Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

THỰC TRẠNG vẹo cột SỐNG ở học SINH hà nội năm 2014, HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG GIÁO dục và PHỤC hồi CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 98 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ
thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang [1, 2].
Vẹo cột sống xuất hiện ngay từ khi mới sinh hoặc lúc còn thơ ấu do còi
xương, tập ngồi quá sớm hoặc sai lầm trong tư thế... Nhiều trường hợp VCS
không xác định được nguyên nhân, thường chỉ đến khi trẻ bước sang giai
đoạn tăng trưởng nhanh và trưởng thành thì bệnh mới biểu hiện rõ rệt. Tình
trạng vẹo cột sống dù ít hay nhiều cũng dẫn tới các dị tật ở mức độ khác nhau
gây biến dạng về giải phẫu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em là nguyên
nhân dẫn đến các tình trạng bệnh lý tuần hoàn, hô hấp, vận động và đặc biệt
làm lệch khung chậu ở trẻ gái gây nên khó khăn cho sinh đẻ sau này [3]. Vẹo
cột sống là một dị tật không chỉ do bẩm sinh mà nhiều trường hợp mắc phải
trong quá trình phát triển của trẻ như: Bại liệt, lao cột sống, tràn dịch màng
phổi, còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ phải lao động nặng quá sớm (thường
xuyên gánh, vác đồ vật nặng hoặc bế nách em nhỏ) [4]. Ở học sinh có thể có
các nguyên nhân khác như: thiết bị học tập sai quy cách, chẳng hạn bàn ghế
quá cao hoặc quá thấp, bàn đóng liền với ghế, thói quen xách cặp nặng ở một
bên tay hoặc cắp vào nách, đội lên đầu, ôm trước ngực... Nếu phát hiện muộn
và không can thiệp kịp thời thì tình trạng vẹo cột sống của trẻ sẽ tăng lên gây
khó khăn cho phục hồi chức năng sau này, thậm chí ngay cả sau phẫu thuật
chỉnh hình cột sống [5]. Do vậy việc phát hiện sớm và can thiệp sớm vẹo cột
sống ở trẻ học đường có ý nghĩa to lớn, góp phần hoàn thiện chương trình giáo
dục toàn diện trong chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ VCS, số liệu công bố của
các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ VCS ở một số địa phương trong lứa tuổi học
sinh là khá cao. Tại Hà Nội theo điều tra của Trần Văn Dần, Đào Thị Mùi [ 6]


2



thì tỷ lệ VCS ở học sinh Hà Nội tại 4 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy,
Sóc Sơn, Gia Lâm là (18,9%). Đáng lưu ý, học sinh lên lớp càng cao thì tỷ lệ
bị VCS càng cao. Cụ thể, khối 1 là (17%), khối 5 là (17,6%), khối 9 là
(22,2%). Tác giả cũng cho biết tỷ lệ mắc bệnh vẹo cột sống ở trẻ em nông
thôn cao hơn nhiều so với thành phố và tình trạng này ngày càng có xu hướng
gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thao, Đặng Văn Nghiễm [7]
thì tỷ lệ vẹo cột sống ở Thái Bình là (6,91%). Một nghiên cứu tương tự của
Vũ Văn Túy ở Hải Phòng [8] thì tỷ lệ vẹo cột sống ở học sinh là (7%), trong
những năm gần đây số lượng trẻ bị vẹo cột sống đến các cơ sở y tế để điều trị
và phục hồi chức năng ngày càng tăng. Các biện pháp can thiệp phòng chống
VCS bao gồm: các biện pháp truyền thông, các bài tập Phục hồi chức năng,
áo nẹp nắn chỉnh cột sống và phẫu thuật chỉnh hình, tùy theo mức độ vẹo cột
sống của trẻ. Mặt khác kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống VCS ở
phụ huynh học sinh của thầy cô giáo và của chính bản thân học sinh còn rất
hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực
trạng vẹo cột sống ở học sinh phổ thông tại Hà Nội năm 2014, hiệu quả
can thiệp bằng phục hồi chức năng và truyền thông giáo dục” với mục
tiêu:
1. Mô tả thực trạng vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội lứa tuổi 6
– 17 tuổi và khảo sát bước đầu các yếu tố liên quan đến vẹo cột sống ở
học sinh.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp vẹo cột sống bằng giáo dục truyền thông
và tập luyện phục hồi chức năng cho trẻ vẹo cột sống mức độ II lứa
tuổi từ 6 – 17 tuổi.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Một số thông tin chung về vẹo cột sống
1.1.1. Các thuật ngữ vẹo cột sống [9]
Đã có nhiều thuật ngữ được sử dụng trong y học tùy theo sự hiểu biết
của con người về cong vẹo cột sống. Các danh từ, thuật ngữ được Hội nghiên
cứu VCS Quốc tế tập hợp qua nhiều năm nghiên cứu và được nhiều nước
chấp nhận.
Vị trí của đường cong VCS được xác định theo vị trí giải phẫu trên cột
sống. Cột sống bình thường được chia ra các phần: cột sống cổ, cột sống lưng
(ngực), cột sống thắt lưng, xương cùng và xương cụt. Nhìn từ phía bên cột
sống có đường cong sinh lý: ưỡn ra trước ở đoạn cột sống cổ và đoạn cột sống
thắt lưng, gù ra phía sau ở đoạn cột sống lưng (ngực) và xương cùng. Thuật
ngữ cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng lệch về một phía hoặc
bị cong ra trước hay ra sau và không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như
bình thường của nó vốn có. Vị trí của đường cong phối hợp với tiền sử, tuổi,
giới cũng góp phần vào chẩn đoán cũng như tiên lượng điều trị. Có hai loại
phối hợp cong vẹo sau đây:
- Gù là tình trạng tăng cung phía sau của cột sống theo mặt phẳng dọc.
Gù trong khoảng 20º - 40º thì gọi là bình thường. Nếu đường cong gù
phía sau phối hợp với đường cong vẹo sang bên của cột sống thì gọi là
gù vẹo cột sống.
- Ưỡn cột sống là đường cong có đỉnh ra phía trước gọi là cột sống
ưỡn sinh lý. Nếu ưỡn quá mức thì trở thành bất thường. Nếu đường
cong ưỡn cột sống phối hợp với đường vẹo sang bên thì gọi là ưỡn
vẹo cột sống.


4

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Nguyên nhân chung [10]
-

Không rõ nguyên nhân(Idiopathic): Thường mang tính gia đình có thể
xuất hiện ở trẻ nhỏ,thiếu nhi và tuổi dậy thì.

-

Bẩm sinh (Congentital): Xuất hiện ở giai đoạn bào thai, thường do sự
khiếm khuyết, biến dạng của thân đốt sống, khe khớp và đĩa đệm.

-

Thần kinh cơ (Neuromuscular): Là các trình trạng vẹo cột sống gây
nên bởi các bất thường của tổ chức thần kinh và cơ. Thường gặp ở
bệnh nhân bại não, bại liệt, nhược cơ, và các trình trạng bệnh lý của cơ
và thần kinh ngoại biên.

-

Các nguyên nhân khác (Miselanous): Những bất thường của hệ
xương như Hội chứng Marfan, Neurofibromatosis, rối loạn chuyển
hóa xương.

1.2.2. Nguyên nhân vẹo cột sống mắc phải [11, 12]
-

Ngồi sai tư thế.

-


Ghế ngồi không phù hợp chiều cao của học sinh.

-

Phòng học thiếu ánh sáng.

-

Một vài thói quen xấu của học sinh.

-

Ngồi học quá lâu, ít thay đổi tư thế.

1.3. Phân loại
1.3.1. Vẹo cột sống không cấu trúc
Là cột sống bị vẹo nhưng các đốt sống không bị biến đổi cấu trúc và
không bị xoay.


5

Hình 1.1: VCS quan sát ở tư
thế đứng [15]

Hình 1.3: Xquang khi đứng [15]

Hình 1.2: VCS được nắn
chỉnh khi cúi [15]


Hình 1.4: Xquang khi nằm [15]

1.3.2. Vẹo cột sống cấu trúc
Là cột sống bị vẹo kèm theo sự thay đổi về cấu trúc và sự xoay của các
đốt sống.
1.4. Các dạng vẹo cột sống
1.4.1. Vẹo cột sống ngực


6

Hình 1.5: Đỉnh của đường cong CS
ngực [15]
1.4.2. Vẹo cột sống ngực đôi

Hình 1.6: XQ VCS đoạn ngực [15]

Hình 1.7: Đỉnh đường cong VCS ngực đôi [15]
1.4.3. Vẹo cột sống ngực - thắt lưng

Hình 1.8: Đường cong đôi ngực –

Hình 1.9: XQ VCS đường cong đôi

thắt lưng [15]

ngực thắt lưng [15]



7

1.4.4. Vẹo cột sống thắt lưng

Hình 1.10: Đường cong VCS
thắt lưng [15]

Hình 1.11: XQ VCS thắt lưng [15]

1.5. Chẩn đoán và điều trị
1.5.1. Chẩn đoán [13, 14]
* Lâm sàng Khi quan sát thấy

a

b

Ảnh 1.1: Hình ảnh vẹo cột sống khi đứng thẳng (a) và khi cúi xuống (b) [9]


8

-

Một bên chỏm vai nhô cao

-

Hai vai bên thấp bên cao


-

Cột sống cong vẹo sang phía bên, có thể thấy đường con chữ S hoặc
đường cong chữ C

-

Ụ gồ ở vùng lưng mà đỉnh các ụ gồ trùng với ngang đường cong kiểm
tra bằng cách cho bệnh nhân từ từ cúi xuống .

Ảnh 1.2: Hình ảnh vẹo cột sống khi cúi xuống có ụ gồ [15]
-

Đối diện ụ gồ là vùng lõm

-

Khung chậu bị nghiêng lệch và chênh.
Có thể thấy các dị dạng khác như chân ngắn chân dài..
Nghiệm pháp đánh giá bằng quả dọi
Dùng quả dọi mà mốc là điểm gai đốt sống C7 ta thấy độ cong cột sống


9

Ảnh 1.3: Các dạng cong vẹo khác nhau [15]
* Cận lâm sàng
- Chụp X-Quang thường quy rất dễ phát hiện bằng cách chụp thẳng và
chụp nghiêng
Trên phim thẳng đo góc Cobb


Ảnh 1.4: Đo góc Cobb trên phim X-Quang [15]
Đo góc COBB xác định đầu tiên và cuối cùng của đoạn cong. Kẻ
đường thẳng qua bờ trên của đốt sống trên và bờ dưới của đốt sống dưới. Kẻ
hai đường vuông góc với đường thẳng trên. Đo góc tạo bởi hai đường thẳng
vuông góc [16].


10

Đo độ xoay đốt sống trên phim Xquang [17]
Bình thường các cuống đốt sống nằm ở 2 bên thân đốt sống. Khi cột
sống bị vẹo kéo theo sự xoay của các đốt sống. Trên phim Xquang ta thấy các
cuống đốt sống không còn cân đối ở 2 bên của trục đốt sống nữa [17].
Cách đánh giá sự xoay các đốt sống theo Calliet [17]:
Xác định đốt sống đỉnh
-

Đánh dấu đường kính lớn nhất của cuống sống

-

Đánh dấu đường nối giữa 2 điểm chính giữa của 2 bờ bên của đốt sống.

-

Đặt thước đo độ xoay chồng lên trên đốt sống đó sao cho các góc của
thước trùng với các cạnh của cột sống

-


Đọc độ xoay của cuống sống trên thước
Chụp X-Quang khung chậu và xương bả vai để đánh giá

Ảnh 1.5: Hình ảnh chụp X-Quang so sánh khớp vai [16]
-

Một số phương pháp mới như MRI, CT Scaner giúp thêm một số chẩn
đoán xác định do nguyên nhân gì: Như vẹo do tổn thương tuỷ sống, do
dính một bên đốt sống, hay các dị dạng khác như u thần kinh…


11

Xác định sự trưởng thành của xương
Độ 0: chưa cốt hóa mào chậu.
Độ 1: cốt hóa 1/4 ngoài mào chậu.
Độ 2: Cốt hóa 1/2 ngoài mào
chậu.
Độ 3: Cốt hóa 3/4 ngoài mào
chậu.
Độ 4: Cốt hóa hoàn toàn mào
chậu.
Độ 5: Mào chậu cốt hóa liền hoàn
toàn với cánh chậu.
Hình 1.12: Sự cốt hóa của xương
1.5.2. Điều trị
Nguyên tắc là can thiệp sớm [14]
-


Can thiệp ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.

+ Nhẹ: Góc COBB <200 theo dõi 6 tháng.
+ Trung bình: Góc COBB 200-400 làm nẹp cột sống và theo dõi 6 tháng /
lần.
+ Nặng: Góc COBB tiến triển xấu đi nhanh > 400 thì tiến hành phẫu thuật
-

Kỹ thuật can thiệp phụ thuộc vào độ cong vẹo cột sống.

Mục tiêu can thiệp [18]
-

Nắn sửa các biến dạng vùng cột sống, khung chậu, lồng ngực.

-

Duy trì và tăng cường tầm vận động của cột sống.

-

Phòng ngừa sự phát triển của các biến dạng thứ phát.


12

-

Phòng ngừa các biến dạng thứ phát của hệ vận động, hệ hô hấp và hệ
tim mạch.


-

Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Nẹp cột sống [19]
Mục tiêu: Nắn chỉnh đường cong và phòng ngừa cong vẹo cột sống tiến
triển xấu đi.
Chỉ định:
-

Trẻ trai <18 tuổi và trẻ gái <17 tuổi bị cong vẹo cột sống mức độ trung
bình và nặng có thể mặc áo nẹp cột sống.

-

Khám lại 6 tháng/lần có chụp X-quang kiểm tra. Áo nẹp cột sống
không dùng cho người cong vẹo cột sống đã trưởng thành (trên 22 25 tuổi), cũng như người bị cong vẹo cột sống trên 60 o (vì không có
tác dụng).

Ảnh 1.6: Dụng cụ chỉnh hình để nắn chỉnh cột sống bị cong vẹo được sản
xuất tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai [tác giả chụp].
Theo dõi trong vòng 3 tháng đến khám lại một lần, 6 tháng chụp Xquang một lần.
Phẫu thuật chỉnh hình
Chỉ định:khi góc COBB >20độ + Tiến triển xấu đi.
Góc COBB > 45độ


13


Khi đường cong ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác.

Ảnh 1.7: Hình ảnh X-Quang trước (a) và sau phẩu thuật (b) [15]
1.6. Tình hình nghiên cứu vẹo cột sống trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình nghiên cứu vẹo cột sống trên thế giới
1.6.1.1. Tỷ lệ và hình thái vẹo cột sống trên thế giới
Vẹo cột sống đã được phát hiện và điều trị từ rất sớm trong lịch sử phát
triển y học. Hypocrates, một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về cột
sống và đặt tên cho VCS là Scoliosis [10]. Hypocrates cũng mô tả việc sử
dụng các thiết bị làm giảm tiến triển vẹo cột sống. Sau những nỗ lực của
Hypocrates các tác giả khác cũng tiếp tục nghiên cứu về vẹo cột sống và tìm
ra các giải pháp làm giảm các biến dạng của cột sống bằng các dụng cụ ngoài
cơ thể.
Kết quả khám sàng lọc của Jonn.E Lonstein (1977) [3] thông báo kết
quả khám sàng lọc bằng sử dụng Forward bending Test hoặc Adams Position
Test cho các trường ở Minnessota trong 4 năm từ 1973 đến 1978 với số lượng
571.722 học sinh, tác giả thấy tỷ lệ vẹo cột sống:
* Năm 1973-1974: 3,4% trong tổng số học sinh của trường
* Năm 1974-1975: 4,0% trong tổng số học sinh của trường


14

* Năm 1975-1976: 4,4% trong tổng số học sinh của trường
Asher và cộng sự (CS) [20] khi khám sàng lọc cho 26.947 học sinh đã
phát hiện 4,5% VCS tự phát góc vẹo > 6 0; 2% góc vẹo > 11 0’; (0,06%) góc
vẹo > 200.
Năm 1982 tại Singapore, Daruwalla và cộng sự [21] khám sàng lọc cho
110.744 học sinh ở các nhóm tuổi . Kết qủa tỷ lệ vẹo cột sống ở nhóm tuổi
6-7 tuổi: 0,12%; 11-12 tuổi: 1,7%, 16-17 tuổi: 3,1%).

1.4.1.2. Kết quả điều trị vẹo cột sống trên thế giới
Chữa VCS bằng bài tập, kéo giãn, áo nẹp chỉnh hình đã được áp
dụng và đạt kết quả rất tốt, đặc biệt là dùng áo nẹp chỉnh hình để nắn
chỉnh cột sống.
Năm 1977, Park. J, Houtkin.S [22] và cộng sự cũng đã áp dụng áo nẹp
Prenyl cho 66 bệnh nhân VCS tự phát trong đó có 4 nam và 62 nữ với thời
gian theo dõi là 36 tháng và thời gian mang áo nẹp là 23 giờ/ngày. Tác giả
nhận thấy có 53 bệnh nhân (80%) có sự cải thiện đáng kể khi mang áo nẹp.
Áo nẹp có hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân có đường cong vùng thắt
lưng - ngực nhỏ hơn 400.
Theo Olafsson và cộng sự (2009) [23] đã công bố kết qủa ban đầu đối
với 169 bệnh nhân (BN) được điều trị bằng nẹp Milwaukee. Tác giả nhận
thấy sự cải thiện trung bình là 23% đối với đường cong ngực, 18% đối với
đường cong thắt lưng và 10% đối với đường cong ngực cao bên trái.
Năm 1980, Bunnell W.P, Mac Even G.D và CS [24] đã thông báo kết
qủa điều trị cho 48 bệnh nhân VCS tự phát có đường cong < 40 0 bằng áo nẹp
nhựa. Tuổi trung bình khi bắt đầu mang áo nẹp là 11 tuổi 11 tháng, kết qủa
cho thấy trong số 63 đường cong (trên 48 bệnh nhân) thì có 35 đường cong
không thay đổi, 22 đường cong cải thiện và chỉ có 6 đường cong tiến triển
tăng 50 so với đường cong ban đầu.


15

Năm 1984, Rajala E.T, Josefsson E [25] đã sử dụng áo nẹp ngực Boston
để điều trị cho 44 bệnh nhân VCS tự phát. Tác giả cho rằng sự cải thiện ban
đầu khi mang áo nẹp là có ý nghĩa với những đường cong có đỉnh là T8, T9 là
15,90. Edmonson và cộng sự [26] dùng áo nẹp chỉnh hình Milwaukee cho 52
trẻ VCS ở các vị trí cổ, ngực, ngực lưng và lưng. Sau 22 tháng mang nẹp kết
quả vẹo ngực giảm 6,90, vẹo lưng giảm 5,10.

John E.Lonstein và cộng sự [27] đã kết hợp với bài tập trong quá trình
mang áo nẹp chỉnh hình ở nhóm VCS từ 30-39 0. Kết quả có 81% ngăn ngừa
được tiến triển của VCS hoặc làm giảm vẹo, 19% còn lại phải áp dụng phẫu
thuật ở nhóm VCS từ 40-490 có 90% đạt kết qủa tốt.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu vẹo cột sống ở Việt Nam
Ở Việt Nam mạng lưới y tế học đường, chăm sóc sức khỏe học sinh,
phòng chống các tật VCS, cận thị đã được nhà nước quan tâm và coi đó là
một nhiệm vụ của y tế học đường. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa có
một chiến lược kiểm soát VCS trong cộng đồng một cách có hiệu quả, đặc
biệt cho lứa tuổi học đường. Việc điều trị cho trẻ bị VCS mới chỉ tập trung ở
một số nơi phát triển về phục hồi chức năng và có xưởng chỉnh hình.
1.6.2.1. Tỷ lệ vẹo cột sống
Theo Trần Đình Long và cộng sự (1995) [28], tỷ lệ VCS ở học sinh
(HS) Hà Nội năm 1962 là 91,2%, đến năm 1968 tỷ lệ mắc lứa tuổi 7-17 tăng
lên từ 2-3 lần so với năm 1962. Cụ thể cấp I: 27,4%, cấp II: 31,3%, cấp III:
34,0%. Tỷ lệ VCS ở trường trung học cơ sở (THCS) Trần Quốc Toản, Hoàn
Kiếm, Hà Nội từ 1982 -1987 là (10,1%).
Theo Trần Văn Dần [6] tỷ lệ vẹo cột sống ở HS thập niên 90 từ 1627%. Vũ Đức Thu [29] khám phát hiện VCS cho 600 học sinh lớp 5, lớp 9 và
lớp 12 ở thành phố Hà Nội và phát hiện được 17% vẹo cột sống, gù: 7%, ưỡn
1%. Phạm Thị Thiệu [30] đã khám cho 456 HS ở 3 trường trung học cơ sở Lê


16

Văn Tám, Thủ Lệ, Hoàng văn Thụ - Hà Nội kết quả là 46,2% được phát hiện
có VCS.
Bùi Thị Thao và Đặng Văn Nghiễm (1998) [7] đã khám cho 3.937 học
sinh từ 6-15 tuổi, ở một số trường học thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình,
nhận thấy tỷ lệ VCS là 6,91%.
Vũ Văn Túy (2001) [8], đã phát hiện có 229 HS bị VCS qua khám kiểm

tra cho 3.350 HS tiểu học và trung học cơ sở huyện An Hải – Hải Phòng,
trong đó có 150 trường hợp 4,5% có VCS cấu trúc và 79 trường hợp 2,5% có
VCS không cấu trúc.
Theo Nông Thanh Sơn và cộng sự [31], trong 3.265 HS từ lớp 1 đếnlớp
9 ở Thành phố Thái Nguyên được khám có 389 em bị cong VCS. Tỷ lệ cong
VCS ở khu vực Thành phố Thái Nguyên là 9,3%, huyện Đồng Hỷ là 14,1%,
tỷ lệ chung là 11,9%.
Tại Thành phố Hải Phòng, Phạm Văn Hán và CS [32] điều tra tại huyện
Thuỷ Nguyên - Hải Phòng thấy tỷ lệ VCS ở HS chiếm 27% (1998), cấp I là
18,6%, cấp II là 29,7%.
1.6.2.2. Về hình thái vẹo cột sống:
Đa số các tác giả đều thấy học sinh nước ta chủ yếu là VCS hình chữ C.
Theo Vũ Văn Tuý [8] tại Hải Phòng gặp chủ yếu vẹo đơn hình chữ C trong đó
C thuận là 42%, C nghịch là 41%.
Nghiên cứu ở Thái Nguyên của Nông Thanh Sơn [31] cho thấy VCS
kiểu C thuận là 77%, C nghịch là 23%, không có S thuận và S nghịch. Nghiên
cứu tại huyện Sóc Sơn và quận Hoàn Kiếm – Hà Nội có 13,5% HS VCS kiểu
C thuận, 7,6% VCS kiểu C nghịch, 13% S thuận; 1,2% S nghịch.
Phạm Thị Thiệu và CS [30] nghiên cứu tại Hà Nội kết quả cho thấy gặp
tất cả các hình thái nhưng chủ yếu là C thuận, C nghịch, các hình thái (S
thuận, S nghịch) khác gặp rất ít. Tại Thái Bình của Bùi Thị Thao, Đặng Văn


17

Nghiễm (1998) [7] cho thấy gặp chủ yếu VCS kiểu C thuận 94,1%, tiếp đến là
C nghịch 7,2%; S thuận là 6,5%, S nghịch là 22,2%.
1.6.2.3. Kết quả điều trị vẹo cột sống
Theo Bùi Thị Thao và CS (Thái Bình 1998) [7] các bài tập PHCN đã
làm giảm độ xoay (đo bằng thước đo Scoliometer) từ 6,27 0+ 1,590 xuống còn

4,34 + 1,68 độ.
Trịnh Quang Dũng (1995) [33] nghiên cứu đánh giá bước đầu điều trị
cong vẹo cột sống bằng áo nẹp (TLSO) cho 20 BN từ 200 đến dưới 600 thì thấy
kết quả tốt (độ vẹo giảm đi > 10 độ ) là 65%, ổn định là 5%, kém là 10%.
Trịnh Quang Dũng [33] trong nghiên cứu đánh giá bước đầu về hiệu
quả của áo nẹp chỉnh hình Ngực -Thắt lưng - Cùng (TLSO) trong điều trị 18
bệnh nhân (BN) vẹo cột sống, thấy rằng đường cong đơn ở vùng ngực có tỷ lệ
nắn chỉnh được nhiều nhất (>27,5%), số BN có đường cong được cải thiện
(giảm ít nhất là 50) là 50%, số BN có đường cong xấu đi (tăng lên ít nhất là 50)
chiếm 16,5%.
Phạm Văn Minh [34] trong nghiên cứu 63 bệnh nhân cong VCS điều trị
bằng tập PHCN và mang áo nẹp cột sống trong 2 năm thì có (25,4%) bệnh
nhân được cải thiện (góc vẹo giảm đi >10 0), 60,3% bệnh nhân ổn định (góc
vẹo tăng giảm dưới 100), 14,3% nặng lên (góc vẹo tăng > 10 0). Tác giả cũng
thấy rằng việc điều trị muộn VCS khi đường cong đã lớn thì ảnh hưởng nhiều
đến kết quả điều trị: Nhóm BN có góc vẹo trung bình < 30 0 thì sau điều trị
góc vẹo trung bình còn 20,40, nhóm BN có góc vẹo trung bình >300 thì sau
điều trị góc vẹo trung bình còn 29,80.
Nhìn chung các tác giả nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị VCS ở
Việt Nam còn ít, đa số là các nghiên cứu về tỷ lệ VCS qua khám sàng lọc.
Đặc biệt là các nghiên cứu về hiệu quả của điều trị VCS bằng các bài tập


18

PHCN kết hợp với áo nẹp chỉnh hình cột sống còn rất ít vì liên quan đến lĩnh
vực làm nẹp chỉnh hình ở Việt Nam mới phát triển.
1.6.2.4. Tình hình vẹo cột sống trong học sinh tại các quận, huyện của Hà Nội
Theo Trần Đình Long và cộng sự (1995) [28], tỷ lệ vẹo cột sống ở học
sinh (HS) Hà Nội năm 1962 là 12%, đến năm 1968 tỷ lệ mắc lứa tuổi 7-17

tăng lên từ 2-3 lần so với năm 1962. Cụ thể cấp I: 27,4%, cấp II: 31,3%, cấp
III: 34,0%. Tỷ lệ VCS ở trường trung học cơ sở (THCS) Trần Quốc Toản,
Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 1982 -1987 là 10,1%. Theo Trần Văn Dần [6], tỷ lệ
vẹo cột sống ở HS thập niên 90 từ 16 đến 27%.
Theo điều tra mới đây của cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế ở 8 tỉnh (2012)
[35, 36] trong cả nước đã cho kết quả tỷ lệ vẹo cột sống tăng lên theo cấp học
trong đó có Hà Nội. Học sinh nam giới ở tiểu học có tỷ lệ chung của 8 tỉnh là
8,65%, trung học cơ sở là 9,63%, trung học phổ thông là 12,57%. Tỷ lệ chung
của học sinh nam là 10,08%. Nữ giới tiểu học là 6,31%, trung học cơ sở là
9,09%, trung học phổ thông là 10,40%. Tỷ lệ chung của học sinh nữ là 8,62%.
Như vậy đa số các nghiên cứu ở Việt Nam từ trước đến nay chỉ mang ý
nghĩa thống kê tỷ lệ vẹo cột sống ở trẻ nói chung và học sinh trong các trường
học nói riêng. Chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu nguyên nhân gây vẹo
cột sống ở trẻ cũng như đề xuất các giải pháp ngắn hạn và lâu dài để giải
quyết các vấn đề của trẻ bị vẹo cột sống và đề ra biện pháp phòng ngừa có
hiệu quả.
Trong những năm gần đây có nhiều trẻ bị VCS ở nhiều tỉnh, thành
trong cả nước đến các Trung tâm PHCN hoặc khoa PHCN điều trị, trong đó
có một số trẻ bị VCS nặng có chỉ định phẫu thuật.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, trường đại học Y Hà Nội tiến hành
khám sàng lọc trẻ em bị VCS trên lâm sàng của các trường THCS trên địa bàn


19

một số tỉnh thành trong cả nước đã phát hiện được nhiều trẻ bị VCS chiếm tỷ
lệ khá lớn.
Có nhiều nguyên nhân gây VCS: Do cấu trúc cột sống bất thường do
biến dạng xương sống (Lao cột sống, chấn thương cột sống...) các bệnh cơ,
bệnh hệ thần kinh, các nguyên nhân khác: Tư thế ngồi học sai, do ngắn chân,

lệch xương chậu….
Nhưng điều đáng quan tâm là 80% người bị VCS không rõ nguyên
nhân [37, 38]. Từ thực tế trên chúng tôi thấy cần phải lựa chọn một phương
pháp điều trị PHCN tại cộng đồng áp dụng được cho nhiều trẻ VCS lứa tuổi
đang đi học mà không thường xuyên đến được các Trung tâm PHCN hoặc
khoa PHCN, điều đó sẽ giảm quá tải cho các cơ sơ y tế. Đồng thời với việc lựa
chọn một phương pháp điều trị PHCN tại cộng đồng áp dụng tại địa phương,
cần triển khai các biện pháp phát hiện sớm, can thiệp sớm VCS không để trẻ
VCS tiến triển nặng phải phẫu thuật, giảm chi phí điều trị và biến chứng cho trẻ
sau này.
Như vậy thực trạng vẹo cột sống tại cộng đồng Hà Nội ra sao; kiến
thức, thái độ, thực hành của bố mẹ trẻ bị vẹo cột sống cũng như của thầy cô
giáo các lớp có trẻ VCS như thế nào cũng như giải pháp nào để giải quyết các
vấn đề nêu ra ở trên.
1.6.3. Một số nghiên cứu về kết quả phục hồi chức năng trên thế giới và
Việt Nam
Năm 1970, Moe J.H và Kettleson D.N [39] đã công bố kết quả ban đầu
đối với 169 bệnh nhân được điều trị bằng áo nẹp Milwaukee. Tác giả nhận
thấy sự cải thiện trung bình là 23% đối với đường cong ngực, 18% đối với
đường cong thắt lưng và 10% đối với đường cong ngực cao bên trái. Tác giả
cũng cho rằng sự cải thiện cũng như giảm đi là rất ít sau khi bệnh nhân ngừng


20

mang áo nẹp, giảm đi 1% đối với đường cong ngực phải và 5% đối với đường
cong thắt lưng.
Năm 1973, Edmonson và CS dùng áo nẹp chỉnh hình Milwaukee cho
52 trẻ VCS ở vị trí cổ và ngực, sau 22 tháng mang nẹp kết quả vẹo cổ giảm
6,9º, vẹo ngực giảm 5,1º [26].

Năm 1977, ParkJ, Houtkin S và CS cũng áp dụng áo nẹp Prenyl cho 66
bệnh nhân bị VCS tự phát trong đó có 4 nam và 62 nữ, với thời gian theo dõi
là 36 tháng và thời gian mang áo nẹp ban đầu là 23 giờ /ngày.
Tác giả nhận thấy có 53 bệnh nhân 80% có sự cải thiện đáng kể khi
mang áo nẹp. Áo nẹp có hiệu quả nhất đối với bệnh nhân có đường cong vùng
thắt lưng và ngực - thắt lưng < 40º [22].
Năm 1980, Bunnell W.P, Mac Even G.D và CS [24] đã thông báo kết
quả điều trị cho 48 bệnh nhân VCS tự phát bằng áo nẹp nhựa cho những bệnh
nhân có đường cong < 40º. Tuổi trung bình khi bắt đầu mang áo nẹp là 11tuổi
10 tháng, khi bắt đầu ngừng mang áo nẹp là 14 tuổi 8 tháng và kết thúc thời
gian theo dõi là 16 tuổi 9 tháng. Kết quả cho thấy trong số 63 đường cong đã
được điều trị có 35 đường cong không thay đổi, 22 đường cong cải thiện và
chỉ có 6 đường cong tiến triển trên > 5º so với đường cong ban đầu [40].
Năm 1984, Rajala E.T, Josefsson.E đã sử dụng áo nẹp Boston để điều
trị cho 44 bện nhân VCS tự phát. Tác giả cho rằng sự cải thiện ban đầu khi
mang áo nẹp là có ý nghĩa với những đường cong có đỉnh T8, T9 là 15,9º±
6,1º (54%) [25].
Năm 1989, LonsteinJ.E và CS [27] đã kết hợp với bài tập trong quá
trình mang áo nẹp chỉnh hình ở nhóm VCS từ 30 - 39º. Kết quả có 81% ngăn
ngừa được tiến triển của VCS hoặc làm giảm đường cong, (19%) còn lại phải
áp dụng phẫu thuật, ở nhóm VCS từ 20 - 29º có 90% đạt kết quả tốt [27].


21

Năm 1995, Trịnh Quang Dũng nghiên cứu bằng phương pháp hồi cứu
đánh giá bước đầu điều trị VCS bằng áo nẹp chỉnh hình cho 20 bệnh nhân từ
20 đến dưới 60 thì thấy kết quả tốt (độ vẹo giảm đi > 10º) là 65%, ổn định là
5%, kém là 10%. Tuy nhiên nghiên cứu này không cùng một thời điểm, bệnh
nhân VCS do nhiều nguyên nhân bao gồm cả VCS cấu trúc và không cấu trúc,

bệnh nhân ở nhiều địa phương khác nhau, lứa tuổi [33].
Năm 2002, Phạm Văn Minh [34] nghiên cứu đánh giá bước đầu về hiệu
quả của áo nẹp chỉnh hình TLSO trong điều trị 18 bệnh nhân VCS tự phát
thấy rằng đường cong đơn ở vùng ngực có tỷ lệ nắn chỉnh nhiều nhất, số bệnh
nhân có đường cong được cải thiện là 50%, só bệnh nhân xấu đi chiếm
16,5%. Cùng tác giả này Pham V.M, năm 2007 khi nghiên cứu 63 bệnh nhân
VCS điều trị bằng tập PHCN và mang áo nẹp chỉnh hình Chêneau trong 2
năm thấy có 25,4% bệnh nhân được cải thiện, 60,3% bệnh nhân được ổn định,
14,3% bệnh nhân nặng lên. Tác giả cho rằng việc điều trị muộn khi góc vẹo
đã lớn thì ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị như nhóm bệnh nhân có góc
vẹo < 30º thì sau điều trị góc vẹo còn 20,4º, nhóm bệnh nhân có góc vẹo >30º
thì sau điều trị góc vẹo trung bình 29,8º [34].
Năm 1989, MacLean W.E và CS [37] khi so sánh 31 bệnh nhân VCS tự
phát với 71 thiếu niên khỏe mạnh thấy rằng: mặc dù áo nẹp bước đầu ảnh
hưởng đến tâm lý của trẻ nhưng không có sự khác biệt rõ ràng giữa những trẻ
VCS mang áo nẹp và trẻ khỏe mạnh. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra rằng áo
nẹp không ảnh hưởng đến hình dáng của cơ thể, ảnh hưởng của áo nẹp lên
chất lượng của cột sống có thể do sự khác nhau giữa các loại áo nẹp cũng như
sự khác nhau về văn hóa và thái độ của từng bệnh nhân.
Năm 1999, Cruick Shank J.L, Dickson R.A [41] đã đánh giá mức độ
thích nghi với áo nẹp Chêneau trên 25 bệnh nhân bằng các câu hỏi liên quan
đến những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng áo nẹp trong các sinh hoạt


22

hằng ngày. Kết quả cho thấy rằng nẹp Chêneau có ưu điểm là nhẹ, được che
phủ kín khi mặc áo, ít ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. Nhược điểm
của áo nẹp là khó khăn khi lên, xuống xe ô tô, khi tham gia giao thông và khi
phải ngồi lâu [41].

Năm 1999, Climent J.M và CS nghiên cứu ảnh hưởng của các loại áo
nẹp chỉnh hình lên chất lượng cuộc sống của trẻ vị thành niên bị biến dạng cột
sống bằng việc sử dụng bộ công cụ đánh giá "Chất lượng cuộc sống của các
biến dạng cột sống" (The quality of life Profile for Spinal Deformaties) cho
thấy việc điều trị bằng nẹp Milwaukee có ảnh hưởng nhiều hơn đến chất
lượng cuộc sống so với áo nẹp Boston và Charleston, đặc biệt là lĩnh vực tâm
lý xã hội và độ mềm dẻo của lưng [42].
Năm 2010, Bùi Thị Bích Ngọc đã nghiên cứu ảnh hưởng của áo nẹp
chỉnh hình 3D đến các hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Kết quả chỉ ra
rằng áo nẹp 3D gây tác động về tâm lý nhiều hơn là về thể chất. Áo nẹp ảnh
hưởng chủ yếu trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân mới mặc áo nẹp, ảnh hưởng
rõ ràng nhất liên quan đến đau và rối loạn giấc ngủ. Cuối cùng tác giả kết luận
rằng mặc dù có những nhược điểm nhất định tuy nhiên áo nẹp chỉnh hình 3D
dễ dàng được chấp nhận sử dụng hơn so với áo nẹp Milwaukee [43].
Năm 2003, Obinwanne F.U và CS [44] đã đánh giá ảnh hưởng của việc
mặc áo nẹp lên chất lượng cuộc sống của trẻ VCS tự phát tuổi vị thành niên
bằng cách so sánh bệnh nhân mặc áo nẹp với nhóm không điều trị bằng áo
nẹp. Kết quả cho thấy có một vài khác biệt về chất lượng cuộc sống giữa
nhóm mặc áo nẹp và nhóm chứng tuy nhiên áo nẹp không làm giảm chất
lượng cuộc sống của trẻ VCS so với nhóm không mặc áo nẹp [44].
Năm 2007, Phạm Văn Minh và CS [34] đánh giá ảnh hưởng của áo nẹp
Chêneau lên chất lượng cuộc sống của trẻ VCS tự phát được điều trị bằng áo
nẹp cho thấy chất lượng cuộc sống của những trẻ mang áo nẹp toàn bộ thời


23

gian giảm rõ rệt so với những trẻ điều trị bằng áo nẹp bán thời gian và những
trẻ không điều trị bằng áo nẹp. Tuy nhiên áo nẹp Chêneau không ảnh hưởng
đến tình trạng đau lưng của những trẻ này.

1.7. Đặc điểm của huyện Mỹ Đức và quận Ba Đình Hà Nội
1.7.1. Đặc điểm của huyện Mỹ Đức, Hà Nội [45]
- Vị trí huyện Mỹ Đức nằm phía tây nam Hà Nội, phía đông giáp huyện
Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy, phía bắc giáp huyện Chương Mỹ. phía
tây giáp các huyện của tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (ở phía tây Bắc), Kim Bôi
(ở phía chính Tây), Lạc Thủy (ở phía tây nam). Phía đông nam giáp huyện
Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
- Địa hình - diện tích: Mỹ Đức là vùng huyện bán sơn địa, nằm ở phía
nam của đồng bằng Bắc Bộ. phía nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có
vẻ đẹp nổi tiếng là khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là
Hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. Ở rìa phía đông có sông Đáy
chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên của
huyện Mỹ Đức là 230,0 km². Dân số huyện Mỹ Đức là 169.999 người (năm
2009). Về hành chính huyện Mỹ Đức có 1 thị trấn và 21 xã. Thị trấn Đại
Nghĩa (thành lập năm 2003 trên cơ sở sát nhập thị trấn Tế Tiêu và xã Đại
Nghĩa. Còn 21 xã bao gồm: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng,
Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương
Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm,
Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.
1.7.2. Đặc điểm của quận Ba Đình, Hà Nội [46]
Về vị trí địa lý hành chính quận Ba Đình: bắc giáp quận Tây Hồ, nam giáp
quận Đống Đa, đông giáp sông Hồng, đông nam giáp quận Hoàn Kiếm, tây
giáp quận Cầu Giấy.


24

Về lịch sử



Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là
Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng,
Trung, huyện Vĩnh Thuận.



Từ những năm 1954-1961 gọi là khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.



Từ những năm 1961-1981, thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp
nhập khu Ba Đình và khu Trúc Bạch cũ, đồng thời sáp nhập xã Đông
Thái, một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ; 2 xã: Ngọc Hà, Phúc Lệ,
một phần xã Thống Nhất thuộc quận VI.



Tháng 6 năm 1981, đổi khu phố Ba Đình thành quận Ba Đình, gồm 15
phường: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ,
Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành
Công, Thụy Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Toàn bộ khu vực Hoàng thành
Thăng Long nằm trong quận này.



Từ tháng 10 năm 1995, 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc
quận Ba Đình chuyển sang trực thuộc quận Tây Hồ, từ đó quận còn 12
phường: Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã,
Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công,
Trúc Bạch.




Ngày 22 tháng 11 năm 1996, phường Cầu Giấy được đổi tên thành
phường Ngọc Khánh.



Ngày 1 tháng 4 năm 2005, thành lập 2 phường Liễu Giai (tách ra từ
phường Ngọc Hà) và Vĩnh Phúc (tách ra từ phường Cống Vị).



Từ đó, quận Ba Đình có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn,
Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung
Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.


25



Diện tích 9248 km², dân số tổng cộng 228.352 người, mật độ 24.703
người/km² (năm 2014).
Quận Ba Đình hiện là trung tâm văn hóa chính trị của thủ đô Hà Nội,
quân dân quận Ba Đình luôn phấn đấu để xứng đáng với niềm tin yêu
của nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.



×