Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Văn hóa bắc việt trong thương nhớ mười hai của vũ bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.07 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG
THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG
THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin dành những dòng đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới TS. Thành Đức Bảo Thắng người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Văn hóa Bắc
Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của Vũ Bằng.
Đồng thời tôi xin gửi lời tri ân lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo
khoa Ngữ Văn đặc biệt là các thầy cô tổ Văn học Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã ủng hộ giúp
đỡ tôi để khóa luận được hoàn thành.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Thành Đức
Bảo Thắng, tôi xin cam đoan:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực
và chính xác.
- Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất kì công trình nghiên cứu
nào đã công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Đóng góp khóa luận ...................................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1. Giới thuyết về Văn hóa ............................................................................. 6
1.1.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 7
1.1.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................... 8
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ........................ 8
1.2. Tác giả Vũ Bằng và Tác phẩm Thương nhớ mười hai............................... 8
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng ........................................... 8
1.2.2. Tác phẩm Thương nhớ mười hai ........................................................... 12
Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG
THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI ......................................................................... 14
2.1. Nét đẹp trong phong tục tập quán ............................................................ 14
2.1.1. Các lễ hội truyền thống ......................................................................... 14
2.1.2. Tín ngưỡng truyền thống mang bản sắc văn hóa Bắc Việt ................... 18
2.2. Thiên nhiên trong nỗi nhớ của Vũ Bằng .................................................. 21
2.3. Văn hóa ẩm thực ...................................................................................... 25

2.3.1. Ẩm thực - một đề tài tâm huyết trong sáng tác của Vũ Bằng ............... 25
2.3.2. Sự phong phú đa dạng của các món ăn mang đặc trưng văn hóa Bắc
Việt .................................................................................................................. 27
2.3.3. Ẩm thực và nghệ thuật chế biến, thưởng thức ...................................... 30
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN


HÓA BẮC VIỆT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI ........................... 34
3.1. Ngôn ngữ giàu cảm xúc .......................................................................... 34
3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 37
3.2.1. Giọng tâm tình ngọt ngào, đối thoại ..................................................... 37
3.2.2. Giọng điệu da diết hoài niệm tiếc nhớ .................................................. 40
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 42
3.3.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 42
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 44
3.4. Các biện pháp tu từ .................................................................................. 47
3.4.1. Biện pháp tu từ so sánh ......................................................................... 47
3.4.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ ............................................................................ 50
3.4.3. Biện pháp tu từ nhân hóa ...................................................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vũ Bằng là một nhà văn đồng thời là nhà báo nổi tiếng của Việt Nam.
Ông là người có sở trường ở thể loại truyện ngắn, bút kí, tùy bút. Trong suốt
cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Vũ Bằng đã có những đóng góp
không nhỏ cho nền văn học nước nhà với các tác phẩm nổi tiếng như: Miếng
ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói

láo… Với những tác phẩm của mình Vũ Bằng được nhà văn Tạ Tỵ gọi
là “người trở về từ cõi đam mê”, ông đã đánh giá về Vũ Bằng như sau: “Vũ
Bằng là một hiện tượng. Trong suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng
đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật”. Chính
vì những cống hiến không mệt mỏi trên con đường văn nghiệp Vũ Bằng đã
được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Vũ Bằng là cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng văn chương là
lĩnh vực thành công nhất của ông. Trong những sáng tác của mình Vũ Bằng
để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi những trang tùy bút tràn đầy cảm xúc
mà tiêu biểu là tập Thương nhớ mười hai - tác phẩm đại diện cho tâm tư và
phong cách viết của ông. Đến với Thương nhớ mười hai là đến với những nét
đẹp văn hóa Bắc Việt ngàn đời, đó là những nét đẹp trong văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần tất cả tạo nên một bức tranh sinh động và tràn đầy xúc cảm
của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia "giới tuyến".
Thương nhớ mười hai không đơn giản chỉ là một cuốn lịch ghi lại mười hai
tháng trong năm mà nó còn là những trang văn được viết bằng trái tim nhớ
thương khắc khoải của một người con tha hương. Ở đó ta thấy được một miền
không gian kí ức được mở ra với hình ảnh thiên nhiên, con người, những nét
đẹp trong phong tục tập quán hay văn hóa ẩm thực được thể hiện thông qua
hình thức nghệ thuật độc đáo. Viết Thương nhớ mười hai Vũ Bằng thể hiện
lòng yêu mến tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Bắc
Việt, đó là những giá trị cần bảo tồn gìn giữ cho hôm nay và cho mãi về sau.
Từ những lí do trên người viết lựa chọn đề tài: Văn hóa Bắc Việt trong
Thƣơng nhớ mƣời hai của Vũ Bằng làm đối tượng nghiên cứu. Với đề tài

1


này người viết mong muốn độc giả sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về
Thương nhớ mười hai đồng thời đề tài góp phần vào công cuộc giữ gìn những

nét đẹp văn hóa dân tộc và khẳng định những đóng góp của Vũ Bằng với nền
văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng gắn với những éo le
thăng trầm bởi suốt một thời gian dài ông bị coi là nhà văn dinh tê, quay lưng
lại với kháng chiến. Chính vì sự hiểu lầm này mà việc nghiên cứu về Vũ Bằng
và những sáng tác của ông còn nhiều hạn chế. Mãi đến sau này khi thân phận
được làm sáng tỏ ông được công nhận là người hoạt động cách mạng thì việc
nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng mới được mở rộng.
Người đầu tiên giới thiệu công khai về Vũ Bằng là nhà văn Vũ Ngọc
Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan đã đánh giá Vũ Bằng như
một tiểu thuyết gia và nhận xét về Vũ Bằng rằng: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng
rất gần của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào
cảnh nghèo khổ hay giàu sang bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm,
nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ; ông chú
trọng vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh
riêng biệt cho nhân vật” [4-tr.91].
Trong tác phẩm Mười khuôn mặt văn nghệ Tạ Tỵ đã đánh giá Vũ Bằng
như một trong mười khuôn mặt nổi bật nhất thời bấy giờ.
Đến lời giới thiệu tác phẩm Bốn mươi năm nói láo tác giả Thượng Sỹ
có những nhận xét đánh giá về Vũ Bằng như một nhà báo chuyên nghiệp và
đánh giá về cuốn Bốn mươi năm nói láo như “lịch sử một kiếp sống lê thê của
người viết báo chuyên nghiệp xứ này”.
Với tác giả Văn Giá ông quyết tâm đi tìm “chỗ nứt gãy” trong cuộc đời
và văn nghiệp của nhà văn Vũ Bằng vì vậy ông cho ra đời cuốn Vũ Bằng, bên
trời thương nhớ. Trong cuốn Vũ Bằng, bên trời thương nhớ Văn Giá nhận xét
về Vũ Bằng như sau: “không những là nhà báo bậc thầy mà còn là một nhà
văn đầy tài năng” [6-tr.5].
Sau cuốn Vũ Bằng, bên trời thương nhớ Văn Giá tiếp tục có thêm công
trình nghiên cứu về Vũ Bằng vào năm 2002 với tác phẩm Vũ Bằng - mười

2


chín chân dung nhà văn cùng thời. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu
hơn về Vũ Bằng với những đánh giá về vị trí của Vũ Bằng trong các thể loại:
kí, truyện...
Nhắc đến người công sưu tầm và biên soạn về Vũ Bằng không thể
không nhắc đến Nguyễn Ánh Ngân với Vũ Bằng - mười bốn gương mặt nhà
văn đồng nghiệp được sưu tầm và biên soạn vào năm 2004. Tác phẩm đã có
những đánh giá đúng đắn về vị trí và những đóng góp của Vũ Bằng với nền
văn học dân tộc.
Đến năm 2006 nhà văn Triệu Xuân đã cho ra mắt độc giả cuốn Vũ Bằng
toàn tập, cuốn sách đã cung cấp thêm cho độc giả những nét tiêu biểu về cuộc
đời, văn nghiệp cũng như những đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học
nước nhà.
Càng về sau Vũ Bằng cũng như các tác phẩm của ông nhận được nhiều
sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu thông qua một số công trình
như: Tác giả Đặng Anh Đào với Tháng ba đi tìm thời gian đã mất, Nguyễn
Thị Minh Thái viết Tháng ba rét Bắc trong sầu xứ phương Nam hay tác giả
Nguyễn Thị Thanh Xuân có Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân...
Về một số khóa luận, luận văn nghiên cứu về tác giả Vũ Bằng và tác
phẩm Thương nhớ mười hai có thể kể đến: Giá trị nội dung và nghệ thuật của
trường thiên tùy bút Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) của tác giả Nguyễn Thị
Trúc Lam, Thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng của
Hoàng Tuyết Chinh, Hồi kí Vũ Bằng của tác giả Lê Thị Lệ Thủy...
Như vậy có thể kết luận: Mặc dù được tiếp cận khá muộn nhưng Vũ
Bằng và những sáng tác của ông đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện,
được độc giả đón nhận một cách rộng rãi từ đó giúp ta có cái nhìn khách quan
và chính xác về vị trí cũng như đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học nước
nhà. Những công trình nghiên cứu trên đã giúp độc giả có cái nhìn tổng quát

nhất về cuộc đời, sự nghiệp Vũ Bằng, đây là những công trình thiết thực có ý
nghĩa lớn lao trong việc nghiên cứu về Vũ Bằng và những sáng tác của ông.
Những công trình nghiên cứu đã tạo nền tảng cơ sở để chúng tôi vận dụng vào
việc nghiên cứu đề tài Văn hóa Bắc Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của
3


Vũ Bằng.Với đề tài Văn hóa Bắc Việt trong Thƣơng nhớ mƣời hai của Vũ
Bằng chúng tôi góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò của nhà văn đối với nền
văn học dân tộc đồng thời thấy được những nét đặc sắc trong văn hóa Bắc
Việt thông qua những trang văn giàu cảm xúc.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vị trí và những đóng góp của Vũ Bằng đối với thể loại kí
nói riêng và với nền văn học nước nhà nói chung. Từ đó thấy được những nét
độc đáo trong sáng tác của Vũ Bằng.
- Khám phá, làm rõ những nét đặc sắc trong văn hóa Bắc Việt.
- Góp phần vào việc giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền
thống ngàn đời của dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số nét đặc sắc về tác giả, tác phẩm và giới thuyết về văn hóa.
- Tìm hiểu đặc trưng văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai.
- Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Bắc Việt trong
Thương nhớ mười hai.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập tùy bút Thương nhớ mười hai
Tuy nhiên để phục vụ cho việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc
người viết có sự so sánh đối chiếu với các tác phẩm cùng thể loại và cùng đề

tài như: Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam và các tác phẩm cùng viết về
quê hương xứ Bắc của các tác giả như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận nàychúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ
thể sau đây:
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
4


6. Đóng góp khóa luận
- Khóa luận góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Vũ Bằng đối
với đề tài văn hóa trong văn học Việt Nam.
- Thấy được những nét độc đáo trong những trang văn viết về văn hóa
Bắc Việt của Vũ Bằng so với các tác giả khác cùng đề tài.
- Đóng góp vào việc nghiên cứu về những sáng tác của Vũ Bằng.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu
trúc làm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Đặc trưng văn hóa Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Bắc Việt
trong Thương nhớ mười hai

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang tính chất rộng, khái quát và có nhiều cách
hiểu khác nhau. Tuy nhiên dù hiểu theo cách nào thì khái niệm văn hóa đều đề
cập đến mọi phương diện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ văn
hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách
gọi văn hóa theo phương Tây. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm
văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất: “Văn hóa là bao gồm tất cả
những sản phẩm của con người và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh:
khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía
cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện...” [15]
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, tuy
nhiên dù được dùng theo nghĩa nào thì khái niệm này bao giờ cũng quy về hai
cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp: “văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ
thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo
không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng
(văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá
được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn
hoá Đông Sơn...)”.
Theo nghĩa rộng: văn hóa được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo nên. Năm 1940, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
6



những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. (Hồ Chí
Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.431).
Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản
Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998) thì: "Văn hóa là những giá trị vật
chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử".
Đến năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng
về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,
phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Cũng
chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ.
Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần.
Tóm lại: “Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa
lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã
hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình
xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và
tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do
con người tạo ra”. [15]
1.1.1. Văn hóa vật chất
Nhu cầu của con người trong cuộc sống có hai loại cơ bản: nhu cầu vật
chất và nhu cầu tinh thần, từ đó có thể thấy: con người trong cuộc sống có hai
loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Như vậy, văn
hoá thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Từ đó có thể kết luận “văn hoá vật chất bao gồm toàn bộ những sản

phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà
cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại… văn

7


hóa vật chất là toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo nên trong
quá trình lịch sử để thỏa mãn chính nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của
con người”. [15]
1.1.2. Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị. Nó được
sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.
Như vậy “Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý
niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,… tạo nên một hệ
thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân
biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất
và khả năng tiến hóa nội tại của nó”.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần có mối quan hệ gắn bó mật thiết
và giữa chúng có thể chuyển hóa, tương tác cho nhau. K.Marx đánh giá về
mối quan hệ giữa hai phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần như
sau: “Tư tưởng sẽ trở thành những lực lượng vật chất khi nó được quần chúng
hiểu rõ”. Chính vì vậy mà văn hóa vật chất và văn hoá tinh thần phải dựa vào
những tiêu chí khác nhau để phân biệt tuỳ theo những mục đích khác nhau.
Văn hoá vật chất liên quan đến sự “biến đổi mang tính sáng tạo thiên
nhiên quanh mình thành những sản phẩm có dạng chất liệu vật thể” còn văn
hoá tinh thần thì “chỉ liên quan đến sự biến đổi thế giới bên trong, thế giới
tâm hồn của con người, sản phẩm của nó là tư tưởng thuần tuý, phi vật thể”.
Với cách hiểu này, cùng một đối tượng có thể vừa có phần giá trị vật chất,
vừa mang giá trị tinh thần của nó.

1.2. Tác giả Vũ Bằng và tác phẩm Thƣơng nhớ mƣời hai
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng
1.2.1.1. Cuộc đời
Cuộc đời Vũ Bằng gắn liền với những éo le thăng trầm và đầy buồn tủi
bởi “một thời gian dài, Vũ Bằng và gia đình ông âm thầm chịu tiếng là nhà văn
dinh tê, về thành, nhà văn quay lưng lại với kháng chiến, là di cư vào Nam theo

8


giặc! Có lẽ vì thế mà trong sách giáo khoa phổ thông cũng như ở bậc đại học,
người ta không giảng dạy về Vũ Bằng”. (Theo nhà văn Triệu Xuân kể).
Vũ Bằng tên khai sinh là Vũ Đăng Bằng sinh ngày 3/6/1913, ông sinh
ra tại Hà Nội (Có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1914). Vũ Bằng sinh ra và
lớn lên trong một gia đình Nho học, có truyền thống khoa bảng nhiều đời ở
Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc (nay là Bình Giang) tỉnh Hải Dương. Mặc dù
cha mất sớm khi Vũ Bằng còn nhỏ song mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố
Hàng Gai (Hà Nội) nên kinh tế gia đình không mấy thiếu thốn. Mẹ Vũ Bằng
là một người rất mực thương con nhưng đầy nghiêm khắc. Ngay từ nhỏ Vũ
Bằng đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, có niềm yêu thích đặc biệt với văn
chương và là người bạn thân thiết với Vũ Trọng Phụng. Về sau Vũ Bằng được
mẹ gửi vào học tại trường Lycée Albert Sarraut - một trường Trung học Pháp
nổi tiếng lúc bấy giờ chỉ dành cho con em người Pháp và những gia đình
người Việt “có máu mặt”, sau đó ông tốt nghiệp tú tài Pháp. Vũ Bằng say mê
viết văn, làm báo khi còn rất trẻ, năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo. Với
Vũ Bằng viết văn, làm báo để thỏa mãn niềm đam mê chứ không phải mục
đích mưu sinh.
Năm 1935 ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận
Thành, Bắc Ninh. Có lẽ Vũ Bằng là một trong số ít những người đàn ông coi
vợ như người tình trong suốt cả cuộc đời mình. Bà Quỳ là người vợ đầu tiên

của nhà văn Vũ Bằng hơn ông 7 tuổi, từng lỡ dở một lần và có một người con
riêng, lúc ấy Vũ Bằng cũng là văn sĩ Hà Thành nổi tiếng ăn chơi nghiện ngập.
Hai người đến với nhau khi bị cả hai bên họ hàng phản đối. Sau này, trong
sáng tác của mình không ít lần Vũ Bằng kể lại những kỉ niệm bên cạnh người
vợ bé nhỏ với một nỗi niềm trăn trở: “Em yêu ơi! Sống là tin tưởng và chờ
đợi những biết mái tóc người ta còn xanh mãi để đợi được hay không”. Ông
không quên gọi vợ mình là “người vợ bé nhỏ” một cách đầy trân trọng, âu
yếm và yêu thương trong nhiều trang viết. Vũ Bằng và bà Lý Thị Quỳ sống
hạnh phúc bên nhau và có một người con trai tên Vũ Hoàng Tuấn. Sau này,
trong một cuộc phỏng vấn ông Tuấn - con trai Vũ Bằng đã kể lại: “Mọi người
biết cha tôi đều cho đây là duyên số! Bởi vì trước khi đến với cha tôi, mẹ tôi
đã có một đời chồng với 5 người con. Chồng trước của mẹ tôi là một nhà

9


buôn nổi tiếng ở Hà Nội. Đặc biệt là ông rất mê hát cô đầu. Sau này vì mê
một cô đầu mà về hắt hủi mẹ tôi. Kết quả của cuộc tình đó là hai người chia
tay không ở với nhau nữa. Một thời gian sau thì mẹ tôi mới gặp cha tôi”. [16]
Do chiến tranh Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến vào
cuối năm 1946. Đến năm 1948, Vũ Bằng trở về Hà Nội từ đây ông bắt đầu
tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo phục vụ cách mạng. Năm 1954,
được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn mà không thể đem theo vợ
và con trai vì vậy bà Quỳ cùng người con trai phải ở lại Hà Nội. Trước khi đi
Vũ Bằng luôn vững một niềm tin, sau khi Bắc Nam thống nhất, ông sẽ trở về
đoàn tụ cùng gia đình nhưng thời gian đã kéo dài suốt hơn hai mươi năm và
đau đớn thay cả đời ông vẫn không một lần được quay lại Bắc Việt thân
thương. Ngay cả lúc bà Quỳ mất ông vẫn không thể trở lại nhìn mặt cố nhân
lần cuối. Vì nhiều lí do nên trong thời gian ở miền Nam, Vũ Bằng đã lập gia
đình với một người phụ nữ Nam Bộ tên là Lương Thị Phấn, hai người có với

nhau sáu mặt con. Tuy nhiên cuộc sống của gia đình ông không mấy hạnh
phúc và dư dả. Trong những năm này, có lúc Vũ Bằng phải viết cả những
cuốn sách tính dục để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Năm 1975 tuy Bắc Nam thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn không thể
quay trở lại miền Bắc. Do hoàn cảnh, do mặc cảm thân phận khi ấy thân phận
của ông vẫn chưa được minh oan nên ông không thể quay về Bắc Việt. Đến
tháng 4 năm 1984 cuộc sống túng thiếu về vật chất của Vũ Bằng chấm dứt vì
ông đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự
đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này ông mới được công nhận là
người hoạt động cách mạng và được truy tặng Huân chương nhà nước. Ngày
01/03/2000, Tổng cục II của Bộ Quốc Phòng đã xác nhận: “Vũ Bằng là nhà
văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng địch theo sự phân công của
cấp trên hoạt động suốt từ năm 1952 đến 30.4.1975”. Đến ngày 4 tháng 12
năm 2000, Vũ Bằng được nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng
Ba. Ngày 13 tháng 02 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Cả cuộc đời thầm lặng cống hiến
cho sự nghiệp cách mạng đến khi đã yên nghỉ nơi vĩnh hằng, Vũ Bằng mới
được làm rõ thân phận.

10


1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Vũ Bằng là một nhà văn nhà báo rất mực tài hoa, ông có sức viết dồi
dào phong phú trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu nhất định.
Trong suốt những năm hoạt động văn chương, Vũ Bằng đã để lại nhiều tác
phẩm, trong đó có những tác phẩm sáng giá ở nhiều thể loai: truyện ngắn,
truyện vừa, kí và hàng ngàn bài báo lớn nhỏ mà hiện nay chưa được sưu tầm
hết. Người ta đã nhận định rằng: “tầm vóc Vũ Bằng vẫn chưa được hình dung
và đánh giá đúng mức ngay cả trong giới văn chương, báo chí chứ chưa nói

đến bên ngoài đời sống dân sự”. Sáng tác đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của
Vũ Bằng là truyện ngắn Con ngựa già đăng trên báo Đông Tây năm 1930.
Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tùy bút Lọ Văn. Sau Lọ văn, Vũ
Bằng xuất bản liên tục nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó có tiểu
thuyết Một mình trong đêm tối khiến danh tiếng nổi như cồn. Đồng thời, do
tiền bạc dư dả nên ông bị sa vào thói ăn chơi, tiêu xài hoang phí và nghiện
thuốc phiện rất nặng. Trong suốt hơn bốn năm ròng, nhờ tình yêu và lòng tận
tụy chăm sóc của người vợ cùng sự quyết tâm của chính bản thân, Vũ Bằng
đã cai được thuốc phiện. Chính khoảng thời gian này đã tạo nên nguồn cảm
hứng vô tận để Vũ Bằng viết cuốn tự truyện Cai - tác phẩm khiến ông nổi lên
như một hiện tượng bởi tác phẩm mà tác giả viết bám sát đời sống như thể
loại ký sự hiện đại. Cùng với đó Cai cuốn hút người đọc vì nó viết về những
buồn vui sướng khổ nơi góc khuất cuộc đời riêng tư của nhà văn.
Sau khoảng thời gian tăm tối và vực dậy, Vũ Bằng đã làm việc và cống
hiến hết mình. Trong thời gian này ông liên tục viết và cho xuất bản các tiểu
thuyết Truyện hai người (1940), Tội ác và hối hận (1940), Để cho chàng khỏi
khổ (1941), Ba truyện mổ bụng (1941), Bèo nước (hai tập, 1944)… Hàng loạt
truyện ngắn của ông đã gây được sự chú ý lớn khi được đăng trên báo chí,
nhiều nhất là trên Tiểu thuyết Thứ bảy trước khi được xuất bản thành sách.
Cuối năm 1956, ông cho xuất bản tác phẩm Ăn tết thủy tiên khiến giới văn
nghệ sĩ quan tâm ghi nhận bởi tác phẩm đánh dấu một phong thái mới trong
đời sống văn chương Sài Gòn. Năm 1960 Vũ Bằng xuất bản tập ký Miếng
ngon Hà Nội với văn phong tinh tế tài hoa và đầy cảm xúc. Sau đó ông sáng
tác thêm tác phẩm Thương nhớ mười hai xuất bản năm 1972 tác phẩm này
11


giúp Vũ Bằng được công chúng văn học ghi nhận là nhà văn đã tạo nên thể
loại hồi ký trữ tình độc đáo cho văn học Việt Nam. Tập bút ký Món lạ miền
Nam (1969), và tập hồi ký Bốn mươi năm nói láo (1969) như một lời khẳng

định tài năng viết ký của nhà văn. Bên cạnh thể loại ký, Vũ Băng còn thể hiện
tài năng ở nhiều thể loại khác như: biên khảo, truyện ngắn, tiểu thuyết đồng
thời liên tiếp cho xuất bản: Khảo cứu về tiểu thuyết (biên khảo, 1969), Mê
chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), Những cây cười tiền
chiến (1971), Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mẹ
Hoát (tiểu thuyết, 1973)..
Về sự nghiệp báo chí: sự nghiệp báo chí Vũ Bằng có thể được khái quát
qua ba giai đoạn: từ 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975. Từ năm 1930 1945, Vũ Bằng đã tham gia viết, biên tập hoặc làm thư ký tòa soạn cho nhiều
tờ báo, trong đó có những tờ quan trọng và nổi bật như Trung Bắc tân văn,
Tiểu thuyết thứ bảy, Vịt đực, Truyền bá… Nhà văn Võ Phiến trong tác
phẩm Văn học Miền Nam đã nhận xét: “Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo
của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một
mình trông nom cả ba tờ báo ở Sài Gòn là Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng
Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân Chúng, làm tổng thư ký báo Tin Điện, lại
vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vịt Vịt...”
Từ 1945 đến 1954, hoạt động báo chí Vũ Bằng chủ yếu là tham gia
làm báo kháng chiến. Sau này, từ 1954 đến 1975, Vũ Bằng sống bằng nghề
báo, viết cho nhiều tờ báo ở nội đô Sài Gòn. Ông là thành viên chính thức của
Hội văn bút quốc tế.
Bên cạnh việc làm báo Vũ Bằng còn viết khá nhiều về các nhà văn nhà
báo cùng thời như: Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình
Long, Thâm Tâm, Tú Mỡ…
1.2.2. Tác phẩm Thƣơng nhớ mƣời hai
Trong số các tác phẩm của Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai là tác phẩm
đặc sắc nhất, tiêu biểu cho tình cảm và phong cách viết của ông. Thương nhớ
mười hai là một tập bút kí được Vũ Bằng sáng tác từ năm 1960 và đến năm
1971 mới hoàn thành, xuất bản năm 1972 bởi nhà xuất bản Nguyễn Đình

12



Vượng - Sài Gòn. Sau này tập tùy bút được nhà xuất bản Văn học in lại vào
năm 1993. Thời gian sáng tác kéo dài hơn mười năm - đây là một khoảng thời
gian đủ dài khiến Vũ Bằng nhung nhớ yêu thương mảnh đất Bắc Việt. Tập bút
kí là những những dòng hoài niệm và nỗi nhớ thương da diết với miền Bắc
với Hà Nội thân thương của một người con buộc phải sống xa quê trong hoàn
cảnh đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh.
Tác phẩm là những kí ức đẹp về thiên nhiên, con người, phong tục tập
quán của những con người Bắc Việt qua mười hai tháng theo lịch âm và mỗi
tháng là một miền kí ức mang những đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn.
Thương nhớ mười hai là một cuốn tản văn đầy chất thơ, chất thơ không hiển
hiện qua vần điệu câu chữ, mà ngân nga dưới ý tình tác giả. GS Hoàng Như
Mai đánh giá về tập tùy bút như sau: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính
trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con
miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy đã
cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác
phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang...”.
Cấu trúc: Tác phẩm gồm phần tự ngôn và 13 chương:
Chương I: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Chương II: Tháng Hai, tương tư hoa đà
Chương II: Tháng Ba, rét nàng Bân
Chương IV: Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường
Chương V: Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng
Chương VI: Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên
Chương VII: Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân
Chương VIII: Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu
Chương IX: Tháng Chín, gạo mới chim ngói
Chương X: Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn
Chương XI: Tháng mười một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng
Chương XII: Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết

Chương XIII: Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh

13


Chƣơng 2
ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA BẮC VIỆT TRONG
THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI
2.1. Nét đẹp trong phong tục tập quán
2.1.1. Các lễ hội truyền thống
Đối tượng trong nỗi nhớ của Vũ Bằng không chỉ là con người, thiên
nhiên mà nó còn là những nét văn hóa cổ truyền Bắc Việt thông qua các lễ hội
truyền thống. Trong những trang viết của mình Vũ Bằng không hề bỏ sót một
lễ hội nào của đồng bào xứ Bắc. Mỗi một tháng mỗi mùa Bắc Việt lại có một
thú chơi riêng và quanh năm xứ Bắc luôn đầy những lễ hội nhộn nhịp, tưng
bừng. Một năm bắt đầu từ mùa xuân và lễ hội cũng bắt đầu nhộn nhịp từ đây
bởi theo quan niệm người Bắc tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng giêng ở
Bắc người ta đi lễ vui đáo để, chùa quán sứ, rồi chùa Dâu, chùa Kim Cổ, đền
Quán Thánh, chùa Trấn Quốc thờ ông thánh đồng đen, chùa Bà Đá, chùa
Liên... người ta đi chùa đi lễ để cầu con cầu của. Vào những ngày lễ hội tháng
giêng, người vợ tảo tần vẫn “sửa nếp áo mới, tô đôi má hồng” để cùng với
chồng đi nghe hát quan họ, hát ví hay rẽ vào “làng Nội Ninh huyện Việt Yên
tỉnh Bắc Giang để xem rước thần kể hạnh, hát đúm nhưng mê nhất là trò kéo
chữ” [1-tr.29] khiến người ta mê mẩn. Giữa tiết trời xuân với không khí lành
lạnh vợ chồng dắt tay nhau đi xem hát tuồng rồi nhẩn nha dưới bóng trăng
“bàn luận về vai Khương Linh Tá đóng thật tài, hay Quan Vân Trường quá
ngũ quan trảm lục tướng trông ghê quá” [1-tr.30] những thú vui ngày lễ hội
khiến vợ chồng như xích lại gần nhau hơn. Dường như không khí xuân hãy
còn khiến lòng người háo hức rạo rực, Tết đã hết từ lâu song trong lòng người
xuân như vẫn còn phơi phới nhìn vào đâu cũng thấy diễm tình bát ngát, trong

không khí rạo rực ấy người ta đi lễ ở Đống Đa: hội chùa Vua, hội Lim, rằm
tháng giêng đi các chùa lễ bái, rồi chùa Trầm, rồi trảy hội Phủ Giầy, xem tế
thần ở Láng, xem rước vía ở miếu Hai Cô, vài hôm sau lại đi hội Lô, xem
rước ở đình Thiên Hương, xem tế thần ở đình Ủng. Dường như thông qua
trang giấy ta cảm nhận được không khí nhộn nhịp vui tươi sự hồ hởi của lòng
người mỗi độ xuân về, hội đến. Lễ hội với người dân xứ Bắc không chỉ là một
nét đẹp văn hóa mà hơn nữa nó còn biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất của con
14


người nơi đây. Người xứ Bắc họ phải chiến đấu không ngừng để chống giặc
ngoại xâm, chiến đấu không ngừng để đổi mồ hôi lấy bát cơm ăn nhưng “lúc
nào cần nghỉ ngơi họ biết nghỉ ngơi, khi nào cần phải chắt chiu cái nội tâm họ
biết chắt chiu cái nội tâm, khi nào cần phải sống đẹp, sống cho đúng ý nghĩa
của sự sống thì họ sống đẹp, sống cho ra sống” [1-tr.39]. Dù xa Bắc Việt đã
lâu nhưng với Vũ Bằng những nét đẹp trong phẩm chất con người xứ Bắc hãy
còn mãi, họ sống một cuộc đời đúng nghĩa biết lao động và biết hưởng thụ
thành quả lao động, có lẽ ta thấy được cả vẻ đẹp truyền thống của người Hà
Nội trong những trang văn Vũ Bằng, một Hà Nội với bề dày lịch sử với
những nét đẹp văn hóa tinh thần ngàn đời còn lưu giữ. Bắc Việt những ngày
cuối xuân vẫn nhộn nhịp và vui tươi bởi “những ngày tháng ba làng nào cũng
có hội hè đình đám, đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la liệt. Đó là
mùa tế thần tế thánh, mùa rước kiệu của cả Phật giáo lẫn Công giáo, mùa
đánh cờ người, cờ bỏi, mùa rước sắc, mùa chọi gà, chọi cá, nhưng quyến rũ
nhất và đặc biệt nhất là những cuộc đấu vật ở Hà Lạng, Trà Lũ, Hoành Nha,
Mai Động” [1-tr.68] giữa cái rét nàng Bân không khí dường như ấm áp hơn,
rực rỡ hơn. Yêu quá thôi cái không khí Bắc mùa lễ hội, người ta chào nhau
bằng những nụ cười, trên mặt ai nấy đều rạng rỡ nét hồ hởi cùng nhau đi xem
lễ hội, đi cầu cho một năm mưa thuận gió hòa. Nhớ về những ngày tháng ấy Vũ
Bằng càng thấy thương cho tình cảnh mình khi “ngồi trong nhà xi - nê chật hẹp

ở cái xứ sở đáng yêu bốn mùa nắng chói” [1-tr.68] có ai thấu được nỗi lòng kẻ
xa quê? Nhớ ôi tháng ba đầm ấm, tháng ba tươi tốt, tháng ba với tết Hàn Thực
kiêng dùng lửa, tháng ba với “biết bao nhiêu là hội hè, mà hội hè nào cũng ý vị;
mà cũng nên thơ” bảo sao “người mắc bệnh tương tư kinh niên lại không
thương nhớ và không muốn nhờ én nhạn gửi về cho xứ sở, cho vợ con một ít
nỗi niềm đau xót” [1-tr.70]. Tạm biệt các lễ hội miền xuôi, Vũ Bằng dẫn ta lạc
vào hội tung còn của đồng bào Thượng - “hội để cho trai thanh gái lịch gặp
nhau, nói lên sự yêu thương, để cho anh con trai tỏ tình với cô gái” [1-tr.72].
Giữa mùa “hoa bướm” đổ xuống bờ cỏ bụi cây, đổ xuống đầy vai đôi trai gái
dường như ta thấy những chiếc váy xòe sặc sỡ sắc màu của cô gái dân tộc vùng
cao với tiếng cười ròn tan trong nắng. Vũ Bằng nhớ quá những ngày tháng ba
như thế bởi lễ hội miền xuôi, miền ngược và bởi có những ngày hai vợ chồng
“cùng nhịn đói đi xem tung còn mà bụng thấy no”.

15


Rời xa không khí náo nhiệt của ngày hội, ngày lễ mùa xuân Vũ Bằng
đưa chân ta đến tháng bảy với ngày lễ Trung Nguyên hay gọi là tết Vu Lan,
ngày rằm xá tội vong nhân. Những ngày tháng bảy mưa ngâu không khí như
trở nên ảm đạm và lạnh lẽo. Tháng bảy là dịp những người con tỏ lòng báo
hiếu với cha mẹ của mình. Những ngày tháng bảy âm lịch nhà nhà trên khắp
Bắc Việt đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, những người phụ nữ trong
gia đình dù bận bất kì công việc gì ngày này cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ đầy
thành kính dâng lên tổ tiên, ban cho chúng sinh và chuyển đi thông điệp nhân
văn về cuộc sống rằng hãy mở lòng ra yêu thương đồng loại, đây cũng là dịp
để người sống ở cõi trần tỏ lòng thành với người chết cõi âm. Vũ Bằng nhớ
biết bao nhiêu “cái không khí chùa chiền ở Bắc vào dịp lễ Trung Nguyên,
chiêng trống, chũm chọe vang rân cả những vùng xung quanh, các sư lũ lượt
ở xa về họp ở mấy ngôi chùa chính” [1-tr.152]. Nỗi nhớ ấy còn là nhớ hình

ảnh người vợ bé nhỏ “thắp hết tuần nhang này đến tuần nhang kia, xuýt xoa lễ
bái hết gốc cây này đến ụ đất kia” [1-tr.152] nhưng lễ thế chưa đủ, về nhà còn
lễ nữa. Vào ngày tết Trung Nguyên không ai nhắc ai nhà nào cũng “nấu một
nồi cháo trắng múc ra từng chén đặt ở trước nhà và nhang đèn vàng mã, chè
đường bỏng hộp bầy ra để cho các u hồn phảng phất ở chung quanh đó tìm lại
mà phối hưởng” [1-tr.153] bởi họ tin rằng “ngày đó là ngày dưới âm, vong
nhân xá tội cho người quá cố”. Ấy vậy mà ở Sài Gòn Vũ Bằng không thấy các
thành phố ăn tết Trung Nguyên như ở Bắc, không có mấy nhà nấu cháo bầy ra
đường cũng không có mấy nhà bầy chè lam bỏng hộp để tiếp đón những oan
hồn đi qua. Mỗi vùng văn hóa lại có những tập tục khác nhau và chính sự
khác nhau ấy đã tạo nên một Bắc Việt rất riêng trong hồi ức Vũ Bằng.
Tháng bảy buồn là thế não nề là thế nhưng Bắc Việt tháng tám lại
khoác cho mình một chiếc áo mới, tết Trung Nguyên đã qua nhường chỗ cho
mùa tết trung thu về. Trung thu ở miền Nam khiến Vũ Bằng tưởng như “lạc
vào trong một cái động đồ chơi bằng giấy có đủ các sắc cầu vồng chan hòa
ánh sáng thần tiên” [1-tr.178] nhưng sao nhà văn vẫn cảm thấy thiếu? Thiếu
không khí? Thiếu thời tiết hay thiếu đi cái tâm hồn phơi phới chăng. Tháng
tám Bắc Việt khắp các con phố Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng
Thiếc... như được hóa trang một cách kì diệu bằng những thứ đồ chơi tháng

16


tám: đèn quả dưa, đèn xếp, đèn trái trám, đèn kéo quân... Dù có nhiều thứ đồ
chơi sặc sỡ đến thế nào đi chăng nữa nhưng cũng không thể thiếu mâm cỗ
ngày tết trung thu: “bày hai con thỏ mẹ hai bên, giữa để một cái lư trầm rồi
đặt ông Lã Vọng câu cá ở giữa, hai bên là hai con chó tết bằng tép quả bưởi
bổ ra, mắt làm bằng hai hột nhãn, hai bên hai bát hạt dẻ, giữa là bốn bát chiết
yêu gạo nếp trắng bao lấy bốn chữ cũng bằng gạo nếp nhuộn màu xanh, đỏ,
tím, vàng Trung, Thu, Nguyệt, Bính” [1-tr.179]. Khi mâm cỗ đã được sắp

xong bấy giờ chỉ còn đợi trời tối là “thắp đèn xếp, đèn quả bưởi, đèn múi
trám... rồi đốt nhang thắp nến, lễ Trời, lễ Phật, trong khi người lớn ngồi ăn ốc
hấp trông trăng, còn trẻ con đánh trống cứ om lên và múa sư tử lùng tùng
xoèng ở trước sân gạch có trăng chiếu sáng như ban ngày” [1-tr.180], nhớ ôi
tiếng trống trung thu, nhớ tiếng cười ròn tan của con trẻ. Nhớ về những ngày
tuổi thơ cùng hát những câu dân gian “Ông giẳng, ông giăng - xuống chơi với
tôi”. Tết Trung thu ở Bắc, “vui mà vui thế là cùng. Về sau này lớn lên, nghĩ
đến giờ phút đó, tôi không lạ làm sao lại có những người thấy tết Trung thu về
lại muốn phát điên lên” [1-tr.182]. Với Bắc Việt, Vũ Bằng tự nhận mình là kẻ
mắc bệnh tương tư và hỡi ôi tương tư là một căn bệnh đeo bám mà dằn vặt
con người ta đến nhường nào để rồi người lữ khách phải thốt lên “trăng thu,
mây thu, gió thu ơi, trăng đẹp quá, mây cao quá, gió buồn quá, người nhớ nhà
van xin trăng đừng đẹp quá...vì càng đẹp càng xanh càng buồn thì người xa
nhà lại càng nhớ day dứt” [1-tr.196].
Cái buồn của tháng tám nên thơ qua khúc rẽ tháng chín trở nên ủ ê mà
day dứt, ấy vậy mà tháng chín vẫn đẹp theo cách riêng của nó, đẹp bởi cảnh
bởi người bởi lễ hội, vào cữ này ở Bắc Ninh có tục thổi cơm thi nhưng thổi
cơm có tiếng phải là làng Tích Sơn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên. Khác
với lễ hội thổi cơm ở những nơi khác, ở đây mở hội vào ngày mùng ba tháng
kiến dần. Trong hội thi “trai làng từ mười tám đến bốn mươi mỗi người phải
thổi một nồi cơm mang đến trình các cụ ở đình”, sau khi ban giám khảo đã
nếm thử và chấm diểm những nồi cơm ấy được chia cho khách thập phương
nếm thử. Chắc hẳn ai cũng sẽ tò mò thứ cơm được thổi trong hội thi như thế
nào? Đó là cơm phải hội hai diều kiện: “một là cơm phải mịn như cơm nắm,
đổ ở nồi ra dao có thể cắt thành miếng được mà cấm không có cháy hay có vỏ

17


bao lấy cơm; hai là cái nồi đất thổi cơm không bén lửa, nấu cơm rồi mà cái

trôn nồi vẫn còn nguyên” [1-tr.215] . Chao ôi người Bắc Việt lại tinh tế mà tỉ
mỉ đến vậy, cái tháng chín ở Bắc là tháng của bùi ân ngọt ái nhưng càng bùi
càng ngọt lại càng thương.
Một năm mười hai tháng người dân xứ Bắc có biết bao nhiêu là các lễ
hội, ngày tết để mà sắm sửa vui chơi nhưng ngày tết lớn nhất của tất cả mọi
người là Tết Cả hay gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán là lễ hội cổ
truyền lớn nhất, lâu đời nhất có phạm vi phổ biến rộng nhất, nó là khâu đầu
tiên và quan trọng trong hệ thống lễ hội Việt Nam mà ở đó cả phần lễ và phần
hội đều phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tết là dịp để người dân
nghỉ ngơi mọi công việc, sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa để chào đón một năm mới
sắp đến. “Về quê ăn Tết đối với tất cả người Việt Nam tức là trở về nguồn cội
để cảm thông với ông bà tổ tiên với anh em họ hàng” [1-tr.276]. Cứ mỗi năm
Tết đến người ta có một cái thú ấy là đi chợ Tết, với Vũ Bằng chợ Tết có một
sức hấp dẫn kì lạ: “nhìn vào cái gì mình cũng thấy đẹp, trông người nào mình
cũng thấy tươi, thấy cái gì mình cũng muốn mua” [1-tr.280], chợ Tết khiến
lòng ta như hân hoan rộng mở và đầy ắp hi vọng về một năm mới đủ đầy.
Không chỉ vậy, không khí nhộn nhịp của những phiên chợ Tết còn thể hiện sự
phồn thịnh và đời sống ấm no của con người trong một năm. Tết đến người ta
thăm viếng nhau chúc tụng nhau bằng những lời may mắn và cứ tin như thế
người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Tết đến như đem lại một nguồn
sống mới cho cỏ cây vạn vật “ruộng khoai lại nở những bông hóa tím, ở vườn
cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hòa, người dân vui sướng đến
tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên” [1tr.311], Tết ẩn chứa trong mình một sức mạnh diệu kì đến vậy, cái Tết ta đẹp
đến ngần nào êm ái đến ngần nào.
Như vậy viết về các lễ hội truyền thống Vũ Bằng đã tái hiện lại những
giá trị văn hóa ngàn đời của Bắc Việt nói riêng và của cả dân tộc nói chung
đồng thời thể hiện lòng thương nhớ tự hào về mảnh đất Bắc.
2.1.2. Tín ngƣỡng truyền thống mang bản sắc văn hóa Bắc Việt

18



Người Bắc Việt giàu có không phải bởi vật chất tiền bạc, họ giàu có về
những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời trong đó có các tín ngưỡng dân
gian mang bản sắc văn hóa Bắc Việt. Những tín ngưỡng ấy giống như một sợi
dây vô hình níu kéo cõi lòng người xa xứ để trở về với những nét đẹp văn hóa
đã gắn bó từ rất lâu.
Người Bắc Việt nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều quan
niệm rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn, khi người chết, hồn
nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là mặt đất rồi tiêu tan
bởi vậy nên người Bắc Việt rất coi trọng ngày rằm tháng bảy hay gọi là ngày
rằm xá tội vong nhân, ngày để các linh hồn, các tội nhân ở cõi âm được tha tội
một ngày, trở về nhà thăm con cháu, nhiều gia đình còn bày lễ cúng chúng sinh
để các linh hồn vất vưởng có được một bữa cơm no. Ấy vậy mà trong Thương
nhớ mười hai Vũ Bằng nhớ mãi bài thơ chiêu hồn của Nguyễn Đình Chiểu,
nhớ mãi “vào ngày tết Trung Nguyên nhà nào cũng phải nấu một nồi cháo
trắng múc ra từng chén đặt ở trước nhà và nhang đèn vàng mã, chè đường bỏng
hộp bầy ra để cho các u hồn phảng phất ở chung quanh đó tìm lại mà phối
hưởng. Lễ xong các vật phẩm ấy người nhà thường không ăn, mà để cho các
người nghèo khó đến giành giựt để ăn hoặc cho vào bị đem về nhà” [1-tr.153].
Không chỉ có tín ngưỡng thờ người mà người Bắc Việt còn lưu giữ cho mình
tín ngưỡng từ rất lâu đời đó là tín ngưỡng thờ thần: Táo quân. Tiễn ông Táo
theo Vũ Bằng là “để chứng tỏ tính chất đồng nhất của xã hội, vì biết ăn Tết
tức là tầm mắt ta đã vượt được cái tổ chức thị tộc bộ lạc chật hẹp để sống với
nhau rộng rãi hơn” [1-tr.286]. Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày hai ba tháng
chạp là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng về
những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những người tốt, việc xấu,
những điều đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một
cách khách quan, trung thực. Còn với Vũ Bằng Táo quân không chỉ đơn giản
là một vị thần luôn làm tận chức trách của mình mà còn là vị thần cai quản cái

bếp của mỗi gia đình mà cái bếp là “tượng trưng cho gia đình, cái bếp là đơn
vị nhỏ nhất của xã hội. Cái gia đình ấy cái đơn vị ấy đồng nhất từ Bắc vào
Nam cho nên không có kẻ nào chia rẽ được Nam với Bắc” [1-tr.286], cái bếp
“tượng trưng cho sự sống chung, cho mái nhà, cho sự liên kết giữa người đàn

19


×