Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu cảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm bón vãi (PVNC) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cói vụ xuân 2013 trong điều kiện trồng trong chậu tại trường đại học nông nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NƠNG HỌC
-------------***-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Nghiên cứu cảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả
chậm bón vãi (PVNC) đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng cói vụ Xuân 2013 trong điều kiện trồng trong chậu
tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội”

Người hướng dẫn
Bộ môn
SV thực hiện
Lớp
MSV

: PGS.TS NGUYỄN TẤT CẢNH
: CANH TÁC HỌC
: LÊ CÔNG THỌ
: KHCTC-K54
: 540940

Hà Nội, 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, trong thời gian vừa qua ngoài
sự nỗ lực cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
phía gia đình, nhà trường và các thầy cô giáo.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh


người trực tiếp hướng dẫn em, các thầy cô giáo trong khoa Nông học, bộ môn
canh tác trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ cho
em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội ngày 28 tháng 7 năm 2013
Sinh viên

Lê Công Thọ

i


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các công thức bón phân viên nén khác nhau đến đường
kính gốc của cói................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân viên nén khác nhau đến đường
kính ngọn của cói..............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến màu sắc thân và khả
năng chống đổ của cây cói................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm đến động thái tăng
trưởng số mầm cói............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm đến động thái tăng
trưởng số tiêm cói............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm đến số tiêm hữu hiệu
cây cói...............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến chiều cao cây cói
bơng trắng.........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm đến năng suất cây cói.....Error:
Reference source not found

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm đến tỷ lệ các loại cói
..........................................................................Error: Reference source not found

ii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân viên nén khác nhau đến
đường kính gốc của cói ở thí nghiệm 1............Error: Reference source not found
Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân viên nén khác nhau đến
đường kính gốc của cói ở thí nghiệm 2............Error: Reference source not found
Đồ thị 4.3 Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân viên nén khác nhau đến
đường kính gốc của cói ở thí nghiệm 1............Error: Reference source not found
Đồ thị 4.4 Ảnh hưởng của các cơng thức bón phân viên nén khác nhau đến
đường kính gốc của cói ở thí nghiệm 2............Error: Reference source not found
Đồ thị 4.5. Động thái tăng trưởng số mầm cói ở các cơng thức bón phân viên
nén nhả chậm khác nhau trong thí nghiệm 1....Error: Reference source not found
Đồ thị 4.6. Động thái tăng trưởng số mầm cói ở các cơng thức bón phân viên
nén nhả chậm khác nhau trong thí nghiệm 2....Error: Reference source not found
Đồ thị 4.7. Động thái tăng trưởng số mầm tiêm ở các công thức bón phân viên
nén nhả chậm khác nhau trong thí nghiệm 1....Error: Reference source not found
Đồ thị 4.8.Động thái tăng trưởng chiều cao thí nghiệm 1.Error: Reference source
not found
Đồ thị 4.9.Động thái tăng trưởng chiều cao thí nghiệm 2.Error: Reference source
not found
Đồ thị 4.10 Đồ thị năng suất cói thí nghiệm 1..Error: Reference source not found
Đồ thị 4.11 Đồ thị năng suất cói thí nghiệm 2. .Error: Reference source not found

iii



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cói có tên khoa học là Cyperus malaccensis, thuộc họ cói Cyperaceae.
Cói là cây thân thảo nhiều năm, bao gồm cả cói trồng và cói mọc dại. Cói trồng
có hai lồi chính: (1) Cói bơng trắng (cyperus tojet touris), thân tương đối trịn,
dáng mọc hơi nghiêng, hoa trắng, cao từ 1,5-2,0m, sợi chắc, trắng và bền, năng
suất cao từ 54-95 tạ/ha, thời gian sinh trưởng từ 100-120 ngày. Đây là lồi có
phẩm chất tốt, thích hợp cho xuất khẩu, cói bơng trắng có dạng đứng và dạng
xiên, trong sản xuất cói bơng trắng dạng xiên chiếm tỷ lệ trên 55%, dạng đứng
chiếm dưới 45%; (2) Cói bơng nâu (Cyperus Corymbosus Roxb), thân to, hơi
vàng, hoa nâu, dáng mọc đứng, cứng cây, đẻ yếu, sợi chắc song không trắng, cây
cao khoảng 1,4-1,8 m phẩm chất tốt nhưng khơng được người dùng ưa chuộng.
Cây cói có nhiều công dụng như thân dùng dệt chiếu, thảm, làm các mặt hàng
thủ công như làn, dép, mũ, võng, thừng . loại cói ngắn, xấu dùng lợp nhà, cói
phế phẩm xay thành bột giấy làm bìa cứng. Sản phẩm cói khơng những tiêu thụ
nội địa mà cịn có giá trị xuất khẩu cao.Tuy nhiên, những năm gần đây thì năng
suất cói bị giảm do sâu bệnh, dịch hại và cách bón phân chưa đúng kỹ thuật.Đặc
điểm tưới nước cho cây cói là “tưới tràn, tháo kiệt” nên phần lớn phân bón và
thuốc trừ dịch hại bị rửa trơi bề mặt và thấm sâu gây ô nhiễm môi trường đất
nước ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Để ngày càng cải thiện đời sống của người trồng cói, việc nghiên cứu giảm
chi phí đầu vào trong thâm canh cói như tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, góp
phần xố đói giảm nghèo bền vững là rất cần thiết.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã và đang sản xuất phân viên nén
nhả chậm là tác phẩm phát triển của phân viên nén bón sau. Bón phân này có
nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm lượng phân bón, giảm cơng lao động, tăng năng
1



suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế cỏ dại và đặc biệt là hạn chế ô nhiễm môi
trường do phân bón được dúi sâu trong đất ít bị bay hơi, rửa trôi.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cảnh
hưởng của lượng phân viên nén nhả chậm bón vãi (PVNC) đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng cói vụ Xuân 2013 trong điều kiện trồng trong chậu
tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định lượng PVNC thích hợp bón vãi cho cói để đạt năng suất cao,
chất lượng tốt khi trồng trong chậu, vại tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân loại
2.1.1 Nguồn gốc
Theo Nguyễn Tất Cảnh [5]: Cói có nguồn gốc từ vùng Đơng Nam Á,
nhưng aTrung Quốc, phía Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cói cũng được nhập
vào trồng ở Braxin để làm nguyên liệu đan lát.
Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, cách đây trên 5 thế kỷ,
nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu. Nghề dệt chiếu có từ thời vua Lê
Thánh Tơng (1460-1467) do Phạm Đôn Lễ đưa về từ Quảng Tây (Trung Quốc).
2.1.2 Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây Cói được phân loại như sau:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida

Bộ: Cyperales
Họ: Cyperaceae
Phân họ: Cyperoideae
Chi: Cyperus
Tên khoa học: Cyperus malaccensis Lam
Cói là thực vật một lá mầm (monocotyledones) gồm cả cây trồng và cây
mọc hoang dại thuộc chi cói (CyperusP), họ cói (Cyperaceae) trong bộ cói
(Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với 3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi,
đặc biệt là ở vùng ôn đới nà hàn đới. Nước ta hiện biết 28 chi và trên 300 loài
(Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 1996; Hoàng Thị Sản, 2003). Cây cói đang
trồng phổ biến là lồi cói bơng trắng (Cypeus tojet jomis) và cói bơng nâu (C.

3


Corymbosus). Nhưng hiện nay chỉ có giống cói bơng trắng vì năng suất, chất
lượng tốt hơn.
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây cói
2.2.1. Rễ Cói: Rễ Cói có 3 loại: rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khống ở dưới
sâu, rễ ăn ngang hút chất dinh dưỡng ở tầng mặt đất, rễ ăn nổi hút chất dinh
dưỡng hoà tan trong nước.
Rễ cói mọc từ các đốt của thân ngầm, rễ non lúc đầu màu trắng, già
chuyển sang màu nâu hồng, khi chết màu đen. Rễ sống được 3 tháng, rễ con và
rễ nhánh thường chết trước rễ cái. Rễ có xu hướng ăn lên mặt đất nên tập trung
chủ yếu ở tầng đất mặt từ 5 - 15 cm (80% số rễ), một số có thể ăn sâu trong lòng
đất tới gần 100 cm (khoảng 5%).
2.2.2. Thân: Thân cói được chia làm 2 phần: phần nằm dưới đất (thân ngầm) và
phần trên mặt đất (thân khí sinh) là đối tượng thu hoạch.
Thân khí sinh khơng phân đốt, mọc thành cụm, tiết diện ngang hình tam
giác hay hơi trịn. Thân ngầm cứng, mập, bò lan trong đất, thường gọi là củ; thân

ngầm có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, vỏ bên ngồi đen, thịt bên trong màu trắng;
thân khí sinh mọc từ thân ngầm, thường gồm 5 - 6 thân, mọc đứng, cứng, 3 cạnh
lõm, màu xanh bóng, cao trung bình 1,5 m, có cây đạt 1,7 - 2,0 m, đường kính
12 – 15 mm, thường chỉ mang lá ở gốc.
2.2.3. Lá: Lá cói hình thành cùng với sự hình thành của lóng. Lá cói phát triển
từ dưới lên: lá vẩy hình thành sớm rồi đến lá bẹ, cuối cùng là lá mác. Lá mọc
thành 3 dãy, hẹp hình đường, dạng lá cỏ, ít có lưỡi mác hay hình bầu dục, dài
bằng nửa thân, rộng khoảng 5 - 10 mm và có bẹ dài. Lá vẩy và lá bẹ ở dưới nhỏ,
những lá ở trên to, lá mác thì trái lại, những lá ở dưới to và những lá ở trên nhỏ.
Lá bẹ hay vẩy, bao phủ thân ngầm và gốc thân khí sinh, đồng thời cịn làm
nhiệm vụ quang hợp, lá mác có nhiệm vụ quang hợp và bảo vệ hoa.
2.2.4. Hoa: Cụm hoa mọc ở đỉnh, thường hình xim kép, rộng hơn dài, với đường
kính 15 cm, màu xanh vàng, có mùi thơm, với 3 - 10 nhánh dài 3 - 10 cm; mang
4


4 - 10 bơng nhỏ. Gốc cụm hoa có 3 - 4 lá bắc, rộng 8 - 15 mm, dài 30 cm, hơn
chiều dài cụm hoa. Các bông nhỏ hơi bị ép, dài 15 - 22 mm, mang 16 - 20 hoa.
Các mày hoa chất giấy, hình trứng đến hình bầu dục, xếp thành 2 dãy, trong đó 2
mày lớn ở gốc là mày trống (không mang hoa); hoa lưỡng tính; những hoa trên
cùng của bơng là hoa đực hay bất thụ; nhị đực 1 - 3, vòi nằm trên bầu, đầu chia
2 - 3 núm.
2.2.5 Quả và hạt: Quả bế màu nâu đen, khơng cuống hay có cuống ngắn, hình
thấu kính 3 cạnh (2 mm x 0,5 mm), đầu mang 3 vòi nhụy tồn tại. Phân loại giữa
các chi thuộc họ cói chủ yếu là hoa. Hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi.
2.3. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cói
Cây cói có thể sinh trưởng và phát triển suôt 12 tháng, tuy nhiên sự phát
triển nhanh hay chậm ở các thời kỳ trong năm là khác nhau. Một chu kỳ sinh
trưởng của cây cói từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch rất ngắn (3 - 4 tháng)
nhưng chu kỳ khai thác có thể kéo dài 5 - 7 năm tuỳ theo kỹ thuật canh tác. Vì

thế có thể chia chu kỳ phát triển của cói từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch thành
các thời kỳ sau:
2.3.1. Giai đoạn vươn dài của thân ngầm
Các yếu tố mật độ, đất đai, mực nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
sinh phát triển của thân ngầm. Nếu đất màu mỡ, mật độ thưa, mực nước nơng thì
thân ngầm dài có khi tới 20 cm. Ngược lại nếu mật độ dày, mực nước cao thì
thân ngầm chỉ khoảng 1 – 2 cm.
Thân ngầm sinh trưởng thích hợp nhất ở độ sâu 3 – 5 cm, ở độ sâu 15 cm
thân ngầm sinh trưởng rất kém, chậm và gầy, có xu hướng vươn dài lên trên mặt
đất.
Nồng độ muối khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm.
Nồng độ muối 0,50 – 0,80% các mầm 1 và 2 bị ức chế dẫn đến huỷ diệt. Ở nồng
độ 1,5 – 2,0% mầm 1 và mầm 2 bị chết sau 1 tuần còn mầm 3 và mầm 4 sau 3
tháng cũng bị chết.
5


Trong sản xuất yêu cầu thân ngầm to để tích luỹ chất dinh dưỡng được
nhiều về sau sẽ cho cói dài và dẻo, chất lượng tốt. Còn độ vươn dài của lóng cần
ngắn, càng ngắn sẽ cho nhiều tia mọc lên, thân khí sinh sẽ bé và dài. Muốn vậy
khi cấy mống cần phải đảm bảo độ sâu hợp lý từ 3 – 4 cm, mực nước từ 2 – 5
cm, đất có độ phì cao và khi nhổ mống cói cần bảo vệ mầm 1 và 2.
2.3.2. Giai đoạn đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh
Thời kỳ đâm tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong q trình sinh
trưởng và phát triển.
Từ mầm 1 ở thân ngầm sẽ mọc ra 2 tiêm, hai mầm mọc ra từ một thân
ngầm sẽ tạo thành hai ngọn, khi các mầm đó nhô lên khỏi mặt đất các lá mác
vẫn chưa xoè ra được gọi là sự đâm tiêm. Cói đâm tiêm liên tục suốt 12 tháng
trong năm, nhưng cũng có đợt cói đâm tiêm rộ, thường từ 23 - 25 ngày có một
đợt đâm tiêm. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi (cói mùa) cứ 8 - 12 ngày lại có

một đợt đâm tiêm. Nhưng số lượng tiêm ra nhiều ít, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao hay
thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ thích hợp cho sự đâm tiêm là 22 280C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 12 0C tiêm hầu như không phát triển. Những lứa tiêm
ra vào tháng giêng, tháng hai chiều cao cũng chỉ phát triển tới 60 – 70 cm thì lụi
(loại này chỉ dung làm bổi) và dễ bị nấm vàng (phytoptora). Nhưng có ý nghĩa
rất quan trọng cho các lứa tiêm tiếp theo, vì từ các thân ngầm của các tiêm này
sẽ nảy mầm đâm tiêm hữu hiệu cho lần đâm tiêm sau. Lứa tiêm hữu hiệu thường
tập trung vào các đợt cuối tháng ba đầu tháng tư (cói chiêm) và vào tháng 7,
tháng 8 (cói mùa). Lứa tiêm tháng 11 và tháng 12 nếu đất đai màu mỡ chăm sóc
tốt sang tháng hai có thể thu được. Độ pH thích hợp để cho cói đâm tiêm khoẻ là
6,0 - 7,0 độ mặn 0,15% (Cl-) mực nước càng sâu thì sự đâm tiêm càng bị hạn
chế, càng chậm. Nếu ruộng luôn đủ ẩm thì sự đâm tiêm càng cao. Cói phát triển
tốt nhất là cói ráo chân hoặc là 4 ngày ráo chân 1 ngày mực nước 5 cm. Cói sẽ
hồn thành đâm tiêm sớm, số tiêm nhiều hơn. Cấy mống càng sâu ngày đâm

6


tiêm xong càng lâu, bón phân NPK theo tỷ lệ thích hợp thì cói đâm tiêm nhanh
và khoẻ.
Vụ cói chiêm tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng ba đầu tháng tư là
lúc nhiệt độ tăng dần và bắt đầu có mưa tiết xuân phân (21/3) nên cần bón phân
trước thời kỳ đâm tiêm mới có thể đạt tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Đối với vụ mùa,
tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng bảy đầu tháng tám do vậy cần bón
phân trước tiết lập thu (7/8) mới có thể đảm bảo tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao.
2.3.3. Giai đoạn vươn cao
Giai đoạn này bắt đầu khi lá mác vượt quá 10 cm khỏi lá bẹ. Đây là thời
kỳ phát huy tác dụng tổng hợp của các yếu tố: Phân bón, nước, nhiệt độ và ánh
sáng đối với cây cói.
Trong năm, cói vươn cao mạnh nhất vào 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu vào
khoảng trung tuần tháng tư, có mưa, nhiệt độ và độ ẩm tăng dần. Thời kỳ thứ hai

vào khoảng hạ tuần tháng tám. Trong khoảng thời gian 10 ngày từ 10 - 20 tháng
tư cây cói tăng trưởng nhanh, vươn tới 40 cm sau đó cói vẫn tiếp tục vươn cao
nhưng giảm dần. Nếu nhiệt độ tăng dần kèm theo có mưa dơng tốc độ cói vươn
cao càng nhanh, bình qn ngày đạt tới 6 cm.
2.3.4. Thời kỳ ra hoa và chín
Cói ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, hoa xuất hiện ở đầu thân khí sinh ở
kẽ mác. Trong một năm cói có hai đợt ra hoa rộ, đợt đầu cói ra hoa rộ từ tháng 5
đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần (trong vụ chiêm). Tuy nhiên khi gặp gió mùa
đơng bắc muộn cói chiêm ra hoa sớm. Vụ cói mùa, đến tháng 8 cói ra hoa rộ đến
trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Khi hoa cói từ màu trắng chuyển sang màu
ngà là cói bắt đầu chín, lúc đó thân cói từ màu xanh chuyển qua màu vàng óng,
sợi cói chạm vào nhau phát ra tiếng động khẽ (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng
sự, 1996).

7


2.4 Yêu cầu sinh thái của cây cói.
2.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ rất quan trọng đối với sinh trưởng phát triển của cói, đặc biệt ở
thời kỳ vươn cao. Nhiệt độ thích hợp cho cói sinh trưởng là 22 - 28 0c, ở nhiệt độ
thấp cói chậm phát triển. Khi nhiệt độ thấp hơn 12 0c cói ngừng sinh trưởng, nếu
cao hơn 350c ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cói đặc biệt là vào giai đoạn
cuối. Ở mức nhiệt độ cao cói nhanh xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống dưới).
2.4.2. Ánh sáng
Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã
xòe. Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vươn dài của cói, trong sản
xuất cói trồng ở nơi có bóng râm làm cây vươn dài, yếu cây, dễ đổ, phẩm chất
cói xấu. Trồng quá dày, ánh sáng thiếu cây cói dài, nhỏ cây, dễ đổ.
2.4.3. Độ ẩm

Độ ẩm khơng khí thích hợp cho sinh trưởng trên dưới 85%, giữ đất vừa đủ
ẩm, mực nước trong ruộng 4 - 5cm, tốt nhất là cứ 1 ngày tưới tràn sau đó rút
nước để khơ chân 4 ngày.
2.4.4. Đất
Cói có thể trồng thích nghi trên nhiều loại đất: đất mặn, đất ngọt, đất lợ,
chân cao, chân trũng, bãi bồi ven sông, ven biển. Song thích hợp nhất là trồng
trên loại đất thịt phù sa màu mỡ ven biển hoặc là ven sông nước lợ độ sâu tầng
đất 40 - 50cm trở lên, độ chua pH 6,0 - 7,0, độ mặn 0,1 - 0,2% và thoát nước tốt.
2.4.5. Nước
Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, phát triển của cây cói. Trong cây cói nước chiếm từ 80 - 88%, do vậy
nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển. Thiếu nước cói mọc
kém, năng suất thấp, ngược lại úng nước ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất
cói. Trong thời kỳ đâm tiêm (sau trồng hoặc sau khi thu hoạch) yêu cầu mực
nước trong ruộng thấp (4 - 5cm), tốt nhất là giữ ruộng cói ẩm. Mực nước cao
8


hoặc úng làm cho cói đâm tiêm kém hoặc có thể làm thối mống. Thời kì vươn
cao yêu cầu mực nước 5 - 7cm, nếu mực nước cao quá thì cói to cây, đen gốc,
sợi kém bền làm cho phẩm chất kém. Tốt nhất là tưới tràn, tháo kiệt thường
xuyên sao cho lượng nước trong ruộng cói ln thay đổi. Thời kỳ chín nếu khơ
hạn cói chóng xuống bộ, cần giữ ẩm (Nguyễn Văn Đơ, 2009).
Nước ngọt giúp cây cói mọc nhanh, bốc mạnh, nhưng nước ngọt làm cho
cói to cây, xốp ruột. Trồng cói đồng thường to hơn cói bãi một phần do điều kiện
chăm sóc thuận lợi hơn song chủ yếu là do nồng độ muối trong nước đã giảm
xuống.
2.4.6. Dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh thì cây cói có nhu cầu rất
cao về dinh dưỡng, nó có nhu cầu cao về tất cả các nguyên tố dinh dưỡng cả đa

lượng cũng như trung lượng và vi lượng. Trong đó 3 yếu tố dinh dưỡng cây cần
nhất là NPK.
Vai trò của đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, chất
lượng cói.
* Vai trò của đạm (N):
- Đạm là thành phần của diệp lục, nơi thực hiện các phản ứng quang hợp.
- Đạm kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng huy động mạnh
mẽ các chất khoáng trong đất.
- Đạm là thành phần của các enzim, chất xúc tác sinh học, khiến cho q
trình sống trong cây cói có thể thực hiện được ở điều kiện áp suất và nhiệt độ
bình thường.
- Cây hút nhiều đạm thì cũng hút nhiều các nguyên tố khác. Được bón đủ
đạm cây cói có màu xanh sáng, sinh trưởng khỏe mạnh, đâm nhiều tiêm, tăng
khả năng chống chịu sâu hại.
- Đạm là yếu tố quyết định đến chiều cao của cây cói. Nếu khơng có đạm
tỷ lệ cói dài rất thấp.
9


Như vậy đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sinh trưởng, phát triển
của cây cói, là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng cói.
* Vai trị của lân (P)
- Cây cói rất cần lân trong thời kỳ sinh trưởng đầu (phát triển rễ), giúp cây
chống đỡ được với điều kiện bất thuận (hạn và rét). Dinh dưỡng lân có liên quan
mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cói được bón cân đối đạm-lân sẽ phát triển tốt,
khỏe mạnh (ít sâu bệnh), phẩm chất tốt. Trong quy trình bón, phân lân thường
được bón lót.
* Vai trò của kali (K)
- Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào nên tăng
sức chống hạn và chống rét cho cây.

- Kali có tác dụng làm cho cây cói cứng cây, đỡ bị đổ ngã, chất lượng cói
được đảm bảo.
2.4.7 Cơ sở xây dựng chế độ bón phân cho cây cói
Bón phân cho cây cói có vai trị quyết định đến năng suất, chất lượng cói,
bón phân cho cói cần phải đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm thì cói
mới đảm bảo về năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuỳ theo từng loại cói mới trồng hay cói cũ, tùy từng vụ, từng loại đất,
từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà có liều lượng và cách bón phân khác
nhau. Nhưng nói chung bón phân cho cói thường chia làm các đợt sau:
+ Bón lót có ảnh hưởng lâu dài đến sinh trưởng cây cói trong những năm
sau. Bón lót thường được bón với số lượng lớn tuỳ theo khả năng đầu tư của
nông hộ và điều kiện đất đai.
+ Bón thúc chia làm 3 thời kỳ: bón thúc đâm tiêm, bón thúc đẻ nhánh, bón
thúc vươn cao trước khi thu hoạch.
Cây cói ra 3-5 đợt mầm trong q trình sinh trưởng và phát triển của một
chu kỳ (vụ chiêm xuân 4-5 ñợt, vụ mùa 3-4 đợt) trong thời gian này phân là yếu

10


tố quyết định nhất đến năng suất, cần xác định đúng thời gian bón. Nếu bón quá
sớm hay quá muộn các đợt mầm này sẽ bị ảnh hưởng.
2.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới
Hàng thủ cơng mỹ nghệ bằng cói và ngun liệu tự nhiên hiện nay chủ
yếu do các nước đang phát triển cung cấp. Đối thủ cạnh tranh chính của hàng
Việt Nam là những sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Indonesia. Lợi thế
cạnh tranh của Trung Quốc so với Việt Nam là mẫu mã đa dạng và đẹp hơn.
Trung Quốc sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế rẻ và nhiều gồm cây liễu và
xidan. Xidan là nguyên liệu thay thế cói rất tốt trong nhóm hàng thảm đệm. Liễu

dùng làm rổ, khay, hộp đựng, làn, túi có màu sắc phong phú, dễ giữ hình dạng
chính xác, giá rẻ và liên tục cải tiến kỹ thuật. Ở Indonesia nguyên liệu thay thế
cho cói chủ yếu là mây và lá cọ. So với các nước khác, mây Indonesia nhiều loại
hơn, chất lượng cao, tính năng tốt và giá rẻ, Indonesia cũng có nhiều loại gỗ tốt.
Do vậy, Indonesia có ưu thế về bàn ghế và đồ nội thất là nhóm sản phẩm có nhu
cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới.
Những thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và
nguyên liệu tự nhiên là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Điều
thú vị là thị trường EU tăng trưởng khá nhanh, tăng hàng năm 14% trong khi tốc
độ tăng trưởng toàn thế giới chỉ có 4%, của Mỹ chỉ có 8%.
Mặc dù thị trường hàng thủ công mỹ nghệ sôi động ở trên thế giới và
ngày nay các nước phát triển chuộng các mặt hàng làm bằng nguyên liệu từ
thiên nhiên trong đó có cói, nhưng những nghiên cứu về cói và các biện pháp kỹ
thuật sản xuất, thâm canh cói cịn khá ít ỏi ngồi các cơng trình nghiên cứu về
phân loại thực vật và đặc điểm sinh thái của một số vùng trồng cói.
2.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói ở Việt Nam
Cây cói là một cây cơng nghiệp quan trọng, phục vụ cho nhu cầu đời sống
của nhân dân ta và cho xuất khẩu. Nhiều đồ dùng trong nước gần gũi với người
11


Việt Nam ta như chiếu, mũ, thảm, làn, bao bì được làm bằng cói. Từ năm 1928
thực dân Pháp đã khai thác cói ở nước ta và xuất khẩu sang Hồng Kông mỗi
năm trên 1.500 tấn [36]. Năm 1955 chúng ta bắt đầu xuất cảng các mặt hàng làm
bằng cói sang các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1959 sản phẩm làm bằng cói
của ta cịn có mặt trên các thị trường Pháp, Anh, Chinê, Irắc, Nhật, Italia,
Singapore . điều kiện khí hậu và đất đai nước ta rất thuận lợi cho việc trồng cói,
cói phát triển được trong nhiều loại đất có thành phần cơ giới khác nhau (thịt
nặng, thịt pha, cát pha hoặc hơi lầy .) nhưng tốt nhất là ở đất thịt, tầng đất sâu,
nhiều màu. Độ pH thích hợp 6-7,5; độ mặn thích hợp 0,15- 0,2% Cl-- cây mọc

khoẻ, đanh cây, dai sợi phẩm chất tốt, do đó có thể trồng cói trên những vạt đất
quai đê lấn biển. Từ Bắc đến Nam, ở những vùng ven biển, cửa sơng đã hình
thành những vùng chun canh cói (Hải Phịng, Thanh Hố, Ninh Bình, Thái
Bình, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang .) nhờ những tiến bộ kỹ thuật của ngành
trồng trọt, mỗi năm thu hoạch 2 vụ. Vụ chiêm xuân thu hoạch vào tháng 5, 6, vụ
mùa thu hoạch vào tháng 10, 11, có những nơi chăm sóc tốt có thể thu hoạch tới
3 vụ/năm.
Trong những năm qua Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc phát triển
diện tích, sản lượng cói. Chính phủ và nhiều địa phương đã tổ chức hội nghị bàn
về sản xuất cói. Từ đó đến nay nhiều địa phương đã thực hiện khẩu hiệu “cói lấn
biển”. Ở nhiều địa phương giá trị ngành thủ công nghiệp và xuất khẩu bằng cói
chiếm tỷ trọng khá lớn.
Mỗi năm có 2 vụ thu hoạch cói. Vụ mùa vào tháng 9-10 dương lịch; vụ
xuân vào tháng 5-6. Trong vụ xuân cói tốt nên thu được khoảng 10tấn cói
khơ/ha; vụ mùa cói phát triển kém hơn nên chỉ thu khoảng 8 tấn cói khơ/ha.
Năm đầu sau khi trồng cây cói cịn thưa, chưa ổn định nên năng suất chỉ đạt 7-8
tấn/ha/vụ. Sang năm thứ 2 và thứ 3 ruộng cói mới thành thục và cho thu hoạch
ổn định, khoảng 10-12 tấn/ha/vụ, cao có thể tới 20 tấn/ha/năm.

12


2.6 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam.
2.6.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới
Phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng
để ni sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên nhiều nước khơng có cơng nghệ
sản xuất phân bón và ngoại tệ có hạn nên việc sử dụng phân khống ở các nước
có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này khơng phải do tính chất đất đai
khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài chính cũng như trình độ
hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Trong các nước phát

triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác
nhau , điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử
dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ sung.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khống nhiều hơn bình qn thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu
nóng) lại dùng phân khống ít hơn bình qn tồn châu Á. Trong lúc đó
Trung Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khống nhiều hơn bình qn tồn
châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân
chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt
Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông
Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: - Việt Nam: bình quân 241,82 kg
NPK/ha - Malaysia: bình quân 192,60 - Thái Lan: bình quân 95,83 - Philippin:
bình quân 65,62 - Indonesia: bình quân 63,0 - Myanma: bình quân 14,93 Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân 1,49. Theo số liệu ghi nhận được ở
trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân khống ít nhất, đặc biệt
là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam khá
thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụng phân bón cho họ có
kết quả.

13


2.6.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón ở Việt Nam
Là một nước nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón của Việt Nam
rất lớn. Hiện nay chủng loại phân bón do các nhà máy, các cơ sở trong nước
sản xuất, cũng như nhập khẩu từ nước ngoài rất đa dạng, theo thống kê từ
Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn ban hành hiện nay có khoảng
4.000 loại. Trong đó có khoảng gần 2.000 loại phân khống NPK và NPK
có bổ sung trung, vi lượng; 350 loại phân hữu cơ khoáng; 200 loại phân hữu cơ
sinh học; 800 loại phân hữu cơ vi sinh; 50 loại phân vi sinh; 1.400 loại phân

bón lá; 50 loại phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng; 20 chế phẩm cải
tạo đất.
Đến nay trong cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh phân bón các loại (trong đó số doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ
khoảng 100 doanh nghiệp và khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất các loại
khác). Vùng Đông Nam Bộ khoảng 260 doanh nghiệp (chiếm 51%), đồng
Bằng sông Hồng gần 100 doanh nghiệp (chiếm 20%), đồng bằng sông Cửu
Long khoảng 50 doanh nghiệp (chiếm gần 10%) còn lại là các vùng khác
chiếm khoảng 20%.
Trong những năm gần đây Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương
đối cao so với những năm trước đây, một mặt do vốn đầu tư ngày càng cao,
mặt khác do người dân tiếp thu và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong
thâm canh. Việt Nam hiện đang là quốc gia sử dụng phân bón đứng thứ 15
trong nhóm các nước thâm canh phân bón cao nhất thế giới.
Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, cơng nghiệp sản xuất phân hố học
phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được
hồn tồn giải phóng, nơng dân mới có điều kiện sử dụng phân hố học bón
cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng
14


phân hố học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 19931994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hố
học do nơng dân sử dụng đã tăng lên, đến năm 2000 là 263 kg/ha đất canh tác.
Số lượng phân hố học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng
suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc
rất chặt chẽ với lượng phân hố học bón vào. Tuy nhiên khơng phải cứ bón
nhiều phân hố học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như
con người phải được ni đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây
mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời
là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.

Trong những năm gần đây mỗi năm nước ta sử dụng từ 1,4-1,6 triệu tấn
đạm, 600-700 tấn kali, 1,4-1,6 triệu tấn lân ngồi ra cịn có các loại phân bón
khác. điều kiện khí hậu ở nước ta còn gặp nhiều bất lợi, mặt khác kỹ thuật bón
phân của người dân chưa cao nên mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với
đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Tuy nhiên hiệu quả của việc bón phân
đối với cây trồng tương đối cao, vì vậy người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai, nước ta vẫn là nước sử dụng một
lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù vẫn phải nhập khẩu phân
bón với lượng lớn.
2.7 Phân bón với cây cói Việt Nam
Cói là cây trồng ven biển (nước lợ), từ việc trồng quảng canh cho thu
hoạch 1 vụ/năm, nay tiến hành trồng trọt thâm canh, thu hoạch 2 vụ/năm thậm
chí một số hộ gia đình thu hoạch 3 vụ/năm, mặt khác cói được thâm canh theo
phương pháp “tưới tràn, tháo kiệt” nghĩa là bón phân xong thì lại rửa đi, do vậy
đầu tư phân bón cho ruộng cói ngày một tăng. Theo kết quả điều tra của Ninh
Thị Phíp (2006) cho thấy vùng Kim Sơn – Ninh Bình người dân thường bón cho
cói bơng trắng từ 486-540kg urê/ha. Trong khi đó khoảng 20-30 năm trước trồng
cói khơng có đầu tư phân đạm. Bón phân đạm nhiều làm cho cói nhanh chết sau
15


cắt, chu kỳ trồng cói rút ngắn (trước kia sau trồng từ 8-10 năm mới đảo cói 1 lần
thì nay chỉ 3-5 năm đã phải tiến hành đảo cói), cói khơng chắc, kém dai hơn, dịn
hơn. Những năm tiếp theo càng bón nhiều phân hơn, hiệu quả sử dụng phân của
cói càng thấp. Bón nhiều phân đạm, ngồi hiệu quả sử dụng đạm thấp cịn ảnh
hưởng đến mơi trường xung quanh như phú dưỡng nguồn nước, tăng hàm lượng
nitrat trong nước ngầm, ơ nhiễm khơng khí... qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người dân nhất là ở các vùng trồng cói thường thiếu nước ngọt vào mùa khơ.
Cói là cây phàm ăn, cần nhiều phân. Muốn ñạt năng suất cao, nhất thiết phải
bón nhiều phân cho cói. Kinh nghiệm từ xưa của nơng dân các vùng trồng cói

Ninh Bình ñều rất chú trọng đến bón phân cho cói.
Các loại phân đạm, lân, kali có tác dụng rất lớn trong sản xuất cói. Bón
phân chuồng kết hợp với phân hố học làm tăng năng suất và phẩm chất cói.
Bón đủ đạm làm cói đâm tiêm nhanh, nhiều, chóng kín ruộng, sinh trưởng
mạnh, thân cao to, lâu xuống bộ (ra hoa và lụi), năng suất tăng rõ rệt. Nhiều
đạm quá cói thường mọc lướt, cây to xốp, nhiều nước, sợi không bền. Bón lân
cho cói có tác dụng làm tăng phẩm chất rất rõ (nhỏ cây, bền sợi, tỷ lệ cói chẻ
tăng), lân cịn làm cho cói chín sớm và trong một mức độ nhất định lân cũng
có tác dụng tăng năng suất. Các loại phân hố học bón phối hợp với nhau như
đạm kết hợp với lân, hoặc đạm, lân, kali kết hợp đều làm tăng cả năng suất và
phẩm chất cói.
Từ năm 2002 tới nay, do nhu cầu nguyên liệu cói ngày một cao, giá cói
liên tục tăng mạnh nên người dân bắt đầu đầu tư về phân bón để tăng năng
suất, thay vì để cây cói phát triển tự nhiên như trước kia. Tuy nhiên, do chưa có
loại phân bón chuyên dụng cho cói, người dân chỉ làm theo kinh nghiệm
với mức đầu tư chưa hợp lý (dùng nhiều phân hố học và khơng cân đối) và
áp dụng phương pháp bón phân truyền thống (bón vãi bề mặt) nên hiệu quả sử
dụng phân bón khơng cao, sâu bệnh phát triển mạnh, chu kỳ khai thác bị giảm
đáng kể, dẫn đến năng suất và chất lượng cói ngày càng giảm và hiệu quả
16


kinh tế thấp (đầu tư phân bón khơng hiệu quả và tốn nhiều chi phí cho thuốc
trừ sâu bệnh), ơ nhiễm môi trường đất và nước ở nhiều nơi đã đến mức báo
động. Năng suất cói tăng giảm thất thường (năm 2000 năng suất cói đạt 66
tạ/ha, năm 2006 tăng lên 73,2 tạ/ha và năm 2008 giảm xuống còn là 72,4
tạ/ha/năm).
Tuỳ theo thời vụ mà người dân áp dụng các mức bón và số lần bón phân
khác nhau. Phương pháp bón phân hố học hiện đang được áp dụng là
phương pháp bón vãi truyền thống. Với phương pháp này, việc bón phân phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, chế độ tưới tiêu. Thơng thường người
dân thường bón phân vào thời điểm trước cơn mưa đối với cói khơng chủ
động được nước tưới hoặc bón vào buổi chiều mát đối với những ruộng cói đủ
ẩm. Gần 40% hộ dân bón phân đạm với lượng bón khoảng 40kg/sào (500m 2)
và khoảng 30% hộ dân sử dụng phân NPK với lượng bón tới 50kg/sào, thậm
chí 70kg/sào cho cả vụ xn và vụ mùa. Do đặc trưng của kỹ thuật tưới cho
cói là “ tưới tràn, tháo kiệt”, nên biện pháp bón phân vãi dẫn đến hiện tượng
rửa trôi và bốc hơi. Hơn nữa, do trồng cói liên tục trong nhiều năm, ruộng cói
chỉ được làm đất 1 lần khi trồng mới, bộ rễ cói phát triển mạnh, các lớp mầm
cói mọc liên tục và có xu hướng cao dần lên đã làm cho lớp đất mặt bị chai
cứng, khả năng giữ phân của đất giảm dần theo thời gian canh tác. Do vậy
việc xây dựng chế độ bón phân cho cói hợp lý nhằm tăng năng suất, chất
lượng và tăng giá trị kinh tế trong sản xuất cói là yêu cầu cần thiết hiện nay.

17


PHẦN 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Cây cói (tên khoa học là Cyperus sp)
- Phân bón: phân viên nén, supe lân, kaliclorua, phụ gia khác.
- Các dụng cụ thí nghiệm: chậu xơ, thước đo,…
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu : Tháng 1/2013 – tháng 7/2013
- Địa điểm nghiên cứu : Nhà lưới của bộ môn bệnh cây, khoa nông học,
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng cói trong vụ xuân năm 2013 trồng trong chậu

tại trường ĐHNN Hà Nội.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
1) Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với:
- 3 lần nhắc lại: NL1, NL2, NL3
- 4 cơng thức bón phân:
+ CT1: Đối chứng (Bón theo quy trình bón phân cho cói của sở Nơng
Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn Thanh Hóa).
+ CT2: 450 kg phân viên nhả chậm/ha.
+ CT3: 550 kg phân viên nhả chậm/ha.
+ CT4: 600 kg phân viên nhả chậm/ha.
2) Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với:
- 3 lần nhắc lại: NL1, NL2, NL3
- 4 cơng thức bón phân:
18


+ CT1: Đối chứng (Bón theo quy trình bón phân cho cói của sở Nơng
Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn Thanh Hóa).
+ CT2: 450 kg phân viên nhả chậm/ha.
+ CT3: 550 kg phân viên nhả chậm/ha.
+ CT4: 600 kg phân viên nhả chậm/ha
=> Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới với 2 thí nghiệm, 3 lần nhắc lại,
mỗi lần nhắc lại 4 chậu, sử dụng chậu có chiều cao 25cm, đường kính 20cm,
đường kính miệng xơ 26cm, diện tích bề mặt là 530,66cm2.
Tổng số chậu thí nghiệm: 3x4x4 x2=96 (chậu).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nhắc lại 1

CT3


CT2

CT4

CT1

Nhắc lại 2

CT4

CT1

CT2

CT3

Nhắc lại 3

CT1

CT3

CT4

CT2

3.4.2 Quy trình thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Thí nghiệm 1:
+ Lần 1: Bón 50% vào khoảng 20 ngày sau trồng.

+ Lần 2: Bón 50% cịn lại trước thu hoạch 30 ngày.
Thí nghiệm 2:
+ Lần 1: Bón 70% vào 20 ngày sau trồng.
+ Lần 2: Bón 30% cịn lại vào trước lúc thu hoạch 30 ngày.
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi
* Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Chiều cao cây: 10 ngày theo dõi 1 lần, theo dõi trong vòng 3 tháng và lúc
thu hoạch. Chiều cao được đo từ gốc sát mặt đất đến vuốt lá cao nhất của cây.
- Số tiêm cói:
19


+ Tổng số têm: Đếm tất cả các mầm cói (tiêm chưa có lá thật) và tiêm đã
trưởng thành (đã có lá thật và lá bắc).
+ Số tiêm hữu hiệu: Đếm các tiêm đã trưởng thành, sinh trưởng tốt,
không bị sâu bệnh.
+ Số mầm cói: đếm tất cả các mầm cói (tiêm mới nhú lên chưa có lá thật).
- Các lần theo dõi cách nhau 10 ngày.
- Đường kính gốc ngọn
+ Dùng thước Panme để đo đường kính gốc, ngọn của cả 5 cây trong 1 lần
nhắc lại.
+ Đường kính gốc được đo ở vị trí cách mặt đất 5cm. Đường kính ngọn
được đo ở phần tiếp giáp giữa thân cói và lá bắc.
* Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng cói
- Năng suất tươi: thu riêng từng ơ sau đó phân loại cói: cói loại 1 có độ dài
≥1,7m; 1,4m ≤ cói loại 2 < 1,7m; cói loại 3 < 1,4m; sau đó đem cân trọng lượng
của từng loại và cân trọng lượng của tồn ơ.
- Năng suất khơ: cói tương được đem chẻ và phơi tại ruộng 3 ngày sau đó đem
* Tỷ lệ tươi/khơ (%)
Tỷ lệ tươi/khơ được xác định bằng cách: dùng 1 kg cói tươi, đem chẻ và phơi

khơ trong 3 nắng, sau đó đem cân trọng lượng để xác định tỷ lệ cói tươi/khơ.
* Chỉ tiêu chống đổ của cói:
Cấp 1: đổ nhẹ 0-25%
Cấp 2: đổ trung bình 25-50%
Cấp 3: đổ nặng 50-75%
Cấp 4: đổ rất nặng > 75%
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp, xử lý bằng chương trình Excel và phương pháp
phân tích ANOVA theo chương trình IRRISTAT 4.0.
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
20


4.1 Ảnh hưởng của các mức đạm bón khác nhau ñến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng cói bơng trắng
4.1.1 Ảnh hưởng của các mức đạm bón khác nhau đến sự tăng trưởng số
tiêm cói bơng trắng
4.1.1.1 Ảnh hưởng của các mức đạm bón khác nhau đến số mầm cói
Mầm là đoạn giữa thân ngầm và thân khí sinh có 3, 4 đốt ngắn, mỗi đốt có
1 mầm, 2 mầm phía dưới ở trạng thái sinh trưởng sẽ phát triển bằng thân ngầm, 2
đốt phía trên ở trạng thái
ngủ. đến mùa sinh trưởng, từ
các thân ngầm dưới đất mọc
lên các mầm cói. Mầm cói
mọc lên thành từng đợt, các
đợt mầm có ảnh hưởng rất lớn
đến số lượng, độ đồng đều,
chiều cao của tiêm cói cho thu
hoạch sau này do vậy nắm
được các đợt mầm của cói là

điều kiện quan trọng làm cơ sở cho việc chăm bón, tạo năng suất cói khi thu hoạch.
Mầm cói Từng lứa mầm khác nhau sẽ cho những loạt cây đồng đều nhau về
kích thước. Vì thế động thái ra mầm, khả năng đâm tiêm của cói ở các thời điểm
có ý nghĩa quan trọng tới năng suất và chất lượng cói.
Lượng tiêm hữu hiệu càng nhiều thì tiềm năng năng suất càng cao và
quyết định chất lượng cói từ đó ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm. Nghiên cứu
ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến mức độ ra mầm của cói chính là thước đó
để đánh giá năng suất cuối cùng của cói. Theo dõi số lượng mầm cói trong quá trình
sinh trưởng thu được kết quả ở bảng 4.1

21


×