Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thế giới tuổi thơ trong truyện của nguyễn nhật ánh (qua ba tác phẩm con mả con ma, bắt đền hoa sứ, cháu của bà)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ THU THẢO

THẾ GIỚI TUỔI THƠ
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
(QUA BA TÁC PHẨM: CON MẢ CON MA,
BẮT ĐỀN HOA SỨ, CHÁU CỦA BÀ)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ THU THẢO

THẾ GIỚI TUỔI THƠ
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
(QUA BA TÁC PHẨM: CON MẢ CON MA,
BẮT ĐỀN HOA SỨ, CHÁU CỦA BÀ)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, các thầy/ cô giáo khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Đặc biệt, tôi xin đƣợc gửi tới TS. Nguyễn
Thị Tuyết Minh lời cảm ơn sâu sắc nhất, ngƣời đã luôn tận tình hƣớng dẫn và
chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian từ khi tôi nhận đề tài đến khi triển khai và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể những ngƣời thân, những
ngƣời luôn bên cạnh tôi, ủng hộ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định và cam kết khóa luận này là kết quả nghiên cứu
của tôi. Các số liệu cũng nhƣ các dẫn chứng đều đƣợc trích dẫn có xuất xứ
minh bạch, rất trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì công trình
nghiên cứu nào.
Nếu tôi thực hiện sai lời cam đoan này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 4
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 4
Chƣơng 1. VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ... 5
1.1. Văn học thiếu nhi .................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm và chức năng của văn học thiếu nhi ................................. 6
1.2. Vị trí của Nguyễn Nhật Ánh đối với văn học thiếu nhi Việt Nam ......... 8
1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Nhật Ánh .............................................................. 8
1.2.2. Sự nghiệp và quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh ................. 9
1.3. Vị trí của ba tác phẩm: Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ, Cháu của
bà trong hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh .................................... 12
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA THẾ GIỚI TUỔI THƠ TRONG TRUYỆN
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (QUA CON MẢ CON MA, BẮT ĐỀN HOA
SỨ, CHÁU CỦA BÀ) ....................................................................................... 15
2.1. Tuổi thơ với gia đình............................................................................. 15
2.2. Tuổi thơ với nhà trƣờng ........................................................................ 17
2.3. Tuổi thơ với xã hội ................................................................................ 20
2.4. Tuổi thơ với chính mình ....................................................................... 23



Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ
GIỚI TUỔI THƠ TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
(QUA CON MẢ CON MA, BẮT ĐỀN HOA SỨ, CHÁU CỦA BÀ) ................ 27
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật ............................................................... 27
3.1.1. Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động ................... 27
3.1.2. Khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, tâm lí ............................... 29
3.2. Nghệ thuật trần thuật ............................................................................. 31
3.2.1. Trần thuật qua ngôn ngữ người kể chuyện ..................................... 31
3.2.2. Trần thuật qua ngôn ngữ nhân vật ................................................. 33
3.2.3. Giọng điệu trần thuật...................................................................... 37
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thiếu nhi là một giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách quan
trọng trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Bởi vậy, việc giáo dục thiếu nhi có ý
nghĩa quan trọng và quyết định đối với việc hình thành nhân cách mỗi đứa trẻ.
Văn học thiếu nhi vào Việt Nam khá muộn mãi đến khoảng thế kỉ XX mới bắt
đầu xuất hiện. Có nhiều ngƣời đã gắn bó với mảng văn học này nhƣ: Tô Hoài,
Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Nhật Ánh… Những trang văn viết cho thiếu
nhi đã mang cả thế giới cổ tích, cả bầu trời tuổi thơ vào trong đó, là cả thế
giới tình yêu thƣơng ấm áp. Các sáng tác của các nhà văn vừa đến với trẻ em
trực tiếp (các em tự học) vừa đến gián tiếp qua những chỉ dẫn của giáo viên.
Văn học thiếu nhi trong nhà trƣờng là một công cụ giáo dục rất đặc biệt kết
hợp với sự tác động của môi trƣờng đặc thù và sự dẫn dắt cuả giáo viên.
Trong nền văn học đƣơng đại viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh
đƣợc đánh giá là một gƣơng mặt xuất sắc. Tác phẩm của ông đã đến đƣợc với

trái tim trẻ em, đồng thời còn thu hút đƣợc sự chú ý của những ngƣời trƣởng
thành đã trải qua một thời thơ ấu. Đối với một nhà văn viết cho thiếu nhi thì
yếu tố để quyết định đƣợc đến sự thành công nằm ở chỗ đó là nhà văn đó có
khả năng bƣớc vào đƣợc thế giới của thiếu nhi hay không? Bằng những hiểu
biết rất tinh tế về tâm tƣ, suy nghĩ của trẻ thơ, chính vì vậy mà tác phẩm của
ông mang lại cảm giác thoải mái, gần gũi, bằng giọng điệu hóm hỉnh, vui
tƣơi. Ông đã đi sâu khám phá các nhân vật với những cảm xúc và cả những
rung động đầu đời, đã thu hút đƣợc sự chú ý của các em nhỏ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài khóa luận:
Thế giới tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua ba tác phẩm: Con
mả con ma, Bắt đền hoa sứ, Cháu của bà) với mong muốn làm rõ vẻ đẹp độc
đáo của truyện Nguyễn Nhật Ánh viết cho tuổi thơ. Đồng thời, tiếp tục chứng
minh những nỗ lực cống hiến của tác giả cho văn học Việt Nam đƣơng đại.
1


2. Lịch sử vấn đề
Trong nền Văn học thiếu nhi Việt Nam đƣơng đại, Nguyễn Nhật Ánh
đƣợc đánh giá là một nhà văn lớn và tiêu biểu. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm
cho thiếu nhi và đƣợc đánh giá là một “hiện tượng tác giả”, gây đƣợc sự chú
ý với các nhà nghiên cứu và phê bình. Với những thành công rực rỡ trong sự
nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã ngày càng khẳng
định đƣợc vị trí của ông trong nền Văn học thiếu nhi Việt Nam, có rất nhiều
bài báo, bài tạp chí, các bài trên các trang thông tin điện tử và có cả sách của
các nhà nghiên cứu lớn viết về ông. Có thể điểm qua một số công trình tiêu
biểu nhƣ sau:
Trong cuốn Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam [13], doVân
Thanh và Nguyễn An biên soạn, bằng những sƣu tầm và biên soạn hai tác giả
đã mang đến cho độc giả nhiều bài viết về Văn học thiếu nhi nói chung và về
Nguyễn Nhật Ánh cũng nhƣ các sáng tác của ông nói riêng. Ngoài hai tác giả

biên soạn chính thì còn có nhiều tác giả khác cũng có những bài viết góp phần
tạo nên cuốn sách này nhƣ: Lã Thị Bắc Lý, Vũ Thị Hƣơng, Lê Quốc Minh,
Vân Thanh có đề cập đến tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh cũng nhƣ các tác phẩm
của ông.
Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá
trình phát triển [10], Lã Thị Bắc Lý đã mang đến cho bạn đọc những thông
tin về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời chỉ ra những thành công của tập
truyện Kính vạn hoa mang lại, tất cả nhƣ một minh chứng rõ ràng về
một“hiện tượng tác giả”.
Cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ ra
đời cuối năm 2012 [11], đƣợc coi là cuốn sách đầu tiên đã tập hợp đƣợc tƣơng
đối đầy đủ về những thông tin liên quan đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Qua
đó ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc cách nhìn của những ngƣời trong giới ở trong

2


nƣớc và ngoài nƣớc về tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh cũng nhƣ sự nghiệp
sáng tác của ông.
Bên cạnh đó, tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn đƣợc đăng
trên các tờ báo, tạp chí nhƣ: Mực Tím, Tiền Phong, Khăn quàng đỏ, Thế giới
mới, … Có nhiều tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh đã đƣợc chuyển
thể thành phim nhƣ: Kính vạn hoa, Áo trắng sân trường, Nữ sinh, Chú bé rắc
rối… thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp cử nhân và cả luận văn thạc sĩ đã
nghiên cứu về nhà văn này, tuy nhiên, mảng đề tài Thế giới tuổi thơ trong
truyện của ông vẫn là một khoảng trống. Từ gợi ý của những ngƣời đi trƣớc,
trong khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi tập trung tìm hiểu Thế giới tuổi thơ
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua 3 tác phẩm: Con mả con ma, Bắt
đền hoa sứ, Cháu của bà).

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của khóa luận là tìm hiểu vẻ đẹp độc đáo của thế giới tuổi thơ
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Qua đó có thể chứng minh đƣợc tài năng và
cống hiến quan trọng mà tác giả đem lại cho văn học thiếu nhi nƣớc nhà.
- Đối với nhiệm vụ của khóa luận này là làm rõ khái niệm cũng nhƣ
những đặc điểm của nền văn học thiếu nhi. Từ đó, tập trung lí giải về thế giới
tuổi thơ trong 3 tác phẩm: Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ, Cháu của bà.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là: Thế giới tuổi thơ trong truyện
của Nguyễn Nhật Ánh (Qua ba tác phẩm: Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ,
Cháu của bà) ở các biểu hiện về nội dung và nghệ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là ba truyện: Con mả con ma, Bắt
đền hoa sứ, Cháu của bà, đƣợc in trong tập Kính vạn hoa tập 3 và tập 12, Nxb
Kim Đồng, 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3


Khóa luận sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
6. Đóng góp của khóa luận
- Đặt vấn đề nghiên cứu thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn Nguyễn
Nhật Ánh, khóa luận này tập trung khai thác những đặc điểm chƣa đƣợc
nghiên cứu nhiều trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó có thể khẳng
định đƣợc những đóng góp của nhà văn.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho đối tƣợng: học sinh, sinh
viên và những ai yêu thích Nguyễn Nhật Ánh và những tác phẩm dành cho
thiếu nhi của ông.

7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
3 chƣơng:
Chương 1: Văn học thiếu nhi và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Biểu hiện của thế giới tuổi thơ trong truyện của Nguyễn
Nhật Ánh (Qua ba tác phẩm: Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ, Cháu của bà)
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện thế giới tuổi thơ
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua ba tác phẩm: Con mả con ma, Bắt
đền hoa sứ, Cháu của bà)

4


Chƣơng 1
VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Văn học thiếu nhi
1.1.1. Khái niệm
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm văn học thiếu nhi
đƣợc hiểu nhƣ sau: “Theo nghĩa hẹp văn học thiếu nhi gồm những tác
phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy,
văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác
phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của
thiếu nhi” [5, 412].
Trong cuốn Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam, cho rằng: “Mọi
tác phẩm được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng
tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và
đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một
cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là
các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm
đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành

động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em,
hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy,
với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong
quá trình hoàn thiện tính cách của mình. Như thế, văn học thiếu nhi là người
bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi” [13, 6].
Do“tính đặc thù của văn học thiếu nhi là ở chỗ nó chiếu cố đến đặc
điểm của độc giả thiếu nhi và chiếu cố đến tính đặc thù và tâm lý nhi đồng”
(Coócnhiêvích), nên văn học thiếu nhi ở bất kì đâu cũng có khả năng thu hút
đƣợc sự chú ý của các bạn đọc nhỏ tuổi. Nhà văn Võ Quảng khẳng định: “Tác
phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm. Người viết cần cân

5


nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không
ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật”.
Tựu trung, đến nay văn học thiếu nhi mới chỉ dựa vào những yêu cầu về
đặc điểm của nó để có thể xác định, chứ chƣa có một thống nhất trung nào về
khái niệm văn học thiếu nhi. Để biết tác phẩm đó có thuộc văn học viết dành
cho thiếu nhi hay không chúng ta cần dựa vào các đặc điểm sau: Thứ nhất, phải
mang tính chất giáo dục sâu sắc và đây là tiêu chí phải đƣợc đƣa lên hàng đầu.
Thứ hai, tác phẩm đó phải mang giọng điều phù hợp với tâm lí của trẻ em, giúp
các em dễ dàng bƣớc vào thế giới trong truyện. Thứ ba, việc xây dựng hình
tƣợng các nhân vật trong tác phẩm phải thật hấp dẫn các em nhỏ. Thứ tƣ, cách
dùng từ ngữ trong tác phẩm phải trong sáng, giản dị, dễ hiểu.
Có thể thấy, trong các truyện dành cho thiếu nhi thì nhân vật chính có
thể là thiếu nhi, có thể là ngƣời lớn hoặc cũng có thể là thế giới tự nhiên…
nhƣng đƣợc nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung dễ hiểu, gần gũi với trẻ
em, mang lại sự hứng thú, say mê và có khả năng hoàn thiện nhân cách cũng
nhƣ tâm hồn cho trẻ.

1.1.2. Đặc điểm và chức năng của văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi là một bộ phận trong văn học dân tộc, chính vì vậy,
nó có cả những đặc điểm chung của văn học dân tộc, ngoài ra nó còn có
những đặc điểm và chức năng riêng mang tính đặc thù. Những đặc điểm chức
năng đặc thù này đƣợc hình thành từ nhu cầu giáo dục và khơi gợi năng lực
tƣởng tƣợng, sáng tạo của lứa tuổi thiếu nhi.
Trƣớc hết là chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục rất quan trọng
đối với việc giúp trẻ có thể hoàn thiện cả về tính cách lẫn tâm hồn. Có thể nói
rằng, chức năng giáo dục có khả năng quyết định đến việc nền văn học đó có
tồn tại và phát triển đƣợc nữa hay không? Chính chức năng này đã đem đến
cho văn học thiếu nhi một sức mạnh có tác động cải tạo cách nhìn, cách nghĩ

6


và giáo dục đạo đức cho các em. Để thực hiện chức năng này, các tác phẩm
viết dành cho thiếu nhi phải thực sự gần gũi và có thể bƣớc đƣợc vào thế giới
của các em. Với sự trau chuốt trong cách sử dụng ngôn ngữ, sử dụng giọng
điệu linh hoạt, đầy dí dỏm, các nhà văn dễ dàng đƣa các tác phẩm của mình
đến đƣợc với các em hơn, góp phần hoàn thiện nhân cách và tâm hồn cho trẻ.
Và bằng cách đó, văn học thiếu nhi đã chuyển từ quá trình giáo dục thành tự
giáo dục.
Thứ hai là chức năng kích thích và phát triển óc sáng tạo của các em.
Để có thể tạo nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn học ngƣời lớn thì
cần phải nắm bắt đƣợc tâm lí của thiếu nhi. Ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng,
giàu trí tƣởng tƣợng, tràn đầy cảm xúc là những tâm lí tiêu biểu của tuổi thiếu
nhi. Đối với các trẻ em, thế giới đƣợc tác giả phản ánh trong tác phẩm thì đều
có tri giác. Các em đọc sách nhƣ là những cuộc trò chuyện với thế giới tự
nhiên và hình dung thật hồn nhiên rằng, đó là những cuộc đối thoại cảm thông
thực sự. Chính sự hồn nhiên trong tâm hồn và khả năng tƣ duy sáng tạo, bay

bổng đã giúp cho các em có thể dễ dàng bƣớc vào thế giới trong truyện. Các
em hoàn toàn tin rằng, con ốc sên có thể trở thành nàng công chúa nhan sắc
tuyệt trần, con cóc xấu xí có thể biến thành hoàng tử khôi ngô, tuấn tú… Các
em có một trí tƣởng vô tận cho nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi đối với
các em chính là ở cái chất huyền ảo, tƣởng tƣợng của nó. Điều đáng chú ý là
dẫu có huyền ảo, kì diệu đến đâu thì các tác phẩm đó vẫn không tạo ra cảm
giác xa lạ, mơ ƣớc viển vông, thoát li hiện tại mà chỉ gợi lên những nét lãng
mạn tích cực cần có, một cuộc sống tốt đẹp, tạo cho các em niềm hy vọng vào
những ƣớc mơ, khám phá. Để một tác phẩm có chỗ đứng trong lòng bạn đọc
là khi nó có khả năng kích thích đƣợc sự tƣ duy, óc sáng tạo của các em. Nó
yêu cầu ngƣời nghệ sĩ cần hòa nhập vào đời sống của các em trong tình bạn
bè và đƣợc các em chấp nhận về mặt tình cảm. Đó là một thử thách nhƣng

7


cũng rất hấp dẫn cho những ai muốn kéo dài cuộc đối thoại với tuổi thơ.
Chính hai đặc điểm riêng biệt nói trên đã góp phần tạo nên tính đặc thù
riêng của văn học thiếu nhi, mà thiếu nó thì sẽ không có đƣợc sự phân biệt
rạch ròi với các tác phẩm văn học viết cho ngƣời lớn.
1.2. Vị trí của Nguyễn Nhật Ánh đối với văn học thiếu nhi Việt Nam
1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955. Ông sinh ra tại làng
Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn từng chia
sẻ: “Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng
Nam. Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong quãng thời gian đầu đời vô tư lự.
Năm tôi lên tám, gia đình tôi dời về Cẩm Lũ, sau đó dọn ra huyện lỵ Hà Lam.
Như vậy, tôi gắn bó thực sự với làng Đo Đo chỉ khoảng tám năm. Tám năm,
một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi còn quá nhỏ, nhưng không hiểu sao
rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó.

Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh
thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tôi khiếp vía với những con
trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo. Tôi nhớ những cái giếng trên con
đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào những đêm trăng sáng trên
đường làng. Những hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào trang sách của
tôi như những phản quang tuyệt vời của kỷ niệm” [16].
Dù sau này không lập nghiệp ở quê hƣơng nhƣng chính quê hƣơng ấy
đã để lại trong Nguyễn Nhật Ánh bao kí ức tuổi thơ tƣơi đẹp. Có lẽ vì vậy,
ông đã đƣa vào các nhân vật của mình tình quê chân thật và cũng chính nhờ
đó mà cái tên Nguyễn Nhật Ánh trở nên quen thuộc và gần gũi với độc giả
nhỏ tuổi.
Thời còn ở quê, Nguyễn Nhật Ánh từng học tại trƣờng Tiểu La, trƣờng
Trần Cao Vân và sau đó là trƣờng Phan Chu Trinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng.
Đến năm 1973, ông quyết định vào Sài Gòn. Ở đây, ông đã tiếp tục học
8


tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Sài Gòn, khoa Văn. Đến năm 1976, Nguyễn Nhật
Ánh tốt nghiệp Đại học, tuy nhiên vì một vài lí do gia đình nên ông không
đƣợc phân công công tác.
Đến khoảng năm 1981, Nguyễn Nhật Ánh chuyển đến Quận 6 và làm
nghề dạy học tại đây. Đây chính là khoảng thời gian ông đƣợc gần gũi hơn
với các em thiếu nhi. Các sáng tác trong thời gian này của ông chủ yếu đều
mang giọng điệu nhẹ nhàng và trong trẻo phù hợp với các em, đồng thời
mang tính giáo dục sâu sắc của một ngƣời làm nhà giáo, một nhà văn viết cho
thiếu nhi. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh lôi cuốn các em nhỏ vào những câu
chuyện ở trƣờng học. Bên cạnh đó, ông còn là một ngƣời tham gia rất nhiệt
tình các hoạt động đoàn, tiếp xúc nhiều với thiếu nhi, nên ông có rất nhiều
kiến thức cũng nhƣ trải nghiệm thực tế. Nhờ vậy, khi phản ánh trong các tác
phẩm của mình, ông nhƣ đang kể lại những trải nghiệm mà mình đã trải qua.

Từ năm 1986 đến nay, ông đã thử sức ở nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm
nhiều vị trí nhƣ: nhà giáo, nhà văn hay nhà báo, nhà thơ. Riêng trong lòng độc
giả thì Nguyễn Nhật Ánh đã để lại dấu ấn mạnh mẽ với cƣơng vị là một nhà
văn chuyên viết về thiếu nhi. Còn với tác giả, từ trƣớc tới nay ông luôn hƣớng
tới một đối tƣợng là những đứa trẻ, đối tƣợng đó không thay đổi dù trong bất
kì hoàn cảnh nào. Ông trở thành một ngƣời vô cùng gần gũi với các em.
1.2.2. Sự nghiệp và quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Giữa những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu cho ra
đời những đứa con tinh thần đầu tiên. Đây là giai đoạn mà nền văn học thiếu
nhi Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn, lúc này văn học thiếu nhi của nƣớc
ngoài đã vào nƣớc ta, gây nhiều khó khăn cho nền văn học thiếu nhi nƣớc
nhà. Trƣớc tình hình ấy, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nỗ lực sáng tạo và đã
tạo đƣợc cho mình một hƣớng đi riêng và có tác động mạnh mẽ tới nền văn
học thiếu nhi trong nƣớc. Nguyễn Nhật Ánh nói về bí quyết của mình: “Nếu
có gì đó lôi cuốn các em, trước hết có lẽ do các em tìm thấy trong truyện của
9


tôi những chi tiết ngộ nghĩnh khiến các em bật cười.” [10, 19]. Truyện của
ông đã gây đƣợc ấn tƣợng và chạm đƣợc trái tim của độc giả nhỏ tuổi không
chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả nƣớc ngoài.
Đến thời điểm này có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn chuyên
viết cho thiếu nhi, ông đƣợc đánh giá là ngƣời viết nhiều tác phẩm dành cho
thiếu nhi nhất Việt Nam. Các tác phẩm của ông đã thu hút đƣợc rất nhiều bạn
đọc, không chỉ thiếu nhi mà còn cả những ngƣời đã từng trải qua thời thơ ấu.
Ông có rất nhiều tác phẩm đã đạt đƣợc những giải thƣởng cao quý. Trong đó
tiêu biểu là bộ truyện nhiều tập: Kính vạn hoa đã đƣợc nhận huy chƣơng “Vì
thế hệ trẻ”, đồng thời bộ truyện này cũng đã nhận đƣợc giải thƣởng của Hội
Nhà văn Việt Nam trao tặng.
Ngoài ra, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn có rất nhiều tác phẩm xuất

sắc. Về truyện ngắn ông có các tác phẩm nhƣ: Cú phạt đền (truyện ngắn,
1985); Tôi là Bêtô (truyện, 2007); Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện,
2008); Đảo mộng mơ (2009),... Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết truyện dài ông
có nhiều tác phẩm nhƣ: Trước vòng chung kết (truyện dài, 1985); Chuyện cổ
tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987); Cô gái đến từ hôm qua (truyện
dài, 1989); Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989); Thiên thần nhỏ của tôi (truyện
dài, 1990); Mắt biếc (truyện dài 1990); Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991);
Hạ đỏ (truyện dài 1991); Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993); Những
chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993); Trại hoa vàng (truyện dài, 1994);
Quán Gò đi lên (truyện dài, 1999); Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện
dài, 2010); Lá nằm trong lá (truyện dài, 2011); Bảy bước tới mùa hè (truyện
dài, 2015)…Ngoài ra còn có tản văn nhƣ: Người Quảng đi ăn mì Quảng (tản
văn, 2012).
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã vận dụng tài năng và những trải nghiệm
thực tế của mình khi sáng tác, chính vì vậy, các tác phẩm của ông có thể đáp

10


ứng đƣợc nhƣ cầu đọc của độc giả, gây đƣợc sự hứng thú cho ngƣời đọc. Ông
đã trở thành một trong những “gương mặt 20 năm”.
Nguyễn Nhật Ánh đã thu hút đƣợc đông đảo độc giả có lẽ cũng chính là
nhờ vào quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả. Quan điểm đầu tiên đối
với nhà văn chính là lòng yêu nghề. Với nhà văn, ông yêu nghề viết văn, ông
yêu quý trẻ em, vì vậy ông quyết định cầm bút sáng tác, chính từ sự chân thành
đó đã làm cho các tác phẩm của nhà văn đến đƣợc gần đƣợc hơn với bạn đọc.
Trong một buổi giao lƣu trực tuyến với độc giả ông đã chia sẻ: “Lòng yêu nghề
là đức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thứ khác. Nếu một nhà
văn cầm bút vì yêu nghề chứ không phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ
dễ được người đời thể tất cho những nhược điểm khác” [7].

Nguyễn Nhật Ánh luôn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình khi cầm bút
sáng tác. Để có thể hiểu hơn về thế giới của các em, nhà văn đã tìm mọi cách
để hiểu các em hơn nhƣ: cùng tham gia vào quá trình học tập của các em, đọc
sách của các em, tham gia khóa học cùng các em, cùng trò với các em nhỏ,
ngoài ra ông còn chia sẻ, tâm sự với chính con gái của mình. Có lẽ nhà văn
yêu nghề và yêu trẻ em nhiều lắm nên mới có thể làm đƣợc những điều nhƣ
vậy. Ông cũng từng chia sẻ: “Không nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là
trụ đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác
người lớn, tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức chưa
chín, kinh nghiệm chưa có, đem giông bão đến cho các em làm gì”. Qua sự
chia sẻ đó của nhà văn, độc giả có thể nhận thấy ông rất am hiểu về thế giới
tuổi thơ cũng nhƣ tâm tƣ, nguyện vọng của các em. Đây đƣợc xem là một
cách tiếp cận có ảnh hƣởng lớn đến quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh. Trong quá trình sáng tác, ông luôn chú trọng đến những ngƣời sẽ đọc tác
phẩm của ông. Nguyễn Nhật Ánh tâm niệm, tác phẩm của ông là những tác
phẩm viết cho các em thiếu nhi chứ không đơn thuần là viết về các em nhỏ.

11


Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ: “Phải viết làm sao cho hay, cho hấp dẫn mà
vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt tình tiết không qua nhiều, quá rắc rối. Mặt
khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không
chệch khỏi yêu cầu giáo dục”. Nguyễn Nhật Ánh luôn chú ý đến hình thức
biểu hiện của tác phẩm sao cho phải phù hợp với tâm lí của các em thiếu nhi,
có khả năng thu hút đƣợc độc giả. Vì vậy, những đứa con tinh thần của ông
vừa ra đời đã thu hút đƣợc đông đảo ngƣời đọc không chỉ là thiếu nhi mà còn
cả những bạn đọc lớn tuổi.
Theo Nguyễn Nhật Ánh quan niệm, một tác phẩm hay và có giá trị là
phải ẩn chứa trong tác phẩm một thông điệp giáo dục nào đó và truyền tải đƣợc

nó đến với những ai tiếp nhận tác phẩm. Khi sáng tác bất kì tác phẩm nào
Nguyễn Nhật Ánh luôn đảm bảo tính thẩm mĩ và giáo dục trong tác phẩm.
Với những quan điểm nghệ thuật rõ ràng và tài năng văn chƣơng, ông
đã trở thành một cây bút xuất sắc của nền Văn học thiếu nhi Việt Nam. Bằng
tài năng và lòng yêu nghề, Nguyễn Nhật Ánh đã mang các tác phẩm của mình
đến gần hơn với bạn đọc. Chính vì vậy mà tên tuổi của ông cũng ngày càng
đƣợc khẳng định hơn nữa.
1.3. Vị trí của ba tác phẩm: Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ, Cháu của bà
trong hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Ba tác phẩm: Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ, Cháu của bà, đều là những
truyện đặc sắc đƣợc rút từ tập Kính vạn hoa. Đây là một tập truyện dài gồm có
54 tập, kể về những đứa trẻ với những vui buồn của tuổi mới lớn, những trò
nghịch ngợm nhƣng vẫn rất đáng yêu, xen lẫn đó là những giá trị cuộc sống
rất ý nghĩa.
Năm 1995, trong lúc Nguyễn Nhật Ánh đang nung nấu dự định sẽ cho
ra đời một bộ truyện dài tập viết dành cho các em nhỏ và nhận đƣợc sự ủng
hộ của nhà xuất bản Kim Đồng. Truyện Kính vạn hoa lần lƣợt cho ra mắt bạn

12


đọc 5 tập đầu tiên trong năm 1995, thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo độc
giả. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã nhận xét:“Giữa thời đại của các ngôi sao
nhảy nhót trên MTV, của trò chơi điện tử, internet này mà anh ngồi viết hết
trang này đến trang khác, hết cuốn này đến cuốn khác, ngoài công sức, thì
giờ, vật chất bỏ ra, còn phải có tinh thần dũng cảm nữa. Dũng cảm tin vào
bạn đọc nhỏ tuổi, cũng có nghĩa là tin vào tài năng của mình. Và anh đã
không nhầm, nhà xuất bản cũng không nhầm. Thời buổi gói kẹo nội còn phải
mượn cái tên Kotobuki gì gì đó để thu hút người mua, Kính vạn hoa vẫn có số
phát hành cao gấp ba lần các tập truyện ma của Stine. Mà anh chẳng kể

chuyện kinh dị như ông Mỹ kia. Có thể gọi Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật
Ánh là bộ tiểu thuyết trường thiên về sinh hoạt tuổi học trò” (Tạp chí Sách,
tháng 6, 2002).
Năm 2016, nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản ấn phẩm Kính vạn hoa
mới gồm 18 tập với các hình minh họa của họa sĩ Đỗ Hoàng Tƣờng. Trong
đó, tác phẩm Con mả con ma và Bắt đề hoa sứ thuộc tập 3, Cháu của bà
thuộc tập 12.
Trong cả bộ Kính vạn hoa, nhân vật chính là ba đứa trẻ rất vui tƣơi và
đầy thông minh, đó là: Quý ròm, nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh đã xây dựng các mối quan hệ xoay quanh ba nhân vật chính này
nhƣ: mối quan hệ với gia đình, bạn bè, thầy cô và xã hội. Khi tiếp xúc với các
tác phẩm của ông, các em không chỉ đƣợc mở rộng thêm đƣợc các kiến thức
về toán, hóa… mà còn cả kiến thức về xã hội. Nhà văn sáng tác mỗi một tác
phẩm là một câu chuyện thú vị về gia đình, trƣờng học và cả xã hội. Chính vì
vậy mà các sáng tác của ông đều thu hút đƣợc sự chú ý của rất nhiều độc giả.
Khi đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh chúng ta đều cảm thấy có hình bóng
của mình ở đâu đó gần giống nhƣ trong truyện của ông. Chính điều này đã tạo
đƣợc sự gần gũi giữa nhà văn với bạn đọc.

13


Tuy vậy, nhƣng không phải tập nào cũng xuất hiện đủ cả ba nhân vật
chính này, có những truyện chỉ có hai nhân vật chính xuất hiện, nhân vật còn
lại thì mờ nhạt hơn, điều này chúng ta có thể thấy rõ nhất trong hai tác phẩm
Con mả con ma, Bắt đền hoa sứ. Trong hai tác phẩm này chỉ có Tiểu Long và
Quý Ròm xuất hiện chính, bởi đây là thời gian mà hai nhân vật chính đang có
kì nghỉ hè ở quê. Mặc dù ba tác phẩm có sự độc lập về cốt truyện và có thể
đọc bất kì tác phẩm nào trƣớc cũng đƣợc, không nhất thiết phải theo một trình
tự nào, nhƣng có thể thấy một số chi tiết đƣợc kéo dài ở hai tác phẩm liền kề

cụ thể nhƣ trong tác phẩm Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma.

14


Chƣơng 2
BIỂU HIỆN CỦA THẾ GIỚI TUỔI THƠ
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
(QUA CON MẢ CON MA, BẮT ĐỀN HOA SỨ, CHÁU CỦA BÀ)
2.1. Tuổi thơ với gia đình
Gia đình là một “tế bào của xã hội”, là một điểm tựa vững chắc cho
mỗi con ngƣời. Trong gia đình, mọi ngƣời sẽ luôn ủng hộ, động viên ta sau
những vấp ngã của cuộc sống. Tuổi thơ của mỗi ngƣời đều bắt nguồn từ gia
đình, gia đình đã góp một phần quan trọng tạo nên những kí ức tuổi thơ của
mỗi con ngƣời. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa thành công tuổi thơ của những
đứa trẻ xoay quanh mối quan hệ với những thành viên trong gia đình.
Trong gia đình, những đứa trẻ luôn mong muốn chứng tỏ sự trƣởng
thành của bản thân, chúng mong muốn đƣợc coi là ngƣời lớn. Tiểu Long là
một cậu bé ngoan và biết nghe lời. Nó ngƣợng nghịu với mẹ trƣớc bộ tóc mới:
“Tiểu Long trước nay chưa bao giờ để đầu đinh. Vì vậy, khi nó vác
chiếc đầu cụt ngủn tóc từ tiệm về, cả nhà nó đều tròn mắt. Ngay khi nó vừa
quẹo vào đầu hẻm, mẹ nó ngồi bán tạp hóa đằng trước đã nhìn không ra.
Mãi lúc nó đến sát bên, mẹ nó mới ngỡ ngàng kêu lên: -Ủa, phải con đấy
không Long?
- Con đây ạ!
Mẹ nó ngơ ngác:
- Hôm nay con cắt tóc kiểu gì thế?
Tiểu Long ngượng nghịu gãi đầu:
- Cắt kiểu này cho mát mẹ à” [3, 38]
Các nhân vật thiếu nhi trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều muốn

chứng thể hiện mình và Tiểu Long cũng vậy, nó vừa muốn hoàn thành lời hứa
với Đỗ Lễ lại vừa không muốn gia đình phải lo lắng cho nó. Vậy là Tiểu Long
15


đã quyết định nói dối mẹ cho hành động tối nào cũng đi ra ngoài, rằng nó đi
học thêm ở nhà Quý ròm.
“Dạo này thấy tối nào nó cũng tót ra khỏi nhà, ba mẹ nó thắc mắc ghê lắm.
- Con đi đâu mà tối nào cũng đi thế hở con?
Lần đầu tiên nghe mẹ hỏi vậy, Tiểu Long định bảo là nó đi dạy kèm.
Nhưng rồi nó bỏ ngay ý định đó. Bảo những đứa giỏi giang như Quý ròm hay
nhỏ Hạnh đi dạy kèm người nghe còn tin được. Còn làng nhàng cỡ nó mà
khoe đi dạy chắc chẳng ai tin. Bảo nó đi học kèm thì may ra.
- Con đi học thêm mẹ ạ.
- Học ở đâu thế? Sao chẳng thấy con xin tiền đóng học?
- À, con học ở nhà Quý ròm ấy mà! – Tiểu Long nói đại.
Năm ngoái Tiểu Long từng ôm tập đến “thọ giáo” với “sư phụ” Quý
ròm mấy tháng ròng rã nên lần này nghe nó nói thế, mẹ nó tin ngay. Nhất là
năm nay lại là năm cuối cấp nữa.” [1, 65]
Về cơ bản, Tiểu Long là một cậu bé ngoan ngoãn và nghe lời cha
mẹ, dù đôi khi còn nói dối nhƣng lí do việc cậu nói dối thật “chính đáng”. Khi
ba bận việc, chƣa thể thu xếp ngay để về chăm ông nội ốm, nó đã nhanh nhẹn
vâng lời về quê chăm ông nội trƣớc giúp ba. Cậu bé rất yêu thƣơng ông. Nghe
đƣợc tin bệnh tình của ông thuyên giảm là cái mặt nó rạng ngời:
“Thấy Tiểu Long vào, mắt ông ánh lên vẻ mừng rỡ. Ông hỏi, giọng
vẫn còn yếu ớt:
- Cháu về thăm ông đấy ư?
- Vâng ạ! Cháu về trước, ba cháu về sau! – Tiểu Long đáp, và nó nhẹ
nhàng ôm lấy cánh tay ông – Ông ơi, thế ông đã khỏe nhiều chưa hở ông?
Ông mỉm cười hiền lành:

- Cháu đừng lo! Ông đã sắp khỏi hẳn rồi!” [1, 140]

16


Kể từ ngày hôm đó, “ngày nào Tiểu Long cũng đợi thím Năm Sang sắc
thuốc xong rót ra chén là nó giành bưng vào cho ông”. Nó cảm thấy vô cùng
thích thú với công việc này.
Tiểu Long thật giàu tình yêu thƣơng. Khi nhận đƣợc món quà là con cào
cào tết bằng lá dừa do bà của Đỗ Lễ tặng, nó nghĩ ngay đến việc đem về tặng cho
em gái là nhỏ Oanh.
Giống nhƣ Tiểu Long, Đỗ Lễ cũng là một đứa rất thƣơng yêu các
thành viên trong gia đình. Ba mất sớm, hai anh em phải ở với mẹ và bà ngoại,
vậy nên nó thấu hiểu đƣợc nỗi vất vả, cực nhọc trong công việc mà mẹ nó
đang làm, tất cả cũng chỉ vì muốn no đủ cho các con: “Mẹ nó bán quần áo và
các mặt hàng mỹ phẩm. Cửa hiệu mở xa nhà nên mẹ nó đi vắng từ sáng đến
tối. Ban đêm, mãi mười giờ rưỡi, mười một giờ mẹ nó mới về tới nhà, hôm
nào cũng mệt lử” [3, 46].
Ba mất sớm, thiếu đi tình cảm và sự dạy dỗ của cha, nhƣng bù lại em
có đƣợc sự yêu thƣơng và dạy dỗ của bà và mẹ. Em là một cậu bé rất ngoan
và biết quan tâm đến mọi ngƣời.
Có thể thấy, gia đình có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành nhân
cách cho trẻ. Nhân cách của một đứa trẻ sẽ bị chi phối bởi cách đối xử và dạy
dỗ của những ngƣời thân trong gia đình dành cho chúng. Nguyễn Nhật Ánh
muốn gửi gắm tới ngƣời đọc một thông điệp vô cùng quý giá: gia đình là một
tế bào của xã hội, là môi trƣờng quan trọng góp phần hình thành nhân cách
cho trẻ. Một gia đình có sự yêu thƣơng hòa thuận giữa các thành viên sẽ tạo
điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Ngƣợc lại, nếu để trẻ sống
trong một môi trƣờng gia đình không tốt sẽ ảnh hƣởng xấu đến tâm lý, nhân
cách của các em.

2.2. Tuổi thơ với nhà trƣờng
Nhà trƣờng là cánh cửa mở ra rất nhiều điều kì diệu, là nơi những
đứa trẻ đƣợc tiếp xúc với một thế giới khác với gia đình. Ở trƣờng có thầy cô,
17


có những ngƣời bạn và cả tình yêu thƣơng. Trong nhà trƣờng, mỗi lớp học
đều là một tập thể. Mỗi tập thể luôn có sự gắn bó, đoàn kết với nhau. Nhà
trƣờng dạy cho trẻ lối sống đoàn kết, cùng vƣợt qua khó khăn trong học tập.
Nhà trƣờng là nơi chứng kiến những hành động tốt, việc làm hay của những
đứa trẻ, là nơi chắp cánh ƣớc mơ của những thế hệ trẻ. Nguyễn Nhật Ánh thể
hiện đƣợc thế giới tuổi thơ của những cô cậu học trò nhỏ trong mối quan hệ
với thầy cô, bè bạn.
Ở trƣờng học, những ngƣời thầy, ngƣời cô là những ngƣời lái đò, dìu
dắt các em đến với những tri thức mới. Có bao điều khúc mắc mà các em
mong muốn đƣợc thầy cô hỗ trợ:
“Lệ Hằng liếm môi:
- Thế Lệ Hằng nói với thầy Vĩnh Long được không?
- Nói với thầy Vĩnh Long làm chi? – Tiểu Long ngẩn tò te – Thầy đâu
còn làm chủ nhiệm lớp mình.
Thầy Vĩnh Long dạy toán, làm chủ nhiệm lớp 9A4 có mỗi tháng đầu
tiên. Qua tháng thứ hai, cô Vĩnh Bình thay thế vai trò của thầy. Còn thầy
được ban giám hiệu cử qua làm chủ nhiệm lớp 9A3. Bạn bè trong lớp kháo
nhau: tụi 9A3 “quậy” lắm, phải nghiêm khắc như thầy Vĩnh Long mới trị
nổi.” [3, 17-18].
Tiểu Long là đội trƣởng đội bóng lớp 9A4, “trong trận giao hữu đầu
năm, chỉ trong vòng bốn mươi phút, đội bóng của nó đã để đối phương dẫn
trước tới 4-7” [3, 7]. Mà đối thủ của chúng là lớp 9A3, “tức là đội 8A3 năm
ngoái, xưa nay chưa bao giờ được xem là đối thủ ngang tầm với đội bóng
9A4” [3, 7]. Trƣớc tình thế nhƣ vậy, Tiểu Long tức giận. Bao lời bàn tán,

trách móc của các cầu thủ trong đội đều dồn cho Đỗ Lễ - thủ môn bắt bóng
ngày hôm ấy. Tiểu Long quyết định tìm hiểu mọi chuyện cho ra lẽ, không lẽ
Đỗ Lễ bán đội thật. Biết đƣợc tin trƣớc ngày đấu giao hữu, Đỗ Lễ đã ngồi

18


cùng bàn với Hùng đầu đinh - cầu thủ của đội bóng 9A3. “Nó biết Đỗ Lễ
không phải là đứa sẵn sàng “bán rẻ” bạn bè. Nhưng câu chuyện của Lệ Hằng
khiến cho nó băn khoăn quá đỗi” [3, 18]. Lần này, Tiểu Long quyết định sẽ
tìm hiểu mọi chuyện một mình, nó giống nhƣ một thám tử quyết tâm điều tra
làm sáng tỏ sự tình. Cuối cùng sự tình cũng đƣợc làm sáng tỏ:
“Tiểu Long bần thần tự nhủ và liếm môi gượng hỏi:
- Thế hôm đó nó chẳng nói gì với mày sao?
Hùng đầu đinh vẫn vô tâm:
- Ờ, nó có nhờ tao một chuyện.
- Chuyện gì thế?
Hùng đầu đinh nhăn mặt:
- Chuyện này kì cục lắm
Tiểu Long trố mắt:
- Chuyện gì mà kì cục?
- Nó nhờ tao đóng vai anh nó.
- Thằng Đỗ Lễ nhờ mày đóng vai anh nó? – Tiểu Long ngơ ngác –
Làm thế để làm gì?
Hùng đầu đinh cắn môi:
- Nó bảo nó có một ông anh tên là Nghĩa, vừa rồi bị công an bắt” [3, 30].
Sau khi hiểu ngọn ngành câu chuyện về Đỗ Lễ, Tiểu Long bồn chồn
vô cùng. “Bây giờ thì nó hiểu tại sao thằng Đỗ Lễ lại để thua đậm đội 9A3
như thế. Thì ra Đỗ Lễ chẳng “bán đội”, cũng chẳng ốm. Anh nó bị nhốt, nó
chẳng còn bụng dạ nào bắt bóng đó thôi.” [3, 32]. Nó nghĩ tới việc đóng vai

làm anh trai của bạn mình và thay đổi để sao cho giống nhất để bà ngoại Đỗ
Lễ khỏi nghi ngờ, từ việc thay đổi mái tóc cho đến việc tạo một vết sẹo trên
tay cho giống. Tiểu Long đã bộc lộ đƣợc tính cách của mình: một đội trƣởng
nghiêm khắc của đội bóng, quan tâm đến mọi thành viên trong đội. Nó còn

19


×