Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đánh giá năng suất, giá trị dinh dưỡng cuả cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) và thử nghiệm ủ chua với cỏ voi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.83 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là
trung thực và được thực hiện nghiêm túc tại phòng phân tích của bộ môn
Dinh dưỡng và thức ăn và Phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa Chăn nuôi và
Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu trong bản luận văn. Các
thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường ĐH
Nông Nghiệp Hà Nội ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự
giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô giáo,bạn bè và người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Việt Phương
người đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh
dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội đã đóng góp ý và chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn
thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ kỹ thuật tại phòng phân tích của
bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn và Phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa Chăn
nuôi và Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp những người đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu đó.



ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến năng suất của cỏ Voi và cỏ Ghi
nê..................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2-2. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến thành phần hóa học của cỏ (%
chất khô).......................................................Error: Reference source not found
Bảng 2-3. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến tỉ lệ tiêu hóa in-vitro và tỉ lệ sử
dụng cỏ.........................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Thành phần hóa học của Sesbania sesban....Error: Reference source
not found
Bảng 2.5. Mật độ năng lượng thô của thức ăn ủ chua và của cỏ nguyên
liệu ủ .......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chiều cao thu cắt đến năng suất chất xanh cây Điền
thanh thân xanh, n=3....................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chiều cao thu cắt đến năng suất chất khô cây Điền
thanh thân xanh, n=3....................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chiều cao thu cắt đến năng suất protein thô cây
Điền thanh thân xanh, n=3............................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Năng suất chất xanh cây Điền thanh thân xanh, n=3................Error:
Reference source not found
Bảng 4.5. Năng suất chất khô của Điền thanh thân xanh, n=3.Error: Reference

source not found
Bảng 4.6. Năng suất protein của Điền thanh thân xanh, n=3...Error: Reference
source not found
Bảng 4.7. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu
trước khi ủ.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Đánh giá chât lượng thức ăn ủ chua.......Error: Reference source not
found
Bảng 4.9. Giá trị pH và hàm lượng axit hữu cơ của thức ăn ủ chua..........Error:
Reference source not found

iv


Bảng 4.10. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp ủ chua
Điền thanh, cỏ Voi sau 30 ngày....................Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp ủ chua
Điền thanh, cỏ voi sau 60 ngày.....................Error: Reference source not found
Bảng 4.14. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp ủ chua
Điền thanh, cỏ voi sau 90 ngày.....................Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Năng suất chất xanh của Điền thanh thân xanh (kg/ha/ngày)
......................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2. Năng suất chất khô của Điền thanh thân xanh (kg/ha/ngày).Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.3. Năng suất protein của Điền thanh thân xanh (kg/ha/ngày)...Error:
Reference source not found
Hình 2.1. Lá, hoa và quả của Sesbania sesban........Error: Reference source not
found

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABBH
ADF
CF
CHO
CP
CF
DE
DXKN
Kg
KHKT
KTS
ME
N
NDF
NPN
TCVN
VCK
VSV

Axit béo bay hơi
Xơ thô tan trong môi trường axit
Xơ thô
Carbohydrat
Protein thô
Xơ thô
Năng lượng tiêu hóa
Dẫn xuất không nito

Kilogam
Khoa học kỹ thuật
Khoáng tổng số
Năng luận trao đổi
Nito
Xơ thô tan trong môi trường trung tính
Nito phi protein
Tiêu chuẩn Việt Nam
Vật chất khô
Vi sinh vật

vi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp nước ta, nó cung
cấp cho con người các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, sữa,
trứng… và các nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, da... Trong
chăn nuôi, thức ăn đóng một vai trò quan trọng, do nó chiếm đến 70% giá
thành của sản phẩm, vì vậy, để sản xuất chăn nuôi ổn định, cần có nguồn thức
ăn bền vững.
Tuy nhiên chăn nuôi gia súc ở nước ta còn phát triển chậm. Chăn
nuôi chủ yếu tồn tại trong nông hộ nhỏ lẻ, phân tán. Năng suất, sản lượng
thịt, sữa và hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Việc chăn nuôi gia súc ăn cỏ còn
chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Trong cách chăn nuôi gia súc nhai lại truyền thống ở các hộ gia đình ở
nước ta hiện nay thì nguồn thức ăn chính là cỏ tự nhiên. Vào mùa mưa đàn
trâu bò được chăn thả trên đất tận dụng, đồi núi hoặc bờ ruộng, mùa khô thì

tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp mà phần lớn là rơm cỏ già. Tuy là nguồn
thức ăn chính nhưng cỏ tự nhiên ở nước ta có tỷ lệ protein thấp (khoảng 910% chất khô khi non và giảm xuống 7-8% khi già). Vì thế cách chăn nuôi
truyền thống chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế ở nước ta khá phát triển, chăn nuôi
theo phương thức truyền thống không còn phù hợp và không đáp ứng đủ nhu
cầu thực phẩm. Vì thế, chăn nuôi được chú trọng phát triển theo hướng công
nghiệp, kể các chăn nuôi gia súc nhai lại. Để phát triển chăn nuôi theo hướng
công nghiệp, ngoài các giải pháp nâng cao chất lượng đàn giống thì cần bổ
sung thêm nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc. Một số giống cỏ đã được
trồng thử nghiệm, tuy nhiên cỏ trồng phần lớn là cỏ hòa thảo (cỏ Voi, cỏ Ghi

1


nê, cỏ lông Para…). Cỏ hòa thảo tuy có năng suất cao đáp ứng được về số
lượng nhưng chưa đáp ứng được về mặt chất lượng vì có hàm lượng protein
không cao (khoảng 10% chất khô). Do vậy một trong những biện pháp chính
để nâng cao chất lượng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc nhai lại ở nước ta là
phát triển cây họ đậu. Điền thanh là cây họ đậu đã xuất hiện ở nước ta từ lâu
và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta. Tuy nhiên, chưa
có những nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng cây Điền thanh làm thức ăn thô
xanh cho gia súc. Từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng
suất, giá trị dinh dưỡng cuả cây Điền Thanh thân xanh (Sesbania
Cannabina) và thử nghiệm ủ chua với cỏ Voi”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1. Mục đích
- Đánh giá năng suất của cây Điền thanh thân xanh;
- Đánh giá thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và khả năng sử dụng
làm nguyên liệu ủ chua của Điền thanh thân xanh với cỏ Voi.
2.2. Yêu cầu

- Theo dõi khả năng sinh trưởng một cách khách quan.
- Lấy mẫu và phân tích khách quan, đúng quy định hiện hành của Việt
Nam.
- Nâng cao khả năng sử dụng Điền thanh thân xanh vào chăn nuôi gia
súc để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn thô xanh

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU CÂY THỨC ĂN XANH
2.1.1 Một số khái niệm về cây thức ăn xanh
Cây thức ăn xanh là từ dùng để chỉ tất cả các loại cây thực vật ở dạng
tươi gồm cây hòa thảo, cây đậu, cây đậu thân gỗ và những cây khác mà có thể
sử dụng được để làm thức ăn cho gia súc. Khái niệm cây thức ăn xanh cả cây
thức ăn tự nhiên và cây thức ăn được gieo trồng với mục đích sử dụng làm
thức ăn cho gia súc.
Cỏ trồng là khái niệm thường dùng để chỉ các giống cây thức ăn cải
tiến là những giống thực vật đã được nghiên cứu và lai tạo hay lựa chọn từ tự
nhiên với mục đích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt và thích
nghi tốt với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác ở một vùng nào đó.
Cây thức ăn xanh được chia làm hai nhóm lớn như sau:
 Cỏ hòa thảo
Đặc điểm của nhóm này là có năng suất cao, có tính ngon miệng đối
với gia súc. Thông thường chúng chiếm tỉ lệ cao trong toàn bộ khẩu phần ăn
của động vật nhai lại. Tuy nhiên hầu hết các cây hòa thảo có chứa hàm lượng
potein thấp chỉ vào khoảng 5-12% so với vật chất khô, tỷ lệ này phụ thuộc
vào các yếu tố như giống, dinh dưỡng của đất, mùa vụ và tuổi thu hoạch …
 Cỏ họ đậu

Đặc điểm quan trọng nhất của nhóm cây thức ăn xanh này là hàm
lượng protein trong vật chất khô của lá cao (15-20%), đây là nguồn cung cấp
nitơ vô cùng quan trọng cho gia súc nhai lại. Cây họ đậu thường được gia súc
nhai lại sử dụng ít hơn cây hòa thảo. Trong lá của một số cây họ đậu có chứa
độc tố thuộc nhóm glycoside, nếu bổ sung với tỷ lệ cao cho gia súc dạ dày

3


đơn thì rất dễ gây cho gia súc trúng độc. Với gia súc nhai lại thì ít bị độc vì
khu hệ vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải chất độc.
2.1.2. Giá trị của cây thức ăn xanh
 Làm thức ăn gia súc
Đối với hầu hết gia súc, trong khẩu phần ăn của chúng có một lượng
thức ăn thô xanh nhất định trong khẩu phần ăn. Thức ăn thô sẽ đáp ứng gần
như đầy đủ mọi yêu cầu về chất dinh dưỡng của gia súc như nhu cầu về năng
lượng protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin.
Những gia súc sử dụng thức ăn xanh làm thức ăn chính bao gồm trâu
bò, dê, cừu, ngựa, thỏ…, ngoài ra còn có cả lợn, gia cầm, cá … cũng sử dụng
thức ăn xanh làm thức ăn.
+ Cỏ là nguồn thức ăn rẻ tiền, đồng thời nó không phải là nguồn thức
ăn bị cạnh tranh giữa con người và gia súc.
+ Cỏ là nguồn cung cấp protein thô cho gia súc: Trong cỏ non nhiệt đới
protein chiếm 14-16% tính theo vật chất khô, cỏ già nhiệt đới protein của cỏ
thấp hơn so với cỏ ôn đới .
+ Cung cấp chất xơ: Ở cỏ nhiệt đới thì lượng xơ có thể chiếm từ 1440% tính theo vật chất khô và cao gấp đôi cỏ ôn đới. Lượng xơ quá cao sẽ ảnh
hưởng xấu đến tiêu hóa thức ăn của gia súc (Thái Đình Dũng và Đặng Đình
Liệu, 1978). Trong xơ có ba thành phần chính là hemixenlulo, xenlulo, lignin.
Ở cỏ nhiệt đới thì lượng xơ và hàm lượng lignin cao làm cho khả năng tiêu
hóa thức ăn của gia súc bị giảm.

+ Cung cấp khoáng: Trong thức ăn xanh cũng chứa một hàm lượng
khoáng đáng kể, tuy nhiên ở cỏ nhiệt đới thì hàm lượng khoáng lại thấp do
mưa nhiều, do vậy trong khẩu phần ăn của gia súc phải bổ sung thêm khoáng.
+ Cung cấp vitamin: Đa phần cỏ nhiệt đới nghèo caroten và các vitamin
khác do đó cần bổ sung vitamin vào trong khẩu phần ăn của gia súc. Nói
chung chất lượng cỏ nhiệt đới luôn thấp hơn cỏ ôn đới. Ví dụ nếu không bổ

4


sung thêm thức ăn tinh vào khẩu phần ăn của bò ăn cỏ nhiệt đới thì con bò đó
chỉ cho tối đa 8-10 lít sữa/ngày (Thái Đình Dũng và Đặng Đình Liệu, 1978).
 Trồng cỏ để giữ đất xói mòn
Ở những vùng đồi núi dốc người ta thường trồng cỏ thành những hàng
đồng mức nhằm giảm độ xói mòn của đất. Có thể trồng theo các đường hàng
rào hay trên các lô.
 Trồng cỏ để cải tạo đất bỏ hoang hóa, đất nghèo dinh dưỡng.
Trồng các cây họ đậu trên đất canh tác bỏ hoang hóa một hay nhiều
năm để tái tạo độ màu mỡ cho đất và để lấn át cỏ dại mọc.
Một số cây họ đậu thường được dùng để cại tạo đất như: đậu Leo
(Centrosema pubescens), đậu Stylo (Stylosanthes guianensis)…
 Trồng cỏ để che phủ trên đất canh tác màu vụ:
+ Cây họ đậu được trồng xen lẫn với cây hoa màu như ngô hay khoai, sắn.
+ Trồng cây họ đậu để hạn chế cỏ dại, cải tạo đất và giảm sự xói mòn của đất.
+ Trồng cây họ đậu dưới các tán cây cao như cây ăn quả, cây chuối, cây
dừa…
• Trồng cỏ để làm phân xanh.
• Trồng cỏ phát triển để làm cảnh.
2.1.3. Những định hướng giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại ở các
nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới, diện
tích sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần. Dự
kiến có khả năng đất trồng trọt sẽ giàm từ 0,28 ha/người xuống còn 0,17
ha/người (WRi-1990). Do vậy chúng ta cần nâng cao sinh khối cây trồng trên
một diện tích đất mới có thể sản xuất đủ lương thực cho mình và cung cấp đủ
thức ăn cho vật nuôi.
Để ngành chăn nuôi phát triển đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn thức ăn. Vì
vậy việc trồng cây thức ăn cho gia súc là việc làm không thể thiếu được, mặc

5


dù bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp. Đây chính là một
định hướng lớn để giải quyết vấn đề thức ăn cho gia súc nói chung và thức ăn
cho gia súc nhai lại nói riêng.
Nội dung của định hướng giải quyết vấn đề thức ăn cho gia súc
bao gồm:
+ Do hạn chế của đất đai nên việc chọn lựa cây thức ăn cho gia súc cần
phải đạt được năng suất tương đối cao và có chất lượng tốt.
+ Phải đẩy mạnh việc trồng cây có nhiều mục đích, làm thức ăn cho gia
súc, cải tạo đất, lấy chất đốt, chống xói mòn, làm phân xanh, có thể làm hàng
rào chắn cảnh quan môi trường… Việc trồng cây đa mục đích giúp chúng ta
có được mô hình VAC bền vững, tiết kiệm được diện tích đất canh tác, tiết
kiệm về đầu tư và nhân lực…
Ở các nước đang phát triển, đa số những người dân đã có những cách tổ
chức đồng cỏ để nuôi gia súc nhai lại. Họ đã thành lập những bãi chăn thả gia
súc với những phương thức chăn nuôi như lấy thịt, sữa, lông… Khi người dân
thành lập được những bãi chăn thả lúc đó phải có cách cải biến đồng cỏ, chăm
bón, bồi dưỡng, quản lí đồng cỏ tốt hơn. Đồng thời phải cải tạo được đồng cỏ
hỗn hợp để đạt mục đích cuối cùng là đem lại năng suất cũng như chất lượng bãi

cỏ để cung cấp đầy đủ thức ăn xanh có chất lượng tốt cho gia súc và mục đích là
tạo ra những sản phẩm của ngành chăn nuôi ngày càng có chất lượng cao.
Lượng cỏ dư thừa ở mùa cỏ nhiều khi mà gia súc không ăn hết thì ta có
thể tiến hành bảo quản làm thức ăn dự trữ trong những ngày thiếu hụt. Nếu
thực hiện tốt vấn đề này thì không những đáp ứng đủ thức ăn cho cả mùa khô
khi mà lượng cỏ tươi trên đồng cỏ không đủ để cung cấp cho chúng.
+ Có thể nói rằng việc trồng cây thức ăn cho gia súc là việc rất quan
trọng không thể thiếu trong hệ thống phát triển chăn nuôi bền vững ở các
nước phát triển, đang phát tiển và cũng như các nước Đông Nam Á.

6


2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ
2.2.1. Động thái sinh trưởng của thân lá
Trong lĩnh vực cây thức ăn chăn nuôi thì phần thân lá được các nhà
chăn nuôi đặc biệt quan tâm vì đây là phần chính sử dụng làm thức ăn cho gia
súc. Quá trình sinh trưởng của thân lá có thể được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sinh trưởng chậm;
+ Giai đoạn sinh trưởng nhanh;
+ Giai đoạn sinh trưởng chậm.
Sau khi nảy mầm trọng lượng vật chất khô của cây sẽ giảm do chất dự
trữ ở hạt được sử dụng trong quá trình nảy mầm. Cây sinh trưởng chỉ dựa vào
dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên sinh trưởng của cây lúc này chậm. Cho tới
khi những lá xanh đầu tiên xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp,
sự sinh trưởng tăng dần đến khi bộ rễ và bộ lá của cây phát triển tương đối
hoàn thiện, khả năng hút chất dinh dưỡng trong đất và khả năng quang hợp
của cây mạnh thì cây sinh trưởng rất nhanh. Đến gần giai đoạn trưởng thành
thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này trọng
lượng vật chất khô của cây bị giảm đi.

Mặc dù đồ thị sinh trưởng của thân lá cây thức ăn chăn nuôi có dạng
hình chữ S, tuy nhiên độ dài của các giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh, chậm
sẽ khác nhau. Dựa vào sự nghiên cứu đồ thị sinh trưởng để người chăn nuôi
quyết định:
+ Thời điểm bón thúc cho cây thức ăn.
+ Thời điểm thu hoạch thích hợp sao cho thu được năng suất và chất
lượng thức ăn cao.
+ Chọn cỏ để trồng kết hợp, hạn chế được sự che bóng của nhau.

7


2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân lá
Sức nảy mầm của giống
Sự sinh trưởng của cây thức ăn phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm
của hạt, nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh
sau này. Nhiều loài cỏ có sức nảy mầm cao như cỏ Mộc Châu, nhưng một số
khác sức nảy mầm kém và cần được xử lý bằng các phương pháp như xát vỏ,
xử lý quang hóa, xử lý hóa học… như cỏ Ghi nê (Panicum maximum), đậu
Stylo (Stylosanthes guianensis). Cũng có loài mà hạt hoàn toàn mất sức nảy
mầm như hạt cỏ Pangola (Digitaria decumbens), phải tìm cách nhân giống
khác. Phẩm chất của hạt thể hiện qua độ thuần và tỷ lệ nảy mầm.
Trước khi gieo hạt cần xác định tỷ lệ nảy mầm (trực tiếp gieo trên đất,
cát ẩm hay bông thấm nước) và giá trị nông nghiệp của hạt.
Sức nảy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà
còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống, điều kiện đất và khí hậu. Cỏ Gà
(Cynodon dactylon) có thể để sau 1 tuần kể từ khi cắt mà vẫn giữ được tỷ lệ
nảy mầm cao còn cỏ Pangola (Digitaria decumbens) chỉ sang ngày thứ 2 sau
khi cắt tỷ lệ này giảm rõ rệt. Những đoạn hom đầu có tỷ lệ nảy mầm cao nhất
và khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nảy mầm, tuy từ đốt thứ 3 trở đi độ

tăng giảm xuống đột ngột.
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của
cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh trưởng chậm
lại. Nói chung trong khoảng từ 0 đến 30-35 0C ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây
trồng theo quy luật Vant-Huff. Mặt khác tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có
tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ. Nhiệt độ thất nhất để cỏ

8


nhiệt đới nảy mầm là 15-20oC và tối ưu là 25-35oC. Nhiệt độ tối ưu cho quang
hợp ở cỏ ôn đới là 15-20oC và ở cỏ nhiệt đới là 25-30oC.
Nếu như đối với phần lớn các loài cỏ ôn đới nhiệt độ thích hợp nhất để
sinh trưởng (tính bằng sự tăng chất khô hoặc tốc độ sinh trưởng tương đối)
nằm trong khoảng 20-25oC thì những hòa thảo nhiệt đới và cận nhiệt đới có
nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cao hơn nhưng loài như cỏ Gà (Cynodon
dactyron), cây Cao lương (Sorghum sudanense)…sinh trưởng rất chậm hoặc
không sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10-15 oC và ở nhiệt độ 30-35oC thì
tốc độ sinh trưởng đạt tới mức cao nhất. Ở nhiệt độ thấp dưới 10 oC cây cỏ
nhiệt đới có thể úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục phá hủy.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh
trưởng của cây, ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích
lũy, ban đêm nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí hữu cơ nên sinh trưởng của
cây cao hơn.
Ẩm độ
Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh
trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Giảm mức độ bão hòa khi sinh
trưởng chậm lại. Đối với các tế bào rễ vì không có mô che chở như các bộ

phận trên mặt đất nên phải đủ ẩm rễ mới sinh trưởng được. Về mùa xuân
nước trong đất nhiều, độ ẩm không khí cao, cây mất ít nước và chất nguyên
sinh được bão hòa nên sinh trưởng mạnh, còn mùa đông do độ ẩm không khí
thấp, cây mất nước nhiều chất nguyên sinh không bão hòa nên cây sinh
trưởng chậm lại.
Ẩm độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sản lượng cỏ. Lượng
mưa tổng số cũng như phân bố của nó quyết định sự thích nghi của một số
giống cây thức ăn gia súc đối với môi trường nhất định nào đó. Sự thay đổi
theo mùa của sinh trưởng do nhiều yếu tố gây ra, nhưng hạn chế nhất cho sinh
trưởng trong mùa đông vẫn là nhiệt độ và ẩm độ mà trong đó nhiều nhà

9


nghiên cứu cho nhận định rằng ẩm độ là nhân tố hạn chế nhất. Cho nên tưới
nước cho đồng bãi cỏ là một hình thức nhằm tăng năng suất cỏ và đáp ứng
được nhu cầu cho chăn nuôi thâm canh ở nhiều nước chăn nuôi phát triển, lý
do là vì nhờ nước mà cây có thể hút được chất dinh dưỡng.
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ vì ẩm
độ giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Nước trong đất cần
thiết cho cây trong toàn bộ thời kì dinh dưỡng vì nhờ nước mà cây có thể hút
chất dinh dưỡng, đất thiếu nước cây không thể hoạt động mạnh mẽ được, và
nếu thừa nước thì cây có thể bị úng thối vì thiếu ôxy. Vì vậy chế độ tưới nước
và tiêu nước cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cỏ.
Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển
dinh dưỡng từ đất lên. Không có cây thức ăn nào có thể sinh trưởng tốt trong
khi mùa khô kéo dài, chỉ có một vài loài có thể chịu được môi trường khô hạn
hơn những loài khác mà thôi. Một số loài đậu thân gỗ, như Keo dậu
(Leucaena leucocephala), có hệ thống rễ ăn sâu có thể giúp cây lấy nước từ
tầng đất sâu hơn. Điều này cho phép cây sinh trưởng được và giữ màu xanh

của lá trong mùa khô hơn những cây thức ăn khác. Một vài loại cây hòa thảo
và đậu thân bụi như Andropgon gayanus và đậu Stylo (Stylosanthes hamate)
… cũng có khả năng duy trì được màu xanh của lá trong mùa khô.
Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh
trưởng của cây rất phức tạp. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây
tiến hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục mà lục lạp chứa
diệp lục là nơi duy nhất tích lũy năng lượng mặt trời dưới dạng các chất hữu
cơ. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường.
Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là
cường độ sáng và quang chu kì, nhưng khó có thể dùng thực nghiệm để tách
riêng những ảnh hưởng khác nhau giữa chúng. Ở những cường độ ánh sáng

10


yếu (500-1000 lux) thì cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường độ sáng
nhưng những cường độ ánh sáng mạnh thì mức tăng giảm bất ngờ. Đối với
nhiều loài cỏ nhiệt đới cường độ quang hợp tiếp tục tăng, tuy không theo
đường thẳng, cho đến khi năng lượng nhận được bằng 60.000 lux hay cao
hơn. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới là
50.000-60.000 lux, ở cỏ ôn đới là 15.000-20.000 lux.
Tăng quang chu kì làm kìm hãm tốc độ đẻ nhánh tuy không ảnh
hưởng tới việc ra lá của cỏ. Trong những ngày hè dài, lá và thân sinh
trưởng thẳng hơn, giảm sự hình thành của mầm nách. Còn trong những
ngày ngắn và mát của cuối mùa hè và mùa thu thì sinh trưởng rộng hơn và
chồi hình thành nhiều hơn.
Hầu hết các loài cây thức ăn đều có thể sinh trưởng tốt dưới những
vùng đất bị che bóng nhẹ như Brachiaria humidicola, Arachis pintoi…
Không có giống cây thức ăn gia súc nào sinh trưởng, phát triển tốt trong điều

kiện bị che bóng nặng, chỉ có một số loài có thể thích hợp tồn tại dưới mật độ
tán cây che phủ trung bình như Centrosema macrocarpum, Paspalum
atratum… Những loài này có thể trồng che phủ mặt đất và hạn chế cỏ dại ở
dưới các tán cây, nhưng trong trường hợp này năng suất chất khô thu được
không được cao.
Dinh dưỡng trong đất
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây
thức ăn trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả
các nguyên tố đại và vi lượng. Phân bón và cách bón phân ảnh hưởng rõ rệt
đến năng suất chất khô và thành phần hóa học của thức ăn. Các loài có năng
suất cao như cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Ghi nê (Panicum maximum),
cỏ Lông Para (Brachiaria mutica)… phản ứng rất mạnh với phân chuồng và
phân đạm. Phân bón lót P-K rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm,
làm tăng năng suất cỏ so với không bón phân. Ngược lại sự tăng năng suất do

11


tác dụng của N chỉ xảy ra ngay khi trước đó người ta bón phân, cũng chính vì
vậy mà người ta có thể sử dụng đạm một cách hợp lí nhằm cân bằng năng suất
cỏ trong cả năm để khắc phục trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên.
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các
nguyên tố. Nói chung, hòa thảo ưa đất trung tính còn các cây đậu ưa đất hơi
kiềm vì chúng cần nhiều Ca hơn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ở đồng cỏ
nhiệt đới ít cây đậu.
Tất cả cây thức ăn đều sinh trưởng tốt trên đất có độ màu mỡ cao đến
trung bình. Một vài cây có tiềm năng năng suất cao như cỏ Voi (Pennisetum
purpureum),cỏ Ghi nê (Panicum maximum)… chỉ sinh trưởng tốt trên đất màu
mỡ. Nhiều cây thức ăn có thể sinh trưởng tốt trên đất nghèo dinh dưỡng và một
số như Brachiaria humidicola, đậu Stylo (Stylosanthes guianensis) còn sinh

trưởng tốt trên đất chua, nghèo dinh dưỡng. Mặc dù vậy, không có loài nào cho
năng suất cao trên đất nghèo dinh dưỡng nếu không được bón phân đầy đủ.
Trên đất nghèo dinh dưỡng cây thức ăn có thể không chứa đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và sản xuất của gia súc.
Hầu hết cây thức ăn đều có thể sinh trưởng trên đất kiềm. Đặc biệt có
một vài loài thích hợp với loại đất có độ pH cao như: cây Keo dậu (Leucaena
leucocephala), Desmanthus virgatus và Bachiaria humidicola. Loài không
sinh trưởng tốt trên đất kiềm là đậu Stylo (Stylosanthes guianensis).
Cùng với việc thu hoạch (cắt hay chăn thả gia súc) đất đồng cỏ bị lấy đi
lượng lớn chất dinh dưỡng. Một phần các chất dinh dưỡng được trả lại đồng
cỏ do phân và nước tiểu bài tiết ra khi chăn thả. Ngoài ra các chất dinh dưỡng
trong đất đồng cỏ còn bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm xuống tầng đất
sâu… Đồng cỏ càng bị khai thác triệt để bao nhiêu thì các chất dinh dưỡng
trong đất càng bị cạn kiệt bấy nhiêu. Do vậy để giữ được năng suất đồng cỏ
cao và ổn định cần thiết phải bón phân cho đồng cỏ.

12


Khi bón phân cho đồng cỏ cần chú ý rằng nhu cầu các chất dinh dưỡng
của đồng cỏ cao hơn nhiều lượng các chất dinh dưỡng đã hoặc sẽ thu hoạch.
Nhiều chất dinh dưỡng bị vi sinh vật trong đất sử dụng, bị chuyển thành mùn,
giữ lại trong các phần còn lại của thực vật… Ngoài ra cũng còn phải tính đến
hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của phân. Hiệu quả sử dụng các chất
dinh dưỡng của phân phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, điều kiện tưới tiêu,
chế độ nhiệt, dạng đồng cỏ, thành phần thực vật của đồng cỏ, phương thức sử
dụng đồng cỏ, thành phần phân bón, mức bón, thời gian và cách bón phân.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu thức ăn Liên bang (Liên Xô cũ)
thì hiệu quả sử dụng phân nitơ trung bình của đồng cỏ tự nhiên ở Liên Xô đạt
34-92%, phân phốt pho từ 17-20% và phân kali từ 33-97%. Trong điều kiện

nhiệt đới và cận nhiệt đới, các chỉ tiêu này tương ứng là 9,5-100% đối với
phân nitơ, 20% đối với phân phốt pho và 75% đối với phân kali.
Phân bón cũng ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của cỏ. Chất
khoáng trong đất ở dạng khó sử dụng càng nhiều thì phân khoáng bón cho
đồng cỏ càng có hiệu quả cao và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất càng
mạnh. Thực tế cũng chứng minh rằng phân bón có hiệu quả cao hơn ở đồng
cỏ trồng thu cắt so với đồng cỏ tự nhiên chăn thả. Bởi vậy ở các nước nhiệt
đới bón phân thường được áp dụng cho đồng cỏ trồng và là biện pháp quan
trọng duy trì năng suất cao của đồng cỏ.
Bùi Quang Tuấn (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức bón phân urê khác nhau đến năng suất, thành phần hóa học cũng như
hiệu quả đầu tư phân bón đối với cỏ Voi, cỏ Ghi nê. Kết quả cho thấy mức
phân bón urê thích hợp đối với cỏ Voi là 100 kg, cỏ Ghi nê là 50 kg
N/ha/lứa cắt.
Điểm nổi bật là bón phân urê đã cải thiện được tỉ lệ protein thô trong
cây thức ăn. Tuy nhiên ảnh hưởng của mức bón phân urê đến chất lượng của
thức ăn không rõ như ảnh hưởng đến năng suất của cây thức ăn.

13


Bón nhiều phân nitơ dẫn đến thực vật sinh trưởng nhanh (nhiều thân
cành, lá ít) sẽ dẫn đến xơ thô trong thức ăn tăng.
2.3. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ
2.3.1. Động thái tái sinh trưởng của thân lá
Cỏ mọc lại sau khi thu cắt gọi là cỏ tái sinh. Quá trình tái sinh trưởng
của thân lá cũng được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sinh trưởng chậm;
+ Giai đoạn sinh trưởng nhanh;
+ Giai đoạn sinh trưởng chậm.

Giai đoạn sinh trưởng chậm của cỏ tái sinh thường ngắn vì sau khi thu
hoạch cây cỏ vẫn còn nguyên bộ rễ đã phát triển hoàn thiện, và cùng với nó là
các chất dinh dưỡng dự trữ. Thu hoạch cách mặt đất 5-7 cm (đối với cây hòa
thảo) và 7-10 cm (đối với cây đậu thân bò) nên cây cỏ vẫn còn khả năng
quang hợp nhất định. Do vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây
nhanh chóng hồi phục, đảm bảo cho quá trình tái sinh trưởng nhanh sau đó.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh trưởng của thân lá
Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng như trên đã xét cũng có ảnh
hưởng rất sâu sắc tới tái sinh trưởng. Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng
này hay dạng khác chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ và phần thân còn lại
có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh và vì vậy
ngoài các nhân tố trên, các nhân tố sau đây: tuổi thiết lập, tuổi thu hoạch và
độ cao thu hoạch cũng rất quan trọng ảnh hưởng tới tái sinh, vì nó quyết định
lượng dinh dưỡng dự trữ để tái sinh.
* Tuổi thiết lập
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch lứa đầu.
Lứa tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các bộ phận dưới đất (rễ,
thân ngầm…) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinh dưỡng sau này. Chỉ
khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ đầy đủ chất dinh dưỡng mới cho

14


phép quá trình tái sinh mạnh. Nếu cây thức ăn vừa mới mọc mà ta đã chăn thả
gia súc hoặc thu cắt thì chúng bị tàn phá ngay. Hay thu hoạch khi cây thức ăn
đã quá già phần còn lại có khả năng tái sinh kém. Nhưng ở giữa hai thời điểm
này có một giai đoạn mà ở đó người ta có thể chăn thả gia súc hoặc thu cắt, và
sau đó cây vẫn cho tái sinh mạnh. Do vậy trong quá trình sinh trưởng của cây
có một thời điểm mà chất dự trữ là nhiều nhất và vì vậy điều kiện tái sinh là
tối ưu.

* Tuổi thu hoạch
Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi
thu hoạch. Dĩ nhiên lứa tuổi này sẽ nhỏ hơn tuổi thiết lập vì lúc này các bộ
phận ngầm dưới đất đã được phát triển, chỉ chờ cho chúng dự trữ đủ dinh
dưỡng là có thể thu hoạch. Nếu một cây cỏ bị cắt trước khi rễ và những phần
còn lại của lứa cắt trước dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn
và có thể không xảy ra.
Tuổi thu hoạch biến động phụ thuộc vào mùa, giống, điều kiện chăm
sóc… Tuổi thu hoạch của các cây hòa thảo khoảng 30-40 ngày, của cây đậu
khoảng 40-50 ngày trong mùa mưa, còn trong mùa khô tuổi thu hoạch sẽ dài
hơn, có những vùng quá khô hạn thì trong suốt mùa khô không cho thu cắt lứa
nào. Trong điều kiện thâm canh cao (bón phân đầy đủ, có nước tưới) cây thức
ăn sinh trưởng nhanh hơn thì tuổi sinh trưởng cũng ngắn hơn. Bởi vậy cần
phải tiến hành xác định cụ thể thời điểm thu hoạch để cỏ có năng suất và giá
trị dinh dưỡng cao nhất. Cũng cần nói thêm rằng giá trị dinh dưỡng của cây
thức ăn giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng, có nghĩa là cây thức ăn càng già
thì giá trị dinh dưỡng càng kém.

15


Bảng 2-1. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến năng suất của cỏ Voi và cỏ
Ghi nê
Tuổi thu hoạch

Năng suất (kg chất khô/ha/ngày)
Cỏ Voi
Cỏ Ghi nê
(ngày)
30

120,3 ± 3,8
52,5 ± 2,4
40
180,5 ± 4,1
57,1 ± 3,2
50
188,2 ± 4,5
58,8 ± 3,0
60
185,7 ± 3,8
57,3 ± 2,9
(Nguồn: Bùi Quang Tuấn, 2005)
Nghiên cứu của Bùi Quang Tuấn (2005) chỉ ra rằng trong mùa mưa tuổi
thu hoạch của cỏ Voi thích hợp là 40 ngày, của cỏ Ghi nê là 30 ngày. Thu
thoạch vào thời điểm này cây cỏ vừa cho năng suất cao vừa cho giá trị dinh
dưỡng cao.
Bảng 2-2. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến thành phần hóa học của cỏ
(% chất khô)
Giống cỏ

Ngày tuổi
Chất khô
30
15,83
40
17,51
Cỏ Voi
50
18,40
60

20,86
Cỏ Ghi nê
30
17,64
40
17,96
50
18,70
60
19,90
(Nguồn: Bùi Quang Tuấn, 2005)

Protein thô
12,17
11,85
10,04
9,19
12,60
11,29
10,70
10,10

16

Xơ thô
27,11
29,76
32,86
34,60
28,55

29,71
32,77
34,80

KTS
9,80
8,44
7,96
7,96
10,92
10,96
10,44
10,00


Bảng 2-3. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến tỉ lệ tiêu hóa in-vitro và tỉ lệ
sử dụng cỏ
Tuổi thu

Tỉ lệ tiêu hóa in-vitro (%)

hoạch (ngày)
Cỏ Voi
Cỏ Ghi nê
30
47,89
47,12
40
43,91
44,00

50
42,14
42,23
60
40,42
40,88
(Nguồn Bùi Quang Tuấn, 2005)

Tỉ lệ sử dụng (%)
Cỏ Voi
93,4 ± 3,0
88,4 ± 2,2
82,7 ± 2,6
80,2 ± 2,8

Cỏ Ghi nê
94,2 ± 2,7
90,4 ± 2,8
83,6 ± 2,5
80,6 ± 2,8

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THỨC ĂN GIA SÚC Ở VIỆT
NAM
Việt Nam có 8 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Không có một
cây thức ăn gia súc nào phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng thức ăn cao ở
tất cả các vùng sinh thái trên. Vì vậy chúng ta đã có những nghiên cứu, khảo
sát, tuyển chọn cây họ đậu, hòa thảo cho mỗi vùng sinh thái khác nhau (Lê
Hòa Bình và cộng sự, 1992; Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự, 1992; Nguyễn Thị
Liên, 2000; Bùi Quang Tuấn, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2005…)
Từ những năm 1960 đến nay, để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi. Hầu hết

các nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ trồng
nhập nội có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái
khác nhau trong cả nước. Một tập đoàn giống phong phú đã được tìm ra và rất
nhiều giống đã và đang được phát triển trong sản xuất. Nhiều giống cỏ cho
năng suất vật chất khô khá cao 18-26 tấn.
2.5. VÀI NÉT CHÍNH VỀ CÂY ĐIỀN THANH
Cây Điền Thanh than xanh có tên gọi khoa học là Sesbania cannabina,
thuộc chi Sesbania trong họ đậu.

17


2.5.1. Nguồn gốc và mô tả thực vật
Điền thanh không có nguồn gốc rõ ràng nhưng phân bố rộng rãi và
được trồng khắp vùng nhiệt đới châu Phi và châu Á. Nó là loài cây bụi một
năm hoặc cây nhỏ, có chiều cao lên đến 8 m. Lá của nó là dạng lá kép lông
chim, dài từ 2-18 cm, mỗi lá có 6-27 cặp chét lá thuôn dài (26 x 5 mm). Hoa
có dạng chùm, có 2-20 hoa có màu vàng với vệt màu tím trên những tràng
hoa. Quả có dạng hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, dài đến 30 cm và rộng 5 mm
chứa 10-50 hạt. Năm giống của Điền thanh được ghi nhận tăng trưởng mạnh
và cho năng suất cao.

Hình 2.1. Lá, hoa và quả của Sesbania sesban.

18


2.5.2. Sinh thái học
 Độ ẩm
Điền thanh phù hợp với trường nóng, ẩm ướt. Ngoài ra Điền thanh còn

có thể phát triển trong môi trường mát mẻ, vì thế nó đóng vai trò quan trọng
trong việc mở rộng cây thức ăn cố định đạm vào mùa mát, khu vực cao hơn
độ cao của vùng nhiệt đới đến 2000m.
Điền thanh có khả năng chịu được ngập úng và rất lý tưởng cho các
môi trường theo mùa. Khi ngập nước nó bắt đầu nổi rễ ngẫu để bảo vệ thân và
rễ của nó.
Theo Evans và Macklin (1990) biên độ lượng mưa thích hợp của Điền
thanh từ 500 – 2000 mm/năm. Điều này cho thấy Điền thanh có khả năng
thích nghi tốt với sự biến động lớn của độ ẩm.
 Yêu cầu về đất
Loài cây này có thể phát triển trong nhiều loại đất từ đất cát nhẹ đến đất
sét nặng. Cây có thể phát triển ở cả đất mặn (1,0% muối ở giai đoạn cây con
đến 1,4% ở giai đoạn trưởng thành); đất kiềm ( pH < 10) và đất chua. Ngoài
ra, cây còn sống được ở điều kiện đất có hàm lượng các loại kim loại cao như
Cu, Zn và Pb.
 Nhiệt độ
Điền thanh phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho Điền thanh là khoảng nhiệt độ từ 25-30 oC. Nhiệt độ tối
thiểu cho cây phát triển từ 7-10oC và nhiệt độ trung bình hàng năm từ 1720oC. Cây có thể chịu được sương giá nhẹ nhưng ở điều kiện sương giá nặng
sẽ không thể phát triển và bị chết.
 Cây có khả năng chịu bóng râm vừa phải.
2.5.3. Lịch sử sử dụng cây Điền thanh

19


×