Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Dự báo tác động tới môi trường không khí trong giai đoạn thi công dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến calcium carbonate tại KCN nam cấm – tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.82 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp
đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các
thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường cũng như các thầy giáo, cô giáo trong
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Ngọc
Tú đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty CP Nước và môi trường Trường
Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã
ở bên, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin kính chúc các Thầy, Cô giáo và các bạn luôn manh khỏe – hạnh phúc.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................viii


Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài nghiên cứu...............................................2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu.................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................3
2.1. Tổng quan về công tác đánh giá tác động môi trường...............................3
2.1.1. Một số quan điểm về đánh giá tác động môi trường...............................3
2.1.1.1. Khái niệm............................................................................................3
2.1.1.2. Vai trò, mục đích, đối tượng và ý nghĩa của ĐTM...............................5
2.1.2. Cơ sở khoa học của dự báo tác động môi trường....................................9
2.1.2.1. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................9
2.1.2.2. Cơ sở pháp lý......................................................................................14
2.2. Khái quát chung về hiện trạng chế biến khoáng sản đá vôi ở Việt Nam......14
2.2.1. Tình hình chế biến đá vôi ở Việt Nam...................................................14
2.2.2. Khái quát về quy trình công nghệ thường được áp dụng trong chế biến
đá vôi ở Việt Nam............................................................................................16
2.3. Một số vấn đề môi trường không khí trong giai đoạn thi công xây dựng
cơ sở hạ tầng của và các phương pháp tính tải lượng.....................................18
2.3.1. Một số vấn đề môi trường không khí trong giai đoạn thi công.............18
2.3.2. Các phương pháp tính tải lượng............................................................20

ii


2.3.2.1. Phương pháp tính toán tải lượng chất thải liên quan đến hoạt động
của các phương tiện vận chuyển.....................................................................20
2.3.2.2. Hệ số phát sinh khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải.........20
2.3.2.3. Phương pháp tính toán tải lượng chất thải không liên quan đến hoạt
động của các phương tiện vận chuyển............................................................24

2.4. Giới thiệu về dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Calcium
Carbonate tại KCN Nam Cấm – Tỉnh Nghệ An..............................................26
2.4.1. Địa điểm thực hiện dự án......................................................................26
2.4.2. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án......................................................27
2.4.3. Quy mô dự án........................................................................................27
2.4.3.1. Diện tích đất xây dựng.......................................................................31
2.4.3.2. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật...................................................31
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................32
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................32
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................32
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................32
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập các tài liệu thứ cấp phục vụ cho nội dung
nghiên cứu.......................................................................................................32
3.4.2. Phương pháp ĐTM................................................................................33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................35
4.1. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội...................................35
4.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên..............................................................35
4.1.1.1.Địa hình...............................................................................................35
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn................................................................35
4.1.2. Hiện trạng môi trường các thành phần môi trường...............................37
4.1.2.1. Môi trường không khí........................................................................37

iii


4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................38
4.2. Nguồn gây tác động chính tới chất lượng môi trường không khí............40
4.3. Dự báo các tác động tới môi trường không khí trong giai đoạn thi công 44

4.3.1. Bụi phát sinh trong quá trình đào đắp và san nền.................................44
4.3.2 Bụi từ vật liệu xây dựng.........................................................................45
4.3.3 Khí thải phát sinh từ thiết bị xây dựng...................................................46
4.3.4 Khí thải từ phương tiện giao thông vận chuyển.....................................48
4.3.5 Dự báo phạm vi tác động của chất ô nhiễm do các phương tiện giao
thông tới môi trường không khí khu vực........................................................50
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý để làm giảm thiểu các tác động đến môi
trường không khí.............................................................................................56
4.4.1. Các giải pháp giảm thiểu tác động xấu.................................................56
4.4.2. Các giải pháp đề xuất............................................................................57
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................59
5.1. Kết luận....................................................................................................59
5.2. Kiến nghị.................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................62

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ số phát thải khí do các nguồn thải di động đặc trưng................21
Bảng 2.2: Hệ số tải lượng ô nhiễm đối với một số loại động cơ.....................22
Bảng 2.3: Khối lượng các hạng mục thi công của Dự án................................28
Bảng 2.4: Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công Dự án...29
Bảng 2.5: Các thiết bị máy móc sử dụng trong giai đoạn thi công Dự án......30
Bảng 4.1: Kết quả phân tích môi trường không khí của Dự án xây dựng Nhà
máy chế biến Calcium Carbonate....................................................................37
Bảng 4.2: Mức độ tác động định tính của các nguồn thải vào môi trường
không khí trong giai đoạn thi công..................................................................40
Bảng 4.3: Tổng hợp các tác động chính của Dự án xây dựng Nhà máy chế
biến Calcium Carbonate tới môi trường không khí và khả năng dự báo tác

động phát thải..................................................................................................40
Bảng 4.4: Thống kê các nguồn gây phát thải chính và phạm vi ảnh hưởng....43
Bảng 4.5: Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh do quá trình ....44
Bảng 4.6: Phát thải bụi và nồng độ bụi ước tính từ vật liệu xây dựng............45
Bảng 4.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong 1 ca máy....................................47
Bảng 4.8: Tải lượng chất ô nhiễm phát thải từ các thiết bị xây dựng.............48
Bảng 4.9: Tải lượng chất ô nhiễm không khí trong giai đoạn thi công xây
dựng dự án xây dựng Nhà máy chế biến Calcium Carbonate.........................49
Bảng 4.10: Số liệu khí tượng dùng để tính toán mô hình dự báo ô nhiễm
không khí trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án xây dựng Nhà máy chế
biến Calcium Carbonate..................................................................................50
Bảng 4.11: Số liệu khí tượng dùng để tính toán mô hình ô nhiễm không khí
giai đoạn thi công xây dựng Dự án xây dựng Nhà máy chế biến Calcium
Carbonate........................................................................................................51

v


Bảng 4.12: Tải lượng đầu vào từ phương tiện giao thông dùng trong mô hình
ô nhiễm không khí giai đoạn thi công xây dựng Dự án xây dựng Nhà máy chế
biến Calcium Carbonate..................................................................................51
Bảng 4.13: Hệ số khuếch tán của các khí:.......................................................51
Bảng 4.14: Kết quả tính lan truyền theo hướng Tây Nam của khói thải giao
thông trong quá trình thi công dự án (mùa hè)................................................53
Bảng 4.15: Kết quả tính lan truyền theo hướng Đông bắc của khói thải giao
thông trong quá trình thi công dự án (mùa đông)............................................55

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí dự án trên bản đồ khu vực.....................................................26
Hình 4.1: Sơ đồ các vị trí lấy mẫu...................................................................38
Hình 4.2 : Phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo chiều gió vào mùa hè............54
Hình 4.3: Phân bố nồng độ NOx theo chiều gió vào mùa hè..........................54
Hình 4.4: Phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo chiều gió vào mùa đông.........56
Hình 4.5: Phân bố nồng độ NOx theo chiều gió vào mùa đông......................56

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
CP
ĐMC
ĐTM
KCN
KHCN
KT – XH

NQ
QCVN
TCVN
TU
UBND
WHO

Bộ tài nguyên và Môi trường
Chính phủ
Đánh giá tác động môi trường chiến lược

Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Khoa học Công nghệ
Kinh tế- Xã hội
Nghị định
Nghị quyết
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung ương
Ủy ban nhân dân
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

viii


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thì lĩnh
vực chế biến khoáng sản là lĩnh vực được nhà nước và chính quyền địa
phương ưu tiên phát triển, nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm và hạn chế việc
xuất khẩu nguyên liệu thô trong khi tài nguyên khoáng sản hạn chế mà nhu
cầu thì một ngày một lớn. Chế biến khoáng sản đang từng bước lấy lại vị thế
của mình trong sản xuất, hàng năm ngành chế biến khoáng sản đã xuất khẩu
số lượng lớn vào thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, để thúc đẩy được sản
xuất phát triển thì ngành chế biến nguyên vật liệu phải đáp ứng được nhu cầu
về nguyên liệu của thị trường, chế biến bột đá trắng siêu mịn sẽ đáp ứng một
phần thị trường về nguyên liệu của thị trường về nguyên liệu đầu vào cho các
ngành công nghiệp. Thực hiện nghị quyết 06 – NQ/TU của Tỉnh ủy Nghệ An
về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn

tỉnh năm 2004 UBND tỉnh đã có đề án quy hoạch phát triển Công nghiệp khai
thác, chế biến đá vôi trắng. Công ty cổ phần Cavico khai thác khoáng sản
quyết định triển khai
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đá vôi trắng Nghệ An tại
KCN Nam Cấm, tỉnh Nghệ An có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả kinh tế,
xã hội cao. Một mặt, Công ty đảm bảo kinh doanh có lợi, mặt khác tạo thêm
việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách cho tỉnh và góp phần
đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa Nghệ An thoát
khỏi tỉnh nghèo và trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, chắc chắn trong quá trình xây
dựng và khi đi vào hoạt động dự án sẽ không tránh khỏi những tác động xấu
đến môi trường, đó là quy luật của quá trình sản xuất. Do đó, việc đánh giá dự

1


báo những tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động của dự án là một
yêu cầu bức thiết nhằm đề ra những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ
môi trường. Chính vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Dự báo tác động tới
môi trường không khí trong giai đoạn thi công dự án đầu tư xây dựng Nhà
máy chế biến Calcium Carbonate tại KCN Nam Cấm – Tỉnh Nghệ An và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Dự báo các tác động đến chất lượng môi trường không khí trong giai
đoạn thi công xây dựng Nhà máy chế biến Calcium Carbonate.
Đề xuất một số giải pháp quản lý để làm giảm thiểu các tác động đến
môi trường không khí động trong giai đoạn thi công.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu

Xác định được loại, phạm vi và mức độ hoạt động trong giai đoạn thi
công của dự án đến môi trường không khí.
Các phương pháp áp dụng trong dự báo phải thích hợp, khoa học.
Các thông số số liệu làm cơ sở dự báo tác động môi trường phải đầy đủ,
chi tiết, chính xác.
Các đánh giá kết luận trong báo cáo phải khoa học, logic.
Đề xuất được một số giải pháp quản lý để làm giảm thiểu các tác động
tiêu cực đến môi trường không khí tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện
hành, đảm bảo tính khoa học, tính khả thi.

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2


2.1. Tổng quan về công tác đánh giá tác động môi trường
2.1.1. Một số quan điểm về đánh giá tác động môi trường
2.1.1.1. Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một cách tiếp cận mới trong
quản lý môi trường được các nhà môi trường trên Thế giới đưa ra vào những
năm của thập kỷ 70 gần đây. Đến nay ĐTM đã có những bước phát triển đáng
kể và đã trở thành một bộ môn khoa học riêng được nhiều người quan tâm
nghiên cứu để tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Dưới các góc độ khác nhau
người ta đã đưa ra các khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐTM, và nhìn
chung đều cho rằng ĐTM là một công cụ bảo vệ môi trường áp dụng cho giai
đoạn xem xét, phê duyệt một dự án phát triển.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa với nội dung ít nhiều
có khác nhau về ĐTM. Sau đây là những khái niệm tiêu biểu nhất:
- Đánh giá tác động môi trường là một hoạt động được đặt ra để xác

định và dự báo những tác động đối với môi trường sinh - địa – lý, đối với sức
khỏe cuộc sống hạnh phúc của con người, tạo nên bởi các dự luật, các chính
sách, chương trình, đề án và thủ tục làm việc đồng thời để diễn giải và thông tin
về các tác động ( Munn.R.E. 1979) (Lê Thạc Cán và tập thể tác giả -1993).
- Đánh giá tác động môi trường là sự xem xét có hệ thống các hậu quả
về môi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục đích chính là
cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà
các phương án hành động khác nhau có thể đem lại ( Clark, BrianD,1980) (Lê
Thạc Cán và tập thể tác giả -1993).
- Đánh giá tác động môi trường là nghiên cứu các hậu quả một trường
của một hành động được đề nghị. Tùy theo tác động và quy mô của hành
động, nội dung đánh giá tác động môi trường có thể bao gồm các nghiên cứu
về khí hậu, hệ thực vật, động vật, xói mòn đất, sức khỏe của con người, vấn
đề di dân, công ăn việc làm, có nghĩa là tất cả các tác động về vật lý sinh học,

3


xã hội học và các tác động khác (Ahmad yusuf, 1985) (Lê Thạc Cán và tập
thể tác giả -1993).
- Đánh giá tác động môi trường là một quá trình nghiên cứu nhằm dự
báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. Đánh giá tác
động môi trường xem xét việc thực hiện dự án này sẽ gây ra những vấn đề gì
đối với đời sống con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án và
của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo đánh giá tác động
môi trường phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác
động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó ( Chương
trình môi trường Liên Hợp Quốc – UNEP, 1988).
Những khái niệm trên về cơ bản thống nhất với nhau nhưng cách diễn
đạt khác nhau do sự chú ý nhấn mạnh của từng tác giả tới một khía cạnh nào

đó trong đánh giá tác động môi trường. Xem xét những định nghĩa đã được đề
xuất, căn cứ sự phát triển về lý luận và thực tiễn của đánh giá tác động môi
trường trong thời gian qua có thể khái quát về đánh giá tác động môi trường
như sau:
“Đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế xã hội là
việc xác định, phân tích và dự báo những tác động có lợi và có hại trước mắt
và lâu dài mà hoạt động đó có thể gây ra đối với môi trường và con người tại
nơi có liên quan tới hoạt động phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực” (Lê Thạc Cán và tập thể tác
giả - 1993)
Do có những nét đặc thù ở Việt Nam, nên Luật Bảo vệ môi trường được
Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm
1993 đã đưa ra định nghĩa riêng về ĐTM như sau:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học – kỹ

4


thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề
xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường” ( Ch1, điều 2, điểm 11).
Khái niệm này có khác với những khái niệm thông thường trên thế giới ở
chỗ ĐTM áp dụng cho cả những cơ sở đang hoạt động chứ không chỉ riêng
cho dự án. Do sự phát triển của ĐTM mà theo luật Bảo vệ môi trường năm
2005 sửa đổi đưa ra khái niệm về ĐTM như sau:
“Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác
động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT
khi triển khai dự án đó” (Ch1, điều 3, điểm 20).
2.1.1.2. Vai trò, mục đích, đối tượng và ý nghĩa của ĐTM


Vai trò, mục đích của ĐTM
ĐTM có vai trò và mục đích cụ thể là góp thêm tài liệu khoa học cần
thiết cho việc quyết định phê duyệt một dự án phát triển ( trường hợp của Việt
Nam là cơ sở đang hoạt động). Trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐTM, việc
quyết định một dự án phát triển thường chủ yếu dựa vào phân tích tính hợp lý,
khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật. Nhân tố về môi trường bị bỏ qua và
không được chú ý đúng mức do không có công cụ kinh tế thích hợp.
Thủ tục ĐTM cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động
môi trường (Báo cáo ĐTM) trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật sẽ giúp
cho cơ quan xét duyệt dự án có đủ điều kiện để đưa ra quyết định toàn diện và
đúng đắn hơn về dự án phát triển đó (TS. Ngô Thế Ân – 2012).
ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích, Alan Gilpin đã chỉ ra vai trò và
mục đích của ĐTM trong xã hội với 10 điểm như sau:
- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem tất cả các tác động có hại đến
môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và các dự án. Nó góp
phần loại trừ cách “đóng cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây,
không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư
nhân.

5


- ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính
phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường để
ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
- Đối với các chính sách, chương trình, hoạt động, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể
giảm nhẹ tác động có hại cho môi trường.
- ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình

ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra
quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp
công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động
và bên chịu tác động).
- Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một
cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: Bên đề xuất dự án, Chính phủ và
cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
- Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có
xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần
đến cả sự chất vấn của công chúng.
- Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo
đạc giám sát, lập báo cáo hằng năm hoặc phải có phân tích sau dự án và kiểm
toán độc lập.
- Trong ĐTM phải xét cả đến khả năng thay thế, chẳng hạn như công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải xem xét hết sức cẩn thận.
- ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển
tốt hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
- Trong nhiều trường hợp ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải
khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào
đấy – Nghĩa là chấp nhận phát triển – tăng trưởng kinh tế.
 Đối tượng của ĐTM
Đối tượng của ĐTM thường gặp và có số lượng nhiều nhất là các dự án
phát triển cụ thể. Mỗi quốc gia, căn cứ vào những điều kiện cụ thể, loại dự án,

6


quy mô dự án, khả năng gây tác động mà có những quy định mức độ đánh giá
đối với mỗi dự án cụ thể.

Ở Việt Nam, đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được
quy định tại Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, bao gồm:
- Dự án công trình quan trọng quốc gia.
- Dự án có sử dụng một phần diện tích hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu
bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự
nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
- Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng
ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ.
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề.
- Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung.
- Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn.
- Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi
trường.
- Để cụ thể hóa các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số
29/2011/NĐ-CP đã ban hành kèm theo phụ lục II – Danh mục các dự án phải
lập đánh giá tác động môi trường.
 Ý nghĩa của ĐTM
- ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định
thực hiện một dự án phát triển, nhưng nó chỉ là một nhân tố bên cạnh những
nhân tố khác của sự quyết định như: nhân tố kỹ thuật, kinh tế xã hội…
- ĐTM không có ý nghĩa phủ quyết đối với quyết định chung. Người có
trách nhiệm quyết định cũng như người xây dựng Báo cáo ĐTM không nên
đối lập vấn đề bảo vệ môi trường với vấn đề phát triển. Phương pháp làm việc
hợp lý nhất là hòa nhập ĐTM với việc đánh giá kinh tế - kỹ thuật – xã hội
trong tất cả các bước của dự án phát triển.

7



- ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng
dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác đánh giá tác động môi
trường sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn.
- ĐTM có thể tiết kiệm thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển dài.
Qua các nhân tố môi trường tổng hợp được xem xét đến trong quá trình ra
quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được
những chi phí không cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm,
phải khắc phục trong tương lai.
ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt
chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động
có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư (TS. Ngô
Thế Ân – 2012).

8


2.1.1.3. Các bước tiến hành ĐTM
1. Lược duyệt
2. Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá
3. Lập đề cương tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu
4. Phân tích và đánh giá tác động
5. Biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động
6. Lập báo cáo ĐTM
7.Tham vấn ý kiến cộng đồng
2.1.2. Cơ sở khoa học của dự báo tác động môi trường
2.1.2.1. Cơ sở thực tiễn


Tình hình ĐTM trên thế giới

Trên thế giới ĐTM được biết đến đầu tiên ở Mỹ từ năm 1969. Trong

đạo luật chính sách môi trường của Mỹ quy định hai vấn đề chính là tuyên bố về
chính sách môi trường quốc gia và thành lập hội đồng chất lượng môi trường.
Chính hội đồng này đã xuất bản tài liệu quan trọng hướng dẫn về nội dung báo cáo
ĐTM năm 1973. Với sự ra đời của đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục tiêu, ý
nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống pháp lí cùng
các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc thực hiện
ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp (Lê Thạc Cán và tập thể tác giả -1993).
Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhóm các nước
sớm thực hiện công tác này là Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông (1972), tiếp đến là
Canada (1973), Úc (1974), Đức (1975), Philipin (1977), Trung Quốc (1979). Như
vậy không chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả các nước

9


nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò của
ĐTM (Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ - 2004).
Ngoài các quốc gia, các tổ chức trên thế giới cũng rất quan tâm đến công
tác ĐTM. Trong đó các tổ chức đóng góp nhiều nhất cho công tác này như:
 Ngân hàng thế giới (WB)
 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
 Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID)
 Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể đối với ĐTM các dự
án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng trong những trường hợp
này rất có hiệu lực vì nó nắm trong tay nguồn tài chính mà các dự án rất cần
cho sự đầu tư của mình. Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có
hiệu quả là mở các khóa học ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các

nước đang phát triển (Lê Thạc Cán và tập thể tác giả -1993).
Liên minh Châu Âu, hội đồng Châu Âu đã dự thảo bản hướng dẫn
ĐMC với cấu trúc tương tự ĐTM cho các dự án cụ thể, song chưa được các
nước thành viên thống nhất. Hà Lan là nước có cách tiếp cận thận trọng nhất
đối với ĐMC về các chính sách xử lý chất thải và công nghiệp nước ta.
Ở Vương quốc Anh khi phát triển việc lồng ghép các vấn đề môi trường
vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình còn rất hạn chế. Song
trong khoảng 3 – 5 năm trở lại đây việc xem xét ảnh hưởng đến môi trường
của các hoạt động trên cấp dự án cụ thể do các cơ quan tài trợ, cho vay, hoặc
các chính phủ nước ngoài giúp đỡ về tài chính đã tăng lên đáng kể. Các cơ
quan tài trợ song phương và đa phương đã bắt đầu kết thúc đẩy việc làm
ĐMC cho các nước phát triển. Tại Ngân hàng thế giới, ĐTM ngành đang trở
nên phổ biến trong các ngành điện, công nghiệp và giao thông (Lê Thạc Cán
và tập thể tác giả -1993).
Tình hình ĐTM ở Việt Nam
Ở Việt Nam hoạt động ĐTM được hình thành muộn hơn so với thế
giới. Những năm 80 của thế kỷ XX, một số nhà khoa học nước ta đã tiếp cận

10


công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học và các khóa đào tạo. Đầu
những năm 80, một nhóm các nhà khoa học môi trường Việt Nam, đứng đầu
là GS. Lê Thạc Cán đã đến trung tâm Đông – Tây ở Ha Oai nước Mỹ nhằm
nghiên cứu về luật, chính sách môi trường nói chung và ĐTM nói riêng.
Từ năm 1978 đến năm 1990, nhà nước ta đã đầu tư vào nhiều chương
trình điều tra cơ bản như chương trình điều tra cơ bản vùng Tây Nguyên,
vùng đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh giáp biển miền Trung…Các kết quả
và số liệu thu được từ chương trình này sẽ là cơ sở quan trọng cho nhiều khóa
học về ĐTM đã được mở ra. Tham gia đào tạo ở các khóa học này, ngoài các

nhà khoa học trong nước còn có các chuyên gia nước ngoài. Mục đích của các
khóa học này là đào tạo ra đội ngũ có hiểu biết về các lĩnh vực môi trường,
sẵn sang tham gia thực hiện công tác ĐTM sau này .
Sau năm 1990, nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi
trường đã mang mã số KT 02, trong đó có một đề tài nghiên cứu trực tiếp về
ĐTM, đề tài mang mã số KT 02 – 16 do GS. Lê Thạc Cán chủ trì. Trong
khuôn khổ đề tài này, một số bài báo cáo ĐTM mẫu đã được lập, đáng chú ý
nhất là ĐTM nhà máy giấy Bãi Bằng và ĐTM công trình thủy lợi Thạch
Nham. Mặc dù chưa có luật bảo vệ môi trường và các điều luật về ĐTM, song
từ những năm này nhà nước ta đã yêu cầu một số dự án phải có ĐTM, chẳng
hạn như công trình thủy điện Trị An, Nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ (Lê
Thạc Cán và tập thể tác giả -1993).
Một loạt các cơ quan nghiên cứu và quản lý môi trường đã được
thành lập như cục Môi trường trong Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường
(nay là Bộ Tài Nguyên và Môi trường), các cơ sở khao học, công nghệ và môi
trường, các trung tâm, Viện Môi trường. Các cơ quan sẽ trực tiếp đảm nhận
công tác lập báo cáo ĐTM và tiến hành thẩm định các báo cáo này.
Từ năm 1994 đến năm 1998, Bô Khoa học, Công nghệ và Môi trường
cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn ĐTM, tiêu chuẩn môi trường, góp

11


phần đưa công tác ĐTM ở Việt Nam dần đi vào nề nếp và có giá trị thực tiễn
cao trong phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững (Lê Thạc Cán và tập thể tác giả -1993).
Tổng số các báo cáo ĐTM đã được thẩm định và phê duyệt trong vòng
10 năm vào khoảng trên 800 báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở đang
hoạt động, trong đó: giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 45 % và
giai đoạn từ 2000 đên 2004 khoảng 55%.

Trong số các báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
đã được thẩm định phê duyệt khoảng hơn 26000 báo cáo (không kể bản kê
khai của các cơ sở đang hoạt động theo quy định của thông tư số 1420-MTG
ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ KHCN & MT hướng dẫn ĐTM đối với
các cơ sở đang hoạt động), trong đó: giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999
khoảng 25 % và giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 khoảng 75%.
Những khiếm khuyết của công tác ĐTM hiện nay, bao gồm cả về nội dung
và phương pháp thực hiện, cụ thể là:
 Về nội dung ĐTM
- Chỉ tập trung cho các dự án phát triển, ứng dụng đối với các kế hoạch
phát triển quy mô quốc gia, vùng lãnh thổ còn rất ít.
- Những dự án quy mô nhỏ thường không phải thực hiện ĐTM, tuy nhiên
những tác động nhỏ này được tính dồn và theo thời gian chúng có thể trở nên
rất quan trọng.
- Không được áp dụng cho các chính sách kinh tế vĩ mô, như ngân sách/
chính sách thuế.
- Không được áp dụng cho các hiệp ước trao đổi mậu dịch giữa các quốc
gia (Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ -2004)
 Về thực hiện ĐTM
- Chưa lôi cuốn và đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của
cộng đồng vào công tác ĐTM.
- Việc lồng ghép các kết quả ĐTM vào nghiên cứu khả thi và ra quyết
định chưa tương xứng.

12


- Thủ tục để sớm đạt được những thỏa thuận về nội dung của một ĐTM
còn yếu kém.
- Nhận thức về vai trò của mô tả môi trường trước khi thực hiện dự án và

dự báo tác động còn phiến diện.
- Thiếu sự đoàn kết giữa các tác động vật lý và sinh học với những tác
động xã hội, kinh tế và sức khỏe.
- Quan hệ giữ những kiến nghị về giảm thiểu và giám sát tác động môi
trường trong các báo cáo ĐTM với việc triển khai thực hiện còn một khoảng
cách khá xa.
- Năng lực kĩ thuật và quản lý đối với công tác ĐTM còn hạn chế.
- ĐTM thường bị né tránh.
- ĐTM không đảm bảo gì cho việc thực thi những dự án hợp lý khác về
môi trường.
- Các tác động tích lũy (theo thời gian, do nhiều hoạt động cùng lúc đưa
đến trong hiện tại cũng như trong tương lai) chưa được xem xét kỹ lưỡng.
- Đáng giá rủi ro và tác động xã hội đôi khi bị bỏ qua.
- Kiểm soát, kiểm toán sau dự án cũng ít khi được thực hiện.
Với quá trình phát triển KT – XH như hiện nay thì quy mô và tốc độ suy
thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên lớn hơn trong những năm 70 trở về
trước rất nhiều, vì thế sự ra đời của ĐTM cho các dự án mới chỉ thể hiện một
phần trách nhiệm của xã hội đối với những vấn đề môi trường.
Hiện nay ĐTM mới chỉ tập trung chủ yếu làm thế nào để một dự án ít
gây tác động tiêu cực đến môi trường nhất. Đánh giá tác động môi trường
chiến lược (ĐMC) ra đời bổ sung cho ĐTM cấp dự án, đưa ra các vấn đề môi
trường tương xứng vào quá trình ra quyết định cho những hoạt động phát triển
cao hơn cấp dự án (chính sách, chương trình, kế hoạch/quy hoạch phát triển
ngành và lãnh thổ) và được xem như một cách tiếp cận đầy triển vọng (Ichem
E – Environment Impact Assessment, 1993) .
2.1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Bảo vệ môi trường số 52/2005/H11 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005.

13



- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội của Cộng Hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc
quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ xây dựng về
việc quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng
2.2. Khái quát chung về hiện trạng chế biến khoáng sản đá vôi ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình chế biến đá vôi ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi
trắng là một bộ phận trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản. Chính vì vậy, để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm
2020 thì việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng
cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Hơn nữa ngành công nghiệp khai thác và
chế biến đá vôi trắng cũng có một vai trò lớn trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của
ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng chiếm trên dưới 1,3%
giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của toàn ngành công nghiệp, điều này
góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi
vượt bậc, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Với chính sách ưu đãi thu hút đầu tư đã tạo điều kiện cho các
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam và các nhà
đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh


14


tế Việt Nam, trong đó có đội ngũ doanh nhân khai thác và chế biến khoáng
sản. Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc dân thì lĩnh
vực chế biến khoáng sản là lĩnh vực được nhà nước và chính quyền địa
phương ưu tiên phát triển, nhằm làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và hạn
chế việc xuất khẩu nguyên liệu thô trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản
hạn chế mà nhu cầu thì ngày càng lớn. Chế biến khoáng sản đang từng bước
lấy lại vị thế của mình trong sản xuất, hàng năm ngành chế biến khoáng sản
đã xuất khẩu số lượng lớn vào thị trường nước ngoài.
1.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy được sản xuất phát triển thì ngành chế biến

nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của thị
trường, chế biến bột đá trắng siêu mịn sẽ đáp ứng một phần thị trường về
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Hơn nữa,
hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì nhu cầu chế biến
khoáng sản ngày càng đòi hỏi các Nhà đầu tư phải có công nghệ hiện đại
nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý hiếm này. Ở Việt Nam đã
có một số nhà máy chế biến bột CaCO3 siêu mịn như: Công ty liên doanh Ban
Mu Yên Bái, Công ty xi măng Yên Bái, công ty Que hàn Phú Thọ, Công ty cổ
phần Minh Đức Hải Phòng, Công ty Liên hiệp Nghệ An, Công ty hợp tác
Kinh tế Quân khu 4, Công ty TNHH Châu Tiến, Công ty hóa chất thành phố
Hô Chí Minh…Sản phẩm do các Công ty sản xuất CaCO3 siêu mịn nói trên
sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dung ở trong nước và xuất khẩu.
Tại Nghệ An mặc dù đã có một số doanh nghiệp chế biến đá vôi trắng siêu
mịn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất

khẩu. Hơn nữa, việc sử dụng bột Calcium Carbonate ( CaCO 3) siêu mịn làm
chất phụ gia cho các ngành công nghiệp nhanh chóng trở thành sự lựa chọn
tối ưu cho các nhà máy sản xuất Giấy, Sơn, Nhựa, Cao su, Tal và các chất độn
khác



các

lợi

thế

về

kinh

tế



( />
15

chất

lượng


2.2.2. Khái quát về quy trình công nghệ thường được áp dụng trong chế

biến đá vôi ở Việt Nam
 Nguyên lý: Để sản xuất được đá vôi trắng siêu mịn thì đá vôi thô phải
được nghiền qua nhiều công đoạn trên các thiết bị nghiền hiện đại, với hệ
thống phân cấp hạt được điều chỉnh tự động bằng hệ thống điện tử để đạt
được sản phẩm có cỡ hạt như mong muốn.
 Yêu cầu về công nghệ: Công nghệ chế biến bột đá vôi trắng siêu mịn
phải tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, sử dụng đa dạng nguồn nguyên liệu
đầu vào và đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm đầu ra. Chất lượng sản phẩm
đầu ra phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường. Hạn
chế được tối đa mức độ ô nhiễm môi trường và số lượng phế phẩm thấp, định
mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu, năng lượng ở mức cho phép. Đảm bảo được
yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đảm bảo, không lạc hậu trước 10
năm.
 Sơ đồ công nghệ:

16


17


×