Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến sản XUẤT lúa và BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG tại HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.06 KB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT LÚA VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TẠI
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH”

Người thực hiện

:

Đinh Thị Thu

Lớp

:

MTB

Khóa

:

56


Chuyên ngành

:

MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

:

TS. Đinh Thị Hải Vân

Địa điểm thực tập

:

Ban Quản lý dự án “Xây dựng
năng lực nhằm loại bỏ hoá chất
BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam”

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT LÚA VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TẠI
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH”

Người thực hiện

:

Đinh Thị Thu

Lớp

:

MTB

Khóa

:

56

Chuyên ngành

:

MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn

:

TS. Đinh Thị Hải Vân

Địa điểm thực tập

:

Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Địa điểmDdDDiaj
dieemrd Đhực tập

:

Ban Quản lý dự án “Xây dựng năng
lực nhằm loại bỏ hoá chất BVTV POP
tồn lưu tại Việt Nam”

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và biện pháp thích ứng tại
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu của bản thân.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong

phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận hoàn
toàn trung thực, nếu có sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Sinh viên

Đinh Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, em nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong
khoa là những người đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong những năm tháng học
tập tại trường, trang bị cho em những kiến thức, đạo đức và tư cách của người
cán bộ khoa học kỹ thuật.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của nhiều tập thể cá nhân trong và ngoài trường. Bằng tấm lòng biết
ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt, em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS.Đinh Thị Hải Vân đã ân cần chỉ bảo tận tình và
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong Phòng NN&PTNT huyện
Nghĩa Hưng đã tạo điều kiện giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực
tập.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt công việc học tập,

nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Vì thời gian có hạn và bản thân chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên đề
tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh Viên

Đinh Thị Thu
ii

năm 2015


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................vii
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài....................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................3

2.1.
Tổng quan về biến đổi khí hậu..........................................................3
2.1.1. Quan điểm về biến đổi khí hậu..........................................................3
2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu..........................................................4
2.1.3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu................................................5
2.2.
Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam......................8
2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới............................................8
2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam.............................................9
2.3.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế
giới và Việt Nam.............................................................................12
2.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới.12
2.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam15
2.4.
Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
trên thế giới và Việt Nam................................................................18
2.4.1. Khái niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu..................................18
2.4.2. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
trên thế giới.....................................................................................19
2.4.3. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam......................................................................................23
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....26
3.1.
Đối tượng nghiên cứu.....................................................................26
iii


3.2.
Phạm vi nghiên cứu.........................................................................26

3.3.
Nội dung nghiên cứu.......................................................................26
3.4.
Phương pháp nghiên cứu.................................................................26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................26
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................27
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................28
4.1.
Điều kiện tự nhiên – kinh tế huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. .28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................28
4.1.2. Điều kiện kinh tế.............................................................................30
4.1.3. Điều kiện xã hội..............................................................................31
4.2.
Diễn biến biến đổi khí hậu tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định31
4.2.1. Diễn biến biến đổi về nhiệt độ........................................................31
4.2.2. Diễn biến biến đổi về lượng mưa....................................................34
4.2.3. Diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại......37
4.2.4. Diễn biến biến đổi về bão................................................................40
4.3.
Hiện trạng sản xuất lúa tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.....41
4.4.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định......................................................................44
4.4.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến diện tích sản xuất lúa............46
4.4.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa........................50
4.4.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng56
4.5.
Các biện pháp thích ứng trong canh tác lúa tại huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định.................................................................................59

4.6.
Đề xuất các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp với biến
đổi khí hậu tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định........................67
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................69
5.1.
Kết luận...........................................................................................69
5.2.
Kiến nghị.........................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................71

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TBNN

Trung bình nhiều năm

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

XNM

Xâm nhập mặn

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa của Việt Nam trong
50 năm qua..................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1. Xu hướng biến đổi của nhiệt độ trung tại huyện Nghĩa Hưng, trong
giai đoạn 1980 – 2012.................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Tổng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại
trong vòng 3 thập kỷ ở huyện Nghĩa Hưng. Error: Reference source
not found
Bảng 4.3. Diện tích gieo lúa của các huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định trong
5 năm gần đây (từ 2008 – 2012)..Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Diện tích lúa vụ Đông Xuân và vụ Mùa của hộ được phỏng vấn ở
xã Nam Điền 5 năm trước và hiện nay. .Error: Reference source not
found
Bảng 4.5. Các cơn bão đổ bộ và gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây lúa ở huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2013Error: Reference
source not found
Bảng 4.6. Lịch thời vụ của cây lúa tại huyện Nghĩa Hưng,tỉnh Nam Định năm
2009 (âm lịch) và năm 2014 (âm lịch)...Error: Reference source not
found
Bảng 4.7. Cơ cấu cây trồng của huyện Nghĩa Hưng năm 2009 và năm 2013
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Khoảng cách xâm nhập mặn ở ba con sông lớn thuộc tỉnh Nam
Định năm 2011............................Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Diện tích NTTS của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong 3
năm gần đây (từ năm 2009 – 2011).......Error: Reference source not
found

vi



Bảng 4.10. Các giống lúa được sử dụng ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
của năm 2009 và năm 2014.........Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Biện pháp thích ứng với BĐKH trong Sản xuất lúa của người dân
ở huyện Nghĩa Hưng...................Error: Reference source not found

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Hưng năm 2011. .Error:
Reference source not found

Hình 4.2.

Diễn biến và xu thế nhiệt độ trung bình năm tại huyện Nghĩa
Hưng giai đoạn 1980 – 2012...Error: Reference source not found

Hình 4.3.

Diễn biến và xu thế nhiệt độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất tại
huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 1980 – 2012.........Error: Reference
source not found

Hình 4.4.

Diễn biến và xu thế tổng lượng mưa trong năm tại huyện Nghĩa

Hưng giai đoạn 1980 – 2012...Error: Reference source not found

Hình 4.5.

Diễn biến và xu thế tổng lượng mưa tháng 1 (a) và tháng 7 (b) tại
huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 1980 – 2012.........Error: Reference
source not found

Hình 4.6.

Diễn biến và xu thế số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt ở
huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 1980 - 2013Error: Reference source
not found

Hình 4.7.

Diễn biến và xu thế số ngày rét đậm, rét hại ở huyện Nghĩa Hưng
giai đoạn 1980 – 2012.............Error: Reference source not found

Hình 4.8.

Số cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa giai
đoạn 1961 – 2010....................Error: Reference source not found

Hình 4.9.

Diện tích và năng suất lúa vụ Mùa (a) và vụ Xuân (b) tại huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 1995 – 2013...........Error:
Reference source not found


Hình 4.10. Nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Nghĩa HưngError:
Reference source not found
Hình 4.11. Diện tích sản xuất lúa ở vụ Đông Xuân, vụ Mùa và cả năm của
huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 1995 – 2013.........Error: Reference
source not found

viii


Hình 4.12. Năng suất lúa của vụ Mùa, vụ Xuân và cả năm ở huyện Nghĩa
Hưng giai đoạn 1995 – 2013...Error: Reference source not found
Hình 4.13. Tần suất phun thuốc BVTV vụ Đông Xuân (a) và vụ Mùa (b) cách
đây 5 năm và hiện nay.............Error: Reference source not found
Hình 4.14. Các biện pháp thích ứng của người dân với BĐKH tại xã Nghĩa
Hùng (a) và xã Nam Điền (b)..Error: Reference source not found
Hình 4.15. Định hướng trong sản xuất nông nghiệp của người dân ở xã Nam
Điền, huyện Nghĩa Hưng........Error: Reference source not found

ix


Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp.
Những biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu và những hậu quả của nó như
hạn hán, bão lũ, động đất, gió rét kéo dài,…Đã gây ảnh hưởng tổn thất và
thiệt hại lớn về người, về của và những lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, những biến động thất thường của khí hậu cũng làm cho công tác
dự báo gặp nhiều khó khăn.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra và ngày càng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Tổ chức liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp
quốc (IPCC) 2007, nhiệt độ trái đất đang tăng lên 0,7 độ C kể từ thời kì tiền
công nghiệp và hiện tại đang tăng với tốc độ ngày càng cao, gia tăng mực
nước biển băng hà lùi về hai cực. Nếu khoảng thời gian 40 năm (1962 – 2003)
lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm thì riêng 10 năm cuối
từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực
nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở
Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang
dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của
khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực
nước biển dâng cao. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và những hoạt động bất
thường của bão, gần đây nhất là siêu bão HAIYAN năm 2013 được đánh giá
là một trong bốn siêu bão khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã tàn phá nặng
nề 2 phần 3 đất nước Philippines.
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất
do biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công
nghệ và Môi trường của Quốc hội năm 2014, dự báo vào năm 2030, riêng
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nếu không có giải pháp ứng phó quyết
liệt thì khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây
1


thiệt hại về nông nghiệp nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng, thiệt hại ước tính
sẽ khoảng 17 tỉ USD.
Huyện Nghĩa Hưng là 1 trong 3 huyện nằm ven biển của tỉnh Nam
Định, là một trong các huyện trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh Nam Định, có
trình độ thâm canh cao, năng suất trung bình đạt 130 tạ/ha. Theo thống kê của
Sở NN và PTNT tỉnh Nam Định năm 2013, lượng mưa trong nhiều năm gần
đây tuy ở mức trung bình, nhưng xu hướng những trận mưa, đợt mưa với
cường độ mưa lớn diễn ra trong thời gian ngắn, thường xuất hiện vào thời

điểm lúa mùa mới cấy (cuối tháng 7, đầu tháng 8) làm ngập úng, gây thiệt hại
cho người dân. Trong khi đó hạn hán kéo dài suốt 6 tháng mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau thì lượng mưa thấp nên gây nhiều khó khăn cho sản
xuất vụ Đông và gieo cấy vụ Xuân. Kèm theo đó, trong khoảng thời gian này,
do nước biển dâng cao, xâm thực mặn lấn sâu vào các cửa sông. Mặc dù, đã
được rửa mặn nhưng gặp thời tiết nắng nóng, mặn bốc lên khiến lúa chết phải
cấy đi cấy lại nhiều lần làm cho năng suất lúa kém. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
sản xuất lúa và biện pháp thích ứng tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được diễn biến khí hậu tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định trong 50 năm trở lại đây.
- Tìm hiểu được hiện trạng sản xuất lúa tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định trong 20 năm trở lại đây.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa của
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Tìm hiểu được các biện pháp thích ứng trong sản xuất lúa tại huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi
khí hậu.

2


Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
2.1.1. Quan điểm về biến đổi khí hậu
Thời tiết được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, gió,
nóng lạnh…tại bất kỳ thời điểm nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một

ngày hay từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Nhưng khí hậu
thường ít thay đổi và có tính tương đối ổn định, còn thời tiết thay đổi mạnh.
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (ví
dụ như một tỉnh, một nước hay một châu lục). Khi ta nói, khí hậu Việt Nam là
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, điều đó có nghĩa là nước ta thường
xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao và lượng mưa trung bình hàng
năm lớn, đồng thời có sự thay đổi theo mùa (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).
Có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về biến đổi khí hậu (BĐKH) được
trên thế giới và ở Việt Nam sử dụng.
Theo UNFCCC (1994) thì sự BĐKH được quy trực tiếp hay gián tiếp là
do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu
và đóng góp thêm vào sự BĐKH tự nhiên. Như vậy, BĐKH là sự khác biệt
giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu,
trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định,
thường là vài thập kỷ, thậm chí thế kỷ (Ví dụ: ấm lên, lạnh đi…). Sự biến
động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).
Chương trình Môi trường Quốc gia về Ứng phó với BĐKH đưa ra định
nghĩa: “ Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung
bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất”.
3


Như vậy, từ các định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản: “BĐKH là
sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc là dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Thời tiết thay đổi thất thường không theo quy luật vốn có và xảy ra

không theo quy luật nhất định. Sự thay đổi thời tiết này diễn ra rộng và nhiều
nơi trên trái đất. Tại Việt Nam, những năm gần đây thời tiết diễn biến ngày
càng phức tạp. Ví dụ: Giữa mùa đông ở miền Bắc lại có những ngày nóng như
mùa hè hoặc mưa bão không theo mùa,…
Nhiệt độ của khí quyển đang nóng lên hay chính là sự nóng lên của trái
đất. Theo IPCC (2007), nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ
XX đã tăng lên 0,740C và nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu sẽ tăng 2,0 –
4,50C vào năm 2100 (so với thời kỳ 1980 – 1999) tương ứng với mức tăng
nhiệt độ nói trên, mức nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng 0,18 – 0,59 m
vào thời kỳ 2090 – 2099 (so với thời kỳ 1980 – 1999).
Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan. Trong thế kỷ XX, nước
biển đã dâng cao trung bình 0,17 m (từ 0,12 m đến 0,22 m). Nguyên nhân của
hiện tượng này có thể giải thích bằng việc cả khối nước biển dãn nở khi nhiệt
độ tăng và việc này làm các chóp băng ở hai cực tan dần (Nguyễn Thọ Nhân,
2009). Theo IPCC (2007), băng giá trên mặt đất giảm dần diện tích, nhiều
tảng băng đã tan từ cuối thế kỷ 19. Ở Nam cực, chiều dày của các tấm băng
đã giảm đi và vào cuối năm 2002, thềm băng Larsen B đã bị vỡ ra. Và ở Bắc
Bán cầu diện tích băng giảm 7% từ năm 1990.
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

4


Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác (Trần
Thọ Đạt, 2012).
2.1.3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Có 2 nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu đó là do tự nhiên và do

con người.
2.1.3.1. Nguyên nhân tự nhiên
Như đã biết Trái Đất là hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có dạng hình tròn trên mặt phẳng
có tên là mặt phẳng hoàng đạo với bán kính xấp xỉ 149,6 km và tốc độ 29,79
km/s. Trái Đất tự xoay có góc nghiêng trung bình là 23,5 0 so với mặt phẳng
hoàng đạo. Trục xoay này của Trái Đất không cố định mà quét hình nón có
tâm đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo. Thời gian thực hiện một
vòng xoay của trục khoảng 25.800 năm. Kết quả là hàng năm, Mặt Trời tới
điểm xuân phân sớm hơn 20 phút 24 giây. Với những thay đổi đó hàm lượng
nhiệt từ Mặt Trời đến với Trái Đất có những thay đổi rất nhỏ theo chu kỳ (Lưu
Đức Hải, 2010).
Tổng năng lượng của Mặt Trời phát ra là yếu tố quyết định đến khí hậu
Trái Đất. Sự biến đổi cường độ bức xạ Mặt Trời sẽ tác động trực tiếp đến biến
đổi khí hậu. Kể từ khi hình thành hệ Mặt Trời, bức xạ của mặt trời tăng ổn
định khoảng 30%. Hầu hết năng lượng nhận được từ Mặt Trời bắt nguồn
trong quyển sáng Mặt Trời, có nhiệt độ phát xạ khoảng 6.000 K 0. Những đặc
tính có ưu thế hơn được thấy trong quyển sáng là những vết tối – vết đen Mặt
Trời (sunspot). Tuy nhiên, vết đen của mặt trời là đặc điểm nhất thời, trung
bình những vết đen Mặt Trời tồn tại một hoặc hai tuần. Diện tích đĩa sáng của
Mặt Trời bị phủ bởi vết đen Mặt Trời biến thiên từ 0 đến khoảng 0,1%. Như
vậy, sự biến đổi ánh sáng Mặt Trời ảnh hưởng không đáng kể đối với biến đổi
khí hậu Trái Đất (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).
5


Các núi lửa là nguồn gây ô nhiễm tự nhiên quan trọng trên Trái Đất,
thường tạo thành ở các vành đai, trong đó có hai vành đai lớn phân bố ở rìa
Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Trong lịch sử đã có trường hợp một núi
lửa khi hoạt động đã phun trào một lượng dung nham và bụi vào khí quyển,

dẫn đến thay đổi đột ngột khí hậu, thời tiết. Ví dụ của trường hợp phun trào
của núi lửa Huaynaputina ở dãy Andes, Peerru năm 1600, Krakatao ở
Indonesia năm 1883 và núi lửa Pinatobo ở Philippines năm 1991. Tuy nhiên,
cũng rất ít khi xảy ra trên Trái Đất, những vụ núi lửa phun trào đưa vào tầng
cao khí quyển một lượng bụi, SO2 và các chất ô nhiễm khác và hiệu ứng biến
đổi khí hậu giảm nhiệt độ khí quyển cục bộ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Tóm lại, Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự
nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ
đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ
về biến đổi khí hậu (IPCC) thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt
động của con người.
2.1.3.2. Nguyên nhân nhân tạo
Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên
nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt động của con người.
Chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) phục vụ
các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng làm mất cân bằng
sinh thái, sản xuất hóa chất và thay đổi mục đích sử dụng đất bao gồm thay
đổi trong nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở... Ngoài ra còn một số hoạt động
khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch. Nhu cầu năng lượng của
nhân loại ngày càng nhiều, trong đó năng lượng hóa thạch chiếm phần lớn.
Mặc dù, năng lượng hạt nhân hoặc một số dạng năng lượng sạch khác có xu
hướng tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu năng lượng nói
chung. Sử dụng năng lượng hóa thạch là nguyên nhân làm tăng đáng kể nồng độ
khí CO2 trong khí quyển, trong đó các nước phát triển đóng góp phần lớn.
6


Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), hàm lượng khí CO 2
trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000
năm qua (180 – 280 ppm) và đạt 379 ppm (tăng ~ 35%). Lượng phát thải khí

CO2 từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỷ tấn cacbon
(23,5 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong những năm 1990 đến 7,2 tỷ tấn cacbon (45,9
tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ 2000 – 2005. Lượng phát thải khí CO2 từ
việc thay đổi sử dụng đất ước tính bằng 1,6 tỷ tấn cacbon (5,9 tỷ tấn CO 2)
trong những năm 1990.
Hàm lượng khí CH4 trong khí quyển đã tăng từ 715 ppb trong thời kỳ
tiền công nghiệp lên 1.732 ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt 1.774
ppb năm 2005 (tăng ~148%). Hàm lượng khí ôxit nitơ (N 2O) trong khí quyển
đã tăng từ 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 319 ppb vào năm 2005
(tăng khoảng 18%). Các khí metan và nito ôxit tăng chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch, chôn lấp rác thải,… (IPCC, 2007).
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70 - 90% lượng CO 2 vào
khí quyển. Năng lượng hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế
tạo các thiết bị điện: tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng
khác. Lượng CO2 còn do hoạt động trong nông nghiệp và khai thác rừng (kể
cả cháy rừng), khai hoang và công nghiệp. Do đó, việc tiêu thụ năng lượng
hóa thạch đóng góp khoảng một nửa (46%) vào tiềm năng nóng lên toàn cầu.
Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra
khoảng 9% tổng số các khí gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu.
Các sản phẩm hóa học (CFC, Halocacbon,…) là 24% và các nguồn khác như rác
chôn dưới đất, nhà máy xi măng,…là 3% (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).
Như vậy, BĐKH hiện nay có cả nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo,
song sự nóng lên toàn cầu được khẳng định là do hoạt động của con người
làm tăng hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển gây ra một lượng bức
xạ cưỡng bức dương.
7


2.2.


Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng
nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà
chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối
cùng đã xảy ra cách đây 10 – 15 nghìn năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên
của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này,
chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay
trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa
và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.
Từ khoảng giữa thế kỷ XIX đến nay, những số liệu có được cho thấy xu
thế chung nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Kết quả đo đạc và
nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong
thế kỷ XX đã tăng lên 0,740C, đặc biệt là vào thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng
nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007).
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Nhiệt
độ trung bình toàn cầu năm 2003 tăng 0,460C so với trung bình thời kỳ 1971 –
2000, là năm ấm thứ ba kể từ năm 1861. Trong đó, nhiệt độ bán cầu Bắc là +
0,590C và bán cầu Nam là + 0,32 0C. Kể từ năm 1850 – 2006, trong số 12 năm
nóng nhất thì đã có 11 năm nằm trong 12 năm gần đây (1995 – 2006). Hiện
tượng thời tiết ấm lên ở Alaska trong những năm gần đây cũng là một minh
chứng rõ rệt nhất. Tại đây, nhiệt độ đã tăng lên 1,50C so với trung bình nhiều
năm, lớp băng vĩnh cửu giảm 40% và hàng năm lớp băng thường dày 1,2 m chỉ
còn khoảng 0,3 m (mỏng hơn 4 lần so với trung bình nhiều năm) (IPCC, 2007).
Lượng mưa cũng có nhiều biến động đáng kể, tăng 5 – 10% trong thế
kỷ XX trên lục địa bán cầu Bắc và giảm ở một số nơi, tuy xu thế không rõ rệt
như nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở các vĩ độ trung bình và cao của
8



bán cầu Bắc. Tương ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nước biển
trung bình của đại dương cũng tăng lên 10 – 25 cm (trung bình 1 – 2 mm/năm
thế kỷ XX) do băng tan và giãn nở nhiệt đại dương. Băng tan ở các vùng núi
cao, giảm tuyết ở bán cầu Bắc và tăng nhiệt độ đã làm cho mực nước biển
dâng cao. Theo các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về BĐKH họp ở Brucxen
(Bỉ) vừa qua cho biết, trung bình mỗi năm, các núi băng trên cao nguyên
Thanh Hải (Trung Quốc) bị giảm 7% khối lượng và 50 - 60m độ cao, uy hiếp
nguồn nước của các sông lớn ở Trung Quốc. Trong 30 năm qua, trung bình
mỗi năm diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131
km2, chu vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 – 150
m, có nơi tới 350 m. Tất cả đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải – một hồ
lớn nhất Trung Quốc, đe dọa sẽ bị biến mất trong vòng 200 năm tới. Nếu
nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ
giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn một nửa vào năm 2090, đe dọa hệ thống
đường sắt trên cao nguyên (Bộ TNMT, 2007)
2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 cho thấy, ở Việt
Nam xu thế BĐKH ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và
đặc trưng khí hậu trên nhiều vùng khác nhau. Trong vòng 50 năm trở lại đây
(1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng 0,7 0C. Nhiệt độ
trung bình năm trong vòng 4 thập kỷ gần đây (từ 1961 – 2000) đã được ghi
nhận là cao hơn so với giá trị trung bình hàng năm của 3 thập kỷ trước đó
(1931 – 1960).
Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng,
Tp.HCM đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và
0,60C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình ở cả 3 nơi đều cao hơn trung bình của thập
kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,50C.
9



Ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ở các vùng khác nhau, lượng mưa có xu
hướng biến đổi khác nhau. Sự thay đổi về lượng mưa trung bình trong 9 thập
kỷ gần đây (từ 1911 – 2000) không đồng nhất. Lượng mưa gia tăng vào mùa
mưa, nhất là từ tháng 9 đến tháng 11, và ngược lại lượng mưa giảm vào mùa
khô. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958
– 2000) giảm khoảng 2%. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc
và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam.
Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa
của Việt Nam trong 50 năm qua
Nhiệt độ (t0C)
Số
lượng Tháng Tháng
trạm
1
7

Lượng mưa (%)

Tổng
Tháng Tháng
Vùng khí hậu
lượng
9-11
5-10
năm
Tây Bắc
19
1,4
0,3

0,5
6
-6
-2
Đông Bắc Bộ
33
1,5
0,5
0,6
0
-9
-7
Đồng bằng Bắc Bộ
42
1,4
0,5
0,6
0
-13
-11
Bắc Trung Bộ
26
1,3
0,5
0,5
4
-5
-3
Nam Trung Bộ
11

0,6
0,4
0,3
20
20
20
Tây Nguyên
12
0,9
0,4
0,6
19
9
11
Nam Bộ
18
0,8
0,4
0,6
27
6
9
Trung bình cả nước 161
1,2
0,4
0,56
7
-5
-2
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011

TB
năm

Trong những thập kỷ gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh xuất hiện
nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão
kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có diễn biến phức tạp và khác thường.
Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động
trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn bão nảy sinh ngay cả trên Biển
Đông và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số cơn bão và áp
thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn/năm và
trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong
10


đó, khu vực bờ biển miền Trung và khu vực bờ biển Bắc Bộ có tần suất hoạt
động của bão, áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển nước ta, số
lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng, mùa bão có dấu hiệu kết
thúc muộn hơn trong thời gian gần đây. Nếu những năm trước thập kỷ 90 thế
kỷ XX, bão mạnh nhất chỉ ở cấp 12, giật trên cấp 12 thì những năm gần đây
đã xuất hiện siêu bão cấp 13 và giật tới cấp 15. Mức độ ảnh hưởng của bão
đến nước ta có xu hướng ngày càng mạnh lên (Bộ TN&MT, 2012)
Ở nước ta, hạn hán xảy ra trong tất cả các mùa vụ, tùy từng vùng và
từng năm mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng hạn hán ở Trung Bộ, nhất là
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thường nặng nề nhất. Các kịch bản về biến đổi
lượng mưa trong thế kỷ XXI cho thấy, lượng mưa mùa mưa ở phần lớn các
vùng, nhất là Trung Bộ sẽ tăng 5 – 10%, trong khi lượng mưa mùa khô giảm 0
– 5%. Như vậy, hạn hán trong mùa khô có thể nghiêm trọng hơn (Bộ
TN&MT, 2012).
Mưa ít, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp làm tăng khả năng bốc hơi, dẫn đến
suy giảm lượng nước dự trữ trong đất, trong khi nguồn nước nhiều sông, suối, hồ

chứa bị cạn kiệt, làm cho hạn hán xảy ra rất nghiêm trọng trên diện rộng trong
những năm gần đây. Các năm hạn nặng ở Trung Bộ là 1983, 1987, 1988, 1992,
1993, 2002, 2003, 2004 và đặc biệt là năm 1998, nhiều sông và hồ chứa bị cạn
kiệt. Hầu hết những năm hạn nặng trên diện rộng đều gắn liền với hiện tượng El
Nino. Hầu hết các đợt El Nino gây ra thâm hụt lượng mưa các tháng.
Lượng mưa mùa mưa trong thế kỷ XXI ở hầu hết các vùng đều tăng 5 –
10%. Do đó, nhiều khả năng lũ, lụt sẽ xảy ra ác liệt hơn. Trong vài chục năm
gần đây nhiều trận lũ lớn, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung với tần suất ngày
càng tăng từ năm 1990 đến nay. Phần lớn các trận lũ lớn xảy ra trong các năm
La Nina và có sự kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới với hoạt động của bão và
không khí lạnh.
11


BĐKH thực sự đã làm các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày
càng ác liệt. Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét,
bão, lũ lụt, hạn hán,…) xảy ra bất thường với sự gia tăng tần suất xuất hiện và
cường độ.
2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế
giới và Việt Nam
2.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Đặc biệt
là vai trò của bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp, bức xạ mặt trời
quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng.
Năng suất tiềm năng của cây trồng là hàm đồng biến với bức xạ mặt trời.
Đóng vai trò quan trọng trong thời vụ, tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây
trồng là chế độ nhiệt, mưa, ẩm. Những thiên tai khí tượng như bão, lốc, tố,
mưa lớn gây ngập úng, hạn hán,…chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng gây
ra thảm họa đối với sản xuất nông nghiệp, không chỉ là quá trình sinh trưởng,
năng suất mà cả sản phẩm sau thu hoạch. Trong sản xuất nông nghiệp, trên

từng đối tượng khác nhau, các giai đoạn khác nhau thì chịu những tác động
của BĐKH ở các mức ảnh hưởng khác nhau. Hiện nay, trên thế giới, 40% đất
đai đang được sử dụng cho trồng trọt và chăn nuôi, 70% dân số thế giới sống
ở các vùng nông thôn và lấy nông nghiệp làm nguồn chính để cung cấp lương
thực, vải vóc,…Theo Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO, Food and
Agriculture Organisation) thì khoảng 450 triệu người, thuộc thành phần nghèo
nhất đang sống phụ thuộc vào các dịch vụ của hệ thống môi trường.
Ngoài các biểu hiện của BĐKH gây ra ảnh hưởng xấu đến các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp như bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng cao,…thì
các nhân tố sơ cấp gây biến đổi khí hậu như nhiệt độ trái đất, lượng mưa,
nồng độ CO2,..lại tác động trên năng suất, sự sinh sản,..của các loại cây trồng,
12


vật nuôi. Ngoài ra, ngành nông nghiệp mà cụ thể là hiện diện của cây trồng
hay các thảm thực vật đều có đóng góp vào việc phát tán hay hấp thụ CO 2 và
các khí thải nhà kính khác.
Nhiệt độ trên mặt đất và trong không khí tăng dần dưới ảnh hưởng của
các chất khí thải nhà kính. Trong trường hợp xuất hiện các hiện tượng cực
đoan như nóng và lạnh quá mức thì nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế bị tác
động nhiều nhất. Thực vật và động vật đều rất nhạy cảm với những thay đổi,
dù rất nhỏ, của nhiệt độ trung bình trong môi trường sống. Quá một mức nhiệt
độ nào đó, tốc độ phát triển của chúng sẽ trở nên suy tính, rồi đến một mức
khác cao hơn, sự phát triển sẽ giảm đi trông thấy. Khi có đủ nước trong đất thì
hạt lúa giống chỉ nảy mầm nếu nhiệt độ đất ở một ngưỡng thích hợp. Cây mạ
non cũng phát triển nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ. Nếu bất ngờ bị rét đậm
thì cây mạ có thể bị thối rễ. Ở các nước nhiệt đới mà phần lớn thuộc thành
phần các quốc gia đang phát triển, nhiệt độ không khí đã ở mức ngưỡng của
sinh trưởng cao nên khi nhiệt độ tăng lên thì năng suất cây trồng sẽ không
tăng mà còn giảm đi. Phần lớn các nước này đều nghèo, ít có khả năng ứng

phó, hơn nữa nông nghiệp lại thường là hoạt động kinh tế chính, cho nên việc
giảm năng suất cây trồng sẽ gây tác hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Người ta
tính rằng, với việc trái đất ấm dần lên, năng suất nông nghiệp ở các nước đang
phát triển sẽ giảm đi từ 9% đến 21%, trong khi ở các nước công nghiệp phát
triển năng suất này còn giảm ít hơn 6%. Theo báo cáo Stern năm 2009, các ảnh
hưởng trên nông nghiệp của hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ như sau:

13


Bảng 2.2. Trái đất ấm lên ảnh hưởng đến nông nghiệp
Nếu trái đất ấm lên
10C
20C

Ảnh hưởng trên sản xuất lương thực thế giới
Năng suất ngũ cốc ở các vùng ôn đới có thể tăng ít
nhiều
Năng suất cây lương thực ở vùng nhiệt đới bị giảm đi
(giảm 5% - 10% ở châu Phi)
Năng suất cây lương thực ở các vĩ độ cao đạt đến đỉnh

30C

cao nhất, 100 triệu – 550 triệu người có thể bị thiếu đói
ở các vùng năng suất thấp
Năng suất nông nghiệp ở châu Phi giảm đi từ 15% đến

40C


35%. Nhiều vùng khô cằn như ở châu Úc sẽ không còn
khả năng sản xuất nông nghiệp

50C

Độ axit của nước biển lên cao, tác động đến hệ sinh thái
biển. Nhiều loại cá không sinh trưởng được nữa.
Nguồn: Stephen N.Ngigi, 2009

Ngoài ra, độ ẩm của không khí cũng là một yếu tố quan trọng trong
nông nghiệp. Nếu độ ẩm này giảm đi thì hiện tượng bốc hơi và thoát hơi nước
tăng lên, do đó, muốn duy trì sự tăng trưởng tối ưu của thực vật, người ta cần
phải bổ sung nước tưới. Trong mùa thu hoạch, độ ẩm không khí cũng có tác
động không nhỏ đến hiện tượng chín của hạt. Độ ẩm cao còn làm tăng khả
năng mắc bệnh của cây trồng. Nhiệt độ không khí lên cao cũng như việc kéo
dài chu kỳ sinh trưởng trong trồng trọt có thể đẩy mạnh việc phát triển của
sâu bệnh. Ở các xứ lạnh, nếu mùa đông có nhiệt độ cao thì các ấu trùng sâu
bệnh có thể tồn tại đến mùa gieo trồng sau khi nhiệt độ lên cao hơn.

14


×