Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

[Luận văn]đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (yorkshire và landrace)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.49 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------& ---------

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PLASMA TRONG CÔNG THỨC
THỨC ĂN HỖN HỢP CHO LỢN CON THEO MẸ VÀ SAU CAI SỮA
(YORKSHIRE x LANDRACE)”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Chăn ni
Mã s: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Duy Giảng

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn tồn trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Học viên



Nguyễn Thị Quỳnh Anh

-i-


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này, tơi ln nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể trong và ngồi trường.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Vũ Duy Giảng, người
hướng dẫn khoa học, đã luôn quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo bộ môn
Dinh dưỡng - Thức ăn, khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, khoa Sau đại
học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, công nhân
viên Công ty TNHH Minh Hiếu, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
DABACO, Trại lợn giống Thuận Thành, gia đình anh Nguyễn Văn Huyên ở
Văn Giang - Văn Lâm - Hưng Yên... đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Tự đáy lịng mình, tơi xin chân thành cảm ơn đối với mọi sự quan tâm,
giúp đỡ, động viên quý báu và kịp thời đó!

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

- ii -



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................................... v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ.................................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. viii

1. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON ............................................................. 3

2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng .................................................................4
2.1.2. Đặc điểm về tiêu hoá.......................................................................5
2.1.3. Đặc điểm về điều tiết thân nhiệt ......................................................8
2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch.....................................................9
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON................................................... 10

2.2.1. Nhu cầu về năng lượng.................................................................. 11
2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin.............................................. 13
2.2.3. Nhu cầu về khoáng chất ................................................................ 19
2.2.4. Nhu cầu về vitamin ....................................................................... 23
2.2.5. Nhu cầu về nước uống................................................................... 27
2.3. BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON ................................................................... 28

2.3.1. Khái niệm...................................................................................... 28
2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh.................................................................. 29

2.3.3. Một số biện pháp giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở lợn con........... 30
2.4. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ PLASMA .............................................................. 31

2.4.1. Nguồn gốc..................................................................................... 31
2.4.2. Phương pháp chế biến ................................................................... 32
2.4.3. Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................... 33
2.5. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC................................................... 36

2.5.1. Nghiên cứu trong nước.................................................................. 36
2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 36

- iii -


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 39
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................... 39
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 39

3.2.1. Phân tích nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp ..................................... 39
3.2.2. Xây dựng công thức thức ăn.......................................................... 40
3.2.3. Sản xuất thức ăn hỗn hợp .............................................................. 43
3.2.4. Thử nghiệm thức ăn ...................................................................... 44
3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ ............................................................... 46

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................... 47
4.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU.......................................................... 47
4.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO LỢN CON THEO MẸ VÀ
LỢN CON SAU CAI SỮA............................................................................... 48

4.2.1. Lựa chọn và chế biến nguyên liệu ................................................. 49

4.2.2. Nghiền nguyên liệu ....................................................................... 51
4.2.3. Trộn nguyên liệu ........................................................................... 52
4.2.4. Ép viên và làm mát........................................................................ 53
4.2.5. Ra bao ........................................................................................... 55
4.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN CON THEO MẸ ................................. 58

4.3.1. Ảnh hưởng của plasma tới tăng trọng của lợn con theo mẹ ........... 58
4.3.2. Ảnh hưởng của plasma tới thu nhận thức ăn của lợn con theo mẹ . 62
4.3.3. Ảnh hưởng của plasma tới tình trạng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ .. 65
4.3.4. Ảnh hưởng của plasma tới tỷ lệ nuôi sống của lợn con theo mẹ .... 68
4.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN CON SAU CAI SỮA .......................... 70

4.4.1. Ảnh hưởng của plasma tới tăng trọng của lợn con cai sữa ............. 70
4.4.2. Ảnh hưởng của plasma tới thu nhận thức ăn của lợn con cai sữa... 74
4.4.3. Ảnh hưởng của plasma tới vi khuẩn phân ở lợn con sau cai sữa ....... 76
4.4.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng plasma trong khẩu phần lợn con
cai sữa ........................................................................................... 78
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 80
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 80
5.2. ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82

- iv -


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT

Chữ viết tắt


Nghĩa

1.

CFU

Colony Forming Unit - Đơn vị định hình khuẩn lạc

2.

CT

Cơng thức

3.

DE

Digestible Energy - Năng lượng tiêu hoá

4.

ĐC

Đối chứng

5.

FCR


Feed Conversion Ratio - Hệ số sử dụng thức ăn

6.

FDI

Feed Daily Intake - Thu nhận thức ăn hàng ngày

7.

KL

Khối lượng

8.

KP

Khẩu phần

9.

L

10.

ME

Metabolizable Energy - Năng lượng trao đổi


11.

NRC

National Research Council - Hội đồng nghiên cứu
quốc gia Hoa Kỳ

12.

PDR

Protein Deposition Rate - Tốc độ tích luỹ protein

13.



14.

TĂCN

Thức ăn chăn ni

15.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

16.


TN

17.

TNHH

18.

TT

19.

VCK

20.

Y

Landrace

Thức ăn

Thí nghiệm
Trách nhiệm hữu hạn
Tăng trọng
Vật chất khô
Yorkshire

-v-



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dung tích một số cơ quan đường tiêu hoá ở lợn theo ngày tuổi ......5
Bảng 2.2. Sự thay đổi pH trong dạ dày lợn con theo ngày tuổi .......................6
Bảng 2.3. Nhu cầu lysine và một số axit amin khác tính theo PDR............... 18
Bảng 2.4. Nhu cầu nước uống của lợn qua các giai đoạn .............................. 28
Bảng 2.5. Tỷ lệ huyết tương và huyết cầu trong máu một số loài gia súc...... 31
Bảng 2.6. Chiều dài vi lông nhung trong khẩu phần sử dụng plasma và khẩu
phần đối chứng ......................................................................... 34
Bảng 2.7. Thành phần dinh dưỡng của một số loại plasma ........................... 35
Bảng 2.8. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu sử dụng plasma thay thế sữa
khử mỡ và khô đậu tương ......................................................... 37

Bảng 3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn từ sơ sinh đến 20kg ......................... 41
Bảng 3.2. Công thức hỗn hợp cho lợn con theo mẹ....................................... 41
Bảng 3.3. Giá trị dinh dưỡng ước tính của công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn
con theo mẹ .............................................................................. 42
Bảng 3.4. Công thức hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa.................................. 42
Bảng 3.5. Giá trị dinh dưỡng ước tính của cơng thức hỗn hợp cho lợn con sau
cai sữa....................................................................................... 43
Bảng 3.6. Cơng thức bố trí thí nghiệm cho lợn con theo mẹ ......................... 44
Bảng 3.7. Công thức bố trí thí nghiệm cho lợn con sau cai sữa..................... 44

- vi -


Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra thành phần hóa học của nguyên liệu sử dụng trong
sản xuất thức ăn cho lợn con tập ăn và lợn con sau cai sữa......... 47
Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra độ cứng và kích thước viên thức ăn hỗn hợp cho

lợn con sau cai sữa.................................................................... 54
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con theo mẹ .......................... 58
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi thức ăn thu nhận của lợn con theo mẹ và sau cai
sữa 1 tuần ................................................................................. 64
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con theo mẹ và sau cai sữa
1 tuần........................................................................................ 66
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn con theo mẹ và sau cai sữa
1 tuần........................................................................................ 69
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con cai sữa............................ 71
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi thức ăn thu nhận trên lợn con sau cai sữa........... 74
Bảng 4.9. Kết quả phân tích vi khuẩn E. coli và Salmonella trong phân của
lợn con sau cai sữa.................................................................... 77
Bảng 4.10. Kết quả tính tốn sơ bộ hiệu quả sử dụng plasma trong thức ăn
hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa (từ 27 - 62 ngày tuổi) ............. 78

- vii -


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tóm tắt các cơng đoạn chính trong sản xuất thức ăn hỗn hợp ...... 57

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Hàm lượng protein thô và chất béo thô của một số loại nguyên liệu
sử dụng trong công thức ........................................................... 48
Đồ thị 4.2. Tăng trọng của lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm .... 61
Đồ thị 4.3. Số ngày mắc tiêu chảy ở lợn con qua các giai đoạn thí nghiệm... 68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm ....... 59
Biểu đồ 4.2. Thu nhận thức ăn ở lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm 65

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con qua các giai đoạn thí nghiệm ........ 67
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ ni sống lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm . 69
Biểu đồ 4.5. Khối lượng lợn con sau cai sữa................................................. 72
Biểu đồ 4.6. Tăng trọng lợn con sau cai sữa ................................................. 72
Biểu đồ 4.7. Thu nhận thức ăn và FCR lợn con sau cai sữa .......................... 75
Biểu đồ 4.8. Số lượng vi khuẩn có trong 1g phân lợn 40 ngày tuổi............... 77
Biểu đồ 4.9. Số lượng vi khuẩn có trong 1g phân lợn 61 ngày tuổi............... 77

- viii -


1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành kinh doanh lớn, thịt lợn chiếm
40% tổng lượng các loại thịt. Còn ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền
thống của hàng triệu hộ nông dân, thịt lợn chiếm tới 70% tổng lượng các loại
thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường.
Trong chăn ni lợn nói chung và chăn ni lợn thịt nói riêng, giai
đoạn quan trọng nhất là giai đoạn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Bởi
vì, sự sinh trưởng, phát triển của lợn con từ sơ sinh đến 8 - 9 tuần tuổi là rất
quan trọng, quyết định đến tồn bộ q trình sinh trưởng, phát triển của lợn
các giai đoạn sau [3].
Ở Việt Nam hiện nay, lợn con thường được cai sữa từ 21 - 24 ngày
tuổi. Để có thể đảm bảo sự thích nghi của lợn con với điều kiện thay đổi sau
cai sữa, từ 5 - 7 ngày tuổi, lợn con đã được làm quen với thức ăn ngoài nguồn
sữa mẹ. Thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn và sau cai sữa khơng những địi
hỏi đủ chất dinh dưỡng mà cịn phải có khả năng tiêu hóa hấp thu cao, kích
thích được tính thèm ăn, tăng sức đề kháng, lợn khỏe mạnh, khơng ỉa chảy và
sinh trưởng tốt. Do đó, lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho
lợn con tập ăn và sau cai sữa phải đáp ứng được các yêu cầu trên.

Các sản phẩm từ ngành công nghiệp chế biến bơ sữa thường được ưu
tiên lựa chọn do có đặc tính gần giống với sữa lợn mẹ. Tuy nhiên, nhóm
nguyên liệu này thường có hàm lượng protein thấp, địi hỏi phải có một nguồn
protein khác bổ sung. Nhưng thực tế hiện nay, nguồn bổ sung protein cho sản
xuất thức ăn của lợn con là rất ít. Nguồn bổ sung protein chủ yếu cho lợn con
trên thị trường là khô đậu tương, bột cá cao đạm, các sản phẩm từ hạt đậu
tương lên men... Chính vì vậy, nghiên cứu, tìm ra những loại nguyên liệu bổ

-1-


sung protein chất lượng cao trong sản xuất thức ăn cho lợn con là một việc
làm cần thiết.
Plasma là một dạng huyết tương tách lọc từ máu động vật (lợn hoặc
bị), được xử lý tiệt trùng và sấy khơ, có màu trắng ngà đến trắng xám. Hàm
lượng protein trong plasma cao, dao động từ 70 - 80%, với tỷ lệ các axit amin
rất cân đối. Do đó, có thể coi plasma là nguồn bổ sung protein rất tốt cho lợn
con. Ngoài ra, plasma được coi như một loại kháng thể do có tác động lên hệ
thống lơng nhung ruột, ngăn chặn sự bám dính của các vi khuẩn gây hại trong
đường ruột (đặc biệt là E. coli), nhờ đó làm tăng sức đề kháng cho vật ni.
Plasma cịn có khả năng tiêu hóa, hấp thu cao, làm tăng tính ngon miệng, giúp
vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PLASMA TRONG CÔNG THỨC
THỨC ĂN HỖN HỢP CHO LỢN CON THEO MẸ VÀ SAU CAI SỮA
(YORKSHIRE X LANDRACE)"

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho
lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa.

- Đưa ra quy trình sản xuất cơng thức thức ăn hỗn hợp chứa plasma cho
lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa.

-2-


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON
Giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa, lợn con gặp phải ba stress lớn:
- Lúc mới đẻ (sơ sinh): Lợn con từ chỗ được bảo vệ trong tử cung của
lợn mẹ, dinh dưỡng cung cấp qua nhau thai, đến khi ra khỏi cơ thể mẹ, lợn
con chịu tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh, phải tự tìm vú mẹ để lấy
dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
- Lúc 21 ngày tuổi: Lợn con có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh
nhưng sản lượng sữa mẹ giảm dần theo quy luật tiết sữa. Trong khi đó, khả
năng tiêu hố thức ăn ngồi nguồn sữa mẹ là chưa hoàn thiện dẫn tới thiếu
dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cơ thể.
- Lúc cai sữa: Lúc này, lợn con phải độc lập trong sống và lấy thức ăn
từ bên ngoài để đảm bảo nhu cầu. Với việc chuyển hoàn toàn từ thức ăn dạng
lỏng sang thức ăn dạng khô, sự thay đổi về môi trường sống nên lợn con dễ bị
các chứng rối loạn do thức ăn hay tiêu hố thức ăn khơng tốt.
Vì vậy, ni dưỡng, chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa là khâu
quan trọng, quyết định kết quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản đồng thời ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn con trong các giai đoạn sau.
Chăm sóc lợn con sau sinh phải đảm bảo được ba mục tiêu: Tỷ lệ nuôi sống
cao, lợn con sinh trưởng, phát triển bình thường (biểu hiện thơng qua chỉ tiêu
khối lượng cai sữa cao) và độ đồng đều khi cai sữa cao.
Để đạt được ba mục tiêu trên, ngoài việc đầu tư về trang thiết bị, kỹ
thuật, chúng ta cần phải có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh lý của lợn
con. Dưới đây, chúng ta cùng xem xét một số đặc điểm về sinh trưởng, tiêu

hóa, khả năng điều tiết thân nhiệt và khả năng miễn dịch ở lợn con sơ sinh và
sau cai sữa.

-3-


2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng
Sinh trưởng của lợn con tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không
đồng đều. Giai đoạn theo mẹ có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Sau đó, tốc độ
sinh trưởng giảm ở 21 ngày tuổi khi lượng sữa mẹ tiết ra giảm. Và ở tuần đầu
tiên sau cai sữa, lợn con thường bị stress cai sữa nên tốc độ tăng trọng kém
hoặc không tăng trọng nếu điều kiện chăm sóc, quản lý khơng tốt. Trong 2
tuần đầu tiên sau cai sữa, lượng thức ăn thu nhận giảm khoảng 23%, tăng
trọng giảm 49% [72]. Người ta gọi đó là “khoảng hụt tăng trưởng sau cai
sữa”. Theo Black et al [36], tác động của “khoảng hụt tăng trưởng sau cai
sữa” ở lợn thương phẩm đã làm giảm 25% lợi nhuận của các cơ sở chăn nuôi.
Lợn con sau sinh có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua sự
tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường, khối lượng lợn con ở 7 - 10 ngày
tuổi đã tăng gấp 2 lần, 21 ngày tuổi gấp 4 lần, 30 ngày tuổi gấp 5 lần và đến
60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần so với khối lượng sơ sinh [2]. Theo Phạm Quang
Hùng và cộng sự [14], thời kỳ lợn con theo mẹ có tốc độ tích luỹ protein là
lớn nhất, trung bình mỗi kg khối lượng cơ thể có thể tích luỹ được 9 - 14g
protein/ngày, trong khi đó, giai đoạn sau chỉ đạt 0,3 - 0,4g protein/ngày.
Về mặt lý thuyết, lợn mới đẻ có khối lượng 1,5kg; cai sữa ở 28 ngày
tuổi đạt 15kg và 60 ngày tuổi đạt 30kg. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, ở
28 ngày tuổi, lợn chỉ đạt 8kg và 25kg ở 60 ngày tuổi [8]. Như vậy, năng suất
của lợn con cai sữa thấp hơn so với tiềm năng di truyền của chúng.
Khối lượng lợn cai sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất
chăn nuôi. Khối lượng cai sữa càng lớn, nghĩa là lợn có tốc độ tăng trọng tốt
trong giai đoạn theo mẹ thì tăng trọng của lợn các giai đoạn sau càng cao, rút

ngắn được thời gian nuôi thịt. Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự [8], cứ chênh lệch
nhau 1kg khối lượng cơ thể lúc cai sữa thì có thể chênh lệch nhau 4,1kg ở 133
ngày tuổi (đạt khối lượng cơ thể khoảng 100kg). Còn theo Varley [73], cứ tăng

-4-


được 0,1kg khối lượng lợn lúc cai sữa hoặc chỉ với mức tăng trưởng 5 10g/ngày có thể rút ngắn được thời gian nuôi đến giết thịt là 1 ngày. Do vậy, cần
có các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa.
2.1.2. Đặc điểm về tiêu hoá
Sau khi sinh, bộ máy tiêu hoá của lợn con tiếp tục phát triển và hoàn
thiện về chức năng. Thời kỳ này, kích thước của bộ máy tiêu hố, đặc biệt là
dung tích và khối lượng của dạ dày, ruột tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, số
lượng và hoạt lực của các enzyme trong đường tiêu hoá của lợn con cũng dần
được hoàn thiện theo ngày tuổi.
Bảng 2.1. Dung tích một số cơ quan đường tiêu hố ở lợn theo ngày tuổi

Thời gian

Sơ sinh

70 ngày tuổi

Số lần tăng

Dạ dày

2,5ml

1.815ml


> 70 lần

Ruột non

100ml

6.000ml

60 lần

Ruột già

40ml

2.100ml

> 50 lần

Cơ quan

Nguồn: Kvasnitskii (dẫn theo [3])

Tuyến tuỵ ở lợn 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần, khối lượng của gan
gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Lúc đầu, dạ dày chỉ nặng 6 - 8g, chứa được 35 50g sữa, nhưng chỉ sau 3 tuần, khối lượng dạ dày đã tăng gấp 4 lần; 60 ngày
tuổi đã nặng 150g và có khả năng chứa được 700 - 1000g sữa [35].
Trong 2 tuần đầu sau sinh, HCl tự do có được tiết ra nhưng lại nhanh
chóng liên kết với niêm dịch dạ dày nên trong dạ dày của lợn con lúc này
chưa có axit HCl dạng tự do. Chính vì vậy, khả năng kháng khuẩn của lợn con
hầu như khơng có. Các vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển gây bệnh dạ

dày - ruột, điển hình là bệnh lợn con ỉa phân trắng. Ở điều kiện bình thường,
từ ngày thứ 25 trở đi, HCl tự do mới bắt đầu xuất hiện ở dạ dày nhưng với

-5-


hàm lượng rất nhỏ, và phải đến 40 ngày tuổi, HCl mới phát huy tác dụng
kháng khuẩn. Để tăng cường sự tiết dịch vị và HCl ở lợn con, ta tập cho lợn
con ăn sớm từ 5 - 7 ngày tuổi. Nếu tập ăn bằng thức ăn dạng hạt từ 7 - 10
ngày tuổi thì từ ngày tuổi thứ 14, trong dạ dày lợn đã xuất hiện HCl [2].
Hàm lượng HCl có liên quan mật thiết đến độ pH trong dạ dày của lợn
con. Theo Jane Leibholz [52], pH dạ dày lợn con 28 ngày tuổi là 5,3 - 5,5; ở
56 ngày tuổi là 4,0. Còn theo Fed E.M. (dẫn theo [35]), pH trong dạ dày của
lợn con thấp hơn và thay đổi theo ngày tuổi.
Bảng 2.2. Sự thay đổi pH trong dạ dày lợn con theo ngày tuổi

Ngày tuổi

Độ pH

7
10
19
45

2,8
2,8 - 3,1
2,4 - 2,7
1,0 - 1,8


Độ pH dạ dày cũng phụ thuộc vào thành phần và tính chất của thức ăn
tập ăn, thời gian bắt đầu cho lợn con tập ăn... Độ pH trong dạ dày lợn có ảnh
hưởng rõ rệt đến tốc độ thuỷ phân propepsin thành pepsin hoạt động. Khi độ
pH = 4,0 thì tốc độ thuỷ phân tương đối chậm, pH = 2,0 thì tốc độ tương đối
nhanh, đồng thời hoạt tính của pepsin trở nên mạnh nhất khi pH dạ dày từ 2,0
- 3,5 [33].
Enzyme trong dịch vị đã có từ khi lợn con được sinh ra nhưng chưa có tác
dụng phân giải thức ăn do thiếu chất hoạt hoá là HCl. Trong 3 tuần tuổi đầu, lợn
con chỉ có khả năng tiêu hố cazein, các đường và chất béo trong sữa mẹ, còn
khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng từ thức ăn cung cấp thêm là rất thấp.
Hoạt lực của enzyme pepsin tăng lên rõ rệt theo ngày tuổi. Theo
Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự [26], lợn con 9 ngày tuổi tiêu hoá 30mg fibrin
trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 - 3 giờ và đến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ.

-6-


Hàm lượng các enzyme tiêu hoá tinh bột cũng tăng cao dần sau 4 - 5
tuần tuổi. Khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con dưới 4 tuần tuổi chỉ đạt 50%
lượng tinh bột ăn vào. Ở tuần tuổi thứ 5 - 6, khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn
con là tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, cần cung cấp cho lợn con thức ăn tinh
bột ở dạng đã được làm chín để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá đồng thời hạn chế các
yếu tố kháng dinh dưỡng.
Lượng dịch vị tiết ra ở lợn con phụ thuộc vào từng thời điểm trong
ngày. Dịch vị tiêu hoá tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69%, do đó lợn con
thường bú nhiều về đêm. Đến gần cai sữa mới có sự cân bằng về tiết dịch vị,
ban ngày 49% và ban đêm 51% [4].
* Sự biến đổi hình thái và chức năng của hệ thống lông nhung ruột
ở lợn con
Hệ thống lông nhung ở niêm mạc ruột non là nơi diễn ra quá trình hấp

thu các chất dinh dưỡng. Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại những
hốc nhỏ (hốc crypt), nơi dịch ruột và các chất lỏng khác được tiết vào khoang
ruột. Ở những lợn con khoẻ mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 - 4 lần
chiều sâu của các hốc crypt.
Chiều cao của lơng nhung có liên quan trực tiếp đến diện tích bề mặt
hấp thu của niêm mạc ruột. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ mối tương quan
khá chặt chẽ giữa chiều cao lông nhung với tốc độ sinh trưởng của lợn con
sau cai sữa. Hệ số tương quan r = 0,63 [57]; r = 0,78 [67].
Lợn con khi cai sữa thường dễ bị stress, làm giảm lượng thức ăn thu
nhận, gây ra tình trạng đói dinh dưỡng tạm thời trong đường tiêu hố, từ đó
dẫn đến biến đổi hình thái của niêm mạc ruột trong tuần đầu tiên sau cai sữa.
Ngoài ra, trong sữa lợn mẹ có axit amin glutamine, loại axit amin cần thiết
quyết định sự phát triển của hầu hết các mô và tế bào [65]. Glutamine là
nguồn năng lượng quan trọng đối với sự phát triển các tế bào ruột trong suốt

-7-


thời kỳ bú sữa [69], [77]. Do đó, khi cai sữa sẽ dẫn đến sự thiếu hụt
glutamine. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của tế bào niêm mạc ruột của lợn con.
Theo Pluske J.R. [68], hình thái lơng nhung ruột thay đổi rõ nét ở lợn
con cai sữa sớm 14 - 28 ngày. Theo Lindermann và cộng sự [58], chiều cao
của lông nhung giảm 30 - 65% ở lợn con cai sữa lúc 21 ngày và 27% ở lợn
con cai sữa lúc 35 ngày. Còn theo Hampson D.J. [48] đã báo cáo, so với lợn
con trước cai sữa, chiều cao của lông nhung giảm 75% sau 24 giờ cai sữa (lợn
được cai sữa ở 21 ngày tuổi). Sau 5 ngày cai sữa, chiều cao lông nhung giảm
50%. Và sau 5 - 8 ngày cai sữa, chiều cao của các lông nhung ruột non mới
bắt đầu được phục hồi.
2.1.3. Đặc điểm về điều tiết thân nhiệt

Nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh
nhiệt và toả nhiệt của cơ thể, đặc biệt đối với lợn con. Có thể coi đó là một chỉ
tiêu ảnh hưởng đến đặc điểm và chức năng của cơ quan điều tiết thân nhiệt.
Trong tuần lễ đầu tiên, thân nhiệt của lợn con phụ thuộc hồn tồn vào
nhiệt độ mơi trường. Lúc mới sinh, thân nhiệt lợn con là 38,5 - 390C, nhiệt độ
tiêu chuẩn tới hạn là 33 - 350C. Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con sơ
sinh là rất kém, và tăng chậm từ khi sinh đến 2 tuần tuổi.
Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, thân nhiệt lợn con sẽ giảm dần xuống tuỳ
thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. 30 giây sau đẻ, lượng nước trong cơ thể lợn
con giảm 1,2 - 2%, thân nhiệt giảm từ 5 - 100C. Khi nhiệt độ ngoại cảnh là 55
- 750F thì thân nhiệt lợn con có thể bị giảm từ 3 - 120F sau 1 giờ và sau 1 giờ
nữa, thân nhiệt của chúng mới trở lại bình thường. Nếu nhiệt độ mơi trường <
550F thì sau 2 ngày, lợn con mới điều hồ thân nhiệt trở lại bình thường. Nếu
xuống dưới 250F thì phải mất 10 ngày sau, thân nhiệt lợn con mới ổn định trở
lại [35]. Còn theo Vũ Duy Giảng và cộng sự [8], nhiệt độ trực tràng giảm 20C

-8-


nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 180C và giảm 50C nếu nhiệt độ chuồng nuôi là
110C. Thân nhiệt lợn con chỉ trở lại bình thường sau 24 giờ.
Nhiệt độ trong chuồng q lạnh cịn cản trở đến q trình bú sữa đầu
của lợn con. Lợn sống trong chuồng có nhiệt độ 18 - 200C, tiêu thụ sữa đầu
giảm 27% so với chuồng có nhiệt độ 30 - 320C.
Khi thân nhiệt xuống dưới 32 - 330C, lợn con mất khả năng điều hoà
thân nhiệt. Hai ngày đầu sau sinh, nhiệt độ môi trường ở mức 5 - 60C, lợn con
sẽ bị mất nhiệt nhanh chóng và chết do lạnh. Có thể coi chuồng lạnh là
nguyên nhân trực tiếp gây tỷ lệ tử vong cao ở lợn con theo mẹ, nhất là khi
mới sinh. Tỷ lệ chết là 12,1% nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 20 - 250C so với
7,7% khi nhiệt độ chuồng ni lớn hơn 250C.

Do đó, giữ ấm trong chuồng nuôi là một biện pháp quan trọng trong
chăn nuôi lợn con. Có thể sử dụng đèn sưởi (bóng đèn đỏ cơng suất từ 100W
hoặc bóng đèn hồng ngoại 250W), khoảng cách đèn được điều chỉnh phù hợp,
cách 50 - 70cm tính từ nền chuồng. Nhiệt độ phù hợp tại khu vực lồng sưởi
của lợn con là 32 - 350C. Ngồi ra, cịn phải đảm bảo khu vực chuồng ni
tránh được gió lùa, mưa tạt.
2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Ở lợn con, khả năng miễn dịch là thụ động. Cơ thể lợn con mới sinh
khơng có kháng thể, kháng thể này được truyền vào cơ thể khi cho lợn con bú
sữa đầu. Hàm lượng kháng thể trong máu lợn con lúc này phụ thuộc vào sự
hấp thu sữa đầu nhiều hay ít. Sữa đầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất giàu
vitamin và kháng thể. Hàm lượng γ-globulin chiếm 34,06%, α-globulin chiếm
12,7%, albumin chiếm 11,48% lượng protein sữa đầu. Các protein này đóng
vai trị miễn dịch quan trọng ở lợn con.
Nếu được bú sữa đầu, sau 24 giờ, hàm lượng γ-globulin trong máu lợn
con có thể đạt tới 20,3mg/100ml máu, đến 3 tuần tuổi đạt 24mg/100ml máu

-9-


[14]. Từ 3 - 4 tuần tuổi, hàm lượng γ-globulin trong máu lợn con giảm xuống
do nguồn kháng thể cung cấp từ sữa lợn mẹ khơng cịn, khả năng tự tổng hợp
kháng thể của lợn con chưa hoàn thiện. Theo Liu Xing và Feng Jie [33], 97%
IgA, IgM và IgG trong kháng thể từ nguồn sữa mẹ lần lượt bị tiêu hủy thông
qua trao đổi chất ở 15, 23, 60 ngày tuổi. Đến 5 tuần tuổi, cơ thể lợn con bắt
đầu có đáp ứng miễn dịch chủ động, hàm lượng γ-globulin lại tăng lên, đạt
mức 65mg/100ml máu. Chính vì vậy, việc tìm ra cách thức để tạo dựng hệ
thống miễn dịch cho lợn con là đặc biệt quan trọng [40].
Khi mới sinh, khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con là rất lớn,
cho phép các phân tử có kích thước to đi qua được dễ dàng. Ngồi ra, trong

sữa đầu của lợn mẹ có chất kháng trypsin, làm mất hoạt lực của enzyme
trypsin do tuyến tuỵ tiết ra. Nhờ đó, lợn con có thể hấp thu nguyên vẹn phân
tử γ-globulin. Lúc này, sự hấp thu γ-globulin theo phương thức ẩm bào.
Tuy nhiên, khả năng hấp thu kháng thể của lợn con giảm dần theo thời
gian. Khả năng này giảm nhanh trong vòng 24 - 30 giờ sau đẻ. Theo Nguyễn
Xuân Tịnh và cộng sự [26], sau đẻ 4, 6, 12, 20 giờ, khả năng hấp thu kháng
thể giảm dần, tương ứng là 25, 20, 17, 12%.
Do vậy, sau đẻ từ 1 - 2 giờ, cần cho lợn con bú ngay sữa đầu và duy trì
cữ bú cho lợn con. Việc bú sữa đầu lúc này có rất nhiều ích lợi. Cho lợn con
bú ngay sữa đầu kích thích lợn mẹ tiếp tục đẻ, giúp tăng thân nhiệt đồng thời
cung cấp lượng lớn kháng thể và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh
trưởng, phát triển của lợn con.
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON
Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng khẩu phần là phải đảm bảo được
sự cân bằng các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn vật ni, khối lượng, tính
biệt... Các chất dinh dưỡng đó là năng lượng, protein và axit amin, các chất
khoáng và vitamin.

- 10 -


Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lợn đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng
khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhu cầu dinh dưỡng của lợn con
giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa.
2.2.1. Nhu cầu về năng lượng
Năng lượng là một trong ba thành phần chiếm chi phí cao nhất khi xây
dựng khẩu phần ăn cho lợn. Nói chung, lợn cần năng lượng cho duy trì, sản
xuất và sinh sản. Giá trị năng lượng thức ăn cũng như nhu cầu năng lượng cho
lợn thường được biểu thị theo năng lượng tiêu hoá (DE) hay năng lượng trao
đổi (ME). Nhiều tác giả đã đưa ra cách ước tính giá trị năng lượng, trong đó,

đáng chú ý là công thức của Bo Gohl đưa ra năm 1982 và cơng thức của Lã
Văn Kính năm 2003.
Theo Bo Gohl (dẫn theo [8]), giá trị năng lượng DE hoặc ME được ước
tính bằng cơng thức sau:
DE (kcal/kg) = 5,78X1 + 9,42X2 + 4,4X3 + 4,07X4
ME (kcal/kg) = 5,01X1 + 8,93X2 + 3,44X3 + 4,08X4
X1, X2, X3 và X4 lần lượt là protein thơ tiêu hố, chất béo tiêu hố, xơ
thơ tiêu hố và chiết chất khơng nitơ tiêu hố tính bằng g/kg thức ăn.
Lã Văn Kính (dẫn theo [8]) đề nghị sử dụng công thức:
DE (kcal/kg) = 52,8 CP + 69,7 EE - 11,5 CF + 34,7 NFE + K
ME (kcal/kg) = 46,6 CP + 65,9 EE - 12,4 CF + 34,6 NFE +K
CP, EE, CF và NFE lần lượt là protein thô, chất béo, xơ thô và chiết
chất khơng nitơ tính bằng g/kg thức ăn; K là hệ số điều chỉnh (ví dụ K = +150
(hiệu chỉnh cho DE) và K = +161 (hiệu chỉnh cho ME).
Các công thức đề nghị của Lã Văn Kính có ưu điểm là không cần xác
định thành phần dinh dưỡng ở dạng tiêu hố, giúp giảm được nhiều cơng sức
và thời gian thí nghiệm. So với cơng thức của Bo Gohl, các cơng thức này có
sai số, tuy nhiên sai số khơng lớn. Ví dụ, ngũ cốc và phụ phẩm của ngũ cốc có
sai số thấp nhất là 0,7% và cao nhất 3,8% [8].

- 11 -



×