Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã lăng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.45 KB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tới các quý thầy cô hiện đang công tác và
giảng dạy tại khoa Môi Trường – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận
tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, người đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Lăng Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An cùng tập thể công nhân vệ sinh môi trường của các đơn vị thu
gom trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những tài liệu, số
liệu xác thực, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp đầy đủ thông tin thực tế giúp em
có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em muốn chuyển đến lời cảm ơn chân thành đến gia đình
và bạn bè đã luôn dộng viên và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Do khả năng bản thân còn nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với thực
tế công việc vì vậy khóa luận của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của thầy, cô để em có thể hoàn thiện khóa luận của mình hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Lăng Thành, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

i


MỤC LỤC
Bảng 3.1: Phân phối điều tra đơn vị thu gom Error: Reference source not found..............................iii
Bảng 4.1: Phân bố dân số ở xã Lăng Thành năm 2014 Error: Reference source not found................iii
Bảng 4.2: Dân số thực tế của xã Lăng Thành năm 2014 Error: Reference source not found.............iii
Bảng 4.3: Nguồn gốc phát sinh CTRSH của 7 xóm có công tác thu gom Error: Reference source not
found......................................................................................................................................................iii


Bảng 4.4: Khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình Error: Reference source not found................iii
Bảng 4.6: Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực chưa có công tác thu gom Error: Reference
source not found...................................................................................................................................iii
Bảng 4.12: Hiệu quả thu gom CTRSH ở khu vực từ xóm 1 – xóm 7 Error: Reference source not
found......................................................................................................................................................iv
Bảng 4.13: Khoảng cách từ các bãi đổ rác đến khu dân cư Error: Reference source not found........iv
Bảng 4.15: Khu vực có các bãi rác tự phát trên địa bàn chưa có Error: Reference source not found iv
công tác thu gom Error: Reference source not found..........................................................................iv
Hình 4.1: Bản đồ xã Lăng Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An Error: Reference source not
found.......................................................................................................................................................v
Hình 4.6: Thứ bậc ưu tiên trong quản lý chất thải rắn Error: Reference source not found.................v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các dạng chất thải rắn sinh hoạt thường gặpError: Reference source
not found
Bảng 2.2: Thành phần CTRSH tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa
phương: [Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM](1) và [Bắc Ninh](2)...Error:
Reference source not found
Bảng 2.3: CTRSH đô thị phát sinh qua các năm 2007 – 2010. Error: Reference
source not found
Bảng 2.4: Ước tính lượng CTRSH đô thị phát sinh đến năm 2025...........Error:
Reference source not found

ii


Bảng 3.1: Phân phối điều tra đơn vị thu gom.........Error: Reference source not
found
Bảng 3.2: Bảng phân phối phiếu điều tra hộ gia đình...Error: Reference source
not found

Bảng 4.1: Phân bố dân số ở xã Lăng Thành năm 2014.Error: Reference source
not found
Bảng 4.2: Dân số thực tế của xã Lăng Thành năm 2014..........Error: Reference
source not found
Bảng 4.3: Nguồn gốc phát sinh CTRSH của 7 xóm có công tác thu gom.Error:
Reference source not found
Bảng 4.4: Khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình..........Error: Reference
source not found
Bảng 4.5: Thành phần CTRSH của khu vực có công tác thu gom............Error:
Reference source not found
Bảng 4.6: Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực chưa có công tác thu gom
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Thành phần CTRSH của khu vực chưa có công tác thu gom. . .Error:
Reference source not found
Bảng 4.8: Nhân lực tham gia quản lý CTRSH ở khu vực có công tác thu gom
của xã Lăng Thành........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Phương tiện và thiết bị thu gom CTRSHError: Reference source not
found
Bảng 4.10: Tần suất và thời gian thu gom CTRSH của các xóm..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.11: Khối lượng rác thu gom của khu vực từ xóm 1 đến xóm 7.....Error:
Reference source not found

iii


Bảng 4.12: Hiệu quả thu gom CTRSH ở khu vực từ xóm 1 – xóm 7........Error:
Reference source not found
Bảng 4.13: Khoảng cách từ các bãi đổ rác đến khu dân cư......Error: Reference
source not found

Bảng 4.14: Số lượng và diện tích của các bãi rác thuộc khu vực có công tác
thu gom.........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.15: Khu vực có các bãi rác tự phát trên địa bàn chưa có...............Error:
Reference source not found
công tác thu gom...........................................Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ xã Lăng Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An.....Error:
Reference source not found
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn.....Error:
Reference source not found
Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH tại xã Lăng Thành...Error: Reference
source not found
Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH của khu vực có
công tác thu gom...........................................Error: Reference source not found
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh hiệu quả thu gom giữa các xóm trong khu vực có
công tác thu gom...........................................Error: Reference source not found
Hình 4.6: Thứ bậc ưu tiên trong quản lý chất thải rắn. .Error: Reference source
not found

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

CTR
: Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
RTSH
: Rác thải sinh hoạt
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
TT
: Thứ tự
UBND
: Ủy ban nhân dân

vi


Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rác thải sinh hoạt là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các


hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người. Cùng với
sự phát triển của thế giới, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Song
song với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng
cao thì cũng đồng nghĩa với việc rác thải được tạo ra ngày càng nhiều với
những thành phần đa dạng và phức tạp.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc
gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu
quả của ô nhiễm môi trường gây ra.Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải
sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Ở Việt Nam,
công tác quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa
giải quyết hết được các nhu cầu đòi hỏi và đang gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Rác thải sinh hoạt vẫn chưa được thu gom triệt để, hầu hết rác thải sinh hoạt chỉ
được xử lý một cách thô sơ bằng cách chôn lấp tại các bãi đổ và đốt.
Xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cũng không nằm
ngoài tình trạng chung của cả nước. Công tác quản lý CTRSH vẫn còn nhiều
hạn chế. Rác thải sinh hoạt chỉ được thu gom, đổ ra một bãi đất trống được
một thời gian sau rồi đốt. Nhận thức của người dân về môi trường vẫn chưa
cao, rác thải không thu gom lại mà vứt bừa bãi xung quanh nhà, vườn hoặc đổ
xuống sông, kênh hay các mương máng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

1


Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” nhằm tìm kiếm các giải
pháp khả thi và phù hợp cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường tại địa bàn xã.

1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hợp lý để quản lý, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Lăng
Thành, Yên Thành, Nghệ An.
1.2.2. Yêu cầu
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đồng thời
xác định rõ nội dung chính của đề tài nghiên cứu.
- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm tự nhiên cũng
như kinh tế xã hội của địa phương.
- Khảo sát thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn
xã Lăng Thành.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn xã.

2


Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Chất thải rắn
- Theo Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về
quản lý chất thải rắn thì CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác.[6]
- Ngoài ra, CTR còn được định nghĩa: là tất cả các chất thải, phát sinh
từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì
không thể trực tiếp sử dụng lại được hoặc không được mong muốn nữa.[12]

2.1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải ở thể rắn có liên quan đến hoạt
động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm thương mại, dịch vụ…[6]
2.1.1.3. Hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.[6]
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH được thải ra từ nhiều hoạt động khác nhau, chủ yếu từ các khu
dân cư, các cơ quan công sở, trường học, các công trình công cộng và các
trung tâm dịch vụ thương mại như nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ… Mỗi
một khu vực thải ra một lượng và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau,

3


trong đó rác thải từ các khu dân cư có khối lượng lớn nhất và thành phần phức
tạp nhất.[12]
Bảng 2.1: Các dạng chất thải rắn sinh hoạt thường gặp
Nguồn phát sinh

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn
Thực phẩm dư thừa, bao bì (giấy, gỗ,
vải, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy

Khu dân cư


tinh…), tro, đồ điện tử, vật dụng hư

Hộ gia đình, biệt thự,

hỏng (đồ gỗ, bóng đèn, đồ nhựa, đồ

chung cư

thủy tinh…), chất thải độc hại (bột
giặt, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn
trùng, nước xịt phòng, pin…)

Nhà kho, nhà hàng,
Khu thương mại

chợ,khách sạn, nhà trọ,

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy

các trạm sửa chữa, bảo

tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

hành và dịch vụ.
Trường học, bệnh viện,
Cơ quan công sở

văn phòng, cơ quan


Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy
tinh, kim loại, chất thải nguy hại

chính phủ.

2.1.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần CTRSH rất đa dạng và phức tạp đặc trưng cho từng đô thị,
mức độ văn minh, tốc độ phát triển của xã hội. Việc phân tích thành phần chất
thải rắn sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn
những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch
định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Trong thành phần CTRSH đưa đến các bãi tập kết bao gồm cả thành
phần vô cơ, hữu cơ và nguy hại, trong đó thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ rất
4


cao từ 54 – 77.1% tổng lượng chất thải, chủ yếu là thực phẩm thừa, hoa, quả
hư hỏng, rác nhà bếp, giấy…; Tiếp đến là thành phần vô cơ gồm: nhựa chiếm
từ 8 – 16%, còn kim loại khoảng 2%; Thành phần nguy hại nhỏ hơn 1%.[2]
Bảng 2.2: Thành phần CTRSH tại đầu vào của các bãi
chôn lấp của một số địa phương: [Hà Nội, Huế, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM](1) và [Bắc Ninh](2)

TT

Loại chất thải
(%)

Hà Nội
(Xuân

Sơn)

Hải

Huế

Đà Nẵng

HCM

Bắc Ninh

(Thủy

(Hòa

(Đa

(Thị trấn

Phương)

Khánh)

Phước)

Hồ)

Phòng
(Đình

Vũ)

1

Rác hữu cơ

60.79

57.56

77.1

68.47

64.50

56.90

2

Giấy

5.38

5.42

1.92

5.07


8.17

3.73

3
4

Nhựa
Da và cao su

8.35
0.22

11.28
1.90

12.47
0.28

11.36
0.23

12.42
0.44

9.65
0.20

5


Kim loại

0.25

0.25

0.40

1.45

0.36

-

6
7
8
9

Thủy tinh
Đất, đá, sành sứ
Xỉ than
Nguy hại

5.07
6.70
2.34
0.82

1.35

3.4
6.06
0.05

0.39
2.49
-

0.14
7.54
0.00
0.02

0.40
1.63
0.44
0.12

0.58
27.85
0.07

10

Các loại khác

10.08

12.73


4.95

5.72

11.52

1.02

11

Tổng

100

100

100

100

100

100

Nguồn: (1) Báo cáo nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA,
3/2011; (2) Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý
rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 – 2008.[2]
Tùy theo các mục đích khác nhau mà CTRSH được phân loại theo các
tiêu chí khác nhau. Dựa trên tính chất của CTRSH,thông thường được chia
thành ba nhóm chính sau:


5


Rác hữu cơ: bao gồm thực phẩm thừa, vỏ các loại hoa quả, các cọng
rau thừa, rau quả hư hỏng, xác gia súc, gia cầm, phân chăn nuôi…
Rác vô cơ: gồm các loại phế thải kim loại, các mảnh sành sứ, thủy tinh,
túi nilon, hộp đựng cơm,nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi…
Rác nguy hại: bình ắc quy, pin, nhiệt kế thủy ngân vỡ,bao bì chất tẩy
rửa, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, đèn huỳnh quang vỡ…[7]
2.1.4. Phát sinh CTRSH tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng thì hiện
nay, lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc là 61.500 tấn/ngày (thành thị là
31.000 tấn/ngày, nông thôn 30.500 tấn/ngày), và có tới 85% đô thị từ xã trở
lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Chỉ tính riêng
trên địa bàn Hà Nội, khối lượng CTR trên địa bàn tăng trung bình 15% /năm.
Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22 triệu
tấn/năm, tập trung chủ yếu ở 2 đô thị lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.[10]
2.1.4.1. Phát sinh CTRSH ở đô thị
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTRSH phát
sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 – 16% mỗi năm và tại hầu
hết các đô thị khối lượng CTRSH chiếm khoảng 60 – 70% tổng lượng CTR
đô thị, ở một số đô thị tỷ lệ này có thể lên tới 90%. Lượng CTRSH phát sinh
ở các đô thị trong giai đoạn 2007 – 2010 được thể hiện trong bảng dưới đây:

6


Bảng 2.3: CTRSH đô thị phát sinh qua các năm 2007 – 2010
Nội dung

2007
Dân số đô thị (triệu người)
23.8
% dân số đô thị so với cả nước
28.20
Chỉ số phát sinh CTRSH đô thị ̃~0.75

2008
27.7
28.99
̃~0.85

2009
25.5
29.74
0.95

2010
26.22
30.2
1.0

(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh 17.682

20.849

24.225

26.224


(tấn/ngày)
(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011)
Chỉ số phát sinh CTRSH đô thị bình quân đầu người tăng theo mức
sống. Năm 2007, chỉ số phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các
đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0.75 kg/người/ngày nhưng đến năm
2010 chỉ số này đã lên đến 1.0 kg/người/ngày.
Lượng CTRSH đô thị ngày càng tăng và thành phần ngày càng phức
tạp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, số lượng dân cư chuyển
ra từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều. Ước tính chỉ số phát sinh
CTRSH đô thị trung bình ở Việt Nam trong các năm 2015, 2020, 2025 vào
khoảng 1.2; 1.4; 1.6 kg/người/ngày (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Ước tính lượng CTRSH đô thị phát sinh đến năm 2025
Năm
Dân số đô thị (triệu người)
% dân số đô thị so với cả nước
Chỉ số phát sinh CTRSH đô thị

2015
35
38
1.2

2020
44
45
1.4

2025
52

50
1.6

(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày) 42000
61600
83200
(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011)
Từ kết quả dự báo trên cho thấy lượng CTRSH đô thị so với năm 2014
(31.000 tấn/ngày) thì năm 2015 tăng gấp 1.35 lần, năm 2020 tăng gấp 1.99 lần
và năm 2025 tăng gấp 2.68 lần. Trong khi đó, lượng CTRSH đô thị năm 2014

7


chỉ tăng gấp 1.18 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác
quản lý CTR đô thị trong thời gian tới.[2]
2.1.4.2. Phát sinh CTRSH ở nông thôn
Ở khu vực nông thôn, với dân số 60,703 triệu người (2010) và chỉ số
phát sinh CTRSH của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0.3
kg/người/ngày, ước tính lượng CTRSH nông thôn phát sinh khoảng 18.21
tấn/ngày, tương đương với 6.6 triệu tấn/năm.
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực có
lượng CTRSH phát sinh lớn nhất cả nước.[2]
2.1.5. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Hiện nay, chương trình phân loại CTRSH tại nguồn vẫn chưa được áp
dụng và triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như thiếu nguồn vốn, nguồn nhân
lực, thói quen và ý thức của người dân còn kém. Phân loại rác tại nguồn mới
chỉ được triển khai thí điểm ở một số thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng...nhưng kết quả thu được khá là khiêm tốn. Ở khu vực nông thôn,

CTRSH hầu hết không được phân loại, đa số người dân chỉ thu gom lại một
số loại chất thải như là các chai nhựa, kim loại, bìa giấy để bán, còn lại đều
được để lẫn lộn hết vào nhau bao gồm cả các loại chất thải có khả năng dễ
phân hủy (rác hữu cơ) và khó phân hủy (các loại bao bì, túi nilon, thủy
tinh...).
Công tác thu gom CTRSH trong những năm gần đây đã được quan tâm
hơn. Nhiều địa phương đã được trang. bị phương tiện và nhân lực cho công
tác thu gom, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ thu gom đạt mức 90 – 97% vào năm 2010.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ
72% năm 2004 và lên đến 80 – 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 – 85% cho
năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 – 17%

8


CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ
thiên gây ô nhiễm môi trường.
Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình 40 – 55%.
Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên
40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom
CTRSH vẫn còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến, nhiều xã không có quy hoạch
các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chổ tập
trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác. Do đó các bãi rác
tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTRSH nông thôn
trở thành vấn đề nan giải, khó quản lý.[2]
2.1.6. Các nguồn lợi từ chất thải rắn sinh hoạt
Lâu nay, đa số người dân cho rằng rác thải sinh hoạt là thứ bỏ đi, không
có giá trị, nhưng thực tế thì rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị
bởi trong rác thải có một số thành phần có thể tận dụng để tái chế và tái sử

dụng lại phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người.
Với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (54 – 77.1% ) thì đây sẽ
là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân compost, một loại phân bón rất
tốt cho cây trồng, thân thiện với môi trường và giá thành rẻ hơn rất nhiều so
với phân bón hóa học. Bên cạnh đó, việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các
loại nguyên liệu như nhựa, giấy, kim loại,... tránh lãng phí tài nguyên, ngăn
ngừa được sự ô nhiễm môi trường.[11]
CTRSH đã trở thành một nguồn nguyên liệu mới để sản xuất ra viên
đốt rác RPF- là nhiên liệu thể rắn chất lượng cao, sản xuất từ nguyên liệu
chính là giấy đã sử dụng và nhựa thải - thay thế than sử dụng trong nhà máy
sản xuất giấy, xi măng, thép. Tại Nhật Bản và một số quốc gia phát triển
khác, RPF được sử dụng rộng rãi để thay thế nhiên liệu hóa thạch như than
đá, than cốc trong các ngành sản xuất xi măng, thép, giấy, đường, nhà máy
nhiệt điện... do giá thành RPF chỉ bằng một nửa so với than đá và việc sử
9


dụng nó còn giúp kiểm soát lượng nhiệt một cách dễ dàng, giảm lượng khí
CO2 thải ra môi trường.[13]
Các khí thải có trong bãi chôn lấp, đặc biệt là khí mêtan được thu hồi
thông qua các hệ thống thu hồi khí, là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản
xuất ra năng lượng điện. Tại Hàn Quốc, hệ thống thu khí CH 4 của nhà máy
thu hồi khí gas Sudokwon – Seoul được lắp đặt trong khuôn viên khu liên hợp
bãi chôn lấp. Sản lượng điện của nhà máy vào năm 2011 đạt 400.000 MWh,
tăng gấp đôi so với sản lượng năm 2007 (222.229 MWh). Với 3.500 tấn rác
thải sinh hoạt/ngày, đã thu hồi khí gas cho trạm phát điện 50 MW, chuyển
nhượng giá trị chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính 115 triệu đô la trong 10
năm.[3]
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đóng vai trò rất quan
trọng, nó không chỉ đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn cả về môi trường và

xã hội cho con người.
2.1.6.1. Lợi ích kinh tế
Phân loại CTRSH mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo
nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Trong tổng lượng
CTRSH thải ra thì khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy (rác hữu cơ)
chiếm khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh tái chế chiếm
khoảng 25%. Chỉ tính riêng ở Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng CTRSH thải ra
mỗi ngày khoảng 6000 tấn, với tỉ lệ nêu trên thì lượng CTRSH có thể sử dụng
để sản xuất phân compost vào khoảng 4500 tấn/ngày. Nếu lượng rác này được
phân loại và tận dụng thì xã hội sẽ tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng từ việc
giảm chi phí chôn lấp, chi phí nước rỉ rác và bán phân compost.[5]
2.1.6.2. Lợi ích môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại CTRSH tại
nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Việc phân loại CTRSH
10


tại nguồn sẽ giúp chúng ta tận dụng được những loại CTR có thể tái chế, tái
sử dụng, nhờ đó khối lượng CTRSH phải chôn lấp, lượng nước rỉ rác sẽ giảm.
Không những thế, diện tích các bãi chôn lấp cũng được thu hẹp, góp phần hạn
chế hiệu ứng nhà kính do các loại khí thải thoát ra từ bãi chôn lấp như:
CO2,CH4,NH3..., giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm
nguồn nước ngầm, nước mặt. Ngoài ra, phân loại CTRSH tại nguồn còn giúp
cho việc quản lý tốt hơn, thu gom dễ dàng hơn góp phần bảo vệ môi trường.
Việc tận dụng các loại CTR có thể tái sinh và tái chế sẽ giúp bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sản xuất ra sản
phẩm mới thì chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh, tái chế này như
một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài
nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên gây ra.[5]

2.1.6.3. Lợi ích xã hội
Phân loại CTRSH tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác này đạt được hiệu quả như
mong đợi thì các ngành, các cấp phải thực hiện một cách triệt để công tác
tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được
tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH cũng như tác động của nó đối với
môi trường. Việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống
là lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn mang lại.
[5]

2.1.7. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường và sức
khỏe con người
2.1.7.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất

11


CTRSH từ các hộ dân cư, trường học hay các khu thương mại khi đổ
vào môi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất.
Trong thành phần của rác thải có chứa nhiều chất độc hại, vi sinh vật gây
bệnh, do vậy khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc cùng với
vi sinh vật gây bệnh theo nước rỉ rác xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài
sinh vật có ích trong đất như giun đất, vi sinh vật và nhiều loài động vật
không xương sống...làm cho môi trường đất giảm tính đa dạng sinh học, làm
đất bị đổi màu, biến chất, giảm độ phì nhiêu, độ tơi xốp của đẩt.
Đối với rác khó phân hủy hoặc hoàn toàn không bị phân hủy sinh học,
nếu không có các giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa đất,
ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật và các động vật sống trong đất. Đặc
biệt là túi nilon, là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất
hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự

nhiên. Sự phân hủy không hoàn toàn của túi nilon trong đất sẽ để lại những
mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất nhanh
chóng bạc màu, không tơi xốp, ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm
cho đất không giữ được nước và các chất dinh dưỡng.[2]
2.1.7.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Do thói quen của nhiều người dân trước đây, CTRSH không được thu
gom lại mà nó được đổ trực tiếp xuống dọc các bờ sông, kênh rạch, ao, hồ,
mương máng...gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu
thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong
nước. Các chất hữu cơ có trong CTRSH bị phân hủy trong nước gây ra các
mùi hôi thối, làm cho màu nước bị biến thành màu đen, gây phú dưỡng nguồn
nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước bị suy thoái.
Tại các bãi chôn lấp rác thải, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô
nhiễm cao như chất hữu cơ (do trong rác có phân súc vật, thức ăn thừa...),
chất thải độc hại (từ các bao bì chất tẩy rửa, mỹ phẩm, pin, ắc quy...). Nếu
12


không được thu gom xử lý thì nó sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây
ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Không những thế, khi mưa xuống rác
ở trong bãi chôn lấp và rác rơi vãi xung quanh sẽ theo dòng chảy, các chất độc
hoà tan trong nước, qua cống rãnh thải ra các con sông gây ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước mặt tiếp nhận.[2]
2.1.7.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình
phân hủy các thành phần hữu cơ trong rác thải dưới tác dụng của vi sinh vật,
thúc đẩy nhanh quá trình lên men, tạo ra nhiều khí độc hại phát tán vào không
khí như: CH4, CO2, H2S,SO2, NH3...Đặc biệt là CH4, trong môi trường bãi
chôn lấp khí CH4 được tạo thành khi điện thế oxy hóa khử dao động trong

khoảng từ - 150 đến 300mV. Khi điện thế oxy hóa khử tiếp tục giảm, tập hợp
vi sinh vật chuyển hóa chất hữu cơ trong rác thải bắt đầu chuyển hóa các chất
hữu cơ phức tạp thành các axit hữu cơ và các sản phẩm trung gian khác. Một
khối lượng lớn khí CH4 sinh ra trong bãi chôn lấp với tỷ lệ thể tích là 55%
trong lớp đất phủ bề mặt. CH 4 có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 30 lần
so với CO2. Nếu lượng khí thải ra từ bãi chôn lấp không được thu gom và tái
sử dụng thì chúng sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự nóng lên của khí hậu toàn
cầu.[8]
Bên cạnh hoạt động của bãi chôn lấp, việc xử lý bằng phương pháp
thiêu đốt cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt
rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Mặt khác, nếu nhiệt độ
lò đốt không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm
bảo, khiến cho CTRSH không được thiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí
như CO, oxit nitơ, dioxin...là những chất rất độc hại đối với sức khỏe con
người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (thủy ngân, chì) cũng
có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường.[2]
13


2.1.7.4. Ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe cộng đồng
Việc quản lý và xử lý CTRSH không hợp lý không những gây ô
nhiễm, làm mất mỹ quan môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe
con người, đặc biệt đối với những người dân sống gần khu vực có bãi chôn
lấp chất thải và những người trực tiếp thu gom rác thải.
Kết quả nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường
tại Lạng Sơn năm 2009 cho thấy, đa số những người dân sống gần khu vực
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc bệnh da liễu, viêm phế quản, đau
xương khớp cao hơn hẳn so với những nơi khác.
Hiện nay vẫn chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của
các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề thu gom rác rác thải.

Họ thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất
độc hại, côn trùng đốt, chích và các loại khí độc hại trong suốt quá trình làm
việc. Các chứng bệnh thường gặp ở những đối tượng này là các bệnh về cúm,
lỵ, giun sán, lao, dạ dày, tiêu chảy và các bệnh về đường ruột khác. Ngoài ra,
các vật sắc nhọn như thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ...trong rác thải cũng là
một mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc
bị cào xước vào tay chân có thể làm lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như
AIDS.[2]
Mặt khác, nếu rác thải sinh hoạt không được thu gom, vận chuyển đến
nơi xử lý hoặc không thu gom hết, trong quá trình vận chuyển bị rơi vãi dọc
đường... đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ
quan môi trường đó là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người
dân đổ rác bừa bãi ra các lòng lề đường, mương máng, cống rãnh...vẫn còn rất
phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom
rác thải vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
2.1.7.5. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
14


Trong những năm qua, lượng CTRSH trên thế giới cũng như trong
nước ngày càng gia tăng, chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý vì thế cũng
tăng lên chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do CTRSH gây nên.
Đây sẽ là một gánh nặng cho các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng, với điều kiện kinh tế
hiện nay (năm 2011) thì mức chi phí xử lý rác là 17 – 18 USD/tấn CTR dựa
trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí quản
lý, khấu hao, lạm phát...
Hằng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá

lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chỉ tính riêng tại thành
phố Hồ Chí Minh, tổng chi phí hằng năm cho công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH vào khoảng 1.200 – 1.500 tỷ đồng. Chi phí xử lý CTR tùy
thuộc vào công nghệ xử lý. Đối với công nghệ hợp vệ sinh thì mức chi phí để
xử lý là 115.000đ/tấn – 142.000đ/tấn và 219.000đ/tấn – 286.000đ/tấn có tính
đến thu hồi vốn đầu tư đối với chôn lấp hợp vệ sinh. Chi phí xử lý đối với
công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng 150.000đ/tấn – 290.000đ/tấn
và công nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000đ/tấn
– 270.000đ/tấn.[2]
2.1.8. Những quy định của nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Theo Điều 22 chương III của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09
tháng 04 năm 2007 về quản lý chất thải rắn thì trách nhiệm và nghĩa vụ của
chủ nguồn thải chất thải rắn nói chung như sau:
* Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình:
- Mọi cá nhân phải bỏ chất thải rắn đúng quy định nơi công cộng;
- Các hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn bằng các dụng cụ chứa
hợp vệ sinh hoặc trong các túi có màu sắc phân biệt, đổ chất thải vào đúng nơi
quy định;
15


- Các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công
trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với các công ty môi trường đô thị hoặc
ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây
dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định;
- Các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở
phải có trách nhiệm phân loại chất thải, hợp đồng với các chủ thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn;
- Các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có
hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của chính

quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh
rạch và các nguồn nước mặt. Các chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc
hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng, được thu gom, vận chuyển
và xử lý riêng;
- Có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa
phương.
* Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ,
các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề:
- Phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại
nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom,
vận chuyển;
- Phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn;
thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng.[6]
Theo Điều 54 Chương IV Luật Bảo vệ môi trường: nhà nước khuyến
khích cộng đồng dân cư thành lập các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường nơi
mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thu gom tập kết và xử lý chất thải, rác thải;
- Giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm, khu phố, nơi công cộng;
16


- Tổ chức tự quản bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm và tuân theo quy định của
pháp luật.[1]
Theo Chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quản lý phát
sinh, thu gom, vận chuyển rác thải và xử lý chất thải:
Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện cũng
như các hộ gia đình đổ các loại rác thải ra sông, hồ, đường phố làm mất mỹ
quan và gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý

theo pháp luật bảo vệ môi trường và các pháp luật lien quan khác của Việt
Nam.
Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất
thải ngay từ nguồn để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy.
Khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải.
Tổ chức tiến hành quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải, xây dựng các
bãi chôn lấp chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng
được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương mình tối thiểu là 25 năm.
Có công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu hủy chất thải đảm bảo các
tiêu chuẩn môi trường, có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi
chôn lấp chất thải cũ gây ra v.v…[3]
Nhìn chung, các quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề
rác thải sinh hoạt được áp dụng phù hợp với hiện trạng ở nước ta. Tuy nhiên
việc thực hiện chưa tốt nên trên thực tế vẫn chưa hiệu quả, đội ngũ những
người đảm bảo việc thực hiện các quy định này còn thiếu và yếu.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Việc xử lý CTRSH là một hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò
quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt sau
hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu gom và vận chuyển chất
17


thải. Việc lựa chọn phương án xử lý phù hợp là một yếu tố quyết định sự
thành công của công tác quản lý chất thải.
Dưới đây là một số phương pháp xử lý CTRSH đang phổ biến ở trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của chất thải
cũng như mục tiêu xử lý và điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của từng
vùng mà lựa chọn phương pháp xử lý khác nhau.
2.2.1. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp là phương pháp xử lý lâu đời, cổ điển nhất, đơn giản và dễ
làm nhất. Rác thải chỉ cần thu gom lại rồi chôn xuống đất nên chi phí rẻ hơn
nhiều so với các phương pháp khác.[9]
Phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Phù hợp với những nơi có diện tích rộng;
- Xử lý được tất cả các loại CTR, kể cả các CTR khác mà những
phương pháp khác không xử lý được hoặc không xử lý triệt để;
- Thu hồi được năng lượng từ khi gas; Linh hoạt trong quá trình sử dụng;
- Giải quyết được khối lượng chất thải lớn, chi phí đầu tư ban đầu và
chi phí hoạt động của bãi chôn lấp thấp hơn những phương pháp khác.[8]
Chính vì vậy mà phương pháp này đang được áp dụng phổ biến ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh những ưu điểm đó, phương pháp này còn tồn tại khá nhiều
nhược điểm:
Thứ nhất, phương pháp này đòi hỏi nhiều diện tích đất và thời gian xử
lý lâu mà quỹ đất thì có hạn nên nó không phải là phương pháp lâu dài.
Thứ hai, rác thải đưa đến bãi chôn lấp có thành phần rất đa dạng và
phức tạp nên sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát dạng chất thải.
Thứ ba, phương pháp này gây ô nhiễm môi trường không khí cho các
vùng xung quanh do hỗn hợp khí có mùi hôi thối chứa các khí độc như CH 4,
NH3, H2S...sinh ra từ các quá trình phân hủy tự nhiên của rác thải hữu cơ
trong bãi chôn lấp.
18


Thứ tư, nước rỉ rác từ các ô chôn lấp rò rỉ ra ngoài gây ô nhiễm môi
trường đất, ô nhiễm nước ngầm.
Thứ năm, là phương pháp ít hiệu quả trong việc thu hồi năng lượng
(biogas).
Khi sử dụng phương pháp này, để tránh ruồi muỗi côn trùng người ta

phủ lên rác một lớp đất hoặc cát hoặc than bùn với độ dày khoảng 30 – 50cm.
Nếu sử dụng than bùn thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn do than bùn có khả
năng hấp phụ tốt, đặc biệt là hấp phụ mùi. Quá trình ủ này kéo dài khá lâu, có
thể tới hàng năm. Dưới tác dụng của vi sinh vật các chất xenluloza, lignin,
hemixenluloza bị phân hủy tạo thành nùn. Nhiệt độ khối ủ tăng dần có khi đạt
tới 75oC. Sau thời gian đó người ta lấy ra tái chế thành phân hữu cơ để bón
cho cây trồng.[9]
2.2.2. Xử lý bằng phương pháp nhiệt
Xử lý CTRSH bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để
chuyển hóa chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro... đồng thời giải
phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Thể tích và khối lượng của chất thải giảm tới mức nhỏ nhất so với ban đầu.
- Là phương pháp xử lý khá triệt để (giảm 80 – 90% khối lượng) trong
thời gian ngắn.
- Có thể thu hồi năng lượng từ nhiệt của quá trình đốt cháy để sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau.
- Chất thải được xử lý tại chỗ, không cần vận chuyển đi xa, diện tích
yêu cầu nhỏ, hiệu quả cao đối với chất thải nguy hại, chất thải trơ về mặt hóa
học, chất thải khó phân hủy sinh học.
Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Không phải tất cả các loại chất thải đều có thể đốt và thiêu hủy.
Chi phí đầu tư ban đầu cao, thiết kế và vận hành phức tạp.
19


×