Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.77 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI NƯỚC NGOÀI
CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Thực trạng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong nước của
doanh nghiệp Việt Nam
Vào thời điểm Việt Nam nộp đơn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào tháng 01 năm 1995, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam
chưa có văn bản luật nào điều chỉnh chuyên biệt cho lĩnh vực SHTT mà vận
hành chủ yếu dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm dưới luật, gồm Pháp lệnh
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (năm 1989) và Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác
giả (năm 1994) được xây dựng từ hệ thống văn bản pháp quy (các nghị định của
Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các bộ) và cũng chưa có văn bản dưới
luật nào điều chỉnh về quyền đối với giống cây trồng. Trong hệ thống các điều
ước quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực SHTT cho
đến nay, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT
- Hiệp định TRIPS được đánh giá “là thoả thuận đa phương về SHTT toàn diện
nhất”1. Hiệp định là sự củng cố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những tiêu
chuẩn toàn cầu trong lĩnh vực SHTT.”2 và để đáp ứng các yêu cầu về “tính đầy
đủ” và “tính hiệu quả” của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế song
phương và đa phương khác về SHTT, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật
SHTT, thay đổi toàn bộ cấu trúc của hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT
của Việt Nam, chuyển từ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đơn hành với
1 Tổng quan: Hiệp định TRIPS - />2 Keith E.Maskus, IPRs in the Global Economy, Institute for International Economics, Washington, DC (2000),
tr. 16.


nhiều quy định còn thiếu tính thống nhất và đồng bộ thành một luật chuyên


ngành thống nhất. Luật SHTT (được sửa đổi năm 2009) cùng với các nghị định
quy định chi tiết, thông tư và thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành góp phần đưa
các quy định về SHTT của Việt Nam không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn của các
điều ước quốc tế mà còn tiến gần hơn đến hệ thống SHTT của nhiều nước tiên
tiến trên thế giới.
Về xác lập quyền sở hữu công nghiệp mà cụ thể là quyền SHTT về NHHH,
trong giai đoạn hai mươi bốn năm kể từ năm 2005 trở về trước (nghĩa là từ năm
1982 đến năm 2005) việc nộp đơn đăng ký NHHH quốc gia được nộp bởi người
Việt Nam, người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam và việc cấp
giấy chứng nhận đăng ký NHHH cho họ được thể hiện trong hai bảng số liệu
sau:
Bảng 1. Bảng thống kê số đơn đăng ký NHHH quốc gia đã được nộp từ năm
1982 đến 20053.
Năm
1982 - 1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

2005

Số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp bởi
Người nộp đơn
Người nộp đơn
Tổng số
Việt Nam
nước ngoài
716
1005
1721
890
592
1482
1747
613
2360
1595
3022
4617
2270
3866
6136
1419
2712
4131
2217
3416
5633
2323

3118
5441
1645
3165
4810
1614
2028
3642
2380
1786
4166
3483
2399
5882
3095
3250
6345
6560
2258
8818
8599
3536
12135
10641
4275
14916
12884
5314
18018


3 Số liệu được thống kê tại trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ, Mục Số liệu thống kê - Đơn nhãn hiệu
hàng hóa quốc gia đã được nộp từ năm 1982 đến 2007


Bảng 2. Bảng thống kê số lượng Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu đã được cấp từ năm 1982 đến 20054.
Số lượng Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu đã được cấp cho
Năm
Người nộp đơn
Người nộp đơn
Tổng số
Việt Nam
nước ngoài
1982 - 1989
380
1170
1150
1990
423
265
688
1991
1525
388
1913
1992
1487
1821
3308

1993
1395
2137
3532
1994
1744
2342
4086
1995
1627
2965
4592
1996
1383
2548
3931
1997
980
1506
2486
1998
1095
2016
3111
1999
1299
2499
3798
2000
1423

1452
2876
2001
2085
1554
3639
2002
3386
1814
5200
2003
4907
2243
7150
2004
5444
2156
7600
2005
6427
3333
9670
Qua hai bảng số liệu nêu trên đã thể hiện vào giai đoạn pháp luật về sở hứu
trí tuệ của nước ta chưa được thông nhất thành một văn bản luật, pháp luật về
đăng ký bảo hộ NHHH cũng chưa được chú trọng phát triển và người dân Việt
Nam cũng không mấy quan tâm về việc đăng ký bảo hộ NHHH và lợi ích mà nó
đem lại, cụ thể là vào các khoảng thời gian từ năm 1982 – 1989, 1992 – 1998 và
vào năm 2001 số lượng người nộp đơn là người Việt Nam ít hơn hẳn so với số
lượng người nộp đơn là người nước ngoài. Điều này cũng thể hiện một điều,
tiềm năng thị trường của Việt Nam là lớn và pháp luật về SHTT nói chung và

pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH nói riêng trên thế giới đã phát triển sớm hơn
nước ta một thời gian dài và những người nước ngoài đã có ý thức rất lớn trong
việc bảo hộ quyền SHTT về nhãn hiệu hàng hàng hóa.
Quy định của pháp luật trong thời kỳ này cũng chưa được hoàn thiện, thống
nhất và đồng bộ đây là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng số
4 Số liệu được thống kê tại trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ, Mục Số liệu thống kê - Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp từ năm 1982 đến 2007


lượng đơn đăng ký bảo hộ NHHH được nộp đến cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam tuy có sự tăng giảm qua các năm không ổn định nhưng nhìn chung có xu
hướng tăng dần nhưng tỉ lệ giải quyết và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ
NHHH chưa được cao, tỉ lệ chung chủ yếu chỉ từ 50% đến 60%.
Chỉ đến giai đoạn từ năm 2002 đến 2005, số lượng người nộp đơn là người
Việt Nam mới có dấu hiệu tăng và tăng vượt trội so với số lượng người nộp đơn
là người nước ngoài. Ở giai đoạn này là giai đoạn nhà nước ta chú trọng hoàn
thiện và xây dựng pháp luật về SHTT mà cụ thể đó là xây dựng một văn bản
pháp luật thông nhất hoàn chỉnh quy định về SHTT trong đó có bảo hộ NHHH
chính là Luật SHTTn 2005 hiện vẫn còn hiệu lực cho đến nay. Pháp luật dẫn
được hoàn thiện, tạo một cơ chế bảo vệ tốt hơn cho chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ
thì số lượng người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ tăng dần, đó là cơ sở
đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Bảng 3. Bảng thống kê số đơn đăng ký NHHH quốc gia đã được nộp và số
lượng Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp từ năm 2011
đến 20185
Năm

Số đơn đăng ký NHHH quốc
gia đã được nộp


Số lượng Giấy chứng nhận
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã

được cấp
2011
22374
15504
2012
22838
14976
2013
24622
14501
2014
26584
15376
2015
30207
14208
2016
34938
13674
2017
35514
15170
2018
37433
14389
Hiện nay, cùng với sự hoàn thiện pháp luật về SHTT của nhà nước, tại thị
trường trong nước các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng có nhận thức rất

tiến bộ về hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH. Qua số liệu thống kê tại bảng trên
cho thấy giai đoạn 2011 – 2018 số doanh nghiệp có đơn đăng ký bảo hộ nhãn
nhiệu hàng hóa và số NHHH được đăng ký ngày càng tăng lên không ngừng.
5 Số liệu được thống kê tại trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ, Mục Số liệu thống kê – Số lượng đơn
đăng ký sở hữu công nghiệp và văn bằng bảo hộ cấp ra năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.


Theo số liệu thống kê, từ nhừng ngày đầu khi pháp luật chưa được thống nhất
con số chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ NHHH chưa lên đến bốn con số, nghĩa
là thấp hơn 1000, cụ thể như tổng số đơn đăng ký nộp từ năm 1982 đến 1989
mới chỉ là 716 đơn hay vào năm 1990 mới chỉ là 890, đến hôm nay, sau một giai
đoạn nhà nước ta nỗ lực hoàn thiện pháp luật, hội nhập quốc tế và sự phát triển
về nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước
nước ngoài mà số đơn đăng ký bảo hộ NHHH hàng hóa tại Cục Sở hưc trí tuệ
Việt Nam đã tăng lên một cách đáng kể, vào năm 2017 đã có 35.514 đơn đăng
ký được nộp và 15.170 Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp,
vào năm 2018 đã có 37.433 đơn đăng ký được nộp và 14.389 Giấy chứng nhận
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp.Đây quả thực là một con số khá ấn tượng,
cho thấy nhận thức về đăng ký NHHH của các doanh nghiệp đã có những
chuyển biến tích cực. Số đơn được cấp giấy chứng nhận cũng đạt được những
con số rất cao chứng tỏ rằng chất lượng của NHHH ngày càng đáp ứng tốt yêu
cầu bảo hộ theo quy định của pháp luật cũng như hiểu biết của các doanh nghiệp
về bảo hộ NHHH ngày càng được nâng cao.
1.2. Tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, hàng năm kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu năm 2018 ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2017 6con
số này cũng chứng tỏ một điều là số hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu ra nước ngoài cũng không ngừng tăng trưởng, ngày một khẳng định

vai trò của các ngành nghề xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân, hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong mọi lĩnh vực ngành nghề đều đã có đại
diện xuất khẩu hàng hóa ra ngoài thị trường thế giới. Tuy nhiên, song song với
những tín hiệu mừng và những con số không ngừng tăng trưởng về kim ngạch
xuất khẩu, xuất khẩu ngày một đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong tổng
thu nhập quốc dân thì chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu lại quá thờ ơ
6 Theo “Báo cáo tháng 12 và 12 tháng năm 2018” của Cục Xuất nhập khẩu Việt Nam


và thiếu hiểu biết về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ và phát triển hoạt động kinh
doanh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của chính doanh nghiệp mình. Phần lớn
các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết cố gắng xây dựng cho mình một thương
hiệu và cố gắng để mọi người biết đến thương hiệu đó nhưng lại không biết cách
bảo vệ thương hiệu của mình và tất yếu sẽ dẫn đến bị xâm phạm thương hiệu, có
trường hợp còn bị mất trắng thương hiệu của mình vào tay những đối thủ cạnh
tranh khác mà không thể nào đòi lại được hoặc có đòi lại được lại mất một
khoản thời gian rất dài trong việc tranh tụng cũng như tiêu tốn một khoản chi phí
rất lớn cho daonh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Các danh nghiệp vẫn thờ ở với cách bảo vệ nhãn hiệu của mình
tại nước ngoài đơn giản nhất và hiệu quả nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền SHTT
tại nước ngoài. Một phần bởi lẽ việc đăng ký bảo hộ NHHH tại thị trường nước
ngoài không phải là một yêu cầu, một thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp
khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nên các doanh nghiệp khi xuất khẩu nhiều
khi bỏ quên, cũng nhiều khi bỏ qua việc đăng ký này chỉ đến khi có hành vi xâm
phạm đến quyền lợi của chính doanh nghiệp, họ mới để ý đến và lúc ấy thủ tục
để được bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài trở nên phức tạp và tốn kém hơn bội
phần.
Trước thực tế rất đáng mừng của hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH trong
nước của các doanh nghiệp Việt Nam thì hoạt động này ở nước ngoài vẫn còn
mơ hồ với các doanh nghiệp xuất khẩu và số lượng doanh nghiệp nộp đơn đăng

ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài vẫn đang rất thấp. Hiện nay, Việt Nam đã có rất
nhiều doanh nghiệp đang vươn ra thị trường thế giới, song phần lớn các doanh
nghiệp vẫn còn thờ ơ với một việc làm mang tính cấp thiết hàng đầu là đăng ký
bảo hộ NHHH tại nước ngoài.
Bảng 4. Bảng thống kê số đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt
Nam và số lượt đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam được
xử lý từ năm 2012 đến 20177.
7 Số liệu được thống kê tại trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ, Mục Báo cáo hàng năm – Hoạt động Sở
hữu trí tuệ năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.


Số đơn đăng ký nhãn hiệu
Số lượt đơn đăng ký nhãn hiệu
Năm
quốc tế có nguồn gốc Việt
quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
Nam
được xử lý
2012
113
83
2013
103
87
2014
101
80
2015
105
85

2016
116
101
2017
110
111
Có thể thấy hiện nay, Liên minh Madrid đã có rất nhiều quốc gia tham gia
là thành viên và những tiện ích trong thủ tục đăng ký, tạo điều kiện rất thuận lợi
cho các daonh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, tuy nhiên số
lượng doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ thông qua Liên minh này chỉ là
một con số rất nhỏ, nhỏ hơn hẳn so với số lượng đơn bảo hộ nộp trong nước.
Bảng 5. Bảng thống kê số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và số nhãn hiệu đã
được Hoa Kỳ đăng ký cho doanh nghiệp Việt Nam8.
Số đơn đăng ký bảo hộ
Số nhãn hiệu đã được Hoa
Năm
NHHH của doanh
Kỳ đăng ký cho doanh
nghiệp Việt Nam.
nghiệp Việt Nam
2014
98
49
2015
126
23
2016
124
60
2017

220
68
2018
254
117
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy số lượng nộp đơn đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đến thị trường Hòa Kỳ, một thị trường
tiềm năng và chiếm lượng lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là không lớn và
số nhãn hiệu đã được Hoa Kỳ đăng ký cho doanh nghiệp Việt Nam là càng nhỏ
hơn và thường không quá 50% số đơn đã nộp. Chứng tỏ một điều, doanh nghiệp
vừa chưa chú tâm và việc nộp đơn đăng ký bảo hộ NHHH cũng như những
doanh nghiệp dù đã có chú tâm đến nhưng chưa đảm bảo được thủ tục cũng như
các yêu cầu để có thể xem xét được bảo hộ, làm thời gian xem xét bảo hộ bị kéo
dài, có trường hợp bị từ chối bảo hộ.
8 Số liệu được thống kê theo “Báo cáo thực hiện và tài khoản năm tài chính 2018” (PERFORMANCE AND
ACCOUNTABILITY REPORT – FY 2018) của OSPTO Hoa Kỳ trang 198, 200.


Cũng dựa vào các con số trên và tình hình thực tế hiện nay có thể thấy, tình
hình đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài hiện
nay còn quá thấp, số lượng đơn đăng ký bảo hộ không nhiều nhưng đã có hàng
loạt vụ kiện liên quan đến việc đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài khiến cho
doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại rất lớn khi kinh doanh tại thị trường quốc tế.
Đặc biệt đối với Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam thì đây lại là quốc gia mà các NHHH của Việt Nam
bị chiếm đoạt nhiều nhất. Hầu hết những nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như “
Café Trung Nguyên”, “PETRO VIETNAM”,… đều bị đăng ký ở Mỹ bởi một
người khác, các doanh nghiệp bị xâm phạm phải mất một thời gian sau mới biết
mình bị có hành vi xâm phạm và thậm chí là có doanh nghiệp không tự mình
biết chính mình bị xâm phạm mà thông qua một người nào khác tình cờ biết

được. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng còn để mất mật số nhãn hiệu
tại thị trường Hoa Kỳ như là vào tháng 10/2011, một giáo viên Mỹ gốc Việt cho
biết, một công ty Kim Seng, trụ sở tại: 1561 Chapin road, MonTebello,
California 90640 và tại 6121 Randolph street, City of commerce, California
90040 (Mỹ) kinh doanh đa sản phẩm cũng như đã đăng ký thương hiệu “nước
mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết” tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn
hiệu thương mại Hoa kỳ, từ ngày 1/6/1999 hay nước mắm Phú Quốc đã bị một
công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm NHHH từ năm 1982.
Ngoài ra, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam bị mất nhãn hiệu ở thị
trường Hoa Kỳ mà một số doanh nghiệp còn vì sự thiếu hiểu biết và chậm trễ
trong việc đăng ký bảo hộ NHHH tại thị trường ngoài nước mà đã bị mất quyền
lợi về nhãn hiệu không chỉ ở một quốc gia mà là hàng loạt quốc gia, khi một
người đã được bảo hộ nhãn hiệu ở một quốc gia thì việc đăng ký bảo hổ nhãn
hiệu tại các quốc gia khác cũng trở nên đơn giản hơn và càng đơn giản hơn khi
là thành viên của Liên minh Madrid, chỉ cần nộp một đơn đăng ký là đã có thể
đăng ký bảo hộ ở tất cả các nước của Thỏa ước Madrid hay Nghị định thư
Madrid nếu có yêu cầu. Và thực tế đã cho thấy, mốt số nhãn hiệu nổi tiếng của
Việt Nam đã bị một người khác thực hiện đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia khác


tiêu biểu như: nước mắm Phú Quốc đã bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng
làm NHHH từ năm 1982, sau đó công ty này đã lần lượt đăng ký nhãn hiệu
“Nước mắm Phú Quốc” ở cộng đồng chung Châu Âu và Úc. Mới đây nhất- năm
2006, công ty này được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc vẫn với
mẫu nhãn hiệu và logo như trên và thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá
hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của
Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước
Asean vào năm 2002. Sản phẩm trí tuệ của chính mình sáng tạo ra, nay bị xâm
phạm ở nhiều thị trường quốc tế gây thiệt hại vô cùng lớn cho doanh nghiệp Việt
Nam, đối với những trường hợp này, việc đòi lại nhãn hiệu càng khó khăn hơn

khi doanh nghiệp Việt Nam không phải chỉ trong một vụ kiện mà có thể đòi lại
nhãn hiệu ở tất cả các nước, các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện các thủ
thụ tố tụng để đòi lại nhãn hiệu của mình ở từng nước, tùy thuộc vào pháp luật
mỗi nước và việc cung cấp, công nhận các tài liệu chứng cứ khác nhau mà có
thể đòi đượcnhãn hiệu ở nước này nhưng lại vẫn không đòi lại được nhãn hiệu
tại quốc gia khác, và như vậy càng gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3. Một số vụ việc điển hình liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Tranh chấp liên quan đến đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam cũng như các trường hợp NHHH của doanh nghiệp Việt Nam
bị mất vào tay các doanh nghiệp nước ngoài khác hiện nay vẫn còn khá phổ
biến. Có nhiều vụ việc đã kéo dài từ lâu đến nay vẫn chưa có hồi kết làm ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều nhãn hiệu
của các doanh nghiệp Việt Nam đã bị các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện
đăng ký bảo hộ trước phải kể đến như là: Nước mắm Phan Thiết, Cafe Buôn Ma
Thuật và Đắk Lắk, Nước mắm Phú Quốc, Cà phê Trung Nguyên, Thuốc lá
Vinataba, võng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang… Một nguyên
nhân chính và chủ yếu chính là việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng
và kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa tại thị trường nước


ngoài của mình dẫn đến bị các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện quyền ưu tiên
trong việc nộp đơn làm cho nhãn hiệu bị mất vào tay các doanh nghiệp nước
ngoài và dẫn đến cũng làm mất thị trường nước ngoài cho sản phẩm.
Tập trung vào việc kinh doanh, bán hàng mà quên đi yếu tố quản trị thương
hiệu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bỗng dưng một ngày nhận ra “đứa con” của
mình đang thuộc quyền sở hữu của một người xa lạ đến từ Mỹ, châu Âu, hay bất
cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Một số vụ việc điển hình liên quan đến đăng
ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được kể đến như

sau:
1.3.1. Café Trung Nguyên
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên được biết đến là một doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền
thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung
Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và
đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để được có mặt tại hơn
60 quốc gia đó, Cà phê Trung Nguyên cũng đã phải trải qua một quá trình gian
nan và vất vả đi giành lại nhãn hiệu của mình bị đánh cắp ở nước ngoài. Và
nguyên nhân chính cũng là vì “quên không đăng ký”. Trung Nguyên được xem
là một trường hợp điển hình cho các doanh nghiệp trong câu chuyện mất thương
hiệu bởi quên không đăng ký.
Ngày 16/06/1996 Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma
Thuột và sau đó không ngừng phát triển tại thị trường trong nước, trở thành một
thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến. Ngoài những thành tựu to lớn
trong việc phát triển thương hiệu cà phê Việt ra thế giới thì trong thời gian
qua, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng với thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng đã
phải đối mặt với rất nhiều vất vả, gian nan trong cuộc chiến giành và giữ thương
hiệu. Cà phê Trung Nguyên của Đặng Lê Nguyên Vũ được xem là đã “nổ phát
súng” đầu tiên cho “phong trào” mất thương hiệu vì quên không đăng ký bảo hộ
NHHH tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2000, Trung


Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung
Nguyên tại Hoa Kỳ và WIPO.
Sau 2 năm thương thảo và tuy không có một sự công bố cụ thể về chi phí
đã tiêu tốn cho vụ việc đòi lại nhãn hiệu này những để dàn xếp ổn thỏa và lấy lại
thương hiệu ước tính Trung Nguyên đã phải chi đến hàng trăm ngìn USD để có
thể lấy lại nhãn hiệu này tại Hoa Kỳ và kết quả Trung Nguyên đã lấy lại được
nhãn hiệu của mình, Rice Field sau đó nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung

Nguyên tại Hoa Kỳ. Đây là một trường hợp điển hình cho câu nói “mất bò mới
lo làm chuồng”. Sau đó, cà phê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu này tại hơn 60 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
Tiếp đến, không chỉ có vậy, Trung Nguyên lại tiếp tục có nguy cơ bị chặn
đường xuất khẩu cafe mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Hoa
Kỳ. Tra cứu trên trang chủ của Văn phòng về Bằng sáng chế và Thương hiệu
Hoa Kỳ cho thấy, nhãn hiệu Legendee Coffee (cafe legendee - cafe Chồn) đã
được đăng kí tại Hoa Kỳ, chủ sở hữu là ông Alexander Nguyen và thực tế,
Nguyễn Trọng Khoa là người đã đăng ký và chủ sở hữu tên miền
legendeecoffee.com đã bán lại cho ông Alexander. Ông Alexander Nguyen là
người gốc Việt, quốc tịch Mỹ và không có mối liên quan nào với công ty Trung
Nguyên. Sau vụ việc để mất nhãn hiệu Café Trung Nguyên và quá trình đòi lại
vất vả, tập đoàn Trung Nguyên cũng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ NHHH
của mình tại nước ngoài nhưng Trung Nguyên vẫn còn mắc một lỗi lớn là không
xem xét đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đầy đủ cho các loại sản phẩm mà mình sáng
tạo ra và dẫn đến là mặc dù đã đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu cafe Trung Nguyên
nhưng vẫn bỏ sót các sản phẩm và bị xâm phạm quyền lợi đối với từng sản
phẩm đó. Và thực tế, trên hệ thống của USPTO cũng đã thể hiện kết quả rằng,
bản quyền Trung Nguyen Coffee, G7 coffee và thương hiệu Trung Nguyen thuộc
sở hữu của Trung Nguyên Việt Nam, nhưng Trung Nguyên không đăng kí bản
quyền Legendee Coffee.
1.3.2. Thuốc lá Vinataba


Nhãn hiệu thuốc lá “VINATABA” được tổng công ty thuốc lá Việt Nam
(Vinataba) sáng tạo ra và sử dụng rộng rãi cho sản phẩm thuốc lá chủ lực của
mình từ năm 1985 nhãn hiệu này trở thành nổi tiếng tại Việt Nam thời bấy giờ.
Nhãn hiệu thuốc lá này được ưa chuộng rộng rãi trên cả hai miền Nam, Bắc và
đã được công ty xuất khẩu ra nước ngoài. Quá trình đòi lại nhãn hiệu thuốc lá
“VINATABA” là tiêu biểu cho việc đòii lại nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt

Nam và cũng là bài học rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào
thị trường quốc tế.
Ngay từ năm 1990, nhãn hiệu thuốc là “VINATABA” đã được doanh
nghiệp đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT Việt Nam, tuy nhiên Vinataba lại không
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường các quốc gia dự định xuất khẩu thuốc lá.
Ngay sau đó, nhãn hiệu này đã bị P.T. Putra Stabat Industri, một công ty của
Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại 12 nước trong khu vực châu Á, trong đó bao
gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN, sự việc được phát
hiện vào năm 2002. Mục đích chính của Công ty Putra Stabat khi có hành vi
đăng ký nhãn hiệu Vinataba tại các quốc gia này trước khi Tổng công ty thuốc lá
Việt Nam kịp nhận thức được là để nhằm lôi kéo Tổng công ty vào các cuộc
kiện tụng kéo dài, tốn kém để gây sức ép trong cuộc đàm phán bán lại nhãn hiệu
này của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Và Công ty Putra Stabat đã một phần
đạt được mục đích của mình bằng chứng là trong thời gian đó, không một sản
phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu “VINATABA” do Việt Nam sản xuất được phép
xuất sang thị trường của 12 quốc gia này. Nếu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
vẫn muốn xuất khẩu sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu “VINATABA” sang các
quốc gia đã được doanh nghiệp Indonesia đăng ký thì công ty phải trả phí
license nhãn hiệu “VINATABA” (của mình) cho Công ty Putra Stabat ở
Indonesia. Hiểu một cách đơn giản Vinataba sẽ phải trả một khoản tiền cho
doanh nghiệp Indonesia đang sở hữu thương hiệu Vinataba nếu muốn bán hàng
tại các thị trường này. Nếu không, Vinataba của Việt Nam sẽ bị coi là hàng giả
và có thể bị kiện.


Bên cạnh đó, ngoài những quyền và lợi ích bị xâm phạm trực tiếp đã phân
tích trên, một mối nguy hại lớn hơn mà Vinataba phải đối mặt là các thị trường
nước ngoài mà Công ty Putra Stabat của Indonesia đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
thuốc lá “VINATABA” lại bao gồm những quốc gia có chung đường biên giới
với Việt Nam như Lào, Campuchia và một quốc gia lớn là Trung Quốc. Khi đó,

các hàng giả, hàng nhái mang nhãn hiệu “VINATABA”sẽ được phép sản xuất
một cách hợp pháp do họ có quyền sỡ hữu đối với NHHH dễ dàng có cơ hội tràn
vào thị trường Việt Nam, và khi đó Tổng công ty thuốc lá Việt Nam vừa đã bị
ảnh hưởng tại các thị trường nước ngoài vừa bị đe dọa đến hoạt động kinh doanh
tại cả thị trường trong nước, bên cạnh đó, các sản phẩm là hàng giả, hàng nhái
còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người tiêu dùng. Và trong thực tế, một
số vụ việc như thế đã xảy ra. Cũng như các trường hợp bị chiếm đoạt NHHH
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khác sự việc này đã gây ảnh hưởng
vô cùng nặng nề đến các kế hoạch và định hướng phát triển thị trường đối ngoại
của doanh nghiệp.
Để tìm lại tên tuổi của mình ở những quốc gia trên, Vinataba đã phải bỏ ra
khoản chi phí đến hàng tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam phải thuê luật sư mở các vụ kiện kéo dài đến mấy
năm cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về SHTT của Việt Nam cũng
như sự vào cuộc của các cơ quan Ngoại giao của Việt Nam tại các nước này. Sau
một năm vất vả với những chuyến đi để chứng minh hồ sơ đăng ký thương hiệu
từ trước, bước đầu vào ngày 24-1-2003, thương hiệu Vinataba đã giành lại được
tên tại Lào, và sau đó là giành lại được ở Campuchia. Còn tại thị trường Trung
Quốc cho đến năm 2016, thương hiệu Vinataba vẫn chưa được công nhận. Riêng
tại thị trường Indonesia, với nỗ lực của mình Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba,
Công ty Putra Stabat do không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã
buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba ở thị trường này.
1.3.3. Petrolimex Việt Nam


“PETRO VIETNAM” là một nhãn hiệu nổi tiếng và được nhiều người biết
đến của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hơn 40 năm nay. Ngày 9-9-1977, Chính
phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam,
gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam. Đây

là một tập đoàn kinh tế mạnh thuộc vào hạng bậc nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên,
dù là một tập đoàn kinh tế lớn mạnh nhưng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
cũng mắc vào lỗi khá nghiệm trọng như các doanh nghiệp kinh doanh khác đó là
chưa thực sự xem trọng việc đăng ký bảo hộ NHHH, thậm chí là việc đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường trong nước. Sự việc xảy ra sau đây làm chúng ta
phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề đăng ký bảo hộ NHHH.
Năm 2002, nghĩa là khoảng 25 năm sau khi được thành lập, Tổng công ty
mới phát hiện ra rằng, nhãn hiệu “PETRO VIETNAM” của mình đã được một
người dân Mỹ đăng ký bảo hộ NHHH tại Hoa Kỳ. Một điều đáng chú ý nữa là
việc phát hiện này lại là do một người tình cờ lướt qua trang web đăng ký trực
tuyến của Cơ quan Sáng chế và NHHH của Hoa Kỳ biết được chứ không phải
do Tổng công ty chủ động thực hiện tìm hiểu. Ban lãnh đạo công ty lúc này
hoàn toàn bất ngờ và mới bắt đầu tỏ ra lo ngại cho việc không đăng ký bảo hộ
NHHH của mình tại nước ngoài bởi trong thời điểm này, cũng đã nổi lên rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao vì hàng loạt NHHH của họ bị chiếm dụng
ở nước ngoài thông qua việc các doanh nghiệp nước ngoài tiếng hành đăng ký
bảo hộ NHHH trước. Nguy cơ mất nhãn hiệu ngay tại thị trường Hoa Kỳ là chắc
chắn trước mắt.
Từ đây, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khác
bắt tay vào công cuộc đòi lại nhãn hiệu của mình tại thị trường nước ngoài.
Tổng công ty đã phải thuê kết hợp hai công ty Luật, một công ty Luật ở Việt
Nam phối hợp với một công ty Luật của Hoa Kỳ để cùng giải quyết vụ việc này.
Công ty Luật đại diện cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sau một thời gian tìm
hiểu và nghiên cứu đã nộp đơn khiếu kiện lên USPTO yêu cầu không cấp văn
bằng bảo hộ nhãn hiệu cho người nộp đơn ở Mỹ vì cho đó là hành vi cạnh tranh


không lành mạnh, chiếm đoạt tài sản trí tuệ của Tổng công ty đã gây dựng hàng
chục năm nay. Công ty Luật có hành đồng này bởi lẽ có một điểm may mắn cho
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là trường hợp này, nhãn hiệu chỉ mới ở dạng

đơn xin đăng ký, đang công bố để tiến hành thẩm định công chúng chứ chưa
được xác nhạn bảo hộ tại thị trường Hòa Kỳ nên việc đòi lại nhãn hiệu có phần
ít phức tạp hơn những trường hợp NHHH đã được cấp văn bàng bảo hộ.
USPTO đã thụ lý vụ kiện này và chấp nhận hầu hết các bằng chứng mà
phía Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đưa ra, tuy nhiên một bằng chứng hết sức
quan trọng mà họ yêu cầu phải có là Tổng công ty phải trình nộp Văn bằng bảo
hộ nhãn hiệu này được cấp tại Việt Nam. Những tưởng, đây là một bằng chứng
hết sức đơn giản đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam nói riêng, nhưng hoàn toàn ngược lại đây lại là một
điều mà Petro Việt Nam tại thời điểm đó không thể thực hiện được vì suốt mấy
chục năm tồn tại và phát triển, doanh nghiệp này vẫn chưa hề đăng ký bảo hộ
NHHH ngay tại chính đất nước mình. Sự việc này cho thấy thực sự là một thực
tế đáng buồn khi một doanh nghiệp lớn, nổi tiếng và uy tín bậc nhất Việt Nam
lại có nhận thức quá yếu kém và chậm chạp về việc bảo vệ quyền và lợi ích của
mình bằng việc đăng ký NHHH chưa nói đến ở thị trường nước ngoài mà ngay ở
tại trong nước.
Trước tình hình này, nhận thấy trện thực tế nhãn hiệu“PETRO VIETNAM”
của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã quá quen thuộc và là một nhãn hiệu nổi
tiếng của Việt Nam, hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng đóng
góp một phần rất lớn vào nền kinh tế quốc dân và sự phát triển về kinh tế của đất
nước nên để hỗ trợ Tổng công ty có thể thắng trong vụ kiện này, Cục SHTT đã
quyết định thực hiện một công việc chưa từng có từ trước đến nay là làm thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chỉ
vỏn vẹn trong vòng 1 tháng 4 ngày, khoảng thời gian này là ngắn hơn nhiều so
với thời gian một năm theo thông lệ bình thường. Kết quả, sau khi Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam cung cấp được Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc gia, USPTO


đã xử thắng cho phía Việt Nam, từ chối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho
chủ thể Hoa Kỳ đã nộp đơn đăng ký trước đó và chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu

“PETRO VIETNAM” cho đúng chủ sở hữu của nó là Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam tại Hoa Kỳ.
1.3.4. Bánh phồng tôm Sa Giang
Được thành lập vào những năm 1960, với bề dày lịch sử gần 60 năm xây
dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang
(SAGIMEXCO) tỉnh Đồng Tháp hiện là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam với các sản
phẩm chất lượng cao. Hiện nay, sản phẩm của Sa Giang đã được xuất khẩu trên
40 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới. Cùng với hệ thống phân phối nội địa
phủ khắp cả nước. Chủ lực là thị trường Châu Âu, đây là thị trường lớn và khó
tính với nhiều rào cản kỹ thuật, nhưng với việc áp dụng nghiêm ngặt các quy
trình quản lý chất lượng vào tất cả các sản phẩm, Sa Giang đã đáp ứng được thị
trường khó tính này. Hiện nay sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở các nước
chủ yếu: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan ngoài ra còn có các nước khác như: Thụy Sĩ,
Thụy Điển, Ba Lan, Áo, Hy Lạp, Cộng Hoà Séc, Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc,
Marốc, Nga, Nigeria, Malaysia…
Một sản phẩm nổi tiếng của công ty SAGIMEXCO là sản phẩm bánh
phồng tôm mang nhãn hiệu ”SA GIANG” đã có uy tín lâu năm kể từ trước giải
phóng miền Nam (1975). Sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi trong nước và được
xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Pháp và các nước châu Âu.
Năm 1987, nhãn hiệu này được công ty đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, tuy nhiên
cũng tương tự như phần lớn những doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản
phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, công ty SAGIMEXCO đã không thực
hiện việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “SA GIANG” tại nước ngoài.
Lợi dụng việc chưa đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài cũng như chưa
có những kiến thức cơ bản cho việc bảo vệ sản phẩm của mình tại thị trường


nước ngoài, nhà phân phối sản phẩm bánh phồng tôm “SA GIANG” của công ty
SAGIMEXCO tại Pháp và châu Âu đã đề nghị SAGIMEXCO đăng ký bằng văn

bản để họ đăng ký tại Pháp và một số nước châu Âu nhằm bảo vệ thị trường.
Giám đốc SAGIMEXCO đã không ngần ngại, do dự cũng không có một động
thái tìm hiểu nhất định mà tin tưởng tuyệt đối và ký luôn vào văn bản đăng ký
nói trên. Kết quả là nhà phân phối sản phẩm tại Pháp đã được cấp độc quyền
nhãn hiệu “SA GIANG” của sản phẩm bánh phồng tôm tại nước Pháp và một số
nước châu Âu. Công ty SAGIMEXCO đã không biết rằng, khi chấp nhận ký vào
văn bản đăng ký để nhà phân phối sản phẩm đăng ký tại Pháp và một số nước
châu Âu là đã “trao” nhãn hiệu của chính mình cho người khác và kéo theo đó là
hàng lợt những ảnh hưởng bất lợi cũng như một quá trình gian nan và vất vả đòi
lại quyền của chủ sở hữu. Và thực tế, khi đã nắm được chủ quyền đối với nhãn
hiệu “SA GIANG”, nhà phân phối có được những quyền cơ bản đối với sản
phẩm và quay lại yêu cầu SAGIMEXCO phải giảm đáng kể giá của các mặt
hàng bánh phồng tôm xuất khẩu, kèm theo đó là một loạt những điều kiện bất
lợi khác cho công ty nhằm những mục đích kiếm lợi cho riêng nhà phân phối.
SAGIMEXCO trước những điều kiện vô lý như thế đã không chịu chấp
nhận thực hiện và ngay lập tức, công ty phân phối này tuyên bố không cho phép
SAGIMEXCO được xuất hàng vào thị trường Pháp và châu Âu với lý do vi
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “SA GIANG”. Trước những
hành động của công ty phân phối đã xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động
kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty SAGIMEXCO nhưng do vẫn còn
thiếu hiểu biết và cũng không tìm hiểu về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,
SAGIMEXCO vẫn một mực kiên quyết phản đối điều kiện trên của nhà phân
phối cũng như tiếp tục có ý định xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị
trường này. Kết quả cuối cùng họ đành bất lực chấp nhận thất bại vì không có
được sự bảo hộ của pháp luật. Các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường Pháp và
châu Âu đề bị trả về, gây thất thoát rất lơn cho công ty. Nếu công ty
SAGIMEXCO tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Pháp và các nước châu Âu thì
sẽ là hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của người khác mà ở đây chính là công
ty phân phối đã chiếm đoạt nhãn hiệu này. Kết quả là SAGIMEXCO phải thực



hiện việc thu hàng về tiêu thụ trong thị trường nội địa và mất trắng thị trường
châu Ân. NHHH vốn trước đây là của chính họ giờ đây đã thuộc quyền sở hữu
của người khác.
Đây là một bài học cho công ty SAGIMEXCO cũng như là các doanh
nghiệp Việt Nam khi quá tin tưởng vào các đối tác làm ăn của mình mà đánh
mất NHHH của chính mình. Thời gian sau đó, nhận thấy cần thiết phải đòi lại
nhãn hiệu của chính công ty mình cũng như giành lại thị trường cho sản phẩm,
công ty SAGIMEXCO đã quyết định thuê hai công ty Luật của Việt Nam và
Pháp để khởi kiện vụ việc tại Tòa án Pháp. Sau một thời gian dài và tốn kém
nhiều tiền bạc, SAGIMEXCO mới đòi lại được quyền đối với nhãn hiệu nói
trên.
Mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, bị mất nhãn
hiệu ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng có thể thấy nguyên nhân sâu xa nhất
chính là việc thiếu hiểu biết pháp luật về việc bảo hộ NHHH tại nước ngoài mà
cụ thể chính là sự chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài.
Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác giành mất nhãn hiệu của chính mình.
Nhãn hiệu bị chiếm đoạt ngay trên thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đồng
thời với việc doanh nghiệp bị cướp trắng thị trường xuất khẩu đó. Quá trình đi
đòi lại NHHH còn khó khăn hơn gấp bội phần so với việc tiến hành đăng ký bảo
hộ NHHH tại nước ngoài.
1.4 Một số kết quả đạt được, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa tại nước ngoài
Như đã phân tích ở trên, có thể thấy Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ
hội nhập sôi động cùng thế giới. Hoạt động xuất khẩu cũng không ngừng tăng
trưởng, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều tăng so với năm trước đó. Đây cũng
chính là lý do để cho các doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ đến việc xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế lâu dài trên thị trường quốc tế. Một trong những
điều tất yếu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đó là vấn đề bảo hộ

SHTT, đặc biệt là bảo hộ NHHH khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc


tế. Việc xác lập quyền bảo hộ NHHH bằng cách đăng ký quốc tế NHHH ngày
càng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và thực hiện.
1.4.1. Một số kết quả đạt được của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt
động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài
Kể từ thời điểm năm 1983 là năm đầu tiên NHHH của doanh nghiệp Việt
Nam được đăng ký ra nước ngoài đến nay đã có sự tăng lên tuy còn chậm chạp
nhưng những con số được thông kê vẫn thể hiện được sự quan tâm của các
doanh nghiệp Việt Nam đối với việc bảo hộ NHHH của mình tại thị trường quốc
tế. Cụ thể xét trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, qua mỗi năm số lượng
đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid có sự tăng giảm
không đều nhưng sự biến đổi số lượng không quá lớn, số lượng đơn được nộp
mỗi năm vẫn giữ ở một mức ổn định (dao động từ 101 đến 116 đơn) và số đơn
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ cũng được giữ ổn định, đặc
biệt năm 2016 và 2017 có sự tăng vượt trội hơn so với các năm trước 9. Bên cạnh
đó, đối với thị trường Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam và cũng có thể thấy là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam bị
xâm phạm về quyền nhãn hiệu nhiều nhất thì số lượng đơn đăng ký nộp trực tiếp
vào quốc gia này từ năm 2014 đến năm 2018 có sự tăng trưởng rõ rệt hơn so với
việc nộp đơn thông qua hệ thống Madrid và số lượng đơn nộp tại Hoa Kỳ vào
năm 2017 đã gấp đôi so với số lượng đơn nộp theo hệ thống Madrid10 điều này
cũng được gải thích bởi một lý do là do hầu hết thị trường xuất khẩu chính của
doanh nghiệp Việt Nam lại là các quốc gia không tham gia Thỏa ước Madrid nên
doanh nghiệp chủ yếu phải đăng ký trực tiếp tại các quốc gia vì thế mà số lượng
đơn đăng ký nộp theo hệ thông Madrid vẫn còn thấp.
Bên cạnh sự phát triển về nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đã có
sự cải thiện rõ rệt thì song song với đó nhà nước cũng không ngừng hoàn thiện
pháp luật và tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam

được bảo hộ nhãn hiệu của mình tại thị trường quốc tế. Việc làm này gián tiếp
9 Theo số liệu được thống kê tại Bảng 4.
10 Theo số liệu được thống kê tại Bảng 5.


giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu hằng năm từ đó gia tăng tổng thu nhập quốc
dân hàng năm. Các chính sách và biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước được tiến
hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ NHHH ở nước
ngoài, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sản phẩm trí tuệ của các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam đã có những hiệu quả nhất định. Những chính sách và biện
pháp hỗ trợ cụ thể từ phía nhà nước được kể đến đó là: nhà nước ta tích cực tổ
chức các buổi hội thảo thường niên, lớp huấn luyện về bảo hộ quyền SHTT và
các chương trình truyền thông về NHHH với mục đích chính là nâng cao nhận
thức của các doanh nghiệp Việt Nam. Tại “Báo cáo hàng năm” năm 2017 của
Cục SHTT cũng nhận định rằng: “Công tác phổ biến, tuyên truyền nâng cao
nhận thức về SHTT tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của Cục”11. Theo đó, trong năm 2017 Cục SHTT đã tiến hành tổ chức được
21 hội nghị, tọa đàm và 01 sự kiện cộng đồng về SHTT đã thu hút trên 3.722
lượt người tham dự và hàng chục cơ quan truyền thông đưa tin. Đặc biệt, để
chào mừng “Ngày SHTT thế giới” là ngày 26/4 hàng năm là chuỗi các sự kiện
như: Hội thảo SHTT và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tọa đàm “SHTT nâng cao
vị thế và giá trị doanh nghiệp”; hội nghị khoa học “Sinh viên nghiên cứu khoa
học về SHTT”; cuộc thi Gameshow IPChallenge 2017 - Đỉnh cao thương hiệu
(phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương) dành cho sinh viên các trường đại
học trên toàn quốc và sự kiện cộng đồng kỷ niệm ngày SHTT thế giới với chủ đề
“Chắp cánh sáng tạo” diễn ra ngày 22/4/2017 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội do Cục SHTT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ
thành phố Hà Nội, Trung tâm Tình nguyện quốc gia của Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Sự kiện cộng đồng này đã thu hút
gần 2.000 người tham dự, trong đó có Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy

ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều cơ quan trung ương và thành phố Hà
Nội, doanh nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp, sinh viên nhiều trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội và hàng chục cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin,
11Báo cáo hàng năm năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ,
/>%20cao%20SHTT%202017.pdf


nhiều trang tin điện tử có lượng người truy cập lớn cũng tích cực truyền thông
về sự kiện. Song song với các hoạt động trên, để góp phần làm sâu sắc hơn vai
trò của của SHTT trong phát triển kinh tế - xã hội và những đóng góp của SHTT
đối với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và tại các trường đại học hiện nay,
nhà nước ta cũng đã tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu về SHTT cũng như về
NHHH như: “Xung đột quyền giữa nhãn hiệu, tên miền và tên thương mại - thực
trạng và giải pháp”, “Tăng cường phát triển tài sản trí tuệ”, “Hoàn thiện pháp
luật, chính sách và quản lý nhà nước về SHTT”…
Số lượng và chất lượng về đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài được
từng bước cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn trong việc phát triển
thị trường ra nước ngoài còn nhờ vào hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính
và các tư vấn pháp lý trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài.
Về phía nhà nước luôn sẵn sàng cung cấp tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp
trong việc đăng ký NHHH ở nước ngoài hoặc các biện pháp cần thiết nhằm hỗ
trợ cho doanh nghiệp khi nhãn hiệu của họ bị xâm phạm ở nước ngoài. Bên cạnh
đó, tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước ví dụ như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đồng Nai… là những nơi có số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong
cả nước đã được thực hiện hỗ trợ 100% tiền đăng ký nhãn hiệu trong nước. Đây
là những biện pháp tài chính có tác động thúc đẩy lớn đến nhu cầu đăng ký bảo
hộ NHHH của doanh nghiệp Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
Như vậy, có thể thấy kết quả đạt được lớn nhất của các doanh nghiệp Việt
Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế là đã có nhận thức về quyền SHTT
cũng như những lợi ích về vấn đề bảo hộ NHHH mang lại. Các doanh nghiệp đã

có thể tự chính mình và thông qua các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác để
bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu trên thị trường trong nước cũng như ở
nước ngoài. Hạn chế được các hành vi xâm phạm về quyền SHTT từ các chủ thể
khác, từ đó cũng hạn chế được những “trận chiến trường kỳ” đi đòi lại thương
hiệu, tiêu tốn biết bao nhiêu công sức, tiền của của doanh nghiệp. Giúp họ an
tâm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, mạnh dạn phát triển kinh tế góp
phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà.


1.4.2. Những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài
Hiện nay, mặc dù như phần kết quả đạt được đã chỉ ra các doanh nghiệp đã
có nhận thức về bảo hộ NHHH tuy nhiên, NHHH là một sản phẩm trí tuệ, giá trị
của NHHH còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khó có thể định lượng một cách
chính xác vì thế mà cơ chế để bảo vệ nhãn hiệu cho các chủ sở hữu cũng không
phải đơn giản, các khía cạnh liên quan đến NHHH vô cùng rộng, chưa kể đến
“quyền SHTT” chỉ mang tính quốc gia vì thế mà sự điều chỉnh về bảo hộ nhãn
hiệu của mỗi quốc gia khác nhau cũng có sự khác nhau dẫn đến việc nhận thức
về đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp vẫn chưa cao. Ý thức của các
doanh nghiệp trong việc chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài vẫn
còn yếu kém.
Một thực tế đáng buồn là hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Nghị
định thư Madrid, điều ước quốc tế này đã khắc phục được rất nhiều hạn chế của
Thỏa ước Madrid, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng ký bảo hộ NHHH
quốc tế, bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu tiềm năm của doanh nghiệp Việt
Nam tiêu biểu như Hoa Kỳ cũng đã là thành viên của Nghị định thư Madrid, sự
kiện này vốn được các chuyên gia chờ đợi là sẽ đẩy mạnh hoạt động đăng ký
bảo hộ NHHH ở nước ngoài nhưng qua bảng số liệu lại cho thấy số lượng đơn
vẫn không tăng lên một cách rõ rệt, dao động trong vòng 100 đơn mỗi năm 12.
Những con số này cần phải được cải thiện sớm nếu không doanh nghiệp Việt

Nam sẽ còn tình trạng bị các chủ thể khác cướp mất chính nhãn hiệu của mình
tại thị trường nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập vào Thỏa ước Madrid và sau
đó là Nghị định thư Madrid đã tạo điều kiện rất lớn cũng như thủ tục đơn giản
cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đăng ký bảo hộ NHHH tại nước
ngoài, không những thế, chỉ cần một lần nộp đơn, các doanh nghiệp có thể được
bảo hộ ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng họ vẫn còn quá bị động trong vấn đề
bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Các doanh nghiệp Việt
Nam khi xuất khẩu được hàng hóa ra thị trường quốc tế chỉ tập trung xây dựng
12 Số liệu được thống kê tại bảng 4


các chiến lược làm sao cho sản phẩm của mình được nhiều người tiêu dùng biết
đến rộng rãi và tin dùng nhưng lại không tạo lập một vị thế vững chắc và lâu dài
cho sản phẩm, không thiết lập một cơ chế bảo hộ dựa trên pháp luật quốc tế cho
sản phẩm mà việc đầu tiên chính là việc đăng ký bảo hộ NHHH quốc tế. Chỉ khi
nhãn hiệu của họ bị các chủ thể khác xâm phạm, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền
lợi của chính họ, các doanh nghiệp mới nhìn nhận được tầm quan trọng của việc
đăng ký bảo hộ NHHH và khi đó đã quá muộn, việc giành lại thương hiệu của
chính mình trở nên phức tạp vô cùng và các doanh nghiệp buộc phải tham gia
vào các vụ kiện cáo để giữ gìn thương hiệu của mình, có khi phải kéo dài đến
nhiều năm.
Một điểm khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài nữa là về kinh phí cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Do
việc đăng ký nhãn hiệu bị giới hạn bởi phạm vi quốc gia nên sự lựa chọn tối ưu
nhất cho mỗi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại tất cả các quốc gia dự định
xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này có thể khiến doanh nghiệp phải tốn một khoản
chi phí khá lớn trong việc xác lập quyền. Đối với các doanh nghiệp lớn, các tập
đoàn đa quốc gia thì đây không phải là một vấn đề lớn so với hiệu quả từ việc
đăng ký mang lại. Tuy nhiên, hoạt động tại Việt Nam chủ yếu là các doanh
nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là một vấn đề rất lớn. Cũng ảnh

hưởng đến khả năng đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài.
Ngoài việc nhận thức của các doanh nghiệp là một khó khăn cho việc đăng
ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài thì việc cố tình xâm phạm của các chủ thể khác
cũng là một thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam. Qua một số vụ
việc điển hình liên quan đến đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp bị xâm phạm là những
doanh nghiệp đã có danh tiếng ở thị trường trong nước. Không thể phủ nhận
việc chậm đăng ký bảo hộ NHHH ở nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
việc bị xâm phạm về nhãn hiệu nhưng cũng phải xem xét đến một số trường
hợp, doanh nghiệp Việt Nam tuy đã phát triển tại thị trường nội địa nhưng chưa
có ý định mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài nên dù có ý thức về việc đăng ký
bảo hộ họ cũng chưa tiến hành đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, đến một thời


điểm hợp lý khi đó mới xuất hiện nhu cầu thì họ mới phát hiện ra mình đã bị
xâm phạm. Đây là hành vi cố ý của các chủ thể khác, là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường và cũng là một khó khăn lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
NHHH mang tính lãnh thổ nên sự giới hạn về lãnh thổ bảo hộ cũng là một
khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ
được thực hiện tới quốc gia nào mà người nộp đơn yêu cầu. Theo quy định tại
Công ước Paris, một doanh nghiệp khi đăng ký bảo bộ nhãn hiệu quốc tế sẽ
được hưởng quyền ưu tiên nếu trong vòng 06 tháng họ nộp đơn vào các nước
cũng là thành viên của công ước13. Đặt giả thiết tại thời điểm nộp đơn và trong
vòng 06 tháng kể từ thời điểm nộp đơn doanh nghiệp chưa mở rộng được thị
trường, nhưng sau thời gian đó doanh nghiệp tìm kiếm và mở rông được thị
trường và muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường đó thì lúc này thời hạn
đề nghị mở rộng lãnh thổ bảo hộ mà vẫn được bảo lưu ngày ưu tiên (quyền ưu
tiên) đã hết. Như vậy doanh nghiệp sẽ phải nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu của
mình tại từng quốc gia thông qua đại diện hợp pháp tại nước đó. Việc đăng ký

như vậy ngoài khoản phí nộp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sẽ phải nộp
thêm một khoản phí cho Luật sư nước sở tại, do hầu hết các nước đều chưa cho
phép các doanh nghiệp tự nộp đơn đăng ký mà cần phải thông qua đại diện của
mình.
Về lâu dài, tình trạng để bị mất nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài sẽ là tác
nhân làm cho niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của Việt
Nam suy giảm nghiêm trọng do không thể phân biệt được đâu là thực đâu là giả.
Như vậy một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị mất đi hoặc ảnh hưởng rất
lớn, cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa của mình vì thế
mà cũng trở nên khó khăn hơn.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài

13 Điểm C Điều 4 Công ước Paris


Khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh
tế thế giới, nguy cơ các sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam bị
đánh mất thương hiệu ngày càng hiện hữu. Một điều dễ nhận thấy là không ít
thương hiệu Việt bị đánh cắp do bản thân họ bỏ quên việc đăng ký tên thương
hiệu của mình. Đây là cơ sở để các công ty nước ngoài lợi dụng để chiếm mất
thương hiệu Việt. Để nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài không chỉ là sự nổ lực của bản
thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam mà còn cần sự hộ trợ rất lớn từ phía cơ quan
nhà nước.
2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa tại nước ngoài
Pháp luật về đăng ký bảo hộ NHHH mỗi quốc gia đang ngày một hoàn
thiện phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì vậy, để hoàn thiện pháp luật về đăng ký
bảo hộ NHHH tại nước ngoài, cần hoàn thiện pháp luật quốc gia phù hợp với

những quy định và những thay đổi của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, nhà nước
ta cũng phải không ngừng tiến hành xem xét, đàm phán gia nhập các điều ước
quốc tế về đăng ký bảo hộ hộ NHHH phù hợp với tình hình quốc gia và sự phát
triển của quốc gia.
Cơ sở để có thể đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài là nhãn hiệu đó phải
được đăng ký bảo hộ ở quốc gia xuất xứ (trừ trường hợp đăng ký theo Nghị định
thư Madrid thì chỉ cần có đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia xuất xứ đã
được nộp đến cơ quan có thẩm quyền mà không cầu việc nhãn hiệu đó đã được
bảo hộ hay chưa) nên việc hoàn thiện pháp luật quốc gia tạo điều kiện cho việc
đăng ký bảo hộ NHHH trong nước là vô cùng quan trọng trong việc đăng ký bảo
hộ NHHH tại nước ngoài. Một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật quốc gia
như sau:
Thứ nhất, về phạm vi bảo hộ nhãn hiệu: Như đã phân tích, uy định về phạm
vi nhãn hiệu được bảo hộ là phải “nhìn thấy được” đã hạn chế phạm vi nhãn
hiệu được bảo hộ. Hiện nay, đã có một số quốc gia phát triển trên thế giới (như
Anh, Hoa Kỳ và các nước EU) ngoài việc bảo hộ các nhãn hiệu nhìn thấy được


×