Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

GIÁO dục ý THỨC bảo vệ AN NINH BIÊN GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG dân cư HUYỆN SÔNG mã, TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.37 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------LÒ LAN PHƯƠNG

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ AN NINH BIÊN GIỚI
CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN SÔNG MÃ,
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Thị Bích

HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả


Lò Lan Phương

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Trường Đại học Tây Bắc, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý - Giáo
dục, các phòng ban chức năng liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt
thời gian tôi học tập và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trương Thị


Bích, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.


Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Lò Lan Phương

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Từ, cụm từ đầy đủ

ANBG

An ninh biên giới

ANCT

An ninh chính trị


ANQG

An ninh quốc gia

AN-QP

An ninh - quốc phòng

ANTT

An ninh trật tự

BGQG

Biên giới quốc gia

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Giữ nhà mà không giữ
cửa có được không? Kẻ gian tế vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước”. Bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, canh giữ biên cương của Tổ quốc
theo quản điểm của Người là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đầy khó
khăn, gian khổ, phức tạp của công tác biên phòng. Đây không chỉ là nhiệm vụ
của Bộ đội biên phòng, mà còn là sự nghiệp của toàn dân. Nghị quyết Đại hội

lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của
cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia,
tất cả các triều đại phong kiến đã biết huy động sức dân; biết đoàn kết toàn
dân; phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên
giới quốc gia nên khó khăn đến mấy, an ninh biên giới cũng vẫn được bảo vệ
vẹn toàn. Kế thừa và phát triển kinh nghiệm lịch sử đó, Bác Hồ đã khẳng
định vai trò to lớn của nhân dân đối với cách mạng Việt Nam. Người nói:
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá
nhân anh hùng nào”; Người dạy: Nhân dân các dân tộc biên giới có vai trò
đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ an ninh biên giới
quốc gia. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn
dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân để bảo vệ biên giới
quốc gia, đó là tư tưởng, “Nước lấy dân làm gốc”. Người chỉ rõ: “Trong bầu
trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân”. Theo Bác, nhân dân vừa là mục đích, vừa là
lực lượng của cách mạng. Vì vậy: “Bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào
5


lực lượng của nhân dân... việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng
kiến và lực lượng của nhân dân”.
Sông Mã là huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn
La; có tổng diện tích tự nhiên là 164.616 ha, có 43,5 km đường biên giới giáp
với huyện Mường Ét - Tỉnh Hủa Phăn - Nước CHDCND Lào, có 21 mốc
quốc giới, có 04 xã biên giới với 16 bản biên giới, 02 đồn Biên phòng, có 01
cửa khẩu Quốc gia Chiềng Khương. Với vị trí như vậy, huyện Sông Mã được
Nhà nước, Quân khu và tỉnh Sơn La xác định là huyện trọng điểm về quốc

phòng - an ninh biên giới. Những năm gần đây, tình hình kinh tế, văn hoá, xã
hội của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, quốc phòng - an ninh được
củng cố, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn
được giữ vững và ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung tình hình quốc
tế, khu vực, trong nước, biên giới Việt - Lào có những diễn biến phức tạp.
Trên địa bàn huyện còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định về an
ninh chính trị, trên tuyến biên giới Việt - Lào, các thế lực thù địch tăng
cường can thiệp, hỗ trợ tiếp tay cho các tổ chức phản động đẩy mạnh các
hoạt động chống phá cách mạng, lôi kéo đồng bào khu vực biên giới, vùng
sâu, vùng xa nhất là đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do không theo quy
hoạch, vượt biên trái phép sang Lào nhằm thành lập “Nhà nước Mông”
theo luận điệu của kẻ xấu các thế lực thù địch vẫn không ngừng từ bỏ chiến
lược ''Diễn biến hòa bình - Bạo loạn lật đổ”. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo đẩy mạnh các hoạt động truyền đạo trái pháp luật, kích động gây chia
rẽ dân tộc, di cư tự do không theo quy hoạch, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn
dòng họ, mua bán sử dụng trái phép các chất ma tuý, buôn lậu, gian lận,
hàng giả, hàng kém chất lượng qua biên giới... điều đó đã ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội
(TTATXH) toàn tuyến biên giới trên địa bàn huyện Sông Mã.
6


Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới cho cộng đồng
dân cư huyện Sông Mã là cấp thiết, nhằm góp phần giữ vững ổn định an
ninh biên giới, an ninh chính trị của huyện, của tỉnh và cả quốc gia, tạo môi
trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Giáo dục ý thức bảo vệ
an ninh biên giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục ý thức
bảo vệ an ninh biên giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La,
luận văn đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới
cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
bảo vệ ANCT, TTATXH trên địa bàn huyện, nhất là khu vực biên giới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới cho cộng đồng dân cư các xã
biên giới huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên
giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn một cách khoa học, sẽ
phát huy được tinh thần trách nhiệm cộng đồng dân cư, nâng cao sức mạnh
tổng hợp của nhân dân xây dựng khu vực biên giới ổn định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ an
ninh biên giới cho cộng đồng dân cư
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác giáo dục ý thức
bảo vệ an ninh biên giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

7


5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới cho cộng
đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
5.4. Khảo nghiệm các biện pháp
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên
giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
6.2. Về khách thể khảo sát
Khách thể khảo sát chủ yếu gồm 04 xã biên giới, trong đó tập trung 16
bản biên giới huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, trong đó:
- 12 người là cán bộ địa phương (cán bộ xã);
- 120 người dân trong các bản thuộc xã biên giới;
- 30 giáo viên đang công tác tại các xã biên giới;
- 100 học sinh trường THPT Chiềng Khương;
- Ý kiến của chuyên gia là những người có kinh nghiệm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa từ các tài liệu tổng hợp về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ an ninh
biên giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin để minh chứng cụ thể cho
nhận định. Những kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua phiếu hỏi
sẽ thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Qua đó điều chỉnh các biện
pháp giáo dục sao cho phù hợp với hiện trạng.
Để thực hiện, luận văn đã tập hợp bộ câu hỏi cho 03 nhóm (học sinh
THPT, nhân dân trong bản và đối tượng tuyên truyền giáo dục), hệ thống câu
hỏi sẽ được xây dựng cho phù hợp với các đối tượng về nhận thức giáo dục ý
thức bảo vệ an ninh biên giới lãnh thổ quốc gia.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn

8



Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin về giáo dục ý
thức bảo vệ an ninh biên giới cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã.
Tác giả đã lựa chọn 03 nhóm khảo sát theo điều tra bằng phiếu và lấy
ngẫu nhiên, theo các vị trí công việc và ghi chép lại cụ thể phần trả lời của các
đối tượng được phỏng vấn.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Là phương pháp chủ động, trực tiếp sử dụng nhãn quan, trong quá trình
thực hiện luận văn tác giả đi đến các địa điểm, quan sát thực tế, ghi hình các
khu vực điểm dân cư được đề cập. Việc quan sát sẽ giúp cho việc định hình
nội dung được kiểm soát, không xa rời, nhầm lẫn hay lệch lạc.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Ngoài việc phân tích, khảo sát, đánh giá của tác giả, tác giả còn thực hiện
phương pháp chuyên gia trong quá trình thực hiện. Việc nhận định của bản
thân không tránh khỏi việc chủ quan, sơ xuất hoặc đơn giản. Ý kiến chuyên
gia và làm việc chuyên gia sẽ giúp cho tác giả bổ sung, điều chỉnh kịp thời
các kết quả của mình trong nghiên cứu.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Toán học, nhất là toán thống kê là phương tiện hỗ trợ cho việc tính toán,
phân tích. Từ các dữ liệu, phiếu điều tra, tài liệu số... qua thống kê, sử dụng
công thức thuật toán, những kết quả xuất ra là những căn cứ khoa học để luận
văn nhận định. Trong khi nghiên cứu tác giả thường xuyên sử dụng phương
pháp này để tính toán tỷ lệ %, tính các giá trị trung bình, tần số xuất hiện...
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới cho
cộng đồng dân cư
Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới
cho cộng đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La


9


Chương 3: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới cho cộng
đồng dân cư huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ AN NINH BIÊN
GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử về ý thức biên giới quốc gia (BGQG), lãnh thổ và an ninh
biên giới chúng ta cần phải nhận thức rõ: BGQG được đánh dấu bằng hệ thống
mốc quốc giới, tọa độ trên đất liền hay trên mặt nước và mặt phẳng thẳng đứng
để xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh thổ trên
đất liền, lãnh thổ trên biển, trên không và dưới lòng đất của mình. BGQG là nơi
phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với các quốc gia khác hoặc với
các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của chính quốc gia đó.

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều lần thay đổi bản đồ thế giới. Việc thay đổi
chủ yếu là do việc các quốc gia thôn tính, chiếm cứ, xâm lấn nên đã tạo ra

10


việc phân bổ lại ranh giới và vị trí các châu lục, khu vực và quốc gia. Có
nước mở rộng, có nước thu hẹp, thậm chí có nước còn bị sáp nhập hoặc
không còn tên trên bản đồ; tranh chấp thường xuyên diễn ra. Trong quá khứ,
các học thuyết thuyết Tài vật; thuyết Cai trị; thuyết Thẩm quyền đều đã trải
qua, nhưng nó phục vụ cho mục đích của các nước thống trị. Chỉ khi Luật

Quốc tế hiện đại đặt quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ trong mối
liên hệ biện chứng và khoa học của những vấn đề mà nó liên quan cả về thực
chất, vị trí và phương diện xã hội của khái niệm. Cần phải gắn quyền tối cao
của quốc gia đối với lãnh thổ với thực tế tồn tại của cộng đồng Quốc tế - một
cộng đồng bao gồm các dân tộc, các quốc gia có chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và lịch sử khác nhau. Luật Quốc tế hiện đại xem quyền tối cao của
quốc gia đối với lãnh thổ là một thuộc tính không thể tách rời và vốn có của
mỗi quốc gia. Nó biểu hiện chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của
quốc gia trên hai phương diện có quan hệ mật thiết, tương hỗ và biện chứng
với nhau là phương diện vật chất và phương diện quyền lực. Luật Quốc tế
hiện đại thừa nhận quyền dân tộc tự quyết là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền
tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ, mọi sự chuyển dịch hoặc định đoạt khác
đối với lãnh thổ quốc gia đều phải dựa trên nguyên tắc tiến bộ đã được thừa
nhận chung này. Theo nguyên tắc này chỉ có nhân dân sống trên lãnh thổ ấy
mới có quyền định đoạt số phận pháp lý của lãnh thổ quốc gia. Ví dụ như ở
Đông Ty Mo đã tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 30/8/1999, thông qua đợt
trưng cầu dân ý này 78% dân số Đông Ty Mo đã bỏ phiếu quyết định tách
khỏi Indonêxia và tiến tới thành lập một quốc gia độc lập. Hiện nay CHDC
Đông Ty Mo là quốc gia trẻ nhất thế giới, LHQ đã công bố độc lập cho Đông
Ty Mo vào ngày 20/5/2002.
Bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia có nghĩa là, các quốc gia có nghĩa
vụ không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm lãnh thổ quốc gia

11


khác. Toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa là, các quốc gia trên thế giới có nghĩa vụ
không được tiến hành các hành động như: xâm phạm, chuyển dịch, thôn tính ,
chia cắt lãnh thổ trong đó bao gồm biên giới quốc gia của bất kỳ quốc gia nào
bằng cách dùng vũ lực hoặc bất kỳ hình thức nào. Đối với quốc gia chủ nhà,

quốc gia chủ nhà có quyền thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ, giữ
gìn và quản trị lãnh thổ theo sự lựa chọn của họ nhằm đảm bảo tính thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Họ có quyền áp dụng các biện pháp
bao gồm cả biện pháp vũ trang để phòng thủ, bảo vệ hoặc chống lại bất kỳ sự
vi phạm nào từ bên ngoài vào lãnh thổ quốc gia vơi điều kiện các hành động
đó của quốc gia phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn của luật quốc tế hiện đại.
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh
thổ bao gồm các điểm cơ bản sau:
+ Nghiêm cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia bằng cách đe dọa hoặc sử
dụng vũ lực.
+ Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm, không được sử
dụng lãnh thổ quốc gia khi không được sự đồng ý của quốc gia chủ nhà.
+ Không được sử dụng lãnh thổ của mình hoặc cho các quốc gia khác sử
dụng lãnh thổ của mình để gây thiệt hại cho quốc gia thứ ba. Ví dụ: sông Naaf
nằm trên lãnh thổ của Myanma, Myanma xây dựng đập nước nên Bangladet
đã phản đối và đưa quân đội đến ngày 15.1.01 vì cho rằng việc Myanma xây
dựng đập nước như vậy là gây thiệt hại cho họ. Ngày 13/9/02 Thù tướng
Israel tuyên bố sẽ đưa quân đội vào khu vực sông Hasbani ( nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho Israel ) nếu Libang cố tình làm chạch hướng dòng chảy của
sông này.
Sau này đến thế kỷ XV, khái niệm về biên giới và chủ quyền lãnh thổ
mới xác lập và được hiểu: Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ
quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng quốc gia có quyền
chủ quyền trên biển. [3] (Quyền chủ quyền là quyền của quốc gia ven biển đối
với các vùng biển không thuộc về lãnh thổ quốc gia , nhưng được luật quốc tế
12


quy định thuộc quyền khai thác, bảo vệ và thuộc thẩm quyền tài phán của
quốc gia đó). Nhận thức được ý nghĩa của an ninh biên giới và chủ quyền

quốc gia, các nước trên thế giới đã rất chú trọng đến việc này. Do vậy đã có
nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu về an ninh biên giới và chủ quyền
quốc gia.
Khi nghiên cứu về tổng quan về vai trò của không gian lãnh thổ, về địa
chính trị, các tác giả: East, W. Gordon có tác phẩm Địa lý đi trước lịch sử,
nói về không gian địa lí được xác lập trước khi lịch sử lãnh thổ bị thay đổi, do
vậy ý thức bảo vệ và tôn trọng không gian lãnh thổ rất có ý nghĩa [23]. Cũng
tương tự như vậy, StrauszHupe, Robert có tác phẩm: Địa lý chính trị: Cuộc
đấu tranh vì không gian và quyền lực, cũng phân tích kỹ hơn về vấn đề chủ
quyền và không gian lãnh thổ [24]. Cũng về vấn đề biên giới, Denise Marthy
Salmon viết về: Biên giới trên sông suối và trên cầu, còn chỉ rõ việc xác định
biên giới với các đối tượng động, khó xác định như dòng chảy sông suối, cầu
do quốc gia nào xây dựng và tính từ đâu [25]. Stephen B. Jones, còn xác định
rõ việc: Tạo lập đường biên giới, tác giả đã xây dựng các tiêu chí cho việc
thành lập đường biên giới các quốc gia, sau này được vận dụng nhiều trong
việc thành lập luật biên giới quốc tế [27].
Về an ninh, biên giới ở các khu vực cũng có nhiều nghiên cứu của các
tác giả khác nhau. Nguyên tắc quốc tế Estopel: một quốc gia phải nhất quán
trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này
thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của nguyên tắc này là không cho phép
một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông
qua cách ứng xử không nhất quán của mình [28, 29]. Bản chất của nguyên tắc
là bảo vệ cho các quốc gia khỏi tranh chấp nảy sinh bởi việc xác lập chủ
quyền cùng tuyên bố trước đó. Khi đã xác lập thì không được tùy ý thay đổi,
mở rộng phạm vi tuyên bố chủ quyền của mình. Tuy vậy, vẫn có nhiều những
tranh chấp biên giới lãnh thổ khu vực xảy ra.
13


Việc tranh chấp biên giới giữa Guyan thuộc Anh và Braxil đã phải đưa ra

tòa án quốc tế, khiến cho tòa án Quốc tế phải đưa ra thông điệp: muốn đạt chủ
quyền trên một vùng chưa hề thuộc về quốc gia nào, nhất thiết phải thực hiện
chiếm hữu nhân danh Nhà nước, tuyên bố chiếm hữu này chỉ được coi là
hoàn thành khi có sự chiếm hữu một cách thực sự liên tục và bền vững nhân
danh Nhà nước[30]. Ngay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Juhyung Shim đã
viết luận án: “Haunted Borderland. The Politics on the Border War against
China in post - Cold War Vietnam" Vùng biên ám ảnh. Những chính sách về
cuộc Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc ở nước Việt Nam thời hậu
chiến tranh lạnh, nói về lịch sử và ký ức cuộc Chiến tranh Biên giới với
Trung Quốc ở nước Việt Nam hiện đại. Do tính chất đặc biệt của nó là cuộc
chiến tranh giữa hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng ở châu Á thời chiến
tranh lạnh, nên chiến tranh biên giới là chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam [22].
Việc tranh chấp lãnh thổ, biên giới giữa các quốc gia ở các khu vực khác nhau
trên thế giới hiện nay vẫn đang diễn ra và nguy cơ tiềm ẩn cũng rất lớn, nhất
là khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu thị trường
tăng lên, khoảng cách địa lí thu hẹp.
Có thể nhận thấy, cho dù là quốc gia có tiềm lực kinh tế, phát triển và
có vị thế trên trường quốc tế, hay quốc gia còn hạn chế về mọi mặt thì chủ
quyền ANBG và an ninh đất nước luôn là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu, ý thức
của người dân là mấu chốt, để làm được điều đó, giáo dục tuyên truyền, nâng
cao vai trò của cộng đồng dân cư, lấy dân cư làm tiền tuyến luôn là phương
pháp và mục tiêu của các quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn phải chống
lại nạn ngoại xâm. Ngay từ thủa “mang gươm đi mở cõi”, khai khẩn đất ông
cha, chúng ta đã phải chịu kiếp nạn “sơ ý trao tay giặc” – để rồi “cơ đồ đắm
biển sâu”. Hơn 1.000 năm Bắc thuộc, rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế

14



quốc Mỹ từng đô hộ làm cho bờ cõi non sông nước ta luôn luôn bị nhòm ngó,
xâm lược. Ý thức điều này, ANBG và chủ quyền lãnh thổ luôn được toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam chú trọng và đề cao.
Suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta liên tục
phải giữ gìn từng tấc đất vùng biên ải, nên đã có nhiều bài học về chống ngoại
xâm và nhiều câu nói truyền đời, các phương lược để gìn giữ đất đai tổ tiên để
lại. Vua Lê Thái Tổ đã có bài thơ Chinh Đèo Cát Hãn, quá Long thủy đê khắc
vào vách đá ven sông Đà ở vùng Thác Bờ, bài thơ hào sảng này, có câu:
“Biên phòng hảo vị trù phương lược/Xã tắc ưng tu kế cửu an” (Lo việc biên
phòng cần có phương lược sẵn sàng. Giữ nền xã tắc nên tính kế dài lâu). Các
vua nhà Lê đời sau đều coi trọng đến việc biên phòng, nhờ đó, triều Lê đã kéo
dài đến 360 năm, lâu nhất trong các vương triều nước ta. Vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) cũng rất chú trọng đến biên giới. Lịch sử nước ta luôn ghi nhớ
câu nói của đức vua dặn dò: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại
nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc,
thì tội phải tru di".
Trong lịch sử Đại Việt, các vua Lý, Trần, Lê đã nhiều lần không quản
hiểm nguy, thân chinh cầm quân dẹp loạn cát cứ vùng biên. Từng tấc đất vùng
biên phải là phên giậu cho triều đình trong việc ngăn quân xâm lược từ xa. Để
góp phần làm vùng biên được củng cố sức mạnh, Nhà nước Đại Việt đã có
một chính sách khôn khéo, thu phục các thủ lĩnh người dân tộc. Đó là chính
sách “Ki Mi”: Ngoài việc cho tự quản một số công việc chính quyền, phong
tước trong hệ thống quan chức Trung ương, lại còn gả cô công chúa cho họ
làm vợ. Vì thế mà các thủ lĩnh này ra sức đánh giặc khi có ngoại xâm, xây
dựng và phát triển kinh tế dưới sự giúp sức của triều đình trong thời bình.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, do đặc điểm địa chính trị
cùng nhiều yếu tố đặc trưng khác, nên ông cha ta thường phải tìm “kế sách”,
“phương lược” để chống xâm lược, giữ vững nền độc lập và bài học lớn về


15


biên phòng đúng đắn được xây dựng. Nếu vùng biên vững chắc thì các đội
quân xâm lược sẽ bị thất bại từ những bước chân đầu tiên vào nước ta.
Hiện nay, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, ANBG quốc gia trong
tình hình mới là một nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng hết sức thiêng liêng và cao
cả, bởi đó chính là nhiệm vụ gìn giữ tài sản vô giá mà ông cha ta đã phải đổi
bằng xương máu trong lịch sử tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc. Để
bảo vệ biên giới quốc gia, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về
Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; tham mưu đề xuất với Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chiến lược bảo vệ
biên giới quốc gia. Việc xây dựng Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, chính
là sự kế thừa, phát triển các “kế sách”, “phương lược” giữ vững quốc gia lãnh
thổ của cha ông lên một tầm cao mới, phù hợp với tình hình đất nước cũng
như khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Nước ta có chung đường biên giới với khá nhiều quốc gia. Phía bắc tiếp
giáp với lục địa Trung Quốc, phía tây giáp với CHDCND Lào, và phía tây
nam giáp với vương quốc Campuchia, với tổng chiều dài biên giới lên tới gần
4.600km. Đặc biệt, với địa hình đồi núi, sông suối, đã làm cho việc phân định
biên giới trên bộ của Việt Nam và các nước láng giềng gặp không ít khó khăn.
Theo ước tính Việt Nam và Trung quốc có đường biên giới kéo dài tới gần
1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp
giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam với tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và khu tự
trị dân tộc Choang- Quảng Tây. Với Lào là khoảng 2.340km, trải dài suốt 10
tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào. Và Campuchia là khoảng
1.137km khởi đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia (thuộc
tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10
tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam.
Xác định được vai trò của an ninh biên giới, gần đây nhất, Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành Quyết định 10/2019/QĐ-TTg, ngày 18.02.2019 quy

16


định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới
quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao. Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp
tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia. Nhiệm vụ của Ủy
ban Biên giới quốc gia là tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền Dự án luật,
dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự
thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác biên giới, lãnh
thổ quốc gia; dự thảo điều ước quốc tế xác định biên giới quốc gia và các
vùng biển Việt Nam; phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam đối với vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo; các
phương án hoạch định biên giới quốc gia, xác định ranh giới vùng trời và các
vùng biển của Việt Nam với các nước láng giềng; chiến lược, chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về công
tác biên giới, lãnh thổ quốc gia hoặc liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc
gia;
Không chỉ vậy, còn ban hành nhiều văn bản với các nước về hiệp định
biên giới như:
- Với Trung Quốc: “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký
ngày 30 tháng 12 năm 1999; “Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc
Bộ” ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 và “Hiệp ước về xác định giao điểm

đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày
10 tháng 10 năm 2006
17


- Với CHDCND Lào: ngày 18-7-1977 hai nước ký “Hiệp ước Hoạch
định biên giới”. Việc phân giới cắm mốc đường biên giới dài 2.067 km bắt
đầu tiến hành ngày 25-7-1978 và đến 24-8-1984 thì kết thúc.
Ngày 24-1-1986 hai nước ký “Hiệp ước bổ sung ghi nhận những điểm
điều chỉnh đường biên giới” đã hoạch định năm 1977, ký nghị định thư ghi
nhận kết quả phân giới cắm mốc. Ngày 1/3/1990 hai nước ký Hiệp định quy
chế biên giới. Thi hành hiệp định này, hàng năm có cuộc họp giữa đoàn đại
biểu biên giới hai nước với sự có mặt của đại diện các bộ, ngành liên quan và
các tỉnh biên giới của hai nước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định
quy chế biên giới.
- Với Cam Pu Chia: Ngày 27-12-1985, Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân
Campuchia đã ký “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia” trên cơ sở thỏa
thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực
địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4-1986 đến tháng 12-1988 được 207
km/1137 km; tháng 1-1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm
dừng việc phân giới cắm mốc. Trên biển, ngày 7-7-1982 hai chính phủ ký
Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ
thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên
biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là
đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học, vấn đề an ninh biên giới cũng
được nhiều tác giả đề cập. Có thể dẫn luận như: 2018, Trung tướng, ThS. Trần
Hoa,Tư lệnh Bộ đội Biên phòng viết trên tạp chí Quốc phòng toàn dân bài
“Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong

tình hình mới” [6], bài viết đề cập đến ý nghĩa, hoàn cảnh biên giới nước ta và
6 giải pháp cho hình hình hiện tại. Nguyễn Văn Bình chủ trì cùng nhóm các
nhà khoa học thuộc Cục B42, Tổng Cục V, Bộ Công An do đồng chí đã triển

18


khai thực hiện thành công đề tài VT/UD-06/14-15 thuộc Chương trình Khoa
học và Công nghệ vũ trụ “Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát
vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương
đương và phục vụ công tác đảm bảo ANQG (thử nghiệm tại cảng Sài Gòn và
đảo Phú Quốc)” (thời gian thực hiện từ tháng 1/2014 - 6/2016). Luận văn
Thạc sỹ luật học Nguyễn Thị Hương giang, trường Đại học Luật Hà Nội,
2016 đã nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về biên giới Quốc gia, thực tiễn từ
tỉnh Quảng Bình” [1], luận văn nêu rõ chức năng và nhiệm vụ nhà nước trong
việc quản lý quốc gia về vấn đề biên giới. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác
như: Nguyễn Hồng Sinh 2000, Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp
bách nhằm phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt - Trung. Bộ
Thương mại. Đề tài cấp bộ, mã số 98-78-005. 65. Nguyễn Sinh 2010, Quan
hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Tạp chí cộng sản số 19 năm 2010. 66. Bùi
Thiên Sơn 2006. Một số vấn đề về hiện trạng và an ninh kinh tế biên mậu
trong quan hệ với Trung Quốc. Trần Đình Thiên 2007, Chiến lược “Hai hành
lang, một vành đai” trong cục diện mới: tạo liên kết phát triển vùng phía Bắc,
Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ngô Minh Tuấn 2007, Mô hình kiểm tra hải quan
một lần trong khuôn khổ GMS và giải pháp phối hợp Việt – Trung trong lĩnh
vực hải Quan. 201 Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007,...
Ngày 24-7 - 2018, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó
Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội thảo:

“Đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới” tại Hà
Nội, Hội thảo khoa học góp ý kiến vào nội dung dự thảo Chiến lược bảo vệ
biên giới quốc gia... Đặc biệt, Ngày 15-2, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tổ chức Hội thảo

19


khoa học quốc gia: “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc 40 năm nhìn lại (1979-2019)”. Thông qua hội thảo góp phần khẳng định chủ
trương, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
chủ quyền dân tộc, an ninh lãnh thổ và vị thế biên giới. Đây cũng là những
kiên định về vấn đề an ninh biên giới của nước ta.
Sơn La là tỉnh có đường biên giới khá dài hơn 274 km, tiếp giáp với hai
tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
trải dài từ Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Sốp Cộp.
công tác an ninh biên giới luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, Tỉnh uỷ quan
tâm và chỉ đạo đến từng huyện, xã. Trong những năm qua, Bộ đội Biên Phòng
tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện có hiệu quả đề án “Tăng
cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới” từ
đó giúp cho người dân luôn ý thức được “Sống, làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật”, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức về quốc gia,
quốc giới cho quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới, góp phần tích cực
cùng BĐBP tham gia quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Đặc biệt, tại vùng đồng bào dân tộc, khu vực biên giới, lực lượng Bộ đội Biên
phòng tỉnh đã tổ chức được được 142 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật
cho hơn 9.000 lượt người nghe; vận động đồng bào ổn định cuộc sống, không
di cư tự do, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, kết quả việc tôn tạo, tăng dày
mốc quốc giới, xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị hợp tác cùng phát triển.
Đặc biệt vào tháng 9/2018, tại thành phố Sơn La, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh Sơn La tổ chức chương trình "Biên giới lòng dân".

Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV đã ban hành Nghị
quyết Số 10- NQ/ĐH, ngày 24.9.2015 trong đó mục tiêu đến 2020 có nêu rõ:
“Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh
biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong
20


mọi tình huống; tăng cường các hoạt động đối ngoại để đảm bảo ổn định và
phục vụ phát triển kinh tế” [14]. ngoài ra, tăng cường tổ chức các hoạt động
tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ giúp đỡ cho bà con biên giới để cải thiện đời
sống và nâng cao nhận thức vị trí địa đầu, an ninh biên giới cho bà con. Tuy
nhiên, theo tài liệu luận văn thu nhận được và nhận định của tác giả, những
hướng đi của tỉnh chủ yếu thiên về tuyên truyền, vận động cho một số nhóm
đối tượng mà chưa mang tính giáo dục chung cộng đồng.
Tương tự như tỉnh, huyện Sông Mã cũng có những chương trình phổ
biến kiến thức cho nhân dân vùng biên, thông qua lực lượng BĐBP huyện;
các đợt quyên góp ủng hộ, các đợt giao lưu văn nghệ lồng ghép. Việc giáo dục
ý thức vai trò trách nhiệm an ninh biên giới cho cộng đồng người dân thành
hệ tài liệu và nghiên cứu thì còn chưa nhiều. Đây cũng chính là mảng trống
mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo dục
Giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích lũy
trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Giáo dục là một quá trình đào
tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời
sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội
kinh nghiệm lịch sử.
Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “giáo dục là hoạt
động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để
họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [10].

Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “giáo dục là hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất
của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm
chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [10].
Vậy, giáo dục theo nghĩa rộng được hiểu là: Quá trình toàn vẹn hình thành
nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các

21


hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền
đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Hiểu hẹp hơn, giáo dục được hiểu là: quá trình hình thành niềm tin, lý
tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói
quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng
chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh...
Như vậy, bản chất giáo dục theo nghĩa gì thì nó cũng là: một hiện tượng đặc
biệt của xã hội loài người; bản chất của giáo dục là truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử của xã hội loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới
Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận, hoặc của việc nhận thức
vật thể bên ngoài hay điều gì đó bên trong nội tại[1].
An ninh hiểu theo nghĩa rộng là sự an toàn, ổn định chung của một chế
độ, một xã hội. Thông thường khái niệm an ninh biểu hiện quan hệ chính trị,
nhưng mỗi quốc gia quan niệm khác nhau về vấn đề này. Quốc hội Việt Nam
ra Luật an ninh, Số: 32/2004/QH11 [12] Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004,
điều 3 giải thích rất rõ, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1) An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2) Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm ANQG.
3) Hoạt động xâm phạm ANQG là những hành vi xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
4) Nguy cơ đe doạ ANQG là những nhân tố bên trong, bên ngoài lãnh
thổ Việt Nam có khả năng thực tế gây nguy hại cho ANQG của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
22


5) Cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và
đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ
chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia.
6) Cán bộ chuyên trách bảo vệ ANQG là sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan
chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được giao nhiệm vụ chuyên trách làm
tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
7) Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách
bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật.
8) Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa
điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ do pháp luật quy
định.
9) Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết
và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự
nghiệp bảo vệ ANQG, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ ANQG làm
nòng cốt.
10. Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an
ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.

Biên giới hay biên giới quốc gia thông thường được hiểu, là đường phân
định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác,
hoặc với hải phận quốc tế. Tuy nhiên với vai trò của việc phân định, Quốc hội
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành luật biên giới năm
2003 và xác định rõ: trong dẫn luận đã nêu: “Biên giới quốc gia của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây
dựng, quản lý, bảo vệ BGQG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn
vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.” và từ
đó đã xác định:

23


1) Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
2) Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực
địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
3) Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các
toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của
đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
4) Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc
gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các
đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa
xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan.
5) Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Giáo dục ý thức bảo vệ an ninh biên giới cho cộng đồng dân cư là hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, giúp
cho cộng đồng dân cư có được những kiến thức và hành vi bảo vệ biên giới,
ngăn chặn, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh quốc
gia, tạo nền tảng ổn định chính trị, xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

24


của đất nước, của địa phương. Việc giáo dục an ninh biên giới, chủ quyền
quốc gia là điều quan trọng bậc nhất trong an ninh lãnh thổ. Chính vì vậy,
trong luật An ninh của Việt Nam cũng quy định tại Điều 10. Tuyên truyền,
giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia như sau:
1) Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền,
giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
2) Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền,
phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân.
3) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia.
4) Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân.

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội
dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà
trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
1.2.3. Cộng đồng dân cư
Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người
sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc
sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh
thần nào đấy. Cộng đồng dân cư được hiểu là nhóm người, nhóm tộc người
cùng chung sống trên địa bàn nhất định, có ranh giới xác định, dựa trên đặc
điểm chung về ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt và không gian sản xuất.
Cộng đồng: Theo UNESCO: “Cộng đồng là một tập hợp người có cùng
chung một lợi ích, cùng làm việc vì cùng một mục đích chung nào đó và cùng
sinh sống trong một khu vực xác định. Những người chỉ sống gần nhau,
không có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các
cá nhân và không thực hiện chức năng như một thể thống nhất”.

25


×