Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Điều tra tình hình sản xuất lúa năm 2012 tại xã đại lộc, huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.27 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này ,tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới :
PGS.TS Phạm Tiến Dũng, Kỹ Sư Phan Thị Thủy - Giảng viên bộ môn
Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học,khoa nông học trường Đại Học
Nông Nghiệp Hà Nội ,người đã hết sức tận tình và chu đáo truyền đạt cho tôi
những kiến thức ,kinh nghiệm quý báu để từng bước hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này .
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ,cán bộ làm việc tại bộ môn
Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học,khoa Nông học ,trường đại học
Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này .
Gửi lơi cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Nông học trường đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này .
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo,cán bộ nhân viên trong xã Đại Lộc
đã cung cấp những số liệu cần thiết cho chuyên đề thực tập và tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi tiếp cận với nông dân xã.
Tôi xin cảm ơn hợp tác xã nông nghiệp Đại Lộc và các hộ nông dân trong
xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình tôi và bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong thời
gian qua .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Đào Hải Đăng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i


MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.............................................................................v
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.......................................................................................2
1.2.1. Mục đích:.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu:.......................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
2.1. Tìm hiểu chung về cây lúa.............................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa trồng............................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lúa..............................................................4
2.1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh................................................................7
2.1.3.1. Nhiệt độ....................................................................................................7
2.1.3.2. Ánh sáng...................................................................................................8
2.1.3.3. Nước và độ ẩm không khí........................................................................8
2.1.3.4. Đất đai......................................................................................................9
2.1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng..............................................................................10
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam..................................13
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.....................................................13
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.....................................................16
2.3. Những nghiên cứu về biện pháp tăng năng suất lúa.....................................20
2.3.1 Thành tựu về cải tạo và hình thành các giống lúa thâm canh.....................20
2.3.2 Phân bón cho cây lúa.................................................................................22
2.3.3. Thời vụ, mật độ, khoảng cách...................................................................23
2.3.3.1 Thời vụ....................................................................................................23
2.3.3.2. Mật độ, khoảng cách..............................................................................24
2.3.4 Phương thức canh tác.................................................................................25
ii



PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................28
3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................28
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................28
3.1.2 Đia điểm và thời gian nghiên cứu..............................................................28
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................28
3.2.1 Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.................................28
3.2.2 Điều tra thực trạng sản xuất lúa năm 2012.................................................28
3.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................29
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.....................................................29
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp......................................................29
3.4 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................29
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.....................................................30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................30
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................33
4.2 Thực trạng sản xuất lúa năm 2012 của xã Đại Lộc.......................................40
4.2.1 Các công thức luân canh có lúa.................................................................40
4.2.2 Cơ cấu giống lúa........................................................................................41
4.2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng các giống lúa năm 2012...........................43
4.2.4 Các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng tại xã......................................44
4.2.5. Thu hoạch và các công đoạn sau thu hoạch..............................................48
4.2.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa..............................................48
4.3 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất lúa tại xã Đại Lộc. .50
4.3.1. Chính sách.................................................................................................50
4.3.2. Biện pháp kỹ thuật.....................................................................................51
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................52
5.1 Kết luận.........................................................................................................52
5.2. Đề nghị........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................54


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của cây lúa qua các thời kỳ (%).........................10
Bảng 2.2.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ 2004-2008...............................14
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở một số nước trên thế giới......................15
Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2012 xã Đại lộc.........30
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đại Lộc năm 2012..............................32
Bảng 4.3 Dân số và lao động của xã Đại Lộc năm 2012....................................36
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu kinh tế chính năm 2012 xã Đại Lộc..........................38
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Đại Lộc
năm 2012.............................................................................................................40
Bảng 4.6 Cơ cấu giống lúa của xã Đại Lộc năm 2012.......................................41
Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2012 của xã Đại Lộc...........43
Bảng 4.8 Lịch thời vụ của xã...............................................................................44
Bảng 4.9 Mật độ và khoảng cách của các giông lúa năm 2012..........................45
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng phân bón..............................................................46
Bảng 4.11 Tình hình sâu hại chính trên cây lúa..................................................47
Bảng 4.12 Tình hình bệnh hại chính trên cây lúa................................................48
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của các giống lúa....................................................49

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Diện tích canh tác lúa ở Việt Nam từ năm 1990 – 2012.................17
Biểu đồ 2.2. Năng suất lúa bình quân ở Việt Nam từ năm 1990-2012................18
Biểu đồ 2.3. Sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 1990-2012......................18

Biểu đồ 2.4. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (1989-2012).....................19
Biểu đồ 2.5. Tổng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam (1989-2012)..................20

v


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa.L) thuộc họ hòa thảo, là cây lương thực có tầm
quan trọng trên thế giới và là nguồn lương thực không thể thiếu trong đời sống
của con người. Cây lúa đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích và tổng sản lượng
sau lúa mì nhưng năng suất cao hơn lúa mì và nhiều loại cây trồng khác. Theo
thống kê của FAO có khoảng 70% dân số thế giới sử dụng gạo là nguồn lương
thực chính. Có thể nói lúa gạo có tầm quan trọng trong đời sống của nhân loại.
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời và là cái nôi của nền văn
minh lúa nước. Từ ngàn đời nay, cây lúa gắn bó với người nông dân, là nguồn
lương thực chính của người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay cây lúa vẫn giữ
một vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp của nước ta.
Ngày nay, diện tích và sản lượng lúa ngày một tăng nhanh nhưng vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu của con người trên toàn thế giới. Với sự bùng nổ dân
số thế giới và sự phát triển của văn minh nhân loại thì nhu cầu về lương thực của
con người ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó diện
tích về đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, sa mạc
hóa, công nghiệp hóa phát triển.Vì vậy yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là làm
thế nào để tăng được năng suất, sản lượng đáp ứng nhu cầu của người dân.
Xã Đại Lộc nằm ở phía bắc của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, có vị trí
tiếp giáp với dòng sông Mã chảy dài mang lại lượng phù sa màu mỡ thuận lợi
cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Tuy nhiên quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đã và đang làm diện tích đất gieo trồng ngày càng suy
giảm mà yêu cầu về năng suất chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của người

dân ngày càng cao. Chính vì vậy điều tra nắm được tình hình sản suất lúa của xã
là một việc làm cần thiết góp phần không nhỏ trong việc đưa ra biện pháp kỹ
thuật hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng từ đó tăng thu nhập, góp phần xóa
1


đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân. Từ thực tế đó, chúng tôi
tiến hành thực hiện chuyên đề: “Điều tra tình hình sản xuất lúa năm 2012 tại
xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích:
Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa, từ đó đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất lúa của xã.
1.2.2. Yêu cầu:
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Lộc.
- Điều tra thực trạng sản xuất lúa năm 2012.
- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tìm hiểu chung về cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa trồng
Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định từ thời cổ đại cho đến
ngày nay đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa trồng Châu Phi
(Oryza glaberrima). Loài lúa trồng Châu Phi đã được xác định có nguồn gốc ở
vùng thung lũng thượng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali). Trong khi đó

loài lúa trồng Châu Á có nguồn gốc phát xuất ở nơi nào vẫn là đề tài tranh luận
của các nhà khoa học thế giới và ngày càng sáng tỏ với những khai quật khảo cổ
học có tính đột phá và những phương pháp phân tích hiện đại dựa trên cơ sở
phân tích phóng xạ và AND. Trước đây có 4 giả thuyết về nơi phát xuất đầu tiên
của cây lúa trồng Châu Á, đó là: nguồn gốc Trung quốc, nguồn gốc Ấn Độ,
nguồn gốc Đông Nam Á và giả thuyết đa trung tâm phát sinh.
Giả thuyết cây lúa trồng Châu Á có nguồn gốc từ Trung Quốc được đề
xuất bởi các nhà khoa học chủ yếu sau đây:
De Candolle (1882), Chatterjee (1947, 1948), Ting (1949) Bellwood (2005).
Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng từ Ấn Độ được đề xuất bởi các nhà
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Watt (1892), Porterssia coarctata,Vavilov (1951).
Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng ở vùng núi Đông Nam Á được đề
xuất bởi các nhà khoa học chủ yếu sau đây:
Chang (1976), Nakagahra (1976), Higham (1989), Wantanabe (1997.
Giả thuyết đa trung tâm phát sinh cây lúa trồng Châu Á được đề xuất bởi
các nhà nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Roschevicz (1931), Gustchin (1938), Chang (1985).

3


Mặc dù có nhiều tranh luận về nguồn gốc ban đầu của loài lúa trồng Châu
Á, mỗi nước dựa vào tư liệu truyền thuyết hay những tư liệu khảo cổ về niên đại
xuất hiện của cây lúa hay hạt lúa (chưa rõ là từ lúa trồng hay lúa hoang dại) để
cho rằng nước mình là cái nôi xuất phát của nghề trồng lúa. Những nguồn gốc
truyền thuyết dần dần bị loại bỏ và những khám phá khoa học mới nhất của thế
giới đã khẳng định lại nguồn gốc phát xuất của cây lúa trồng dựa vào công nghệ
phân tích phóng xạ và sinh học phân tử xác định AND xác định cây lúa trồng
Châu Á xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc.

(Nguồn: />Lúa là cây họ hòa thảo, thuộc lớp hành, một mầm Liliopsida, lớp hành
Lilidae,bộ lúa poales hay Gramineae chi Oryra. Có nhiều ý kiến khác nhau về
phân loại lúa, có tác giả phân làm 23 loại ,có người chia làm 18-19 loại .... phân
bố ở nhiều nơi trên thế giới .
Hiện nay các giống lúa trông phổ biến trên thế giới là 2 loại phụ :Loài
Oryra Sativa được thuần dưỡng ở châu Á, nên được gọi là lúa trồng Châu Á
.Cây lúa Oryra Glaberina được thuần dưỡng ở Châu Phi , nên được gọi là lúa
trồng Châu Phi . Hai loại lúa này có đặc điểm khác nhau về mặt hình thái .Cây
lúa trồng Châu Á có mặt lá và vỏ dày, có lông tơ , lá còn có những lông tơ cứng
ở hai rìa bên , thìa lìa dài , ngọn thìa lìa chẻ đôi và hai đầu chẻ đều nhọn . Cây
lúa trồng Châu Phi có mặt lá và vỏ trấu không giáo , lá láng trơn , đỉnh tròn hoặc
thắp cụt, bông lúa có thể có gié phụ.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ
trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm.

4


Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ
đẻ nhánh, làm đòng
Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số
lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được
trồng riêng trong chậu
Khi câý lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời
gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt
rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Thân lúa

a. Hình thái
- Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao
bọc bởi bẹ lá.
- Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài
lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một
lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
- Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một
khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.
- Chiều cao cây, thân:
* Chiều cao cây
Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất
* Chiều cao thân
Được tính từ gốc đến cổ bông.
Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của
giống lúa.
b. Nhánh lúa
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ
hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt,
làm đòng.
5


Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh
cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là
nhánh vô hiệu.
Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh cao, tỷ lệ nhánh hữu
hiêu cũng cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền.
Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều kiện
chăm sóc, ngoại cảnh...Cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng
suất sẽ cao.

Lá lúa
Hình thái
Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của
thân.
Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo
thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá.
Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1lá ở vụ mùa.
Cuối thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: khoảng 12 - 15 ngày / lá. cây lúa trỗ
bông cũng là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón
phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống :
Giống lúa ngắn ngày: 12 - 15 lá
Giống lúa trung ngày: 16 - 18 lá
Giống lúa dài ngày : 18 - 20 lá
6


Bông và hạt lúa:
Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu.
Gạo lức gồm : phôi và phôi nhũ.
Vỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao
khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành.
2.1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
2.1.3.1. Nhiệt độ

Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng
nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh
trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua
các thời kỳ sinh trưởng:
Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là
30-350C, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-12 0C và cao nhất là 400C
không có lợi cho quá trình cảy mầm và phát triển của mầm.
Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25-30 0C. Với vụ
hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với vụ
chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm
hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có
những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét cho
mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilông cho mạ là biện
pháp chống rét hữu hiệu nhất.
Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25-32 0C. Nhiệt độ
thấp dưới 160C hay cao hơn 380C đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm
đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền
Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này.
Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều
kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-

7


300C. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không
bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong điều kiện cây
lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 17 0C) hoặc quá cao
(trên 400C) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất
sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm hạt
nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm

cũng ảnh hưởng đến năng suất lúa.
2.1.3.2. Ánh sáng
* Cường độ chiếu sáng
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp. Nếu đầy đủ ánh
sáng cây lúa quang hợp mạnh, dẫn đến đẻ nhánh khỏe, bông to, nhiều hạt, độ
chắc mẩy của hạt cao. Thiếu ánh sáng cây quang hợp kém dẫn đến thân vươn
dài, mềm yếu dễ đổ, đẻ nhánh kém, bông ít hạt, hạt lép lửng nhiều, sâu bệnh
nặng, đặc biệt là đạo ôn. Trong thời kỳ sinh trưởng nếu thiếu ánh sáng vào thời
kỳ phân hóa đòng sẽ làm cho năng suất giảm sút nghiêm trọng, sau đó là chín,
đẻ nhánh.
Lượng bức xạ mặt trời trung bình từ 250 – 300Kalo/cm 2 /ngày trở lên giúp
cây lúa quang hợp bình thường, ở nước ta thì lượng bức xạ rất phù hợp cho cây
lúa ( thấp nhất là 260kalo/cm2/ngày ).
 Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng trong ngày ( độ dài ngày ) ảnh hưởng chủ yếu đến độ
phát dục, ra hoa kết quả. Dựa vào độ dài ngày người ta chia làm hai loại: Ngày
ngắn: số giờ chiếu sáng trong ngày dưới 13 giờ. Ngày dài: số giờ chiếu sáng
trong ngày trên 13 giờ.
2.1.3.3. Nước và độ ẩm không khí
Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươi đem sấy
thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá
khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g. Với 88% trọng lượng cây
8


lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa.
Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời
cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu
được đối với cây lúa.
Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển

thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó
lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa
cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá
lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa
đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.
Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng
khác nhau:
Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi
ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ
ẩm đạt 25-28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời
mưa có nước mới nảy mầm và mọc được.
Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm.
Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ
cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3-4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để
một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy.
Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần
nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt.
Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây
lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị ðổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng
nước để điều tiết sự đẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa.
2.1.3.4. Đất đai
Lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất thích hợp cho
trồng lúa là : Tầng canh tác dày trên 60cm, đất không bị ngập mặn, không ngập
9


úng, thoát nước tốt, nhưng phải giữ nước tốt, độ pH thích hợp 4 – 6, đất dai màu
mỡ, gần nguồn nước…
2.1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng
Để cây lúa hoàn thành được các quá trình sinh trưởng, phát triển thì nó

cần được cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu để kiến tạo nên cơ thể sống của nó.
Bởi trong thành phần hóa học của cây lúa bao gồm các nguyên tố cơ bản như: N,
P, K, Ca, Mg, Si, Na, ... trong các nguyên tố cấu tạo như N, P và Mg và các
nguyên tố chỉ có tác động sinh lý như K và Na, thay đổi theo các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau, chúng ta có thể tham khảo một vài số liệu ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của cây lúa qua các thời kỳ (%)
Giai đoạn sinh
trưởng
Mạ

N

P2O5

K2O

Ca

Mg

Mn

SiO2

1,54

0,664

2,86


0,404

0,265

0,185

10,56

3,56

0,593

4,15

0,396

0,239

0,112

7,86

Đầu làm đòng

3,06

0,527

3,69


0,319

0,342

0,117

11,36

Cuối làm đòng

1,95

0,521

2,98

0,306

0,315

0,167

11,73

1,17

0,499

2,27


0,298

0,312

0,203

13,97

0,46

0,171

1,69

0,397

0,196

0,175

17,50

Đẻ nhánh

Trổ
Chín

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam)
* Nitơ (N)
Nitơ là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây lúa. Nitơ có mặt trong

rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình trao
đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây, là thành phần
cấu tạo nên protein, tế bào và mô cây, thúc đẩy quá trình quang hợp tích lũy chất
hữu cơ; giữ vai trò quan trọng trong hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình
đẻ nhánh và cho sự sinh trưởng và phát triển của thân lá. Đủ nitơ, thân lá phát

10


triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng suất cao. Các bộ phận non
của cây lúa có hàm lượng nitơ cao hơn các các bộ phận già. Nitơ có tác dụng
mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của nitơ đối với cây
lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Cây lúa hút nitơ
nhiều nhất vào hai thời kỳ: đẻ nhánh và làm đòng. Khi kết thúc thời kỳ phân hóa
đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng nitơ cho cả chu kỳ sinh
trưởng.
Triệu chứng thiếu nitơ thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng phát triển của
cây, cây sinh trưởng phát triển kém, hàm lượng diệp lục giảm, lá chuyển màu
vàng, nhỏ, cây thấp, đẻ nhánh kém, giai đoạn làm đòng thì đòng nhỏ, trỗ sớm
hơn và không đều, số bông và số lượng hạt ít hơn, năng suất giảm.
Thừa nitơ cho lá lúa to, dài, nhưng phiến mỏng, nhiều, màu xanh đen,
thân nhỏ yếu, cây cao vóng, lốp đổ, lúa đẻ nhánh vô hiệu nhiều, trỗ muộn, nhiều
hạt lép, dễ bị sâu bệnh tấn công làm giảm năng suất, hiệu suất kinh tế thấp.
Nhu cầu về nitơ của cây lúa phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ
của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, thời gian và cách bón phân bổ sung.
Dạng nitơ vô cơ được dùng bón cho lúa là Urê, ngoài ra nguồn phân hữu cơ có
vai trò quan trọng trong cung cấp nitơ cho cây.
* Phốtpho (P)
Phốtpho tham gia vào thành phần ADN và ARN của cây lúa, phốtpho có
mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, vào quá trình hình thành chất

béo, tổng hợp prôtêin trong cây và vận chuyển tinh bột, làm tăng sự phát triển
của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Trong một số trường
hợp đất phèn và đất phèn mặn thì phốtpho có vai trò kìm hãm các độc tố giúp
cho lúa sinh trưởng và phát triển.Tỉ lệ phốtpho cao hơn tại các cơ quan non của
cây lúa. Cây lúa hút phốtpho trong suốt thời kỳ sinh trưởng nhưng mạnh nhất là
thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Giai đoạn đầu nhu cầu về phốtpho của cây lúa rất

11


thấp. Đủ phốtpho cây đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong
điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng.
Thiếu phốtpho cây còi cọc, số lá ít, lá ngắn, phiến lá hẹp, lá dựng đứng,
xanh tối, đẻ nhánh kém, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép, số
bông và số hạt/bông đều giảm.
Thừa phốtpho không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại
nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan
còn non.
* Kali (K)
Khác với nitơ và phốtpho, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một
hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần
nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Kali chiếm tỉ lệ cao
hơn tại các cơ quan non của cây lúa, tồn tại dưới dạng ion nên có thể len lỏi vào
giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng
cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp protit, hạn chế việc tích lũy
nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa nitơ cho lúa. Ngoài ra kali còn
giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay
cả trong lúc gặp khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây
lúa. K làm tăng hiệu quả sử dụng N và P. Cây lúa được bón đầy đủ kali phát
triển cứng cáp, không bị đổ, chịu hạn và chịu rét tốt.

Triệu chứng thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá có màu lục
tối, mép lá có màu nâu hơi vàng, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúa thiếu K sinh
trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến
vàng. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2-1/3 so bình thường
thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng xuất
hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali vào thời điểm đó không thể bù đắp
được sự thiếu hụt.

12


* Yếu tố vi lượng
Cây lúa cần nguyên tố vi lương ít nhưng song không thể thiếu được. Sự thiếu
hụt các nguyên tố vi lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển
và năng suất lúa. Các nguyên tố vi lượng cần thiết như: Fe, S, Zn...
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử cây lúa được trồng ở hầu hết
các châu lục trên thế giới. Cây lúa dễ trồng nên vùng trồng lúa tương đối rộng
,từ 53 độ vĩ bắc, dọc bờ sông Amua (nước Nga ) đến 40 độ vĩ nam ở
Argnetina.Từ vùng thấp cho tới vùng cao, từ những vùng nóng ẩm của Ấn Độ
đến các vùng sa mạc ở PaKistan và ở độ cao 2500m so với mực nước biển đều
có sự hiện hữu của cây lúa, lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau ,từ đất
phù sa màu mỡ đến đất cát, đất sét, đất bạc màu, đất trũng thấp úng. Như vậy có
thể thấy lúa là cây có khả năng thích ứng rộng với những điều kiện sinh thái
khác nhau trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có 114 nước trồng lúa ,phân bố khắp các châu lục:
Châu Phi có 41 nước, châu Á có 30 nước, châu Mỹ có 27 nước, châu Âu có 11
nước, châu Đại Dương có 5 nước. Tuy trồng rải rác ở các châu lục nhưng châu
Á vẫn là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, đứng đầu về diện tích cũng như

sản lượng. Theo FAO (Tổ chức Nông lương thế giới) năm 2001 diện tích lúa của
châu Á là 163,007 triệu ha (chiếm 90% diện tích trồng lúa trên thế giới), sản
lượng đạt 545,110 triệu tấn.
Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất trên thế giới là Ấn Độ, sau đó là
Trung Quốc, Băng La Đét, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tính về năng suất
thì Australia đang là nước dẫn đầu với 9,45 tấn/ha, trong khi đó Iraq chỉ đạt 0,9
tấn/ha thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên đất nước có nhiều thành tựu trong sản
xuất nông nghiệp phải dành cho Trung Quốc, hiện nay hầu hết các giống lúa mới
cho năng suất cao đều do Trung Quốc cung cấp. Việc áp dụng rộng rãi công
13


nghệ lúa lai đã giúp cho đất nước chỉ với 16% diện tích đất canh tác nhưng cung
cấp cho 20% dân số thế giới.
Lúa gạo đã và đang trở thành mặt hàng thiết yếu và nắm vai trò quan
trọng trên thị trường nông sản thế giới, nó chi phối tình hình kinh tế thị trường
của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Á và châu Phi. Hiện nay có
khoảng 10 nước thường xuyên xuất khẩu trên 1 triệu tấn, đứng đầu là Thái Lan
tiếp đó là Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc… (Nguồn FAO 2010).
Bảng 2.2.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ 2004-2008
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)


(tạ/ha)

(triệu tấn)

2004
151,0
40,1
606,0
2005
153,5
40,0
614,0
2006
152,9
41,3
631,4
2007
153,0
41,0
622,2
2008
153,7
41,0
626,7
(Nguồn: http//Faostat.fao.org/faostat/servlet/xrtservelet3Areas=27&Item)
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Diện tích gieo trồng lúa của thế giới tăng lên
nhưng không đáng kể (từ 149,2 triệu ha năm 2003 lên 153,7 triệu ha năm 2008)
do xu hướng mở rộng diện tích gặp khó khăn hầu hết ở các quốc gia. Năng suất
lúa có tăng nhưng không nhiều và không ổn định. Năng suất lúa tăng ở các nước

phát triển do các nước này có trình độ sản xuất cao và thâm canh tốt. Như Mỹ
64-67 tạ/ha, Nhật 65-67 tạ/ha, Australia 83 tạ/ha. Trong khi đó sản lượng lúa của
thế giới tăng nhanh từ 538 triệu tấn năm 2003 lên 626,7 triệu tấn năm 2008 do
áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới như: giống, phân bón, bảo vệ thực
vật, máy móc hiện đại…
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở một số nước trên thế giới

14


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Toàn cầu

153,784

4,022

681,543


Trung Quốc

29,300

6,330

185,534

Ấn Độ

43,000

3,000

129,000

Indonesia

11,801

4,569

53,985

Băng La Đét

11,000

3,641


40,054

Việt Nam

7,340

4,855

35,856

Thái Lan

10,200

2,647

27,000

Mianma

6,270

3,908

24,500

Nhật Bản

1,680


6,549

10,989

Nước

(Nguồn FAO năm 2005)
Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào
năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm 68% trọng
lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung
Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%)
Năm 2008 sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ
148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Băng La Đét 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu
tấn, Thái Lan và Mianma cùng đạt 30,5 triệu tấn.
Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo
được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là
Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%),
trong khi ba nước nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Băng La Đét
(4%) và Brazil (3%).

15


2.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam với vị trí nằm trong khu vực Đông Nam Á, là cái nôi của nền
văn minh lúa nước, vì thế trong các mặt của cuộc sống cũng như sản xuất chịu
ảnh hưởng không nhỏ của nền nông nghiệp với cây trồng chủ đạo là lúa. Nước
ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên rất thuận lợi cho nghề
trồng lúa. Trước đây, nước ta có tới 90% dân số làm nông nghiệp nhưng do chỉ
sản xuất theo hướng thủ công lạc hậu, trình độ dân trí thấp, thêm vào đó là sự

tàn phá của các cuộc chiến tranh trong lịch sử nên có thể nói, năng suất lúa rất
thấp, đất nước chìm trong cảnh thiếu ăn, đói kém triền miên, một minh chứng rõ
ràng nhất chính là nạn đói gây nên cái chết hơn 2 triệu người năm 1945, trở
thành nỗi ám ảnh của cả dân tộc về cái giá của thiếu lương thực ở một đất nước
nông nghiệp.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), với cơ chế quản lý tập
trung bao cấp nên sản xuất lúa vẫn chưa được cải thiện, người dân vẫn còn rơi
vào tình trạng thiếu lương thực. Và một thực tế tất yếu, đó là chúng ta phải nhập
khẩu gạo và các loại thực phẩm khác để cung cấp cho nhu cầu trong nước. Năm
1986 nước ta phải nhập 548000 tấn gạo, năm 1988 nhập 400000 tấn gạo, thế
nhưng vẫn chưa thể đưa người dân ra khỏi tình trạng đói lương thực. (Nguồn:
Bộ Nông Nghiệp Việt Nam)
Đứng trước những khó khăn cả về kinh tế cũng như chính trị, nước ta
chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, nhờ đó nên nông nghiệp Việt
Nam đã có bước chuyển mình lớn. Sản xuất lúa đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, từ
chỗ phải nhập khẩu gạo những năm 90, chúng ta đã dần dần có gạo cung cấp
cho nhu cầu trong nước, và một thành tích đáng nể là đã có thể xuất khẩu gạo ra
thế giới mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Để đạt được kết quả như
vậy, nền nông nghiệp nước nhà được quan tâm đầu tư và phát triển, cùng với đó
là sự học hỏi và cố gắng không mệt mỏi của rất nhiều thế hệ nông dân. Với việc
áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như không ngừng
16


đổi mới các phương thức sản xuất, các biện pháp canh tác, chúng ta đã và đang
có một nền nông nghiệp chuyển tiếp từ thủ công lạc hậu sang công nghệ tiên
tiến và hiện đại.
Năm 2009 diện tích canh tác lúa có khoảng 7,44 triệu ha, năm 2011 tăng
lên 0,21 triệu ha (7,65 triệu ha). Theo số liệu tạm tính đến tháng 11/2012 cả
nước đã gieo trồng được 7 triệu ha lúa. Năng suất lúa bình quân 4,2 tấn/ha vào

năm 2000 đã tăng lên 5,3 tấn/ha vào năm 2010. Năm 2012 theo số liệu ước tính
năng suất có thể đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 5,6 tấn/ha.

Biểu đồ 2.1. Diện tích canh tác lúa ở Việt Nam từ năm 1990 – 2012
Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng
nhờ biện pháp kỹ thuật canh tác tốt, tăng năng suất và một phần nhờ mở rộng
diện tích canh tác hàng năm. Sản lượng lúa ở nước ta chỉ dừng lại ở 19,23 triệu
tấn (năm 1990) nhưng đến năm 2000 đã đạt được 32,51 triệu tấn. Năng suất và
diện tích canh tác tăng không ngường đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt sản
lượng ở mức cao nhất từ trước tới nay là 42,31 triệu tấn vào năm 2011. Theo
tính toán tạm thời đến tháng 11 năm 2012 nước ta đã thu hoạch được 39,20 triệu
tấn và rất có thể sản lượng lúa năm 2012 sẽ cao hơn 2011 bởi vì hiện nay
ĐBSCL vừa mới gieo sạ xong cho vụ ĐX 2012 và 2013.

17


Biểu đồ 2.2. Năng suất lúa bình quân ở Việt Nam từ năm 1990-2012

Biểu đồ 2.3. Sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 1990-2012
Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ
hai trên thế giới. Sản lượng lúa gạo Việt Nam đã với tới 32,9 triệu tấn suốt từ
năm 2000 đến 2002 và lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 3,5 triệu tấn gạo.
Năm 2009 lần đầu tiên Việt Nam đạt 6,05 triệu tấn gạo xuất khẩu. Sản lượng
xuất khẩu đó không những được duy trì mà còn tăng liên tiếp trong năm 2010 (6,75
triệu tấn) và năm 2011 (7,10 triệu tấn). Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 7,50 triệu
tấn vào năm 2012 (theo ước tính). Điều này hoàn toàn có thể bởi vì tính đến thời

18



điểm tháng 11/2012 nước ta đã xuất được 7,26 triệu tấn. Sản lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam đã cung cấp lương thực cho 120 nước trên toàn thế giới.

Biểu đồ 2.4. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (1989-2012)
Trong rất nhiều năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn luôn đứng vị trí
thứ 2 thế giới sau Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu. Thành công trong xuất
khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng tỷ USD, bên cạnh đó còn có vai trò quan
trọng trong việc đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới.
Việt Nam đã và đang chuyển dần từ việc mở rộng diện tích canh tác sang sản
xuất lúa theo hướng tăng chất lượng như: xuất khẩu loại gạo có chất lượng cũng
như có giá trị cao. Xu hướng này đang được hưởng ứng và ngày càng tăng lên
nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Lượng gạo xuất khẩu 1,46 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng lên 2,05 triệu
tấn vào năm 1995. Sau 10 năm (2005) lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu 5,20
triệu tấn và đã mang về cho đất nước 1,3 tỷ USD. Và lần đầu tiên Việt Nam vượt
qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới vào năm 2011
với sản lượng xuất khẩu 7,1 triệu tấn đã đem về cho đất nước 3,51 tỷ USD. Đây
là một kết quả cao nhất của Việt Nam trong nỗ lực đẩy mạnh cả ba mặt (số
lượng, chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu) kể từ khi Việt Nam chính thức tham
gia vào thị trường xuất khẩu gạo của thế giới.

19


Biểu đồ 2.5. Tổng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam (1989-2012)
So với năm 2000, lượng gạo xuất khẩu năm 2005 đã tăng 1,81 triệu tấn
(34,81%), giá trị xuất khẩu gần tăng gấp hai lần (51,86%). Năm 2005 là năm thứ
17 Việt nam liên tiếp xuất khẩu gạo và là năm thứ 3 chúng ta đã xuất khẩu hơn 4
triệu tấn/năm. Năm 2012 có thế chúng ta sẽ đạt một mốc mới trong xuất khẩu

gạo (khoảng 7,5 triệu tấn) và cũng là năm thứ 2 liên tiếp ngành sản xuất lúa gạo
đem lại hơn 3 tỷ USD về cho đất nước nhờ xuất khẩu gạo.
Khác với các nước khác trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất lúa gạo của Việt Nam nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc, ổn
định và nhanh chóng. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã giúp cải thiện thu nhập
và nâng cao đời sống của nông dân. Bên cạnh đó đã nâng cao giá trị hạt gạo của
Việt Nam và thúc đẩy ngành nông nghiệp của nước nhà ngày càng phát triển.
Với kết quả trên, Việt Nam đã nhận được sự đánh giá rất cao của các tổ chức
quốc tế và khách hàng nhập khẩu gạo của chúng ta.
2.3. Những nghiên cứu về biện pháp tăng năng suất lúa.
2.3.1 Thành tựu về cải tạo và hình thành các giống lúa thâm canh
Từ xa xưa ,ông cha ta đã có câu ca dao " Nhất nước nhì phân ,tam cần,tứ
giống", nhưng thực tiễn hiện nay, khi nền nông nghiệp của chúng ta đã dần chủ
20


×