Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Cd 4 inflation

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.08 KB, 14 trang )

11/24/2015

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ TRONG NƯỚC

CHUYÊN ĐỀ 4

LẠM PHÁT

TS. Nguyễn Hoàng Oanh
Khoa Kinh tế học, ĐHKTQD

CÁC NỘI DUNG CHÍNH
I. Một số vấn đề chung về lạm phát
II. Các lý thuyết giải thích về lạm phát
III. Đường Phillips và các cách tiếp cận
kiềm chế lạm phát
IV. Thảo luận: “Lạm phát ở Việt Nam trong
thời gian qua và các giải pháp kiềm chế
lạm phát”

I
Một số vấn đề chung về lạm phát

1


11/24/2015

Giá cả và lạm phát
• Mức giá chung (P) đo lường mức giá trung bình
của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng và sản


xuất của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP)

• Mức giá chung thay đổi gây ra hiện tượng lạm phát,
giảm phát, hoặc thiểu phát.

Một số khái niệm về lạm phát
• Lạm phát (inflation) là tình trạng mức giá chung của
nền kinh tế tăng lên liên tục, do đó sức mua của
đồng nội tệ giảm liên tục .

• Giảm phát (deflation) là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế giảm xuống liên tục, do đó sức mua
của đồng nội tệ tăng liên tục.

• Thiểu phát (disinflation) là tình trạng lạm phát ở
mức rất thấp hay là tình trạng tỷ lệ lạm phát giảm
xuống (Mankiw, 2003).

Đo lường lạm phát
• Lạm phát đo lường tốc độ thay đổi của mức giá
chung, do đó được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi
của mức giá chung của hai thời kỳ liên tiếp.

t 

Pt  Pt 1

100%
Pt 1

2


11/24/2015

Một số khái niệm về lạm phát
• Lạm phát cơ bản (underlying/core inflation) là tỷ lệ lạm phát
thể hiện sự thay đổi của mức giá mang tính chất lâu dài, hay
chính là lạm phát xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ (theo quan
niệm của Friedman).

• Lạm phát cơ bản được tính theo phương pháp điều hòa, tức
là đã loại bỏ những tác động mang tính tạm thời từ phía cầu
và phía cung.
– Khu vực sử dụng đồng Euro đã loại trừ giá cả thực phẩm,
rượu, thuốc lá và nhiên liệu.
– NHTW Mỹ, Canada và Úc đã loại bỏ giá nhiên liệu và giá
các loại thực phẩm theo thời vụ chưa chế biến.

• Theo xu hướng chung hiện nay, lạm phát cơ bản là cơ sở cho
việc điều hành chính sách tiền tệ.

Phân loại lạm phát
• Theo mức độ của tỷ lệ lạm phát:






Thiểu phát (disinflation)
Lạm phát vừa phải (single-digit inflation)
Lạm phát phi mã (double-digit/galloping inflation)
Siêu lạm phát (hyper inflation)

• Theo tính chất của lạm phát:
– Lạm phát có thể dự kiến trước
– Lạm phát không thể dự kiến trước

Các tổn thất do lạm phát gây ra
• Lạm phát có thể dự kiến trước:






Gây chi phí ‘mòn giày’
Gây chi phí ‘thực đơn’
Bóp méo giá cả tương đối
Gây bất tiện và nhầm lẫn trong hạch toán kinh tế
Thay đổi nghĩa vụ thuế của các tác nhân kinh tế

• Lạm phát không thể dự kiến trước:
– Tái phân phối của cải một cách tùy tiện giữa các
tác nhân kinh tế

3



11/24/2015

II
Các lý thuyết về lạm phát

Các lý thuyết về lạm phát
• Có nhiều quan điểm khác nhau giải thích về hiện
tượng lạm phát.

• Trong ngắn hạn, lạm phát xảy ra do:
– cầu kéo
– chi phí đẩy
– yếu tố kỳ vọng

• Trong dài hạn, lạm phát xảy ra là do:
– hiện tượng tiền tệ
– cơ cấu của nền kinh tế thay đổi

Các lý thuyết về lạm phát
• Lý thuyết tiền tệ về lạm phát
• Lý thuyết cơ cấu về lạm phát

4


11/24/2015

Lý thuyết tiền tệ về lạm phát

• Là lý thuyết của trường phái kinh tế học tân cổ điển.
• Trong dài hạn, số lượng tiền tệ không phụ thuộc vào quy
mô của GDP mà vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi
của mức giá chung của nền kinh tế (lạm phát) và vào tốc
độ tăng số lượng tiền.
– Lý thuyết cân đối tiền mặt (trường phái Cambridge)
– Lý thuyết số lượng giao dịch (Fisher)
– Lý thuyết số lượng tiền tệ của Friedman

Lý thuyết tiền tệ về lạm phát
• Lý thuyết cân đối tiền mặt:
– Giả định:
• Y là sản lượng tiềm năng
• k là biến ngoại sinh

Ký hiệu:
• M - lượng cung về tiền mặt
• P - mức giá chung
• Y - thu nhập thực tế (GDP)
• k - tỷ lệ thu nhập được giữ
dưới dạng tiền mặt

– Phương trình Cambridge mô
tả trạng thái cân bằng trên thị
trường tiền tệ:

M  k .P.Y

– Khi có thay đổi, phương trình
được viết lại:


 M k P Y



M
k
P
Y

– Khi Y và k cố định, tỷ lệ lạm
phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng
cung tiền:

P M

P
M

Lý thuyết tiền tệ về lạm phát
• Lý thuyết số lượng giao dịch:
– Giả định:
• Y là tổng chi tiêu
• V tốc độ quay vòng tiền mặt
– Phương trình Fisher mô tả trạng
thái cân bằng trên thị trường tiền tệ:

M .V  P.Y

– Khi có thay đổi, phương trình được

viết lại:

M V P Y



M
V
P
Y

– Khi Y và V cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ
đúng bằng tốc độ tăng cung tiền:

P M

P
M

5


11/24/2015

Lý thuyết tiền tệ về lạm phát
• Lý thuyết lượng tiền của Friedman:
– Hàm cầu tiền ổn định:

M d  M d (ib , ie , id , P, Y )
hay


M d  k (ib , ie , id ).P.Y

Ký hiệu:
• Y - thu nhập
• ib - thu nhập
• ie - thu nhập
• id - thu nhập

thực
danh nghĩa của trái phiếu
danh nghĩa từ cổ phiếu
danh nghĩa từ các hàng hóa lâu bền

Lý thuyết tiền tệ về lạm phát
• Khuyến nghị chính sách kiềm chế lạm phát:
– Thắt chặt tiền tệ
– Kiểm soát thâm hụt ngân sách
– Sử dụng chính sách không can thiệp

Lý thuyết cơ cấu về lạm phát
• Là lý thuyết giải thích hiện tượng lạm phát ở các
nước chậm phát triển có nguồn gốc sâu xa trong cấu
trúc của nền kinh tế–một hiện tượng tất yếu trong
quá trình phát triển.

• Ba mất cân bằng:
– Mất cân bằng về cung – cầu lương thực và thực
phẩm
– Mất cân bằng về cung – cầu ngoại tệ

– Mất cân bằng ngân sách chính phủ.

6


11/24/2015

Lý thuyết cơ cấu về lạm phát
• Tình trạng thiếu hụt cung lương thực:
– Giá lương thực, thực phẩm tăng lên tương đối
– Tiền lương được điều chỉnh tăng theo giá lương
thực, thực phẩm
– Giá sản phẩm công nghiệp không thể giảm
– Mức giá chung tăng lên

 PTP  W  PSPCN  P

Lý thuyết cơ cấu về lạm phát
• Tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán:
– Cầu về nhập khẩu tăng mạnh
– Kim ngạch xuất khẩu có hạn
– Nguồn tài trợ từ nước ngoài hạn chế

 Pimport  CFSX  Pmanuf  P

Lý thuyết cơ cấu về lạm phát
• Tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ:
Nền kinh tế chậm phát triển dựa quá nhiều vào phát
hành tiền do:
– Chi tiêu lớn

– Nguồn thu thuế hạn chế
– Thị trường tài chính chưa phát triển

 M S  P

7


11/24/2015

Lý thuyết cơ cấu về lạm phát
• Khuyến nghị chính sách kiềm chế lạm phát:
Cải cách cơ cấu nhằm dỡ bỏ các nút thắt cổ chai về
phía cung như:
– Chính phủ đầu tư vào giao thông, thủy lợi, cung
cấp tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật
– Chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích
xuất khẩu và kêu gọi viện trợ từ các nước phát
triển.

Lý thuyết tiền tệ vs. lý thuyết cơ cấu
• Lý thuyết tiền tệ

• Lý thuyết cơ cấu

– Tăng cung tiền là
nguyên nhân duy nhất
gây ra lạm phát.

– Nhấn mạnh các nguyên

nhân phi tiền tệ và coi tăng
cung tiền chỉ là nguyên
nhân bổ sung.

– k cố định.

– k không cố định, tức là lạm
phát có thể xuất hiện do
giảm k cũng tương tự như
tăng cung tiền tương đối so
với Y.

– Giảm lạm phát thông
qua thắt chặt tiền tệ và
tài khóa.
– Các mất cân bằng gây
ra bởi chính sách.

– Cung tiền là biến nội sinh.
– Các mất cân bằng mang
tính cơ cấu.

III
Đường Phillips và
các cách tiếp cận kiềm chế lạm phát

8


11/24/2015


Lạm phát, thất nghiệp,
và đường Phillips
Đường Phillips cho biết  phụ thuộc vào


lạm phát dự kiến, e



thất nghiệp chu kỳ: mức thất nghiệp thực tế
chệch khỏi mức tự nhiên



các cú sốc cung, 

   e   (u  u n )  
trong đó  > 0 là cố định và ngoại sinh.

Kỳ vọng thích nghi
• Kỳ vọng thích nghi: là một phương pháp cho rằng
người ta hình thành kỳ vọng về lạm phát tương lai
dựa trên lạm phát quan sát được ở hiện tại.

• Một ví dụ đơn giản:
Lạm phát dự kiến = lạm phát thực tế năm trước

 e   1


• Khi đó, đường P.C. có dạng
   1   (u  u n )  

Tính ỳ của lạm phát
   1   (u  u n )  

• Theo dạng này, đường Phillips hàm ý rằng lạm phát
có tính ỳ:
– Khi không có các cú sốc cung hoặc thất nghiệp
chu kỳ, lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức hiện
tại.
– Lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng đến kỳ vọng
về lạm phát hiện tại, đến lượt nó lại ảnh hưởng
đến việc xác định tiền lương và giá cả.

9


11/24/2015

Hai nguyên nhân dẫn tới sự tăng & giảm
của lạm phát
   1   (u  u n )  

• Lạm phát do chi phí đẩy: lạm phát gây ra bởi các
cú sốc cung.
Các cú sốc cung bất lợi thường làm tăng chi phí sản
xuất khiến cho các doanh nghiệp phải tăng giá, “đẩy”
lạm phát tăng lên.


• Lạm phát do cầu kéo: lạm phát gây ra bởi các cú
sốc cầu.
Những cú sốc có lợi đối với tổng cầu làm giảm thất
nghiệp dưới mức tự nhiên, “kéo” lạm phát tăng lên.

Vẽ đường Phillips
Trong ngắn hạn,
các nhà hoạch
định chính sách
phải đối mặt với
sự đánh đổi giữa
 và u.



   e   (u  u n )  


1

Đường Phillips
ngắn hạn

 e 

un

u

Dịch chuyển đường Phillips

Mọi người
điều chỉnh kỳ
vọng theo thời
gian, do đó sự
đánh đổi chỉ
đúng trong
ngắn hạn.

Ví dụ, sự gia
tăng của e làm
dịch chuyển
đường P.C. ngắn
hạn lên trên.



   e   (u  u n )  

 2e  
 1e  

un

u

10


11/24/2015


Tỷ lệ hy sinh
• Để giảm lạm phát, các nhà hoạch định chính sách
có thể thắt chặt tổng cầu, làm tăng thất nghiệp cao
hơn mức tự nhiên.

• Tỷ lệ hy sinh đo lường phần trăm GDP thực tế của
một năm phải hy sinh để làm giảm lạm phát 1 phần
trăm.

• Các ước lượng cho kết quả khác nhau, tuy nhiên kết
quả phổ biến là 5.

Tỷ lệ hy sinh
• Giả sử các nhà hoạch định chính sách mong muốn
giảm lạm phát từ 6 xuống 2 phần trăm.

• Nếu tỷ lệ hy sinh là 5, thì việc giảm lạm phát 4% đòi hỏi
phải đánh đổi 45 = 20% GDP của một năm.

• Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách, ví dụ:
– giảm 20% GDP trong một năm
– giảm 10% GDP mỗi năm trong vòng 2 năm
– giảm 5% GDP mỗi năm trong vòng 4 năm

• Chi phí của giảm lạm phát là phần GDP mất đi. Chúng
ta có thể sử dụng quy luật Okun để chuyển đổi chi phí
này sang thất nghiệp.

Kỳ vọng hợp lý
• Các cách thiết lập kỳ vọng:

– kỳ vọng thích nghi:
Mọi người hình thành kỳ vọng về lạm phát
tương lai dựa trên lạm phát quan sát được ở
hiện tại.
– kỳ vọng hợp lý:
Mọi người hình thành kỳ vọng dựa trên những
thông tin sẵn có, bao gồm những thông tin về
các chính sách hiện tại và tương lai.

11


11/24/2015

Giảm phát không có chi phí?
• Những người đề xuất kỳ vọng hợp lý tin rằng tỷ lệ hy
sinh có thể rất nhỏ:

• Giả sử u = u n và  = e = 6%,
• và giả sử NHTW thông báo rằng nó sẽ làm bất cứ
điều gì cần thiết để giảm lạm phát từ 6% xuống 2%
trong thời gian sớm nhất có thể.

• Nếu thông báo trên là đáng tin cậy, thì e sẽ giảm,
có lẽ giảm cả 4%.

• Khi đó,  có thể giảm mà không làm tăng u.

Chi phí của việc cắt giảm lạm phát



   e   (u  u n )  

 1e  

 2e  

un

u

IV
Lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua
và các giải pháp kiềm chế lạm phát

12


11/24/2015

Lạm phát ở Việt Nam

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam
năm 2008
30
26.7 26.99

25

28.2 27.8


25.16

26.67
24.21

21.42

20

19.89

19.4
15.7

15

LP so với cùng
kỳ năm trước

14.18

10

LP so với tháng
trước

5

3.2


1

-5

1.7

1.4

1.3

0

2

3.1

3

4

1.2

5

6

1

0.2


7

8

-0.3

-0.9

-2

9 10 11 12-3.6

-10

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam
năm 2011
25
23.02

22.16

22.42

20.82

20

21.59


19.78
17.51

15

LP so với tháng
trước
LP so với cùng
kỳ năm trước

13.89
12.17

12.31

1.74

2.09

10
5
3.32
2.17

2.21

1

1.17


1.09

0
2

3

4

5

6

7

0.93

8

0.82

9

0.36

10

13



11/24/2015

Thảo luận
• Tại sao Việt Nam trải qua lạm phát cao và suy giảm
tăng trưởng kinh tế trong năm 2011?

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×