Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI DỰ THI VỀ CHỈ THỊ CỦA ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.23 KB, 7 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW
NGÀY 22-11-2014 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
I. PHẦN 1. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:
Câu 1: Mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội?
Trả lời:
- Nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, thực hiện
hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền
đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
- Nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trịxã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Câu 2: Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội trong thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW?
Trả lời:
- Tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp
nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao
hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác tín dụng chính sách xã hội.
Câu 3: Vì sao cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định nhiệm vụ lãnh
đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những
nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của cấp
ủy, địa phương mình?
Trả lời:
- Hoạt động tín dụng chính sách góp phần trong việcthực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông



thôn mới trên địa bàn vì vậy cần được quan tâm đúng mức nên cấp ủy đảng,
chính quyền các cấp cần các định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt
động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương
trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của cấp ủy, địa phương mình.
Câu 4: Để tập trung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách
xã hội, chỉ thị 40-CT/TW yêu cầu cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa
phương phải thực hiện những nội dung gì?
Trả lời:
- Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, theo chức năng, nhiệm
vụ của mình, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt những nội dung sau:
- Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương
trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền
vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn
vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng
chính sách xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho
Ngân hàng Chính sách xã hội. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo
riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các
đối tượng này.
- Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự
đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung
nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.
- Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xem xét ban hành chuẩn nghèo mới theo
phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định
đối tượng, địa bàn nghèo làm căn cứ thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Câu 5: Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính
sách xã hội, Chỉ thị 40-CT/TW yêu cầu cần tập trung những hoạt động gì?



Trả lời:
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và ban đại
diện hội đồng quản trị các cấp. Kiện toàn tổ chức đảng phù hợp với mô hình
hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chú trọng đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Nhà nước ưu tiên bảo đảm các nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng Chính
sách xã hội; cấp bổ sung vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản
lý, vốn các chương trình tín dụng hằng năm, cho vay các nguồn vốn ưu
đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn
định. Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động thực hiện tốt việc huy động,
quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội;
tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã; phát triển các sản phẩm,
dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách
khác.
II. PHẦN 2: VIẾT TỰ LUẬN
Hiệu quả từ việc thực hiện Chỉ thị 40
trong Hội cựu chiến binh.
Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng được thành lập theo
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ nhằm mục đích cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác. Là công cụ đặc thù của Đảng, Nhà nước, sau khi thành lập Ngân hàng
Chính sách xã hội đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong hệ
thống ngân hàng và phù hợp với tình hình thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.
Song trong quá trình hoạt động còn nhiều hạn chế do nhận thức và trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về tầm quan trọng tín dụng chính
sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia

giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa thực sự
mang lại hiệu quả, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế,


chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Mặc khác, một số cấp ủy Đảng, chính
quyền từ Trung ương đến cơ sở chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng
mức tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Nhận thấy được những tồn tại
trên, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban
Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã
hội, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự quan tâm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc
nâng cao hiệu nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách,
vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở
rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo,… để phát
triển kinh tế, đặc biệt là đối với vùng có điều kiện khó khăn. Sau khi ban hành
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư đã nhanh chóng khẳng định được tính cấp
thiết và đúng đắn. Nó thổi một luồng sinh khí mới làm chuyển biến tích cực
tín dụng chính sách xã hội ở các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong cả
nước, góp phần quan trọng làm khởi sắc và có hiệu quả các chủ trương, chính
sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về xóa đói, giảm
nghèo, tạo sinh kế, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định
chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sau Chỉ thị 40-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng thể
hiện sự quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên
địa bàn tỉnh bằng việc ban hành Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 16/01/2015 về
triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đồng
thời, tổ chức quán triệt đến chi bộ nội dung Chỉ thị. Với sự vào cuộc mạnh mẽ
của cả hệ thống chính trị đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong hoạt động

tín dụng xã hội ở các cấp chính quyền địa phương, sự thống nhất cao về nhận
thức và hành động của cán bộ, Đảng viên Ngân hành chính sách xã hội trong
thực Chỉ thị số 40-CT/TW và cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị sát với tình
hình thực tế địa phương, đơn vị mình để thực hiện tốt tín dụng chính sách đối


với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong tỉnh. Qua những chỉ đạo kịp
thời của các cấp ủy Đảng và Hội CCB cấp trên. Hội CCB xã Quế Phước nhận
thấy đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng mà Hội cần phải tận dụng hiệu
quả các chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ hội viên của mình trong tạo dựng
nguồn vốn phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Nhận thấy tính thiết thực của
Chỉ thị số 40-CT/TW và tình hình thực tế ở địa phương, với vai trò là Chủ
tịch Hội CCB xã Quế Phước tôi đã tổ chức triển khai đến các chi hội nội dung
của Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và tạo điều kiện thuận lợi để hội
viên CCB toàn xã sớm tiếp cận được với nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trong
phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Song song đó, Ban chấp
hành Hội CCB còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội để nhận các
nguồn vốn ủy thác từ các chương trình cho vay tín dụng khác nhau để hỗ trợ
hội viên. Ngoài ra, Ban chấp hành Hội cũng phối hợp với các tổ chức, đoàn
thể, đặc biệt là tổ chức Tầm nhìn Thế giới đóng trên địa bàn huyện mở các lớp
tập huấn về xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, để qua đó giúp hội
viên có thêm những kiến thức, cách làm phù hợp để sử dụng nguồn vốn vay
sớm mang lại hiểu quả trong phát triển kinh tế.
Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014của Ban Bí
thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Đến nay, Hội CCB xã Quế Phước đã thành lập tổ vay vốn và nhận được tổng
dư nợ vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách thông qua Hội CCB xã đạt
hơn 1.550 triệu đồng cho hơn 45 hội viên thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn
do Hội quản lý bao gồm các chương trình vay: Vay hộ nghèo; vốn vay HSSV;
vay giải quyết việc làm; vay xuất khẩu lao động; vay phát triển kinh tế; vay

nhà ở xã hội. Có thể nói, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014của Ban Bí
thư ra đời đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo đòn bẫy cho nhiều hội
viên CCB tiếp cận nguồn vốn vay vào phát triển kinh tế. Bằng nguồn vốn vay
từ Ngân hàng Chính sách do đã giúp cho hơn 90% hội viên CCB trên địa bàn
xã tạo lập mô hình phát triển kinh tế và đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Cụ
thể, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho hơn 70% hội viên CCB thoát


nghèo bền vững và một số hội viên đã vươn lên làm giàu, nhiều mô hình kinh
tế do hội viên CCB xây dựng đã trở thành động lực phát triển kinh tế ở địa
phương. Tiêu biểu như: Mô hình trồng rừng lâm sinh của hội viên Tào Viết Sỹ
ở thôn Phú Gia 2, từ nguồn vốn vay ban đầu 30 triệu đồng cộng với sự hỗ trợ
kỹ thuật từ chương trình tập huấn do Hội CCB phối hợp với tổ chức Tầm nhìn
thế giới triển khai đã giúp hội viên Ông Tào Viết Sỹ lựa chọn được cây Cây
keo lai để phát triển mô hình kinh tế. Với nguồn vốn vay tín dụng ban đầu,
đến nay hội viên Ông Tào Viết Sỹ không những đã trả hết nợ mà có thu nhập
ổn định hơn 200 triệu đồng cho một chu kì thu hoạch và bước đầu vươn lên
làm giàu; Bên cạnh, mô hình trồng rừng của hội viên Ông Tào Viết Sỹ còn
nhiều mô hình khác như, nuôi gà thịt của hội viên Phan Thanh Cường, thôn
Phú Gia 2 cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hàng tháng cho thu nhập đều
đặn hơn 10 triệu đồng; Mô hình Cơ sở mộc gia dụng của hội viên Nguyễn
Thinh ở thôn Phú Gia 1 cũng là một trong các điển hình về sử dụng hiệu quả
nguồn vốn tín dụng chính sách, với số vốn vay ban đầu 50 triệu đồng từ Ngân
hàng chính sách xã hội đã được hội viên Nguyễn Thinh sử dụng mua nguyên
vật liệu, máy móc, trang thiết bị cho cơ sở mộc, sau hơn 5 năm hoạt động cơ
sở mộc của hội viên Nguyễn Thinh không những góp phần đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của người dân mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia
đình, hơn hết đây là mô hình còn tạo được việc làm giúp đỡ cho con em một
số hội viên CCB ở địa phương.
Tổng kết, lại việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của

Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách
xã hội, có thế thấy sau 5 năm triển khai Chỉ thị đã tạo ra những biến chuyển to
lớn làm khởi sắc bộ mặt kinh tế xã Quế Phước nói chung và trong hội viên
CCB nói riêng. Từ một xã ban đầu có hơn 60% hộ nghèo, cận nghèo đến nay
nhờ nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ gia đình vướn
lên phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững, toàn xã chỉ còn khoảng 24%
hộ nghèo, cận nghèo, góp phần không nhỏ vào thực hiện có hiệu quả Chương
trình mục tiêu Quốc gia xóa, đói giảm nghèo, xâydựng nông thôn mới. Để có


được kết quả trên là nhờ sự ra đời kịp thời của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
22/11/2014 của Ban Bí thư, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự
hỗ trợ tích cực từ phía Ngân hàng chính sách xã hội, sự xung kích của hội
viên CCB, những người mang trong mình truyền thống bộ đội Cụ Hồ trong
phát triển kinh tế, quyết tâm vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng thành
công Chương trình nông thôn mới. Thiết nghĩ, để tiếp tục thực hiện thành
công hơn Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư, cần có sự
chung tay hơn nữa giữa các tổ chức chính trị - xã hội và hệ thống Ngân hàng
chính sách xã hội. Có như vậy, Việt Nam mới hoàn thành mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới.



×