Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.47 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------

MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA
THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG
ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
GVHD: Ths. Lê Quang Chung
Nhóm SVTH:

MSSV

Nguyễn Thành Đạt

16141132

Nguyễn Ngọc Nhiệm

16141218

Nguyễn Thị Phấn

17104046

Vũ Viết Quyết


16141249

Trương Tuấn Anh

16141105

Lớp thứ 2 – Tiết 789 – LLCT230214

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018


ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM
NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ký tên

Ths. Lê Quang Chung
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


T

NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN

KẾT QUẢ

T
1

Phụ trách thuyết trình, làm Nguyễn Thành Đạt

Hoàn thành tốt

2


powerpoint
Làm tiểu luận, hỗ trợ làm Nguyễn Ngọc Nhiệm

Hoàn thành tốt

3

powerpoint
Phụ trách thuyết trình, làm Nguyễn Thị Phấn

Hoàn thành tốt

4

powerpoint
Phụ trách thuyết trình, hỗ Vũ Viết Quyết

Hoàn thành tốt

5

trợ làm tiểu luận
Làm tiểu luận, hỗ trợ làm Trương Tuấn Anh

Hoàn thành tốt


TÊN


powerpoint

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận..........................................................3
6. Kết cấu của tiểu luận...............................................................................................3
Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN
HÓA VIỆT NAM......................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm văn hóa, văn hóa Việt Nam................................................................4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam...................................5
Chương 2: NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT
MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC.......................................8
2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất.............................................8
2.2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng................................................11
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC GIỮ GÌN TÍNH THỐNG NHẤT MÀ
ĐA DẠNG CỦA NỀN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN......................................................................................................................... 16
3.1. Thực trạng nền hóa văn hiện nay......................................................................16
3.2. Giải pháp tiếp tục giữ gìn tính thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa trong
quá trình xây dựng và phát triển..............................................................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................. 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã chỉ ra nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa có đặc điểm: tiên
tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội
dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân được nêu ra
như trước đây. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật thì văn hóa là vấn đề
quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, được
coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế. Vốn dĩ, để phân biệt
dân tộc này với dân tộc khác người ta thường nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị
truyền thống được chắt lọc lâu đời đã tạo cho Việt Nam nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học.
Hay nói cách khác, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều
mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Và đây là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc” để làm tiểu luận môn học đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
Mục đích nghiên cứu
Là để hiểu rõ được sự đa dạng và phong phú văn hóa Việt Nam, các sắc thái và
giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng, các địa
phương trong nước. Nghiên cứu sự thống nhất văn hóa Việt Nam trải qua các thời kì
1



lịch sử, hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiểu rõ các hoạt dộng văn hóa,
sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện được rõ nét và sâu
sắc các giá trị tinh thần của dân tộc. Đồng thời, có thêm hiểu biết tình hình văn hóa
Việt Nam hiện nay có xu hướng hợp tác, giao lưu văn hóa nước ngoài được mở rộng.
Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, bài tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Hiểu được khái niệm văn hóa, lịch sử hình thành và các đặc trưng cơ bản của nó
- Phân tích đề tài, hệ thống các quan điểm, lí luận theo một trình tự logic.
- Trình bày sự thống nhất, đa dạng của văn hóa, làm rõ vấn đề văn hóa Việt Nam thống
nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.
- Đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà
đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt.
- Đề ra một số giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy tính thống nhất mà đa dạng
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nền văn hóa lâu đời, bài tiểu luận đi sâu nghiên cứu sự thống nhất
mà đa dạng của văn hóa trong cộng đồng các dân tộc. Mỗi dân tộc có một truyền
thống và bản sắc riêng nhưng hòa quyện lại tạo nên nền văn hóa thống nhất.
Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận đi sâu nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam, từ đó làm rõ vấn đề nền
văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.
2


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở nền văn hóa Việt Nam, các quan
điểm, chủ trương của Đảng về nền văn hóa.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, Nhóm sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, Nhóm chúng tôi
còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận góp phần cung cấp những nội dung cơ bản của nền văn hóa Việt Nam,
làm sáng tỏ sự thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt.
Trình bày sâu sắc về nền văn hóa: khái niệm, đặc điểm và nói lên được tính
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Ngoài ra, tiểu luận còn có thể là
tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu về nền văn hóa ở nước ta.
6. Kết cấu của tiểu luận
Trong bài tiểu luận này nhóm chúng tôi đã chia các ý lớn thành từng chương cụ
thể như sau:
- Chương 1: Khái niệm và lịch sử hình thành, phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
- Chương 2: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc.
- Chương 3: Giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn tính thống nhất mà đa dạng của nền văn
hóa trong quá trình xây dựng và phát triển.

3


Chương 1
KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm văn hóa, văn hóa Việt Nam
Sự phát triển của loài người gắn liền với văn hóa ngay từ những bước đi sơ
khởi, tuy không phải ngay lúc ấy đã có một khái niệm văn hóa độc lập song có thể nói
rằng văn hóa xuất hiện khá sớm trong ngôn ngữ của các dân tộc văn minh và trong

thời cổ đại.
Khái niệm văn hóa được giới thiệu khá kỹ trong môn học Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm văn
hóa được dùng theo nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất
và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước
và giữ nước”, nhưng chủ yếu là sử dụng theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh
thần của xã hội “, “Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, đường lối”, “Văn hóa là
năng lực sáng tạo” của một dân tộc, “Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái để
phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác….
Văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian
hoặc theo thời gian…. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh
hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn
hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá
kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc
thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian,
văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn
hoá Đông Sơn…) …
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam

4


Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: Văn hóa tiền sử, văn
hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại
Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp
văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
 Lớp văn hóa bản địa
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền
sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc.
Giai đoạn văn hóa tiền sử là giai đoạn hình thành xã hội loài người, nền kinh tế

chủ yếu bằng hái lượm và săn bắt.
Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc hình thành vào khoảng giữa thiên niên
kỷ thứ III TCN; chữ viết, văn hóa bản địa Việt cổ phát triển; nghề nông nghiệp lúa
nước, kỹ nghệ luyện kim phát triển ( đồ đồng Đông Sơn ); cơ cấu tổ chức triều đình
chia đất nước thành 15 bộ, hệ thống các lạc hầu, lạc tướng.
 Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực hình thành qua hai giai đoạn
là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung
của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một
bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa, Việt
Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc, khởi đầu từ TCN và kéo dài đến
khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là ý thức
bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược, sự suy tàn của văn minh Văn Lang – Âu
Lạc, mở đầu cho giai đoạn giao lưu, tiếp thu văn hóa Trung Hoa và khu vực.
Tóm lại văn hóa vừa có sự dung hòa, chọn lọc tự nguyện vừa bị cưỡng chế.

5


Văn hóa Đại Việt ( 938 -1802 ) là giai đoạn giành quyền tự chủ đất nước nên có
nhiều đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam:
- Văn hóa dân gian tiếp tục duy trì và phát triển.
- Chế độ thi cử được chú trọng và quan tâm.
- Bộ máy hành chính ngày càng củng cố và kiện toàn.
- Phật giáo đời Lý - Trần, Nho giáo đời Lê đạt đến độ cường thịnh.
- Tiến hành các cuộc mở rộng đất xuống phía Nam.
 Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây
Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây được chia làm hai giai đoạn: Văn hóa
Đại Nam và văn hóa hiện đại.

Giai đoạn văn hóa Đại Nam ( 1802 – 1858 ) kéo dài từ thời chúa Nguyễn đến
hết thời kỳ Bắc thuộc. Nền văn hóa dưới triều Nguyễn tiếp tục kế thừa và phát triển di
sản quí báu của thời trước, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn và đạt nhiều
thành quả quan trọng. Có nhiều sự kiện diễn ra trong giai đoạn này như cuộc cải cách
của vương triều nhà Nguyễn, Trịnh - Nguyễn phân tranh, xuất hiện sự xâm nhập
truyền giáo của giáo xứ phương Tây.
Văn hóa Đại Nam phân hóa theo hai xu hướng. Một là, Âu hóa mở cửa, lai
căng, du nhập văn hóa phương Tây. Hai là, chống Âu hóa ý thức, bảo tồn văn hóa dân
tộc, áo dài khăn đóng, để tóc, nhuộm răng,…
Giai đoạn văn hóa hiện đại có sự giao lưu với nền văn hóa phương Tây mở đầu
bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào nước ta luồng gió mới với những tư tưởng của
C.Mac, V.I Lênin. Từ những năm 30-40 trở lại đây, văn hóa Việt Nam đã bước sang
một giai đoạn mới. Tuy nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, thời gian văn hóa là khái niệm
6


mờ, một giai đoạn văn hóa ngắn nhất (như Đại Nam) cũng phải tính bằng vài thế kỉ
cho nên mấy chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiện đại chưa cho phép tổng kết
đầy đủ những đặc điểm của nó. Tuy nhiên, có thể dự đoán một cách chắc chắn rằng
đây là giai đoạn mà sau một thời kì suy thoái kéo dài, không những văn hóa Việt Nam
sẽ phục hưng mà còn phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện, đạt tới một đỉnh cao
mới.
 Lớp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh và hội nhập quốc tế
Văn hóa thời đại Hồ Chí Minh là các văn hóa chính trị, đạo đức, ứng xử được
dệt nên từ toàn bộ cuộc sống, sự trải nghiệm cực kì phong phú và sâu sắc trong hoạt
động sống của Người. Mục tiêu cốt lõi của văn hóa thời đại Hồ Chí Minh: phát huy
tinh thần cần kiệm, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ của công, chống tham ô, lãng
phí.
Văn hóa hội nhập quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta đang đương
đầu với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Nhưng nguyên nhân tụt hậu kinh tế không

chỉ nằm trong kinh tế mà còn nằm trong chính trị và đặc biệt là trong văn hóa, quan
trọng nhất là văn hóa hội nhập. Không có văn hóa hội nhập, không thể hội nhập thành
công. Nhưng văn hóa dân tộc đang có sự gia tăng dân trí, ý thức pháp luật. Tri thức
khoa học và quan hệ quốc tế mới làm cho chủ nghĩa nhân văn, tinh thần yêu nước, tính
cộng đồng, tinh thần thích ứng được phát triển một bước. Chúng ta hướng tới cội
nguồn, gìn giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp nhưng đồng thời cách tân nó, làm thành
nội lực phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa dân tộc sẽ như một động lực thúc
đẩy con người Việt Nam nhịp bước cùng thời đại.

7


Chương 2
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA
THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
2.1.

Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất

Văn hóa Việt Nam được tạo nên từ tinh hoa văn hóa của 54 dân tộc anh em
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em mang trong mình dòng máu con lạc cháu
hồng cùng chung tay góp sức tạo nên giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Trong nghị
quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị
văn hóa truyền thống bền vững, tinh hoa của những cộng đồng của các dân tộc Việt
Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”.
Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, tất cả tạo nên sự thống nhất trong đa
dạng cho văn hóa dân tộc. Ngoài văn hóa Việt – Mường mang tính tiêu biểu còn có
các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tày – Nùng, Thái, Chàm, Mông – Khơme,
H’Mông – Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên vẫn giữ được truyền thống
của một xã hội thuần nông gắn với núi rừng tự nhiên.

Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu, phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra
những vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng ở Việt Nam. Từ cái nôi của nền văn
hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã
và văn minh lúa nước, đến sắc thái văn hóa các dân tộc ở miền núi Tây Bắc và Đông
Bắc. Tuy nhiên, các vùng văn hóa đa dạng này lại thống nhất với nhau bởi con người
sống với nhau thành một cộng đồng lớn và 54 dân tộc này cùng chung một Tổ quốc,
đồng thời có những hoạt động văn hóa tập thể dựa trên hệ thống các giá trị và chuẩn
mực chung, đặc biệt là thông qua các hình thức du lịch, quảng bá hình ảnh từng vùng,
miền, địa phương để toàn thể dân tộc và bạn bè đều biết đến.
Với bề dày lịch sử lâu đời và sự phát triển mạnh mẽ, văn hóa Việt Nam vẫn giữ
được nét thống nhất như sự vốn có của nó. Trong quá trình ấy, có những khía cạnh văn
hóa mất đi nhưng cũng có các khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào. Các nền văn hóa
8


phát triển một cách độc lập, có sự kế thừa, phát triển hài hòa với nhau tạo nên một bản
sắc dân tộc độc đáo. Suốt giai đoạn phát triển có những khía cạnh văn hóa bị suy tàn
và mất dần chỗ đứng trong xã hội ngày càng hiện đại nhưng nó vẫn mang giá trị lịch
sử to lớn cần phải giữ gìn. Chính sự giao lưu từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nền văn
hóa Việt ngày nay là nền văn hóa hiện đại mà vẫn có sự dung hòa, kế thừa nền văn hóa
cổ.
Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc lại phong phú, đa dạng
trên mọi khía cạnh. Người Việt hay cộng đồng các dân tộc anh em có truyền thống văn
hóa từ lâu đời, các lễ hội, hoạt động sinh hoạt cộng đồng, niềm tin bền vững vào tín
ngưỡng – tôn giáo, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau giúp chúng ta xích
lại gần nhau hơn, mở rộng lòng vị tha trong mỗi cá nhân, tính cặn kẽ, ẩn dụ trong giao
tiếp, truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn hóa, nghệ thuật.
Các dân tộc Việt Nam bình đẳng về văn hóa, kinh tế, chính trị
Việc thực hiện bình đẳng dân tộc là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình lịch
sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Theo thống kê dân số toàn

quốc, người Kinh (hay Việt) chiếm tỷ lệ cao nhất (86.2% dân số cả nước), số còn lại là
53 dân tộc thiểu số ít người. Tuy số lượng này có sự chênh lệch nhau khá lớn song các
dân tộc xem nhau như anh em ruột thịt. Điều 5 Hiến pháp 1992 khẳng định: “ Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thi, chia rẽ dân tộc”.
Các dân tộc không bị phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp,
không phân biệt chủng tộc màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ
và tạo điều kiện phát triển. Các dân tộc có quyền học tập, vui chơi, có quyền theo
những nghề nghiệp mà họ thích có ích cho xã hội, có quyền bầu cử, tranh luận.
Văn hóa Việt Nam bình đẳng giữa các tôn giáo
Điều 70 nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “ Công dân có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
9


đều bình đẳng trước pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn
giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật đều
bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo
hộ. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công nhân có hoặc không có tôn giáo được
hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiên nghĩa vụ công dân. Đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo hay không theo tôn giáo
xây dựng khối đoàn kết dân tộc”.
Văn hóa Việt Nam không có hiện tượng đồng hóa văn hóa cưỡng bức
Nước ta không tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hóa văn hóa dân tộc
thiểu số, buộc dân tộc khác theo văn hóa của mình mà có hiện tượng đồng hóa văn hóa
tự nguyện. Tức là người này tự nguyện đi theo, tiếp thu, học hỏi văn hóa của người
khác. Quyền bình đẳng về văn hóa được quy định rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trong điều 30: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền
văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của

nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân…”.
2.2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng
Nền văn hóa Việt Nam đa dạng về vùng văn hóa và tộc người
Vùng văn hóa bao gồm những nét đặc trưng, sắc thái riêng mà các vùng khác
không có hoặc có mà không điển hình, tiêu biểu.
Dựa vào điều kiện tự nhiên và xã hội, các trung tâm kinh tế của cả vùng so với
lân cận để phân chia thành các vùng văn hóa. Theo Trần Ngọc Thêm lãnh thổ Việt
Nam chia thành 6 vùng văn hóa.
Vùng văn hóa Tây Bắc
- Có 20 tộc người cư trú (chủ yếu là Thái, Mường).
- Có chữ viết cổ.
- Có các tác phẩm tiêu biểu như Tiễn dặm người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu
(H’mông), Vườn hoa núi Cối (Mường),…
10


- Nghệ thuật múa của từng dân tộc: múa xòe (Thái), múa bông (Mường)
Vùng văn hóa Việt Bắc
- Dân tộc Tày, Nùng là chủ yếu.
- Văn hóa tinh thần đa dạng: múa lân, múa sư tử, hát Sli (Tày), hát Lượn (Nùng),….
Các trò chơi dân gian: dựng nêu, ném còn, đua ngựa, bắn nỏ,… nhằm mục đích giải trí
và rèn luyện thể chất.
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
- Là con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam.
- Nhiều di tích nổi tiếng: khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn,…
- Là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” (G.S Đình Gia Khánh).
- Quê hương của nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội.
Vùng văn hóa Trung Bộ
- Dãy đất hẹp, chạy dài từ ven biển Quảng Bình tới Bình Thuận

- Có nhiều di tích lịch sử bậc nhất Việt Nam, trong đó có ba quần thể di tích được
UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới: di tích Cố đô Huế (Thừ Thiên Huế), Phố
cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
- Hơn 20 tộc người cư trú từ rất lâu đời.
- UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di
sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”.
- Sử thi Tây Nguyên là kho tàng văn hóa vô giá và là món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với người dân Tây Nguyên.
Vùng văn hóa Nam Bộ
- Có hai hệ thống sông lớn: sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
- Là nơi ra đời của đờn ca tài tử, vọng cổ,….
- Đa tôn giáo và tín ngưỡng.
Đa dạng về văn hóa tinh thần: ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn
giáo,…
11


Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi dân tộc có một giá trị văn hóa hoàn
toàn khác nhau, có những nét riêng tạo nên nền văn hóa ngày càng đa dạng và phong
phú. Quá trình hội tụ bắt nguồn từ những nguồn khác nhau nên nó không mang tính
đơn tuyến trong sự biệt lập, mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo
nên những đường đồng quy, những cơ chế văn hóa tộc người đa thành phần. Sự đa
dạng này được thể hiện trong các khía cạnh.
Về ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm
ngôn ngữ:
- Nhóm Việt - Mường: gồm người Việt, người Mường, người Thổ,…
- Nhóm Tày - Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,…
- Nhóm Dao – H’mông: gồm người H’mông, Dao, Pà Thẻn,…
- Nhóm Tạng - Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,…

- Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,
- Nhóm Mông - Khơme: gồm người Khơ-me,, Ba-na, Khơ Mú, Cơ Ho,…
- Nhóm Mã Lai - Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê-đê, Ra Glai,…
- Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm La Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,…
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ Việt – Mường được sử dụng là ngôn ngữ chính của
54 dân tộc sống trên trên đất nước Việt Nam. Mặc dù là ngôn ngữ chung nhưng nó có
sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn đến sự phân chia phương
ngữ khác nhau từ Bắc xuống Nam. Bên cạnh chữ quốc ngữ các dân tộc khác vẫn sử
dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như Khơme ở Nam Bộ, chữ viết của người
Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây Bắc, chữ H’mông của người H’mông ở
Tây Nguyên. Từ ngôn ngữ đa dạng, các dân tộc trong cộng đồng văn hóa Việt Nam đã
sáng tạo ra nhiều mảng: văn học, kiến trúc, mỹ thuật,điện ảnh, sân khấu, âm nhạc,….
Trong đó tiêu biểu như quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,
khu di tích Hoàng Thành Thăng Long,…
Về tín ngưỡng - tôn giáo, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ
rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất
12


là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay
nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều
hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung
và tín ngưỡng của họ nói riêng.
Các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo
(được gọi là "Tam giáo"). Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như công giáo Rôma,
cao đài, hòa hảo, tin lành, hồi giáo,…. Với sự biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam,
trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt
Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng, tam giáo đã
thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như tôn giáo của người Việt Nam là đạo giáo,
nho giáo và phật giáo.

Sự đa dạng về tín ngưỡng – tôn giáo trong cộng đồng văn hóa Việt Nam đã sáng
tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao thuộc nhiều lĩnh vực: phong tục, tập quán, lễ hội,
trang phục, ẩm thực, võ thuật,… tạo ra được nét riêng biệt cho nước ta so với nước
khác, đa dạng trong một khối hoàn chỉnh và nhất quán trong cả 54 dân tộc Việt Nam.
Đa dạng về phong tục, tập quán và lối sống
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là “ăn”, dân gian
ta có câu “có thực mới vực được đạo” hay “trời đánh còn tránh bữa ăn”. Cơ cấu bữa ăn
người Việt thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thủy sản. Tuy nhiên, cách
chế biến món ăn của từng vùng lại khác nhau kết hợp thêm nhiều nguyên liệu, gia vị
độc đáo góp phần tăng thêm nét đa dạng cho ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó trang
phục cũng là nét đặc sắc tiêu biểu cho văn hóa Việt. Các dân tộc dù đông người hay ít
người, hiếm khi mỗi dân tộc sống tách biệt ở một vùng riêng, mà thường hòa trộn, đan
cài nhau. Đến chợ phiên của một huyện vùng núi, ta thường gặp những người thuộc
hàng chục dân tộc với cách thức ăn mặc khác nhau. Trang phục các dân tộc nhóm
Mông - Dao đa dạng về sắc thái như kiểu váy xếp nếp trang trí nhiều hoa văn, áo xẻ và
cài khuy nách, áo dài mặc ngoài thêu, vẽ sáp ong, chắp vải màu, các loại mũ, khăn, tóc
13


tết dài, xà cạp quấn chân, tạp dề... Các dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường là hậu duệ
trực tiếp của người Việt thời cổ Hùng Vương, do vậy giữa họ có nhiều nét tương đồng
về ăn mặc. Nam giới mặc quần với áo ngắn, phụ nữ mặc váy, mãi sau này, trước nhất ở
thành thị, sau nữa là nông thôn mới chuyển sang mặc quần. Phụ nữ mặc áo cánh xẻ
ngực, ít khi cài cúc, để hở yếm ở trong. Áo choàng mặc ngoài là kiểu áo tứ thân,
không cài cúc mà thường để buông hay thắt vạt... Nếu ví đất nước ta như một vườn
hoa nhiều dân tộc, thì 54 bộ trang phục giống như 54 bông hoa với dáng vẻ, màu sắc
khác nhau, góp phần làm cho vườn hoa tỏa trăm hương, khoe ngàn sắc.
Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán,… luôn gắn với sự ra đời của mỗi tộc
người. Đó là những yếu tố góp phần làm nên bản sắc riêng phân biệt giữa các tộc
người với nhau. Đương nhiên trong sự giao lưu kinh tế, văn hóa không thể tránh khỏi

sự giao thoa, nhưng cũng chính sự giao thoa ấy đã làm cho nền văn hóa xích lại gần
nhau hơn, dễ hiểu hơn, dễ được chấp nhận hơn, nhất là trong thời đại mới.
Việt Nam là đất nước của các lễ hội nhất là vào mùa xuân nông nhàn. Các tết
chính là tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu,…. Mỗi vùng thường có các lễ
hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới,
…), lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe,…). Ngoài ra còn lễ kỉ niệm các
bậc anh hùng có công với nước, lễ hội tôn giáo và văn hóa khác.
Văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc
Nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống vì thế các phong tục, tập quán, lối
sống cũng không kém phần đa dạng. Song trong sự đa dạng đó người ta vẫn tìm thấy
nhiều đặc điểm chung, thể hiện đặc trưng của quốc gia. Đó là cách ăn mặc với trang
phục là váy, khố,…; đồ trang sức như vòng cổ, vòng đeo tai,… hay tục ăn uống với
thức ăn chính là cơm, rau, cá, hoa quả,…; lễ ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới; tục
chôn người chết với các vật dụng cần thiết cho cuộc sống và những thứ khi còn sống
họ ưa thích. Đó là tục ăn trầu, nhuộm răng đen; các trò chơi vui chơi giải trí như thả
diều, chèo thuyền, chọi gà,…. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc là nhà
sàn, nó thích hợp với mọi địa hình và điều kiện khí hậu nóng ẩm của khu vực. Sự đa
14


dạng còn thể hiện qua khía cạnh các lễ hội. Nếu thống kê số lễ hội diễn ra hằng năm
thì nó lên tới con số hàng trăm. Các lễ hội chính: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo
(hội chùa Keo, chùa Hương,…), lễ tết (tết nguyên đán, tết phật,…). Tóm lại, ở mọi
thành tố của văn hóa đều tìm thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn
tại đa dạng của chúng ở các dân tộc.
Người ta nói thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa, thế kỷ của xã hội tri thức,
của toàn cầu hóa và đưa ra nhiều kịch bản khác nhau: văn hóa và phản văn hóa,
đối thoại và xung đột. Nhân loại đang cổ vũ cho sự đa dạng văn hóa và đối thoại
văn hóa để xây dựng một nền văn hóa của toàn hành tinh với tất cả những bản
sắc văn hóa khác nhau của các cộng đồng.

Với tình hình đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 vừa đáp ứng những đòi
hỏi bức xúc của cuộc sống, vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp
xây dựng, củng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội văn hóa
trên con đường phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Với quyết tâm đó, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu để
tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hóa, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền
văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong
lịch sử và trong thế giới hiện đại.

Chương 3
15


GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ GÌN TÍNH THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG
CỦA NỀN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
3.1. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay
Trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm
gần đây, các thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương
xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Môi trường văn hóa còn
bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê
tín dị đoan, độc hại, thấp kém. Tục lệ cưới sinh ăn uống linh đình, hủ tục về ma chay
vẫn còn tồn tại khá nặng nề ở một số nơi. Các lễ hội diễn ra triền miên hết ngày này
đến ngày khác có khi kéo dài hàng tháng.
Những yếu tố văn hóa nước ngoài đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa
nước nhà, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại. Tuy
nhiên, mặt trái của quá trình tiếp nhận văn hóa nước ngoài là nhận thức và thái độ
chưa đúng của giới trẻ đối với văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, văn hóa
nước ngoài đã và đang xâm nhập một cách ồ ạt vào Việt Nam. Chủ thể đón nhận
những làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách hồ hởi nhất, tiếp thu một cách thụ động,

thiếu chọn lọc, chủ yếu là tầng lớp trẻ - thế hệ tương lai của đất nước, đang để lại
những hậu quả khó lường. Đối với hôn nhân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là đề
cao trinh tiết của người phụ nữ, cái tình đi đôi với cái nghĩa, tình có thể hết nhưng
nghĩa thì bền chặt. Còn bây giờ, giới trẻ đang dậy lên những trào lưu như “sống thử”,
“sống gấp”... Bên cạnh đó, thói quen tiêu xài hoang phí và theo đuổi những lợi ích vật
chất, lối sống thực dụng là nét không đặc trưng cho con người Việt Nam cần, kiệm.
Nhiều bạn trẻ lười học tập, lười lao động lại muốn mau chóng nổi tiếng nên tự tạo “xìcăng-đan” cho mình. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ phương Đông truyền
thống là “công, dung, ngôn, hạnh” bị biến dạng, nhường chỗ cho sự táo bạo, phô
trương, thậm chí thác loạn... Văn hóa trang phục hiện nay ở nhiều vùng đồng bào dân
16


tộc thiểu số cũng bị mai một, nhất là trong giới trẻ. Họ chỉ thích mặc âu phục, quần bò,
áo phông hơn là mặc trang phục truyền thống tự dệt, tự may. Trong âm nhạc cũng vậy,
ở Tây Nguyên, số người biết chơi, biết chỉnh cồng, chiêng chủ yếu là các cụ già.
Nhiều dân tộc khác thì những câu hát then, hát xẩm, ca trù, cải lương, chèo,... không
được ưa chuộng bằng nhạc trẻ.
3.2. Giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn tính thống nhất mà đa dạng của nền
văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển
Thứ nhất, tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng
của dân tộc cho các thế hệ trẻ.
Một thực tế không thể phủ nhận là sự phát triển rộng khắp của các phương tiện
nghe, nhìn ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc nhận thức các giá trị văn hoá truyền thống
của dân tộc và tuyên truyền lối sống phương Tây. Không ít người đã bị những lợi ích
vật chất cám dỗ, làm tha hoá, biến chất, chạy theo lối sống hưởng thụ, mà hầu như
không quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc, lối sống truyền thống của người
Việt Nam. Do vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền
thống lịch sử nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là
cho lớp trẻ – những người chủ tương lai của đất nước, hướng họ đến với các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc - cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa, cốt cách và sức

mạnh của con người Việt Nam.
Thứ hai, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống phải luôn gắn liền với tăng
cường giáo dục pháp luật.
Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc điều chỉnh hành vi của con
người trong xã hội. Cùng với đạo đức, pháp luật xã hội chủ nghĩa hướng con người tới
hệ giá trị chân - thiện – mỹ, trừng trị và ngăn chặn cái ác, cái xấu nhằm làm lành mạnh
hoá xã hội. Do vậy, cần phải giáo dục ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân,
nhất là đối với thanh niên, học sinh, sinh viên; giúp họ tránh được những hành vi phạm
pháp và trở thành những công dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
17


Thứ ba, xác lập bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hoá, chúng ta đang có những cơ hội, điều kiện thuận lợi
để tiếp nhận các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm làm giàu, phong phú thêm
các giá trị văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó còn đặt ra vô vàng thách thức đối với mọi
quốc gia, dân tộc. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, về phương diện
văn hoá, chúng ta cần tiếp cận các giá trị văn hoá của nhân loại để hiện đại hoá nền
văn hoá dân tộc, nhưng cũng cần phải giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống để
không đánh mất bản thân mình; hơn nữa, phải biến các giá trị đó thành sức mạnh nội
sinh nâng đất nước ta lên tầm cao mới. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác lập được
bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tạo nên nền tảng văn
hoá tinh thần cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống đã từng được đặt ra và sau mỗi giai đoạn thử thách đó, chúng ta lại
có được những bài học kinh nghiệm quý báu. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước xu
thế toàn cầu hoá như một cơ hội để phát huy các giá trị truyền thống, đồng thời cũng là
một thách thức lớn đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Với truyền thống vẻ
vang của dân tộc, với đường lối, chính sách phát triển đúng đắn, sáng suốt của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào bản lĩnh và thắng lợi của nhân

dân Việt Nam trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá
trình toàn cầu hoá hiện nay.

18


KẾT LUẬN
Trong thế kỉ mới, văn hóa Việt Nam sẽ mang dấu ấn của thời đại, đó là xu thế
toàn cầu hóa để đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển của thế giới. Chúng ta với tinh
thần khoan dumg, chấp nhận tiếp thu văn hóa với một thái độ thích nghi. Dù tình hình
có thay đổi như thế nào, thì với lối ứng xử như vậy sẽ giúp dân tộc ta đi vào dòng thác
phát triển của nhân loại, tự mình làm phong phú thêm bản sắc, bản lĩnh văn hóa, thống
nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc đồng thời khẩn trương, kiên quyết từ bỏ
những nếp nghĩ, nếp sống không còn phù hợp. Việc bảo tồn và phát huy những nét
sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để
người dân tộc hiểu và nhận thức được sự vốn quý của dân tộc, có ý thức giữ gìn và lưu
truyền qua nhiều thế hệ . Có như thế mới tránh được tình trạng mất đi bản sắc của dân
tộc mình ma nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải.
Tóm lại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc là một phần trong sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta. Cho nên nó đòi hỏi ý chí cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự
giác cao. Để xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc cần phải tăng cường các biện pháp kinh tế, luật pháp, giáo dục, hành
chính, phối hợp các lực lượng toàn xã hội từ gia đình, trường học, các toàn thể các tổ
chức kinh tế xã hội các lực lượng trực tiếp là văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí,
sự lãnh đạo của các cấp Bộ Đảng sự quản lí của các cấp chính quyền. Muốn phát triển
bình thường phải bình thường hóa mọi mặt của cuộc sống. Bình tĩnh tự tin và khẩn
trương hội nhập “không thể xót ruột “ rồi tự dày vò mình và do dự trước sự biến đổi
của tình hình.


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội – 2011.
2. Khuyết
danh,
Văn

hóa

Việt

Nam,

vi.wikipedia.org,

/>%87t_Nam, tháng 11/2018.
3. Khuyết danh, Nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc, text.123doc.org, tháng 11/2018.
4. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, TP.HCM.


×