Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ths nguyễn huy phương vi mô 1 đ s giải thích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.54 KB, 9 trang )

Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Phần V: Các dạng bài tập Đúng/Sai - Giải thích:
Bài 1: Lý thuyết cung cầu
Câu 1: Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu.
Trả lời: Đúng vì thu nhập là nhân tố ngoại sinh, khi nó thay đổi sẽ làm dịch chuyển
đường cầu. Cụ thể:
- Thu nhập của người tiêu dùng tăng => Cầu hàng hoá thông thường tăng => Đường cầu
dịch phải và ngược lại
- Thu nhập của người tiêu dùng tăng => Cầu hàng hoá thứ cấp giảm => Đường cầu dịch
trái và ngược lại
Câu: Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hoá sẽ tăng lên
Trả lời: Sai vì khi thu nhập tăng thì chưa thể kết luận được cầu hàng hoá tăng lên hay
giảm xuống nếu chưa biết hàng hoá đó là hàng hoá gì (thông thương hay thứ cấp)
Câu: Nếu thu nhập tăng làm đường cầu của hàng hóa X dịch chuyển sang phải, có
thể kết luận X là hàng hóa thông thường và giá X sẽ tăng lên
Trả lời: Đúng vì nếu thu nhập tăng, nếu X là hàng hoá thông thường thì đường cầu hàng
hoá X sẽ dịch phải, nếu X là hàng hoá thứ cấp thì đường cầu hàng hoá X sẽ dịch trái. Khi
đường cầu hàng hoá X dịch phải (S0 => S1)

=>

Pcb t¨ng
Q cb t¨ng

Câu 2: Luật cầu phát biểu rằng khi giá của một hàng hóa tăng lên, cầu về hàng hóa
đó giảm xuống, đường cầu dịch chuyển sang trái.
Trả lời: Sai vì luật cầu phát biểu rằng khi giá của một hàng hoá tăng lên, lượng cầu về
hàng hoá đó giảm xuống và ngược lại. Giá của hàng hoá là nhân tố nội sinh, khi nó thay
đổi chỉ gây ra sự vận động dọc trên đường cầu mà không làm dịch chuyển đường cầu như
nhân tố ngoại sinh
Câu 3: Luật cung phát biểu rằng khi giá của một hàng hóa tăng lên, cung về hàng


hóa đó tăng lên, đường cung dịch chuyển sang phải.
Trả lời: Sai vì luật cung phát biểu rằng khi giá của một hàng hóa tăng lên, lượng cung của
hàng hoá đó tăng lên và ngược lại. Giá của hàng hoá là nhân tố nội sinh, khi nó thay đổi
1


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
chỉ gây ra sự vận động dọc trên đường cung mà không làm dịch chuyển đường cung như
nhân tố ngoại sinh
Câu 4: A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng, chi phí sản xuất hàng hoá A
tăng sẽ làm tăng giá A và B
Trả lời:
Sai vì chi phí sản xuất hàng hoá A tăng => Đường cung hàng hoá A dịch trái (S0 => S1)
Pcb t¨ng
=>
Q cb gi¶m
Vì A và B là 2 hàng hoá bổ sung => Giá hàng hoá A tăng sẽ làm cầu hàng hoá B giảm =>
Đường cầu hàng hoá B dịch trái (D0 => D1)

=>

Pcb gi¶m
Q cb gi¶m

Câu: A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng, chi phí sản xuất hàng hoá A
tăng sẽ làm tăng giá A và B
Trả lời:
Đúng vì chi phí sản xuất hàng hoá A tăng => Đường cung hàng hoá A dịch trái (S0 => S1)
Pcb t¨ng
=>

Q cb gi¶m
Vì A và B là 2 hàng hoá thay thế => Giá hàng hoá A tăng sẽ làm cầu hàng hoá B tăng =>
Đường cầu hàng hoá B phải (D0 => D1)

=>

Pcb t¨ng
Q cb t¨ng

Câu: Vận dụng công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất dệt may sẽ làm cho đường
cầu về sản phẩm dệt may dịch chuyển sang phải
Trả lời: Sai vì vận dụng công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất dệt may sẽ làm cho đường
cung về sản phẩm dệt may dịch chuyển sang phải vì công nghệ sản xuất là nhân tố ngoại
sinh làm dịch chuyển đường cung.

2


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707

Câu: Khi Chính phủ đánh thuế thì người sản xuất sẽ phải chịu hết
Trả lời: Sai vì khi Chính phủ đánh thuế thì tuỳ thuộc vào hình dáng của đường cầu thì
mới có thể kết luận ai là người chịu thuế. Cụ thể:
- Đường cầu dốc xuống về phía bên phải: Cả người tiêu dùng và người sản xuất phải chịu
thuế
- Đường cầu thẳng đứng: Người tiêu dùng chịu hết
- Đầu cầu nằm ngang: Người sản xuất chịu hết
Câu: Chính phủ đặt giá trần để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Trả lời: Đúng vì giá trần là mức giá cao nhất mà chính phủ ấn định đối với một mặt hàng
nào đấy và người bán không được phép bán hàng hoá với giá cao hơn mức giá trần đó.

Giá trần để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng khi người tiêu dùng có thể mua hàng hoá với
mức giá thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường.
Ngược lại giá sàn để bảo vệ lợi ích của người sản xuất
Câu: Đặt mức sàn giá để bảo vệ người sản xuất nếu không có sự can thiệp thêm của
Chính phủ có thể dẫn tới thiếu hụt hàng hoá
Trả lời: Sai vì đặt mức sàn giá để bảo vệ người sản xuất nếu không có sự can thiệp thêm
của Chính phủ sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa hàng hoá trên thị trường

3


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Bài 2: Hệ số co giãn
Câu: Hệ số co giãn của cầu theo giá tại mỗi điểm khác nhau trên đường cầu tuyến
tính là giống nhau
Ta có công thức: E DP 

Q P
.
P Q

Vì đường cầu là một đường thẳng tuyến tính =>

Q
là một hằng số.
P

Tại mỗi điểm khác nhau trên đường cầu tuyến tính thì

P

là khác khác nhau.
Q

=> Do đó độ co giãn của cầu theo giá tại mỗi điểm khác nhau trên đường cầu tuyến tính
là khác nhau.
P

0
Q
Câu: Khi chính phủ đánh thuế, người tiêu dùng sẽ chịu thuế nhiều hơn nếu cầu co
giãn theo giá

4


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Trả lời: Sai vì khi chính phủ đánh thuế nếu cầu co giãn theo giá thì người sản xuất sẽ chịu
thuế nhiều hơn. Ngược lại nếu cầu không co giãn theo giá thì người tiêu dùng sẽ chịu
thuế nhiều hơn.
Câu: Khi sản xuất lương thực được mùa, người nông dân thường không phấn khởi.
Trả lời: Đúng vì lương thực nói chung được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu có cầu ít co
giãn theo giá (Đường cầu dốc).
Khi sản xuất lương thực được mùa => Cung lương thực trên thị trường tăng lên =>
Đường cung lương thực dịch phải ((S0 => S1)

=>

Pcb gi¶m
Q cb t¨ng


Vì đường cầu dốc nên sự giảm xuống của Pcb > sự tăng lên của Qcb
=> TR sẽ giảm => Người nông dân sẽ không phấn khởi
P

P0

S0

S1

E0

P1

E1

D
0

Q0

Q1

Q

5


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Câu: Nếu giá hàng hóa tăng 1% làm tổng doanh thu tăng 5% thì có thể kết luận cầu

về hàng hóa là co giãn.
Trả lời: Đúng vì TR = P.Q
Khi giá hàng hóa tăng 1% làm tổng doanh thu tăng 5% => Lượng cầu hàng hoá tăng 4%
=> Sự thay đổi của lượng cầu > Sự thay đổi của mức giá
=> Cầu co giãn theo giá
Câu: Khi giá hàng hóa X tăng 10% mà tổng doanh thu giảm 10% thì cầu hàng hóa
co giãn đơn vị.
Trả lời: Sai vì TR = P.Q
Khi giá hàng hóa X tăng 10% mà tổng doanh thu giảm 10% thì lượng cầu về hàng hoá X
phải giảm 20%
=> Sự thay đổi của lượng cầu > Sự thay đổi của mức giá
=> Cầu co giãn theo giá chứ không phải co giãn đơn vị
Câu: Hàng hóa thứ cấp là hàng hóa có co giãn của cầu đối với thu nhập là dương.
Trả lời: Sai vì hàng hóa thứ cấp là hàng hóa có co giãn của cầu đối với thu nhập là âm,
tức là nếu thu nhập tăng thì cầu về hàng hoá thứ cấp giảm và ngược lại
Câu: Hệ số co giãn chéo của cầu giữa một cặp hàng hóa thay thế sẽ nhận giá trị âm.
Trả lời: Sai vì hệ số co giãn chéo của cầu giữa một cặp hàng hóa thay thế sẽ nhận giá trị
dương, tức là nếu giá của một hàng hoá mà tăng lên thì cầu về hàng hoá thay thế của nó
cũng sẽ tăng lên và ngược lại
Câu: Nếu cầu hàng hoá hoàn toàn co giãn theo giá, khi Chính phủ đánh thuế
t=5$/sản phẩm vào nhà sản xuất, giá hàng hoá sẽ tăng lên ít hơn 5$/sản phẩm.
Trả lời: Sai vì nếu cầu hàng hoá hoàn toàn co giãn theo giá, khi Chính phủ đánh thuế
t=5$/sản phẩm vào nhà sản xuất, giá hàng hoá sẽ không thay đổi do đường cầu nằm
ngang (song song với trục hoành), gánh nặng thuế sẽ do người sản xuất chịu hết.
Câu: Muốn tăng tổng doanh thu cần giảm giá để bán được nhiều hàng hóa hơn.
Trả lời: Sai vì nếu cầu không co giãn theo giá (đường cầu dốc) thì khi giảm giá sẽ làm
tổng doanh thu giảm vì sự giảm xuống của mức giá > sự tăng lên của lượng cầu hàng hoá

6



Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Câu: Giá giảm mà tổng doanh thu tăng thì cầu về hàng hóa là không co giãn.
Trả lời: Sai vì giá giảm mà làm tổng doanh thu tăng, chứng tỏ sự giảm xuống của mức
giá < sự tăng lên của lượng cầu hàng hoá => Cầu co giãn theo giá
Câu: Hệ số co giãn của cầu theo giá bằng -0,2 nghĩa là giá tăng 10% làm lượng cầu
giảm 2%
Trả lời: Đúng vì E DP 

%Q
%P

Nên EDP  0,2  %P  10% th× %Q  (0,2).10  2%
=> Lượng cầu giảm 2%
Câu: Nếu cầu về hàng hóa là ít co giãn, muốn tăng tổng doanh thu thì hãng cần tăng
giá
Trả lời: Đúng vì nếu cầu hàng hoá là ít co giãn thì sự tăng lên của mức giá > sự giảm
xuống của lượng cầu => TR sẽ tăng
Câu: Nếu co giãn của cầu theo giá là -2, muốn tăng tổng doanh thu thì hãng cần
tăng giá
Trả lời: Sai vì nếu co giãn của cầu theo giá là -2 => E DP  2  0 => Cầu co giãn theo giá
=> Muốn tăng tổng doanh thu thì hãng phải giảm giá vì sự giảm xuống của mức giá khi
đó sẽ < sự tăng lên của lượng cầu hàng hoá làm TR tăng

7


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Bài 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Câu: Tổng lợi ích tăng chứng tỏ lợi ích cận biên có thể tăng hoặc giảm nhưng phải

mang giá trị dương
Trả lời: Đúng vì lợi ích cận biên (MU) là sự thay đổi của tổng lợi ích (TU) khi tiêu dùng
thêm 1 đơn vị hàng hoá.

MU 

TU
Q

TU tăng chứng tỏ MU có thể tăng hoặc giảm nhưng chắc chắn phải > 0
Câu:
Câu: Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung

Trả lời: Sai vì thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên đường giá
còn thặng dư sản xuất mới là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung
Câu: Đường ích lợi cận biên MU giải thích vì sao đường cầu dốc xuống
Trả lời: Đúng vì MU của hàng hoá dịch vụ tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng
trả giá cao hơn và ngược lại nếu MU giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng sẽ giảm đi do vậy
đường cầu trùng với đường lợi ích cận biên
Câu: Các đường bàng quan có thể cắt nhau khi người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích
Trả lời: Sai vì các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau
Câu: Đường bàng quan của hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo có dạng chữ L
Trả lời: Đúng vì đường bàng quan ngoài dạng tổng quát là đường cầu lồi về gốc toạ độ thì
còn có 2 dạng đặc biệt bao gồm:
- Có dạng chữ L nếu 2 hàng hoá bổ sung hoàn hảo cho nhau
- Có dạng đường thẳng tuyến tính nếu 2 hàng hoá thay thế hoàn hảo cho nhai
Câu: Đường ngân sách biểu diễn các tập hợp hàng hoá đem lại mức độ thoả mãn giống
nhau cho người tiêu dùng
Trả lời: Sai vì đường bàng quan mới biểu diễn các tập hợp hàng hoá đem lại mức độ thoả
mãn giống nhau cho người tiêu dùng còn đường ngân sách biểu diễn các tập hợp hàng hoá

khi người tiêu dùng chi tiêu hết ngân sách của mình

8


Ths. Nguyễn Huy Phương - 0986.927.707
Câu: Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào lợi ích cận biên của người tiêu dùng
khi tiêu dùng từng loại hàng hoá
Trả lời: Sai vì độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá còn độ dốc
của đường bàng quan mới phụ thuộc vào lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi tiêu dùng
từng loại hàng hoá
Câu: Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi giá của một hàng hoá thay đổi thì

đường ngân sách sẽ dịch chuyển
Trả lời: Sai vì với điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi giá của một hàng hoá thay đổi
thì đường ngân sách sẽ xoay chứ không dịch chuyển
Câu: Khi giá của các hàng hóa tăng lên gấp đôi và thu nhập của người tiêu dùng cũng
tăng gấp đôi thì điểm kết hợp tiêu dùng tối ưu vẫn giữ nguyên
Trả lời: Đúng vì khi giá của các hàng hóa tăng lên gấp đôi và thu nhập của người tiêu dùng
cũng tăng gấp đôi thì đường ngân sách vẫn giữ nguyên, không dịch chuyển dẫn đến điểm tiêu
dùng tối ưu vẫn giữ nguyên
Câu: Theo lý thuyết về ích lợi, người tiêu dùng sẽ tối đa hóa ích lợi bằng việc tiêu dùng
số lượng hàng hóa xa xỉ nhiều nhất mà họ có thể mua được
Trả lời: Sai vì theo lý thuyết về ích lợi, người tiêu dùng sẽ tối đa hóa ích lợi bằng việc tối đa
hóa ích lợi bằng việc cân bằng ích lợi cận biên trên một đồng của tất cả các hàng hóa chi mua

MU X MU Y

PX
PY


9



×