiếp tục và kéo dài cho tới ngày nay; mâu
thuẫn tôn giáo giữa hai giáo phái Sunni và Shia...Cùng với nhiều yếu tố khác
là nguyên nhân dẫn đến biến động mùa xuân Arập tại một số nước Trung
Đông – Bắc Phi với những hệ quả nghiêm trọng.
Từ những đặc điểm về yếu tố vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên – kinh
tế - xã hội thuận lợi, chính vì vậy nơi đây luôn có sự ảnh hưởng từ các nước
lớn và luôn bị các nước lớn nhòm ngó và tranh giành ảnh hưởng. Cùng với
nhiều nguyên nhân khác như sự bất ổn ở Irắc, mâu thuẫn chương trình hạt
nhân Iran… từ đó có thể lí giải được nguyên nhân Trung Đông và Bắc Phi
luôn là điểm nóng của các cuộc xung đột từ những giai đoạn trước và kéo dài
cho đến tận ngày nay.

13


1.2. Phong trào Mùa xuân Arập
1.2.1. Diễn biến
Mùa xuân Arập ở các nước Trung Đông và Bắc Phi bắt đầu diễn ra tại
Tuynidi vào cuối năm 2010 khi một thanh niên bán hàng rong 26 tuổi
Mohamed Bouazzi ở Tuynidi tự thiêu sau khi bị cảnh sát tịch thu hàng hóa.
Ngay sau đó, những hình ảnh về thanh niên này được đưa lên mạng xã hội
nhanh chóng lan rộng ra cả nước và làm bùng lên ngọn lửa căm phẫn trở
thành một cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra vào 17/12/2010 hay còn gọi
là “Cách mạng hoa nhài”. Các cuộc biểu tình chống chính phủ từ Tuynidi đã
nhanh chóng lan tỏa ra các quốc gia khác trong khu vực như Ai Cập, Libi,

Yêmen tiếp đó là Angiêri, Arập Xêút, Gioócđani… làm sụp đổ hàng loạt các
chế độ của các nước như Tuynidi, Ai Cập, Libi, Yêmen sau nhiều năm cầm
quyền với sự bảo thủ, độc đoán, chuyên quyền. Ở Tuynidi, là nới khởi nguồn
của biến động chính trị, “Cách mạng hoa nhài” đã khiến tổng thống Ben Ali
đã phải tị nạn tại Arập Xêút vào tháng 1/2011 và chấm dứt 30 năm cầm quyền
của mình.
Ở Ai Cập, bắt đầu từ 25/1/2011 người dân Ai Cập đã tiến hành biểu tình
yêu cầu tổng thống Mubarak từ chức. Sau đó, dưới áp lực của quần chúng
nhân dân đã buộc tổng thống Ai Cập là Mubarak phải thoái vị vào ngày
11/2/2011 và chuyển quyền quản lí đất nước cho Hội đồng tối cao các lực
lượng quân đội (SCAF) sau 30 năm cầm quyền của mình. Ngay sau khi lên
cầm quyền, SCAF đã cho đình chỉ hiến pháp năm 1971 và giải tán nghị viện
năm 2010 vào ngày 13/2/2011. Một sự kiện quan trọng khác trong diễn biến
cuộc khủng hoảng chính trị xã hội ở Ai Cập đó là ngày 25/6/2012 thủ lĩnh của
tổ chức anh em Hồi giáo là Morsi lên làm tổng thống. Ai Cập tiếp tục diễn ra
làn sóng biểu tình mới chống chính phủ của tổng thống Morsi từ tháng
12/2012-6/2013. Đến 2/6/2013 tổng thống Morsi bị bắt giữ.

14


Còn ở Libi, biểu tình quy mô lớn ở các tỉnh miền Đông, Tổng thống
Gaddafi ra lệnh tấn công người biểu tình bằng máy bay. Tiếp đó từ ngày 1719/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1973 về
“thiết lập vùng cấm bay” và “bảo vệ dân thường”, bật đèn xanh cho cuộc can
thiệp quân sự của NATO vào đất nước Bắc Phi chỉ có gần 7 triệu dân này với
sự tham gia của Mỹ, Anh, Pháp. Phe nổi dậy thành lập hội đồng dân tộc
chuyển tiếp Libi (NTC). Đến 20/10/2011 NTC đã giải phóng thành phố Sirte,
nhà lãnh đạo Gaddafi bị giết chết. Tháng 7/2012 cuộc bầu cử tại Libi đã diễn
ra.
Tại Syria, do sự chủ quan của tổng thống Al Assad cho rằng đất nước

này vẫn ổn định và không bị ảnh hưởng trước các cuộc biểu tình bạo loạn tại
Tuynidi, Ai Cập, Libi. Chính vì vậy, khi tình thế thay đổi vào tháng 3/2011
Syria đã thực sử phải đối mặt với Mùa xuân Arập với mức độ phức tạp hơn
bằng các cuộc biểu tình của sinh viên. Chính phủ Al Assad đã có những biện
pháp nhằm ngăn cản, chống lại các cuộc biểu tình này bằng việc đưa quân đội
cảnh sát tấn công người biểu tình, đưa xe tăng đến các thành phố nhạy cảm.
Với vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực Trung Đông nên khó tránh khỏi
nguy cơ can thiệp từ bên ngoài và nội chiến khi Mỹ và phương Tây gia tăng
sức ép bằng các biện pháp cấm vận Đamát và công khai ủng hộ lực lượng đối
lập Hội đồng dân tộc Syria (SNC). 10/2012 mối đe dọa phương Tây ngày
càng gia tăng, theo đó vào tháng 8/2013 tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra
ở ngoại ô Damascus và Nga đã đi tới quyết định dời vũ khí hóa học ra khỏi
Syria. Chính quyền Al Assad từng bước bị cô lập.
Bên cạnh các cuộc biểu tình chống đối chính phủ tại Tuynidi, Ai Cập,
Libi, Syria, hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại các nước Trung Đông
và Bắc Phi khác như Angiêri người dân tiến hành biểu tình nhằm phản đối giá
lương thực tăng cao, ở Yêmen biểu tình chống chính phủ Saleh (15/1/2011), ở

15


Marốc cuộc biểu tình của người dân yêu cầu nhà vua Mohamed VI xem xét
lại Hiến pháp của đất nước, tăng trợ cấp giá lương thực (20/2/2011)… thậm
chí, biến động Mùa xuân Arập còn lan sang các nước ngoài thế giới Arập như
Anbani, Bangladesh, cộng hòa Hồi giáo Iran…
Biến động chính trị xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi đã lan rộng sang 15
nước trong khu vực, trong đó 4 nước bị sụp đổ chính quyền (Tuynidi, Ai Cập,
Libi, Yêmen), 4 nước lâm và nội chiến nghiêm trọng (Syria, Baren, Irắc,
Libi), 4 nơi vẫn có nguy cơ bất ổn (Baren, Libăng, Iran, dải Gada), 5 nước
ứng phó tốt với khủng hoảng (Arập Xêút, Angiêri, Marốc, Ôman, Gioócđani)

[11,160]. Nhìn chung, biến động Mùa xuân Arập, với mục tiêu là cuộc đấu
tranh đòi tự do, dân chủ chống các nhà cầm quyền của thế giới Arập. Tuy
nhiên, sau đó đã biến thành cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực bên
trong và bên ngoài của các quốc gia Arập. đó là sự can thiệp của các thế lực
lớn như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, NATO; sự tranh giành lợi ích của các
dòng Hồi giáo và sự ra đời của nhà nước Hồi giáo cực đoan IS không chỉ ảnh
hưởng tới hòa bình an ninh trong khu vực mà nó còn đe dọa đến hòa bình an
ninh trên thế giới và thế giới đứng trước sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.
Mùa xuân Arập không đem lại hạnh phúc cho người dân vì nó bị chi phối bởi
các lực lượng đối lập nhằm bành trướng, tăng cường ảnh hưởng ở Trung
Đông và Bắc Phi. Vì vậy mục tiêu ban đầu là đem lại “mùa xuân mới” cho
Arập đã không được đáp ứng thậm chí để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối
với các nước Trung Đông và Bắc Phi nói riêng và thế giới nói chung.
Thứ nhất, tác động đối với khu vực Trung Đông và Bắc Phi
Biến động Mùa xuân Arập đã làm thay đổi sâu sắc cục diện Trung Đông
và Bắc Phi mô hình cũ đã và đang sụp đổ, mô hình mới dần được định hình.
Đó là sự sụp đổ của các chính phủ độc tài đứng đầu các quốc gia như Ben Ali
(Tuynidi), Mubarak (Ai Cập), Gaddafi (Libi) và Ali Abdallh Saleh (Yêmen).

16


Tại bốn nước này, những người biểu tình nổi dậy đòi lật đổ chế độ độc tài,
yêu cầu dân chủ và tự do, cải thiện điều kiện sống, bảo đam công bằng xã hội,
yêu cầu thiết lập trật tự chính trị mới, giải quyết nạn thất nghiệp…Tuy nhiên,
kể cả khi chính phủ chuyên quyền độc đoán bị lật đổ thì các nước này vẫn
đứng trước sự bất ổn về chính trị và nguy cơ nội chiến ở một số quốc gia như
Tuynidi, Ai Cập… tăng trưởng kinh tế thấp, bất bình đẳng trong xã hôi ngày
càng lên cao và thất nghiệp tràn lan.Tập hợp lực lượng trong khu vực vốn có
nhiều chia rẽ nay càng thêm khó khăn, phức tạp hơn. Chính sự bất ổn chính trị

lâu dài đã đặt ra yêu cầu các nước Trung Đông và Bắc Phi cần phải cải cách
chính trị trong nước để ngăn chặn những nguy cơ tiềm tàng và đe dọa đến sự
ổn định của chế độ. Tác động đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông bởi Ai
Cập, quốc gia có vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông đã
bị sụp đổ. Mùa xuân Arập cũng tạo cơ hội cho các hoạt động chính trị và bạo
lực trong khu vực bùng nổ. Từ sau Mùa xuân Arập, các nước Trung Đông và
Bắc Phi đặc biệt là các nước chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này
đã dẫn đến sự hình thành của hàng trăm đảng phái, tổ chức xã hội, sách báo,
kênh truyền hình và mạng xã hội khác nhau. Cùng với đó, bạo lực cũng có xu
hướng leo thang gay gắt ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Biến động Mùa
xuân Arập đã dẫn tới sự hình thành của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, đe dọa
nghiêm trọng đến hòa bình an ninh không chỉ trong khu vực mà còn cả toàn
thế giới khi phải đối mặt với nguy cơ khủng bố.
Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, sau biến động Mùa xuân Arập kinh tế
Trung Đông và Bắc Phi ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng thấp và tỷ lệ
thất nghiệp cao, nghèo đói, dự trữ ngoại tệ sụt giảm (Ở Libi tăng trưởng kinh
tế năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là 2,2% và năm 2013 là 1,8%). Biến động
Mùa xuân Arập đang dẫn đến sự hình thành các ma trận quyền lực trong khu
vực, nổi lên bốn chủ thể đóng vai trò quan trọng trong khu vực là Iran, Thổ

17


Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Ai Cập cộng thêm Ixraen là nhân tố sau của Mỹ. Mô
hình quyền lực nội tại của khu vực Trung Đông và Bắc Phi sẽ đi theo hướng
4+1, có sự đan xen lợi ích lẫn nhau, đồng thời xung đột gay gắt lẫn nhau tạo
nên bức tranh chính trị khu vực Trung Đông và Bắc Phi từ nay đến 2020
[11,212].
Thứ hai, tác động đối với thế giới
Các nước Trung Đông và Bắc Phi là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ

yếu trên thế giới, vì vậy khi biến động Mùa xuân Arập diễn ra đã làm cho giá
dầu mỏ trên thế giới tăng cao, ảnh hưởng đến thị trường năng lượng, tài chính
và thương mại, làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của thế giới sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Về chính trị, với tốc độ lan tỏa của
mình, biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đã khiến hàng loạt các
nước trên thế giới vào tình trạng bất ổn do biểu tình lan rộng ở nhiều thành
phố lớn. Biến động mùa xuân Arập kéo theo sự liên quan, dính líu của Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Arập, NATO, G8, G20 và nhiều
nước lớn trên thế giới nhằm nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này. Cùng
với đó, sự hình thành nên nhà nước Hồi giáo tự sung IS đã làm cho thế giới
càng trở nên bất ổn bởi nạn khủng bố trên thế giới lên cao, đe dọa hòa bình an
ninh trên thế giới.
Đối với các nước châu Âu, biến động này cũng tác động không nhỏ đến
chính sách khu vực, bởi đây vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của các
nước châu Âu (EU). Tình trạng hỗn loạn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi đã
làm gia tăng áp lực buộc châu Âu phải can dự nhiều hơn ở khu vực này.
Ngoài ra, làn sóng di cư Trung Đông và Bắc Phi sang các quốc gia, khu vực
khác đặc biệt là châu Âu đã buộc các nước châu Âu phải đưa ra các chính
sách đối với người nhập cư, ảnh hưởng lớn tới kinh tế - chính trị - xã hội ở
châu Âu.

18


1.2.2. Nguyên nhân bùng nổ
Mùa xuân Arập xuất phát từ hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan trong đó nguyên nhân chủ quan đóng
vai trò chủ yếu và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc biểu tình, bạo
loạn ở khu vực này.
a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi nổ ra do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Năm 2008, thế giới
đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đây là một cuộc khủng
hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008 đó chính là sự đổ vỡ hàng loạt hệ
thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và
mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu. Chính cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 như đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho các
vấn đề kinh tế xã hội ở các nước Trung Đông và Bắc Phi ngày càng trở nên
trầm trọng hơn, nền kinh tế trì trệ, giá lương thực tăng cao đỉnh điểm là năm
2008, kéo theo đó là lạm phát, tham nhũng, bất bình đẳng trong xã hội, phân
hóa giàu nghèo sâu sắc và tình trạng thất nghiệp tăng cao đặc biệt là trong
tầng lớp thanh niên. Do đó, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Trước
những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt cộng thêm cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã khiến cho những bức xúc lâu ngày có cơ hội bùng phát,
biến thành biểu tình, bạo động nhanh chóng lan tỏa khắp các nước Trung
Đông và Bắc Phi đòi lật đổ chính quyền và thay đổi chế độ, đòi các quyền tự
do dân chủ. Trung Đông và Bắc Phi là khu vực có nền kinh tế lạc hậu, phát
triển chậm, lại phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các nước phương Tây và Mỹ về
quân sự, kinh tế nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thực phẩm… Chính
vì vậy, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra mà chính Mỹ là nơi bùng nổ
cuộc khủng hoảng này nên sự viện trợ của Mỹ và phương Tây ngày càng suy

19


×