Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu quan điểm hồ chí minh về công tác tư tưởng trong quân đội nhân dân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.86 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐOÀN THỊ NGỌT

NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM
HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
TƢ TƢỞNG TRONG QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐOÀN THỊ NGỌT

NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM
HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
TƢ TƢỞNG TRONG QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Giáo dục quốc phòng và an ninh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ĐẠI TÁ: ĐÀO VĂN CHUNG



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy trong Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng và An ninh Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt những tri
thức quý báu, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa học và khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – Đại tá Đào
Văn Chung, ngƣời đã bỏ ra nhiều tâm huyết, tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu, góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
đƣợc sự giúp đỡ, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài
khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

ĐOÀN THỊ NGỌT


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của thầy
giáo – Đại tá Đào Văn Chung, em xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên
cứu của riêng em, không trùng với bất kì chƣơng trình nghiên cứu nào của các
tác giả khác.
Hà Nội, ngày … tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận


ĐOÀN THỊ NGỌT


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDQP&AN

Giáo dục quốc phòng và an ninh

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

CTQG

Chính trị quốc gia

CTTT

Công tác tƣ tƣởng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

LLVT

Lực lƣợng vũ trang

CNVC


Công nhân viên chức

LLQP

Lực lƣợng quốc phòng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
5.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 2
6. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2
7.Bố cục của khóa luận ..................................................................................... 2
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ
NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG TRONG QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ......................................................................... 4
1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về xây dựng Quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân ........................ 4
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Quân đội kiểu mới
của giai cấp vô sản ............................................................................................ 4
1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ...... 6
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và nguyên tắc tiến
hành công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam .......................... 11
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác tƣ

tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam ...................................................... 11
1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến hành công tác
tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam ................................................. 12
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………... 20


Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY DƢỚI ÁNH
SÁNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH .............................................................. 22
2.1. Quán triệt sâu sắc đƣờng lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tƣ
tƣởng................................................................................................................ 22
2.1.1. Tình hình thế giới, khu vực tác động đến việc tăng cƣờng trận địa tƣ
tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ....................................... 22
2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tƣ tƣởng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay ........................................................................... 24
2.2. Nắm vững nhiệm vụ yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về tƣ tƣởng
theo Quan điểm Hồ Chí Minh ......................................................................... 30
2.2.1. Tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân, nâng cao giác ngộ mục tiêu, lí
tƣởng chiến đấu vì độc lập tự do, vì Chủ nghĩa xã hội cho Quân đội. ........... 30
2.2.2. Quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức Đảng các cấp trong Quân đội trong
sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện công tác tƣ tƣởng. ..... 33
2.2.3. Phát huy vai trò tiền phong gƣơng mẫu, tích cực chủ động của đội ngũ
cán bộ, đảng viên, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tiến hành công tác tƣ
tƣởng................................................................................................................ 34
2.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục
chính trị gắn với công tác tổ chức các phong trào thi đua rộng khắp. ............ 37
2.2.5. Kết hợp chặt chẽ công tác tƣ tƣởng với công tác tổ chức, chính sách
chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội, tạo nền tảng vững chắc để
nâng cao hiệu quả công tác tƣ tƣởng............................................................... 38

2.2.6. Quản lí chặt chẽ và nâng cao chất lƣợng hiệu quả các hoạt động báo
chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nhằm giữ vững định hƣớng chính trị
đối với công tác tƣ tƣởng trong Quân đội. ...................................................... 39


Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………………40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: cùng với
chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta lấy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ
tƣởng, kim chỉ nam cho hành động. Các kì Đại hội tiếp theo của Đảng đã từng
khái quát cụ thể tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đó là sự kế thừa, phát triển tƣ tƣởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –
Lênin, đặc biệt là học thuyết về Đảng kiểu mới về giai cấp công nhân của
Lênin, học thuyết về chiến tranh và quân đội, học thuyết của Lênin về bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, về chế độ công tác Đảng, công tác chính trị vào
việc tổ chức và xây dựng quân đội ta. Bằng những lời dạy bảo, ân cần và hoạt
động thực tiễn sinh động, thiết thực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quân
đội ta những cơ sở lí luận và thực tiễn cách mạng, khoa học về công tác Đảng,
công tác chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với những
chỉ dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội là nhân tố cơ bản quyết
định sự trƣởng thành và chiến thắng của quân đội ta. Điều đó đã kiểm
nghiệm, thử thách trong thực tiễn 74 năm xây dựng, chiến đấu và trƣởng
thành của quân đội ta.
Hiện nay trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta rất chú trọng quán triệt, vận dụng tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Từ cơ sở nhƣ vậy em chọn đề tài “Nghiên
cứu quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân
Việt Nam” làm khóa luận nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam từ đó vận dụng quan điểm của Ngƣời vào việc tiến hành
công tác tƣ tƣởng trong quân đội hiện nay.

1


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng trong Quân
đội.
- Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt
Nam.
- Phân tích vai trò việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tƣ
tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp trao đổi, phƣơng pháp lịch sử.
6. Ý nghĩa khoa học
Khẳng định đƣợc tầm quan trọng của quan điểm Hồ Chí Minh về công tác
tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó biết vận dụng vào tiến

hành công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của khóa luận
Gồm:
- Phần mở đầu.
- Hai chƣơng:
+ Chƣơng 1: Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến
hành công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2


+ Chƣơng 2: Một số biện pháp tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN
TẮC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG TRONG QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về xây dựng Quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Quân đội kiểu
mới của giai cấp vô sản
Kế thừa, phát triển những nguyên lý của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về xây
dựng quân đội, V.I.Lênin đã đƣa ra những quan điểm, nguyên tắc về xây dựng
quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống thù trong,

giặc ngoài, bảo vệ thắng lợi những thành quả cách mạng. Một trong những
nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới đó là phải xây dựng quân đội về
chính trị đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản .
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mƣời năm 1917, cùng với việc
lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, xã hội,
V.I.Lênin đặc biệt coi trọng xây dựng và phát triển quân đội phù hợp với yêu
cầu mới của cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng quân đội vững
mạnh toàn diện, V.I.Lênin đặc biệt coi trọng yếu tố chính trị, tinh thần của
mỗi cán bộ, chiến sĩ và coi đó là nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc
chiến tranh. Trong bài diễn văn tại Hội nghị mở rộng của công nhân và binh sĩ
Hồng quân khu Rô-gô Giô-xcơ-xi-mô-nốp-xki (ngày 13-5-1920), V.I.Lênin
khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc
vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trƣờng. Lòng tin vào
cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho
hạnh phúc của những ngƣời anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ
và làm cho họ chịu đựng đƣợc những khó khăn chƣa từng thấy”.

4


Xuất phát từ tƣ tƣởng đó, trong mỗi bƣớc đƣờng xây dựng, chiến đấu và
trƣởng thành của Hồng quân Liên Xô, V.I.Lênin luôn theo dõi công tác chính
trị. Ngƣời coi việc xây dựng kỷ luật quân sự tự giác, vững chắc và xây dựng
quân đội có sức chiến đấu cao là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công
tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Trong bức điện V.I.Lênin gửi Ủy
ban quân sự cách mạng mặt trận miền Đông, V.I.Lênin căn dặn: “Phải đề cao
công tác chính trị... Đừng chỉ có lo mặt chiến đấu...”.
Để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, theo V.I.Lênin cần phải
tiến hành tích cực, thƣờng xuyên và liên tục hoạt động tƣ tƣởng, hoạt động
công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Trong suốt những năm lãnh

đạo cách mạng, V.I.Lênin luôn chú trọng các công tác này trong quân đội, coi
đó là nguyên tắc trọng yếu để nâng cao sức chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
trong chiến tranh. Là ngƣời tổ chức tiến hành công tác đảng, công tác chính
trị trong Hồng quân Liên Xô, V.I.Lênin yêu cầu: “Hãy chú ý đến công tác
chính trị, đừng làm yếu công tác chính trị”. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh,
việc củng cố, tăng cƣờng công tác đảng, công tác chính trị đã trở thành một
quy luật, một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu trong xây dựng quân đội
cách mạng kiểu mới của V.I.Lênin.
Tuy nhiên, để yếu tố chính trị, tinh thần phát huy đƣợc trong mọi lúc, mọi
hoàn cảnh, V.I.Lênin luôn nhấn mạnh đến vai trò của Đảng Cộng sản. Theo
V.I.Lênin, Hồng quân Liên Xô phải đƣợc xây dựng theo hƣớng cách mạng,
chính quy, hiện đại, thực sự là một quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trên cơ sở đó, V.I.Lênin
đã nghiên cứu một cách sâu sắc và khoa học để vạch ra những cơ sở lý luận
và nguyên tắc xây dựng quân đội vô sản về chính trị, giữ vững và tăng cƣờng
bản chất giai cấp công nhân của quân đội. Theo V.I.Lênin, sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản giữ vai trò quyết định toàn bộ quá trình phát triển, chiến đấu,

5


chiến thắng của quân đội vô sản, do vậy Ngƣời hết sức quan tâm xây dựng,
củng cố, phát triển, phát huy hiệu lực của bộ máy đảng trong lực lƣợng vũ
trang, tăng cƣờng các đảng viên cộng sản ở các đơn vị.
Trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, công tác tổ chức và công
tác tƣ tƣởng của Đảng trong quân đội là một điều kiện bảo đảm cho quân đội
tác chiến thắng lợi. Thông qua các chính ủy, các cơ quan chính trị và các chi
bộ đảng, Đảng đã củng cố kỷ luật trong quân đội, giáo dục cho cán bộ, chiến
sĩ giác ngộ về chính trị, động viên cán bộ, chiến sĩ Hồng quân hăng hái lập
công. V.I.Lênin nói: “... ở đâu kỷ luật giữ nƣớc đƣợc giữ vững nhất, ở đâu mà

công tác chính trị trong quân đội, công tác của các ủy viên chính trị làm đƣợc
chu đáo nhất, thì ở đấy... không hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội; quân
đội đó giữ đƣợc trật tự tốt hơn và tinh thần của họ cũng cao hơn; ở đấy cũng
thu đƣợc nhiều thắng lợi hơn”.
Có thể nói, quan điểm xây dựng quân đội về chính trị của V.I.Lênin là
một di sản tƣ tƣởng, lý luận vô cùng quý giá. Việc bảo vệ và phát triển quan
điểm xây dựng quân đội về chính trị của V.I.Lênin trong hoàn cảnh mới có ý
nghĩa quan trọng cả về thế giới quan, phƣơng pháp luận, lẫn hệ tƣ tƣởng; là
cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận trực tiếp cho xây dựng quân đội về chính trị;
đồng thời, phê phán, vạch trần tính chất phản động của những học giả tƣ sản
và một số ngƣời phủ nhận nội dung, bản chất chính trị của chiến tranh, quân
đội.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam
Mang theo trong hành trang của mình là lòng yêu nƣớc, thƣơng dân sâu
sắc, cùng những truyền thống tốt đẹp, những bài học kinh nghiệm trong lịch
sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã
sớm đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với con đƣờng cách mạng nhằm giải
phóng nhân dân khỏi kiếp lầm than nô lệ và xây dựng chế độ xã hội mới.

6


Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mục đích
của cuộc kháng chiến là đánh thực dân phản động Pháp, giành độc lập thống
nhất. Tính chất cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ. Chính
sách kháng chiến là đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, v.v.. nên trong cuộc
chiến đấu không cân sức này, chúng ta sẽ tiến hành kháng chiến toàn diện, kết
hợp các mặt trận và các hình thức đấu tranh, trong đó đấu tranh quân sự là chủ
chốt. Và cũng từ việc thực hiện chỉ dẫn của Ngƣời, công tác đảng trong quân
đội đƣợc tăng cƣờng, tinh thần đoàn kết thống nhất luôn đƣợc củng cố, kỷ

luật đƣợc thực hiện nghiêm minh. Đặc biệt, để tăng cƣờng sức mạnh của đội
quân cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ “những ngƣời tƣớng giỏi của đoàn thể” và nhấn mạnh yêu cầu “bộ đội đƣợc
tổ chức chặt chẽ, tập luyện hẳn hoi, chuẩn bị chu đáo” thƣờng xuyên, liên tục
để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Ngày một phát triển về số lƣợng và nâng cao
trình độ tác chiến, tài thao lƣợc trên các chiến trƣờng, đồng thời vận dụng
sáng tạo kinh nghiệm đánh giặc của tổ tiên “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh
lớn, lấy yếu chống mạnh”, Quân đội ta đã chuyển từ thế phòng ngự sang thế
tiến công. Xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm “biết địch, biết ta, trăm trận,
trăm thắng”, thay đổi phƣơng án từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh
chắc, tiến chắc”, và kiên cƣờng, mƣu trí, sáng tạo, Quân đội ta đã giành thắng
lợi to lớn trong trận Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lƣợc. Đồng thời, phát huy truyền thống “cả nƣớc đánh giặc”
của cha ông trong lịch sử, thấm nhuần lời dạy của Lênin, khi có chiến tranh
phải “biến cả nƣớc thành một dinh luỹ cách mạng”, Đảng ta đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: phải vũ trang toàn dân đi đôi với xây dựng
đội quân cách mạng. Trên tinh thần đó, lực lƣợng vũ trang cách mạng bao
gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích đƣợc xây dựng,
hình thành thế trận bao vây và tiêu diệt địch. Trong mọi hoàn cảnh, quân đội

7


cách mạng luôn là đội quân chiến đấu, là đội quân công tác và sản xuất, thực
hiện tốt nhiệm vụ: bộ đội chủ lực vừa tiêu diệt địch, bảo vệ nhân dân, vừa dìu
dắt bộ đội địa phƣơng; bộ đội địa phƣơng phối hợp hành động với bộ đội chủ
lực, giúp đỡ bộ đội chủ lực và dìu dắt dân quân du kích; dân quân du kích vừa
phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, vừa tự mình đánh giặc, trừ gian và tham
gia sản xuất, v.v. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cũng xuất phát từ
thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải xây dựng quân đội ngày càng
hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hoà bình, bảo vệ đất nƣớc, bảo

vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu thuẫn cho cuộc
đấu tranh thống nhất nƣớc nhà”. Để thực hiện chỉ huấn của Ngƣời, đồng thời
để có đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù, Quân đội ta ra sức rèn luyện, học tập
nâng cao trình độ tác chiến trên chiến trƣờng, phối hợp với quân dân miền
Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu (với tinh thần miền Bắc là hậu phƣơng lớn
của tiền tuyến lớn miền Nam, với tinh thần hậu phƣơng miền Bắc thi đua với
tiền phƣơng miền Nam), tạo thành nguồn sức mạnh tổng hợp nhằm đƣa cách
mạng tiến lên bằng những bƣớc nhảy vọt. Cuối cùng, chớp đúng thời cơ,
Quân đội ta đã “thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa” trong chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, để giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975,
thu giang sơn về một mối.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục
khéo, nhờ chính sách đúng và kỷ luật nghiêm” và “Quân đội ta có sức mạnh
vô địch vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh
đạo và giáo dục”. Đó cũng chính là quá trình trang bị và giáo dục cho những
quân nhân cách mạng về lý tƣởng, mục tiêu, đƣờng lối của Đảng, về nhiệm vụ
cách mạng từ nhận thức trở thành bản lĩnh chính trị, thành niềm tin, thành ý
chí và quyết tâm hành động. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu thành lập, Ngƣời đã
cùng Trung ƣơng Đảng hết lòng xây dựng Quân đội ta thành một quân đội

8


kiểu mới, một quân đội nhân dân, luôn tuân theo những định hƣớng chính trị
của Đảng, kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc đƣợc ghi rõ trong
Cƣơng lĩnh chính trị và các Nghị quyết của Đảng. Kế thừa và phát triển
truyền thống anh hùng của dân tộc ta, theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là tập hợp
đông đảo những ngƣời công nhân, nông dân, trí thức dũng cảm, có bản lĩnh
chính trị - tinh thần vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc
và nhân dân, Quân đội ta luôn thấm nhuần lời dạy của Ngƣời: “Quyết tâm

suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”. Đó là
đội quân của những ngƣời chiến sĩ dũng cảm chiến đấu vì độc lập tự do của
Tổ quốc, vì CNXH, gƣơng mẫu về đạo đức lối sống cả trong chiến đấu cũng
nhƣ trong cuộc sống đời thƣờng, “gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm
có gan sửa chữa, cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại những
vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính
mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát”. Đó cũng là
đội quân luôn học tập để nâng cao năng lực toàn diện, bởi theo Ngƣời, “muốn
trở nên ngƣời quân nhân mới…mỗi chiến sĩ từ trên đến dƣới, các cấp bậc đều
phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến bộ”. Đó cũng còn là đội quân trên
dƣới luôn đoàn kết một lòng, thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng
khổ cùng nhau, trên cơ sở thực sự phát huy dân chủ và thực hiện nghiêm túc
phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong điều kiện đặc
thù của quân đội.
Gắn bó với nhân dân là một nét đẹp của truyền thống Quân đội ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, vốn xuất thân từ các tầng lớp nhân dân, và là
con em của nhân dân, Quân đội ta phải hết lòng yêu thƣơng và kính trọng
nhân dân. Thấm nhuần quan điểm của Ngƣời: cốt lõi lòng trung thành của
ngƣời quân nhân cách mạng chính là mỗi chiến sĩ phải “luôn luôn phát triển
cái kỷ luật nghiêm nhƣ sắt, cái tinh thần vững nhƣ đồng, cái chí khí quật

9


cƣờng tất thắng, cái đạo đức, trí, dũng, liêm, trung của Giải phóng quân”,
những chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn “từ nhân dân mà ra, vì nhân
dân mà chiến đấu”, dựa vào nhân dân nhƣ “cá với nƣớc”, và đó là những
ngƣời chiến sĩ không chỉ đánh giặc giỏi mà còn là những ngƣời làm công tác
dân vận giỏi. Là quân đội của nhân dân, chiến đấu vì nhân dân, gắn bó với
nhân dân, đó là bản chất của quân đội cách mạng, đó cũng chính là nhân tố

quan trọng góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về chính trị, về tinh thần, về
ý chí quyết chiến, quyết thắng, tài thao lƣợc của Quân đội ta trƣớc mọi kẻ thù,
trong mọi hoàn cảnh. Là quân đội của nhân dân, những ngƣời lính “Bộ đội cụ
Hồ” sẵn sàng giúp dân, nhƣng quyết “không động đến cái kim và sợi chỉ của
nhân dân”, để “làm cho dân mến, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc”. Là
quân đội của nhân dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Quân
đội ta luôn nhận đƣợc từ Ngƣời sự quan tâm đặc biệt. Ngƣời không chỉ dõi
theo mỗi bƣớc trƣởng thành của Quân đội; động viên họ và rút kinh nghiệm
trƣớc mỗi trận ra quân chƣa giành đƣợc thắng lợi; viết thƣ thăm hỏi, chia sẻ
nỗi đau thƣơng mất mát với những thƣơng bệnh binh và gia đình liệt sĩ, dành
huy hiệu, phần quà và cả sổ tiết kiệm của mình tặng cho những chiến sĩ để
mua nƣớc uống cho đỡ khát trong những ngày hè nóng nực năm 1967… mà
còn để lại tình thƣơng yêu của Ngƣời cho các lực lƣợng vũ trang, thân nhân
các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ trong Di chúc lịch sử.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chăm sóc của Ngƣời, với sự nỗ
lực đoàn kết của toàn quân, đoàn kết quân dân và đoàn kết quốc tế, Quân đội
ta - công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta, đã
góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, xứng đáng với lời khen tặng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

10


Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng”.
Sáng lập và rèn luyện Quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn
mạnh yêu cầu phải xây dựng quân đội phải ngày càng chính quy, hiện đại, và
trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, yêu cầu đó càng trở
nên bức thiết. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội ta tiến lên

hiện đại, song phải tiến lên dần dần từng bƣớc (không thể thoát ly điều kiện
của đất nƣớc), đồng thời kết hợp với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và vận
dụng sáng tạo thành tựu khoa học - kỹ thuật. Đặc biệt, hiện đại hoá quân đội
còn phải thông qua giáo dục, huấn luyện để giải quyết mối quan hệ con ngƣời
và vũ khí, trong đó con ngƣời có vai trò quyết định, là “ngƣời trƣớc, súng
sau”.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận vai trò to lớn của Quân đội ta
trong cuộc chiến tranh giải phóng và trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội
mới. Ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa mở ra cho đất nƣớc ta nhiều
vận hội lớn đi liền cùng những thách thức khôn lƣờng. Càng nhiều cam go,
thử thách, càng đòi hỏi chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc hơn nữa những chỉ
dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội cách mạng, xứng đáng
là “lực lƣợng trụ cột” của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và nguyên tắc
tiến hành công tác tƣ tƣởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác
tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngay trang đầu cuốn sách “Đƣờng kách mệnh” viết năm 1927, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trích câu nói nổi tiếng của Lênin: “Không có lí luận cách
mệnh thì không có cách mệnh vận động… chỉ có lí luận cách mệnh tiền

11


phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền
phong…Cách mệnh trƣớc hết phải làm cho dân giác ngộ”. Nhƣ vậy, ngay từ
những năm XX của thế kỉ trƣớc, quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của tƣ tƣởng và CTTT
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ngƣời cho rằng sự phát triển của Đảng

bao giờ cũng là sự thống nhất biện chứng giữa những điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan, chính CTTT góp phần quyết định tạo nên những nhân tố
chủ quan đó, xây dựng Đảng thành đội quân có ý chí thống nhất và tổ chức
chặt chẽ xứng đáng là ngƣời chiến sĩ tiên phong, đồng thời giáo dục, giác ngộ
quần chúng làm cho phong trào cách mạng của họ trở thành tự giác. Do đó,
công việc đầu tiên mà Ngƣời tiến hành với cách mạng Việt Nam là tuyên
truyền giác ngộ quần chúng, từ đó mà lựa chọn cán bộ, xây dựng tổ chức.
Những thắng lợi to lớn mà quân và dân ta dành đƣợc trong hơn 70 năm qua
gắn liền với việc Đảng và Hồ Chí Minh vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, gắn liền với CTTT và
sự giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân.
Những hoạt động CTTT của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, giáo dục và rèn luyện đảng ta và quân đội ta là một
tấm gƣơng mẫu mực mà chúng ta đang noi theo để trở thành những chiến sĩ
tiên phong trên mặt trận tƣ tƣởng lí luận. Chúng ta có thể tìm thấy ở Chủ tịch
Hồ Chí Minh những bài học quý giá về CTTT với những nội dung rất thiết
thực và những hình thức, phƣơng pháp sinh động. Xuyên qua tất cả những sự
phong phú, cụ thể về nội dung và hình thức, đó là những bài học về tính
nguyên tắc hết sức chặt chẽ, nhất quán trong CTTT.
1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến hành công
tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam

12


- CTTT phải mang tính Đảng
Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi việc
tuyên truyền, giáo dục đƣờng lối, chính sách của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu
của CTTT. Trong các văn kiện của Đảng từ các nghị quyết đại hội đến các

nghị quyết của hội nghị trung ƣơng, trong các nhiệm vụ chính trị, bao giờ
Đảng cũng đề ra các nhiệm vụ của CTTT. Điều đó chứng tỏ rằng đƣờng lối,
nhiệm vụ chính trị là nền tảng của các CTTT. Để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị, CTTT phải xuất phát từ đƣờng lối, chủ chƣơng của Đảng để xác
định nhiệm vụ, nội dung và phƣơng pháp hoạt động cho phù hợp. Đồng thời
bảo đảm cho đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị đƣợc thấu xuất và thực hiện đầy
đủ. Đó chính là nguyên tắc tính Đảng của CTTT.
Tại hội nghị tuyên giáo miền núi 31/08/1963, Hồ Chí Minh nói: “Nhiệm
vụ công tác tuyên giáo có thể chia ra hai mặt, một mặt làm sao mƣu lợi ích
cho đồng bào, một mặt nữa làm sao tránh đƣợc tệ hại cho đồng bào”. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng ta chỉ có nâng cao giác ngộ tƣ tƣởng cho quần
chúng, hƣớng dẫn họ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng thì mới
phục vụ đƣợc quần chúng, vì nhiệm vụ chính trị là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp cách mạng, đồng thời cũng là nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tấm gƣơng sáng, mẫu mực, tuyệt vời về hoạt động tƣ tƣởng phục
vụ đắc lực cho nhiệm chính trị và cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã viết báo,
viết sách, làm thơ…nhƣ chính Ngƣời đã nói tại Đại hội lần thứ Hội nhà báo
Việt Nam(16-04-1959): “Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là “đề tài”,
thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc,
chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện cụ thể đƣờng lối kết
hợp và giƣơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH của Đảng, thể hiện sâu

13


sắc ý chí sắt đá của dân tộc trƣớc vận mệnh của Tổ quốc ở mỗi thời đoạn lịch
sử. Ngƣời còn viết nhiều bài diễn văn quan trọng, lời kêu gọi, bài phát biểu
với các lực lƣợng vũ trang và nhân dân. Nội dung truyền đạt vừa là những

nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải thực hiện
trong thời điểm lịch sử đó, quan điểm chỉ thị của Đảng và nhà nƣớc lại vừa là
những lời động viên căn dặn chân tình, gần gũi của Bác đối với các tầng lớp
nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến LLVT nhân dân. Ngƣời đặt ra
yêu cầu đối với quân đội nhân dân Việt Nam vừa phải ra sức đánh giặc giỏi
vừa phải tham gia xây dựng kinh tế giúp đỡ nhân dân, tuyên truyền vận động
nhân dân và giúp dân sản xuất. Ngƣời đã chỉ cho quân đội ta phải luôn: “Sẵn
sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, vì tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Hồ
Chí Minh theo dõi từng bƣớc tiến bộ, trƣởng thành của quân đội ta, trong
chiến tranh cũng nhƣ trong hòa bình, khi huấn luyện cũng nhƣ lúc chiến đấu,
ở tiền tuyến cũng nhƣ ở hậu phƣơng, trên toàn quốc cũng nhƣ ở từng chiến
trƣờng, lúc thuận lợi cũng nhƣ khi gặp khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
luôn có những chỉ thị quan trọng, những lời dạy bảo ân cần để lãnh đạo tƣ
tƣởng hƣớng dẫn hành động cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta. Nhất là ở
những thời điểm có tính chất bƣớc ngoặt của cách mạng, của chiến tranh, làm
cho quân đội ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng thực hiện đúng đƣờng lối,
quan điểm tƣ tƣởng quân sự của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đấu tranh tƣ tƣởng là một mặt trận của
đấu tranh của cách mạng. Với tƣ tƣởng của Bác, ngòi bút là vũ khí và những
ngƣời hoạt động trên lĩnh vực tƣ tƣởng văn hóa là chiến sĩ. Điều đó có nghĩa
là tính chiến đấu đƣợc bao hàm trong nguyên tắc tính đảng của CTTT, là sự
biểu hiện cụ thể của tính đảng. Bác đã từng nói: “Văn hóa nghệ thuật cũng là

14


một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, nghĩa là
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải có tính chiến đấu trong văn học, văn hóa

nghệ thuật phải có tính chiến đấu và trong mọi hoạt động tƣ tƣởng là tinh thần
cách mạng triệt để tiến công của giai cấp công nhân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để giữ vững nguyên tắc tính đảng trong
CTTT thì các phƣơng tiện và các cơ quan làm CTTT phải đặt dƣới sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng. Hiệu quả của việc quán triệt tính đảng trong CTTT
phụ thuộc vào lập trƣờng kiên định và trình độ lí luận của con ngƣời làm
CTTT. Họ phải nhạy bén về chính trị nắm vững nguyên tắc và hiểu biết sâu
sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, thật sự thông suốt và tin tƣởng tuyệt đối vào
đƣờng lối quan điểm của Đảng, đồng thời phải ra sức học tập nâng cao kiến
thức toàn diện, để bằng tiếng nói khoa học và cách mạng của Đảng, cổ vũ,
động viên mọi ngƣời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, nêu cao cảnh giác
chống lại tƣ tƣởng thù địch, chống những tàn dƣ của quá khứ trong ý thức và
hành vi của quần chúng.
-Tính khoa học trong CTTT
Trong hoạt động CTTT của Hồ Chí Minh, nguyên tắc tính đảng và tính
khoa học luôn luôn gắn bó chặt chẽ. Bởi vì CTTT là công tác của Đảng, do
vậy tất yếu nó phải mang bản chất cách mạng và khoa học của Đảng. Mặt
khác, CTTT là công tác xây dựng con ngƣời, xây dựng các tổ chức cách
mạng, điều đó đã tự nói lên tính khoa học của nó. Nguyên tắc tính đảng phản
ánh phƣơng hƣớng chính trị xã hội của CTTT thống nhất chặt chẽ, gắn bó hữu
cơ với tính đảng, tính khoa học biểu hiện ở sự phản ánh sâu sắc về nội dung,
tính đúng đắn và sự đa dạng về hình thức, phƣơng pháp tổ chức tiến hành
CTTT. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững
tính cách mạng của nó, lại phải khéo dùng những cách thức tiến hành hoạt
bát”.

15


Tính khoa học trong CTTT của Đảng hoàn toàn đối lập với sự lừa dối,

vốn là bản chất của lối tuyên truyền tƣ bản. Tính khoa học đòi hỏi phải phản
ánh hiện thực khách quan, phải nói rõ cho quần chúng thấy hết những thuận
lợi và khó khăn, thành tích và khuyết điểm, không đƣợc xuyên tạc, nói sai sự
thật để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo cơ sở vững chắc cho sự
thống nhất về tƣ tƣởng và hành động. Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ
ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần nhắc nhở: “Quần chúng mong muốn những
tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui
tƣơi. Khi chƣa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích” và Ngƣời đã phê bình
những khuyết điểm của báo chí: “Thƣờng nói một chiều và đôi khi thổi phồng
những thành tích hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của
ta”.
-Nguyên tắc liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của đời sống
Đây là một nguyên tắc bảo đảm cho CTTT có sức mạnh và đạt hiệu quả
cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng nhắc nhở công tác tuyên truyền giáo dục
phải chú trọng thiết thực bổ ích, tránh sáo rỗng, viển vông, hình thức. Trong
hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn là một mẫu mực, đồng
thời Ngƣời cũng đặt ra yêu cầu đối với mọi ngƣời phải gắn giáo dục với huấn
luyện, gắn học tập lí luận với thực hành, thực tiễn của cuộc đấu tranh cách
mạng, đi đôi với việc nâng cao giác ngộ chính trị trong quần chúng, nhất thiết
phải tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của
từng đơn vị. Đó cũng chính là tiêu chí, là chuẩn mực để đánh giá hiệu quả của
CTTT.
Quán triệt thực hiện nguyên tắc CTTT gắn liền với thực tiễn cuộc sống
đòi hỏi những ngƣời làm CTTT phải hƣớng mọi hoạt động của CTTT vào
việc thực hiện cụ thể của cách mạng, phải trực tiếp tham gia phong trào cách
mạng của quần chúng, đi sâu sát các lĩnh vực đời sống xã hội, nơi có phong

16



trào mạnh mẽ cũng nhƣ những nơi phong trào còn yếu kém, kịp thời phát hiện
và giải đáp vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chỉ có đi sâu sát cuộc sống thực tiễn
mới có thể tìm hiểu và đánh giá đúng thực chất tình hình tƣ tƣởng của đơn vị,
phát hiện đƣợc những vấn đề đặt ra trong cuộc sống mới phát hiện đƣợc
những điển hình tốt thể hiện đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc để phổ biến cổ vũ và phát huy những sáng kiến hay, những gƣơng ngƣời
tốt, việc tốt, kinh nghiệm tốt. Đồng thời mới chỉ ra đƣợc những biểu hiện sai
lầm, khuyết điểm để đấu tranh phê phán, nhằm đẩy mạnh việc phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.
Để không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu giành thắng lợi, CTTT trong quân đội phải ra sức đổi mới
chƣơng trình nội dung, phƣơng pháp tổ chức học tập lí luận chính trị cho từng
đối tƣợng theo hƣớng chặt chẽ, liên hệ sát với thực tiễn nhiệm vụ. Mặt khác
phải thông qua các hoạt động quân sự và đời sống hoạt động của bộ đội để rèn
luyện tƣ tƣởng, bồi dƣỡng cho cán bộ, chiến sĩ có những phẩm chất, ý chí tinh
thần chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, kiên cƣờng dũng cảm, chủ động
sáng tạo trong quá trình chiến đấu, sử dụng thành thạo các loại vũ khí, có ý
chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.
-Nguyên tắc khi tiến hành CTTT phải kết hợp chặt chẽ với công tác tổ chức
Đây là một trong những nguyên tắc xây dựng đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, đặc biệt là lực lƣợng vũ trang, đồng thời là một biện pháp để
hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Tƣ tƣởng chỉ đạo hành động chính là thông
qua CTTT định hƣớng cho con ngƣời hành động một cách đúng đắn, có niềm
tin và ý chí quyết tâm để biến tƣ tƣởng thành hiện thực. Song tƣ tƣởng đúng
trở thành hiện thực phải thông qua tổ chức. Nghĩa là muốn làm cho tƣ tƣởng
cách mạng, lí luận cách mạng trở thành hành động cách mạng của quần
chúng, thì cùng với việc tiến hành CTTT, phải dựa vào tổ chức và tiến hành

17



×