Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu sẵn có tại thái nguyên đôi với cá chép (cyprinus carpio)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 67 trang )



Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
-------------***-------------


Nguyễn thị thúy





đánh giá giá trị dinh dỡng của một số
nguyên liệu sẵn có tại thái nguyên
đối với cá chép (Cyprinus carpio)





Luận văn thạc sĩ nông nghiệp



Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60.62.72

Giáo viên hớng dẫn: ts. Trần thị nắng thu




hà nội 2011
Nguyễn thị thúy
* Luận văn thạc sĩ
nông nghiệp * Hà Nội
-
2011

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
i
LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả



Nguyễn Thị Thúy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
ii
LỜI CẢM ƠN!


Lời ñầu tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần
Thị Nắng Thu, người ñã tận tình ñịnh hướng, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Ban giám hiệu Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, Ban lãnh ñạo Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Phòng
Hợp tác Quốc tế và ðào tạo, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I ñã ủng
hộ, giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện ñể hoàn thành tốt khóa học này.
Qua ñây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo cùng các cán bộ,
nhân viên của Trại cá Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện
thuận lợi và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp,
những người ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.

Hà Nội, tháng 6 năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Thúy






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………………….i

Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………….v
Danh mục hình……………………………………………………………….vi
Danh mục viết tắt……………………………………………………………vii

Phần I. MỞ ðẦU ...........................................................................................1
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................2
1.1 ðặc ñiểm sinh học của cá chép..............................................................2
1.1.1 Hệ thống phân loại ..........................................................................2
1.1.2 ðặc ñiểm hình thái .........................................................................2
1.1.3 Phân bố và khả năng thích nghi......................................................3
1.1.4 ðặc ñiểm dinh dưỡng.....................................................................3
1.1.5 ðặc ñiểm sinh trưởng.....................................................................4
1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép...........................................................5
1.2.1 Nhu cầu Protein và acid amin..........................................................5
1.2.2 Nhu cầu lipid và acid béo................................................................8
1.2.3 Nhu cầu năng lượng........................................................................8
1.2.4 Nhu cầu cacbonhydrat.....................................................................9
1.2.5 Nhu cầu về vitamin của cá chép....................................................10
1.2.6 Nhu cầu về chất khoáng của cá chép.............................................11
1.3 Nguồn nguyên liệu ñịa phương và khả năng sử dụng cho sản xuất thức
ăn tại chỗ
...................................................................................................13
1.3.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản ở Thái Nguyên
.........................................................................13
1.3.2 Một số nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá ..................................14
1.4 Các phương pháp ñánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn ..................18
1.4.1 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................18

1.4.2 Phương pháp xác ñịnh ñộ tiêu hóa ................................................18
1.4.3 Phương pháp thí nghiệm nuôi dưỡng ............................................19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
iv
Phần II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
2.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu.......................................................20
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................20
2.2.1 ðôi tượng nghiên cứu ...................................................................20
2.2.2 Các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu .............................................20

2.3. Xác ñịnh thành phần hóa học của nguyên liệu và thức ăn ..................20
2.4. Thí nghiệm 1: Xác ñịnh ñộ tiêu hóa của cá chép ñối với một số nguyên
liệu
............................................................................................................22
2.4.1 Cá thí nghiệm................................................................................22
2.4.2 Hệ thống nuôi ...............................................................................22
2.4.3 Thức ăn.........................................................................................22
2.4.4 Bố trí thí nghiệm xác ñịnh ñộ tiêu hóa...........................................25
2.4.5 Cách cho ăn và thu phân cá chép...................................................26
2.5 Thí nghiệm 2: ðánh giá việc bổ sung vừng, ngô và cám gạo làm thức ăn
nuôi cá chép
..............................................................................................28
2.5.1 Bố trí thí nghiệm tăng trưởng........................................................28
2.5.2 Công thức thức ăn thí nghiệm ño tăng trưởng ...............................28
2.5.3 Chăm sóc và theo dõi cá thí nghiệm..............................................30
2.5.4. Các công thức tính toán................................................................30
2.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................31
Phần III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................32
3.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu và thức ăn..................................32
3. 2. Xác ñịnh ñộ tiêu hóa của cá chép ñối với một số nguyên liệu............37

3.2.1 ðộ tiêu hóa của cá chép ñối với một số nguyên liệu......................37
3.2.2 ðộ tiêu hóa của cá chép ñối với thức ăn........................................39
3.3 ðánh giá việc bổ sung vừng, ngô và cám gạo làm thức ăn nuôi cá chép .........42
Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT ..........................................................47
KẾT LUẬN ..............................................................................................47
ðỀ XUẤT.................................................................................................47
TÀI LIỆUTHAM KHẢO .............................................................................48

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Sinh trưởng hàng năm của cá chép ....................................................4
Bảng 2. Nhu cầu về amino acid của cá chép ...................................................7
Bảng 3. Tỷ lệ thích hợp DE/P trong thức ăn cho cá chép................................9
Bảng 4. Nhu cầu vitamin ở cá chép và những triệu chứng thiếu (Satoh, 1991;
NRC, 1993)
.....................................................................................11
Bảng 5. Nhu cầu chất khoáng ở cá chép và những triệu chứng thiếu (Satoh,
1991; NRC, 1993; Kim và CTV, 1998)...........................................12
Bảng 6. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, ngô, vừng vụ mùa Tỉnh Thái
Nguyên năm 2010
...........................................................................14
Bảng 7. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu.......................17
Bảng 8. Thành phần công thức thức ăn thí nghiệm xác ñịnh ñộ tiêu hóa.......23
Bảng 9. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu trong thức ăn thí nghiệm
tăng trưởng
......................................................................................28
Bảng 10. Thành phần công thức thức ăn thí nghiệm tăng trưởng..................29
Bảng 11. Kết quả phân tích một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn thí

nghiệm ............................................................................................32
Bảng 12. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm xác ñịnh ñộ tiêu
hóa
..................................................................................................36
Bảng 13. ðộ tiêu hóa (ADC) của cá chép ñối với một số nguyên liệu .........37
Bảng 14. ðộ tiêu hóa của cá tra ñối với một số nguyên liệu .........................39
Bảng 15. ðộ tiêu hóa của cá chép ñối với thức ăn .......................................40
Bảng 16. Ảnh hưởng của cellulose lên ñộ tiêu hóa (%) thức ăn ở cá chép ....41
Bảng 17. Thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn .......................42
Bảng 18. Tăng trưởng của cá chép................................................................43
Bảng 19. Hệ số chuyển ñổi thức ăn...............................................................45
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cá chép Cyprinus carpio, Linnaeus (1758)........................................2
Hình 2. Một số nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn cho cá chép ...............14
Hình 3. Cấu tạo hệ thống thu phân cá gián tiếp.............................................19
Hình 4. Hệ thống bể nuôi cá chép thí nghiệm xác ñịnh ñộ tiêu hóa..............22
Hình 5. Máy ñùn ép cám viên.......................................................................24
Hình 1. Bố trí thí nghiệm xác ñịnh ñộ tiêu hóa……………………………...26
Hình 7. Hệ thống thu phân cá .......................................................................27
Hình 8. Bố trí thí nghiệm ño tăng trưởng......................................................28
Hình 9. Khối lượng cá chép tăng lên ............................................................45
Hình 10. Tỷ lệ sống của cá chép khi cho ăn thức ăn có bổ sung vừng, ngô,
cám gạo khác nhau
.......................................................................46
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Tên tiếng việt Tên tiếng anh
ADG Tăng trưởng bình quân
trên ngày
Average daily growth
Ctv Cộng tác viên
CT Công thức
DE Năng lượng tiêu hóa Digestive energy
DP Protein tiêu hóa Digestive protein
FCR Hệ số chuyển ñổi thức ăn Feed conversion rate
TATN Thức ăn thí nghiệm
PR Protein tích lũy Protein retention
VCK Vật chất khô














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
1
Phần I. MỞ ðẦU



Tận dụng các nguồn nguyên liệu ñịa phương sẵn có làm thức ăn cho cá
là một nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, tại Thái Nguyên ngô, vừng, cám gạo là các sản phẩm nông nghiệp
phổ biến, giá bán tại ñịa phương thấp. Các nguyên liệu này thường ñược bán
về xuôi ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
Cá chép (Cyprinus carpio) là ñối tượng ñược nuôi khá phổ biến tại
Thái Nguyên. Người nuôi vẫn sử dụng các thức ăn truyền thống như các loại
thức ăn tự nhiên, thức ăn xanh và một số loại thức ăn bổ sung khác nên năng
suất cá nuôi vẫn còn thấp, chưa xứng với tiềm năng của vùng. Thức ăn ñóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất nuôi và thường
chiếm 60% chi phí sản xuất. Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản hiện
nay nhằm mục ñích tạo ra các loại thức ăn kinh tế cho cá, tức là chi phí thức
ăn ñể ñạt ñựợc 1 kg cá tăng trọng là nhỏ nhất. ðể có ñược thức ăn kinh tế cho
cá, việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất ñược ưu tiên hàng ñầu. Giá trị dinh
dưỡng của nguyên liệu là thông số cơ bản ñầu tiên giúp lựa chọn nguyên liệu
phù hợp cho từng loài cá.
Chính vì những lý do trên chúng tôi ñề xuất tiến hành ñề tài: “ðánh giá
giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu sẵn có tại Thái Nguyên ñối với
cá chép (Cyprinus carpio)”.
* Mục tiêu nghiên cứu:
ðánh giá ñược khả năng sử dụng ngô, vừng, cám gạo làm thức ăn cho
cá chép, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu ñịa phương sẵn có trong sản xuất
thức ăn cho cá.
* Nội dung nghiên cứu:
- Xác ñịnh thành phần hóa học của một số nguyên liệu và thức ăn
- Xác ñịnh ñộ tiêu hóa của cá chép ñối với một số nguyên liệu và thức ăn
- ðánh giá việc bổ sung vừng, ngô và cám gạo làm thức ăn nuôi cá chép
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..

2
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ðặc ñiểm sinh học của cá chép
1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio, (Linnaeus, 1758)
Nguồn: (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)



Hình 2. Cá chép Cyprinus carpio, Linnaeus (1758)
1.1.2 ðặc ñiểm hình thái
Cá chép có thân cao, hình thon, mình dày, dẹp bên, vảy to, có 2-3 ñôi
râu, mắt nhỏ, ñầu nhỏ.
Do quá trình chọn giống, cá chép ở Việt Nam tồn tại nhiều dạng hình khác
nhau như chép bạc, chép kính, chép trần, chép ñen, chép hồng, chép hoa, chép
lưng gù...Hiện có 8 loại hình thái cá chép tìm thấy ở Việt Nam, trong ñó cá
bản ñịa gồm cá chép tím, cá chép Bắc cạn, cá chép vảy, cá chép bạc, cá chép
trắng và 3 loài chép nhập nội gồm cá chép vảy Hungary, cá chép kính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
3
Hungary và cá chép vàng Inñônêxia (Trần Mai Thiên và Trần ðình Trọng,
1995; Phạm Anh Tuấn, 2006)
Ở nhiều nước trên thế giới còn phát hiện ra nhiều dạng hình cá chép
khác như chép vây ngắn, chép vây nhỏ, chép không râu...
1.1.3 Phân bố và khả năng thích nghi

Cá chép ñược coi là loài cá nuôi ở ao hồ nước ngọt lâu ñời nhất trên thế
giới. Theo Ginther (1868), cá chép là loài sống tự nhiên ở vùng cận nhiệt ñới,
ñặc biệt là Trung Quốc. Chúng có thể phân bố ở châu Âu, Á, Mỹ, Phi...cá
phân bố trong hầu hết các thủy vực nước ngọt và cả vùng nước lợ có ñộ mặn
ñến 12‰.
Cá chép là loài cá rất khỏe mạnh, có khả năng chịu ñựng môi trường
nước chất lượng kém, giới hạn nhiệt ñộ cho phép từ 0 - 40
o
C, nhiệt ñộ thích
hợp cho cá sinh trưởng và phát triển từ 20 - 27
o
C. Cá chép chủ yếu sống ở
tầng ñáy nên ngưỡng oxy tương ñối thấp.
Cá chép là một trong những loài nuôi trồng thủy sản nước ngọt phổ
biến nhất ở Việt Nam, chúng ñược nuôi trong ao, lồng, hồ chứa và ruộng lúa
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như tạo thu nhập cho người nuôi. Hầu
hết người dân nuôi cá chép kết hợp với các loài cá khác, bao gồm những loài
cá bản ñịa (cá mè trắng, cá trắm ñen) và những loài cá nhập nội (cá trắm cỏ,
cá Mè hoa, Roohu, Mrigal, Chim trắng, Rôphi). Theo ñiều tra gần ñây, cá
chép là loài nuôi chiếm ưu thế, chiếm 30,1% số lượng cá trong những ao nuôi
ghép (Austin và ctv., 2007a).
1.1.4 ðặc ñiểm dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của Kirpitchnikov (1993), cá chép khi còn nhỏ ăn
thực vật phù du và ñộng vật phù như những loài cá khác. Khi trưởng thành
thức ăn chủ yếu của chúng là sinh vật ñáy như giun, ấu trùng, ấu trùng côn
trùng, các loại nhuyễn thể nhỏ, củ và hạt thực vật sống trong nước. Ngoài ra,
cá chép còn sử dụng tốt các loại thức ăn bổ sung khác như cám gạo, ngô, sắn,
các loại thức ăn công nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
4

Cá chép có ñôi môi rất khỏe và ñàn hồi như cao su, nhưng trong
khoang miệng của chúng lại không có răng. Người ta chỉ thấy răng của chúng
nằm ở cổ họng và gọi ñó là "răng hầu", những cái răng này hoạt ñộng như
răng hàm của con người. Chúng nhai bất kỳ mẩu thức ăn lớn nào trước khi
nuốt. Ở mỗi ñộ tuổi khác nhau cá sử dụng các loại thức ăn khác nhau: Cá mới
nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau 3 - 4 ngày tuổi cá bắt ñầu ăn thức ăn
bên ngoài, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du. Sau 7 - 10 ngày tuổi cá chủ
ñộng bắt mồi, thức ăn chủ yếu là ñộng vật phù du. Sau 17 - 25 ngày tuổi cá
có chiều dài từ 1,5 - 2,5cm, vây, vảy hoàn chỉnh cá hoàn toàn chủ ñộng bắt
mồi, thức ăn chủ yếu là sinh vật ñáy.
1.1.5 ðặc ñiểm sinh trưởng
Nghiên cứu của Trần Mai Thiên (1993) và Phạm Anh Tuấn (2006) cho
thấy sinh trưởng của cá chép phụ thuộc rất nhiều vào mật ñộ và mức ñộ cung
cấp thức ăn cho chúng. Cá chép lớn khá nhanh, sau một năm nuôi có thể ñạt
1,5 - 2kg. Cá chép nội ñịa tăng 0,3 - 0,5kg ở năm ñầu tiên và 0,7 - 1,0kg ở
năm thứ hai. Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể ñạt tới 15 -
20kg. Cá chép sinh trưởng tốt ở các vùng ruộng trũng và các vực nước nông
(Edwards et al, 2000).
Bảng 1. Sinh trưởng hàng năm của cá chép

Tuổi cá (năm) Chiều dài (cm)
1
2
3
4
5
6
17,3
20,6
30,2

35,4
41,5
47,5

(Nguồn: Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
5
1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép
Nhu cầu dinh dưỡng của cá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau
như loài, giai ñoạn phát triển, môi trường. ðể ñáp ứng nhu cầu tăng trưởng,
sinh sản và các chức năng sinh lý của cá thì cần ñáp ứng ñầy ñủ các chất dinh
dưỡng như protein, lipid, năng lượng, vitamin và khoáng. Vì vậy, khi nghiên
cứu sản xuất thức ăn cho bất kì loài cá nào cũng phải dựa trên nhu cầu dinh
dưỡng của chúng ñể phối trộn thành phần dinh dưỡng cho phù hợp.
Theo Tom Levell (1989), không có sự khác nhau về nhu cầu dinh
dưỡng giữa các loài cá trong cùng một nhóm, sự khác nhau về nhu cầu dinh
dưỡng giữa các nhóm chủ yếu liên quan ñến nhu cầu về các acid béo cần
thiết, nhu cầu sterol, khả năng ñồng hóa chất bột ñường. Biết ñược nhu cầu
dinh dưỡng của mỗi loài cá là vấn ñề căn bản ñể hình thành công thức thức ăn
cho loài ñó.
1.2.1 Nhu cầu Protein và acid amin
* Nhu cầu protein
Protein là vật chất hữu cơ và là thành phần quan trọng của thức ăn. Vì
nó là vật chất cấu trúc ñể tổng hợp nên tế bào và tổng hợp nên các hoạt chất
sinh học cao như hoocmon, enzym. Trong mô cá, protein chiếm gần 70%
trọng lượng khô của chất hữu cơ, vì vậy hàm lượng protein là một trong số
các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất của thức ăn. Trong số các loài cá
ñã ñược nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho thấy protein trong khẩu phần
thức ăn của cá dao ñộng từ 24 - 57%, phần lớn các loài cá cần khoảng 35 -
50% protein. Cá sử dụng protein trong khẩu phần thức ăn chuyển hóa thành

các acid amin tự do rồi hấp thụ vào máu và phân bố tới các tổ chức trong cơ
thể, ở ñó các acid amin tự do ñược tổng hợp thành các protein ñặc trưng của
mô cá. Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào ñó phụ thuộc nguồn nguyên
liệu làm thức ăn, tỷ lệ protein và năng lượng, thành phần amino acid, ñộ tiêu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
6
hóa protein, giai ñoạn phát triển của cơ thể và các yếu tố bên ngoài khác. Khi
ñộng vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein thì cơ thể giảm khối
lượng, vì chúng sẽ sử dụng protein của chính cơ thể ñể duy trì các hoạt ñộng
chức năng. Tuy nhiên, nếu thức ăn có hàm lượng protein quá cao thì protein
dư không ñược cơ thể hấp thu ñể tổng hợp protein mới mà sử dụng ñể chuyển
hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài.
ðối với cá chép, nhu cầu protein hàng ngày khoảng 1g/kg khối lượng cơ thể
cho duy trì và 12g/kg khối lượng cơ thể cho tích lũy protein tối ña (Ogino và
Chen, 1973; Ogino, 1980). Nhu cầu tối ưu của cá chép về protein thô là: 30 -
38% (Jauncey, 1982; Wantanabe, 1988). Nhìn chung, mức protein thô này
ñược xác ñịnh bởi việc sử dụng khẩu phẩn gồm một nguồn ñơn protein có
chất lượng cao như casein, protein trứng gà hoặc bột cá. Nếu ñủ năng lượng
tiêu hóa có trong khẩu phần, mức protin tối ưu có thể giữ 30 - 35%
(Wantanabe, 1982).
* Nhu cầu amino acid
Nhu cầu amino acid của ñộng vật nói chung có liên quan chặt chẽ ñến
thành phần amino acid trong các tổ chức mô của chúng. Thành phần amino
acid của thức ăn protein chất lượng cao từ thực vật không có sự khác biệt so
với protein ñộng vật. Tuy nhiên, protein thực vật thường thiếu hụt một hoặc
một vài amino acid cần thiết. Sự thiếu hụt này có thể khắc phục bằng cách
phối hợp hai hay nhiều thức ăn protein thực vật với nhau.
Có khoảng 20 amino acid thường gặp trong thức ăn protein và trong cơ
thể ñộng vật, trong ñó có khoảng 10 amino acid cần thiết. Các amino acid cần
thiết nhất thiết phải ñược cung cấp từ thức ăn. Cân bằng amino acid trong

khẩu phần ăn là rất quan trọng, một hỗn hợp thức ăn cân bằng ñược các amino
acid ñặc biệt là các amino acid không thay thế sẽ cho vật nuôi tăng trưởng tốt
hơn (Vũ Duy Giảng, 2007) và làm giảm hàm lượng protein trong khẩu phần.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
7
Theo Vũ Duy Giảng (1999), khi cân ñối ñược amino acid trong khẩu phần
thức ăn sẽ làm giảm 5% hàm lượng protein trong khẩu phần.
Amino acid cấu trúc cơ thể cá chép không bị ảnh hưởng bởi sự biến
ñộng các thành phần khác nhau trong khẩu phần hoặc bởi tuổi cá (Schwarz và
Kirchgessner, 1988). Các loài cá ñều có chung nhu cầu về các amino acid cần
thiết nhưng hàm lượng của từng amino acid lại khác nhau ñối với từng loại.
Nhu cầu amino acid của cá chép có những thay ñổi nhỏ tùy theo từng giai
ñoạn sinh trưởng.
Bảng 2. Nhu cầu về amino acid của cá chép

Nose (1979)
Các amino
acid
% protein trong
khẩu phần
% khẩu
phần
Ogino (1980)
% protein
trong khẩu
phần
Dabrowski
(1983)
mg/kg/ngày


Arginine 4,3 1,6 4,4 506
Histidine 2,1 0,8 1,5 145
Isoleucine 2,5 0,9 2,6 255
Leucine 3,3 1,3 4,8 429
Lysine 5,7 2,2 6,0 458
Methionine 2,1 0,8 1,8 105
Cystein 5,2 2,0 0,9 -
Phenylalanine 3,4 1,4 3,4 254
Tyrosine 2,6 1,0 2,3 190
Threonine 3,9 1,5 3,8 213
Valine 3,6 1,4 3,4 305
Tryptophan 0,8 0,3 0,8 -

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
8
1.2.2 Nhu cầu lipid và acid béo
Lipid là một trong những thành phần quan trọng của thức ăn cung cấp
nguồn năng lượng cho ñộng vật. Lipid trong cơ thể cá dự trữ dưới dạng mô
mỡ, khi thiếu thức ăn mô mỡ này sẽ ñược sử dụng ñể cung cấp năng lượng
cho cá. Lipid cũng ñược tím thấy trong não, tế bào thần kinh và là tiền thân
của hoocmon giới tính và các hoocmon khác trong cá (New, 1987). Nhu cầu
lipid trong khẩu phần thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu về
năng lượng, nhu cầu về acid béo cơ bản, nhu cầu về phospholipid và
cholesterol, ñiều kiện bảo quản thức ăn. ðối với cá nước ngọt, hàm lượng
lipid thay ñổi theo loài, tuy nhiên mức ñề nghị từ 6 - 10%. Tỷ lệ protein và
lipid ñược ñề nghị cho tôm cá là 6 - 7:1. Chất lượng của lipid do thành phần
của acid béo no và không no quyết ñịnh. Acid béo không no có hoạt tính sinh
học cao, có ý nghĩa quyết ñịnh ñối với chất lượng của lipid.
Những nghiên cứu về nhu cầu acid béo ñối với cá chép và một số loài
cá khác cho thấy, các acid béo linoleic, linolenic và archidonic có vai trò dinh

dưỡng quan trọng ñối với cá và ñộng vật thủy sản. Khả năng tiêu hóa lipid
trong thức ăn của ñộng vật thủy sản phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố như loài,
lượng thức ăn trong ống tiêu hóa, nhiệt ñộ nước. Theo Schade (1982), khả
năng tiêu hóa lipid của cá chép sẽ tăng lên khi nhiệt ñộ môi trường tăng lên.
Cá chép rất cần các acid béo thiết yếu. Ước tính cung cấp 1% mỗi acid béo n-
6 và n-3 ñảm bảo tốt nhất cho quá trình sinh trưởng và hiệu quả cho ăn ñối
với cá chép giống (Takeuchi và Wantanabe, 1977).
1.2.3 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng và quan trọng hơn là tỷ lệ giữa Năng lượng/
Protein (DE/P) cho cá cần ñược xác ñịnh rõ. Cá có nhu cầu năng lượng thấp
vì chúng không phải duy trì nhiệt ñộ cơ thể, cá sử dụng năng lượng ít hơn cho
việc ñào thải protein. Theo Sena De Silva (1994), tỷ lệ năng lượng tiêu hóa
protein thô ở khẩu phần thức ăn dùng cho tăng trưởng tối ưu thay ñổi chút ít
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
9
giữa các loài và kích cỡ cá. Tổng năng lượng tiêu hóa cần cho cá tùy thuộc
vào loài, tuổi, giới tính, mức ñộ hoạt ñộng, nhiệt ñộ nước và các yếu tố môi
trường khác. Cá thường sử dụng 70% năng lượng ñể duy trì hoạt ñộng và
30% năng lượng cho sinh trưởng (Barrows và Hardy, 2001).
Tỷ lệ DE/P tối ưu thay ñổi theo loài, giai ñoạn phát triển và ñiều kiện
sinh thái. ðối với cá chép kết quả tốt nhất về sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn ñạt ñược với thức ăn có 32% protein thô và năng lượng tiêu hóa từ 13
-15 KJ/kg thức ăn (Takeuchi và ctv, 1978).
Bảng 3. Tỷ lệ thích hợp DE/P trong thức ăn cho cá chép

Nhiệt ñộ môi
trường nước (
o
C)
Khối lượng cá

chép (g)
DE/P Nguồn ( Tác giả)
23 4 - 10 21 - 23 Takeuchi và ctv, 1978
24 170 - 1200 21 - 23 Schwarz và ctv, 1983
25 3 24 Murai và ctv, 1985
23 11 - 15 21 - 26 Gongnet và ctv, 1973
19 - 23 6 - 20 20 - 25 Wantanabe và ctv, 1987

1.2.4 Nhu cầu cacbonhydrat
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cá không có nhu cầu carbohydrate và sử
dụng rất ít (National Research Council, 1977), cơ chế sử dụng ít carbohydrate
của cá hiện nay vẫn chưa ñược giải thích (Tung, Shiau và ctv., 1991). Tuy
nhiên, Cowey và Surgent (1979) cho rằng, cá ăn thực vật và ăn tạp có thể sử
dụng carbohydrate như nguồn năng lượng tốt hơn cá ăn ñộng vật. Cá tôm sử
dụng nguồn năng lượng chủ yếu từ protein và lipid chứ không phải từ
carbohydrate. Cá thiếu cơ chế ñiều hòa Insulin vì vậy tỷ lệ carbohydrate cao
trong khẩu phần thức ăn sẽ hạn chế tốc ñộ sinh trưởng của chúng. ðối với các
loài cá thường tỷ lệ tinh bột trong khẩu phần là không quá 25% và tỷ lệ xơ
trong khẩu phần không quá 10% (Robert P.Wilson, 1991). Theo Halver. J. E
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
10
(1989), các loài cá nói chung cần tỷ lệ carbohydrate nhất ñịnh trong khẩu
phần nhằm mục ñích giảm giá thành thức ăn và tăng tính dẫn dụ của thức ăn
ñối với cá.
Cá chép có khả năng sử dụng tinh bột tốt hơn so với nhiều loài cá khác.
Murai và ctv (1983) ñã kiểm tra ảnh hưởng của các khẩu phần tinh bột khác
nhau và việc thường xuyên cho ăn các mẫu thức ăn sử dụng cho cá chép. Sử
dụng tinh bột trong khẩu phần hiệu quả nhất khi cho ăn 2 lần mỗi ngày, còn
glucose và maltose ít nhất 4 lần. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy,
lượng tối ưu của carbohydrate khẩu phần dao ñộng 30 - 40% khối lượng thức

ăn ñối với cá chép (Vũ Duy Giảng, 2008).
1.2.5 Nhu cầu về vitamin của cá chép
Vitamin là vật chất hữu cơ có vai trò to lớn trong việc kích thích tăng
cường trao ñổi chất, tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thu, tăng cường sức
khỏe và khả năng ñề kháng. Tuy nhiên, vitamin không phải là nguồn năng
lượng hoặc vật chất xây dựng mô và các cơ quan trong cơ thể nhưng nó là yếu
tố dinh dưỡng không thay thế ñược.
Cá không tự tổng hợp ñược vitamin mà phải lấy từ khẩu phần ăn, ñặc
biệt khi nuôi thâm canh cần phải cung cấp ñầy ñủ tối thiểu 15 vitamin thiết
yếu ñể ñề phòng các dấu hiệu suy dinh dưỡng (Schimittous và ctv., 1998).
Vitamin có nhiều trong nguyên liệu làm thức ăn cho cá, tuy nhiên lượng
vitamin thường biến ñộng nhiều và hầu hết bị coi nhẹ khi lập công thức thức
ăn (Schimittous và ctv., 1998). Trong khẩu phần thức ăn viên, vitamin C
chiếm một tỷ lệ ít vì nó không bền vững trong quá trình chế biến bảo quản
nguyên liệu. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng vì chức năng của nó có hệ miễn
dịch, giải ñộc các hóa chất ñộc và các chức năng sinh lý khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
11
Bảng 4. Nhu cầu vitamin ở cá chép và những triệu chứng thiếu (Satoh,
1991; NRC, 1993)

Vitamin Nhu cầu
(mg/kg)
Triệu chứng thiếu
Thiamine 0,5 Tăng trưởng kém, mất sắc tố da, xuất huyết dưới
da
Riboflavin 7 Biếng ăn, tăng trưởng kém, xuất huyết ở gan, da
và vây, gầy mòn, sợ ánh sáng, hoại tử thận sớm
Pantothenate
30 Biếng ăn, chậm lớn, xuất huyết ở da, ñờ ñẫn, mắt

lồi
Niacin 28 Biếng ăn, chậm lớn, sức sống yếu, xuất huyết ở
da, tỷ lệ chết cao
Biotin 1 Chậm lớn, hồng cầu dễ vỡ ra từng mảnh, hôn
mê, tăng tế bào nhầy da
Choline 500 Chậm lớn, gan nhiễm mỡ, rỗng hóa tế bào gan
Vitamin A 4000 IU Biếng ăn, chậm lớn, mắt lồi, xuất huyết mang,
da, mang xoắn, mất sắc tố da
Vitamin E 100 Loạn dưỡng cơ, mắt lồi, lưng cong, thoái hóa
gan, thận.
Vitamin C ðã thỏa
mãn
Mòn vây ñuôi, biến dị xương cung mang ở giai
ñoạn ấu trùng, sinh trưởng kém

1.2.6 Nhu cầu về chất khoáng của cá chép
Khoáng là những nguyên tố hóa học tham gia hình thành cơ thể ñộng
vật và cần thiết cho sự hoạt ñộng của cơ thể sống. Khoáng có nhiều vai trò
khác nhau trong hoạt ñộng trao ñổi chất của cơ thể cá, là thành phần quan
trọng ñể tạo mô, có tác dụng như chất xúc tác sinh học (Fe, Cu, Co) cho
enzym, hoocmon, protein và giữa cân bằng thẩm thấu giữa nội dịch và môi
trường. Cá cần khoảng 22 loại khoáng, trong ñó khoáng ña lượng là những
khoáng chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần thức ăn (>100mg/kg), khoáng vi
lượng là những khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần thức ăn
(<100mg/kg).
Canxi và phospho là hai chất khoáng cần nhất, cá nước ngọt có thể hấp
thu ñủ cacxi từ nước nên không cần bổ sung canxi trong premix khoáng cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
12
cá, tuy nhiên phospho cần bổ sung trong thức ăn vì nồng ñộ phospho hòa tan

trong nước ngọt quá thấp ñối với cá. Theo Schimittous và ctv (1998), nhu cầu
phospho tiêu hóa ñối với cá chép và cá nheo là 0,45%, cá rôphi là 0,60%.
Cá khác với ñộng vật trên cạn ở chỗ chúng có khả năng hấp thu chất
khoáng từ nước, do ñó khó có thể nghiên cứu chính xác nhu cầu của nhiều
chất khoáng ñối với chúng. Nhu cầu về khoáng phụ thuộc vào tỷ lệ khoáng
trong thành phần thức ăn, nồng ñộ khoáng trong môi trường nước, loài, tình
trạng dinh dưỡng. Trong sản xuất thức ăn nhân tạo, người ta bổ sung premix
khoáng những với tỷ lệ rất nhỏ. Nếu liều lượng bổ sung premix khoáng vượt
quá nhu cầu tối ưu sẽ dẫn ñến tăng lượng khoáng thải, làm ô nhiễm môi
trường nuôi trồng. Mặt khác nếu khẩu phần ăn có chứa nhiều bột cá thì cũng
không cần bổ sung premix khoáng.
Bảng 5. Nhu cầu chất khoáng ở cá chép và những triệu chứng thiếu
(Satoh, 1991; NRC, 1993; Kim và CTV, 1998)
Chất khoáng Nhu cầu Triệu chứng thiếu
Phospho 6 – 8g/kg Chậm lớn, xương không bình thường, hiệu
quả thức ăn kém, lượng khoáng thấp toàn cơ
thể và cột sống, tăng mỡ nội tạng
Magiê 0,4 – 0,5
g/kg
Chậm lớn, biếng ăn, tỷ lệ chết cao, mòn
mang và da, kẽm thấp trong xương
Sắt 150 mg/kg Mất trọng lực, Hb, huyết tương không bình
thường
Kẽm 15 - 30mg/kg
Chậm lớn, tỷ lệ chết cao, mòn mang và da,
kẽm thấp trong xương
Mangan 13 mg/kg Chậm lớn, còi cọc, xương không bình
thường, tỷ lệ chết cao, Ca, Mg, P, Zn và Mn
thấp trong xương
ðồng 3 mg/kg Chậm lớn

Coban 0,1 mg/kg Chậm lớn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
13
1.3 Nguồn nguyên liệu ñịa phương và khả năng sử dụng cho sản xuất
thức ăn tại chỗ
1.3.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản ở Thái Nguyên
Vị trí ñịa lý, ñịa hình: Thái Nguyên là một tỉnh không lớn nằm trong
vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Thái Nguyên có 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành
phố và 180 xã, phường thị trấn trong ñó có 125 xã vùng cao và miền núi. Phía
Bắc của tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp với tỉnh
Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang; phía ñông giáp với Lạng Sơn và Bắc Giang;
phía nam tiếp giáp với Thủ ñô Hà Nội. Do vị trí ñịa lý thuận lợi, Thái Nguyên
trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực ñông bắc
Việt Nam. ðịa hình Thái nguyên dốc dần từ bắc xuống nam với rất nhiều hồ
chứa tự nhiên, ñây là liềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Khí hậu, thời tiết: Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 ñến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 ñến tháng 5. Lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 2.000 ñến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt ñộ trung bình 23,4
o
C. Nhìn chung khí hậu tỉnh
Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Hệ thống sông suối: Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua ñịa
phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế ñộ thuỷ văn
của hai con sông này. ðây là một trong những tỉnh có tiềm năng nuôi trồng
thủy sản khá lớn với 6.925ha mặt nước, trong ñó có 2.500ha ao, 1.140ha hồ
chứa vừa và nhỏ, 2.500ha hồ chứa nước, 1.000ha ruộng cấy lúa có khả năng
nuôi cá lúa kết hợp, khoảng 1.200ha diện tích sông suối có khả năng nuôi
trồng và khai thác thủy sản tự nhiên (Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên

năm 2009).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
14
1.3.2 Một số nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá
Nghề nuôi thủy sản ở Thái Nguyên

rất phát triển. Tại ñây các loài như
cá chép, trắm cỏ, rôphi, trôi ñược nuôi rất phổ biến. Từ nhiều năm qua, Thái
Nguyên là một trong những tỉnh có sản lượng ngô, gạo và vừng khá cao.
Bảng 6. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, ngô, vừng vụ mùa Tỉnh
Thái Nguyên năm 2010
Nguyên liệu
Chỉ tiêu
Lúa Ngô Vừng
Diện tích (ha)
41,458
4301 49
Năng suất (tạ/ha) 46,91 42,09 4,49
Sản lượng (tấn) 194,488 18,105 22

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguồn nguyên liệu ñể phối chế thức ăn cho cá chủ yếu là các loại
nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại chỗ, rẻ tiền như cám, ngô,
vừng, sắn…Tùy theo vùng nuôi mà người nuôi sử dụng và phối chế thức ăn
với các công thức khác nhau.






Hình 3. Một số nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn cho cá chép

Cám gạo: Cám gạo là nguyên liệu ñược sử dụng phổ biến nhất ñể làm
thức ăn tự chế trong nuôi trồng thuỷ sản. Cám gạo chứa rất nhiều chất bổ
dưỡng như ñạm, béo, xơ, vitamin B1, khoáng chất… Cám gạo mới vừa xay
xát có mùi thơm, màu vàng nhạt, các chất bổ dưỡng ñược bảo toàn, nếu sử
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
15
dụng ngay làm thức ăn chăn nuôi sẽ rất tốt cho các loại gia súc, gia cầm và
thủy sản. Hàm lượng protein trong mỗi loại cám thường khác nhau và dao
ñộng trong khoảng 8,34 - 16,3%. Ưu ñiểm nổi bật của cám gạo ñó là có hàm
lượng vitamin A, D, E và các vitamin nhóm B (B1, B2) cao hơn so với ngô,
sắn… Cám gạo có chứa hàm lượng phospho cao và nhiều nguyên tố quan
trọng như: Fe, Cu, Co, Zn, Se, ñây là những nguyên tố vi lượng rất cần thiết
cho ðVTS. Ngoài nguồn cung cấp glucid, bột gạo hồ hóa còn có tính kết dính
nên hiên nay cám gạo ñược sử dụng như là một thành phần chính cho cả thức
ăn công nghiệp (30 - 40%) và tự chế (60 - 70%) trong nuôi trồng thủy sản.
Sắn: ðược sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi ở trung du và miền núi.
Trong khẩu phần thức ăn, cũng như gạo, sắn chủ yếu làm nguồn cung cấp tinh
bột và kết dính. Tỷ lệ chất khô, tinh bột trong củ sắn cao hơn trong củ khoai
lang, còn tỷ lệ protein, chất béo và chất khoáng lại thấp hơn. Trung bình trong
1kg chất khô có 22 - 28g protein; 3 - 4g chất béo và 650g tinh bột trong sắn
ngọt và 850g trong sắn ñắng. Củ sắn tươi chứa nhiều ñộc tố cyanoglucozit
chưa hoạt hoá. Mỗi khi tế bào của củ sắn bị phá huỷ do xây sát hay thái cắt,
chất Cyanoglucozit bị enzym linamarinaza hoạt hoá và sản sinh ra cyanhydric
tự do (HCN). Axit này gây ñộc cho ñộng vật thủy sản, nếu chúng có nồng ñộ
thấp sẽ làm cho ñộng vật thủy sản chậm lớn, giảm khả năng sinh sản. Nếu axit
này có hàm lượng cao sẽ làm cho ñộng vật thủy sản chết ñột ngột. Hàm lượng
HCN trong sắn ñắng cao hơn trong sắn ngọt. Khi phơi dưới ánh nắng mặt trời
hoặc nấu chín sẽ làm giảm hàm lượng cyanhydric. Củ sắn tươi có tác dụng tốt

cho quá trình lên men dạ cá. Có 2 dạng sản phẩm chính từ sắn có thể dùng
trong chế biến thức ăn cho cá:
Bột sắn khô là nguồn tinh bột rẻ tiền nhưng có hàm lượng xơ cao. Tùy
theo phương pháp chế biến mà bột sắn khô có thể vẫn còn chứa axit
cyanhydric khá ñộc nên chỉ sử dụng với một tỉ lệ hạn chế trong khẩu phần
thức ăn cho cá.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
16
Bột sắn lọc, bột năng: Giàu tinh bột, hàm lượng xơ thấp. Các loại bột
này khi nấu chín có khả năng làm chất kết dính, vì vậy ñược sử dụng như là
chất kết dính trong thức ăn của các loài thủy sản.
Ngô: Hiện nay có nhiều giống ngô ñang ñược trồng ở nước ta, các
giống này cho hạt với màu sắc khác nhau như màu vàng, trắng. Ngô là loại
nguyên liệu ñược sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm
và thủy sản. Ngô chứa khoảng 720 - 800 g tinh bột/kg chất khô và hàm lượng
xơ rất thấp, giá trị năng lượng trao ñổi cao 3100 - 3200 kcal/kg.
Hàm lượng protein thô trong ngô biến ñộng rất lớn từ 80 - 120g/kg phụ
thuộc vào giống. Tỷ lệ chất béo trong hạt ngô tương ñối cao (4 - 6%) chủ yếu tập
trung trong mầm ngô. Bột ngô bảo quản khó hơn hạt vì chất béo dễ bị oxy hoá.
Nhược ñiểm khi sử dụng ngô là nó dễ nhiễm nấm mốc Aspergillus
flavus (là loại mốc sản sinh ra Aflatoxin). Hàm lượng Aflatoxin cao có thể
gây nguy hại cho tôm cá nên cần thận trọng trong khi sử dụng ngô làm
nguyên liệu sản xuất thức ăn. Tuy nhiên nếu sản xuất thức ăn tại chỗ tiêu thụ
trong thời gian ngắn thì có thể sử dụng ngô như là một trong những nguồn
chính cung cấp glucid.
Vừng: Vừng là loại thực phẩm giàu vi chất và khoáng chất, rất cần thiết
cho sự kích thích tăng trưởng của mô nướu. Ở nước ta, vừng ñược trồng nhiều
ở các tỉnh ñồng bằng Sông Cửu Long, ðông Nam Bộ và Trung Bộ. Hạt vừng
ñược dùng làm thực phẩm ăn sống, rang, ép lấy dầu ăn, làm bánh kẹo, làm bơ,
làm thuốc...Vừng có hàm lượng protein cao, xơ thô thấp (Sauvant et al.,

2002), có chứa năng lượng dễ tiêu hóa và có thành phần các acid amin gần
giống như trong ñỗ tương. Khô dầu vừng có giá trị dinh dưỡng và khả năng
tiêu hóa cao 93% protein và 76% năng lượng (Nang Thu, 2008). Một số
nghiên cứu ñã dùng khô dầu vừng thay thế bột cá trong sản xuất thức ăn cho
cá chép và cá trôi lên tới 75% (Hossain and Jauncey, 1989).
Bột cá: Bột cá là nguồn nguyên liệu protein ñộng vật phổ biến ñược
dùng trong sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Protein của cá có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………..
17
hệ số tiêu hóa cao và chứa nhiều acid amin như Lysine, Tyrosine, Tryptophan,
Cystein, Methionine và Isoleucine. Hàm lượng protein bột cá dao ñộng từ 40 -
70%, giàu các loại muối khoáng ñặc biệt là canxi và phospho tùy vào nguồn
nguyên liệu và phương pháp chế biến. Một số nghiên cứu cho thấy bột cá có
chứa các yếu tố kích thích tăng trưởng cho ñộng vật thủy sản. Khi thay thế bột
cá bằng các nguồn nguyên liệu khác có thể làm cá bỏ ăn hoặc giảm ăn. Trong
những năm gần ñây, sản lượng bột cá gần như không tăng nhưng nhu cầu sử
dụng bột cá trong sản xuất thức ăn thì ngày càng cao, với tốc ñộ >10%/năm
(Lại Văn Hùng, 2008). Chất lượng của bột cá thường không ổn ñịnh, phụ thuộc
rất lớn vào nguồn nguyên liệu và quá trình bảo quản.
Bảng 7. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu

Nguyên liệu
VCK
(%)
Protein
(%)
Lipid
(%)
Khoáng
(%)

Nguồn nghiên cứu
Bột ngô 88 8.5 3.6 1.3 NRC, 1993
Bột ngô 87.7 10.2 4.8 1.6
Cám ngô 87.5 15 5.7 5.7
Glucoten ngô 91.3 59.9 3.6 2.5
Hertrampf và Piedad-
Pascual, 2000
Bột sắn 87 0.9 1.7 0.7 NRC, 1993
Sắn bỏ vỏ 31.5 0.9 0.6 0.7
Sắn bỏ vỏ khô 88.36
2.06 1.39 1.58
Sắn cả vỏ khô 89.1 2.91 2.38 2.18
Viện chăn nuôi, 2000
Bột cá 81.36 55.61 6.09 17.81 Viện NCNTTS 1
Cám gạo 87,8 13.1 13.3 8.03 Hien et al., 2007
Cám gạo 91 12.8 13.7 11.6 NRC, 1993
Cám gạo nếp 87.4 11.2 12.8 9.3 Viện chăn nuôi, 2000
Cám gạo sấy 91.7 12.6 12 7.35 Hien et al., 2007
Cám gạo dã chày 89 13.7 17.9 13.6 Viện chăn nuôi, 2002

×