Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Chiến dịch điện biên phủ với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi vẻ vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.13 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

LÒ THỊ THU QUỲNH

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI
PHƯƠNG CHÂM “ĐÁNH CHẮC, TIẾN
CHẮC” GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

LÒ THỊ THU QUỲNH

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI
PHƯƠNG CHÂM “ĐÁNH CHẮC, TIẾN
CHẮC” GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

Thượng tá, ThS. Phạm Văn Dư

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn khóa luận là Thượng tá. ThS Phạm Văn Dư.
Đồng thời, cho tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong quá trình học tập, tìm tịi và nghiên cứu để hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này và cảm ơn bạn bè, gia đình đã ở bên động viên tơi trong thời gian
nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu đề tài tơi cịn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự đóng góp từ thầy cơ để bài làm của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung nghiên cứu trong đề tài là cơng
trình nghiên cứu, tìm tịi và nỗ lực của bản thân tơi dưới sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo, Thượng tá. ThS Phạm Văn Dư.
Những kết quả nghiên cứu trong khóa luận hồn tồn trung thực, đề tài
chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Nếu sai tơi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018


Tác giả đề tài

Lò Thị Thu Quỳnh


DANH MỤC VÀ CHỮ VIẾT TẮT

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

ANND

An ninh nhân dân

2

BVTQ

Bảo vệ tổ quốc

3

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

4


CAND

Công an nhân dân

5

ĐBP

Điện Biên Phủ

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩ

7

QĐND

Quân đội nhân dân

8

QĐNDVN

Quân đội nhân dân Việt Nam

9


QPTD

Quốc phòng tồn dân

10

GDQP&AN

Giáo dục quốc phịng và an ninh

STT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................4
7. Kết cấu khóa luận ............................................................................................4
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
NĂM 1954 ............................................................................................ 5
1.1 Bối cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ .........................................5
1.1.1. Bối cảnh thế giới ........................................................................................5
1.1.2. Bối cảnh trong nước ..................................................................................6
1.2 Khái quát diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ .........................................7
1.2.1 Đánh giá tình hình và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ...............7

1.2.2. Diễn biến đợt 1 (13/3/1954 - 17/3/1954) .................................................15
1.2.3. Diễn biến đợt 2 (30/3 - 26/4/1954) ..........................................................16
1.2.4. Diễn biến đợt 3 (1/5 - 7/5/1954) ..............................................................20
Chương 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG CHÂM “ĐÁNH
CHẮC, TIẾN CHẮC” TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ ....... 22
2.1. Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
...........................................................................................................................22


2.1.1. Những nội dung nghệ thuật quân sự điển hình được sử dụng trong từng
thời kì của chiến dịch Điện Biên Phủ ................................................................22
2.1.2. Phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” là yếu tố góp phần quyết định làm
nên thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ ........................................23
2.2. Quyết định đổi phương án tác chiến của Đảng ủy và chỉ huy chiến dịch ....25
2.2.1. Phương châm ban đầu “Đánh nhanh thắng nhanh” ..............................25
2.2.2. Căn cứ chuyển đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh thắng
nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” ...............................................................27
2.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm rút ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ
và phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” ......................................................36
2.3.1. Ý nghĩa .....................................................................................................36
2.3.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................38
KẾT LUẬN ........................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 44


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta và đặc biệt là trong
cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1954 ta đã có những chiến dịch
giành thắng lợi vẻ vang như: chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên Giới

1950, chiến dịch Tây Bắc 1952,... Nhưng điển hình nhất là chiến dịch Điện
Biên Phủ năm 1945 giành thắng lợi “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”,
và có ảnh hưởng rất lớn đến các phong trào đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn và
bảo vệ Tổ quốc của tồn dân và toàn quân ta.
Thắng lợi chiến dịch ĐBP của dân tộc Việt Nam đã góp phần to lớn
động viên phong trào giải phóng dân tộc trong nước cũng như các nước thuộc
địa trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như một cái
mốc chói lọi vẻ vang của lịch sử, nó ghi lại nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống
dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên
cao đến thắng lợi hồn tồn”, “đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà
cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”. Và đã
chứng minh chân lý của thời đại “một dân tộc dù nhỏ bé, nếu quyết tâm, đoàn
kết chiến đấu và có một đường lối đúng đắn thì có thể đánh bại được bất cứ
đế quốc sừng sỏ nào”.
Chiến thắng ĐBP là một thắng lợi lớn trong kháng chiến chống thực
dân Pháp từ năm 1945 đến 1954, đưa nước ta bước sang một thời kì lịch sử
mới và có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Là chiến dịch điển hình của quân và dân ta
đánh thắng quân đội viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang
bị hiện đại, đánh bại “kế hoạch Na-va” của chúng và đi đến quyết định kí kết
Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) kết thúc 9 năm cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu và đánh giá về chiến dịch ĐBP. Đó là những nghiên cứu

1


chuyên sâu liên quan đến những vấn đề địa lý, quân sự trong chiến dịch hay
các vấn đề nghệ thuật vây lấn,... Tham luận được người nghe chú ý như: “Từ
tư tưởng “Đánh chắc thắng” đến quyết định thay đổi phương châm tác chiến
trong chiến dịch ĐBP” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Long (Viện

nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam), bài đánh giá của nhà khoa học ngoài
nước về chiến dịch ĐBP như: Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Chí Cường - Viện nghiên
cứu Đơng Nam Á, Đại học dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc: Trung Quốc ủng
hộ phương án “Đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến chiến
thắng ĐBP là đổi phương châm tác chiến mới. Sau khi xem xét lại tình hình
trận địa và tình thế bấy giờ, Đại tướng thấy phương châm “Đánh nhanh thắng
nhanh” khơng cịn phù hợp, do pháo binh của ta chưa vào hết vị trí đã định,
thời gian nổ súng bị lùi lại một ngày, sau đó mọi hành động của ta đã bị lộ, vì
vậy Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch
thay đổi phương châm tác chiến sang “Đánh chắc, thắng chắc”.
Với tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn đó của chiến dịch ĐBP đối với
dân tộc ta cũng như các nước trên thế giới và đặc biệt để đi đến thắng lợi của
chiến dịch ĐBP, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ huy trưởng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã có những đường lối chỉ đạo đúng đắn và nhanh chóng là đổi
phương châm tác chiến sáng “Đánh chắc, tiến chắc”, làm nên chiến thắng
ĐBP vẻ vang “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” và đây là một quyết
định vô cùng đúng đắn và kịp thời.
Vì muốn tìm hiểu rõ hơn về phương châm “Đánh chắc, tiên chắc”
trong chiến dịch ĐBP mà tôi đã chọn đề tài “Chiến dịch Điện Biên Phủ với
phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi vẻ vang” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm nổi bật nét đặc sắc trong phương châm “Đánh chắc, tiến
chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nghiên cứu về ý nghĩa to lớn của phương châm tác chiến đúng đắn

trong chiến dịch ĐBP đối với nền nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có
Đảng lãnh đạo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phân tích và làm rõ phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” của ta trong
chiến dịch.
Ý nghĩa to lớn của phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” đối với cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam và bài học kinh
nghiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” và thời cơ quyết định chuyển từ
phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh” sang phương châm “Đánh chắc,
tiến chắc”.
Ý nghĩa của phương châm tác chiến đối với thắng lợi của chiến dịch
Điện Biên Phủ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp luận
Đọc tham khảo các giáo trình liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ,
đặc biệt là tài liệu liên quan đến phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”, sau
đó lập luận làm sáng tỏ phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”.

3


5.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, sách giáo khoa, giáo trình, các phim tài

liệu về về chiến dịch Điện Biên Phủ và phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”.
5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Nghiên cứu các phương châm, kế hoạch của Đảng và Bộ chỉ huy chiến
dịch Điện Biên Phủ, sách tham khảo, giáo trình và các tài liệu khác để phân
tích tổng hợp hệ thống những thông tin làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan
đến đề tài.
5.4. Phương pháp so sánh
So sánh các phương châm, kế hoạch của Đảng và Bộ chỉ huy trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, thời cơ chuyển kế hoạch tác chiến từ “Đánh nhanh
thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm nổi bật một nội dung quan trọng của nền nghệ
thuật quân sự Việt Nam, đó là xây dựng kế hoạch và xác định phương châm
tác chiến đúng đắn trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, khẳng định
truyền thống “quyết chiến quyết thắng” của dân tộc ta.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hiểu được tầm quan trọng của phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”
trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẳng định tài thao lược của ông cha ta trong
chiến tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Đề tài bảo vệ thành cơng sẽ là tài liệu bổ ích cho giáo viên, học sinh
trong quá trình tìm hiểu và học tập mơn học GDQP&AN.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, danh mục bảng biểu, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Chương 2: Tầm quan trọng của phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”
trong chiến dịch Điện Biên Phủ

4



Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
1.1 Bối cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Bước sang năm 1953, trải qua 8 năm chiến tranh tại Việt Nam, tình
hình của thực dân Pháp lúc này là “tiến thoái lưỡng nan”. Quân Pháp không
chỉ bị sa lầy trên chiến trường Việt Nam mà trên tồn Đơng Dương, và cũng
trong thời điểm này Pháp liên tiếp phải cầu viện đến từ Mĩ do nền kinh tế bị
tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí chiến tranh ở Đông
Dương kéo dài đã làm cho Pháp không thể kham nổi nhưng chi phí của chiến
tranh cũng như mất mát về con người, nên dần phụ thuộc vào Mĩ và từ đó “kế
hoạch Na-va” ra đời, điểm mấu chốt của kế hoạch Na-va là “trong vòng 18
tháng cố gắng giành một thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh
trong danh dự”.
Chính phủ Mĩ ln muốn hắt cẳng Pháp và độc chiếm Đơng Dương,
ngăn chặn làn sóng cách mạng dâng cao ở khu vực Đơng Nam Á. Vì vậy, Mĩ
đã tăng cường tiền của và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh bạo lực của
Pháp ở Đông Dương.
Đồng thời do muốn chấm dứt chiến tranh trong danh dự nên chúng đầu
tư rất mạnh cho cứ điểm ĐBP, xây dựng ĐBP thành cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương, nhằm đánh một trận lớn nếu thắng có thể gây áp lực ngoại giao và
chúng sẽ có lợi thế về mặt chính trị. Vì vậy, Pháp đã bố trí ở ĐBP một hệ
thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay, được chia thành 3 phân
khu là phân khu Trung tâm, phân khu Bắc và phân khu Nam.
Trên thế giới vào thời gian này cũng có một số thuận lợi cho ta, như
các nước XHCN ở Đông Âu được thành lập, năm 1949 thành lập nước

5



CHXHCN nhân dân Trung Hoa, năm 1950 - 1951 hầu hết các nước đã thừa
nhận đặt vấn đề ngoại giao với Việt Nam và có sự giúp đỡ ta về quân sự.
1.1.2. Bối cảnh trong nước
Trước tình hình âm mưu của địch, tháng 10/1953 Bộ chỉ huy đã họp tại
Tỉn Keo (Định Hóa - Thái Nguyên) xem xét kế hoạch tác chiến Đông Xuân
1953 - 1954 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày. Bản kế hoạch đã nêu
tình hình chung của ta và địch, cách thức chuyển quân, hoạt động của địch và
nhận định: “Hiện Na-va đã tập trung một số lực lượng cơ động lớn chưa từng
có khởi đầu chiến tranh sẵn sàng chờ đón cuộc tiến cơng của ta” [6].
Thời kì này ta đã phá tan được âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của
thực dân Pháp năm 1947 buộc Pháp phải đánh lâu dài và từ ở vị trí yếu thế
trên chiến trường ta dần giành thế chủ động.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tồn
quốc kháng chiến, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng
và Bác Hồ đã anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ chống
thực dân Pháp xâm lược. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến qn
và dân ta với những vũ khí thơ sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết
sinh” đã tiêu hao được sinh lực địch và bước đầu làm thất bại chiến lược
“đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Những thắng lợi trong chiến dịch Việt
Bắc - Thu Đông năm 1947, chiến dịch biên giới 1950 đã tạo ra những chuyển
biến cơ bản cho cuộc kháng chiến, đưa kháng chiến bước vào một giai đoạn
mới, giai đoạn ta nắm thế chủ động trên chiến trường.
Qua 3 năm (1951 - 1953) chiến đấu và xây dựng của nhân dân và quân
đội ta đã tạo ra so sánh lực lượng mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho
ta, bất lợi cho thực dân Pháp, can thiệp Mĩ và bọn tay sai.
Trong thời gian này ta tổ chức nhiều chiến dịch lớn như Thượng Lào,
Tây Bắc,... đã tiêu hao được sinh lực địch trên chiến trường, quân Pháp dần
phải co cụm và mất thế chủ động trên chiến trường.


6


Lực lượng bộ đội được huấn luyện ngày càng lớn mạnh và có tinh thần
đồn kết chiến đấu cao, xây dựng dần chính quy hóa lực lượng và nhiều sư
đồn, trung đồn mạnh được thành lập. Về phía nhân dân đã có khả năng cung
cấp lương thực, thực phẩm và qn trang cho một trận chiến lớn, chính vì vậy
tháng 12 năm 1953 Đảng ta chọn ĐBP làm điểm quyết chiến giữa ta và Pháp.
Ngồi ra ta có sự đồn kết chiến đấu của ba nước Lào, Campuchia và
Việt Nam, nhận được sự đồng tình ủng hộ của các nước XHCN trên thế giới
có khả năng nhận được sự chi viện cả về vật chất và tinh thần của các nước
như Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế.
1.2 Khái quát diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
1.2.1 Đánh giá tình hình và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
1.2.1.1 Tình hình ta
Sau cuộc tiến cơng chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của ta đã bước
đầu làm phá sản “kế hoạch Na-va”, nhưng Pháp và Mĩ tập trung xây dựng
ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “pháo đài không thể công phá”
và biến ĐBP trở thành khâu chính, trung tâm của cứ điểm Na-va. Ta lúc này
về quân đội đã trưởng thành, có kinh nghiệm đánh địch ở tập đoàn cứ điểm,
hậu phương của ta cũng đã vững mạnh hơn có thể khắc phục những khó khăn
đảm bảo chi viện cho chiến trường.
Đến ngày 26/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã thông
qua “phương châm tác chiến mùa xuân 1954” của Tổng Quân ủy, đồng ý
chọn ĐBP là trận quyết chiến chiến lược của ta và địch.
Công cuộc chuẩn cho chiến dịch ĐBP được tiến hành ngay từ đầu
tháng 12 năm 1953.
Hồ Chủ tịch chỉ thị:
“Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về
quân sự mà về cả chính trị, khơng những đối với trong nước mà đối với


7


quốc tế. Vì vậy tồn qn, tồn dân và tồn Đảng phải tập trung hoàn
toàn cho kỳ được” [1].
Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận
ĐBP do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng,
trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy trưởng mặt trận.
Chính phủ tổ chức Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương, do Phó Thủ
tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch, và Hội đồng cung cấp mặt trận các cấp.
Tổng Quân ủy phân cơng đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách tồn bộ
vấn đề đường sá, tiếp tế, cung cấp mặt trận ĐBP.
Ngày 22 tháng 12 năm 1953, Hồ Chủ tịch trao cờ “quyết chiến quyết
thắng” cho quân đội và động viên các đơn vị thi đua giết giặc lập công.
Tại cuộc họp chính trị tháng 10/1953 diễn ra ở Tỉn Keo (Định Hóa Thái Nguyên), Bác đã kết luận “về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm
hướng chính, các hướng khác phối hợp. Hướng chính hiện nay khơng thay
đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh ở đây là thiên
biến vạn hóa...”, về phương châm chung là “tích cực, chủ động cơ động,
linh hoạt”, nguyên tắc chỉ đạo phương châm tác chiến là “đánh ăn chắc,
đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi
địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải
phân tán lực lượng” [6].
Trước khi lên đường tham gia chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như hiểu được nỗi băn khoăn của Đại
tướng trước trọng trách nặng nề của dân tộc, Bác đã nói: “Tổng tư lệnh ra mặt
trận, “Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú tồn quyền. Có vấn đề gì khó
khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định,
rồi báo cáo sau” [6]. Khi chia tay Bác dặn dò “trận này rất quan trọng, phải
đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” [6].


8


Lời dặn của Bác trở thành kim chỉ nam trong tư duy chiến thuật của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp khi đối mặt với kẻ thù trong trận quyết chiến chiến
lược mang ý nghĩa sống còn với lịch sử dân tộc. Thực hiện quyết tâm của
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tiêu diệt tồn bộ qn địch ở
ĐBP, nhân dân ta ở vùng tự do, vùng Tây Bắc mới giải phóng, sau lưng địch,
đồng bằng Bắc Bộ đã dồn sức người, sức của cho chiến dịch.
Cuộc chiến đấu bảo đảm đường sá, tiếp tế vận tải diễn ra khẩn trương,
quyết liệt ngay từ nhưng ngày đầu chuẩn bị cho đến ngày kết thúc. Bộ đội của
ta cả công binh và bộ binh đã cùng đông đảo thanh niên xung phong, dân
công ra sức làm đường, sửa chữa đường sá do địch tập trung khá lớn lực
lượng không quân đánh phá các đường giao thông lên ĐBP. Các bến đò, các
đèo cao hiểm trở đều bị bắn phá dữ dội, chúng ném bom phá, bom chờ nổ,...
Nhưng đường vận chuyển của ta vẫn thông suốt. Đường từ Yên Bái sang,
đường từ Thanh Hóa, Hịa Bình, Sơn La lên, các đường bộ, đường thủy không
ngừng đưa gạo, đạn ra tiền tuyến. Sau nhiều ngày đêm phá núi, bắc cầu, con
đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ được mở rộng đưa “hàng”, đưa pháo vào
trận địa. Trên đường thủy các chiến sĩ bộ binh đã khai thơng dịng Nặm Na để
thóc gạo của đồng bào Tây Bắc về đến mặt trận ĐBP. Bộ đội công binh đã
cùng thanh niên xung phong mở đường thắng lợi cho chiến dịch.
Mọi phương tiện vận chuyển đều được huy động cho nhiệm vụ cung
cấp, các ô tô vận tải được đưa ra mặt trận, 628 xe vận chuyển ngày đêm suốt
thời gian chiến dịch. Các đồn thuyền buồm, thuyền độc mộc, bè mảng ngược
dịng sơng Mã trở gạo từ Thanh Hóa lên Nam Điện Biên, vượt thác sơng Đà
mang gạo từ Liên khu 3, Hịa Bình, Phú Thọ đến mặt trận hoặc si dịng
Nặm Na đưa gạo từ Phong Thổ, Lai Châu về. Nhân dân đã đưa 11.800 chiếc
thuyền để tiếp tế cho mặt trận ĐBP, hơn 2 vạn xe đạp thồ phục vụ chiến dịch,

kỉ lục thồ tăng từ 160 ki-lô-gam lên 250 ki-lô-gam.

9


Để thực hiện chiến dịch ĐBP, ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị
cho chiến dịch, gồm 4 đại đồn bộ binh, 1 đại đồn cơng binh, pháo binh và
nhiều tiểu đồn cơng binh, thơng tin vận tải, qn y với tổng quân số 55.000
quân phối hợp cùng 260.000 dân cơng hỏa tuyến, hàng chục nghìn tấn vũ khí,
đạn dược; 14.950 tấn gạo; 628 ô tô vận tải; 500 ngựa thồ, 11.800 thuyền bè;
21.000 xe đạp, 62 nghìn tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô được vận
chuyển ra mặt trận. Trên 26 vạn dân công miền ngược, miền xuôi, cả vùng tự
do và vùng bị tạm chiến đã phục vụ tiền tuyến trên 3 triệu ngày công. Hậu cần
chiến dịch có 33.500 người phục vụ, nhân dân đã đóng góp được 27.400 tấn
gạo cho chiến dịch, đoạn đồng bào vùng mới giải phóng Tây Bắc đóng góp
vượt mức với 7.300 tấn lương thực.
Việc cung cấp tiếp tế cho một lực lượng lớn tác chiến trên một mặt trận
rất xa hậu phương trong một thời gian dài đã được khắc phục, nhân dân ta đã
lập được kì cơng ngồi sự tính tốn của địch.
Tình hình của cơng tác chuẩn bị về mặt hậu phương và tinh thần chiến
đấu của quân dân ta có nhiều thuận lợi để tiến lên thực hiện chiến dịch ĐBP,
ta đã khắc phục được nhiều khó khăn trước mắt, đây là thời điểm quan trọng
để thực hiện chiến dịch.
Trên chiến trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra chỉ thị cho cơ
quan tham mưu theo dõi chặt chẽ tình hình địch và thúc đẩy việc chuẩn bị cho
chiến dịch nhất là kéo pháo vào trận địa, nhưng lúc này việc kéo pháo vào
trận địa gặp rất nhiều khó khăn. Theo dự kiến của Đại tướng là vào 17 giờ
ngày 20/1/1954 sẽ nổ súng và dự định kéo pháo trong vịng 3 ngày sẽ hồn
thành, nhưng sau 7 đêm pháo vẫn chưa vào vị trí, làm cho thời gian nổ súng
buộc phải lùi lại 5 ngày tức ngày 25/1/1954. Kế hoạch đã bị chậm so với dự

định, hơn nữa giờ nổ súng của ta đã bị lộ nên phải lùi thêm 1 ngày nữa là
26/1. Vậy là ta đã vụt mất thời cơ “Đánh nhanh thắng nhanh”. Đối với quân

10


ta đây là một trận đánh phối hợp giữa pháo binh và bộ binh, nhưng bộ đội ta
chưa hề qua diễn tập, chỉ quen đánh ban đêm, ở nơi địa hình dễ ẩn nấp, hồn
tồn chưa có kinh nghiệm đánh ban ngày, địa hình bằng phẳng, mặt khác
cơng tác chuẩn bị cho chiến dịch của ta chưa hoàn chỉnh, lực lượng của ta
chưa triển khai xong, hậu cần còn chưa thật sự bảo đảm. Đồng chí Lê Trọng
Tấn, Đại đồn trưởng 312 báo cáo với Đại tướng: “Nếu thực hiện cách đánh
nhanh, quân ta phải đột phá liên tục ba vịng tuyến rất khó khăn” [6].
Chiều 26/1, sau khi hỏi ý kiến và nhận được sự đồng tình của cố vấn Vi
Quốc Thanh, Đảng ủy mặt trận họp có đầy đủ các đồng chí trong Bộ chỉ huy.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày tình hình địch và ta, đặc biệt là nêu
lên nhưng khó khăn của ta, nhấn mạnh phương châm tác chiến “Đánh nhanh
thắng nhanh” của ta hiện giờ khơng cịn phù hợp, buộc ta phải chuyển sang
phương châm tác chiến mới là “Đánh chắc, tiến chắc”. Quyết tâm thay đổi
phương châm tác chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến
dịch ngay lập tức đã được sự đồng tình ủng hộ của Bác và Bộ Chính trị. Chiến
sự đã sẵn sàng, mọi cơng tác chuẩn bị của ta đã bảo đảm cho chiến dịch được
diễn ra theo như lời Bác Hồ đã dặn dò Đại tướng trước khi ra mặt trận
“...Chắc thắng mới đánh, khơng chắc thắng khơng đánh”.
1.2.1.2 Tình hình địch
Ngày 20/11/1953, khi phát hiện quân chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc,
tướng Na-va đã cho quân nhảy dù xuống chiếm ĐBP tạo thành lá chắn bảo vệ
Lai Châu và Thượng Lào. Đến cuối tháng 12/1953, tổng số quân Pháp ở ĐBP
lên tới 16.200 lính, một hệ thống hầm ngầm kiên cố, cùng hệ thống giao thông
hào và lô cốt bao quanh, có sân bay hậu cần và tăng viện, pháo và tăng yểm hộ.

Thực dân Pháp xây dựng ĐBP thành “con nhím khổng lồ, chọc nát mặt địch
thủ” hoặc hơn nữa là “chiếc cối xay thịt, nghiền nát những kẻ xâm nhập”.
Trong khi đó, từ đầu tháng 12 năm 1953, quân địch cũng tập trung cố
gắng, tăng cường phòng thủ tập đoàn cứ điểm ĐBP. Chúng ráo riết xây dựng

11


các loại công sự, hào giao thông, chiến hào, sở chỉ huy. Chúng cào nhà, phá
bản để lấy vật liệu. Mỗi ngày từ 100 đến 200 chuyến máy bay vận tải thả
xuống 150 đến 300 tấn hàng. Chúng ném xuống 3.000 tấn dây thép gai.
Chúng thả các bộ phận xe tăng, pháo lớn xuống lắp ráp ngay tại ĐBP. Sân
bay được mở rộng. Các điểm cao ở phía Bắc, phía Đông được xây dựng thành
những cứ điểm kiên cố. Đế quốc Mĩ ra sức giúp Pháp củng cố tập đoàn cứ
điểm, nhiều loại vũ khí, phương tiện mới được đưa đến ĐBP.
Đầu tháng 3 năm 1954, lực lượng địch ở ĐBP có 12 tiểu đồn và 7 đại
đội bộ binh. Trong quá trình chiến dịch, địch tăng thêm 4 tiểu đoàn và 2 đại
đội dù. Tổng cộng là 17 tiểu đồn bộ binh và lính nhảy dù, địch đã điều động
lên đây gần hết lực lượng mà chúng có ở Đơng Dương. Pháo binh có 2 tiểu
đồn 105 mi-li-mét, 1 đại đội 155 mi-li-mét và 2 đại đội súng cối 120 mi-limét, tất cả trên 40 khẩu pháo. Công binh, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 đại đội (10
chiếc M.24); khơng qn có 1 đội thường trực (14 chiếc); vận tải cơ giới có 1
đội. Ngồi ra cịn nhiều loại vũ khí đặc biệt khác như súng phun lửa, súng
trọng liên nhiều nịng, mìn na pan và các cơng cụ quang học, tia hồng ngoại
để quan sát và bắn đêm.
Tổng số quân địch ở ĐBP là 16.200 tên được bố trí trong 49 cứ điểm,
tổ chức thành tám cụm. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng,
có nhiều chiến hào ngang dọc. Một số cứ điểm cịn có hầm ngầm, hàng rào
dây thép gai bao quanh các cứ điểm dày từ 50 đến 200 mét. Ngoài ra địch cịn
bố trí dày đặc các bãi nìm và đặt hàng rào điện sát mặt đất. Tám cụm cứ điểm
hợp thành 3 phân khu:

Phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh. Tại đây tập trung hai
phần ba lực lượng của địch, cơ quan chỉ huy, trận địa pháo binh, kho hậu cần,
sân bay. Phía Đơng phân khu là hệ thống cứ điểm bố trí trên các điểm cao.
Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo, cùng với cụm cứ
điểm Him Lam (thuộc phân khu trung tâm), đây là ba trung tâm đề kháng bảo
vệ ĐBP từ phía Bắc.

12


Phân khu Nam là một cứ điểm có trận địa pháo binh và sân bay Hồng
Cúm, ngăn chặn quân ta tiến cơng từ phía Nam.
Hỏa lực pháo binh bố trí thành hai trận địa (Mường Thanh và Hồng
Cúm) có thể yểm hộ lẫn nhau. Tập đồn cứ điểm ĐBP có hai sân bay, và
nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không. Việc bắn phá,
ném bom xuống các khu vực xung quanh ĐBP và các tuyến giao thông do
máy bay ở căn cứ Gia Lâm, Cát Bi đảm nhiệm; về sau cịn có thêm máy
bay xuất phát từ tàu sân bay Mĩ đậu ở vịnh Hạ Long. Thực dân Pháp dùng
80% lực lượng không quân của chúng ở Đông Dương vào mặt trận ĐBP,
thường xuyên ở ĐBP địch có 2.000 tấn đạn dược và lương thực dự trữ để
chiến đấu liên tục.
Qn địch có đơng, hỏa lực mạnh, cơng sự vững chắc, bố phịng chặt
chẽ, ĐBP là một tập đồn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương kể cả
trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Pháp cũng chưa từng xây dựng
được một hệ thống phòng ngự dã chiến mạnh như ở ĐBP.
Bộ trưởng chiến tranh, quốc phịng nước Pháp, tướng lĩnh và đơ đốc,
Tổng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng các quân chủng hải, lục, khơng
qn Pháp và tướng Ơ. Đa-ni-en đã đến tận nơi để kiểm tra tập đoàn cứ điểm
ĐBP. Đều xác định đây là “một tập đoàn cứ điểm đáng sợ”, “một pháo đài
bất khả xâm phạm”, “một véc-đoong ở Đông Nam Á” [1] và đều tán dương

chủ trương quyết chiến của tướng Na-va.
Quân địch có niềm tin rằng nhất định sẽ đánh bại ta nên chúng rải
truyền đơn, thách thức Bộ chỉ huy mặt trận của ta. Nhưng sau khi Đại tướng
Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch quyết tâm đổi phương án tác chiến
mới tướng Na-va của Pháp hoang mang và chỉ mong Đại tướng Võ Nguyên
Giáp bỏ ý định giao chiến với chúng, Ông ta nói: “Về phần mình, tơi tin lúc
đó... Khi ngồi tại Sài Gịn tơi lo lắng nhiều hơn... Một nỗi lo âm thầm vẫn ẩn

13


náu và chất chứa trong tôi” [3]. Sử gia người Pháp Georges Boudarel khi
nhận xét về sự thay đổi phương án tác chiến của Đại tướng đã nhận thấy đó là
một quyết định mà “Ơng đã đưa mình vào con đường thắng lợi” [14].
1.2.1.3 Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ
Căn cứ vào tình hình của địch chưa tăng cường, công sự địch chưa
kiên cố, quân địch vừa thua ở một số trận trên chiến trường Đông Dương,
lực lượng địch bị giảm sút. Còn ta bộ đội đã khắc phục được nhiều khó
khăn, vận chuyển được pháo từ hậu phương lên mặt trận, mở đường được
cho pháo binh lên mặt trận để chuẩn bị chiến đấu. Đến ngày 26/1/1954,
việc chuẩn bị đã xong, bộ đội đã đến vị trí xuất phát tiến cơng, nhiều khẩu
pháo đã được kéo vào trận địa.
Sau 2 tháng chuẩn bị lại cả về mặt hậu cần và phương châm tác chiến
mới, ta đã sẵn sàng bước vào trận quyết chiến. Ngày 11/3/1953, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường và tin tưởng
rằng, cán bộ và chiến sĩ ta sẽ “phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi
khó khăn, gian khổ làm trịn nhiệm vị sắp tới” [4]. Cũng thời điểm đó Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lệnh động viên cán bộ, chiến sĩ đến từng đơn
vị: “...Tất cả các cán bộ chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng, hãy
dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ quyết chiến, quyết thắng của

Chủ tịch Hồ Chí Minh” [4].
Đúng 17 giờ ngày 13/3/1954 chiến dịch lịch sử ĐBP nổ ra được chia
làm 3 đợt tiến công, mở đầu là cuộc tiến công vào trung tâm đề kháng Him
Lam sau 9 giờ tiến công, quân ta đã làm chủ trận địa, cứ điểm Him Làm
hoàn toàn bị tiêu diệt.
Đến ngày 1/5/1954, ta mở chiến dịch tiến công cuối cùng, đánh thẳng
vào trung tâm cứ điểm ĐBP. Đến ngày 7/5/1954, ta tiến đánh các cứ điểm còn
lại giành thắng lợi, lá cờ “quyết chiến quyết thắng” đã được tung bay trên nóc

14


hầm Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm ĐBP, của tướng Pháp De Castries, đánh
dấu thắng lợi của Việt Nam ở mặt trận ĐBP.
1.2.2. Diễn biến đợt 1 (13/3/1954 - 17/3/1954)
Ở đợt 1 ta đánh vào các cụm cứ điểm phía Bắc, tiêu diệt cụm cứ điểm
Him Lam, Độc Lập, tiếp đó uy hiếp, gọi quân địch đầu hàng ở Bản Kéo. Đặc
biệt là Him Lam gồm 3 cứ điểm xây dựng trên ba quả đồi và là cụm phòng
ngự kiên cố bậc nhất của địch ở ĐBP.
17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1954, pháo ta bắn vào Him Lam, phân khu
Trung tâm và sân bay Mường Thanh. Nhiều hầm hào cơng sự của địch bị phá
hủy; tiểu đồn trưởng, tiểu đồn phó phân khu Trung tâm và Bộ Tham mưu
phân khu địch bị tiêu diệt, trận địa pháo binh địch ở Mường Thanh bị tê liệt,
kho xăng bốc cháy, 5 máy bay bị phá hủy.
Đại đoàn 312 sử dụng 2 trung đoàn 141, 209, hai Đại đội lựu pháo 804,
806, hai Đại đội sơn pháo 752, 753 và hai Đại đội súng cối 120 mi-li-mét tiến
đánh cụm cứ điểm Him Lam.
18 giờ 30 phút, ba mũi xung kích của ba Tiểu đoàn bộ binh 130, 428,
11 tiến vào mở cửa, nhanh chóng giải quyết cứ điểm 3. Ở cứ điểm 2, khi ta
tiến vào trận địa, hỏa lực của tiểu đoàn bị trúng đạn pháo của địch. Quân địch

bám cơng sự, chống cự quyết liệt. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu
mai tạo điều kiện cho đồng đội tiến lên đánh giặc. Cuộc tiến công vào cứ
điểm 1 càng gay go, nhiều chiến sĩ hi sinh trước cửa mở. Đến 23 giờ 30 phút
ta tiêu diệt toàn bộ cụm cứ điểm Him Lam.
Đêm 14 rạng sáng 15 tháng 3 năm 1954, ta mở cuộc tiến công cụm cứ
điểm Độc Lập. Đồi Độc Lập dài 700 mét, cách Mường Thanh 4 ki-lơ-mét, do
Tiểu đồn 5, Trung đồn 7 RTA và một Đại đội lính ngụy Thái, được tăng
cường 4 khẩu súng cối 120 mi-li-mét chiếm giữ, ngăn chặn tiến công của ta
theo con đường Lai Châu từ phía Bắc đánh xuống.

15


Bộ chỉ huy Đại đoàn 308 đã chỉ huy Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312),
Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308), Đại đội lựu đạn pháo 803, hai Đại đội sơn
pháo 752, 753 và hai Đại đội súng cối 120 mi-li-mét, tiến công đồi Độc Lập.
3 giờ 30 phút ngày 15 tháng 3, cuộc tiến công bắt đầu, 3 giờ sau (6 giờ 30
phút), ta hoàn toàn tiêu diệt được cứ điểm. Trong trận này, tiểu đội của các
đồng chí Dỗn và Cấc, người trước ngã người sau tiến, chuyền tay nhau cờ
“quyết chiến, quyết thắng”, nhanh chóng thọc sâu vào Sở chỉ huy của địch;
Tiểu đội trưởng bộc phá Nguyễn Văn Ty bình tĩnh, quả cảm chỉnh hướng
đánh và dẫn từng chiến sĩ lên đánh liên tiếp 30 quả bộc phá, mở đường cho
xung kích tiến vào. Cuộc chiến sắp kết thúc, qn địch có hai tiểu đồn lính
nhảy dù và 8 xe tăng tiến ra phản kích. Ta dùng pháo binh kết hợp với 1 đại
đội bộ binh bắn chặn, bị thương vong nhiều, quân địch bỏ xác tháo chạy.
Đợt tiến công thứ nhất kết thúc sau 5 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt
nhanh gọn hai cụm cứ điểm kiên cố vào loại bậc nhất của địch (Him Lam và
Độc Lập). Ta đã tiêu diệt bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay, mở
thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp nghiêm trọng sân bay
Mường Thanh, giáng một địn chống váng vào tinh thần của binh lính địch.

Pi-rốt (Piroth), chỉ huy pháo binh của địch ở ĐBP, dùng lựu đạn tự tử. Nỗi
kinh hoàng lan từ ĐBP cho đến các Sở chỉ huy của địch ở Hà Nội và Sài Gòn.
Thắng lợi ở đợt tiến công thứ nhất này đã báo hiệu cho sự tất thắng của chiến
dịch, chứng tỏ phương châm tác chiến mới “Đánh chắc, tiến chắc” là hồn
tồn chính xác, quân đội ta dần trưởng thành và ngày 17 tháng 3 năm 1954,
Đại đồn cơng binh pháo 351 vinh dự nhận cờ “quyết chiến quyết thắng” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2.3. Diễn biến đợt 2 (30/3 - 26/4/1954)
Ngày 16 tháng 3 năm 1954, địch tăng viện 3 tiểu đoàn nhảy dù cho tập
đoàn cứ điểm ĐBP. Vào hồi 17 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1954, ta tiến công

16


vào ngọn đồi phía Đơng, ở đợt này ta đánh đồng loạt các cứ điểm ở phía
Đơng, chia cắt địch, thắt chặt vòng vây, khống chế triệt để tiếp tế và tiếp viện
của địch. Sau 45 phút, Trung đoàn 89 (Đại đồn 316) tiêu diệt gọn một Đại
đội lính thuộc tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 đánh chiếm đồi C1. Sau 1 giờ 30
phút, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) tiêu diệt gọn một bộ phận tiểu đồn lính
dù ngụy, chiếm đồi E. Sau 2 giờ Trung đoàn 209 (Đại đồn 312) tiêu diệt 1
tiểu đồn lính thuộc Tiểu đồn 3, Trung đoàn 3 đánh chiếm các đồi D1. Ngay
đêm hơm đó, và cả ngày hơm sau, qn địch tổ chức nhiều đợt phản kích,
nhưng đều bị ta đánh lui.
Cuộc chiến đấu trên đồi A1, điểm cao quan trọng nhất diễn ra gay go.
Trong hai đêm đầu quân ta chiếm hai phần ba vị trí. Đến sáng ngày hơm sau
địch tăng cường nhiều lực lượng có cả pháo binh và xe tăng yểm hộ, chiếm lại
một phần vị trí. Ta và địch giành giật nhau hết sức quyết liệt. Đến ngày 4
tháng 4, mỗi bên giữ một nửa điểm cao. Trong trận này, quân ta bị lọt vào
vòng vây của địch, chiến sĩ Chu Văn Mùi cùng tổ thông tin của anh 3 ngày
nhịn đói nhưng vẫn vừa chiến đấu, vừa gọi pháo bắn chặn, đánh bật nhiều đợt

xung phong của bộ binh và xe tăng địch.
Ngày 8 tháng 4 năm 1954, địch cho tiểu đoàn dù dự bị thứ 4 nhảy
xuống ĐBP. Ngày 9 tháng 4, quân địch phản kích chiếm đồi C1. Cuộc chiến
đấu ở đây diễn ra 4 ngày đêm, sau đó ta và địch mỗi bên giữ một nửa bên đồi.
Cùng với cuộc tiến công vào cụm cứ điểm phía Đơng, Tiểu đồn 11
thuộc Trung đồn 141 (Đại đồn 312) đánh thẳng vào tiểu đồn lính dù ngụy
số 5. Đại đoàn 243 do Nguyễn Văn Nọa chỉ huy đã tiêu diệt trận địa pháo địch
ở cứ điểm 210 và đuổi đánh tiểu đồn lính dù số 6 ra đến sông Nậm Rốm. Ta
tiêu diệt được 2.500 địch, chiếm phần lớn các điểm cao quan trọng, tạo điều
kiện chia cắt, bao vây, khống chế địch.
Tại ĐBP Bộ chỉ huy mặt trận chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng trận
địa, tiến công và bao vây địch khắp tứ phía và bảo đảm cho quân ta đánh địch cả

17


ban ngày và ban đêm, ngày nay qua ngày khác. Đại đồn 308 xây dựng trận địa
trên cánh đồng phía Tây. Đại đồn 312 phụ trách trận địa phía Bắc. Đại đồn
316 phụ trách trận địa phía Đơng. Trung đồn 57 (Đại đoàn 304) xây dựng trận
địa cánh cung cắt rời phân khu Hồng Cúm với phân khu Trung tâm.
Quân địch bắn pháo dồn dập vào các đoạn đầu hào, cài mìn trước trận
địa, chúng phản kích liên tục, máu và mồ hôi của chiến sĩ đã thấm vào trong
từng đoạn chiến hào, nhưng chiến hào của ta dài hàng trăm ki-lơ-mét vẫn
khơng ngừng nhích lên phía trước, đây được xem như là “những sợi dây
thừng ngày càng thắt chặt xung quanh cổ địch”, nó cịn để chia cắt, thu hẹp
vùng địch đóng quân. Đầu tháng 4 năm 1954, chiến hào của ta từ hai phía
Đơng, Tây khép vào, cắt đứt phân khu Nam và phân khu Trung tâm. Quân
địch phản công dữ dội, ác liệt nhất là trận ngày 24 tháng 4 năm 1954 Tiểu
đoàn Nguyễn Quốc Trị đánh bật nhiều đợt xung phong của bộ binh và xe tăng
địch làm cho chúng bị thiệt hại nặng nề, sân bay bị ta kiểm sốt. Tập đồn cứ

điểm địch bị ta chia cắt, phạm vi đóng quân bị thu hẹp lại chỉ còn 1.200 mét
đến 1.300 mét, nguồn tiếp viện dựa vào việc thả dù. Bộ đội của ta đã tiêu diệt
được nhiều máy bay, trinh sát, vận tải của địch và trong quá trình phát triển
trận địa đã sáng tạo ra nhiều cách đánh mới, từ hoạt động tích cực của các tổ
“bắn bia sống” gồm các chiến sĩ thiện xạ phát triển thành phong trào “săn
Tây, bắn tỉa” diệt địch, đoạt dù. Dựa vào chiến hào sát vị trí địch nên ta lợi
dụng khi địch ra sửa cơng sự, lấy nước, nhô đầu ra khỏi lô cốt hay lấy dù
tiếp tế thì chiến sĩ của ta sẽ bắn tỉa từng tên địch. Đồng chí Lục Văn Thơng
(Trung đồn 98) chiếm kỉ lục bắn tỉa: Một ngày diệt được 30 tên địch.
Đồng chí Phùng Văn Khầu với khẩu sơn pháo 75 trên đồi D1, nhân lúc
địch di chuyển trận địa đã lần lượt bắn tỉa 4 khẩu pháo 105 mi-li-mét...
Ngoài ra Trung đoàn 36 bất ngờ xung phong đánh chiếm vị trí của địch và
sáng tạo ra cách đánh “Lấn” và chiếm được các cứ điểm quan trọng như

18


×