CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN TIẾNG VIỆT
KHỐI LỚP 3 – GIAI ĐỌAN CUỐI HKII
( Căn cứ theo văn bản số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006)
I.PHẦN ĐỌC :
* Các chủ đề : ( từ tuần 28 đến tuần 34 )
Thể thao
Ngôi nhà chung
Bầu trời và mặt đất.
1. Đọc thầm :
+ Đọc thầm 1 bài đọc chọn ngoài khoảng 200 từ phù hợp với các chủ đề đã học.
Trả lời câu hỏi :
Trắc nghiệm : 3 - 4 câu về nội dung bài đọc thầm.
Tự luận : 1 - 2 câu về nội dung bài đọc thầm .
+ Luyện t ừ & c âu :
2-3 câu ( có thể lấy ngữ liệu trong bài đọc thầm ) với nội dung :
Nghĩa của từ và sử dụng từ ngữ thuộc các chủ đề :
• Thể thao
• Ngôi nhà chung
• Bầu trời và mặt đất.
Nhân hóa :
VD1: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy
có tác dụng gì?
a) Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
Nguyễn Ngọc Oánh
b) Tơ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp.
Trần Nguyên Đào.
VD2: Gạch dưới những sự vật được nhân hóa trong bài thơ dưới đây:
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vường đầy tiếng chim.
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười .
Đỗ Quang Huỳnh.
VD3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để nói về một
con vật quen thuộc mà em thích .
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than :
VD1 : Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô
trống chong câu chuyện sau:
Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
-Hôm nay con được điểm tốt à
-Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long Nếu không
bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.
Mẹ ngạc nhiên:
-Sao con nhìn bài của bạn
-Nhưng thầy có cấm nhìn bạn tập dâu!Chúng con thi thể dục ấy mà !
VD2: Đặt một câu trong đó có sử dụng dấu chấm than.
Dấu hai chấm :
VD: Em chọn dấu câu nào đã được học để điền vào mỗi ô trống ?
- Một người kêu lên “Cá heo! ”
- Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết chăn màn, giường
chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà, …
Dấu phẩy, dấu chấm :
VD1: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho những câu dưới đây:
a) Bằng những động tác thành thạo chỉ trong phút chốc ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
b) Với vẻ mặt lo lắng các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
c) Bằng một sự cố gắng phi thường Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
VD2: Em hãy chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống dưới đây:
* Tuấn lên bảy tuổi em rất hay hỏi một lần em hỏi bố:
-Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
-Đúng đấy con ạ! – Bố tuấn đáp.
-Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
2
Đặt – Trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ? ”
VD: Ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ? ” :
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất .
Đặt câu và TLCH “ Bằng gì ? ”
VD1: Ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” :
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
VD2: Trả lời các câu hỏi sau :
a) Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
b) Cái cặp của em được làm bằng gì?
c) Cá thở bằng gì?
2. Đọc thành tiếng :
- Học sinh đọc 1 văn bản có độ dài khoảng 200 chữ, với tốc độ (khoảng 70-80 chữ /phút ).Bài
đọc có thể lấy văn bản ngoài sách giáo khoa nhưng phải phù hợp với các chủ đề học sinh đã học.
- Trả lời 1-2 câu hỏi do giáo viên nêu về nội dung bài đọc.
II. PHẦN VIẾT:
1.Chính tả: ( nghe - viết ) – 15 phút.
Học sinh viết 1 đoạn văn với tốc độ ( khoảng 60-70 chữ / 15 phút ) , không viết lại đoạn
đã được viết chính tả trong chương trình đã học.
2.Tập làm văn : ( 20 – 25 phút )
- Học sinh viết được 1 đoạn văn kể ( khoảng 7-10 câu )
* Theo câu hỏi gợi ý về những chủ đề đã được học.
VD1: Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem
VD2 : Viết một bức thư ngắn hỏi thăm sức khỏe bạn bè ( hoặc người thân ) ở xa.
VD3: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ
môi trường.
….
3