Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nhân vật elizabeth bennet (kiêu hãnh và định kiến jane austen) và jane eyre (jane eyre charlotte bronte) từ góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.4 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

LƯƠNG NGỌC HẠNH NHI

NHÂN VẬT ELIZABETH BENNET
(KIÊU HÃNH VÀ ĐỊNH KIẾN - JANE
AUSTEN) VÀ JANE EYRE (JANE EYRE
- CHARLOTTE BRONTE)
TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

LƯƠNG NGỌC HẠNH NHI

NHÂN VẬT ELIZABETH BENNET
(KIÊU HÃNH VÀ ĐỊNH KIẾN - JANE
AUSTEN) VÀ JANE EYRE (JANE EYRE
- CHARLOTTE BRONTE)
TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài


Người hướng dẫn khoa học

ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn đã tạo điều
kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đỗ Thị Thạch là người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi để có thể hoàn thành tốt khóa luận. Xin cảm
ơn các bạn cùng nhóm làm khóa luận luôn quan tâm và giúp đỡ, động viên
những lúc tôi thấy nản lòng và khó khăn.
Dù đã hết sức cố gắng nhưng vì kiến thức còn hạn chế, trong khóa luận
không tránh khỏi sai sót, mong rằng nhờ đóng góp của các thầy cô và các bạn,
khóa luận này sẽ hoàn thiện đến mức tối đa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Lương Ngọc Hạnh Nhi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những điều tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Thị
Thạch, không sao chép từ bất kì tài liệu nào khác và chưa từng được công bố
trước đây.
Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo từ nhiều nguồn và rất

trân trọng các tác giả, tuy nhiên đề tài của tôi không trùng lặp với bất kì ai.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Lương Ngọc Hạnh Nhi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 6
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. ELIZABETH BENNET VÀ JANE EYRE - NHỮNG ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG ............................................................................................... 7
1.1. Thời đại biểu hiện trong tác phẩm và nhân vật .......................................... 7
1.1.1. Nước Anh cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX: phát triển nhưng đầy
mâu thuẫn .......................................................................................................... 7
1.1.2. Vị trí của người phụ nữ trong xã hội....................................................... 9
1.2. Tính cách: kiểu tính cách “nữ anh hùng” ................................................. 11
1.2.1. Cá tính đặc biệt so với các nhân vật khác trong tác phẩm .................... 11
1.2.2. Ý thức về bản thân ................................................................................ 15
1.2.3. Sự thông minh, giỏi giang, nhạy bén .................................................... 18
1.2.4. Khát vọng về tương lai .......................................................................... 21
1.3. Số phận có hậu của nhân vật .................................................................... 24

Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. ELIZABETH BENNET VÀ JANE EYRE - NHỮNG ĐIỂM
KHÁC BIỆT .................................................................................................. 28
2.1. Hoàn cảnh gia đình................................................................................... 28
2.1.1. Elizabeth Bennet - gia đình trung lưu, người thân đáng ngại ............... 28
2.1.2. Jane Eyre - tuổi thơ không hạnh phúc với những “người nhà xa lạ”.... 31
2.2. Đặc điểm cá nhân ..................................................................................... 36
2.2.1. Ngoại hình - Elizabeth xinh đẹp, Jane không hề nổi bật ...................... 36
2.2.2. Môi trường giáo dục, nghề nghiệp - tiểu thư nông thôn Elizabeth, cô gia
sư nghèo Jane Eyre .......................................................................................... 38


2.2.3. Cách thức vượt qua nghịch cảnh ........................................................... 41
2.3. Các mối quan hệ xã hội ............................................................................ 44
2.3.1. Với gia đình ........................................................................................... 45
2.3.2. Với những người xung quanh ............................................................... 48
2.4. Tình yêu và số phận: con đường đi tìm hạnh phúc ................................. 52
2.4.1. Elizabeth Bennet - tình yêu tác động làm thay đổi con người .............. 52
2.4.2. Jane Eyre - tình yêu phải trải qua thử thách gian nan ........................... 55
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Anh quốc là đất nước có truyền thống văn hóa lịch sử rất lâu đời. Đi
liền với những biến động và thay đổi của thời đại, nền văn học của Anh đã
lưu lại những dấu ấn rõ ràng và đậm nét, với những đặc trưng riêng có của
mình. Đây là nơi đã sản sinh ra rất nhiều những văn hào tài năng xuất chúng,

có thể kể đến như William Shakespeare, Lord Byron, Sir Walter Scott,… Và
bên cạnh những văn hào là nam giới, nền văn học Anh nổi lên hai nữ tác giả
như là một hiện tượng trên văn đàn thế kỉ XVIII - XIX, đó chính là Jane
Austen và Charlotte Bronte.
Ở một giai đoạn mà xã hội thay đổi chóng mặt bởi các cuộc cải cách,
cách mạng, giai cấp, các tác phẩm của Jane Austen và Charlotte Bronte ra đời
đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của đông đảo độc giả lúc bấy giờ. Có thể
nói, cả hai nữ tác giả này, mặc dù với cung cách viết lách khác nhau, đã đều
phơi bày hiện thực xã hội một cách chân thực nhưng cũng không kém phần
tinh tế và dí dỏm. Đặc biệt, với hai tác phẩm nổi tiếng nhất của mình là Kiêu
hãnh và định kiến (Jane Austen) và Jane Eyre (Charlotte Bronte), họ đã thay
đổi cách nhìn của cả một cộng đồng về người phụ nữ, khi mà họ có thể sáng
tác văn học, thậm chí tạo ra những nhân vật cuốn hút tuyệt vời. Ở Việt Nam,
bản dịch các tác phẩm này cũng được tái bản nhiều lần, và luôn là những
quyển sách được tìm đọc và được lưu ý nhất đối với các bạn yêu văn học nói
chung và văn học Anh nói riêng. Sức hút lâu bền của những “món ăn tinh
thần” này đã khẳng định được tài năng đặc biệt của cả Jane Austen và
Charlotte Bronte.
Trong bất kì một tác phẩm văn học nào, yếu tố tiên quyết tạo nên sự
hấp dẫn của câu chuyện chính là nhân vật. Mẫu nhân vật nữ trong sáng tác
của Jane Austen và Charlotte Bronte được đánh giá rất cao, tất nhiên không
thể không nhắc đến hai nhân vật nữ chính là Elizabeth Bennet (Kiêu hãnh và
định kiến) và Jane Eyre (Jane Eyre). Nhân vật là người phát ngôn của tác giả,
thể hiện phần nào những suy nghĩ, tư tưởng, ý kiến mà tác giả muốn biểu đạt
thông qua tác phẩm. Cả Elizabeth và Jane đều được xây dựng một cách rất chi

1


tiết và tinh tế, thể hiện sự khéo léo và chú tâm của hai tác giả khi viết truyện.

Khi đọc Kiêu hãnh và định kiến hay Jane Eyre, kết hợp tìm hiểu về tác giả, có
thể nhận ra bóng dáng của chính hai nữ văn sĩ trong nhân vật của mình. Việc
nghiên cứu nhân vật sẽ giúp những người quan tâm có thể tiếp cận được với
những nội dung đặc sắc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Với sự ngưỡng mộ
hai nữ tác giả hiếm hoi của văn học Anh thời kì đó, chúng tôi nhận thấy việc
so sánh hai nhân vật nữ chính trong hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Jane
Austen và Charlotte Bronte là một hướng đi mới và chưa từng được đề cập
đến trước đây.
Từ những lí do trên, có thể khẳng định rằng nghiên cứu đề tài “Nhân
vật Elizabeth Bennet (Kiêu hãnh và định kiến - Jane Austen) và Jane
Eyre (Jane Eyre - Charlotte Bronte) từ góc nhìn so sánh” là cần thiết và
mới mẻ, có thể đạt được những kết quả thú vị, và có một cái nhìn khách quan
hơn với hai tác phẩm nêu trên.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Giới thuyết chung, khái niệm
Trước tiên, hãy làm rõ một vài khái niệm có liên quan đến khóa luận này.
Về nhân vật văn học, hiện nay có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu và
quan niệm khác nhau. Trong nghiên cứu lí luận văn học có các quan niệm như:
Trong Từ điển văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân đã định nghĩa: “Nhân
vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng
nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét
rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm
nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ
sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống
một tác phẩm cụ thể.” [3-tr.1254]
Trong giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên: “Nhân vật
văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác
phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ... Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra.” [7-tr.114]

2


Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người. Do
tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách
của nhân vật cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường,
nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau
của đời sống thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn
về con người” [4-tr.235].
Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể rút ra kết luận: Nhân vật
trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc những sinh thể không phải
người nhưng mang đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con
tinh thần, là sự sáng tạo của nhà văn, thể hiện quan niệm và lí tưởng thẩm mĩ
về cuộc đời và con người. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học cũng đã nhấn
mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học
không trùng khít với con người ngoài đời, kể cả những nhân vật lấy nguyên
mẫu là con người có thật thì nhân vật vẫn có tính ước lệ nhất định, vì nhà văn
đã thêm hoặc bớt một số chi tiết trong số phận, ngoại hình… của nhân vật
nhằm thực hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Nhân vật văn học là sự thể hiện
quan điểm nghệ thuật của nhà văn về con người, đây cũng là yếu tố hàng đầu
của một tác phẩm văn học.
Khái niệm “so sánh” đã tồn tại từ lâu không chỉ trong văn học mà trong
tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và cả trong đời sống hàng ngày. So
sánh là một yêu cầu tự nhiên, là phương pháp để xác định sự vật về mặt định
lượng, định tính hoặc ngôi thứ. Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ
biên (1994) đã định nghĩa: So sánh là “Nhìn vào cái này mà xem xét cái kia
để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [5-tr.830]. So sánh trong

văn học là một phương pháp rất phổ biến, xuất hiện liên tục trong các tác
phẩm từ văn học cổ đại, trung đại đến hiện đại, cận đại. Việc so sánh giúp cho
tác phẩm trở nên sinh động và hiện thực hóa hình tượng nghệ thuật một cách
cụ thể và chi tiết hơn.

3


Cần phân biệt rõ hai khái niệm “so sánh văn học” và “văn học so sánh”
để tránh gây nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu. Trong Đề cương bài giảng
văn học so sánh của TS. Phùng Gia Thế, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã khái
quát những điểm phân biệt hai khái niệm này như sau: Về mặt phương pháp
luận, “so sánh văn học là phương pháp, thuộc cấp độ tập hợp phương pháp
trong hệ thống phân cấp, văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu có
phương pháp luận chuyên biệt. So sánh văn học là tài sản chung của tất cả các
bộ môn trong ngành nghiên cứu văn học, văn học so sánh là một bộ môn có vị
trí độc lập tương đối trong hệ thống các môn của ngành nghiên cứu văn học.
So sánh văn học không phải là của riêng văn học so sánh, văn học so sánh
cũng không phải chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp là so sánh văn học,
mà nó có quyền sử dụng không hạn chế bất cứ phương pháp nào trong cấp tập
hợp các phương pháp” [8-tr.4 - 5]. Như vậy, công trình nghiên cứu này đang
thực hiện công việc “so sánh văn học”, tức là so sánh hai hiện tượng văn học,
cụ thể là hai nhân vật văn học, của hai tác giả trong cùng một đất nước và thời
đại, để tìm ra những điểm giống và khác nhau, từ đó thấy được tài năng của
tác giả trong việc xây dụng nhân vật.
2.2. Những nghiên cứu về Kiêu hãnh và định kiến và Jane Eyre
Cả Kiêu hãnh và định kiến lẫn Jane Eyre đều nằm trong danh sách
những tác phẩm được tìm đọc nhiều nhất của văn học thế giới. Bản thân việc
nghiên cứu hai tác phẩm này cũng đã là một sự thú vị không nhỏ, vì càng đi
sâu, chúng ta càng thấy được những nét độc đáo trong văn phong và cách xây

dựng nhân vật của hai nữ tác giả. Chính vì lí do đó, từ trước tới nay đã có khá
nhiều nghiên cứu về hai tác phẩm này, có thể kể đến một số công trình sau.
Luận văn thạc sĩ “Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học” của Trịnh Ngọc
Trâm nghiên cứu nhân vật Jane Eyre theo chiều hướng phân tâm học, đã đưa
ra những đánh giá chi tiết về mối liên hệ giữa tác giả với nhân vật, những ẩn
ức, ám ảnh về cái chết, tình yêu được thể hiện qua nhân vật Jane Eyre.
Luận văn thạc sĩ “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và
Wuthering heights của hai chị em nhà Bronte” của Nguyễn Thị Phượng đã đề
cập đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu của

4


Jane Eyre qua các mẫu hình nhân vật, cách khắc họa mô tả nhân vật, thời
gian, không gian nghệ thuật và cốt truyện.
Nhắc đến Kiêu hãnh và định kiến, dịch giả Vương Trí Nhàn đã có lời
nhận xét trong phần giới thiệu tác phẩm: Kiêu hãnh và định kiến (Pride and
Prejudice) là truyện được yêu thích nhất trong số các tác phẩm của Jane
Austen” [1-tr.12].
Nhân dịp kỉ niệm 200 năm ra đời Kiêu hãnh và định kiến, tác giả Anh
Minh viết bài báo “200 năm tác phẩm lãng mạn Kiêu hãnh và định kiến” đăng
trên báo Tin Tức online, đã chỉ ra những nét đặc sắc và ảnh hưởng của tác
phẩm này đến bạn đọc nhiều thời đại. “Vào thời của Austen, phụ nữ rất ít
được đọc sách và tiếp cận với văn chương, có chăng chỉ ở tầng lớp quý tộc.
Nhưng với sự xuất hiện của Austen và những câu chuyện về tình yêu, về phái
nữ được đề cập trong các cuốn tiểu thuyết của bà, xu hướng đọc sách tăng lên
ở nữ giới. Austen chỉ ra phụ nữ không cần phải lệ thuộc vào đàn ông mà
chính họ có thể tự theo đuổi giấc mơ của mình; cả đàn ông lẫn phụ nữ, thay vì
chú trọng vào tiền bạc trong hôn nhân, hãy chú tâm vào chính mối quan hệ
tình cảm của họ” [20].

Trong rất nhiều cuộc bình chọn, Kiêu hãnh và định kiến luôn xếp vị trí
rất cao, ngang hàng với các kiệt tác kinh điển như Chiến tranh và hòa bình
của Lev Tolstoy, Đỏ và Đen của Charles Dickens, Tấn trò đời của Honore de
Balzac,… Nhân ngày sách thế giới lần thứ 10 (năm 2007), tác phẩm được độc
giả Anh chọn là tác phẩm được yêu thích nhất.
Ngoài ra, còn có một số công trình và tài liệu nước ngoài, tuy nhiên vì
điều kiện có hạn, không thể tiếp cận chi tiết và khách quan, nên chúng tôi
không đưa vào phần lịch sử vấn đề. Tất cả các công trình, bài báo và thông tin
trên đã đem đến cái nhìn đa chiều và tổng quát, giúp chúng tôi có thể tham
khảo để hoàn thiện nghiên cứu này.
Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu và nghiên cứu trên các nguồn tài liệu có thể
tiếp cận được, chúng tôi chưa thấy có bất kì công trình nào đề cập đến vấn đề so
sánh nhân vật nữ chính trong hai tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến và Jane Eyre.

5


3. Mục đích nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi nghiên cứu nhằm đáp ứng những mục đích sau:
- Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong hai nhân vật
Jane Eyre và Elizabeth Bennet.
- Thấy được một vài nét đặc điểm trong cách xây dựng nhân vật nữ của
hai nhà văn Charlotte Bronte và Jane Austen.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là hai nhân vật Jane Eyre
(Jane Eyre - Charlotte Bronte) và Elizabeth Bennet (Kiêu hãnh và định kiến Jane Austen) trong sự so sánh các yếu tố giống và khác nhau của họ.
5. Phạm vi khảo sát
Trong khóa luận này, chúng tôi chủ yếu khảo sát qua tác phẩm Jane
Eyre của Charlotte Bronte, bản dịch của Trịnh Y Thư (NXB Văn học, 2016)
và Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen do Vương Trí Nhàn dịch (NXB

Hội nhà văn, 2009).
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp tổng hợp - phân tích.
- Phương pháp so sánh
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Elizabeth Bennet và Jane Eyre - những điểm tương đồng
Chương 2: Elizabeth Bennet và Jane Eyre - những điểm khác biệt

6


NỘI DUNG
Chương 1. ELIZABETH BENNET VÀ JANE EYRE - NHỮNG ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG
1.1. Thời đại biểu hiện trong tác phẩm và nhân vật
1.1.1. Nước Anh cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX: phát triển nhưng đầy
mâu thuẫn
Charlotte Bronte và Jane Austen sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì mà nước Anh có rất nhiều biến động, như một
số nhà nghiên cứu đã nói, nước Anh giai đoạn này là “xã hội hai bộ mặt”,
hay thời đại “vừa lạc quan vừa bi quan”. Đây chính là một yếu tố không nhỏ
ảnh hưởng đến cách xây dựng nhân vật của hai tác giả.
Nửa cuối thế kỉ XVIII đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với
nước Anh: cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ khoảng những năm 60 đã
làm thay đổi bộ mặt của cả đất nước, đưa Anh quốc trở thành một trong
những đế quốc phát triển nhất thế kỉ. Tầm vóc của cuộc cách mạng này đẫ
được mô tả là “một thời đại cách mạng vĩ đại - một thời đại mà nước Anh đã
làm thay đổi cả thế giới nhiều hơn bất cứ một thời đại nào trước hay sau nó”.
Sự ra đời của máy móc, nhà máy, xí nghiệp, sự xuất hiện các công nghệ mới

trong các ngành công nghiệp (mà khởi đầu là ngành dệt) giúp nước Anh được
mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh đã
chiếm vị trí cực kì quan trọng, chi phối nền công nghiệp và mậu dịch thế giới.
Sự bành trướng lục địa của Anh trong suốt những năm cuối thế kỉ XVIII - đầu
thế kỉ XIX được họ mô tả một cách đầy tự hào: “mặt trời không bao giờ lặn
trên vương quốc Anh”.
Chính nhờ những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp vĩ
đại, bộ mặt xã hội và đời sống của người dân Anh cũng thay đổi. Kinh tế tăng
trưởng vượt bậc dẫn đến việc người dân có thể sống trong “nhung lụa”.
Không thể phủ nhận rằng họ đã có cuộc sống tốt hơn trước. Tuy nhiên, cái
“tốt hơn” này chỉ tồn tại trong tầng lớp quý tộc và trung lưu, còn đối với
người lao động bình dân, họ bị chuyển từ kiểu bóc lột này sang kiểu bóc lột
khác. Người nông dân, một bộ phận, trở thành công nhân trong các nhà máy,
7


phân xưởng mọc lên như nấm. Họ lao động cật lực nhưng chỉ được trả đồng
lương rẻ mạt, họ không thể thoát khỏi cảnh túng quẫn vì không có tiền, không
được học hành, cũng không có quyền tự lên tiếng bảo vệ bản thân. Một bộ
phận khác, vốn có ruộng đất và địa sản riêng, bị các địa chủ giàu có cướp
đoạt, trong phút chốc trở thành những người vô sản. Những người nông dân,
cũng giống như công nhân ở thành phố, bị chèn ép và bóc lột nặng nề mà
không được trả công xứng đáng. Họ còn đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc bất
kì lúc nào. Giai cấp tư sản tha hồ bóc lột, tha hồ chèn ép, kiếm tiền trên mồ
hôi công sức, trên tấm thân còm cõi của người lao động. Hệ quả tất yếu của
sự chênh lệch giàu nghèo này chính là mâu thuẫn không thể hòa giải của các
giai cấp trong xã hội. Các cuộc bạo động nổ ra, công nhân đập phá xưởng
máy, nông dân nổi dậy phản đối địa chủ, tuy nhiên, mỗi lần vùng lên họ lại bị
đàn áp một cách triệt để và tàn bạo.
Như vậy, có thể thấy, nước Anh cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX

không hào nhoáng như những gì thể hiện ra bên ngoài. Anh quốc, dù phát
triển đến cực thịnh, nhưng không phải là một xã hội hoàn toàn tốt đẹp cho tất
cả mọi tầng lớp nhân dân. Trong khi giai cấp quý tộc thượng lưu và trung lưu
có cuộc sống dễ chịu, vui vẻ, thì ngược lại người dân lao động phải chịu khổ
sở trăm bề. Xã hội “hai bộ mặt” này có tác động không nhỏ đến các nhà văn
thời kì đó, và Jane Austen cùng Charlotte Bronte cũng không ngoại lệ. Cuộc
sống của các nhân vật trong tác phẩm được phản ánh chân thật như những gì
diễn ra trong xã hội. Những cuộc tụ tập, gặp mặt xã giao, dạ tiệc,... của giai
cấp quý tộc - trung lưu được mô tả rõ nét và chi tiết. Nhịp sống nhàn hạ, rảnh
rỗi khiến cho những ông bà Bennet, phu nhân Catherine, hay chính Elizabeth
Bennet trong Kiêu hãnh và định kiến chỉ có thể giết thời giờ bằng những cuộc
trò chuyện, tham gia các buổi gặp mặt, đến nhà họ hàng chơi cả tháng trời…
Ông Rochester và Jane Eyre ban đầu không đến với nhau chính một phẩn do
mặc cảm về giai cấp của Jane, khi cô chỉ là một cô gia sư nghèo không có tiền
bạc hay địa vị, không “môn đăng hộ đối” với ông chủ của mình. Cuộc sống
nhàn rỗi của tầng lớp trung lưu - quý tộc còn dẫn đến một hệ quả, đó là họ
không có việc gì làm, nên họ dư dả thời giờ để đưa chuyện, bàn tán với nhau
về những bí mật riêng tư hay những chuyện để ý được của những người xung
8


quanh. Bởi vậy, cuộc sống của họ vô hình chung bị dòm ngó bởi rất nhiều
người. Đó là lí do các cô gái luôn phải để ý xem người khác nói gì về mình,
chọn bạn đời cũng phải xem xét có phù hợp hay không. Vì có con mắt nhòm
ngó của biết bao người cùng tầng lớp trong xã hội, ông Rochester mới phải
giấu nhẹm người vợ điên khùng của mình, chạy trốn khỏi nơi mình sinh ra để
đi khắp nơi hòng không phải đối mặt với một người điên bắt buộc phải gắn bó
suốt đời. Vô hình chung, xã hội Anh quốc đã đặt con người sống trong nó vào
một cuộc sống luôn phải lo lắng rằng những cá nhân xung quanh sẽ đánh giá
mình như thế nào. Cuộc sống nhàn rỗi với tiệc tùng và vui chơi nhưng tư

tưởng lại không hề thoải mái. Đây là một hiện thực xã hội nổi bật của Anh
quốc thế kỉ XVIII-XIX.
1.1.2. Vị trí của người phụ nữ trong xã hội
Kiêu hãnh và định kiến bắt đầu bằng một trong những câu nói bất hủ
nhất của văn học Anh: “It is a truth universally acknowledged, that a single
man in possession of a good fortune, must be in want of a wife” (“Có một
sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có một sự sản khá
hẳn sẽ muốn có một người vợ” [1-tr.19]). Tuy nhiên nội dung truyện dường
như đi ngược lại câu mở đầu này, rằng không phải là các quý ông tìm kiếm
một người vợ, mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định,
phải chủ động kiếm một người chồng. Đây cũng chính là tình trạng chung
trong xã hội quý tộc và trung lưu bấy giờ.
Ở thời của Jane Austen và Charlotte Bronte, người phụ nữ bị trói buộc
trong rất nhiều khuôn phép. Phụ nữ không có mấy cơ may để thăng tiến trong
xã hội Anh quốc: chính trị, quân ngũ, khoa học chuyên môn… đều khép cửa
với họ. Một số ngành nghề có thể tham gia (ví dụ như dạy học cho trẻ em ở
nhà của chúng - như nhân vật Jane Eyre đã làm) thì không được coi trọng.
Những cô gái thường ít được đến trường, đa phần là được dạy dỗ ở nhà bởi
cha mẹ hoặc gia sư. Không có cơ hội tự lực vươn lên, phụ nữ Anh quốc thời
kì đó chỉ có một con đường, chính là tìm cho mình một tấm chồng tử tế để
không phải lo lắng chuyện tương lai. Từ đó, xảy ra một vấn đề to lớn, chính là
các bà mẹ chỉ cầu con gái mình có sắc đẹp để kiếm được chồng giàu, các
chàng trai thì chịu áp lực phải lấy một người vợ môn đăng hộ đối. Không chỉ
9


thế, cuộc sống nhàn hạ của giai cấp trung lưu và quý tộc khiến cho họ thừa
thời gian rảnh rỗi để tổ chức dạ vũ, họp mặt,… rồi bàn tán về những chuyện
riêng tư. Trong Kiêu hãnh và định kiến, cứ cách vài hôm độc giả lại thấy các
cô gái tham gia vũ hội hay tiệc gặp mặt một lần; các cuộc nói chuyện thường

xảy ra sau khi trong buổi tiệc có một sự kiện nào đó; chính trên bàn tiệc,
nhũng hiểu lầm hay hóa giải hiểu lầm được diễn ra… Họp mặt và xã giao
nhiều như vậy, nên bản thân các cô gái luôn phải giữ vẻ thanh lịch và nhã
nhặn. Họ lại phải chịu thêm sức ép của dư luận xã hội còn bảo thủ. Có lẽ
chính vì lí do này mà khi còn sống, Jane Austen không muốn đề tên thật trên
các tác phẩm của mình, vì hơn ai hết bà hiểu rõ cái nhìn soi mói của xã hội sẽ
đổ vào mình như thế nào.
Ở giai đoạn sau đó, thời kì Victoria, xã hội cởi mở hơn, người Anh có
cái nhìn thoải mái hơn với người phụ nữ, đây cũng là giai đoạn Charlotte
Bronte nổi tiếng lẫy lừng với các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, vị thế của
người phụ nữ nhìn chung vẫn không nổi trội, vẫn gắn liền với những khuôn
mẫu và lối sống in sâu khó lòng thay đổi. Có thể thấy điều này cũng được thể
hiện trong chính tác phẩm Jane Eyre. Sự kì thị của bà Reed dành cho Jane,
xuất phát chính từ sự ghét bỏ bà dành cho mẹ của cô, vì mẹ Jane đã không
cưới một người chồng giàu có hay môn đăng hộ đối; bản thân Jane, là một cô
gia sư nghèo, cũng không được coi trọng. Hãy nhìn vào đoạn đối thoại của cô
Ingram và các vị khách đến chơi nhà ông Rochester. Họ bàn tán về những
người gia sư giống như bàn tán về những món hàng không được ưa thích,
ngay trước mặt một cô gia sư bé nhỏ không có quyền lên tiếng. Ngay chính
bản thân những người phụ nữ, cũng bị rập khuôn theo ý thức chung của xã
hội, vô tình làm họ trở nên ưa vật chất và thực dụng. Họ bị chi phối bởi đồng
tiền, và chính thế nên vị trí của họ trong xã hội càng trở nên không quan
trọng. Ở đây, không chỉ xuất hiện vấn đề về vị trí của người phụ nữ, mà còn
có vấn đề phân biệt giai cấp nữa.
Phải biết rằng khi mới viết tác phẩm đầu tiên, không một nhà xuất bản
nào chịu bỏ tiền ra in sách cho Charlotte Bronte. Khi Jane Eyre được biết đến
và thành công ngoài sức tưởng tượng năm 1847, người ta vẫn thắc mắc không
rõ tác giả của nó là nam hay nữ. Jane Austen khi còn sống không được ai biết
10



tên thật hay biết mặt, bà chỉ đề tên trên các tác phẩm của mình là “Lady”. Tuy
nhiên, trong một bối cảnh mà người phụ nữ không được đề cao như vậy,
nhưng những tác phẩm của Jane Austen và Charlotte Bronte đã đánh mạnh
vào thị hiếu của bộ phận khán giả nữ đương thời, làm thay đổi cả cách nhìn
của xã hội, thổi một làn gió mới vào văn học Anh quốc.
1.2. Tính cách: kiểu tính cách “nữ anh hùng”
Nhìn chung, bản thân hai tác giả Jane Austen và Charlotte Bronte có
khá nhiều điểm tương đồng: sống cùng thời đại, xuất thân gần như nhau (đều
là con của mục sư - tầng lớp trung lưu), là những người phụ nữ có chính kiến
và nhan sắc (cả hai bà đều rất đẹp và ưa nhìn qua những bức tranh để lại), tuy
nhiên lại qua đời rất sớm (không quá 42 tuổi). Có lẽ chính sự giống nhau đôi
chút này đã dẫn đến việc các nhân vật nữ, ở đây là Elizabeth Bennet và Jane
Eyre, cũng có những nét gần nhau như thế.
1.2.1. Cá tính đặc biệt so với các nhân vật khác trong tác phẩm
Điểm tương đồng lớn nhất giữa Jane và Elizabeth chính là tính cách
đặc biệt, giúp người đọc nhận ra ngay các cô khác với các nhân vật khác trong
cùng tác phẩm. Mặc dù mỗi nhân vật đều có nét cá tính riêng, ở đây chúng tôi
chỉ xét đến những điểm riêng có làm cho Jane và Elizabeth trở nên “khác
thường”, tức là đặc biệt, đến mức để lại ấn tượng sâu sắc với một người “khó
tính” và “kiêu hãnh” như anh Darcy, làm rung động một quý ngài kì lạ và
lạnh lùng như ông Rochester. Có thể khái quát những nét tính cách nổi bật
của Elizabeth Bennet và Jane Eyre qua các tính từ sau: mạnh mẽ và cương
quyết, độc lập và tự chủ, khoan dung và tốt bụng. Chính những cá tính đó là
điều mang đến sức hút cho hai nhân vật nữ đầy tuyệt vời này.
Đặc điểm nổi bật đầu tiên của Elizabeth và Jane chính là sự mạnh mẽ
và cương quyết trong tính cách. Đặc điểm này được thể hiện một cách nhất
quán từ đầu đến cuối tác phẩm, trong nhiều tình huống và các đoạn đối thoại
cũng như độc thoại nội tâm (phần nhiều là của Jane Eyre). Một khi đã quyết
định làm gì, các cô sẽ làm luôn mà không do dự. Điển hình như hành động đi

bộ ba dặm đường đến thăm chị của Elizabeth, hay việc bỏ đi khỏi Thornfield
của Jane Eyre. Sự quyết đoán là một nét rất thú vị khi nghiên cứu về hai nữ
11


nhân vật này. Các cô biểu hiện cái mạnh mẽ một cách tự nhiên, không tô vẽ.
Điều này được minh chứng bằng chính những chi tiết trong tác phẩm:
Khi Darcy bước đầu muốn tìm hiểu nhiều hơn về Elizabeth, anh góp lời
vào cuộc trò chuyện của cô trong một buổi họp mặt. Nhận định về việc này,
Elizabeth nói: “Nhưng nếu anh ấy làm như thế lần nữa, chắc chắn em sẽ cho anh
biết em nghĩ về anh ấy như thế nào. Anh có một con mắt rất nhạo báng, nên nếu
em không bắt đầu bằng cách xấc xược, em sẽ trở nên sợ hãi anh ấy” [1-tr.44].
Khi ở Netherfield chăm sóc cho Jane, một buổi tối Elizabeth xuống
phòng khách và lựa chọn việc đọc sách chứ không chơi bài cùng gia chủ. Ông
Hurst và cô Bingley đã có những lời châm chọc về thú vui này, và Elizabeth
đáp trả ngay: “Tôi không đáng được khen ngợi hay bị phê bình như thế. Tôi
không phải giỏi đọc sách; tôi còn có nhiều thú giải trí khác” [1-tr.60].
Khi bị chất vấn về mối quan hệ với Darcy bằng những lời buộc tội vô
lý và áp đặt, Elizabeth đáp trả phu nhân Catherine một cách thẳng thừng:
“Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ đảm bảo gì về việc này. Tôi không dễ bị đe
dọa phải chấp nhận bất cứ việc gì hoàn toàn vô lý như thế. Phu nhân muốn
anh Darcy cưới con gái của bà, nhưng khi tôi hứa việc mà bà muốn, liệu cuộc
hôn nhân của họ dễ thành tựu hơn hay sao?” [1-tr.420].
Trong cuộc nói chuyện tay đôi với bà Reed, Jane Eyre bộc phát sự cứng
rắn khi đã phải chịu quá nhiều ấm ức và tổn thương: “Có chết tôi mới quên
chuyện bà đã đẩy tôi - hết sức thô bạo và dữ dằn - vào phòng đỏ rồi khóa cửa
nhốt tôi trong đó, mặc cho tôi đau đớn, mặc tôi kêu xin…”, “Tôi sẽ kể lại chính
xác câu chuyện đó với bất cứ ai hỏi tôi… Bà mới là kẻ dối trá” [2-tr.44].
Lên mười tuổi, lần đầu tiên rời khỏi nơi mình sống để bắt đầu một
chương mới trong cuộc đời, Jane Eyre “đi một mình”. Năm mươi dặm đường

là khoảng cách rất xa, nhưng Jane, không có sự hỗ trợ nào, khăn gói ra đi với
hy vọng thoát khỏi nhà Reed càng nhanh càng tốt.
Lần đầu tiên gặp mặt ông Rochester, trước sự khó chịu của ông chủ
mình, Jane rất điềm tĩnh: “Một cuộc tiếp đón trịnh trọng có lẽ sẽ khiến tôi
lúng túng, vì tôi sẽ không biết phải trả lời hay ứng xử như thế nào cho thanh

12


lịch và tao nhã; nhưng với cung cách thất thường thô lỗ thì chẳng việc gì tôi
phải bận tâm…” [2-tr.143 - 144].
Có thể thấy, khi xảy ra những tình huống bất chợt, cả Elizabeth và Jane
đều thẳng thắn và mạnh mẽ đối mặt. Mặc dù cách thể hiện có phần khác nhau:
Elizabeth thường bộc lộ qua lời nói trực tiếp, còn Jane thường biểu hiện qua
những lời độc thoại, suy nghĩ của bản thân, những phân tích và kiến giải của
chính cô, nhưng cả hai nhân vật đều có sự thẳng thắn và cứng cỏi trong tính
cách. Qua thái độ của nhân vật trong các trích dẫn ở trên, có thể thấy được tố
chất mạnh mẽ và kiên cường sẵn có trong bản thân họ. Elizabeth và Jane đối
mặt với các tình huống xảy đến rất bình tĩnh, các cô giải quyết vấn đề ổn thỏa
và lí trí đúng mực. Sự mạnh mẽ, cương quyết này là nét nổi bật rõ ràng, dễ
thấy nhất trong tính cách của Elizabeth và Jane.
Đặc điểm thứ hai cần nhắc đến chính là tính độc lập và tự chủ. Bản
thân việc có cá tính mạnh mẽ cũng đã quyết định nhân vật có sự độc lập và
tính tự chủ cao. Elizabeth cùng Jane cũng vậy. Ý thức cao độ về giá trị của
bản thân được hai nữ nhân vật này áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau,
nhưng nhìn chung họ đều thể hiện ra sự tự chủ trong suy nghĩ cũng như thống
nhất với hành động của họ. Jane đã khẳng định điều này qua lời phát ngôn khi
có ý định rời khỏi Thornfield vì tưởng nhầm ông chủ mình sẽ cưới cô Ingram:
“Tôi không phải chim; và không lưới bẫy nào chụp bắt được tôi, tôi là con
người tự do có ý chí độc lập…” [2-tr.299]. Với Elizabeth, sự tự chủ được thể

hiện qua cung cách hành xử cho thấy cô không cần phải phụ thuộc vào bất kì
ai cả, thậm chí cô cũng không màng đến những anh trai trẻ giàu sang, không
lo tìm kiếm hôn nhân bằng mọi giá, cho dù mẹ cô lúc nào cũng nhắc nhở điều
này. Cô luôn giữ vững sự bình tĩnh, và cũng luôn biết mình cần phải ứng xử
thế nào. Khi được bà mợ Gardiner nhắc nhở về mối quan hệ với Wickham,
Elizabeth tự tin rằng mình đủ khả năng để không phạm phải sai lầm gì đáng
tiếc: “Cháu sẽ không hấp tấp chính mình tin vào mục đích đầu tiên của anh
ấy. Khi cháu gặp gỡ anh ấy, cháu sẽ không ước vọng gì cả. Tóm lại, cháu sẽ
làm mọi việc có thể được” [1-tr.184].
Một điểm chung đặc biệt nữa trong tính cách giữa Elizabeth và Jane
chính là khoan dung và tốt bụng. Elizabeth dễ tha thứ và bỏ qua cho những
13


sai lầm của mọi người. Điển hình là với Wickham, người đã gây ra biết bao
rắc rối cho Elizabeth ở nhiều mặt. Ban đầu, anh gây sự chú ý và thiện cảm nơi
cô, và Elizabeth đã cảm mến anh lập tức. Có thể coi như Wickham đã lợi
dụng Elizabeth để nâng cao bản thân hòng hạ thấp vị thế của Darcy trong mắt
mọi người. Sự tốt bụng của Elizabeth thể hiện ở chỗ cô đồng cảm và thương
xót cho những bất hạnh (theo lời kể của anh) mà anh phải chịu đựng. Cô bất
bình thay cho anh, thậm chí vì sự bất bình này mà tranh cãi với nhiều người
khác để bảo vệ anh (ví như cô Bingley). Sau này, với mục đích tìm kiếm một
cuộc hôn nhân giàu có, Wickham “bỏ rơi” Lizzy, anh không còn chú ý đến
cô, những sự quan tâm cũng biến mất. Đến cuối cùng, anh thâm chí dắt Lydia
bỏ trốn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình Bennet. Tuy vậy, sau tất cả,
Elizabeth không trách cứ hay buộc tội anh. Cô quyết định mặc kệ, và giải
quyết mọi chuyện bằng cuộc nói chuyện nhẹ nhàng. Với sự ý nhị, cô cũng
không vạch trần Wickham, mà chỉ tâm sự với người chị thân thiết nhất. Xét ở
một góc độ nào đó, Wickham là người ngăn trở (trực tiếp, vì anh ta cố tình
gây ra sự hiểu lầm nặng nề) Elizabeth và Darcy đến với nhau, nhưng cô cũng

không phản ứng quá gay gắt với anh. Elizabeth toát ra vẻ dịu dàng và nữ tính,
mặc dù có tố chất mạnh mẽ tiềm tàng, nhưng vẫn rất nữ tính và tế nhị.
Còn với Jane Eyre, biểu hiện rõ nhất của lòng tốt và sự khoan dung
chính là việc cô tha thứ cho bà Reed, người bác gái, nuôi nấng cô nhưng lại
khiến cho cô cảm nhận cuộc sống không khác gì bị tù đày, lạnh nhạt, ghét bỏ.
Mặc dù căm ghét bà, nhưng đến cuôi cùng, khi bà sắp lìa đời, Jane đã cố gắng
muốn giảng hòa với người phụ nữ đó. Theo thời gian, cô đã bỏ qua và tha thứ
cho những gì bà đã làm với mình. Cô chủ động muốn xóa đi sự hối hận (nếu
có) của bà Reed để bà có thể ra đi thanh thản hơn. Mặc dù sau đó cô nhận ra
bà không hề hối lỗi, bà vẫn thù ghét và xa lánh cô như trước, nhưng Jane
không còn thấy tức giận, mà cô thương xót cho người phụ nữ này. Lòng tốt
của Jane bộc lộ khi cô, mặc dù vừa bị tước đoạt hạnh phúc ngay trước mắt
bằng những sự thật phũ phàng đau đớn, vẫn không hề oán trách hay căm ghét
ông Rochester vì đã lừa dối mình, mà lại càng thêm yêu thương và buồn khổ
thay cho ông. Cô thậm chí còn thông cảm cho những người phụ nữ ông đã
từng ruồng bỏ, đặc biệt, cô thương xót ngay cả người vợ điên của người yêu,
14


vì cô biết rằng bà ta đâu có muốn điên loạn như vậy. Ngay sau khi biết được
mình có gia tài hai mươi nghìn bảng, Jane lập tức quyết định chia đều cho ba
người anh chị họ của mình để bù đắp những mất mát mà họ lẽ ra được hưởng.
Chính lòng tốt này, cùng với sự chân thành, trung thực đã để lại ấn tượng sâu sắc
cho những người họ hàng của cô. Jane Eyre luôn tỏ ra là một người cứng cỏi và
độc lập, nhưng đằng sau đó chính là lòng nhiệt thành và tâm hồn vô cùng đẹp đẽ,
với tất cả sự trân trọng mà cô dành cho những người mình yêu thương.
1.2.2. Ý thức về bản thân
Với cá tính mạnh mẽ và cương quyết như trên, rất dễ để thấy rằng
Elizabeth và Jane có ý thức về bản thân rất mạnh. Sự độc lập và tự chủ làm
cho hai nhân vật này đánh giá khách quan về mọi việc thậm chí chính mình.

Xuất thân từ tầng lớp trung lưu, Elizabeth xác định vị trí của mình ở
đâu một cách chính xác và lí trí tới mức luôn mang trong mình những định
kiến về những con người ở tầng lớp cao hơn mình. Cũng chính vì lí do này
mà ngay từ ban đầu cô đã không có thiện cảm với Darcy, vì ở anh toát ra cái
vẻ khó gần của những kẻ bề trên nhìn xuống tầng lớp “thấp kém”. Với cá tính
mạnh mẽ kiên quyết, Elizabeth biết mình muốn gì và cần gì. Đến thăm chị gái
ở Netherfield, cô luôn chú ý đến mọi người để biết rằng mình không làm chị
mình bị mất điểm trong mắt những người kia. Bỏ qua sự trù tính của bà mẹ,
Elizabeth không muốn lưu lại nhà Bingley quá lâu, “cô ngại người ta nghĩ cô
đã xâm phạm đến cuộc sống riêng tư của họ, nên cô thúc giục Jane hỏi mượn
xe ngựa của bà Bingley” [1-tr.85]. Chi tiết nhỏ này đã thể hiện được việc
Elizabeth có ý thức giữ gìn phẩm giá và tôn trọng đời sống cá nhân của người
khác. Lizzy biết rõ ràng những lợi thế và giá trị của mình, và cô luôn giữ
vững quan điểm, đặc biệt là đối với tình yêu và hôn nhân. Ý thức cao độ về
bản thân được thể hiện qua sự việc cô từ chối lời cầu hôn của anh họ Collins
một cách kiên quyết và dứt khoát. “Xin anh tin rằng tôi không phải trong số
những thiếu nữ (nếu quả thật có những thiếu nữ như thế) dám đánh đố hạnh
phúc của mình qua cơ may được cầu hôn lần thứ hai. Tôi hoàn toàn nghiêm
túc trong lời khước từ của tôi. Anh không thể mang hạnh phúc đến cho tôi, và
tôi tin chắc mình là người phụ nữ cuối cùng trên thế gian này có thể tạo hạnh
phúc cho anh” [1-tr.141]. Trong lời nói này, Elizabeth đã xác định vị trí của
15


mình: cô không muốn và cũng không cần làm vợ của anh Collins chỉ để có
phần trong gia sản sau khi cha cô mất. Cô đánh giá ông anh họ của mình là
không xứng đáng để cô hi sinh làm một người vợ, chính bởi vậy cô đã vô
cùng bất ngờ và sửng sốt khi bạn thân của cô, Charlotte Lucas, chấp nhận kết
hôn với Collins một cách chóng vánh. Nỗi thất vọng này xuất phát từ việc cô
cho là Charlotte luôn có quan điểm về tình yêu giống như mình, nên sẽ có

cùng sự nhận xét đúng đắn về người đàn ông này. Cô bạn đồng ý kết hôn với
“một người như thế” đã hoàn toàn làm Elizabeth tiếc nuối về một tình bạn sẽ
không thể như xưa, vì cô dự cảm được những khó khăn bạn mình sẽ phải chịu
khi lấy Collins. Cô nghĩ rằng Charlotte sẽ không thể nào hạnh phúc được.
Việc thể hiện tư tưởng và ý thức coi trọng bản thân ở đây cho thấy sự trỗi dậy
của nữ quyền - một tình trạng quen thuộc trong các tiểu thuyết của Jane
Austen. Đứng trước giai cấp quý tộc giàu có và nhiều của cải hơn mình,
Elizabeth vẫn rất điềm đạm và bình tĩnh. Cô trả lời những câu hỏi của phu
nhân Catherine nhẹ nhàng và lịch sự, cô đáp lại những lời trêu chọc của cô
Bingley về sở thích thẳng thắn và trực tiếp. Elizabeth ít khi nào chịu thua
trong các cuộc tranh luận, và mặc dù biểu hiện ra một chút tính tình hiếu
thắng, nhưng những điều này cho thấy cô không hề sợ hãi hay lo lắng trước
khó khăn mà người khác gây ra. Đối mặt với những lời chỉ trích và sỉ nhục
của phu nhân Catherine, Elizabeth, mặc dù tức giận nhưng vẫn bình tĩnh. Cô
biết rằng mình và bà ngang bằng với nhau, không ai thua kém ai điều gì, cô
cũng thẳng thắn xác định vị thế và quyền tự do của mình trước phu nhân
Catherine mà không bị nao núng vì quyền lực. “Tôi chỉ nhất quyết hành động
theo cách mà tôi tin sẽ tạo dựng hạnh phúc cho tôi mà không liên can gì đến bà,
hoặc đến bất cứ người nào hoàn toàn không có quan hệ với tôi” [1-tr.421].
Chính bởi biết rõ mình muốn gì và cần gì, Elizabeth không dễ dàng bị chi
phối hay “dắt mũi” bởi bất kì ai. Cô có đủ tự tin vào óc xét đoán của chính
mình. Sự tự tin này, phần nào đó, biến thành tự tôn, hay nói cách khác
Elizabeth có lòng tự trọng rất cao. Được Darcy tỏ tình với những lời lẽ thẳng
thắn (có lẽ là quá mức) và nồng nhiệt, nhưng Elizabeth đã nhận ra sự bất ổn,
vì anh động đến giá trị của bản thân cô. “… anh đi ngược lại ý chí của anh, lý
lẽ của anh, ngay cả đi ngược lại bản chất của anh, để yêu tôi?” [1-tr.236].
Không ai lại muốn thừa nhận rằng người khác phải hạ thấp bản thân để yêu
16



mình, như cách Darcy trình bày, đúng hơn là cách anh thể hiện cho Elizabeth
thấy vào lúc đó. Đó chính là lí do khơi dậy sự tức giận trong Elizabeth, vì cô
cảm thấy mình bị xúc phạm nặng nề. Tuy vậy, Elizabeth không tự cao. Khi
phát hiện ra mình sai lầm, cô nhìn nhận và sửa chữa nó (như cách cô sửa chữa
những suy đoán sai lệch về anh Darcy cho những người thân quen). Việc
nhận ra sự sai lệch của bản thân khiến cho Elizabeth thấy xấu hổ, nên cô cũng
cố gắng thay đổi và hướng đến tình huống tốt đẹp hơn. Nhìn chung, Elizabeth
là hình ảnh tiêu biểu cho mẫu nhân vật “nữ anh hùng” trong tiểu thuyết của
Jane Austen: cứng cỏi, tự chủ và phóng khoáng.
Ở Jane Eyre thì ý thức về bản thân lại càng mãnh liệt hơn, bởi vì Jane
không có thế mạnh ngoại hình. Biết rằng mình không được yêu quý, Jane cố
gắng cư xử phải phép nhất có thể để hạn chế ác cảm của mọi người (mặc dù
có vẻ cách này không hiệu quả: cô vẫn bị lũ trẻ nhà Reed bắt nạt). Nhận ra
tầm quan trọng của việc người khác đánh giá mình thế nào, Jane Eyre mới
cảm thấy bất lực và suy sụp đến thế khi bị lôi ra trước toàn trường để bêu xấu.
Cô coi trọng những người mà cô yêu quý đến mức có phần cực đoan. Cô nói
với Helen Burns: “…nếu sống mà không được người khác yêu thương thì em
thà chết còn hơn, em không thể sống cô độc và bị ghét bỏ, Helen ạ. Chị biết
không, để có được chút tình cảm chân thành của chị, hay cô Temple, hoặc bất
cứ ai khác mà em thật lòng yêu mến, em sẵn sàng để cho tay mình bị bẻ
gãy…” [2-tr.83]. Sự nhạy cảm này có lẽ được hình thành từ cuộc sống tuổi
thơ cô độc và mặc cảm, và Jane đã tự luyện cho mình việc xác định xem vị trí
của mình là ở đâu. Cũng giống như Elizabeth biết mình xinh đẹp, thì Jane biết
mình không nổi trội về nhan sắc, nên cô có khuynh hướng giản dị, khiêm
nhường và kín đáo chứ không phô bày lộ liễu con người mình. Ý thức được
khoảng cách to lớn về nhiều mặt giữa mình và ông chủ Rochester, Jane lúc
đầu đã tự ép mình vào khuôn khổ, tự chất vấn lương tâm để có thể làm tròn
bổn phận một cô gia sư không hơn không kém. “Một cô gái được ông chủ
tâng bốc chẳng có gì hay ho đâu, bởi đời nào ông ta hỏi cưới người làm thuê,
và người đàn bà nào để ngọn lửa tình yêu âm thầm nhen nhúm trong tâm can

mình thì quả là điên rồ, bởi rồi nó sẽ nuốt chửng cả nguồn sống nuôi dưỡng
nó nếu không được biết đến hay đáp lại” [2-tr.190]. Rất rõ ràng, hành động
17


của Jane là hành động thực hiện dựa trên lí trí sắt đá, bởi vì một lí do rất đơn
giản, là chẳng một ông chủ giàu có bình thường nào lại đi lấy một cô gia sư
trẻ kém mình những gần hai mươi tuổi. Sau này, khi đã chính thức xác nhận
tình yêu với ông Rochester, Jane lại thay đổi cung cách nói chuyện thường
ngày để thu hút ông chủ của mình. Cô biết cách để nắm chặt tình cảm của
người mình yêu. Tuy nhiên, khi ông Rochester mua sắm cho cô những thứ đồ
đắt tiền, Jane lại thấy không hề thoải mái, “ông càng mua sắm cho tôi, hai má
tôi càng nóng bừng vì cảm giác khó chịu và mất phẩm giá” [2-tr.317].
Tính cách độc lập và tự chủ không cho phép Jane nhận những thứ quà
đó một cách vô tội vạ. Cô không muốn trở thành một cô gái ham vật chất
trong mắt những người khác khi nhìn vào mối quan hệ của cô. Cô chỉ cầu
mong lòng tôn trọng đến từ người cô yêu, còn lại cô sẽ không nhận thêm bất
cứ thứ gì cả. Ý thức về sự khác biệt giai cấp này chứng tỏ, Jane không mù
quáng hay mơ mộng hão huyền mà là người rất thực tế. Cô biết được mình
cần phải hành động như thế nào, biết được giá trị của mình đến đâu, đặc biệt,
Jane tự chủ trước những cám dỗ vật chất xa hoa. Nếu như cô giống như cô
Ingram hay bất kì người con gái nào khác trong xã hội đó, hẳn cô sẽ tìm cách
để đeo bám lấy ông chủ của mình. Nhưng cái Jane cần chỉ là tình yêu và sự
tôn trọng lẫn nhau từ hai phía. Sự ý thức này đã góp phần làm nổi bật nét đẹp
trong tính cách của nhân vật Jane Eyre.
1.2.3. Sự thông minh, giỏi giang, nhạy bén
Cả Elizabeth và Jane đều có một điểm chung, đó chính là thông minh
và nhanh nhạy. Cũng giống như tính cách mạnh mẽ hay sự tự chủ, vẻ thông
minh của hai nhân vật này được biểu hiện qua ngôn ngữ và hành động. Bằng
các cuộc trò chuyện với các nhân vật khác, tố chất thông minh và nhạy bén

của nhân vật được bộc lộ và làm người đọc thích thú.
Elizabeth thường rất tinh ý trong việc nắm bắt cảm xúc của người đối
diện. Mỗi cuộc nói chuyện đối với cô giống như một cuộc chơi thú vị. Ngay
khi bà Bennet bắt Jane phải cưỡi ngựa đến Netherfield Park lần đầu tiên,
Elizabeth hiểu ngay bà muốn chị cô tìm cơ hội ở lại, trong khi ông bố vẫn
chưa kịp rõ nguyên nhân. Chỉ qua một buổi dạ vũ và gặp mặt, Elizabeth định

18


hinh ngay được tính cách sơ bộ của anh Bingley, Darcy và hai chị em của
Bingley. Đặc biệt, đối với hai chị em Bingley, cô có cái nhìn rõ ràng hơn:
“Với khả năng quan sát nhậy bén, tư tưởng không dễ bị uốn nắn như cô chị,
cộng thêm trí phán đoán không gì lay chuyển được, cô cảm thấy khó mà chấp
nhận họ” [1-tr.34]. Trong khi Jane luôn nghĩ tốt về tất cả mọi người, thì
Elizabeth luôn để ý và nhìn nhận các đối tượng quanh mình một cách rất tinh
tế. Đến Netherfield Park chăm sóc cho Jane khi cô bị bệnh phải nán lại,
Elizabeth ban đầu thấy vui vì chị cô được quan tâm tận tình, và cô đã ngỡ là
mình cảm mến họ. Tuy nhiên, khi không có mặt Jane, hai chị em Bingley
hoàn toàn vô tâm, nên Elizabeth “trở về với niềm thích thú của mọi ác cảm cô
hướng về họ lúc ban đầu” [1-tr.57]. Cô cũng tinh ý nhận ra thái độ khác biệt
của anh Bingley với chị mình, và lấy làm vui mừng vì đoán được rằng anh
đang dành cho Jane sự quan tâm nồng nhiệt của tình yêu. Chính nhờ sự quan
sát kĩ lưỡng và “phán đoán không gì lay chuyển được”, Elizabeth nhận ra
được những điều thật giả trong cung cách của người đối diện. Không chỉ nhạy
bén và có sự quan sát tinh tế, Elizabeth còn rất thông minh. Qua thái độ của
Collins (đề nghị được nhảy cùng cô trong hai bản nhạc đầu, ngày càng lịch
sự, ca ngợi cô theo kiểu nịnh đầm khó hiểu), cô nhận ra rằng “anh đã lựa chọn
chính cô để làm bà chủ tòa Tư dinh Cha xứ Hunsford, cũng để góp một chân
vào cỗ bài ở Rosings trong trường hợp không một vị khách mời nào có đủ tư

cách hơn” [1-tr.119]. Cô ngay lập tức tránh đề cập đến vấn đề này, mặc dù mẹ
cô cố tình gợi ý cho cô về một cuộc hôn nhân có khả năng sẽ xảy ra. Sự thông
minh của Lizzy còn có yếu tố dí dỏm phụ trợ, đây là một nét đặc trưng rất thú
vị của nhân vật này. Trong các cuộc nói chuyện gần như đấu khẩu giữa cô và
Darcy, khi hai người vẫn còn hiểu lầm nhau, có thể thấy được chính điểm
thông minh dí dỏm và tinh quái của Elizabeth là nguyên nhân làm cho anh
Darcy dự cảm sự “nguy hiểm” nếu tiếp tục gần gũi với cô, vì anh biết rằng
mình đang bị thu hút hơn tất cả những cô gái khác trước đây anh từng gặp gỡ.
Giống như Elizabeth, Jane Eyre cũng thông minh, giỏi giang, nhạy bén,
tuy nhiên cách biểu hiện có phần chủ quan và gián tiếp hơn. Ngay từ khi còn
nhỏ, Jane đã là một cô bé hay suy nghĩ vẩn vơ. Cô nghĩ về những chi tiết
trong các quyển sách cô được đọc, về sự đối xử tàn nhẫn của bon trẻ nhà Reed
19


×