Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không không quân trong chiến dịch điện biên phủ trên không 1972

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.73 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐOÀN NGỌC LÂM

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG
LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG
KHÔNG QUÂN TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
NĂM 1972

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐOÀN NGỌC LÂM

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG
LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG
KHÔNG QUÂN TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
NĂM 1972
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


THIẾU TÁ, ThS TRƢƠNG HÙNG SƠN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trung tâm Giáo dục quốc phòng
Hà Nội 2 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ dạy và trang bị
cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian qua.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy
Thiếu tá, ThS. Trương Hùng Sơn - Giảng viên Trung tâm Giáo dục quốc
phòng & an ninh Hà Nội 2 đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu
và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thiếu kinh
nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót và khiếm
khuyết. Tôi rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2018
Tác giả đề tài

Đoàn Ngọc Lâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong khóa luận này là do tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ
lực tìm hiểu, nghiên cứu và được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo
Thiếu tá, ThS. Trương Hùng Sơn.
2. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi

xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả đề tài

Đoàn Ngọc Lâm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................
MỤC LỤC ..............................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài........................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................3
8. Kết cấu của đề tài.........................................................................................4
Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHỆ THUẬT SỬ
DỤNG LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN TRONG
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG NĂM 1972 ....................5
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG
QUÂN ..................................................................................................................5

1.1.1 Sự ra đời ...............................................................................................5
1.1.2. Một số chiến công từ khi thành lập đến cuối 1972 của lực lƣợng
phòng không không quân Việt Nam ..........................................................6

1.2. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 1972 ...................................8

1.2.1. Thời gian ..............................................................................................8
1.2.2. Địa điểm ...............................................................................................9


1.2.3. Lực lƣợng tham chiến của quân đội nhân dân Việt Nam trong
chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972...............................................9
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN & CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................13

1.3.1 Cơ sở lý luận.......................................................................................13
1.3.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................14
Kết luận chƣơng 1 ..........................................................................................17
Chƣơng 2: NỘI DUNG NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG LỰC LƢỢNG
PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN
PHỦ TRÊN KHÔNG NĂM 1972 ...................................................................19
2.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ CHIẾN DỊCH KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU
NƢỚC ................................................................................................................19
2.2. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 1972. .............21
2.3. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 1972 .........................28

Kết luận chƣơng 2 ..........................................................................................33
Chƣơng 3: Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG
KHÔNG QUÂN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN
KHÔNG NĂM 1972 ..........................................................................................35
3.1. Ý NGHĨA LỊCH SỬ .....................................................................................35

3.1.1. Đối với dân tộc ..................................................................................37

3.1.2. Chiến thắng mang ý nghĩa thời đại sâu sắc..................................39
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..........................................................................41

3.2.2. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” ....................................42
3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp ..........................................................42
3.2.4. Bố trí, sử dụng các lực lƣợng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả
tất cả các lực lƣợng, các loại vũ khí trang bị hiện có tạo thành lƣới lửa


phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, đánh địch ở mọi độ cao, mọi
hƣớng ............................................................................................................44
3.2.5. Phát huy nhân tố chính trị tinh thần, tăng cƣờng sức mạnh, ý
chí chiến đấu, dám đánh, quyết đánh và quyết đánh thắng của quân
và dân ta .......................................................................................................45
Kết luận chƣơng 3 ..........................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................51


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

NBCL


Ném bom chiến lược

2

LLVT

Lực lượng vũ trang

3

QĐNDVN

Quân đội nhân dân Việt Nam

4

PK - KQ

Phòng Không - Không Quân

5

TLPK

Tên lửa phòng không


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình.
từ ngàn đời xưa, chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi lạc Hồng.
Chúng ta phải vượt qua vàn khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước.
Thời cuộc xoay vòng, chiến tranh - hòa bình - chiến tranh, nước ta phải gánh
chịu ách đô hộ nặng nề tàn bạo của giặc tàu, giặc tây hơn ngàn năm, Nhưng
người Việt Nam ta không bao giờ chịu khuất phục, chấp nhận nỗi nhục mất
nước, bao lớp cha anh đã kiên cường chống trả, bất khuất hy sinh chẳng tiếc
chi xương máu mang về bao chiến công hiển hách, dựng nên trang sử vàng để
lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một kì tích vẻ vang, là thắng lợi
của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Bằng ý chí, nghị lực, niềm tin và khát khao chiến thắng quân và dân Việt
Nam đã tạo nên một chiến thắng lẫy lừng không những cho dân tộc Việt Nam
trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà nó còn là chiến công lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu, tạo nghị lực và niềm tin cho những dân tộc
đang khát khao độc lập.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và đỉnh cao là 12 ngày đêm (18-29/12/1972), là
thắng lợi cao nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Nói đến sức
mạnh góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta không thể không
nói đến nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không không quân - quân đội
nhân dân Việt Nam. Sức mạnh đó đã gây bất ngờ lớn cho đế quốc Mỹ, làm
đảo lộn mọi tính toán, kế sách của đế quốc Mỹ, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã
cho thấy sức mạnh của lực lượng phòng không không quân tuy vừa mới được
thành lập chưa được bao lâu, lực lượng còn non trẻ nhưng đã giáng những

1


đòn thật mạnh vào quân Mỹ, đóng vai trò quan trọng, một trong những yếu tố
quyết định làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Là thế hệ trẻ, được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, đang trên tiến trình
phát triển và hội nhập, được hưởng những điều kiện sống tốt đẹp hơn những
thế hệ cha anh đi trước, những người sinh ra trong thời cuộc loạn lạc, chiến
tranh triền miên, cuộc sống gian lao, khó nhọc, nạn đói, mù chữ thường xuyên
đối diện với cái chết bom đạn. Nghĩ lại thấy mình thật may mắn, là những
sinh viên chuyên ngành giáo dục quốc phòng - an ninh, khi tiếp xúc với lịch
sử, chúng em lại càng hứng thú, mong muốn biết rõ những đường lối Đảng
Cộng Sản, muốn biết rõ những đường lối, sự hy sinh cũng như những điều
làm nên chiến thắng vinh quang cho hôm nay, hòa bình của cha ông, từ những
vấn đề trên nên em chọn: “Nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không
không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972” để bắt đầu
nghiên cứu đi sâu vào các trận chiến chống đế quốc Mỹ nói chung và trận
Điện Biên Phủ trên không nói riêng, để hiểu được tầm quan trọng của quân
đội và đặc biệt là lực lượng phòng không không quân Việt Nam đã làm nên
chiến thắng vẻ vang cho dân tộc Việt Nam ta.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích làm rõ nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không không quân
có vai trò to lớn trong việc góp phần làm nên chiến thắng chiến dich Điện
Biên Phủ trên không 1972, thấy được tầm quan trọng của lực lượng phòng
không không quân trong quân đội nhân dân Việt Nam từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm về nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không không quân trong
chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu lực lượng phòng không - không quân của nước ta được sử
dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972

2


Nghiên cứu nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không - không quân

trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về nghệ thuật sử dụng lực lượng
phòng không không quân
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghệ thuật sử dụng lực lượng phòng không không quân trong chiến
dịch Điện Biên Phủ trên không 1972
5. Phạm vi nghiên cứu
Chiến dịch Điện Biên phủ trên không năm 1972, mà đỉnh cao là 12
ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu bao
gồm: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê so sánh,
phương pháp logic.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1 Ý nghĩa khoa học
Củng cố kiến thức, nội dung giúp chúng ta hiểu được tầm quan trong của
chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972 và đỉnh cao là 12 ngày đêm.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được nghệ thuật sử dụng lực
lượng phòng không không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ cuối 1972
biết được các nghệ thuật, chiến lược, chiến dịch mà Đảng, quân và dân ta đã
áp dụng để đánh đuổi giặc Mỹ, cũng như việc huấn luyện lực lượng phòng
không không quân trong thời bình. Nếu đề tài được bảo vệ thành công cũng sẽ
là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên khóa sau.

3


8. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu
tham khảo.

4


Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHỆ THUẬT SỬ
DỤNG LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN TRONG
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG NĂM 1972
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỰC LƢỢNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG
QUÂN

1.1.1 Sự ra đời
Cùng với nhiều binh chủng khác của các lực lượng vũ trang nhân dân,
lực lượng không quân đã có quá trình xây dựng từ sớm. Năm 1949, cơ quan
nghiên cứu Không quân đầu tiên được thành lập.
Ngày 1- 4 - 1953, tại rừng Bộc Nhiêu, Định Hoá, Thái Nguyên, đại tướng
Võ Nguyên Giáp kí sắc lệnh thành lập trung đoàn 367 (6 tiểu đoàn pháo cao xạ
37 li). Lớp không quân đầu tiên gồm những cán bộ chiến sĩ được tuyển chọn
năm 1953 trở thành nòng cốt xây dựng đội ngũ cán bộ phòng không.
Ngày 3-3-1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu
sân bay, ngày 21-3-1958: Thành lập Bộ tư lệnh Phòng không. -Tháng 8-1958,
quân đội ta tổ chức lớp học về radar đầu tiên (gồm 20 người được cử sang
nước Trung Quốc học). Sau đó, quân đội ta được trang bị đài radar đầu tiên
do các nước bạn giúp đỡ. Đến ngày 24-1-1959, Cục Không quân được thành
lập tiếp tục thực hiện chức năng của Ban nghiên cứu sân bay. Trực thuộc Cục
có Trung đoàn không quân vận tải 919 và Trường Hàng không 910.
Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên như vận chuyển hành khách, hàng
hóa trên các tuyến bay trong nước, đưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đi thăm và công tác tại nước ngoài, Trung đoàn còn tham gia vận

chuyển hàng cho Đoàn 559 để đưa vào chiến trường miền Nam và làm nhiệm
vụ quốc tế trên chiến trường Lào. Theo chủ trương của Quân ủy và Bộ Tổng
Tư lệnh, Cục Không quân đã cử nhiều cán bộ, nhân viên kỹ thuật và tổ chức

5


một khung cán bộ Trung đoàn ra nước ngoài học tập xây dựng Trung đoàn
không quân tiêm kích đầu tiên của Quân đội ta.
Ngày 22-10-1963, trên cơ sở binh chủng Phòng không và Cục Không
quân đã được xây dựng, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định hợp nhất hai lực
lượng, thành lập Quân chủng PK-KQ. Đại tá Phùng Thế Tài được bổ nhiệm
làm Tư lệnh Quân chủng và Đại tá Đặng Tính được bổ nhiệm làm Bí thư
Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng.
Khi mới thành lập, Quân chủng PK- KQ có 3 binh chủng. Binh chủng
Pháo cao xạ có 11 trung đoàn và 2 tiểu đoàn. Binh chủng Ra đa có 3 trung
đoàn với 18 đại đội và 3 đại đội quan sát mắt. Các trung đoàn ra đa điều chỉnh
thế bố trí, hình thành trường ra đa bảo vệ từng khu vực yếu địa. Binh chủng
Không quân có Trung đoàn Không quân vận tải 919.
1.1.2. Một số chiến công từ khi thành lập đến cuối 1972 của lực lƣợng
phòng không không quân Việt Nam
Lực lượng phòng không mới ra đời đã lập công lớn góp phần vào thắng
lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Tương quan lực lượng của ta
và địch lúc đó rất chênh lệch. Lúc đó nước Pháp đã là một cường quốc quân
sự, chúng đã sử dụng rất nhiều loại máy bay hiện đại lúc bấy giờ. Điển hình là
các loại : B24, AB.24, P.38, F.6F... Mặc dù vậy lực lượng không quân của ta
không hề sợ hãi, đã dũng cảm, mưu trí sáng tạo lập công. Pháo cao xạ của ta
tấn công, bao vây địch dữ dội. Nhiều máy bay địch thả lính dù và hàng tiếp tế
bị ta bắn hạ.
Ngoài ra, do bị hoả lực của ta bủa vây, máy bay Pháp không thể thả

hàng tiếp tế vào đúng trận địa của địch mà chỉ dám thả ở vòng ngoài nên đa
số hàng tiếp viện của chúng rơi vào tay chúng ta,làm cho địch đã khó khăn lại
càng khó khăn hơn. Vào lúc 7h30 ngày 13-3-1954, ta bắn rơi chiếc máy bay
đầu tiên của Pháp và chiếc máy bay cuối cùng của Pháp bị ta bắn hạ trong
chiến dịch vào ngày 8-5-1954. Trong 56 ngày đêm chiến đấu ở Điện Biên

6


Phủ, trung đoàn phòng không 367 đã bắn rơi 52 máy bay Pháp, bắn bị thương
117 máy bay của Pháp và Mỹ can thiệp.
Ngày 17-9-1967: Bộ đội phòng không bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu
tiên. Lực lượng pháo phòng không của ta liên tục lập công. Tiêu biểu như trận
đánh ngày 17-10-1967 trên tuyến đường số 1 Bắc dưới sự chỉ đạo của tiểu
đoàn trưởng Nông Văn Dũng bảo vệ cầu Đáp Cầu đã tiêu diệt nhiều máy bay
địch. 24 máy bay gồm 20 chiếc F.105 và 4 chiếc F.4 đánh cầu Đáp Cầu thị
trấn Bắc Ninh. Năm đại đội pháo 37 (20 khẩu) và một trung đội súng máy PK
14,5mm đã đồng loạt nổ súng bắn rơi 5 chiếc F.105 có 4 chiếc rơi tại chỗ...
Được sự giúp đỡ của Liên Xô, năm 1966 đến năm 1967, chúng ta có được 2
súng máy và hai tên lửa X51.
Mỹ âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất
nước ta. Mỹ hung hăng tuyên bố: “...chúng ta ném bom đẩy lùi miền Bắc Việt
Nam về thời kì đồ đá...”. Mỹ huy động các loại máy bay hiện đại bậc nhất lúc
đó như máy bay AC124, A1E(ném bom phốtpho trên mặt đất), AC.130H
(máy bay ném bom chiến thuật bắn phá mạnh nhất, lớn nhất), A.6A,A.7,B52,
B-57B, F.105F, F111, F4, RS74, EB-66...
Ngày 7-2-1965, bất chấp công ước quốc tế, tổng thống Mỹ Giônsơn đã
cho máy bay Mỹ đánh phá Vĩnh Linh, Quảng Bình mở màn cho cuộc chiến
tranh bằng không quân và hải quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam. Quân và dân
miền Bắc Việt Nam anh dũng đáp trả lại quân địch.

Đầu năm 1965, trận địa bắn máy bay bằng súng bộ binh của dân quân
Vĩnh Linh đã bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.
Ngày 31-5-1966, một chiếc C.130 bị ta bắn rơi tại cầu Hàm Rồng, Thanh
Hoá. Ngày 31-5-65, ta bắn rơi F-8U cũng tại cầu Hàm Rồng.
Còn nhiều trận đánh nữa , lực lượng phòng không của ta đã làm cho địch
phải khiếp sợ và bảo vệ an toàn các mục tiêu đúng như lời Bác Hồ dạy: “...Ta

7


nhất định thắng, Mỹ nhất định thua... Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền,
dù chúng có B52, B57 hay “Bê” gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay,
từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định
thắng” (ngày 19-7-1965 khi Người đến thăm trung đoàn tên lửa 236).
Đỉnh cao của thắng lợi của lực lượng phòng không-không quân là vào 12
ngày đêm từ ngày 18.12 đến ngày 29-12-1972, quân và dân Miền Bắc đã bắn
rơi 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 máy bay chiến lược B.52 và 5 F.111. Tiêu
diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái, bắn cháy 9 tàu chiến.
1.2. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 1972

1.2.1. Thời gian
Tháng 10/1972, theo thỏa thuận, lẽ ra giữa Việt Nam và Mỹ ra thỏa thuận
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ đã bội
ước, đưa máy bay chiến lược B52 đến ném bom thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.
Tổng thống Nickson có kế hoạch dùng sức mạnh máy bay B52, con át
chủ bài của không lực Hoa Kỳ “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ
đá”, hòng buộc phía Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ.
Mỹ biết rằng khó thể xoay chuyển hoàn toàn tình thế chỉ bằng một cuộc tập
kích ác liệt.
Để khỏi bị mang tiếng là bỏ rơi “đồng minh”, Mỹ đã cố gắng làm tròn

nghĩa vụ với chính quyền Sài Gòn khi quyết định dùng nấc thang quân sự cuối
cùng để chứng tỏ họ đã cố gắng hết sức vì quyền lợi của “đồng minh”. Vả lại
với một siêu cường quân sự như Mỹ, từ lâu đã có tham vọng muốn làm bá chủ
thế giới, muốn hình thành trật tự thế giới một cực trong đó Mỹ đứng đầu. Với
một nước tư bản mạnh như vậy khi để thua tại chiến trường Việt Nam – một
nước nông nghiệp lạc hậu thì không có tư cách để thống trị thế giới.
18/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn ra lệnh tiến hành cuộc tập kích
đường không chiến lược vào miền Bắc Việt Nam với tên gọi “Chiến dịch

8


Linebacker II”. Các pháo đài bay B52 mang hàng ngàn tấn bom bắn phá cùng
sự hỗ trợ của 5 tàu sân bay mở cuộc tấn công.
1.2.2. Địa điểm
Trong 12 ngày đêm, từ 18/12 đến 29/12/1972, toàn bộ lực lượng 200
máy bay B52 và các loại máy bay khác của Mỹ ở Thái Bình Dương và Đông
Nam Á đã không kích Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,... miền
bắc Việt Nam gây nên những thiệt hại nặng nề cho nhân dân miền bắc như tại
bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên, làng hoa Ngọc Hà, Đông Anh, Gia
Lâm, ga Hàng Cỏ… Nhưng nhân dân miền bắc nói chung và Hà Nội nói riêng
không những không khuất phục, mà còn kiên cường chống trả sức. Quân và
dân ta đã hạ gục nhiều máy bay B52 của Mỹ và giành thắng lợi.
1.2.3. Lực lƣợng tham chiến của quân đội nhân dân Việt Nam trong
chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972
Về phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân
chủng Phòng không - Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu
cao nhất, đề phòng từ vĩ tuyến 20 trở ra. Sáng 18/12: Bộ Tổng Tham mưu
điện cho các đơn vị: cần đề phòng B 52 đánh từ vĩ tuyến phòng địch dùng B52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa,
rađa, không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay,

tàu chiến địch.
Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán đào hầm hào, phối hợp
với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản...
Phòng không:
Sư đoàn 361 bảo vệ Hà Nội do Đại tá Trần Quang Hùng làm tư lệnh, đại
tá Trần Văn Giang làm chính ủy. Các đơn vị trực thuộc gồm 3 trung đoàn tên
lửa SA -2 ( có 1 trung đoàn thiếu) và 5 trung đoàn cao xạ.

9


Trung đoàn tên lửa “Thành Loa” do trung tá Trần Hữu Tạo chỉ huy, gồm
4 tiểu đoàn hỏa lực và 1 tiểu đoàn kỹ thuật, mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 6 bệ
phóng và cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu 12 quả:
Tiểu đoàn hỏa lực 57 do thượng úy Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy.
Tiểu đoàn hỏa lực 59 do đại úy Nguyễn Thăng chỉ huy.
Tiểu đoàn hỏa lực 93 do đại úy Nguyễn Mạnh Hùng chỉ huy.
Tiểu đoàn hỏa lực 94 do thượng úy Trần Minh Thắng chỉ huy.
Tiểu đoàn kỹ thuật 95 do đại úy Đỗ Bỉnh Khiêm chỉ huy.
Trung đoàn tên lửa "Cờ Đỏ" do trung tá Nguyễn Ngọc Điển chỉ huy,
biên chế hỏa lực và kỹ thuật như Trung đoàn 261:
Tiểu đoàn hỏa lực 76 do đại úy Lê Văn Hệ chỉ huy.
Tiểu đoàn hỏa lực 77 do thượng úy Đinh Thế Văn chỉ huy.
Tiểu đoàn hỏa lực 78 do thượng úy Nguyễn Chấn chỉ huy.
Tiểu đoàn hỏa lực 79 do thượng úy Nguyễn Văn Chiến chỉ huy.
Tiểu đoàn kỹ thuật 80 do thượng úy Vương Toàn Tước chỉ huy.
Trung đoàn tên lửa "Hùng Vương" vùa hành quân từ Vĩnh Linh ra, lúc
bắt đầu chiến dịch chỉ còn một tiểu đoàn có khí tài sẵn sàng chiến đấu.
Tiểu đoàn hỏa lực 86 do đại úy Phạm Đình Phùng chỉ huy: sẵn sàng
chiến đấu từ đầu chiến dịch.

Tiểu đoàn hỏa lực 87 do đại úy Đỗ Ngọc Mỹ chỉ huy: không có khí tài
Tiểu đoàn hỏa lực 88 do thượng úy Lê Ký chỉ huy: sẵn sàng chiến đấu từ
26 tháng 12.
Tiểu đoàn hỏa lực 89 do đại úy Nguyễn Thế Thức chỉ huy: sẵn sàng
chiến đấu từ 26 tháng 12.
Tiểu đoàn kỹ thuật 90 do đại úy Nguyễn Trắc chỉ huy.
Các trung đoàn cao xạ "Sông Đuống", "Tam Đảo", "Đống Đa", "Tháng
Tám".

10


Trung đoàn cao xạ "Sông Thương", "Ba Vì": tăng cường cho Sư đoàn
361 từ 25 tháng 12
Dân quân tự vệ Hà Nội (phối thuộc 361): gồm 226 trung đội, được trang
bị 741 súng pháo các loại, trong đó có 18 pháo cao xạ 100 mm.
Sư đoàn 363 bảo vệ Hải Phòng do đại tá Bùi Đăng Tự làm tư lệnh,
thượng tá Vũ Trọng Cảng làm chính ủy, biên chế gồm 2 trung đoàn Tên
lửa SA-2, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn hỏa lực, 1 tiểu đoàn kỹ thuật trong tư
thế sẵn sàng chiến đấu; 1 trung đoàn cao xạ và 1 cụm tiểu cao.
Trung đoàn tên lửa "Hạ Long" do trung tá Đào Công Thận chỉ huy, 3/4
tiểu đoàn hỏa lực trong tình trạng đủ khí tài và cơ số đạn tiêu chuẩn.
Tiểu đoàn hỏa lực 81: do thượng úy Kiều Thanh Tịnh chỉ huy, sẵn sàng
chiến đấu từ đầu chiến dịch.
Tiểu đoàn hỏa lực 82: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
Tiểu đoàn hỏa lực 83: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
Tiểu đoàn hỏa lực 84: không đủ khí tài.
Tiểu đoàn kỹ thuật 85: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
Trung đoàn tên lửa "Nam Triệu" do trung tá Nguyễn Đình Lâm chỉ huy,
3/4 tiểu đoàn hỏa lực trong tình trạng đủ khí tài và cơ số đạn tiêu chuẩn.

Tiểu đoàn hỏa lực 71: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch, từ 21-12
được điều động phối thuộc Sư đoàn 361
Tiểu đoàn hỏa lực 72: do thượng úy Phạm Văn Chắt chỉ huy, sẵn sàng
chiến đấu từ đầu chiến dịch, từ 21-12 được điều động phối thuộc Sư đoàn 361
Tiểu đoàn hỏa lực 73: do thượng úy Đặng Minh Chức chỉ huy, sẵn sàng
chiến đấu từ đầu chiến dịch
Tiểu đoàn hỏa lực 74: không đủ khí tài.
Tiểu đoàn kỹ thuật 75: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.

11


Trung đoàn cao xạ "Sông Cấm" gồm 3 đại đội pháo 37 mm, 1 đại đội
pháo 57 mm, 2 đại đội pháo 100 mm và 1 cụm súng máy phòng không
14,5 mm và 12 mm.
Dân quân tự vệ Hải Phòng (phối thuộc Sư đoàn 363) gồm 92 trung đội,
được trang bị hơn 200 súng bộ binh (RPD, AK-47 và K-44).
Sư đoàn phòng không 365 bảo vệ khu vực từ Nam đồng bằng Bắc bộ
đến Quảng Bình, biên chế gồm 3 trung đoàn tên lửa và 3 trung đoàn cao xạ.
Trong đó, chỉ có 6/12 tiểu đoàn hỏa lực tên lửa trong tình trạng đủ khí tài sẵn
sàng chiến đấu.
Trung đoàn tên lửa "Quang Trung" có các tiểu đoàn hỏa lực 41 và 42
trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Trung đoàn tên lửa "Điện Biên" có các tiểu đoàn hỏa lực 52 và 53 trong
tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Trung đoàn tên lửa "Sóc Sơn" có các tiểu đoàn hoa lực 66 và 67 trong
tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Các trung đoàn cao xạ "Sông Lam", "Hoa Lư", "Sông Gianh".
Sư đoàn phòng không 375 bảo vệ đường 1 Bắc từ Bắc Giang đến Đồng
Mỏ, khu công nghiệp Thái Nguyên và tuyến đường sắt Vĩnh Yên - Lào

Cai, biên chế gồm 1 trung đoàn tên lửa và 5 trung đoàn cao xạ:
Trung đoàn tên lửa "Hồng Kỳ" trang bị tên lửa Hunqi 1 (Trung Quốc) đã
bị hỏng khí tài, không khôi phục được.
Các trung đoàn cao xạ "Sông Cầu", "Chi Lăng", "Vạn Kiếp"
Trung đoàn cao xạ 256 thuộc Quân khu Việt Bắc (phối thuộc Sư đoàn
375) bảo vệ Thái Nguyên.
Trung đoàn cao xạ 254 thuộc Quân khu Tây Bắc (phối thuộc Sư đoàn
375) bảo vệ Yên Bái.

12


Không quân
Các trung đoàn "Sao Đỏ", "Yên Thế", "Lam Sơn", được trang bị các máy
bay MiG-21, MiG-19 và MiG-17.
Radar cảnh giới quốc gia
Các trung đoàn "Phù Đổng", "Sông Mã", "Ba Bể", "Tô Hiệu" và Tiểu
đoàn 8.
Dân quân tự vệ phòng không
Gồm 364 đội với 1428 khẩu súng hoặc pháo các loại. Trong đó có 769
khẩu trung-đại liên (RPD, RPK, PK...); 284 khẩu trọng liên 12,7mm; 263
khẩu trọng liên 14,5mm; 61 khẩu pháo cao xạ 37mm; 19 khẩu pháo cao xạ
57mm, 32 khẩu pháo cao xạ KS-19 100mm.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN & CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.1 Cơ sở lý luận
Sớm tiên đoán được âm mưu, ý đồ của đế quốc Mỹ: ngay từ cuối năm
1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng
sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt
để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu

thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Đầu tháng 12-1972, Bí thư Thứ Nhất Lê Duẩn đã xuống Sở chỉ huy
Quân chủng PK - KQ, trực tiếp nghe Tư lệnh Lê Văn Tri trình bày về kế
hoạch đánh B.52 của Quân chủng. Tại đây, Bí thư Thứ Nhất Lê Duẩn đã chỉ
thị: "Để gây sức ép với ta trước sau Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ném bom Hà Nội.
Quân dân ta, mà nòng cốt là Quân chủng Phòng Không - Không quân, phải
kiên quyết làm thất bại âm mưu này của chúng".
Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng vũ trang, mà trực
tiếp là Quân chủng PK-KQ, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống
địch tập kích bằng B.52 vào Hà Nội.

13


Cuối tháng 11-1972, Quân ủy Trung ương lại nhắc nhở: "Đế quốc Mỹ có
thể liều lĩnh dùng B.52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng”...
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Một là, Quân và dân ta luôn chủ động, sáng tạo trong chiến đấu chống
lại cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972
của Mỹ
Trong một buổi họp quan trọng của Bộ Quốc phòng tháng 11/1972, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã
khẳng định: Âm mưu của Mỹ cho B.52 đánh Thủ đô Hà Nội, linh hồn của
cuộc kháng chiến sẽ là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc chúng ta
phải nhân nhượng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đánh thắng chúng trên
bầu trời Thủ đô.
Ngày 24-11-1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các
đồng chí Tổng tham mưu phó QĐNDVN như Trần Quý Hai, Vương Thừa
Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã thông qua và phê chuẩn kế hoạch
đánh B.52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng của Quân chủng PK-KQ. Sau khi ký

duyệt, Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp ra lệnh: "Phải hoàn thành nhiệm vụ
công tác chuẩn bị trước ngày 3 tháng 12 năm 1972" và còn dặn thêm: "Trước
ngày Ních-xơn nhậm chức, Mỹ có thể mở đợt tập kích bằng không quân chiến
lược ra Hà Nội, Hải Phòng, các đồng chí phải nắm địch thật chắc. Tuyệt đối
không để bị bất ngờ... phải tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B.52
mà tiêu diệt".
Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu Cách đánh B.52 để huấn
luyện cho các đơn vị Phòng không - Không quân; đồng thời, tiến hành điều
chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị phòng không chủ
lực về các địa bàn trọng điểm, xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân,
chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu... Các đơn vị tên lửa, rađa,

14


phòng không đều chủ động triển khai nghiên cứu cách đánh B.52 tại chỗ.
Đồng thời, Bộ Tổng tham mưu đã đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để
đúc rút kinh nghiệm, thậm chí trong chiến dịch Quảng Trị đưa tới 4 trung
đoàn vào tham chiến cùng các lực lượng phòng không tại chỗ nhằm tìm ra
cách đánh B.52 hiệu quả nhất.
Trước 3 tháng diễn ra cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ
vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, ta đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch
chiến dịch đánh B.52, chuẩn bị và điều chỉnh bố trí lực lượng, xác định nghệ
thuật tác chiến chiến dịch phòng không... Chính vì vậy, khi cuộc tập kích
chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược,
chiến dịch cũng như chiến thuật.
Ngày đầu tiên B.52 đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã phát lệnh
báo động trước 25 phút, những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 trước 30
phút. Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính
xác, chuẩn bị đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ

đầu và duy trì trong suốt chiến dịch.
Lần đầu tiên đương đầu với cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài
bay B.52 và các loại vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ, các lực lượng vũ trang
của ta đã tìm ra cách đánh hay, phù hợp điều kiện thực tế về trang bị. Bộ đội
rađa qua thực tế chiến đấu đã tách được B.52 ra khỏi nền nhiễu và tách được
B.52 ra khỏi lực lượng hộ tống trong một khối nhiễu dày đặc. Bộ đội tên lửa
đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, phân biệt
mục tiêu thật và giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch (tên lửa
không đối đất), nhận diện được B.52, tạo cho mình thế trận có lợi nhất để tiêu
diệt mục tiêu. Quân và dân ta đã nghiên cứu phát hiện điểm mạnh, yếu của
địch, bảo đảm lực lượng nào cũng có thể hạ máy bay, vũ khí nào cũng phát
huy tác dụng...

15


Hai là, Huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không
nhân dân để đối phó có hiệu quả với những thủ đoạn đánh phá nham hiểm
của địch.
Ta đã huy động, tập trung lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất cho
chiến dịch, bao gồm: ba sư đoàn phòng không (361, 363, 375), 23 tiểu đoàn tên
lửa, 13 trung đoàn cao xạ, 4 trung đoàn không quân, 4 trung đoàn rađa, 3 trung
đoàn, 2 tiểu đoàn phòng không của các quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả
Ngạn. Ngoài ra còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) phòng không của dân quân,
tự vệ. Toàn bộ lực lượng này được bố trí thành thế trận vững chắc, hiểm hóc tại
các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng.
Ta đã xây dựng được một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc
và duy trì được sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng.
Bên cạnh các lực lượng phòng không chủ lực, tại thủ đô Hà Nội ta đã tổ chức
được 92 trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp và bốn đại đội cao xạ

tầm trung (loại 100mm), nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng,
gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch... Ngoài ra
còn có 1.122 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch. Hiệu quả
trong chiến đấu và nghệ thuật tác chiến của cách bố trí này được miêu tả qua
lời một phi công Mỹ may mắn thoát chết: “Khi những chiếc B52 đầu tiên tới
vùng trời Hà Nội, tên lửa đất đối không bắn như pháo hoa lên máy bay chúng
tôi. Từ khi vào mục tiêu, anh bạn xạ thủ của tôi đã đếm được 32 tên lửa SAM
bắn vào hoặc ít ra cũng bay sát máy bay chúng tôi. Chiếc máy bay số 2 trong
tổ bay mất liên lạc nhưng không ai có thì giờ tìm hiểu nó”.
Ba là, Được sự ủng hộ, giúp đỡ của anh em, bàn bè và nhân loại tiến bộ
thế giới
Thắng lợi của nhân dân ta giành được trong cuộc tập kích đường không
chiến lược 12 ngày đêm tháng 12-1972 còn do tác động của thời đại, của

16


nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn, hiệu
quả về mọi mặt của chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh
em; sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, của
các lực lượng cách mạng, dân chủ hoà bình và của nhân dân tiến bộ trên
toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Tình đoàn kết và sự ủng hộ quốc tế
đã cổ vũ mạnh mẽ, tăng thêm sức mạnh cho nhân dân ta trong cuộc chiến
đấu chống lại cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ vào 12
ngày đêm tháng 12-1972.
Kết luận chƣơng 1
Thiếu tướng Đoàn Huyên cũng đã khẳng định: “Trận Điện Biên Phủ trên
không một dấu son chói lọi trong lịch sử Việt Nam qua gần một phần ba thế
kỷ. Ôn lại chiến thắng lừng lẫy mang tầm vóc thời đại ấy, bây giờ tôi vẫn
đang rạo rực sống lại tâm trạng lo lắng, mừng vui của mình ở thời đại lịch sử

này” (Trích: Nhớ lại trận Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Nxb Chính trị
quốc gia tr200) .
Đúng vậy, thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972 đã
khẳng định được tầm quan trong của các lực lượng tham chiến cũng như sự
lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng, hay sự sáng tạo trong chiến đấu của
quân và dân ta để chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày
đêm cuối tháng 12/1972 của Mỹ. Kế thừa và phát huy truyền thống, kinh
nghiệm dụng binh của người xưa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ
sở nhìn nhận đánh giá tình hình trong nước, quốc tế, nhận rõ bản chất đối
tượng của cách mạng Việt Nam, tương quan so sánh lực lượng, đã hoạch định
đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, phù hợp với điều kiện của
đất nước. Đó là điều kiện tiên quyết để khi bước vào cuộc đụng đầu lịch sử
với đế quốc Mỹ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chủ động, bình tĩnh điều

17


×