Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.06 KB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH ĐỨC

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN
NHÂN DÂN THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH ĐỨC

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN
NHÂN DÂN THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ KIM OANH

Hà Nội, năm 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA

HÌNH SỰ SƠ THẨM ................................................................................................6
1.1. Khái niệm ........................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về tranh tụng.
1.1.2. Khái Khái niệm về phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.1.3. Khái niệm về tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòahình sự sơ thẩm
1.2.1.Đặc điểm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

1.2.2.Ý nghĩa tranh tụng phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.3. Cơ sở của việc quy định tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ................13
1.4. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển quy định về tranh tụng tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm từ trước năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 .......................................................................................................................14
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH
PHƯỚC ....................................................................................................................21
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tranh tụng tại phiên tòa

hình sự sơ thẩm......................................................................................................21
2.2. Thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thị xã Bình
Long, tỉnh Bình Phước...........................................................................................33
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI


PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM.......................................................................48
3.1. Nhu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ...........48
3.2. Một số giải pháp cụ thể ..................................................................................51
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Theo nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới”, chủ trương đề cao vai trò tranh tụng tại phiên tòa nói chung và tranh
luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, tiếp
tục đề cập tới nội dung này và một lần nữa lại khẳng định: “Nâng cao chất lượng
tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư
pháp”.

Việc tranh tụng tại phiên tòa được quy định nhằm đảm bảo cho đại diện Viện
kiểm sát, người bào chữa cho bị cáo, bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho bị hại, bị hại và những người tham gia tố tụng khác được phân tích, đánh giá
chứng cứ của vụ án góp phần đề ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất với pháp
luật., qua đó giúp cho Hội đồng xét xử có những định hướng, nhận định khách
quan, toàn diện về toàn bộ vụ án, giúp cho việc tranh tụng đi đúng trọng tâm, nghị
án và tuyên án một cách khách quan, chính xác và đầy đủ.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thời gian qua đã cho thấy về mặt lý luận cũng

như thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các quy định về trình tự tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự còn một số bất cập, hạn chế như: Đối với vụ án mà bị cáo
có người đại diện hợp pháp thì chưa quy định người đại diện hợp pháp của bị cáo
trình bày bào chữa cho bị cáo và đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
lẽ ra người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ sẽ trình bày buộc tội đối với bị cáo trước khi người bào chữa bào
chữa cho bị cáo hoặc trước khi bị cáo trình bày bào chữa cho mình (nếu không có
người bào chữa) thì mới phù hợp với chức năng của bên buộc tội và bên bào chữa
trong tố tụng hình sự. Ngoài ra, tranh tụng chưa phát huy đúng mức, nhiều vụ án
chưa phát huy hết khả năng tranh luận của các chủ thể tham gia tố tụng tại phiên

1


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full.rar






















×