Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Sáo trúc và sự hiện diện của nó trong văn học (khảo sát qua một số tác giả ở chương trình phổ thông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LÊ NGỌC HIỀN

SÁO TRÚC VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA NÓ
TRONG VĂN HỌC ( KHẢO SÁT QUA
MỘT SỐ TÁC GIẢ Ở CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN PHỔ THÔNG)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Cử nhân Việt Nam học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LÊ NGỌC HIỀN

SÁO TRÚC VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA NÓ
TRONG VĂN HỌC ( KHẢO SÁT QUA
MỘT SỐ TÁC GIẢ Ở CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN PHỔ THÔNG)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Cử nhân Việt Nam học
Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Tính



HÀ NỘI, 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ ..................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi ...................................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 7
6. Những đóng góp chính của đề tài .................................................................. 7
7. Bố cục của khoá luận ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY SÁO TRÚC
VIỆT NAM........................................................................................................... 8
1.1. Nguồn gốc và vị trí của cây sáo trong âm nhạc truyền thống.................. 8
1.2. Giới thiệu sáo ở Việt Nam ......................................................................... 12
1.2.1. Hình thức và cấu tạo của sáo trúc .......................................................... 13
1.2.2. Một số loại sáo thường dùng ................................................................... 14
1.2.3. Các nốt trên sáo trúc và âm vực .............................................................. 16
1.2.4. Sự ra đời của cây sáo trúc mười lỗ cải tiến ............................................ 16
1.3. Các loại sáo ở Việt Nam ............................................................................. 18
1.3.1. Sáo H’Mông – sáo Mèo ........................................................................... 18
1.3.2. Sáo Bầu ..................................................................................................... 19
1.4. Vai trò của sáo trúc trong âm nhạc dân tộc Việt Nam ........................... 20
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. HÌNH ẢNH SÁO TRÚC TRONG TÁC PHẨM CỦA MỘT
SỐ TÁC GIẢ CÓ TÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG .......... 24

2.1. Các tác giả văn học thời trung đại ............................................................ 24
2.1.1. Thống kê hình ảnh sáo trúc trong tác phẩm của các tác giả................. 24
2.1.2. Giá trị và ý nghĩa hình ảnh sáo trúc trong tác phẩm ............................. 25


2.2. Các tác giả văn học thời hiện đại .............................................................. 29
2.2.1. Thống kê hình ảnh sáo trúc trong các tác phẩm .................................... 29
2.2.2. Giá trị và ý nghĩa của hình ảnh sáo trúc trong các tác phẩm ............... 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn các bậc Giáo sư –
Tiến sĩ – Thạc sĩ, các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình lý luận đã để lại những
công trình có giá trị đối với tôi.
Cảm ơn cô giáo đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt vạch ra đường lối cho tôi là
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tính.
Cảm ơn gia đình và những người bạn đã đã ở bên động viên và giúp đỡ tôi.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tính. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước

đây. Những phân tích, nhận xét, đánh giá được tôi thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong khoá luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung khoá luận của mình.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Hiền


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào thế kỷ XX nghệ thuật nói chung, nghệ thuật âm nhạc nói riêng của
Việt Nam đã phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc hiện nay, bên cạnh sự phát triển những
loại nhạc khí mới như piano, guitar,… thì nhạc khí cổ truyền vẫn được lưu
giữ và phát triển ở Việt Nam như đàn tỳ bà, đàn nguyệt, nhị, khánh đá,
chuông đồng, các loại trống… và không thể bỏ quên loại nhạc khí huyền thoại
là sáo trúc. Ở thời kỳ đổi mới, trong hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII cũng chỉ rõ nhiệm vụ của chúng ta là “xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Bất cứ nền văn hoá âm nhạc nào trên thế giới cũng đều bắt nguồn từ âm
nhạc dân gian và âm nhạc Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó. Sự hình
thành và phát triển sáo trúc ở Việt Nam là một chặng đường gian nan vất vả
bởi nó gắn liền với diễn trình của lịch sử dân tộc. Nhạc khí truyền thống Việt
Nam được xây dựng trên cơ sở âm nhạc truyền thống lâu đời của các dân tộc
kết hợp với sự du nhập của âm nhạc Thế giới. Sự xuất hiện sáo trúc ở Việt
Nam đã mang đậm bản sắc dân tộc, nó thể hiện mối quan hệ giữa quốc gia và

quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại.
Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc cụ truyền thống có từ rất lâu đời.
Sáo xuất hiện thường xuyên trong đời sống thường nhật và đi sâu vào cả sinh
hoạt văn hoá cung đình. Từ xa xưa, loại nhạc cụ này đã có mặt trong các dàn
nhạc cung đình dưới những triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn nhằm phục vụ cho
việc cầu cúng, tế lễ cũng như các buổi thiết triều của nhà vua và những nhu
cầu giải trí khác trong triều đình. Có thể khẳng định rằng trong thời kỳ này
sáo trúc là loại nhạc cụ không thể thiếu trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
Mặc dù trong những thập kỷ gần đây, khi âm nhạc thế giới có nhiều biến
động, kèm theo đó là sự ra đời của những nhạc cụ mới thì cây sáo truyền
1


thống của dân tộc Việt Nam vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
âm nhạc của công chúng nước ta. Tại Việt Nam, trong nền âm nhạc cách
mạng, sáo trúc vẫn liên tục phát triển để bắt kịp với hơi thở của thời đại mới.
Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là một thành
tố của văn hoá. Như chúng ta biết, nghệ thuật được ra đời từ cuộc sống lao
động, từ sinh hoạt thường ngày của con người. Đối với văn học, xét về nguồn
gốc thì văn học đã xuất hiện từ nhiều thế kỉ trước từ buổi đầu sơ khai của lịch
sử xã hội loài người, nó được diễn tả bằng giọng nói và chữ viết. Văn học viết
Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tuỳ thuộc và thời gian ra đời và đặc
điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại. Văn học trung đại
hình thành từ thế kỷ X đến thế kỉ XIX và phát triển trong hoàn cảnh văn hoá,
văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn
hoá khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc. Trong thời kỳ này đã phát triển
văn học chữ Hán với nhiều thể loại như: chiếu, biểu, hịch, cáo, phú, truyện
truyền kỳ,thơ đường luật,…và văn học bằng chữ Nôm chủ yếu là thơ, ít văn
xuôi, một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc các thể loại như phú, văn tế, thơ
Đường luật, còn phần lớn là các thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết

theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do
kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa
như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn”. Lúc này xuất hiện rất nhiều bậc
kì tài trong văn học văn Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Lê Thánh
Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… trong đó phải nhắc đến một vị vua anh minh
của dân tộc Việt là Trần Nhân Tông và đại thi hào Nguyễn Du là hai tác giả
sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật trong thơ ca và đặc biệt là họ để
lại những thành tựu nghệ thuật to lớn trong việc đưa hình ảnh cây sáo trúc vào
trong các tác phẩm văn học, để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Tiếp thu
thành tựu của những bậc cao nhân đi trước, văn học Việt Nam thời kì hiện đại
cũng đã tạo nên một phong trào sử dụng hình ảnh cây sáo, tiếng sáo làm cảm
2


hứng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm làm tên tuổi của họ nổi danh và các tác
phẩm đi cùng năm tháng: tác giả Tô Hoài, Nguyễn Bính, Thế Lữ,…
Như vậy ta thấy được vị trí và ảnh hưởng của sáo trúc với các loại hình
nghệ thuật và đặc biệt là văn chương… Không ít những tác phẩm văn học
nước nhà có hình ảnh cây sáo, tiếng sáo… Hình ảnh ấy xuất hiện trong văn
thơ không đơn thuần là kể, tả mà nó còn đóng vai rất trò quan trọng trong
việc thể hiện cảm xúc của nhận vật, tư tưởng xuyên suốt tác phẩm của chính
tác giả. Và đó là những chi tiết nghệ thuật đắt giá, đánh dấu tên tuổi của tác
giả, tác phẩm trong cả một thời đại.
“Là một người được học tập và giáo dục trong môi trường sư phạm,
được làm việc và tiếp xúc với lĩnh vực văn hoá nên tôi rất tò mò và đam mê
tìm hiểu về các nhạc cụ truyền thống và trong đó có sáo trúc Việt Nam – một
trong những loại hình nghệ thuật được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong hầu
hết các loại hình nghệ thuật hiện nay.”
Chính những yếu tố trên là lý do để tôi chọn và nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu

Cho đến nay, các tài liệu nghiên cứu về sáo trúc đã có rất nhiều. Có thể
kể đến:
- Lê Huy – Minh Hiền (1994), “Nhạc khí Việt Nam”, Nhà xuất bản Thế
giới, Hà Nội.
- Lê Huy – Minh Hiền (1994) “ Nhạc khí truyền thống Việt Nam”, Nhà
xuất bản Thế giới.
- Lê Huy – Huy Trân (1984), “Nhạc khí dân tộc Việt Nam”, Nhà xuất
bản Văn hoá Hà nội.
- Trần Văn Khê (1962) “Luận văn âm nhạc truyền thống Việt NamFrance-Paris”.
- Lê Văn Phổ - Luận văn Thạc sỹ (2000) “ Một số vấn đề về nâng cao
chất lượng đào tạo sáo Trúc tại Nhạc Viện Hà Nội”.
3


- Đức Tuỳ (1973), “Sách tự học sáo”, Nhà xuất bản Văn hoá.
- Nguyễn Hồng Thái, “Sáo trúc 6 lỗ căn bản và nâng cao”, Nhà xuất
bản Âm nhạc.
- Nguyễn Hồng Thái, “Sáo trúc 10 lỗ căn cản và nâng cao”, Nhà xuất
bản Âm Nhạc.
- A. Buys – ne (A. Buchner) (1992) “Bách khoa toàn thư các nhạc cụ”,
Nhà xuất bản Grand Paris, Bản dịch của Tô Vũ.
- V.Staudo (W. stauder): “Các nhạc khí”. Nhà xuất bản Payo.
Theo tư liệu cung đình Việt Nam của Giáo sư Ngọc Thanh cho biết:
“ Các nhà nghiên cứu âm nhạc đều cho rằng âm nhạc cung đình của Triều
Tiên, Nhật Bản, và Việt Nam đều có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình Trung
Hoa. Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước thì con đường tiếp thu và tiến hoá
của Nhã nhạc cung đình Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc lại có những nét
đặc thù riêng.”[13-tr.8]
Theo chỉ dẫn của Giáo sư Trần Văn Khê, “vào đời nhà Lý (thế kỷ XI),
trên mấy tảng đá dưới chân chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh, có chạm 10 nhạc

công đang dùng nhiều nhạc khí gốc Trung Quốc và Ấn Độ như đàn Tranh,
đàn Hồ, đàn Tỳ, đàn ba dây có thùng trong như đàn Nguyệt, sáo Ngang, ống
Tiêu, Phách và trống Phong yêu cổ. Dàn nhạc này là dàn nhạc cung đình thời
nhà Lý (1010 – 1225) được sinh ra nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ
Phật giáo.” [6-tr.9]
Theo luận văn Thạc sỹ nghệ thuật học. Tác giả Lê Phổ cho biết: “Cuốn
tự điển bách khoa về nhạc cụ (The new Grove Dictionary of Musical
Íntruments) của tác giả James Galway trong cuốn “Flute” (Yehudi Menuhin
Music Guides – tài liệu tiếng Anh) giới thiệu các loại sáo của hầu khắp các lục
địa như”: thời nhà Hán có sáo Di – ti 6 lỗ và có màng rung, thời nhà Đường
xuất hiện sáo 7 lỗ và không có màng rung. Tại Nhật Bản có sáo dọc cổ
Hichiriki 9 lỗ bấm, sáo ngang 7 lỗ bấm và một loại sáo độc đáo nữa tên Nô.
4


Ngoài ra các nước Hàn Quốc, Triều Tiên,… cũng có những loại sáo riêng của
mình.
Thạc sĩ Trịnh Hoài Thu “Ảnh hưởng của âm nhạc dân gian trong tác
phẩm khí nhạc mới Việt Nam thế kỉ XX”: đã nghiên cứu về quá trình hình
thành và phát triển của khí nhạc mới Việt Nam thế kỷ XX trong bối cảnh diễn
trình lịch sử văn hoá quốc gia Việt Nam, nghiên cứu về vai trò của chất liệu
âm nhạc dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới thế kỷ XX, đó là âm nhạc
thính phòng – giao hưởng trong giai đoạn 1954 – 2000.
Triệu Tiến Vượng “Phong cách âm nhạc truyền thống trong giảng dạy
sáo Trúc tại nhạc viện Hà Nội” khẳng định: “Qua những bằng chứng cụ thể
của các tài liệu âm nhạc cũng như khẳng định của các tác giả nêu trên chúng
tôi đi đến một kết luận: Cây sáo Trúc hiện nay chúng ta đang dùng có nguồn
gốc từ Trung Hoa”. Công trình đề cập về mối quan hệ của sáo trúc Việt
Nam với sáo của khu vực Đông Nam Á. Luận án nghiên cứu về phong cách
âm nhạc truyền thống trong giảng dạy sáo trúc tại Nhạc viện Hà Nội.

[17-tr.13]
Thạc sĩ Sầm Thị Ngọc Ánh “Sách học sáo trúc”: “ Sáo là một loại
nhạc cụ rất phổ biến trên thế giới, tất cả các vùng văn hoá, các dân tộc trên thế
giới đều có sáo và là nhạc khí cổ nhất thế giới. Sáo bằng xương (còi bằng
xương) được phát hiện tại Chiết Giang, Trung Quốc có 7000 năm lịch sử và
hình dáng thì tương tự sáo xương Peru thời đồ đá, vì vậy rất khó để khẳng
định Sáo có nguồn gốc từ đâu”. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu một số kiến
thức âm nhạc mà người thổi sáo cần biết như: các bậc cơ bản trong âm nhạc,
ký hiệu trường độ hay dung, dấu hoá, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp và các
loại nhạo thường dùng. [1-tr.4]
Phạm Lê Hoà với luận văn tốt ngiệp đại học 5 năm “Một số tìm hiểu
bước đầu về sáng tác khí nhạc của nhạc sĩ Đàm Linh”. Đây là một đề tài
nghiên cứu kỹ về chân dung tác phẩm, tác giả, cụ thể là cuộc đời và sự nghiệp
5


của nhạc sĩ Linh Đàm. Trong luận văn có đề cập đến những yếu tố biều hiện
của nghệ thuật âm nhạc dân gian qua một số tác phẩm của nhạc sĩ Đàm Linh.
Tuy nhiên, đó chỉ là một vấn đề nghiên cứu trong phân tích tổng hợp cuộc đời
và tác phẩm của nhạc sĩ Đàm Linh. [2-tr.10]
Qua nghiên cứu tôi thấy: Hầu như trong các công trình của những tác
giả đều có nghiên cứu, liệt kê, phân tích khá đầy đủ về sáo trúc. Nhưng dường
như chưa có công trình nào nghiên cứu đến hình ảnh sáo trúc và sự hiện diện
của nó trong văn học của một số tác giả thời kỳ trung đại và hiện đại. Do vậy,
trong công trình này, với sự tích luỹ và tìm hiểu nhất định của mình, tôi xin
trình bày khái quát về sự phát triển của cây sáo cũng sự hiện diện của nó
trong văn chương.
3. Mục đích và nhiệm vụ
- Mục đích nghiên cứu:
Hiểu về sáo trúc trong đời sống và trong văn hoá nghệ thuật, từ đó góp

phần chỉ rõ cái hay, cái độc đáo và vai trò của cây sáo trong đời sống xã hội
nói chung và trong văn chương nói riêng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu nguồn gốc, cấu tạo của sáo trúc.
+ Ảnh hưởng của sáo trúc trong một số tác phẩm văn học của một số tác
giả có tên trong chương trình phổ thông.
4. Đối tượng và phạm vi
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiều sáo ngang cổ truyền, sáo trúc 6 lỗ và sáo trúc 10 lỗ.
- Tập trung phân tích hình ảnh sáo trúc trong các tác phẩm của những tác giả
thời trung đại và hiện đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Sáo ngang cổ truyền, sáo trúc 6 lỗ và sáo trúc 10 lỗ ở trong nước.

6


- Tác phẩm của một số tác giả có tên trong chương trình phổ thông: Trần
Nhân Tông, Nguyễn Du, Thế Lữ, Nguyễn Bính, Tô Hoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương phát điền dã
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6. Những đóng góp chính của đề tài
Với công trình này, tôi không có tham vọng đi sâu vào phân tích tất cả
và bài bản về sáo trúc, mà chỉ phân tích một số cây sáo tiêu biểu và trình bày
những tác phẩm khi sử dụng cây sáo làm chất liệu trong thơ ca đã mang lại
giá trị đặc biệt.

7. Bố cục của khoá luận
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Khái quát về cây sáo trúc tại Việt Nam
CHƯƠNG 2: Hình ảnh cây sáo trúc trong tác phẩm của một số tác giả có tên
trong chương trình phổ thông
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

7


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY SÁO TRÚC VIỆT NAM
1.1. Nguồn gốc và vị trí của cây sáo trong âm nhạc truyền thống
Đã có rất nhiều tác giả tìm hiểu, trả lời câu hỏi: Sáo trúc có từ bao giờ?
Ở đâu? Có thể kể đến:
- Đức Tuỳ (1973), “Sách tự học sáo tập 1”, Nhà xuất bản Văn hoá.
- Nguyễn Thuỵ Loan (1993) “ Lược sử âm nhạc Việt Nam”, Nhà xuất
bản Âm nhạc,Viện âm nhạc Hà Nội.
- Tô Ngọc Thanh (1999) “Âm nhạc cung đình Việt Nam”,Nhà xuất bản
Âm nhạc, Viện âm nhạc Hà Nội.
- Hồng Thái (2000). “Sáo trúc 6 lỗ căn bản và nâng cao”, Nhà xuất bản
Âm nhạc.
- Lê Văn Phổ (2000) - Luận văn Thạc sỹ “ Một số vấn đề về nâng cao
chất lượng đào tạo sáo Trúc tại Nhạc Viện Hà Nội”
- Triệu Tiến Vượng (2007), “Phong cách âm nhạc truyền thống trong
giảng dạy sáo trúc tại nhạc viện Hà Nội”.
- Phan Huy Chú, “Lịch triều hiến chương loại chí ”.
- Phạm Đình Hổ, “Vũ trung tuỳ bút”.

Nhạc cụ sáo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Nhưng chưa có tài liệu nào
khẳng định chính xác nguồn gốc ra đời của nó. James Galway cho rằng:
“ Không biết cây sáo có từ khi nào và xuất hiện ở đâu. Chỉ biết chắc chắn loại
nhạc cụ này đã có từ nhiều thế kỷ, thậm chí nó có từ hàng nghìn năm trước
khi con người bắt đầu viết về âm nhạc”. Sáo là một loại nhạc cụ cổ nhất và
phổ biến trên thế giới, tất cả các vùng văn hoá, các dân tộc trên thế giới đều
có sáo. Sáo bằng xương được phát hiện tại Trung Quốc có hàng ngàn năm
lịch sử và hình dáng thì tương tự sáo xương Peru thời đồ đá, vì vậy rất khó để
khẳng định sáo có nguồn gốc từ đâu. (Hình 1.1; hình 1.2)

8


Theo luận văn, tác giả Lê Phổ cho biết: Cuốn tự điển bách khoa về
nhạc cụ của tác giả James Galway trong cuốn “Flute” giới thiệu các loại sáo
của hầu khắp các lục địa như:
“ Di – Ti là một loại sáo thời nhà Hán, có 6 lỗ bấm và không có màng
rung. Đời nhà Đường xuất hiện sáo có 7 lỗ bấm ở phía trên cũng không có
màng rung, được sử dụng trong cung đình. Các triều đại sau nhà Đường, âm
nhạc Trung Hoa có sự biến đổi. Sáo ngang đang từ 6 lỗ được khoét thêm 1 lỗ
nữa vào khoảng cách giữa lỗ thổi và lỗ thứ 6. Lỗ này được dán bởi 1 màng
mỏng gọi là “mạng”, nó được sử dụng trong dàn nhạc và cho kịch hát”.
[8-tr.15] (Hình 1.3)
Tại Nhật Bản:
- “Có 2 loại sáo, một loại sáo dọc cổ Hichiriki. Sáo có 9 lỗ bấm và một
sáo ngang có 7 lỗ bấm được trình tấu trong dàn nhạc cung đình có tên gọi
gagacu, một loại nhạc lịch sự. Một loại sáo rất độc đáo nữa là sáo “Nô”, loại
nhạc cụ này chỉ dung trong kịch Nô (theo tư liệu âm nhạc Nhật Bản)”.[8-tr15]
- Theo tư liệu cung đình Việt Nam của GS – TS Ngọc Thanh cho biết:
“ Các nhà nghiên cứu âm nhạc đều cho rằng âm nhạc cung đình của Triều

Tiên, Nhật Bản, và Việt Nam đều có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình Trung
Hoa. Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước thì con đường tiếp thu và tiến hoá
của Nhã nhạc cung đình Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc lại có những nét
đặc thù riêng”. [13-tr.8]
Tại Trung Hoa:
- “Khoảng 1154-1176 trước công nguyên đã có những nhạc cụ: Khánh
đá, chuông đồng, các loại sáo bằng xương động vật”. (Hình 1.4)
- Theo tư liệu đời Tống có: “chuông đồng, các loại trống mõ, các loại
đàn dây – nhạc cụ hơi có sáo dọc, sáo ngang và các nhạc cụ màng rung”.
(Hình 1.5)

9


Tại Triều Tiên:
- “Khoảng những năm (938 – 1392) trong dàn nhạc cung đình gồm:
chuông đồng, khánh đá, các nhạc cụ hơi như: sáo ngang, sáo dọc, sáo Pan”.
(Hình 1.7)
Tại Việt Nam:
Theo chỉ dẫn của Giáo sư Trần Văn Khê, “vào đời nhà Lý ( thế kỷ XI),
trên mấy tảng đá dưới chân chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh, có chạm 10 nhạc
công đang dùng nhiều nhạc khí gốc Trung Quốc và Ấn Độ như đàn tranh, đàn
hồ, đàn tỳ, đàn ba dây có thùng trong như đàn nguyệt, sáo ngang, ống tiêu,
phách và trống phong yêu cổ. Dàn nhạc này là dàn nhạc cung đình thời nhà
Lý (1010 – 1225) được sinh ra nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ Phật
giáo.” [6-tr.9] (Hình 1.8)
- Thời nhà Trần (1225 – 1400):
“Đã sinh ra 2 dàn nhạc là: Đại nhạc và Tiểu nhạc. Dàn đại nhạc chủ
yếu là những nhạc cụ: cái tất lật (kèn dăm kép), tiểu quản (kèn dăm đơn), tiểu
bạt (chum choẹ), phản cổ ba (trống cơm). Dàn tiểu nhạc gồm: đàn cầm, đàn

tranh, tỳ bà, thất huyền, song huyền, sáo ngang, tiêu, trống cơm, phách, tiểu
bạt”.
- Thời Nhà Lê (1427 – 1488)
Theo luận án của Triệu Tiến Vượng thì: “Lương Đăng xây dựng lên 2
dàn nhạc mang tên: Đường thượng chi nhạc và Đường hạ chi nhạc. Thời kỳ
này âm nhạc cung đình đã có nhiều loại nhạc như: Nhạc tế giao, nhạc tế miếu,
nhạc đại yến, nhạc trong cung. Dàn nhạc Đường thượng chi nhạc gồm: trống
treo lớn, khánh chum, chuông chum, đàn cầm, đàn sắt, sinh (khèn), dung
(chuông lớn), quản ( sáo đôi), thược (sáo nhỏ), chức, ngữ (nhạc cụ làm bằng
gỗ), huân, trì ( sáo nguyên thuỷ). Dàn nhạc Đường hạ chi nhạc gồm: tỳ bà,
trống, sáo, không hầu, quản. Trong dàn nhã nhạc triều Lê gồm các nhạc cụ:
kèn, sáo ngang, trống bản nhỏ, đàn nhị huyền”. [17-tr.15] (Hình 1.10)
10


- Thời nhà Nguyễn (1802 – 1945)
Căn cứ vào công trình của Giáo sư Trần Văn Khê thì biên chế âm
nhạc cung đình triều Nguyễn bao gồm: “Dàn nhã nhạc: tỳ bà, đàn nguyệt,
đàn nhị, trống mảnh, sáo, xênh tiền. Dàn nhạc Huyền: 20 trống, 1 chuông, 1
khánh đá, 12 chuông nhỏ, 12 khánh đá nhỏ, 1 nhạc cụ bằng da, 1 cái chức, 1
cái trống, 2 đàn cầm, 2 đàn sắt, 2 tiêu, 1 sáo dọc, 2 tù và ốc biển, 2 khèn, 2
huân, 2 sáo ngang, 2 phách. Tế nhạc: trống bộc, trống cơm, đại cổ, phách,
sinh tiền, tranh huyền, nguyệt cầm, tỳ bà, tam huyền, nhị huyền, sáo ngang.
Dàn nhạc lễ ngoài Bắc (phường bát âm): trống bộc, thiếu cảnh, sáo ngang,
đàn tỳ bà, đàn tam, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn nhị. Dàn nhạc lễ miền Nam:
sáo ngang, trống cơm, đàn cò gáo tre, đàn cò chi. Dàn nhã nhạc: trống mảnh,
tỳ bà, đàn nguyệt, sáo, xênh tiền, đàn nhị, tam âm la”. [ 6-tr.21]
Nói tóm lại, khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây sáo tôi thấy:
Trong luận văn Thạc sỹ nghệ thuật học, tác giả Lê Văn Phổ đã khẳng
định trong chương I trang 11 dòng thứ 3: “ Sáo đã có mặt ở Việt Nam từ rất

lâu trước khi có bia chùa Phật Tích. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ người
Phương Bắc đã có mặt ở nước ta từ nhiều năm trước và cũng như Triều Tiên,
Nhật Bản, không loại trừ khả năng sáo đã được du nhập từ Trung Hoa”.
[8-tr.11]
Trong luận án của GS-TS Trần Văn Khê, chương II trang 22 ông có
viết: “ Theo M. Courant. Nhà lý luận người Pháp cho rằng: Cây Ti rất có thể
là một nhạc cụ nhập từ nước ngoài vào” [6-tr.22]
GS-TS Trần Văn Khê đã khẳng định: “Hình ảnh cây sáo được khắc trên
bệ đá chùa Phật Tích có nguồn gốc từ Trung Hoa”. [6-tr.22]
Theo ông Triệu Tiến Vượng: “Sự hiện diện của cây sáo có màng rung
trong các dàn nhạc cung đình sau thời nhà Đường đã minh chứng rằng chỉ có
Trung Hoa mới có sáo màng rung. Loại nhạc cụ này đã lan toả đi một số nước
trong khu vực, đầu tiên đến Nhật Bản, sau là Hàn Quốc và cuối cùng là tới
11


Việt Nam. Sau khi nhạc cụ này đến mỗi nước thì sự tiến hoá của nó có những
đặc thù riêng”. Ví dụ như:
Sáo Việt Nam: có màng rung và 6 lỗ bấm. Cây sáo có màng rung này đã
có mặt trong dàn nhạc cung đình thời nhà Lý, Trần, Lê và có tên là ống Địch.
Cuối thế kỷ XIX đầu XX, trong dàn nhạc Chèo cổ, không thấy nhắc
đến ống Địch nữa mà thay vào đó với một cái tên khác là sáo trúc. Loại sáo
này không có màng rung.
Sáo Hàn Quốc: có màng rung, 6 lỗ, khác sáo Trung Hoa về thang âm
Sáo Nhật Bản: có màng rung và khác sáo Trung Hoa: có thêm một lỗ
trầm nữa. Thang âm gần giống Trung Hoa
Như vậy, hầu hết các tài liệu đều khẳng định sáo bắt nguồn từ Trung
Hoa. Từ Trung Hoa, sáo đi đến các nước trong khu vực châu Á như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,… và trong đó có Việt Nam.
1.2. Giới thiệu sáo ở Việt Nam

Theo truyền thuyết từ thời xưa, “Trong vườn của anh nông dân nghèo
nọ có trồng một khóm trúc. Một đêm mùa hè, anh nông dân nghe thấy những
âm thanh vi vu, réo rắt phát ra từ bụi trúc sau nhà, lúc thì cao vút, lúc lại trầm
trầm dìu dặt. Ngỡ có nàng tiên nào giáng trần đang hát trong vườn nhà mình,
anh nông dân tò mò vạch từng khóm trúc để tìm. Tiên đâu không thấy mà chỉ
thấy những âm thanh kỳ diệu đó được phát ra từ một ống trúc khô đã bị mối
xông một lỗ tròn. Mỗi khi có gió thổi mạnh thì từ các lỗ tròn nhỏ đó phát ra
âm thanh cao vút, khi gió nhẹ thì chính từ những lỗ thủng đó lại tạo ra những
âm thanh trầm trầm, dìu dặt. Thấy hay, anh nông dân bèn chặt ngay đoạn trúc
đó đem về và tập thổi hơi của mình vào đó. Anh liền khoét thêm từng lỗ cho
các ngón tay để mở ra, đóng vào tạo ra nhiều âm thanh khác nhau”. Cây sáo
trúc ra đời từ đó. (trích: “Giới thiệu cây sáo trúc” của NSƯT – Ngọc Phan; tài
liệu nội bộ, Đài tiếng nói Việt Nam 1995). [9-tr.12].

12


Sáo là một nhạc cụ rất quen thuộc trong âm nhạc truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Khi những giai điệu sáo cất lên, ta nghe như trong đó có tình
cảm, nỗi nhớ quê hương sâu sắc, có lời ru của mẹ âu yếm vỗ về đưa ta vào
giấc ngủ êm đềm. Âm thanh của sáo trúc luôn lắng đọng trong tâm hồn mỗi
người dân Việt Nam. Hình ảnh làng quê mộc mạc với cây đa, giếng nước, sân
đình luôn gắn bó với âm hưởng của tiếng sáo mênh mang.
1.2.1. Hình thức và cấu tạo của sáo trúc
Vào thời kỳ ban đầu nhạc cụ sáo chỉ có 1 ống rỗng và một lỗ thổi, khi
có không khí đi qua tạo ra âm thanh, sau này trải qua nhiều quá trình biến đổi
được cắt, gọt, tạo thêm lỗ thông không khí và trở thành nhạc cụ có thể trình
tấu như ngày nay.
Sáo ngang Việt Nam (sáo trúc) được làm bằng trúc, nứa, gỗ, kim loại,
nhựa. Trong đó vật liệu phổ thông nhất là trúc, nứa. “sáo trúc” .Sáo trúc có

tên tiếng anh là bamboo flute. Vậy dựa vào nguyên liệu thì có các loại sáo
trúc, sáo nứa, gỗ, ..
Sáo trúc có độ dài từ 40 – 45 cm, có đường kính khoảng 1cm, một đầu
được bịt kín bằng nút bấc hoặc chính mấu của nó. Ngay canh đầu bịt được
khoét một lỗ (gọi là lỗ định âm). Theo quy luật vật lý khi thổi một hơi vào lỗ
thổi, ta được một âm thanh cơ bản trầm nhất phát ra. Âm thanh cơ bản này có
tính quyết định tên gọi của sáo. Từ âm thanh cơ bản đục thêm sáu lỗ nữa tạo
thành một hàng dọc trên cây sáo. Khi bịt 5 lỗ lại, chỉ mở một lỗ thứ sáu, thổi
một hơi mạnh hơn hơi ban đầu sẽ được một âm thanh cao hơn âm thanh cơ
bản một quãng tám. Như vậy, sáu lỗ bấm tương ứng với một thang 7 âm từ
Đô1 đến Đô2. (Hình 1.11)
Loại sáo trúc 6 lỗ như tôi vừa trình bày ở trên được khoét theo hệ thống
7 âm. Căn cứ vào âm trầm nhất của sáo (âm cơ bản) mà thạc sĩ Triệu Tiến
Vượng đặt tên cho sáo như: Fa trầm, Son trầm, La, Sib, Đô, Rê, Mi, Fa cao,
Son cao. Và chia 9 sáo này thành 3 loại:
13


- Loại sáo trầm gồm có: fa trầm, son trầm và la
- Loại sáo trung gồm: sib, đô, rê
- Loại sáo cao gồm: mi, fa cao và son cao
Theo tìm hiểu tôi thấy mầu âm của 3 loại sáo là khác nhau
- Loại sáo trầm: mang âm hưởng ấm áp, nhẹ nhàng đượm buồn, hay dùng
trong những bản nhạc buồn, gợi thương, gợi nhớ, nhất là trong những bản
nhạc cổ Cải lương, Huế như: “Trường Tương Tư”, “Tứ Đại Oán”,… hoặc
trong ngâm thơ.
- Loại sáo trung: có chất trữ tình, bay bổng, du dương. Sáo trung được dùng
nhiều trong độc tấu, hoà tấu, trong những bản nhạc mang tính chất trữ tình,
những bản nhạc cổ Chèo, Huế, Cải lương (Hơi Bắc).
- Loại sáo cao: vui tươi, nhí nhảnh, vang xa. Loại này chỉ dùng trong độc

tấu, hoà tấu và trong những đoạn nhạc hào hứng, rộn ràng tươi vui.
1.2.2. Một số loại sáo thường dùng
1.2.2.1. Sáo đô
Loại sáo này hay được sử dụng nhiều nhất trong các loại sáo. Nốt trầm
nhất của sáo đô là nốt đô (nốt có một dòng kẻ phụ ở phía dưới khuông nhạc
mang khoá sol)
Số đo tương đối của sáo đô

Độ dày của thân ống khoảng 0.2cm
14


Đường kính ống sáo trên đầu trên 1.25cm, đầu dưới 1.2cm
Các lỗ thổi trên thân sáo ( trừ lỗ thổi) đều có kích thước 0.8cm
(Hình 1.12)
1.2.2.2. Sáo rê
Là loại sáo có nốt thấp nhất là nốt rê. Nếu mở ngón lần lượt từ dưới đi
lên thì các nốt ở sáo rê đều cao hơn các nốt sáo đô 1 bậc (1 cung). Loại sáo
này hay được sử dụng trong nhạc Chèo.
Toàn bộ âm thanh của sáo rê đều cao hơn sáo đô nên kích thước chiều
dài, độ dày và đường kính đều bé hơn cỡ ống sáo đô.
Chiều dài của sáo rê khoảng 35cm
Đường kính khoảng 1.1cm
Độ dày thường từ 1.3mm đến 2mm
Khoảng cách các lỗ bấm gần nhau hơn so với ống sáo đô.
1.2.2.3. Sáo mi
Các âm thanh lần lượt của sáo mi cao hơn sáo đô 2 bậc (2 cung) và cao
hơn sáo rê 1 bậc ( 1 cung). Vì vậy, kích thước của sáo mi nhỏ hơn sáo rê và
sáo đô.
1.2.2.4. Sáo pha

Sáo Pha ít khi được sử dụng, có thể dùng trong hoà tấu dàn nhạc khi cần
thiết. Âm thanh của sáo Pha cao hơn sáo Đô, Rê, Mi.
1.2.2.5. Sáo son nhỏ
Loại sáo này có kích thước nhỏ với âm thanh cao vút. Có một số tác
phẩm sáo trúc được các nhạc sĩ viết riêng cho sáo này như: “Cánh chim
tự do” (Tiến Vượng)… Ngoài ra, sáo này còn được nhạc công sử dụng
hoà tấu trong dàn nhạc dân tộc.

Số đo tương đối của sáo son
15


Độ dày của than ống nứa khoảng 0.2cm
Đường kính ống sáo đầu trên khoảng 1.15cm, đầu dưới khoảng 1.0cm
Các lỗ thổi trên thân sáo ( trừ lỗ thổi) đều có kích thước khoảng 0.8cm
1.2.3. Các nốt trên sáo trúc và âm vực
Ký hiệu viết tắt các nốt trong hệ thống âm nhạc:
Tên nốt

Đồ



Mi

Fa

Sol

La


Si

Si Giáng

Ký hiệu

C

D

E

F

G

A

H

B

Sơ đồ các ngón tay bấm trên sáo trúc

1. Lỗ thổi. 2. Ngón trỏ trái. 3. Ngón giữa trái. 4. Ngón nhẫn trái. 5. Ngón
tỏ phải. 6. Ngón giữa phải. 7. Ngón nhẫn phải. 8. Lỗ định âm
(Hình 2.3)
Khi bịt cả 6 lỗ và thổi lượng hơi vừa phải, ta sẽ có âm đồ. Mở dần từng
lỗ từ dưới lên, ta có các âm tiếp theo: rề, mi, fa, sol, la, si. Nếu thổi mạnh một

lượng hơi nhất định tương ứng với các lỗ thổi từ dưới lên ta sẽ có các âm
thanh cao hơn các âm cũ một quãng tám. Như vậy, khi thổi sáo, mỗi lỗ sáo và
một thế bấm có thể tạo ra các âm thanh ở các quãng tám khác nhau.
1.2.4. Sự ra đời của cây sáo trúc mười lỗ cải tiến
16


Theo thạc sĩ Triệu Tiến Vượng “Năm 1961, nhà nước có chủ trương
thành lập dàn nhạc giao hưởng dân tộc gồm các nhạc cụ dân tộc kết hợp với
các nhạc cụ phương Tây để hoà nhập được với âm nhạc trong khu vực Đông
Nam Á và thế giới, gồm các nhạc cụ như sau: Nhạc cụ hơi có sáo đô và sáo
son cao, đàn dây gõ có 36 dây, đàn gảy: tứ cao, tứ trung, tứ trầm, đàn kéo
gồm: Nhị 1, Nhị 2, hồ đại, hồ trung, các nhạc cụ phương Tây như: fagott,
oboe, Cỏ anglais. Đây là sự kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương
Tây. Dàn nhạc giao hưởng Dân tộc ra đời với mục đích: Luyện tập và biểu
diễn những tác phẩm của phương tây như: “Carmen” (Bizet), “Múa kiếm”
(A.Khatchaturian), “Hằng Nga ngủ trong rừng”, “Phiên chợ Ba Tư”… Các
tác phẩm trên đều là những tác phẩm của các nhạc sỹ châu Âu nổi tiếng. Do
vậy, trong tác phẩm có rất nhiều dấu hoá bất thường và tốc độ nhanh, mà khi
đó sáo trúc chỉ có 6 lỗ thì không thể diễn tấu được. Để giải quyết những dấu
hoá bất thường, những nhạc công thổi sáo đã phải dùng ngón tay của mình
bấm mở các nốt thăng giáng bằng nửa lỗ sáo. Từ thực tế trên, các nghệ sĩ sáo
trúc của đoàn Ca nhạc trung ương như: Nguyễn Đức, Xuân Thu và một số
nghệ sĩ khác là những người có công cải tiến cây sáo trúc từ 6 lỗ thành 10 lỗ
đầu tiên ở Việt Nam”.
Cấu tạo của cây sáo 10 lỗ gần giống sáo trúc 6 lỗ, nó có 6 lỗ âm tự
nhiên và thêm 4 lỗ âm thăng giáng. Đối với những người thổi sáo thì khi thổi
phải chú ý đến kỹ thuật cầm sáo và cách bấm các lỗ định âm. (hình )

17



1.3. Các loại sáo ở Việt Nam
1.3.1. Sáo H’Mông – sáo Mèo
Sáo H'Mông hay sáo Mèo tộc là nhạc cụ của người H’Mông ở miền
Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Nó thường được sử dụng để giải trí sau giờ
phút lao động mệt nhọc. Tuy nhiên nó còn là phương tiện giao duyên hữu
hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng.
“Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay
họ nói lên tình cảm trong lòng. Ngày xưa sáo H’Mông chỉ là nhạc cụ độc tấu
cho số lượng người nghe hạn chế. Ngày nay nhiều nghệ nhân đã tăng cung
bậc, âm vực và độ vang của nhạc cụ này để giúp nó có khả năng hòa tấu với
những nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm”.
“Sáo H’Mông cổ truyền làm bằng ống nứa dày hoặc trúc, dài khoảng
20 cm và có đường kính khoảng 0,7 cm. Trên 1 đầu ống có lưỡi gà đồng, còn
trên thân ống có từ 2 đến 4 lỗ bấm nằm cùng hàng. Lưỡi gà đồng còn được
gọi là lam, hình tam giác cân được khía ra trên 1 miếng đồng mỏng hình chữ
nhật. Người ta cài miếng đồng này vào 1 đầu sáo và dùng sáp ép lại cho khỏi
xê dịch. Người diễn ngậm cả đầu ống có lưỡi gà vào 1 bên miệng để thổi. Ở
phía dưới có một lỗ bấm nằm giữa lỗ bấm đầu và lỗ bấm thứ hai phía trên”.
“Loại sáo H’Mông cải tiến có thân ống to hơn, đường kính khoảng
2 cm và dài đến 45 cm. Nó được khoét tổng cộng 8 lỗ bấm, người thổi chỉ cần
áp vào phần thân ống có lưỡi gà vào miệng rồi dùng đôi môi bịt quanh lưỡi gà
để thổi. Khi những lỗ bấm được bịt hoặc mở chúng sẽ phát ra âm thanh cao
thấp khác nhau lúc thổi”.
“Sáo H’Mông dân gian có âm vực chưa đủ 1 quãng tám nhưng ở loại
cải tiến có thêm 1 âm trầm nữa, thấp hơn âm trầm nhất 1 quãng tám. Âm sắc
của sáo H’Mông trong trẻo, mượt mà, tuy nhiên còn có cả âm rè. Nếu người
thổi không tạo ra được âm sắc cổ truyền của người H’Mông thì đồng bào


18


H’Mông không công nhận đó là tiếng sáo H’Mông vì nó không nói được
tiếng H’Mông”.
Để diễn sáo này người ta thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi, phi,
nhấn hơi, vuốt và láy … (hình 1.14)
1.3.2. Sáo Bầu
“Sáo Bầu có tên gọi khác là sáo Bầu tơ, đây là loại sáo có nguồn gốc
lâu đời từ trước trung nguyên của dân tộc thiểu số , có hình dạng giống như
một quả bầu hồ lô với phần đầu dùng để thổi, phần đáy được cắm liền với 3
cây sáo 1 dài và 2 ngắn tương ứng với 1 cây thổi chính và 2 cây dùng để bè,
kèm theo 3 cây đó là 3 miếng lưỡi gà giống như lam đồng trong sáo mèo vậy.
Thân quả bầu đóng vai trò như hộp âm của cây sáo, bên ngoài của sáo có thể
được vẽ,hay khắc trang trí hoa văn hoặc không. Được làm bằng nhiều loại
chất liệu đa dạng khác nhau”.”
“Cây sáo khoét 7 lỗ dùng để bấm. 6 lỗ phía trước dùng để bấm các nốt
với thang âm giống như thang âm trong tông 1 của sáo trúc, ngoài ra còn có
một lỗ phía sau dành cho tay thuận sử dụng”.“
“Về âm vực thì tương tự sáo mèo nhưng khác ở chỗ sáo mèo thổi
ngang thì sáo Bầu lại thổi dọc.”
“Hai ống sáo phụ dùng để hòa âm chỉ sử dụng cho chầu văn hoặc biểu
diễn chuyên sâu.”
“Phần thân sáo có hình như một quả bầu hồ lô, chính là hộp âm tạo nên
âm sắc trầm ấm kỳ lạ của loại nhạc cụ này. Phần đầu thổi đa phần là bọc giả
ngọc để người chơi ngậm cả miệng vào thổi.”
“Đuôi sáo có hai đến ba lỗ định âm với tác dụng định âm cho cây sáo,
một công dụng nữa là để treo dây trang trí , giúp cây sáo trông đẹp , sang
trọng và đậm chất tàu hơn.”
“Về âm vực, sáo sẽ có đầy đủ các tông như các loại sáo khác, tùy vào

mỗi bài mà chúng ta chọn một cây có tông phù hợp với bản nhạc đó.”
19


×